Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Ứng dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp xẻ và kinh doanh gỗ tròn ở tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.43 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM
----------

NGUYỄN THỊ PHÚC LOAN

ỨNG DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP XẺ VÀ KINH DOANH GỖ
TRÒN Ở TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp - HCM
----------

NGUYỄN THỊ PHÚC LOAN

ỨNG DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP XẺ VÀ KINH DOANH GỖ
TRÒN Ở TỈNH PHÚ YÊN

Chuyên ngành : KẾ TOÁN
Mã số

: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH LỢI

TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tiến hành và hoàn thiện luận văn “Ứng dụng kế toán quản trị
tại các doanh nghiệp xẻ và kinh doanh gỗ tròn ở tỉnh Phú Yên” .Tôi xin chân thành
gởi lời cảm ơn đến TS. Huỳnh Lợi đã tận tình hướng dẫn cho tôi từ những bước đi
ban đầu và tạo mọi điều kiện để cho tôi hoàn thiện luận văn. Những chỉ bảo của thầy
như là một hành trang quý báu trên con đường học tập của tôi sau này.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Ứng dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp
xẻ và kinh doanh gỗ tròn ở tỉnh Phú Yên” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết
quả nghiên cứu trong luận văn này chưa được công bố tại bất kỳ công trình nào. Các
tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn dẫn rõ ràng.


MỤC LỤC
Phần mở đầu...................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ ỨNG DỤNG KẾ
TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP...................................................................... 7
1.1.Những vấn đề chung về kế toán quản trị............................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm về kế toán quản trị..................................................................................... 7
1.1.2. Chức năng kế toán quản trị.......................................................................................... 9
1.1.3.Đặc điểm kế toán quản trị và sự khác biệt với đặc điểm kế toán tài chính .. 11

1.1.4. Vai trò của kế toán quản trị........................................................................................ 13
1.1.5. Nội dung kế toán quản trị và phương pháp kỹ thuật kế toán quản trị..............14
1.1.6. Mô hình tổ chức kế toán quản trị............................................................................. 19
1.1.7. Tính hữu ích của kế toán quản trị............................................................................. 20
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng cơ bản đến ứng dụng kế toán quản trị trong doanh
nghiệp............................................................................................................................................... 22
1.2.1. Chiến lược sản xuất kinh doanh cạnh tranh........................................................... 22
1.2.2. Đặc điểm kỹ thuật – công nghệ hoạt động sản xuất kinh doanh.......................23
1.2.3. Hệ thống quản trị và trình độ, nguồn nhân lực doanh nghiệp...........................24
1.2.4. Các yếu tố luật pháp liên quan đến kế toán quản trị............................................ 25
Kết luận chương 1.......................................................................................................................... 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN, KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP XẺ VÀ KINH DOANH GỖ TRÒN TỈNH PHÚ YÊN......................28
2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp xẻ và kinh doanh gỗ tròn ở tỉnh Phú Yên.............28
2.1.1. Giới thiệu chung về các doanh nghiệp xẻ và kinh doanh gỗ tròn ở tỉnh Phú
Yên.............................................................................................................................................. 28
2.1.2. Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật - tài chính - quản lý của các
doanh nghiệp xẻ và kinh doanh gỗ tròn ở tỉnh Phú Yên................................................ 29
2.2. Thực trạng kế toán, kế toán quản trị các doanh nghiệp xẻ và kinh doanh gỗ tròn
ở tỉnh Phú Yên................................................................................................................................ 32


2.2.1. Giới thiệu chung về công tác kế toán và những yếu tố chi phối đến công
tác kế toán tại doanh nghiệp.................................................................................................. 32
2.2.2. Thực trạng kế toán và kế toán quản trị của các doanh nghiệp xẻ và kinh
doanh gỗ tròn tỉnh Phú Yên................................................................................................... 32
2.3. Đánh giá thực trạng kế toán, kế toán quản trị - những thành quả, hạn chế,
nguyên nhân cần chú ý cho ứng dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xẻ và
kinh doanh gỗ tròn ở tỉnh Phú Yên............................................................................................ 37
2.3.1. Những thành quả và tiềm năng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xẻ

và kinh doanh gỗ tròn ở tỉnh Phú Yên................................................................................ 37
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân cần chú ý về kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp xẻ và kinh doanh gỗ tròn tỉnh Phú Yên.................................................... 38
Kết luận chương 2................................................................................................................... 45
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP XẺ VÀ KINH DOANH GỖ TRÒN Ở TỈNH PHÚ YÊN................................... 46
3.1. Quan điểm ứng dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xẻ và kinh doanh
gỗ tròn ở tỉnh Phú Yên.................................................................................................................. 46
3.2. Các nội dung kế toán quản trị đề xuất ứng dụng các doanh nghiệp xẻ và kinh
doanh gỗ tròn ở tỉnh Phú Yên..................................................................................................... 47
3.3. Tổ chức vận hành về nghiệp vụ các nội dung kế toán quản trị trong các doanh
nghiệp xẻ và kinh doanh gỗ tròn ở tỉnh Phú Yên................................................................... 49
3.3.1. Tổ chức vận hành nghiệp vụ định giá bán............................................................. 49
3.3.2. Tổ chức vận hành nghiệp vụ phân tích kỹ thuật C-V-P...................................... 52
3.3.3. Tổ chức vận hành nghiệp vụ dự toán và phân tích biến động chi phí.............54
3.3.4. Tổ chức vận hành báo cáo thành quả hoạt động................................................... 59
3.3.5. Điều chỉnh sửa đổi hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành.........................61
3.4. Tổ chức bộ máy kế toán và vận hành các nội dung kế toán quản trị.........................63
3.5. Các giải pháp hỗ trợ ứng dụng kế toán quản trị.............................................................. 65
3.5.1. Từ chính bản than doanh nghiệp.............................................................................. 65
3.5.2. Các giải pháp hỗ trợ từ Nhà nước............................................................................ 67
3.5.3. Các giải pháp hỗ trợ từ tổ chức giáo dục đào tạo, dịch vụ tư vấn.................... 68


Kết luận chương 3................................................................................................................... 70
Kết luận chung......................................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
CVP: chi phí – khối lượng – lợi nhuận
CPBH&CPQLDN: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
BHYT: bảo hiểm y tế
BHXH: bảo hiểm xã hội
KPCĐ: kinh phí công đoàn
BHTN: bảo hiểm thất nghiệp


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Ký hiệu

1

Bảng 1

2

Bảng 2.1

3

Bảng 2.2

4

Bảng 3.1


5

Bảng 3.2

6

Bảng 3.3

7

Bảng 3.4

8

Bảng 3.5

9

Bảng 3.6

10

Bảng 3.7

11

Bảng 3.8


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ


TT
1
2


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra từ năm 2008, là căn dịch bệnh tài chính
trong nền kinh tế thị trường đã tác động đến nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam đã
tham gia và cũng được thừa nhận là nước có nền kinh tế thị trường. Vì vậy, nền kinh
tế, doanh nghiệp Việt Nam cũng đang phải gánh chịu những tác động của cuộc khủng
hoảng kinh tế thị trường đến nhiều mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trước những thách thức đó, kế toán quản trị, với vai trò cung cấp thông tin cho
nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện các chức năng quản trị, ngày càng giữ vai trò
quan trọng trong cung cấp thông tin giúp các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện các
chức năng quản trị để chủ động, sáng suốt, kịp thời thực hiện đổi mới quản lý, đổi
mới công nghệ, đổi mới sản phẩm để ứng phó với những diễn biến phức tạp của tình
hình kinh doanh, tình hình kinh tế.
Ở nước ta, kế toán quản trị mới chỉ được đề cập rõ ràng và vận dụng hệ thống
vào các tổ chức trong thời gian gần đây. Vì thế, ứng dụng kế toán quản trị vào doanh
nghiệp vẫn đang là một vấn đề bức thiết, có tính khoa học và chuyên môn sâu, có tính
thời sự của nghiên cứu kế toán, kế toán quản trị. Do vậy, tác giả đã tiến hành nghiên
cứu đề tài “Ứng dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xẻ và kinh doanh gỗ
tròn ở tỉnh Phú Yên”.
Tính cấp thiết của đề tài
Phú Yên thuộc tỉnh nghèo ven biển Nam Trung bộ, là một trong 7 tỉnh, thành
thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Phú Yên là một tỉnh bán sơn địa nằm ở
phía Đông dãy Trường Sơn với đồi núi, rừng chiếm 70% diện tích rất thuận lợi cho

ngành, hoạt động chế biến lâm sản, gỗ và bên cạnh bờ biển dài gần 200km, có nhiều
vịnh, đầm, vũng thuận lợi cho đánh bắt hải sản xa bờ, vậ tải biển nên cũng đặt ra một
thị trường về nhu cầu gỗ phục vụ cho đóng tàu. Với địa hình, thị trường tiềm


2
năng đó, ngành chế biến và kinh doanh gỗ đã ngày càng giữ vai trò và đóng góp quan
trọng về kinh tế cho tỉnh.
Các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh gỗ ở tỉnh Phú Yên có quy mô vừa và
nhỏ. Nguồn nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh gỗ trên địa bàn
tỉnh chủ yếu từ gỗ tròn từ các nhà cung cấp trong nước như Gia Lai, Kom Tum,
.. nhập khẩu từ nước ngoài như Lào, Campuchia, Indonesia và sản phẩm của doanh
nghiệp được bán chủ yếu cho các cá nhân, đơn vị ở trong tỉnh đóng tàu thuyền đánh
bắt và một số địa phương khác ngoài tỉnh như Thành phố Hồ Chi Minh, Khánh Hòa,
Quảng Ngãi, Đồng Nai, Bình Dương….
Những năm gần đây ngành xẻ và kinh doanh gỗ tròn tại tỉnh Phú Yên nói riêng
có những bước tăng trưởng tốt do có nguồn gỗ phong phú, chất lượng tốt, giá rẻ
nhưng năng lực cạnh tranh còn thấp. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh (PCI) của Việt Nam năm 2012, tỉnh Phú Yên xếp ở vị trí thứ 52/63
tỉnh,thành, tụt 2 bậc so với năm 2011. Mặt khác, năm 2012, Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn ban hành thông tư số 01/2012/TT/BNNPTNT (Quy định hồ sơ lâm
sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản). Thông tư này áp dụng đối với tổ chức,
cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có
hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản trên lãnh thổ
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó đã buộc các doanh nghiệp xẻ và
kinh doanh gỗ tròn trên địa bàn tỉnh Phú Yên phải tiếp cận, đương đầu với những vấn
đề hết sức mới mẻ, nghiêm ngặt về quản trị, kinh doanh, cạnh tranh trong khai thác,
chế biến gỗ tròn.
Trước áp lực đổi mới quản lý trong thời buổi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, với
hệ thống kế toán truyền thống – chỉ có kế toán tài chính, các doanh nghiệp xẻ và kinh

doanh gỗ tròn trên địa bàn tỉnh bộc lộ nhiều yếu kém, lung túng trong công tác chế
biến, kinh doanh, cạnh tranh vì rất thiếu và đôi khi không phù hợp về thông tin cần
thiết cho quản trị doanh nghiệp, nổi bật là thông tin kế toán quản trị.


3
Với những vấn đề thời sự từ môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh
và hiện thực của hệ thống kế toán truyền thống tại các doanh nghiệp đã đặt ra
sự cần thiết phải tổ chức, xây dựng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xẻ
và kinh doanh gỗ tròn ở tỉnh Phú Yên dù đó là những doanh nghiệp nhỏ và
vừa.
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Kế toán quản trị đã từng xuất hiện rất lâu trong hệ thống kế toán doanh nghiệp ở
các nước có nền kinh tế thị trường. Những năm cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, kế
toán quản trị đã xuất hiện trong hệ thống kế toán doanh nghiệp. Đầu tiên, kế toán
quản trị xuất hiện dưới hình thức kế toán chi phí trong doanh nghiệp sản xuất nhỏ
nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho những nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp
sản xuất kiểm soát chi phí, định hướng sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh,
chống đỡ sức ép từ những doanh nghiệp sản xuất lớn. Sau đó, với thực tiễn hữu hiệu,
hiệu quả, kế toán quản trị bắt đầu được chú ý, áp dụng, phát triển nhanh trong những
loại hình doanh nghiệp khác và cả trong những tổ chức phi lợi nhuận như cơ quan của
Nhà nước, bệnh viện... Song song với thực tiễn của quá trình hình thành, phát triển kế
toán quản trị, hệ thống lý thuyết kế toán quản trị cũng đã sớm ra đời vào những năm
đầu thế kỷ 20, Viện nghiên cứu Kế toán quản trị của Mỹ xuất bản kế toán quản trị
năm 1919, Viện nghiên cứu Kế toán quản trị của Anh xuất bản kế toán quản trị năm
1921. Từ đó, lý thuyết và thực tiễn kế toán quản trị ngày càng phát triển, phát triển rất
nhanh trong những thập niên gần đây để đáp ứng nhu cầu thông tin quản trị và đã,
đanh được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Kế toán quản trị đã và đang vẫn tiếp tục phát triển nhanh chóng ở những nước
có nền kinh tế thị trường và cả những nước Xã hội Chủ nghĩa khi chuyển sang nền

kinh tế thị trường, tiêu biểu như kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở Trung
Quốc. Ở Việt Nam, kế toán quản trị đã được thừa nhận và công bố trong Luật Kế toán
được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17 tháng
06 năm 2003. Trong xu thế đó, nhiều công trình nghiên cứu về kế toán


4
quản trị ra đời trên thế giới và ở Việt Nam để ngày càng hoàn thiện, phát triển về lý
thuyết và chuyển hóa lý thuyết vào thực tiễn doanh nghiệp.
Trên thế giới, một số công trình nghiên cứu về kế toán quản trị nổi bật của
H.Thomas Johnson, Robert S.Kaplan (1987); Ronald W.Hilton (1994); Michel Lebas
(1994); Michael W. Maher, Clyde P. Stickney và Roman.Weil (1997); Robert
S.Kaplan, Anthony A.Atkinson (1998); Anthony A.Atkinson, Rajiv D.Banker, Robert
S.kaplan, S.mark Young (2001); Simon Dekker (2001); Charles T.Horngren, Alnoor
Bhimani, Srikant M.Datar, George Foster (2002); Ray H.Garirison và Eric W.Noreen
(2003); Akira Nishimura (2003); Ray H.Garirison và Eric W.Noreen (2005) ; của
Timothy Doupnik, Hector Perera (2006)…
Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu về kế toán quản trị tác giả đã tiếp
cận như : PGS.TS Phạm Văn Dược (1998), Hướng dẫn tổ chức kế toán quản trị;
PGS.TS Đặng Văn Thanh và Đoàn Văn Tiên (1998), Kế toán quản trị doanh nghiệp;
TS. Huỳnh Lợi (2008), Xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh ở Việt Nam, ….
Mỗi công trình nghiên cứu đi vào giải quyết những vấn đề lý luận, thực tiễn theo
những góc nhìn, tiếp cận khác nhau về kế toán quản trị và làm nổi bật lên tính chất
đặc thù, cá biệt của nghiên cứu ứng dụng của kế toán quản trị vào doanh nghiệp. Vì
vậy, với khá nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng kế toán quản trị đã làm sáng tỏ,
phong phú về phương pháp tiếp cận, nghiên cứu ứng dụng kế toán quản trị. Đây
chính là vấn đề tác giả sẽ kế thừa để tiếp cận nghiên cứu lý thuyết, thực tiễn và xác
lập việc ứng dụng kế toán quản trị vào đặc thù của hoạt động, kinh doanh, quản lý
của các doanh nghiệp xẻ và kinh doanh gỗ tròn ở tỉnh Phú Yên.

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu ứng dụng kế toán quản trị vào các doanh
nghiệp xẻ và kinh doanh gỗ tròn tỉnh Phú Yên để nhằm thiết lập một công cụ kế toán
cung cấp thông tin quản trị thích hợp cho những nhà quản trị doanh nghiệp.


5
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
-

Đối tượng nghiên cứu : Lý luận và thực tiễn ứng dụng kế toán quản trị

vào tổ chức kinh doanh, cụ thể là doanh nghiệp
trên

Phạm vi nghiên cứu: Chỉ là các doanh nghiệp xẻ và kinh doanh gỗ tròn

địa bàn tỉnh Phú Yên.
Nội dung và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Nội dung nghiên cứu
Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung,
phương pháp kỹ thuật, mô hình và các
yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng kế
toán quản trị vào doanh nghiệp.
Đặc trưng về hoạt động, quản lý của
các doanh nghiệp xẻ và kinh doanh gỗ
tròn trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Hệ thống kế toán và kế toán quản trị
trong các doanh nghiệp xẻ và kinh

doanh gỗ tròn trên địa bàn tỉnh Phú
Yên.
Đề xuất quan điểm, nội dung, quy trình
và các giải pháp hỗ trợ ứng dụng kế
toán quản trị vào các doanh nghiệp xẻ
và kinh doanh gỗ tròn trên địa bàn tỉnh
Phú Yên.


6
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài gồm 3 chương,
-

Chương 1, lý luận chung về kế toán quản trị và ứng dụng kế toán quản

trị trong doanh nghiệp.
-

Chương 2, Tổng quan về các doanh nghiệp xẻ và kinh doanh gỗ tròn ở

tỉnh Phú Yên và thực trạng kế toán, kế toán quản trị tại các doanh nghiệp.
-

Chương 3, Tổ chức, xây dựng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xẻ

và kinh doanh gỗ tròn ở tỉnh Phú Yên.
Tính mới cùng dự tính đóng góp và những hạn chế của luận văn
-


Tính mới và dự tính đóng góp : Tổng hợp những vấn đề lý luận kế toán

quản trị phù hợp với ứng dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp và xây dựng
quan điểm, mô hình, nội dung, phương pháp hỗ trợ ứng dụng kế toán quản trị cụ
thể vào các doanh nghiệp xẻ và kinh doanh gỗ tròn ở tỉnh Phú Yên.
-

Những hạn chế đề tài : Do giới hạn về thời gian, năng lực, tác giả chỉ

dừng lại nghiên cứu và quy nạp những đề xuất, giải pháp nên luận văn, cụ thể là
những đề xuất chưa được triển khai, kiểm chứng, đánh giá trong thực tiễn.


7
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
VÀ ỨNG DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Những vấn đề chung về kế toán quản trị
1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị
Kế toán quản trị đã hình thành, phát triển với một quá trình khá lâu dài trên thế
giới và trong mỗi thời kỳ, kế toán quản trị được tiếp cận, định nghĩa theo những góc
nhìn, trọng tâm khác nhau.
Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế công bố trong tài liệu tổng kết các khái niệm
kế toán quản trị trên thế giới năm 1998, “Kế toán quản trị được xem như là một quy
trình định dạng, kiểm soát, đo lường, tổng hợp, phân tích, trình bày, giải thích và
truyền đạt thông tin tài chính, thông tin phi tài chính liên quan đến hoạt động của
doanh nghiệp cho những nhà quản trị thực hiện hoạch định, đánh giá, kiểm soát, điều
hành hoạt động tổ chức nhằm đảm bảo sử dụng có trách nhiệm, hiệu quả nguồn lực
kinh tế của doanh nghiệp.” - IFAC (1998), Management Accounting Concepts.
Theo Viện nghiên cứu Kế toán quản trị của Mỹ, “Kế toán quản trị là một quy

trình nhận dạng, tổng hợp, trình bày, giải thích và truyền đạt thông tin thích hợp cho
nhà quản trị thiết lập chiến lược kinh doanh, hoạch định và kiểm soát hoạt động, ra
quyết định kinh doanh, sử dụng có hiệu quả nguồn lực kinh tế, cải tiến và nâng cao
giá trị doanh nghiệp, đảm bảo an toàn cho tài sản, kết hợp chặt chẽ việc quản trị và
kiểm soát nội bộ.” Charles T.Horngren, Alnoor Bhimani, Srikant M.Datar, George
Foster (2002), Management and cost Accounting, second edition, Frentice Hall.
Theo nhóm tác giả Charles T.Horngren, Alnoor Bhimani, Srikant M.Datar,
George Foster, “Kế toán quản trị là ứng dụng nguyên tắc kế toán, nguyên tắc quản trị
tài chính để tạo lập, bảo vệ, gìn giữ và gia tăng giá trị cho tổ chức.” - Charles


8
T.Horngren, Alnoor Bhimani, Srikant M.Datar, George Foster (2002), Management
and cost Accounting, second edition, Frentice Hall Europe.
Theo nhóm tác giả Jan R.Williams, Susan F.Haka, Mark S.Bettner, “Kế toán
quản trị là trình bày, giải thích những thông tin kế toán với định hướng chủ yếu phục
vụ cho nhu cầu thông tin của những nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh.” - Jan R.Williams, Susan F.Haka, Mark S.Bettner
(2005), Finacial & Managerial Accounting the basic for business decisions,
Mc.Graw-Hill Companies.
Theo Kim Langfield-Smith, Helen Thorne, and Ronald Hilton “Kế toán quản trị
là quy trình và kỹ thuật tập trung vào việc sử dụng có kết quả, hiệu quả nguồn lực
kinh tế của tổ chức để hỗ trợ cho nhà quản trị trong công việc thúc đẩy tạo nên giá trị
cho khách hàng và cho cổ đông.” - Kim Langfield-Smith, Helen Thorne, and Ronald
Hilton (2012), Management Accounting – Information for creating and managing
value, the McGraw-Hill Companies,
Theo Luật Kế toán Việt Nam, “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân
tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh
tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán” - Luật Kế toán Việt Nam năm 2003


Tóm lại, kế toán quản trị được định nghĩa theo những quan điểm, góc tiếp cận
khác nhau, tuy nhiên, kế toán quản trị về cơ bản gắn liền với :

-

-

Quy trình kỹ thuật, nguyên tắc chuyên môn của kế toán quản trị;

-

Nội dung, phạm vi, trọng tâm của thông tin kế toán quản trị;

-

Đối tượng sử dụng thông tin của kế toán quản trị;

Mục đích, ý nghĩa của kế toán quản trị .


9
1.1.2. Chức năng kế toán quản trị
Chức năng lập kế hoạch: Một tổ chức cần phải lập kế hoạch cho các mục
tiêu ngắn hạn và dài hạn. Kế hoạch dài hạn thông thường đòi hỏi những vấn đề quyết
định có tính chiến lược liên quan đến những mục tiêu lâu dài. Mục đích dài hạn của
một tổ chức thường là tối đa lợi nhuận, tối đa giá trị của cổ đông, giảm thiểu chi phí,
tối đa doanh thu, tăng thị phần sản phẩm. Kế toán quản trị giúp việc lập kế hoạch
bằng cách cung cấp các thông tin dự báo về giá, về chi phí vốn, giá thành sản xuất,
ngân sách hoạt động hàng năm....
Đối với chức năng điều hành: Để điều hành doanh nghiệp, nhà quản trị cần

có những thông tin về quá trình, kết quả, hiệu quả hoạt động diễn ra. Kế toán quản trị
sẽ cung cấp thông tin về quá trình, kết quả, hiệu quả hoạt động bằng các chỉ tiêu tiền
tệ và phi tiền tệ liên quan đến hoạt động trên các báo cáo nhanh, báo cáo nội bộ. Ví
dụ, số liệu về doanh thu và thị phần các mặt hàng trên thị trường, số liệu về lao động
và năng suất lao động, ....
Chức năng kiểm soát : Một trong những vấn đề quan trọng của quản lý là
kiểm soát, kế toán quản trị sẽ cung cấp những báo cáo so sánh giữa quá trình, kết quả,
hiệu quả hoạt động thực tế với chiến lược, kế hoạch, dự toán hay mục tiêu và chỉ ra
những sai lệch cùng với những nhân tố, những tác động đến tình hình diễn ra từ đó
giúp nhà quản trị kiểm soát một các hữu hiệu mục tiêu để điều chỉnh kịp thời những
sai lệch, không hiệu quả hoạt động cũng như quyền hạn, trách nhiệm từng con người,
bộ phận trong doanh nghiệp. Ví dụ, với sự so sánh thực tế với dự toán chi phí, kế toán
quản trị giúp nhà quản trị kiểm soát chi phí phát sinh,...
Chức năng ra quyết định: Một trong những vấn đề nữa rất quan trọng của
quản trị là ra quyết định. Việc ra quyết định có thể diễn ra ngay trong kế hoạch, tổ
chức thực hiện hay kiểm soát. Kế toán quản trị sẽ là một công cụ hữu ích trong việc
cung cấp thông tin để nhà quản trị xem xét, so sánh, lựa chọn một quyết định. Ví dụ,
kế toán quản trị sẽ cung cấp thông tin thích hợp cho việc ra quyết định kinh doanh
ngắn hạn hay dài hạn, quyết định về giá bán,....


10
Các chức năng của kế toán quản trị luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau và
rất khó đưa ra một ranh giới, phạm vi chính xác của từng chức năng. Sự phân chia
các chức năng kế toán quản trị chỉ mang tính chất tương đối, dựa vào trọng tâm của
từng chức năng trong liên kết, định hướng thiết lập thông tin cung cấp cho các mục
tiêu quản trị doanh nghiệp của những nhà quản trị. Chức năng kế toán quản trị và mối
quan hệ của chức năng kế toán quản trị với chức năng quản trị được thể hiện qua sơ
đồ sau :


Nhà quản trị

Ra quyết định

Hoạch định

Tổ chức thực

Kiểm tra, đánh giá

Sơ đồ 1.1: Các chức năng kế toán quản trị

Kế toán quản trị

Thông tin
chứng minh quyết định

Thông tin
dự toán

Thông tin
kết quả


11
1.1.3. Đặc điểm kế toán quản trị và sự khác biệt với đặc điểm kế toán tài chính
Kế toán quản trị có những đặc điểm chung của kế toán, tạo nên sự khác biệt
giữa kế toán quản trị với các chuyên ngành kinh tế khác, như cùng sử dụng thông tin
đầu vào từ hệ thống thông tin ban đầu trên chứng từ kế toán; gắn liền với những quan
hệ kinh tế, tài chính, trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp; tuân thủ những quy chuẩn trong phản ảnh và cung cấp thông tin kinh tế, tài
chính hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đặc điểm chung, kế
toán quản trị có những đặc điểm riêng hình thành thích hợp cho việc cung cấp thông
tin quản trị cho những nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp như :
-

Thông tin thể hiện các vấn đề kinh tế, tài chính quá khứ, hiện tại, tương

lai nhưng thường hướng đến tương lai; được đo lường bằng bất kỳ đơn vị nào
và thông tin phải linh hoạt, kịp thời, phù hợp theo yêu cầu quản trị;
-

Báo cáo thể hiện thông tin kinh tế, tài chính theo quy chuẩn nội bộ,

không nhất thiết phải tuân thủ những nguyên tắc, chuẩn mực, quy định của
chính sách kế toán chung;
-

Quy trình xử lý thông tin linh hoạt theo đặc điểm kỹ thuật – kinh tế -

quản lý riêng của từng hoạt động, từng doanh nghiệp;
-

Đề cao tính trách nhiệm, hệ thống trách nhiệm trong tổ chức, quản trị nội

bộ doanh nghiệp.
Những đặc điểm trên kế toán quản trị giúp phân biệt và kết nối với những đặc
điểm của kế toán tài chính tạo nên sự hoàn thiện của hệ thống thông tin kế toán doanh
nghiệp. Và chính những đặc điểm và sự kết nối đó là những vấn đề cơ sở luận cần
phải đảm bảo, tuân thủ và khai thác khi ứng dụng kế toán quản trị vào doanh nghiệp.

Cụ thể những đặc điểm khác biệt giữa kế toán quản trị với kế toán tài tạo nên sự hoàn
thiện của hệ thống thông tin kế toán để đảm bảo thông tin cho những đối tượng sử
dụng khác nhau được thể hiện qua bảng so sánh sau.


12
Bảng 1 – Sự khác biệt giữa kế toán quản trị với kế toán tài chính

Đối tượng sử dụng
thông tin

Đặc điểm thông tin

Yêu cầu thông tin
Phạm vi thông tin
cung cấp

Các loại báo cáo

Kỳ lập báo cáo
Quan hệ với các
ngành khoa học khác
Tính bắt buộc


13

Giống nhau

1.1.4. Vai trò của kế toán quản trị

Vai trò của kế toán quản trị được thể hiện tương ứng với chức năng của kề
toán quản trị và là sự thể hiện, phát huy, kết nối giữa chức năng với đặc điểm kế toán
quản trị trong doanh nghiệp.
Với vai trò hoạch định, kế toán quản trị cung cấp thông tin tình hình tài chính,
tình hình hoạt động của đơn vị, của đối thủ cạnh tranh, điều kiện thị trường, thị hiếu
khách hàng và sáng kiến kỹ thuật... Thông tin do kế toán quản trị cung cấp rất quan
trọng trong việc truyền đạt, hướng dẫn nhà quản trị xây dựng kế hoạch ngắn, kế
hoạch dài hạn, chiến lược kinh doanh, cạnh tranh.
Với vai trò tổ chức, điều hành, kế toán quản trị cung cấp thông tin cho việc xây
dựng và phát triển một cơ cấu nguồn lực kinh tế hợp lý trong doanh nghiệp và những
thông tin phát sinh hằng ngày trong doanh nghiệp. Thông tin do kế toán quản trị cung
cấp phải có tác dụng phản hồi về hiệu quả và chất lượng của các hoạt đông đã và
đang được thực hiện để giúp nhà quản trị có thể kịp thời điều chỉnh và tổ chức lại
hoạt động của doanh nghiệp.
Với vai trò kiểm soát, kế toán quản trị cung cấp thông tin về tình hình thực
tế, thông tin chênh lệch giữa thực tế với dự toán của từng bộ phận trong doanh
nghiệp, giúp cho nhà quản trị kiểm soát được việc thực hiện các chỉ tiêu dự toán và
đưa ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong tương lai.


14
Với vai trò ra quyết định, kế toán quản trị thu thập, xử lý và cung cấp các
thông tin liên quan đến các phương án kinh doanh nhằm giúp cho nhà quản trị lựa
chọn phương án tối ưu nhất. Đối với các quyết định có tính chiến lược, thông tin do
kế toán quản trị cung cấp phải hỗ trợ cho các nhà quản trị xác định các mục tiêu của
tổ chức và đánh giá các mục tiêu đó có thể thực hiện được trên thưc tế hay không.
Đối với các quyết định tác nghiệp, kế toán quản trị cung cấp những thông tin để giúp
nhà quản trị ra quyết định về sử dụng các nguồn lực của tổ chức và giám sát các
nguồn lực đó đã và đang được sử dụng như thế nào.
Vai trò của kế toán quản trị được thể hiện khác nhau ở mỗi cấp độ quản trị

trong tổ chức, trong doanh nghiệp.
-

Ở cấp độ quản trị cấp cơ sở, kế toán quản trị cung cấp thông tin phục vụ

cho nhà quản trị cấp cơ sở điều hành, kiểm soát, cải tiến hoạt động tại bộ phận
do họ quản lý.
-

Ở cấp độ quản trị cấp trung gian, kế toán quản trị cung cấp thông tin

phục vụ cho nhà quản trị cấp trung gian giám sát, đưa ra quyết định về các
nguồn lục như nguyên vật liệu, vốn đầu tư, sản phẩm dịch vụ và khách hàng...
ở quyền hạn, trách nhiệm của nhà quản trị cấp trung gian
-

Ở cấp độ quản trị cấp cao, kế toán quản trị cung cấp thông tin đã được

tổng hợp từ các nghiệp vụ, sự kiện đã xảy ra theo từng người điều hành, từng
khách hàng và từng bộ phận phục vụ cho nhà quản trị cấp cao để hỗ trợ cho họ
đưa ra các quyết định trong ngắn hạn, dài hạn, chiến lược.
1.1.5. Nội dung kế toán quản trị và phương pháp kỹ thuật kế toán quản trị
Nội dung kế toán quản trị là tổng hợp tất cả các mặt, các yếu tố cấu thành nên
kế toán quản trị, thể hiện kết quả của quy trình công việc kế toán quản trị và phương
pháp kỹ thuật kế toán quản trị là phương tiện, khai thác phương tiện về kỹ thuật mô
hình, tính toán,...để đạt được nội dung kế toán quản trị.


15
Nội dung kế toán quản trị trong một tổ chức, một doanh nghiệp có thể tiếp

cận, phân loại, tổ chức theo những góc nhìn và tiếp cận khác nhau.
Nếu tiếp cận theo chức năng quản trị, nội dung kế toán quản trị bao gồm hai
phần. Phần thứ nhất, xây dựng thông tin tiêu chuẩn nội bộ về chi phí, thu nhập, lợi
nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh làm cơ sở quản trị quy trình tạo giá trị trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như tiêu chuẩn định tính, định
lượng và nhận diện các loại chi phí, thu nhập, lợi nhuận cần thiết trong điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh. Phần nội dung thứ nhất này tạo nên thông tin cơ sở để thiết
lập những nội dung kế toán quản trị chi tiết theo từng phương thức quản trị, nhất là
trong những doanh nghiệp đạt được sự tiến bộ nhanh chóng về kỹ thuật, hoạt động,
quản trị trong xã hội. Phần thứ hai, xây dựng thông tin linh hoạt, kịp thời, phù hợp
theo phương thức thực hiện các chức năng quản trị quy trình tạo giá trị trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phần này thứ hai này tạo nên những chi
tiết, cấu trúc thông tin cụ thể của nội dung kế toán quản trị. Đó là, thông tin định
hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, như dự toán giá bán, dự toán doanh thu, dự
toán thu tiền bán hàng, dự toán sản xuất, dự toán chi phí và cung ứng nguyên liệu, vật
liệu trực tiếp, dự toán thanh toán tiền mua nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, dự toán chi
phí và cung ứng nhân công trực tiếp, dự toán thanh toán lương và khoản trích theo
lương nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng,
dự toán chi phí quản trị doanh nghiệp, dự toán kết quả kinh doanh, dự toán thu chi
tiền, dự toán tài sản và nguồn vốn, dự toán vốn đầu tư dài hạn; thông tin kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh, như thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm,
thông tin kết quả hoạt động sản xuất, thông tin kết quả hoạt động tiêu thụ, thông tin
kết quả hoạt động kinh doanh, thông tin kết quả sử dụng vốn đầu tư dài hạn, thông tin
kết quả nguồn lực kinh tế sử dụng, thông tin tình hình cân đối nguồn lực kinh tế;
thông tin kiểm soát và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, như thông tin về biến
động kết quả và nguyên nhân của hoạt động sản xuất, thông tin biến động kết quả và
nguyên nhân của hoạt động tiêu thụ, thông tin biến động kết quả và nguyên nhân của
hoạt động kinh doanh, thông tin biến động kết quả



×