Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NVL TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT KINH DOANH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ VIỆT HÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.94 KB, 7 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NVL TẠI
CÔNG TY SẢN XUẤT KINH DOANH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ VIỆT HÀ
I. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý NVL tại công ty sản xuất kinh
doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà
Trong tiến trình phát triển của toàn Công ty, mục tiêu đặt ra của Công ty Việt
Hà là rất rõ ràng: trong thời gian sắp tới, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường tiêu
thụ của tất cả các loại mặt hàng sản xuất, trở thành con chim đầu đàn trong lĩnh
vực sản xuất bia hơi, chuyển mô hình của Công ty thành mô hình Công ty mẹ -
công ty con, không ngừng mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường mới…Với mục
tiêu rõ rệt như vậy, Công ty không thể không xây dựng cho mình một kế hoạch
phát triển. Vậy căn cứ nào giúp công ty lập được kế hoạch phát triển ? Đó chính là
các thông tin kế toán.
Đối với riêng Công ty Việt Hà mà nói, nguyên vật liệu là một bộ phận rất quan
trọng, là yếu tố cốt yếu của quá trình sản xuất. Công tác quản lý nguyên vật liệu
chiếm một khối lượng công việc lớn tại Công ty Việt Hà, do vậy nó tác động trực
tiếp hay gián tiếp lên quyết định quản lý của Ban giám đốc. Những nhà quản trị sẽ
đưa ra những quyết định quản lý không đúng đắn nếu không có những thông tin kế
toán chuẩn xác.
Đó cũng là lý do và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý NVL tại công
ty Việt Hà
II. Đánh giá công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Việt Hà
1. Ưu điểm
 Về việc lập định mức chi phí nguyên vật liệu
Việc lập định mức trong Công ty Việt Hà rất được quan tâm. Hệ thống định
mức sử dụng vật tư được xây dựng và điều chỉnh theo sự biến động của vật liệu
xuất dùng thực tế cho nhà máy cho nên đảm bảo được tính phù hợp, tính xác thực
và tính khoa học từ làm tăng hiệu quả của việc quản lý nguyên vật liệu theo định
mức.
Nếu Công ty không tiến hành lập định mức sát với thực tế sản xuất thì dẫn đến
sản xuất thiếu ( không đáp ứng được nhu cầu của thị trường và không sản xuất hết
công suất của máy móc thiết bị dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao ) hoặc sản


xuất thừa ( gây ứ đọng sản phẩm dẫn đến thiệt hại lớn cho Công ty vì bia hơi là
mặt hàng không thể để được lâu quá 3 ngày ). Do vậy công tác lập định mức chi
phí nguyên vật liệu là rất cần thiết đối với Công ty Việt Hà.
 Về việc cấp phát và sử dụng NVL
NVL của công ty luôn được cung cấp kịp thờ cho quá trình sản xuất, việc sử
dụng NVL của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng tương đối tiết kiệm .
có được điều đó là do công ty đã có chính sách quản lý việc cấp phát và sử dụng
NVL tốt.
 Về việc bảo quản, dự trữ nguyên vật liệu
Có thể đánh giá cơ sở vật chất kho tàng bảo quản nguyên vật liệu của Công ty
Việt Hà là rất tốt và đảm bảo chất lượng. Phòng lạnh, kho bảo quản nguyên vật liệu
chính luôn được tẩy rửa sạch sẽ bằng các hoá chất tốt nhất, không gây độc hại. Kho
bảo quản gạo thì sạch sẽ, thoáng mát, không có mối mọt…Thủ kho và các cán bộ
quản lý kho là những người có kinh nghiệm lâu năm và có trách nhiệm, tận tuỵ với
công việc.
 Công tác nhập kho vật liệu
Như đã trình bày ở trên, quá trình thu mua vật liệu được tiến hành căn cứ vào định
mức kế hoạch nên vật liệu nhập kho đảm bảo đúng đủ về số lượng, chất lượng, kịp thời,
giúp cho quá trình sản xuất được nhịp nhàng không gián đoạn. Đáp ứng yêu cầu trên,
phòng KH-K-VT tiến hành các thủ tục nhập, xuất kho đầy đủ với sự xét duyệt kĩ càng
của giám đốc và các phòng ban khác theo đúng quy định của Công ty cũng như của Bộ
Tài chính. Do đó các chứng từ nhập xuất kho nguyên vật liệu luôn đảm bảo được tính
kịp thời, hợp pháp.
Nguyên vật liệu nhập kho được phòng KT-KCS kiểm nghiệm số lượng và chất
lượng, sau đó lập bản kiểm nghiệm chất lượng nguyên vật liệu hoàn thiện bộ chứng từ
nhập vật liệu.
2. Tồn tại
 Về việc quản lý vật liệu
Công tác quản lý nguyên vật liệu hiện nay ở công ty về mặt hiện vật còn lỏng
lẻo, ở phòng kế toán không tổ chức theo dõi các nguyên vật liệu đã xuất dùng về

mặt hiện vật mà giao cho nhà máy sử dụng nguyên vật liệu theo dõi. Như vậy,
công ty không quản lý tình hình hiện có của nguyên vật liệu đang sử dụng.
 Về việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Mặc dù rất thận trọng trong việc kinh doanh nhưng Công ty Việt Hà lại không
hề tiến hành lập bất cứ một khoản dự phòng nào, không phải chỉ với hàng tồn kho.
Việc lập dự phòng là rất cần thiết đối với mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường, nó giúp doanh nghiệp có bước chuẩn bị trước cho những rủi ro có thể xảy
ra.
 Về việc lập định mức dự trữ NVL: Công ty không tiến hành phân tích tình
hình dự trữ nguyên vật liệu trong đơn vị mặc dù có xác định loại hình dự trữ
là dự trữ theo thời vụ. Như đã trình bày ở trên, tồn kho dự trữ nguyên vật
liệu là rất quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất,
III . Một số kiến nghị nhăm hoàn thiện công tác quản lý NVL
Kiến nghị 1: Về việc quản lý nguyên vật liệu
Để quản lý vật liệu được tốt hơn, kế toán có thể lập một sổ chi tiết về các vật
liệu luân chuyển, đã xuất dùng, đặc biệt cần theo dõi lượng vật tư còn lại tại phân
xưởng sản xuất nhưng cuối tháng chưa sử dụng. Đây là biện pháp để quản lý tốt
hơn tài sản của Công ty, Công ty có thể quy định đối với nhà máy về việc quản lý
vật liệu như lập phiếu báo hỏng, báo mất vật liệu…và các chứng từ liên quan khác
khi hư hỏng mất mát vật liệu nhằm gắn chặt trách nhiệm của người sử dụng với
công ty.
Kiến nghị 2: Về việc lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho
Giá nguyên vật liệu trên thị trường thường xuyên biến động thất thường, chi phí
vật liệu lớn nên chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về giá trị vật liệu cũng ảnh hưởng rất
lớn đến giá thành sản phẩm .Vì vậy công ty nên tiến hành lập dự phòng giảm giá
NVL để bù đắp chi phí NVL tăng đột ngột gây ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh
trong kỳ
Giá nguyên vật liệu có xu hướng giảm, giá thành sản phẩm hoàn thành cũng có
xu hướng giảm thì nhất thiết phải lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu nói riêng
và hàng tồn kho

Việc lập dự phòng phải dựa trên nguyên tắc: chỉ lập dự phòng cho những loại vật
liệu tồn kho, tại thời điểm lập báo cáo tài chính, có giá thị trường thấp hơn giá trị ghi
sổ.
Mức dự phòng cần lập
cho năm tới
=
Số vật liệu tồn
kho cuối niên độ
X
Mức giảm
giá vật liệu
Trong đó:
Mức giảm giá vật liệu = Đơn giá ghi sổ - Đơn giá thực tế trên thị trường
Kiến nghị 3:. Như đã trình bày ở trên, tồn kho dự trữ nguyên vật liệu là rất quan
trọng trong các doanh nghiệp sản xuất, do vậy, kế toán trưởng cần tiến hành phân
tích thêm các chỉ tiêu về dự trữ nguyên vật liệu nhằm cung cấp cho Ban giám đốc
những thông tin đầy đủ hơn về tình hình nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
Kế toán trưởng có thể sử dụng chỉ tiêu mức tiêu dùng vật tư cho sản xuất 1 ngày
đêm:
m =
M
t
Trong đó:
m : mức tiêu dùng vật tư cho sản xuất trong 1 ngày đêm
M : dự trữ tuyệt đối: là khối lượng của từng loại nguyên vật liệu chủ yếu,
biểu hiện bằng các đơn vị hiện vật, như tấn: tấn, kg, …Đại lượng này rất
cần thiết cho doanh nghiệp tổ chức, xây dựng và hoàn thiện hệ thống
kho tàng.
t : dự trữ tương đối: được tính bằng số ngày dự trữ. Đại lượng này chỉ
cho thấy số lượng nguyên vật liệu dự trữ đảm bảo cho sản xuất, kinh

doanh của doanh nghiệp tiến hành được liên tục trong khoảng thời gian
bao nhiêu ngày. Dự trữ nguyên vật liệu tương đối rất cần thiết, giúp
cho việc phân tích tình hình dự trữ các loại nguyên vật liệu chủ yếu
trong doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích: So sánh số lượng nguyên vật liệu thực tế đang dự trữ
theo từng loại với số lượng vật tư cần dự trữ. Cao quá hoặc thấp quá đều là không
tốt. Nếu dự trữ cao quá sẽ gây ứ đọng vốn. Thực chất, dự trữ là vốn chết trong suốt
thời gian nằm chờ để đưa vào sản xuất. Do vậy, cần phải có biện pháp giảm mức
dự trữ tới mức cần thiết. Nhưng nếu dự trữ quá thấp, thì sẽ không đảm bảo cho quá
trình sản xuất, kinh doanh được liên tục. Vì thế, mục tiêu của dự trữ nguyên vật
liệu phải luôn kết hợp hài hoà: vừa đảm bảo sản xuất, kinh doanh được thường
xuyên, đều đặn, vừa đảm bảo sử dụng tiết kiệm vốn.
Kiến nghị 4: Tích cực xây dựng định mức dự trữ nguyên vật liệu:

×