Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

Thẩm định kinh tế tài chính dự án nhà máy xử lý khí cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.8 KB, 107 trang )



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu
sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi
hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

Tác giả luận văn

Võ Ngọc Hoàng Vy





1






LỜI CẢM ƠN

Trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tận tình
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và thực hiện luận văn “Thẩm định Kinh
tế - Tài chính Dự án Nhà máy Xử lý Khí Cà Mau”. Đặc biệt, luận văn này sẽ không thể
hoàn thành nếu không có sự hướng dẫn tận tình của Thầy Nguyễn Xuân Thành và Thầy
David O. Dapice. Xin gửi đến hai Thầy lời cảm ơn sâu sắc nhất!


Ngoài ra, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến Ban quản lý Khí của Tổng Công ty Khí Việt
Nam, Tổng Công ty Dầu Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chế biến Dầu
khí, Nhà máy Đạm Cà Mau, Nhà máy Xử lý Khí Dinh Cố và các đồng nghiệp đã cung
cấp số liệu để tôi thực hiện luận văn này. Trân trọng cảm ơn các Anh/Chị cùng khoá học
MPP3, các Thầy phòng Tin học và Cán bộ Thư viện của Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright đã luôn hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Chân thành cảm ơn!

TP. HCM, ngày 27 tháng 4 năm 2012
Học viên

Võ Ngọc Hoàng Vy

2




TÓM TẮT

Phát triển ngành công nghiệp năng lượng sạch là vấn đề rất quan trọng đối với Việt Nam
trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Năng lượng từ khí tự nhiên và
khí đồng hành ngày càng được sử dụng phổ biến và nguồn cung chủ yếu tập trung tại khu
vực Nam Bộ. Các sản phẩm chính là khí khô cung cấp cho các nhà máy điện và đạm, khí
dầu mỏ hóa lỏng (LPG) dùng làm chất đốt cho các hộ gia đình và kinh doanh,
Condensate dùng để chế biến xăng thương phẩm. Hiện tại, Việt Nam đang có hai nhà
máy xử lý khí (GPP) ở Đông Nam Bộ là Dinh Cố và Nam Côn Sơn. Dự án GPP Cà Mau
là dự án xử lý khí đầu tiên tại khu vực Tây Nam Bộ đang được xem xét để tiến hành đầu
tư.
Dự án GPP Cà Mau nếu được xây dựng sẽ gia tăng giá trị sử dụng khí đồng thời góp
phần làm giảm nhập khẩu LPG và Condensate, cân đối cung cầu khí tại khu vực Tây

Nam Bộ và thúc đẩy ngành công nghiệp khí phát triển. Công suất của nhà máy là 8 tỷ m

3

khí và sản xuất ra bình quân 174,44 triệu MMBTU khí khô, 219 ngàn tấn LPG và 83,4
ngàn tấn Condensate mỗi năm. Chi phí đầu tư ban đầu khoảng 675,67 triệu USD (giá
năm 2012), trong đó vốn chủ sở hữu là 30% và vốn vay thương mại là 70%.
Luận văn tiến hành đánh giá tính khả thi của dự án thông qua phân tích kinh tế, tài chính
và phân phối. Kết quả phân tích cho thấy dự án khả thi về mặt kinh tế vì có giá trị hiện tại
ròng (NPV) kinh tế dương 458,11 triệu USD và suất sinh lợi nội tại là 15,83%, lớn hơn
chi phí vốn kinh tế thực là 8%. Trong khi đó, dự án không khả thi về mặt tài chính với
NPV tài chính âm 39,87 triệu USD, suất sinh lợi nội tại là 10,25% nhỏ hơn chi phí vốn
11,34%. Phân tích phân phối cho thấy tổng ngoại tác tích cực là 453,20 triệu USD. Tuy
nhiên, để dự án được thực hiện thì cần có sự điều chỉnh lại lợi ích giữa các bên liên quan.
Cụ thể, dự án chỉ nên hoạt động từ năm 2017 đến năm 2033 (thay vì đến năm 2036) và

3


chủ đầu tư cần đàm phán giảm 10% giá khí từ lô B&52 hoặc là Nhà nước can thiệp bằng
cách thiết lập cơ chế chuyển một phần lợi nhuận của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)
sang cho dự án GPP Cà Mau khoản tiền đúng bằng đề xuất giảm giá khí. Khi đó, NPV tài
chính của dự án bằng 47,66 triệu USD và NPV chủ sở hữu là 54,85 triệu USD, sẽ đảm
bảo được lợi ích của chủ đầu tư cũng như các nhà máy điện và đạm ít chịu thiệt hơn.
Đồng thời, chủ đầu tư cần hỗ trợ tăng tiền đền bù cho người dân mất đất theo giá thị
trường để việc đền bù và giải phóng mặt bằng không làm chậm trễ tiến độ chung của dự
án.

4



LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ xi
DANH MỤC PHỤ LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1
1.1.

Bối cảnh chính sách

1.2.

Vấn đề chính sách

1.3.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.4.

Phạm vi nghiên cứu

1.5.

Thu thập dữ liệu
1.6. Bố cục luận văn


CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH4
2.1.

Quan điểm phân tích dự án


5


2.1.2. Quan điểm tài chính
2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá dự án 4
2.2.1. Giá trị hiện tại ròng
2.2.2. Suất sinh lợi nội tại
2.2.3. Hệ số an toàn trả nợ
2.3. Phân tích kinh tế
2.3.1. So sánh kịch bản có và không có dự án
2.3.2. Nhận dạng chi phí và lợi ích kinh tế
2.3.2.1. Chi phí kinh tế
2.3.2.2. Lợi ích kinh tế

2.3.3.Xác định mức giá kinh tế cho đ

2.3.4.Xác định mức giá kinh tế cho đ

2.4. Phân tích tài chính
2.4.1. Chi phí vốn bình quân trọng số
2.4.2. Chi phí và lợi ích tài chính

2


2
2.4.3. Phân tích dòng ngân lưu ròng

2.5. Phân tích độ nhạy v

2.6. Phân tích phân phố
CHƯƠNG 3. MÔ TẢ SỐ LIỆU

6


3.1. Thống kê cung cầu khí của khu vực Tây Nam Bộ
3.2. Tình hình cung cầu LPG tại Việt Nam14
3.3. Tình hình cung cầu Condensate tại Việt Nam 15
3.4. Giới thiệu về dự án

3.5. Giới thiệu các thông số và giả định sử dụng trong phân
3.5.1. Các thông số vĩ mô
3.5.2. Các thông số huy động vốn cho dự án
3.5.3. Các giả định về thuế, công suất hoạt động và chi phí quản lý
3.6. Cơ sở xác định chi phí của dự án
3.6.1. Chi phí đầu tư
3.6.2. Chi phí hoạt động 22
3.6.3. Khấu hao 23
3.6.4. Thuế thu nhập doanh nghiệp và VAT
3.7. Cơ sở xác định doanh thu của dự án
3.7.1. Doanh thu bán khí khô
3.7.2. Doanh thu bán LPG
3.7.3. Doanh thu bán Condensate


3.8. Cơ sở xác định chi phí kinh tế đối với đầu vào của dự

3.9. Cơ sở xác định giá trị kinh tế đối với sản phẩm đầu ra

4.1. Xác định phí thưởng ngoại hối và các hệ số chuyển đổ

7


4.1.1. Phí thưởng ngoại hối
4.1.2. Hệ số chuyển đổi
4.2. Kết quả kinh tế 27
4.3. Phân tích độ nhạy
4.4. Phân tích kịch bản

4.5. Phân tích rủi ro bằng mô phỏng
CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 33
5.1. Báo cáo thu nhập
5.2. Báo cáo ngân lưu tài chính
5.3. Kết quả tài chính
5.4. Phân tích độ nhạy
5.4.1. Biến thiên của NPV theo chi phí đầu tư thực
5.4.2. Biến thiên của NPV theo giá khí từ lô B&52
5.4.3. Biến thiên của NPV theo giá LPG37
5.5. Phân tích kịch bản

5.6. Phân tích rủi ro bằng mô phỏng Monte Carlo 39
5.7. Phân tích phân phối
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH


42

6.1. Kết luận
6.2. Kiến nghị chính sách
6.3. Hạn chế của luận văn 44

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
PHỤ LỤC

48





9




DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
CAPM

C


CFi

C

CIF

C

CO2

C

DSCR

D

EOCK

E

of
EPC

E

an
FEP

F


GDS

G

GPP

G

IMF

In

IRR

In

10

LNG

L


LPG

L

MMBTU


M

MW

M

NPV

N

PV Gas

P

PV Pro

P

D

P
UBND
USD

U

VAT

V


VND

V

WACC

W

C

11




DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Nhu cầu sử dụng khí của khu vực Tây Nam Bộ 11
Bảng 4.1: Kết quả tính toán CF
Bảng 4.2: Ngân lưu kinh tế tóm tắt
Bảng 4.3: Kết quả phân tích độ nhạy một chiều
Bảng 4.4: Giá trị hoán chuyển
Bảng 4.5: Kết quả phân tích độ nhạy hai chiều
Bảng 4.6: Kết quả phân tích kịch bản tổng hợp
Bảng 5.1: Ngân lưu tài chính tóm tắt 34
Bảng 5.2: Kết quả tài chính của dự án trên quan điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư
Bảng 5.3: Kết quả biến thiên của NPV theo chi phí đầu tư thực36
Bảng 5.4: Kết quả biến thiên của NPV theo giá khí mua từ lô B&52
Bảng 5.5: Kết quả biến thiên của NPV theo giá LPG37
Bảng 5.6: Kết quả phân tích kịch bản38

Bảng 5.7: Kết quả phân tích phân phối





12

35




DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Đồ thị 3.1: Nguồn cung khí Tây Nam Bộ khi không qua GPP Cà Mau
Đồ thị 3.2: Nguồn cung khí Tây Nam Bộ khi qua GPP Cà Mau
Đồ thị 3.3: Cung cầu khí trước và sau khi qua GPP Cà Mau
Đồ thị

3.4: Cung cầu LPG tại Việt Nam14

Đồ thị

3.5: Cung cầu Condensate tại Việt Nam

Hình 3.1: Sơ đồ vị trí xây dựng dự án GPP Cà Mau và kho chứa sản phẩm 17
Hình 4.1: Kết quả mô phỏng NPV kinh tế

31


Hình 5.1: Kết quả mô phỏng NPV tài chính 39

Sơ đồ 2.1:

Quy trình xử

Sơ đồ 3.1:

Cấu trúc dự án

13




DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 01: Tỷ lệ lạm phát và chỉ số giá
Phụ lục 02: Thông tin huy động vốn
Phụ lục 03: Lịch nợ vay
Phụ lục 04: Bảng tính chi phí vốn
Phụ lục 05: Ngân lưu chi phí đầu tư danh nghĩa
Phụ lục 06: Ngân lưu chi phí hoạt động tài chính
Phụ lục 07: Bảng tính khấu hao
Phụ lục 08: Giá và nhiệt trị khí từ hai lô B&52 và lô PM3
Phụ lục 09: Giá và sản lượng LPG
Phụ lục 10: Giá và sản lượng Condensate
Phụ lục 11: Bảng tính phí thưởng ngoại hối (FEP)
Phụ lục 12: Hệ số chuyển đổi của máy móc thiết bị nhập khẩu

Phụ lục 13: Báo cáo Ngân lưu kinh tế của dự án
Phụ lục 14: Kết quả phân tích mô phỏng kinh tế
Phụ lục 15: Báo cáo thu nhập 66
Phụ lục 16: Báo cáo ngân lưu tài chính (giá trị danh nghĩa)
Phụ lục 17: Kết quả phân tích mô phỏng tài chính
Phụ lục 18: Kết quả phân tích phân phối


14


Phụ lục 19: Một số nguyên nhân gây khác biệt giữa kết quả kinh tế và tài chính





74

GIỚI THIỆU

Bối cảnh chính sách

Việt Nam đang đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, kèm theo đó là nhu cầu sử
dụng năng lượng cũng tăng mạnh. Do vậy, việc phát triển ngành công nghiệp năng lượng
là vấn đề quan trọng và cấp bách. Một trong những nguồn năng lượng có tiềm năng dồi
dào là khí từ các mỏ dầu và mỏ khí tự nhiên. Khí là nguồn đầu vào quan trọng cho nhiều
nhà máy điện và đạm tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực Nam Bộ. Tuy nhiên, trên thực tế,
việc sản xuất khí nội địa hiện đang phải đối phó với một số vấn đề sau:
Thứ nhất, hiện tại khu vực Tây Nam Bộ chỉ có lô PM3 đang hoạt động và cung cấp khí

cho các nhà máy Điện Cà Mau 1, 2 và nhà máy Đạm Cà Mau (từ 2012). Dự kiến sau năm
2014 lô B&52 sẽ cung cấp khí cho các nhà máy Điện Ô Môn và nhà máy Điện Cà Mau 2
(khi lô PM3 cung cấp không đủ). Hai lô khí này sẽ được cung cấp theo những đường ống
và trạm phân phối riêng biệt, nên sẽ rất khó điều phối hiệu quả cân đối cung cầu khí nếu
nhu cầu của các nhà máy thay đổi khi bảo trì, gặp sự cố hay vào mùa thấp điểm.
Thứ hai, các nhà máy điện và đạm ở Cà Mau chỉ cần thành phần khí metan trong khí tự
nhiên, nhưng hiện tại chưa có nhà máy xử lý để tách thành phần khí. Trong khi đó, LPG
và Condensate là hai thành phần có giá trị kinh tế cao lại chưa được tách ra, nên việc sử
dụng như hiện tại chưa tận dụng tối đa giá trị của khí. Đồng thời, theo kết quả thẩm
lượng, khí từ hai lô PM3 và B&52 đều có trữ lượng LPG và Condensate rất lớn. LPG là
khí dầu mỏ hóa lỏng, chủ yếu được dùng cho nhu cầu dân dụng, thương mại dưới hình
thức các bình gas, còn Condensate được dùng để pha chế xăng thương phẩm. Giai đoạn
2009-2011, lượng cung LPG từ GPP Dinh Cố và Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất chỉ đạt

15


khoảng gần 500.000 tấn/năm trong khi nhu cầu hàng năm đạt khoảng 1,09 triệu tấn/năm
và được dự báo sẽ tăng cao trong thời gian tới. Để bù đắp lượng thiếu hụt, Việt Nam phải
nhập khẩu LPG từ các nước lân cận như Thái Lan, Singapore, Malaysia và Trung Quốc.
Tuy nhiên, lượng nhập khẩu trong những năm gần đây ngày càng trở nên khan hiếm và
không ổn định do ảnh hưởng dao động giá và chính sách xuất khẩu của các nước trong
khu vực. Bên cạnh đó, với lượng Condensate hiện đang được sản xuất từ Nhà máy Lọc
Dầu Dung Quất, Kho Cảng Thị Vải, Cát Lái và Nam Việt Oil, thì sản lượng xăng thương
phẩm sản xuất được chỉ chiếm khoảng 8%-10% nhu cầu thị trường trong nước (Tổng
Công ty Dầu Việt Nam, 2012).
Để giải quyết những bất cập trên, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) đã đề xuất xây
dựng GPP Cà Mau và dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 07/2011.



Vấn đề chính sách

PV Gas đề xuất xây dựng GPP Cà Mau nhằm mục đích cân đối lại nguồn cung cầu khí
khu vực Tây Nam Bộ và chế biến các sản phẩm lỏng có giá trị cao như LPG và
Condensate, đồng thời giảm nhập khẩu. Tuy nhiên, đây là một dự án lớn trong ngành
công nghiệp khí và đang trễ tiến độ gần 1 năm so với dự kiến. Trong khi đó, chi phí đầu
tư và vận hành nhà máy này rất lớn, có thể việc thu hồi LPG và Condensate không đủ bù
đắp cho những chi phí bỏ ra trong vòng đời dự án, nhưng hiện tại vẫn chưa có báo cáo
thẩm định chi tiết về hiệu quả kinh tế của GPP Cà Mau. Do đó, luận văn sẽ đánh giá lại
mối quan hệ chi phí – lợi ích trên các quan điểm kinh tế, tài chính và phân phối trước khi
có quyết định đầu tư hay loại bỏ dự án.


Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu của luận văn là tiến hành phân tích tính khả thi về mặt kinh tế, tài chính và
phân phối theo khung phân tích chi phí – lợi ích, từ đó đưa ra những kiến nghị chính
sách phù hợp.
Thông qua kết quả phân tích, luận văn sẽ trả lời ba câu hỏi nghiên cứu sau:


Trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế, dự án GPP Cà Mau có nên được chấp

16


thuận đầu tư hay không?


Nếu dự án khả thi về mặt kinh tế thì dự án có khả thi về mặt tài chính để chủ

đầu tư chấp nhận đầu tư hay không?



Nếu được xây dựng thì dự án sẽ tạo ra những ngoại tác gì đối với các nhóm đối
tượng liên quan?



Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn ở mức độ đánh giá tiền khả thi, chủ yếu tập trung vào
ba khía cạnh chính là phân tích kinh tế, phân tích tài chính và phân tích phân phối. Cụ
thể, luận văn sẽ phân tích số liệu đầu vào dựa trên báo cáo đầu tư của dự án và các thông
tin thứ cấp khác, có điều chỉnh phù hợp với thực tế, đồng thời so sánh với dự án tương tự
đã thực hiện. Từ các số liệu đầu vào, luận văn phân tích kinh tế, tài chính (có xét lạm
phát), phân phối và phân tích rủi ro để đánh giá mức độ khả thi của dự án.


Thu thập dữ liệu

Dữ liệu được sử dụng trong luận văn được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Các thông
số vĩ mô được lấy nguồn từ các báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Những thông số
tính chi phí vốn tài chính của dự án được lấy từ các trang thông tin của thị trường Hoa Kỳ
có điều chỉnh phù hợp với Việt Nam. Giá các sản phẩm đầu ra và nguyên liệu đầu vào
dựa trên dự báo giá của tổ chức uy tín trong ngành năng lượng và khai khoáng là Wood
Mackenzie. Các thông số liên quan đến cung cầu được lấy nguồn từ các tổ chức như PV
Gas, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chế biến Dầu Khí (PV Pro), Tổng Công ty Dầu
Việt Nam. Các thông số khác được lấy từ Thuyết minh Báo cáo Đầu tư Dự án GPP Cà
Mau và một số dự án khác.



Bố cục luận văn

Luận văn gồm có 6 chương. Chương 1 giới thiệu bối cảnh chính sách, vấn đề chính sách,
mục tiêu, câu hỏi, phạm vi nghiên cứu, thu thập dữ liệu và bố cục luận văn. Chương 2
trình bày phương pháp luận và khung phân tích kinh tế và tài chính. Chương 3 mô tả số
17


liệu. Chương 4 tính toán và phân tích kết quả kinh tế. Chương 5 tính toán và phân tích kết
quả tài chính. Chương 6 đưa ra kết luận và kiến nghị chính sách.

18




PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH

Chương này trình bày quan điểm phân tích, một số chỉ tiêu để đánh giá dự án và khung
phân tích chi phí - lợi ích để thẩm định tính khả thi về kinh tế, tài chính và xã hội của dự
án GPP Cà Mau.


Quan điểm phân tích dự án



Quan điểm kinh tế


Dự án sẽ được đánh giá chi phí và lợi ích trên tổng thể nền kinh tế. Giá kinh tế sẽ được sử
dụng để định giá các nhập lượng và xuất lượng của dự án; Ngoài ra, phân tích kinh tế đòi
hỏi phải điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thuế.
Ngân lưu kinh tế = Tổng lợi ích kinh tế – Chi phí kinh tế


Quan điểm tài chính

Quan điểm tài chính bao gồm quan điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư.
Quan điểm tổng đầu tư = Lợi ích tài chính – Chi phí tài chính
Quan điểm chủ đầu tư = Quan điểm tổng đầu tư + Vốn vay – Trả lãi và nợ vay


Một số chỉ tiêu đánh giá dự án



Giá trị hiện tại ròng

Do trong quá trình đầu tư và vận hành dự án, các dòng chi phí và lợi ích phát sinh vào
những thời điểm không trùng nhau, nên cần phải điều chỉnh về cùng mốc thời gian để so

19


sánh và đưa ra quyết định. Kỹ thuật dùng suất chiết khấu để đưa dòng tiền về cùng một
thời điểm trong hiện tại được gọi là giá trị hiện tại ròng (NPV) của dự án.
NPV là tiêu chuẩn đáng tin cậy và thường được sử dụng nhất trong việc ra quyết định lựa
chọn hay bác bỏ dự án. Dự án sẽ được lựa chọn nếu NPV không âm khi được chiết khấu

với suất sinh lợi thích hợp.
Đối với phân tích kinh tế, suất chiết khấu này là chi phí cơ hội kinh tế của vốn (EOCK) phản ánh chi phí cơ hội của nền kinh tế đã bỏ qua khi đầu tư nguồn lực vào dự án.
Đối với phân tích tài chính, suất chiết khấu là chi phí vốn bình quân trọng số giữa chi phí
vốn chủ sở hữu và chi phí vốn vay (WACC). Công thức:
Trong đó:
NPV là giá trị hiện tại ròng kinh tế (tài chính) của dự án tại năm 0
Bt, Ct là lợi ích và chi phí kinh tế (tài chính) ở năm t
r là suất chiết khấu kinh tế (tài chính)
n là thời gian từ khi xây dựng cho đến khi dự án kết thúc hoạt động


Suất sinh lợi nội tại

Suất sinh lợi nội tại (IRR) là suất chiết khấu làm cho NPV của dự án bằng 0. Đây cũng là
một chỉ tiêu quan trọng thường được sử dụng kết hợp với NPV để lựa chọn hoặc bác bỏ
dự án. Dự án sẽ được lựa chọn nếu IRR lớn hơn suất sinh lợi yêu cầu.
Đối với phân tích kinh tế, suất sinh lợi nội tại kinh tế lớn hơn suất sinh lợi yêu cầu của
nền kinh tế thì dự án được chọn.
Đối với phân tích tài chính, suất sinh lợi nội tại tài chính lớn hơn suất sinh lợi yêu cầu của
dự án thì dự án sẽ được xây dựng trên quan điểm tổng đầu tư. Công thức:
Trong đó:
Bt, Ct là lợi ích và chi phí kinh tế (tài chính) vào năm t
r là suất chiết khấu kinh tế (tài chính)
n là thời gian từ khi xây dựng cho đến khi dự án kết thúc hoạt động

20


Tuy nhiên, có những trường hợp dự án có nhiều hoặc không có IRR, nên NPV vẫn là chỉ
tiêu quan trọng nhất và IRR là chỉ báo mang tính chất tham khảo.



Hệ số an toàn trả nợ

Hệ số an toàn trả nợ (DSCR) được tính bằng cách lấy tiền mặt sẵn có để trả nợ chia cho
ngân lưu nợ. Đây là chỉ tiêu thường được ngân hàng dùng để đánh giá khả năng trả nợ
của dự án. Tiêu chuẩn để đánh giá là DSCR phải lớn hơn hoặc bằng 1. Tuy nhiên, để đảm
bảo an toàn cho vốn vay, ngân hàng thường yêu cầu DSCR cần lớn hơn 1,2 (Nguyễn
Xuân Thành, 2007). Ngoài ra, chỉ tiêu này sẽ không cần thiết khi NPV tài chính của dự
án âm, vì khi đó ngân hàng sẽ không cho vay nên không cần xét đến DSCR.


Phân tích kinh tế

Một dự án công muốn được thực hiện phải có ý nghĩa đối với nền kinh tế, do đó, phân
tích kinh tế là việc cần làm đầu tiên trong thẩm định dự án.


So sánh kịch bản có và không có dự án

Khi không có GPP Cà Mau, PV Gas mua khí từ các mỏ khí, vận chuyển vào bờ và bán
cho các nhà máy điện và đạm thông qua các trung tâm phân phối khí.
Khi có GPP Cà Mau, nhà máy sẽ xử lý và tách thành phần khí để tạo ra các sản phẩm là
khí khô, LPG và Condensate.
Sơ đồ 2.1: Quy trình xử lý khí, LPG và Condensate khi có GPP Cà Mau

21


Nguồn: Tác giả tự vẽ dựa trên thông tin do PV Gas cung cấp


Như vậy, lợi ích ròng từ việc có dự án là giá trị khí khô, LPG và Condensate do dự án sản
xuất trừ chi phí vận hành và chi phí đầu tư ban đầu. Do đó, GPP Cà Mau sẽ được chấp
thuận đầu tư nếu lợi ích ròng do dự án tạo ra đạt giá trị dương.


Nhận dạng chi phí và lợi ích kinh tế



Chi phí kinh tế

Chi phí kinh tế được tính từ việc chuyển đổi chi phí tài chính thông qua hệ số chuyển đổi
(CF) và loại bỏ lạm phát; Thuế và chi phí đền bù là khoản chuyển giao nên không phải là
chi phí kinh tế. Giá trị kinh tế của đất là chi phí kinh tế, phản ánh chi phí cơ hội của đất
khi được sử dụng cho dự án.


Lợi ích kinh tế

Lợi ích kinh tế được ước lượng cho giá trị thay thế nhập khẩu LPG, Condensate và giá trị
khí khô do dự án tạo ra. Ngoài ra, còn một số lợi ích kinh tế chưa lượng hóa được như cơ
sở hạ tầng được nâng cấp; Nhiên liệu sạch hơn và cải thiện môi trường; Dự án ra đời sẽ
kéo theo các ngành công nghiệp liên quan phát triển hơn.


Xác định mức giá kinh tế cho đầu vào của dự án

Trên thực tế, kết quả thẩm định dự án sẽ đạt hiệu quả cao nếu người thẩm định điều chỉnh
tất cả các chi phí đầu vào để phản ánh chi phí cơ hội của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc này

rất tốn kém và mất nhiều thời gian trong khi có những chi phí ảnh hưởng rất nhỏ đến kết
quả của dự án. Do đó, luận văn chỉ điều chỉnh các chi phí đầu vào quan trọng của dự án.

22


Thứ nhất, luận văn điều chỉnh chi phí đầu tư tài chính sang chi phí đầu tư kinh tế thông
qua CF. Trong đó, chi phí tư vấn, chi phí quản lý dự án, chi phí khác, chi phí dự phòng
phát sinh khối lượng được giả định CF bằng 1. Chi phí đền bù cho người dân là khoản
chuyển giao nên không phải là chi phí kinh tế. Giá trị kinh tế của đất là chi phí đầu tư
kinh tế, được tính theo giá đất đang giao dịch trên thị trường. Chi phí máy móc thiết bị
được điều chỉnh theo hàm lượng ngoại thương do dự án nhập khẩu máy móc 100% từ
nước ngoài. Chi phí xây dựng kinh tế sẽ tính theo chi phí xây dựng tài chính có điều
chỉnh lương lao động phổ thông. Theo khảo sát các dự án đạm và điện tại Cà Mau, lực
lượng lao động phổ thông tham gia trong quá trình xây dựng dự án chủ yếu là lao động
người Trung Quốc. Do đó, luận văn gặp khó khăn trong việc điều tra mức lương của
nhóm lao động này trước khi tham gia dự án để tính chi phí lương kinh tế cho lao động
phổ thông. Vì vậy, luận văn giả định hệ số lương kinh tế đối với lao động giản đơn là
0,55 và tỷ lệ chi phí lương lao động giản đơn so với tổng chi phí xây dựng là 15%
(Nguyễn Xuân Thành và đ.t.g, 2010).
Thứ hai, luận văn điều chỉnh giá kinh tế đối với chi phí hoạt động của dự án. Việc xây
dựng dự án GPP Cà Mau không làm giảm lượng tiêu thụ của các nhà máy điện và đạm
hiện tại mà chỉ có chủ mỏ phải tăng thêm nguồn cung để bán nên chỉ có tác động tăng
thêm. Do đó, giá kinh tế của khí là giá cung tại mỏ khí (chi phí sản xuất biên dài hạn)
cộng với chi phí vận chuyển vào bờ qua đường ống dẫn khí. Ngoài ra, luận văn còn điều
chỉnh một số chi phí khác như chi phí bảo trì có CF bằng với CF của chi phí thiết bị do
việc bảo trì chủ yếu xuất phát từ các thiết bị đó; Chi phí nước và hóa chất chiếm tỷ trọng
rất nhỏ trong dự án và không tác động lớn đến cung cầu trên thị trường, nên luận văn giả
định chi phí tài chính bằng chi phí kinh tế. Lao động tham gia trong quá trình vận hành
nhà máy chủ yếu là lao động kỹ năng, nên không có sự khác biệt giữa lương tài chính và

lương kinh tế.
Thứ ba, thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản chuyển giao nên loại bỏ khỏi chi phí kinh
tế.

23


×