Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Tìm hiểu đặc điểm địa danh địa hình tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 47 trang )

Tìm hiểu đặc điểm địa danh địa hình Tây Bắc

Chương 1- TỔNG QUAN VÙNG TÂY BẮC
Tây Bắc là một phần của miền núi và trung du Bắc bộ trước đây, Về mặt
hành chính, vùng Tây Bắc gồm 6 tỉnh với diện tích trên 5,64 triệu ha:


Hòa Bình



Sơn La



Điện Biên



Lai Châu



Lào Cai



Yên Bái

Mặc dù một số phần của Phú Thọ và 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái nằm ở hữu
ngạn sông Hồng, do dòng sông chạy qua giữa địa phận các tỉnh này, song phạm vi


hành chính của vùng Tây Bắc không bao gồm Phú Thọ, đôi khi 2 tỉnh Lào Cai,
Yên Bái cũng được xếp vào Đông Bắc Bộ.
Dân số của vùng là 2.737.200 người (năm 2007) với mật độ 73 người/km2.
Đây là vùng có mật độ dân số vào loại thấp nhất, sau vùng Tây Nguyên.
Ở vào vị trí Tây Bắc nước ta, phía Bắc của vùng giáp với Trung Quốc có
đường biên giới dài 310 km, phía Tây giáp Lào có đường biên giới dài 560 km,
phía Đông giáp với vùng Đông Bắc và một phần đồng bằng sông Hồng, còn phía
Nam tiếp giáp với Bắc Trung bộ. Tây Bắc có ý nghĩa quan trọng trong việc giao
lưu kinh tế dọc thung lũng sông Hồng với đồng bằng sông Hồng, với các tỉnh phía
Tây Nam Trung Quốc và Thượng Lào. Bên cạnh vị trí về kinh tế, vùng này còn có
ý nghĩa đặc biệt về quốc phòng.
I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN VÙNG.
I.1. Các yếu tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
1.1. Địa chất – địa hình:
Trang 0


Tìm hiểu đặc điểm địa danh địa hình Tây Bắc

Vùng có lịch sử địa chất lâu dài chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của vận động tân
kiến tạo (giai đoạn tạo sơn Hymalaya). Đặc trưng nổi bật của địa hình là núi cao,
hiểm trở, hướng địa hình chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam từ biên giới
Việt – Trung về đồng bằng. Địa hình cắt xẻ mạnh, nghiêng từ Tây Bắc xuống
Đông Nam.
Phía Bắc là những dãy núi cao, phân định biên giới Việt Trung với các đỉnh
từ 2000-3000m. Phía Đông và Đông Bắc là dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, cao nhất
Việt Nam và Đông Dương với đỉnh Phanxipan (3.143m). Nối tiếp dãy Hoàng Liên
Sơn là dãy Pu Luông … có địa hình cao bình quân từ 1.500m – 1.800m, độ dốc
trung bình trên 30(; có địa hình hiểm trở, chia cắt phức tạp, nhiều đỉnh núi cao.

Phía Tây và Tây Nam là các dãy núi cao kế tiếp nhau, phân định biên giới
Việt – Lào; gồm các dãy núi Phu Đen Đinh với các đỉnh Khoang La Xan
(1.865m), San cho Cay (1.934m), Phu Nam Khe (1.860m), Phu Sai Liên (1.728m)
… và các dãy núi không tên có các điểm cao 1.285m, 1.430m, 1.454m, 1.579m,
1.500m, 1.940m … Tiếp đến là dãy Phu Cang Long với các đỉnh có độ cao
1.370m, 1.514m, 1.309m…
Nằm giữa vùng Tây Bắc là dòng sông Đà chảy theo hướng Tây Bắc – Đông
Nam. Hai bên sông Đà là các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi kế tiếp nhau từ Sìn
Hồ (Lai Châu) đến Mai Châu (Hòa Bình), có độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam:
Sìn Hồ (1.400m – 1.600m), Tủa Chùa (1.200m – 1.400m), Nà Sản (hơn 1.200m),
Mộc Châu (1.050m) …
Lưu vực sông Đà và sông Mã đã tạo cho Tây Bắc giống như những lòng
máng khổng lồ, xung quanh là núi cao và cao nguyên, hình thành một vùng tự
nhiên độc đáo với nhiều tiểu vùng khí hậu, đất đai và thực vật rừng phong phú,
nhiều hình, nhiều vẻ.
Do Tây Bắc có địa hình cao, dốc đứng, chia cắt phức tạp nên việc mở mang
xây dựng và giao lưu với bên ngoài rất khó khăn.

Trang 1


Tìm hiểu đặc điểm địa danh địa hình Tây Bắc

1.2. Yếu tố khí hậu:
Vùng Tây Bắc có khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa. Do
nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng bão trong mùa hè và gió mùa Đông Bắc ít
hơn các nơi khác.
Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt. Mùa hè có gió mùa Tây Nam, kéo
dài từ tháng 5 đến tháng 9, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa đông có gió mùa
Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, có thời tiết lạnh, khô và ít

mưa. Các tháng 4 và tháng 10 là những tháng giao thời giữa hai mùa.
Do có dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ mùa đông ở
Tây Bắc thường cao hơn Đông Bắc từ 1 – 2 0C (ở cùng độ cao) … Trái lại, mùa hè
ở Tây Bắc đến sớm hơn và kết thúc cũng muộn hơn, do bị ảnh hưởng sớm và
nhiều hơn của áp thấp nóng phía Tây.
Chế độ gió, mùa đông có gió mùa Đông Bắc, gió Bắc và Tây Bắc; mùa hè
có gió mùa Tây Nam, gió Tây (gió Lào), gió Đông và gió Nam. Ngoài ra còn xuất
hiện gió xoáy, gió khu vực. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm biến động
không lớn, thường từ 78 – 93%, ở các tiểu vùng có độ chênh lệch từ 2 – 5%.
Lượng bốc hơi bình quân hàng năm từ 660 – 1100mm. Lượng mưa lớn, bình quân
từ 1.800 – 2.500 mm/năm. Do ảnh hưởng của địa hình (các dãy núi cao) mà lượng
mưa trên một số khu vực có khác nhau: 2.400 – 2.800 mm ở Mường Tè, Sìn Hồ;
1.800 – 2000 mm ở Phong Thổ; 1.600 – 1.80mm ở các cao nguyên Sơn La, Mộc
Châu; 1.583 mm ở Điện Biên; 1.185mm ở sông Mã và 2.256mm ở Kim Bôi …
Lượng mưa phân bố không đều trong năm, thường tập trung vào các tháng
mùa hè, chiếm 78 – 85% lượng mưa cả năm. Tháng 6,7 có lượng mưa lớn nhất
(trên 300mm/tháng). Tổng số ngày mưa trung bình trong năm biến động từ 114 –
178 ngày.
Các hiện tượng thời tiết đặc biệt ở Tây Bắc là gió Lào (gió phơn Tây Nam)
và gió địa phương (còn gọi là gió Ô Quy Hồ). Đây là các loại gió nóng khô, gây

Trang 2


Tìm hiểu đặc điểm địa danh địa hình Tây Bắc

hạn hán, hỏa hoạn, làm trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt. Mưa đá thường xuất
hiện trong mùa hè; sương muối và băng giá thường xuất hiện trong mùa đông …
1.3. Tài nguyên nước:
Tây Bắc là đầu nguồn của một vài hệ thống sông lớn như sông Đà, sông

Mã, sông Bôi; trong đó lưu vực sông Đà là lớn nhất và nhỏ nhất là sông Bôi. Sông
Đà bắt nguồn từ Ngụy Sơn (Vân Nam, Trung Quốc) có chiều dài 983km (trên đất
Việt Nam dài 543km). Trên lưu vực sông Đà có 67 phụ lưu (chỉ tính các phụ lưu
có chiều dài trên 10km). Nếu tính cả suối nhỏ thì có khoảng 200 sông suối, với
tổng chiều dài 4.495km, mật độ lưới sông trung bình 0,17km/km 2. Lưu vực sông
Đà có diện tích 52.500km2, trong đó thuôäc địa phận Việt Nam trên 26.800 km2.
Sông Đà có tổng lượng nước bình quân hang năm là 56,1 tỉ m 3, với 2 trung tâm
gây lũ là Nậm Tè – Nậm Mươn và Nậm Mu. Lưu lượng dòng chảy chênh nhau rất
lớn giữa mùa mưa và mùa cạn. Tại Lai Châu lưu lượng lớn nhất gấp 10 lần lưu
lượng trung bình và gấp 100 lần lưu lượng thấp nhất. Chênh lệch mực nước cao
nhất so với mực nước trung bình từ 18 – 20m.
Ở địa thế lưu vực rất cao, sông dốc, có nhiều ghềnh thác, đã tạo nên nguồn
thủy năng rất lớn. Trên dòng sông này đã xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình
có công suất thiết kế 1,92 triệu kw. Ngoài thủy điện Hòa Bình, có ít nhất 4 - 5
điểm có thể xây dựng thủy điện với công suất tương tự. Khả năng xây dựng thủy
điện vừa và nhỏ ở Tây Bắc khá phong phú.
Nguồn suối nước nóng ở trong vùng tương đối nhiều. Các suối này tập
trung ven các dãy núi theo các đường kiến tạo và có khả năng chữa bệnh. Các suối
khoáng phân bố ở Lai Châu, Sơn La (có 16 điểm), Hòa Bình (đáng chú ý nhất là
Kim Bôi). Những nguồn suối nước nóng này đều có nhiệt độ trên 50(C, đang ở
dạng tiềm năng và chưa được khai thác nhiều.
1.4. Tài nguyên khoáng sản :

Trang 3


Tìm hiểu đặc điểm địa danh địa hình Tây Bắc

Vùng có nhiều khoáng sản như than, kim loại đen, kim loại màu… Than có
trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu của địa phương. Các mỏ than đáng

kể là Suối Bàng, Suối Hoa, Quỳnh Nhai, Hang Mơn – Tà Văn.
Mỏ than Suối Bàng là mỏ than gầy, trữ lượng đạt 2,4 triệu tấn. Hàng năm
có thể khai thác 1,5 vạn tấn. Mỏ than Quỳnh Nhai, Suối Hoa trữ lượng 6,3 triệu
tấn, có khả năng khai thác 0,5 vạn tấn/năm. Mỏ than Hang Mơn – Tà Văn có trữ
lượng gần 1 triệu tấn, có thể khai thác 0,5 vạn tấn/năm. Đã phát hiện được 4 mỏ
Niken và hàng chục điểm quặng, trong đó có 3 mỏ đáng quan tâm là Bản Phúc,
Bản Sang, Tạ Khoa.
Đồng được phát hiện ở khu vực mỏ Vạn Sài – Suối Chát, với tổng trữ lượng
ước khoảng 980 tấn Cu (cấp C2) và dự báo đạt hơn 270.000 tấn ở vùng Suối Chát
– Suối Đùng. Cùng với Cu còn có Au, trữ lượng khoảng 4,4 tấn.
Vàng sa khoáng phân bố dọc sông Đà và một số chi lưu, trên triền sông và
huyện Mường Tè, Phong Thổ, Quỳnh Nhai, Sìn Hồ, Thuận Châu … Tiềm năng
của vàng sa khoáng đến nay chưa được đánh giá đầy đủ. Các mỏ vàng gốc mới
được phát hiện ở khu vực Bản Đứa – Hua Mon – Pi Tong, Nọng Hẻo, Sìn Hồ,
Phong Thổ … Khu vực Bản Đứa được xác định có 4 đới khoáng hóa Au, với hàm
lượng 0,7 – 17 gr/tấn, có khi đạt 20 gr/tấn. Trữ lượng được dự báo khoảng 1000
kg. Tại Hua Mon – Bản Tan, trữ lượng dự báo là 3.320 kg.
Nước nóng ở Tây Bắc, phát hiện được 80 mỏ nước nóng và nước khoáng,
trong đó có 16 điểm đã được điều tra kỹ và có giá trị sử dụng, tập trung ở Kim Bôi
(Hòa Bình), Điện Biên, Phong Thổ, Tuần Giáo, Mường Lay (Lai Châu) và Mường
La, Bắc Yên, Phù Yên, Sông Mã (Sơn La) … Trong những năm tới sẽ khai thác từ
20 – 50 triệu lít nước khoáng ở mỏ Kim Bôi và mỏ nước khoáng Mường Luân
(Điện Biên).
Đá vôi ngoài việc làm vật liệu xây dựng, còn là nguồn nguyên liệu để sản
xuất xi măng. Đây cũng là một trong những thế mạnh cần được quan tâm khai thác
để phục vụ chương trình phát triển kinh tế – xã hội của vùng .
Trang 4


Tìm hiểu đặc điểm địa danh địa hình Tây Bắc


1.5. Tài nguyên đất và rừng:
Diện tích tự nhiên của vùng 35.954,4km2 trong đó đất nông nghiệp chiếm
9,92%, đất lâm nghiệp 13,18%, đất chuyên dùng 1,75% và đất chưa sử dụng
75,13%. Các loại đất ở đây có 2 dạng chính là đất núi đỏ vàng và đất bồi tụ giữa
núi cũng như bồi tụ dọc hai bên bờ thung lũng sông. Các loại đất đều tương đối
tốt. Tuy nhiên, loại đất núi đỏ vàng ở các sườn núi có xu hướng thoái hóa nhanh
do việc trồng cây hàng năm và các dạng hoạt động canh tác khác như du canh, du
cư, khai thác rừng bừa bãi.
Vùng có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc nhờ những cánh đồng cỏ rộng,
khí hậu thích hợp, đặc biệt là nuôi bò lấy thịt và sữa ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn
La).
Tài nguyên rừng của vùng đã bị khai thác mạnh. Do đó, việc trồng và khôi
phục lại vốn rừng đã bị mất là nhiệm vụ vô cùng cấp bách.
I.2. Các yếu tố kinh tế – xã hội.
2.1 Dân số và lao động :
- Với dân số 2,2 triệu người, mật độ 61 người/km2, Tây Bắc là vùng có mật
độ dân cư thưa thớt so với các vùng trong cả nước. So với Đông Bắc, vùng này
được khai thác muộn hơn, dân cư trong vùng chủ yếu là các dân tộc ít người; trong
đó tiêu biểu là người Thái, người Mường, người H’Mông … Nhìn chung, trình độ
dân trí trong vùng còn thấp.
Các dân tộc chủ yếu ở Tây Bắc :
+ Người Mường chiếm 1,2% dân số cả nước, cư trú thành một dải vòng
cung giữa địa vực người Việt và người Thái, từ Nghĩa Lộ về Hòa Bình, lan sang
miền Tây Thanh Hóa và Nghệ An. Ngôn ngữ được xếp vào nhóm Việt – Mường,
dòng Nam Á, nhưng về văn hóa có những nét vừa gần với người Việt cổ, vừa gần
với người Thái. Làm ruộng và chăn nưôi là hoạt động chủ yếu của người Mường.
Ngoài ra còn có các nghề rèn, chế tạo công cụ tinh xảo có tiếng từ lâu đời. Tại địa

Trang 5



Tìm hiểu đặc điểm địa danh địa hình Tây Bắc

bàn cư trú của họ có nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng với nghề trồng lúa đã có từ
xa xưa.
+ Người Thái chiếm gần 1,3% dân số của cả nước. Địa bàn cư trú của họ
kéo dài từ hữu ngạn sông Hồng tới thượng du Thanh Hóa, Nghệ An. Người Thái ở
đây phân thành hai nhánh chính được phân biệt bởi màu quần áo. Thái trắng cư trú
chủ yếu ở Lai Châu, Phù Yên và Thái đen ở Nghĩa Lộ, Sơn La. Người Thái vào
Việt Nam từ lâu và nhanh chóng hòa nhập với các dân tộc bản địa. Địa bàn cư trú
của họ thường nằm trên các trục giao lưu về văn hóa và lưu vực sông Hồng và một
số sông khác.
Người Thái định cư tại các vùng thung lũng và dựng làng ở trên những
cánh đồng rộng giữa núi như Mường Thanh, Nghĩa Lộ, Than Uyên, Quang Huy.
Họ làm ruộng giỏi, dệt những tấm thổ cẩm hoa văn đẹp để trang trí. Người Thái rất
ham mê và có khả năng văn nghệ, thể hiện qua các câu ca, điệu hát trữ tình, các
điệu múa xòe đậm đà sắc thái dân tộc. Đây là dân tộc miền núi nước ta còn lưu lại
một kho tàng văn hóa dân gian phong phú với chữ viết lâu đời.
+ Người H’Mông định cư và hoạt động sản xuất ở các sườn núi với độ cao
trên 1.500m sát biên giới phía Bắc đến thượng du Thanh Hóa, Nghệ An. Chiếm
khoảng 0,7% dân số cả nước, họ mới tới Việt Nam cách đây vài trăm năm và sinh
sống trên các rẻo cao thuộc các tỉnh miền Bắc nước ta. Người H’Mông giỏi làm
ruộng bậc thang, trồng lúa, ngô, các cây thuốc (trong đó có cây thuốc phiện), dệt
vải và nhất là giỏi nghề săn bắn với súng tự rèn (súng kíp).
+ Dân tộc Dao cư trú ở độ cao 700 – 1000m, thấp hơn độ cao của người
H’Mông, ở khoảng lưng chừng núi, nơi nạn đốt rừng đang gây ra hiện tượng xói
mòn với tốc độ đáng lo ngại. Từ phương thức du canh, du cư cổ truyền, người Dao
đang chuyển sang định cư lấy trồng rừng (chủ yếu là trồng rừng quế để xuất khẩu)
là chính, kết hợp với làm ruộng và chăn nuôi.

+ Cùng sinh sống trên địa bàn này với các dân tộc thiểu số có người Kinh.
Họ cư trú ở vùng thấp, chủ yếu là các thị xã, thị trấn …
Trang 6


Tìm hiểu đặc điểm địa danh địa hình Tây Bắc

Lai Châu là tỉnh có nhiều dân tộc nhất (khoảng 30 dân tộc), rồi đến Sơn La
(khoảng 16), Hòa Bình (8).
Trong nội bộ từng tỉnh, số lượng các dân tộc cũng khác nhau giữa các
huyện. Ở Lai Châu, huyện Phong Thổ có 14, Mường Tè 13, Sìn Hồ 11, Mường
Lay 10 và Tủa Chùa 7 dân tộc. Ở Sơn La, huyện Bắc Yên, Mộc Châu 7, Phù Yên
6, các huyện khác có từ 4 – 5 dân tộc. Ở Hòa Bình, huyện Mai Châu 6, Đà Đắc,
Kỳ Sơn 5, các huyện còn lại từ 2 – 4 dân tộc.
Một điểm đáng lưu ý là các dân tộc Thái, Kinh phân bố ở hầu khắp các tỉnh
trong vùng, các dân tộc còn lại chỉ cư trú trên từng vùng lãnh thổ nhất định, cụ
thể :
+ Người Mường : tập trung nhất ở Sơn La, Hòa Bình
+ Người La Hủ, Hà Nhì, Khơ Mú, Kháng, Lô Lô, Cống, Lự, Mảng, Sila …
tập trung trên các địa bàn tỉnh Lai Châu
+ Người Puộc, Xá chỉ duy nhất có ở Sơn La
+ Người Lào chỉ có ở Lai Châu.
Mật độ dân số:
Mật độ dân số toàn vùng rất thấp và không đồng đều. Nơi tập trung đông
nhất là các thị xã, thị trấn, các điểm dân cư tập trung (nông, lâm trường), các thị xã
và trên các trục đường giao thông. Đó là thị xã Lai Châu (307 người/km2), thị xã
Sơn La (156 người/km2), huyện Mộc Châu (202 người/km2), thị xã Hòa Bình
(124 người/km2), huyện Kỳ Sơn (189 người/km2) … Trái lại, ở các khu vực núi
cao, đường giao thông ít đi lại khó khăn … thường chỉ có các dân tộc ít người sinh
sống, nên mật độ dân cư rất thấp : Mường Tè (7 người/km2), Mường Lay (13

người/km2), Sìn Hồ (25 người/km2)…
Bình quân mật độ dân cư toàn vùng là 61,0 người/km2; trong khi đó ở Lai
Châu là 27,8 người/km2; Sơn La 54,0 người/km2; ở Hòa Bình 150 người/km2
(gấp hơn 2 lần mật độ dân cư trung bình của toàn vùng).
Trang 7


Tìm hiểu đặc điểm địa danh địa hình Tây Bắc

Mật độ dân số tăng dân từ vùng cao xuống vùng thấp, từ những khu vực đi
lại khó khăn xuống nơi có nhiều đường giao thông đi lại thuận tiện. Về đại thể,
mật độ dân số phân theo các huyện, thị như sau: từ 1 – 20 người/km2 có 2 huyện,
từ 21 – 40 người/km2 có 4 huyện, từ 41 – 60 người/km2 có 6 huyện, 61 – 80
người/km2 có 3 huyện, từ 81 – 100 người/km2 có 5 huyện, từ 121 – 140
người/km2 có 1 huyện, từ 141 – 160 người/km2 có 4 huyện, thị xã và trên 160
người/km2 có 4 huyện, thị xã.
- Nguồn lao động :
Tổng số lao động trong độ tuổi ở Tây Bắc là 1,2 triệu người, trong đó có 1
triệu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân (chiếm 90,7% tổng
số lao động). Như vậy còn 9,3% số lao động chưa có việc làm. Lao động của khu
vực nông nghiệp chiếm ưu thế 76,6%. Công nghiệp (gồm cả tiểu thủ công nghiệp
và dịch vụ) chỉ có 23,4%.
Số người trên và dưới độ tuổi có khả năng tham gia lao động ước khoảng
163.000 người (chiếm 18,8% lực lượng lao động).
Điểm nổi bật của Tây Bắc là trình độ dân trí vào loại thấp nhất toàn quốc.
Đây là vấn đề cần được quan tâm trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho Tây Bắc.
Tóm lại, Tây Bắc là vùng tập trung nhiều dân tộc ít người với những bản
sắc riêng của mình. Do vậy, trong việc phát triển kinh tế – xã hội, cần khơi dậy các
ngành nghề truyền thống kết hợp với việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
Tây Bắc là vùng có nguồn lao động dồi dào, nhưng cơ cấu lao động còn rất

đơn giản, chủ yếu là lao động nông nghiệp. Sự phân công lao động xã hội chưa rõ
rệt. Cần có kế hoạch khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lao động của vùng trong
công cuộc phát triển kinh tế – xã hội ở địa bàn này.

Trang 8


Tìm hiểu đặc điểm địa danh địa hình Tây Bắc

Chương 2- ĐẶC ĐIỂM VÀ THỐNG KÊ ĐỊA DANH ĐỊA HÌNH TÂY
BẮC

Địa danh là sản phẩm của các dân tộc cư trú trên địa bàn. Do đó, địa danh
gắn liền với các ngôn ngữ của dân tộc ấy. Để phù hợp với thực tế và để tiện lợi cho
việc nghiên cứu, Lê Trung Hoa (2006) chia địa danh Việt Nam thành 5 vùng địa
danh. Chỉ tiêu phân vùng của tác giả là dựa vào 2 tiêu chí: tiêu chí địa bàn và tiêu
chí dân tộc. Vùng Tây Bắc thuộc nhóm vùng địa danh vùng Tây Bắc Bắc Bộ và
Tây Bắc Trung Bộ.
Tây Bắc là vùng rừng núi hữu ngạn sông Hồng, nơi cư trú của các dân tộc
Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao, H’mông…
Khu Tây Bắc tương ứng với ngữ hệ Nam Á. Địa bàn này có tới 30 dân tộc
sinh sống như Tày, Thái, Mường, Nùng, Mông hay Mèo, Dao… Các ngôn ngữ ở
Tây Bắc khá đa dạng, và chín về đa dạng về thành phần dân tộc, ngôn ngữ và sự
cộng cư đan xen nhau khiến cho hệ thống địa danh vùng này phức tạp.
Về địa danh địa hình Tây Bắc có thể chia thành các nhóm sau:
-

Những địa danh chỉ thác ghềnh, đèo

-


Những địa danh chỉ núi, đồi, cao sơn nguyên

-

Những địa danh chỉ sông hồ

-

Những địa danh chỉ hang động

-

Trang 9


Tìm hiểu đặc điểm địa danh địa hình Tây Bắc

Chương 3- GIẢI THÍCH VÀ MÔ TẢ MỘT SỐ ĐỊA DANH ĐỊA HÌNH
TÂY BẮC
3.1. Những địa danh chỉ thác ghềnh, đèo
3.1.1.Đèo Pha Đin
Đèo Pha Đin hay Dốc Pha Đin là đèo núi có độ dài 32km nằm trên quốc lộ
6, một phần thuộc xã Phùng Lái, huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La và một phần
thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Điểm khởi đầu của đèo cách
thị xã Sơn La về phía Tây 66 km còn điểm cuối của đèo cách thành phố Điện Biên
khoảng 84km.

Du khách thường xếp đèo Pha Đin vào một trong "tứ đại đèo" vùng Tây
Bắc, bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Mã Pí Lèng. Cũng có khi

đèo được xếp cùng nhóm 6 con đèo gây ấn tượng nhất Việt Nam bao gồm Khau
Phạ, Hồng Thu Mán (trên Quốc lộ 4D, thuộc Pa So Phong Thổ, Lai Châu), Ô Quy
Hồ, Hải Vân và Hòn Giao (thuộc Hòn Giao, Khánh Hòa).
Tên gọi đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, Phạ Đin, trong đó
Phạ nghĩa là "trời", Đin là "đất", hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và
đất.

Trang 10


Tìm hiểu đặc điểm địa danh địa hình Tây Bắc

Người Lai Châu cũ (nay là Điện Biên) và Sơn La từ xa xưa còn lưu truyền
câu chuyện kể về cuộc bàn thảo tìm cách vạch định ranh giới của hai địa phương
bằng một cuộc đua ngựa vượt dốc Pha Đin. Người và ngựa của cả hai phía đều
đồng thời xuất phát từ hai dốc đèo. Hai dũng sĩ và hai con tuấn mã đều có sức
mạnh và ý chí như nhau nên khoảng cách mà họ đi được cho tới địa điểm gặp nhau
trên đèo không chênh lệch bao nhiêu. Tuy vậy, phần ngựa Lai Châu phi nhanh hơn
nên phần đèo thuộc về Lai Châu dài hơn một chút so với phần phía Sơn La.
Theo quốc lộ 6 qua cao nguyên Mộc Châu tới Yên Châu, Thuận Châu rồi từ
Thuận Châu vượt qua Pha Đin là tới Tuần Giáo, cửa ngõ của Lai Châu cũ và tỉnh
mới Điện Biên bây giờ.
Đèo Pha Đin dài khoảng 32 km, từ km số 360 đến km số 392 trên quốc lộ 6,
là nơi tiếp giáp theo hướng Đông-Tây giữa tỉnh Sơn La và tỉnh Điện Biên, nằm
trong hệ thống cao nguyên Tả Phìn. Điểm cao nhất của đèo là 1.648 mét so với
mực nước biển và tại đây có một tháp truyền hình khối lượng khoảng 70 tấn, chịu
sức gió 200km/h. Địa thế đèo rất hiểm trở, chênh vênh, một bên là vách núi và một
bên là vực sâu hun hút. Độ dốc của đèo khoảng 10%, có chỗ 12% đến 15% thậm
chí cục bộ 19%. Lúc lên dốc và xuống dốc, con đường đèo ngoằn ngoèo với 8
cung đường cua hết sức nguy hiểm, bán kính đường cong dưới 15m và bên cạnh

đó là vô số các khúc cua tay áo, cua chữ A, chữ Z trong đó có nhiều đoạn chỉ đủ
cho một ô tô đi qua. Khu vực này núi đất đỏ chứ không phải núi đá vôi, nên nền
đất đèo nhìn chung tương đối yếu, dễ xảy ra sụt, trượt, lở đất vào mùa mưa và
thêm vào đó, bề mặt đường rất thô sơ, cấp phối. Chính vì vậy, có nhiều vụ tai nạn
thảm khốc đã thường xuyên xảy ra trên đường đèo.
Trên lưng chừng đèo Pha Đin thường mịt mờ mây phủ, dưới chân đèo là
những bản làng lác đác. Đứng trên dốc đèo phía tỉnh Điện Biên nhìn xuống du
khách sẽ thấy thung lũng Mường Quài trải rộng với ngút ngàn màu xanh của đồi
núi, thấp thoáng những làng bản đầu tiên của huyện Tuần Giáo. Tuy nhiên, khi lên

Trang 11


Tìm hiểu đặc điểm địa danh địa hình Tây Bắc

đến gần đỉnh đèo thì hầu như không còn nhìn thấy bản làng nào mà chỉ còn nền
trời xanh thẳm và núi rừng hùng vĩ như hòa quyện làm một.
Trong kháng chiến chống Pháp, một trong những tuyến huyết mạch quan
trọng tiếp vận vũ khí đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
của Việt Minh đi qua đèo này, đã khiến đèo Pha Đin trở thành một biểu tượng của
tinh thần gan dạ với hơn 8.000 thanh niên xung phong "quyết tử cho Tổ quốc
quyết sinh". Năm 1954, nhằm chặn đứng tuyến tiếp vận này của Việt Minh, suốt
48 ngày đêm ròng rã tướng Pháp Christian de Castries đã cho máy bay oanh tạc
đường số 6, trong đó đèo Pha Đin và ngã ba Cò Nòi (di tích lịch sử quốc gia ở
huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) là hai nơi hứng chịu nhiều nhất lượng bom đạn đổ
xuống. Trên đỉnh đèo Pha Đin hiện còn tấm bia ghi lại dấu ấn lịch sử này.
Những năm gần đây (từ năm 2006 đến năm 2009), dự án cải tạo, nâng cấp
quốc lộ 6 đoạn Sơn La-Tuần Giáo với tổng mức đầu tư hơn 1.165 tỷ đồng đã hoàn
tất. Tuyến đường tránh đèo Pha Đin được xây dựng bám theo sườn núi các đỉnh
đèo phụ phía trái quốc lộ 6 cũ, có độ cao khoảng 1.000m (thấp hơn đèo Pha Đin

200-400m), đã khiến xe cộ ít lưu thông qua cung đường qua đèo Pha Đin và con
đèo chỉ còn phù hợp với khách du lịch ưa mạo hiểm.
Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ
Đèo Lũng Lô anh hò chị hát
Dù bom đạn xương tan thịt nát
Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh
Trích Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Thơ Tố Hữu
3.1.2. Đèo Ô Quy Hồ
Đèo Ô Quy Hồ hay Đèo Hoàng Liên Sơn là một trong số những cung
đường đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ vào bậc nhất ở miền núi phía Bắc Việt Nam.
Nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, đèo nối liền hai tỉnh
Lào Cai và Lai Châu với đỉnh đèo cũng chính là ranh giới giữa hai tỉnh.
Trang 12


Tìm hiểu đặc điểm địa danh địa hình Tây Bắc

Đèo Ô Quy Hồ còn có tên gọi là đèo Hoàng Liên, Đèo Hoàng Liên Sơn do
đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm
mây phủ, tuy nhiên du khách đến Tây Bắc Việt Nam thường biết đến đèo dưới tên
Ô Quy Hồ. Tương truyền ở vùng núi này, trước hay hiện diện một loài chim có
tiếng kêu da diết, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một
đôi trai gái. Từ đó, theo thời gian chính tiếng kêu ô quy hồ của loài chim ấy đã
được đặt thành tên cho con đèo hoang dại ở độ cao gần 2000m này.
Đặc điểm
Đèo Ô Quy Hồ có cung đường đèo dài ngoằn nghoèo trên quốc lộ 4D, trong
đó 2 phần ba quãng đường thuộc địa phận huyện Tam Đường, Lai Châu; 1 phần 3
còn lại nằm ở phía Sa Pa, Lào Cai. Đây có lẽ là một con đèo giữ kỷ lục về độ dài
tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam, với chiều dài lên tới gần 50km dài hơn cả đèo Pha
Đin (dài 32km, nằm ở ranh giới tỉnh Sơn La và Điện Biên) hay đèo Khau Phạ (gần

40km, thuộc Yên Bái). Độ cao, sự hiểm trở và chiều dài của Ô Quy Hồ khiến đèo
được mệnh danh không chính thống là "vua đèo vùng Tây Bắc".
Khách bộ hành trên đường từ Sa Pa đi thăm Thác Bạc với cung đường
khoảng 12km, vượt qua cổng vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn với điểm kiểm lâm
Trạm Tôn, một trong những xuất phát điểm của tuyến chinh phục đỉnh Phan xi
păng ở độ cao 1940m, khoảng vài km là đã lên đến đỉnh đèo Ô Quy Hồ ở độ cao
Trang 13


Tìm hiểu đặc điểm địa danh địa hình Tây Bắc

gần 2000m. Đỉnh đèo Ô Quy Hồ giữa mây núi ngút ngàn còn được gọi với cái tên
Cổng Trời.
Con đèo Ô Quy Hồ trước kia khi chưa được làm đầy hiểm trở, ít người dám
qua lại vì đường quá dài lại mang trong nó nhiều câu chuyện truyền miệng khiến
người đi qua rùng mình, trong đó có chuyện về những con hổ thần rình bắt người
qua lại. Tuy nhiên hiện nay tuyến đường được nâng cấp nhiều, trở thành một cung
đường xe cộ đi lại nườm nượp. Để đi từ Hà Nội đến Lai Châu, nhiều người chọn
cách đáp tàu hỏa lên Lào Cai rồi đi xe khách vượt đèo Ô Quy Hồ [3]. Một bên là
vực sâu hun hút và phía còn lại thường là vách đá dựng đứng, đèo Ô Quy Hồ là
một thử thách đối với các tài xế đường dài. Những tấm biển chỉ báo nguy hiểm
được dựng lên khắp nơi[3], và đã có nhiều tai nạn thảm khốc xảy ra trên cung
đường này.
Độ cao của dãy núi Hoàng Liên Sơn cũng khiến cho khí hậu hai nửa của
đèo được phân định tại Cổng Trời trở nên khác biệt. Mùa đông, trong khi bên phía
Tam Đường trời vẫn ấm áp thì bên Sa Pa có những cơn gió lạnh cắt da cắt thịt [1], cả
ngày sương mù bao phủ, tầm nhìn không quá 2m và núi rừng chìm ngập trong
mây. Vào mùa hè, nếu bên đèo Sa Pa khí hậu mát mẻ trong lành thì bên đèo Tam
Đường, những cơn nóng khô hanh sẽ thiêu đốt mặt đất, suối khô kiệt nước và
những thảm cỏ xanh cằn cỗi dưới ánh mắt trời.

Những năm trời lạnh, đỉnh đèo Ô Quy Hồ có thể phủ kín băng tuyết.
3.1.3. Đèo Pha Long – Lào Cai
Con đèo vắt qua những bóng núi mờ mịt này không có tên trên bản đồ. Đèo
được gọi như vậy có lẽ vì có đỉnh chạy qua chợ phiên Pha Long, một xã nhỏ thuộc
địa phận Mường Khương – Lào Cai. Để đến với đèo, người ta phải đi xuyên qua
một con đường đất hiểm trở từ Cán Cấu sang, con đường này cũng không có trên
bản

đồ.

Ngược dòng sông Chảy đi lên, đường cheo leo vắt vẻo với đá hộc ngả nghiêng.

Trang 14


Tìm hiểu đặc điểm địa danh địa hình Tây Bắc

Mép đường cũng là mép vực, không rào chắn, không biển báo. chỉ thi thoảng bắt
gặp cột mốc ghi : Khu vực biên giới. Lác đác vài ngôi nhà dân.
3.1.4. Đèo Khau Phạ
Đèo Khau Phạ là đèo hiểm trở và dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ dài
trên 30km. Nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang
Chải của tỉnh Yên Bái , đèo Khau Phạ đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán
Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Tà Sì Láng v.v. ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với
mực nước biển.
Do đèo thường mịt mù sương phủ và đỉnh đèo núi như nhô lên trên biển
mây, trong tiếng dân tộc Thái, Khau Phạ có nghĩa là Sừng Trời (chiếc sừng núi nhô
lên tận trời), hay đôi khi còn được hiểu là Cổng Trời.
Đèo Khau Phạ là một trong những cung đường đèo quanh co và dốc đứng
thuộc hàng bậc nhất Việt Nam vượt qua đỉnh núi Khau Phạ, ngọn núi cao nhất

vùng Mù Cang Chải. Đèo Khau Phạ có điểm khởi đầu là đoạn cắt quốc lộ 32 với
quốc lộ 279 liền mạch liên tiếp với đèo Chấu phía trước nó và đèo Vách Kim phía
sau trên đường 32. Từ thành phố Yên Bái, ngược theo quốc lộ 32 chừng 5 giờ
đồng hồ, qua thị trấn Tú Lệ, đèo Khau Phạ huyện Mù Cang Chải hiện ra giữa một
vùng cao nguyên được bao quanh bởi những dãy núi điệp trùng. Những cung
đường đèo quanh co giữa những cánh rừng già còn mang đậm nét nguyên sơ và
những triền ruộng bậc thang của các dân tộc H'Mông, Thái.
Khau Phạ đẹp nhất vào mùa lúa, tầm tháng 9 tháng 10, khi lúa trên chân
ruộng bậc thang chín vàng nương. Đây cũng là thời điểm mà nhiều khách du lịch
mạo hiểm chinh phục đèo để ngoạn cảnh. Những cánh rừng già tại Khau Phạ còn
lưu giữ được nhiều loại động thực vật quý hiếm như thông dầu, chò chỉ và các loại
chim muông, thú quý hiếm khác.
Vượt qua vùng đèo heo hút gió và mịt mùng sương phủ, lên lên cao gần
năm chục kilômet nữa mới thấy thị trấn Mù Căng Chải. Từ thị trấn Mù Cang Chải

Trang 15


Tìm hiểu đặc điểm địa danh địa hình Tây Bắc

đi tiếp chừng 40 kilômet đường núi nữa là sang đất Than Uyên (Lai Châu), hoặc
theo chân những cô gái H'Mông đi ít nhất thêm chục kilômet nữa mới tìm đến
được những bản làng người H'Mông sinh sống.
Đường đèo Khau Phạ có đến hai phần ba là đường cấp phối, gập ghềnh đá
sỏi, chỉ đoạn đi qua Tú Lệ mới được làm đẹp hơn đôi chút. Trong suốt chiều dài
của đèo có đến vài chục đoạn cua gấp khúc tay áo. Vào những ngày mây mù, đèo
đặc biệt nguy hiểm cho cánh lái xe vì con đèo không có rào chắn hay bất cứ biển
cảnh báo nào. Cung đường đèo đã xuống cấp nhiều vì không được sửa chữa
thường xuyên, dễ dàng bị sạt lở, sụt lún vì nằm trong vùng đất đỏ bazan, hệ đất
yếu. Thêm vào đó là sự nguy hiểm rình rập thường xuyên với những tảng đá từ

trên núi cao có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Ít có xe tải lớn qua lại trên con đường
này vì độ dốc của đèo khiến cho quãng thời gian đi lại trở nên quá dài.

3.1.5. Những thác nước Tây Bắc
Thác Bạc
Thác Bạc cách thị trấn Sa Pa khoảng 12 km (7.5 miles). Từ trên khe núi cao
hàng trăm mét, dòng nước ầm ầm đổ xuống, bọt tung trắng xoá như những đóa
hoa vì vậy gọi là thác Bạc. Từ xa đã nghe thấy tiếng thác đổ ào ào, tiếng vang
được lập lại trong rừng thẳm càng tăng thêm cảm giác hoang dã và huyền bí. Thác


ngay

gần

đường

quốc

lộ,

rất

thuận

tiện

cho

khách


du

lịch.

Từ xa đã nghe réo rắt tiếng suối nước rượt đuổi nhau đổ về thác Bạc. Chính những
vẻ đẹp thiên tạo đó đã thôi thúc biết bao lữ khách.
Sau gần nửa giờ vượt lên những đoạn đường quanh co, uốn lượn, thở trong
gió núi, nghe văng vẳng tiếng chim ngàn, càng làm cho du khách cảm thấy lâng
lâng thoát tục như đang lạc vào cõi bồng lai. Sa Pa bốn mùa hoa trái, bốn mùa
sang sớm đều sương giăng mờ mịt. Nhất là khu vực thác Bạc, mùa hạ vẫn se se
lạnh.

Trang 16


Tìm hiểu đặc điểm địa danh địa hình Tây Bắc

Du khách ngắm mình dưới dòng suối trong mát, gột rửa mọi lo toan, tha hồ
trò chuyện thư giãn dưới những bóng cây rừng xanh mởn, để mọi phiền não trôi
theo dòng thác Bạc.
Thác Dải Yếm
Thác Dải yếm (hay còn gọi là thác nước Bản Vặt), một địa danh gắn liền
với lịch sử cư trú của dân tộc Thái. Đây là cảnh quan sinh thái tuyệt đẹp được
thiên nhiên ban tặng cho chủ nhân vùng đất này. Điểm khởi nguồn của dòng Suối
Vặt là từ hai khe nước Bó Co Lằm và Bo Tá Cháu, chảy từ hang đá ở địa đầu Bản
Vặt, một bản của dân tộc Thái có lịch sử định cư lâu đời nhất ở đây. Vào mùa mưa,
dòng thác tuôn trào màn nước trắng xoá đổ xuống, trông thật hùng vĩ, thơ mộng
như một chiếc yếm. Vào mùa khô, chỉ có một dòng chảy từ độ cao 50m xuống
triền đá phía dưới, trông thật ngạc nhiên và thú vị. Thảm thực vật trên đỉnh thác vô

cùng phong phú, tạo cho khung cảnh rất hùng vĩ.

Trang 17


Tìm hiểu đặc điểm địa danh địa hình Tây Bắc

Thác Ta Lét
Thác Ta Lét có cảnh thiên nhiên đẹp, hùng vĩ do hai con suối to Bản Vặt và
Bản Lùn đổ dồn xuống. Đẹp nhất về mùa mưa, thác Ta Lét tung bọt trắng xoá.
Thưởng ngoạn cảnh đẹp thác Ta Lét, ai cũng nhớ đến thăm Xuốm Táo, Xuốm
Nang (phòng của nàng, phòng của chàng). Hai dòng suối này đầy ắp nước chảy
qua. Du khách đến đây sẽ được nghe thác reo và đổ ầm ầm. Dọc bờ thác có những
cây cao tạo cảm giác mát lạnh ở thiên nhiên cây cối và hơi nước như sương mù.

Trang 18


Tìm hiểu đặc điểm địa danh địa hình Tây Bắc

Cửu thác Tú Sơn
Cửu thác Tú Sơn - Danh thắng đất
Mường
Cửu Thác Tú Sơn hay còn gọi là
khu thác 9 tầng nằm trên địa phận xóm
Củ, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi rộng
120 ha ở trên độ cao 1.300 m so với
mực nước biển, có thiên nhiên hùng vĩ
mây nước và nên thơ gắn liền với
những sự tích đậm chất văn hóa dân tộc

thực sự là danh thắng đất Mường làm ngân ngơ, quyến luyến lòng người.
Cửu Thác thượng ngàn mơ không thấy
Long cung giếng Ngọc mấy ai hay

Trang 19


Tìm hiểu đặc điểm địa danh địa hình Tây Bắc

Đến rồi lòng ngẩn ngơ say
Bồng lai tiên cảnh đây rồi Tú Sơn
Người xưa kể lại rằng: Xóm Củ ruộng đồng khô cằn không có một giọt nước,
người dân phải rời bỏ bản làn tìm cuộc sống mới để vơi bớt sự vất vả quanh năm.
Khi ấy, một người mẹ mang thai đã dũng cảm vượt qua 9 ngọn núi tới đỉnh cao
nhất dùng con dao bạc cắm xuống đất, rồi có một mạch nước tuôn trào lên thành hồ
nước Đầm Ba Đạng. Một dòng chảy về cháy quan khu rừng già Kim Tiến thành
nguồn cát vàng, dòng khác chảy về Mường Thàng- Cao Phong. Còn một nhánh lớn
nhất vượt 9 ngọn núi chảy về Tú Sơn tạo thành 9 dòng thác hùng vĩ, lấp lánh bạc 5
mùa, làm nên khí hậu mát mẻ do bụi nước bay lên tỏa từ trên cao chùm xuống
hiếm có. Nguồn suối chảy ngày đêm đem lại cuộc sống bình yên, mùa màng tốt tơi
cho dân bản, nhiều người đã quay trở về xây dựng cuộc sống mới. Dòng suối Tú
Sơn còn gắn liền với câu chuyện tình yêu trắc trở của Nàng Út Lót vừa thông
minh,vừa xinh đẹp với chàng Hồ Liêu không lấy được nhau mà hóa thành đôi
bướm trắng dập rờn đùa vui bên dòng suối.
Cửu Thác Tú Sơn nằm giữa không gian của núi rừng hùng vĩ với các địa điểm như
Thác Bạc, Thác Trượng Phu, Thác Hồ Âu Cơ, Suối Kim Ngân, hồ câu cá Thiên
Nga tận hưởng không khí trong lành, ăn uống nghỉ dưõng, đốt lửa trại, ngắm những
đàn hươu sao, khí, gà rừng nhởn nhơ nô đùa, hay thưởng thức các món ăn độc đáo
mang đầy bản sắc văn hóa xứ Mường.
Các danh thắng Cửu Thác Tú Sơn gắn liền với những sự tích đẹp như trong mộng.

Thượng Ngàn Cửu Thác Tú Sơn ở độ cao trên 1.300 m so với mực nước biển, có
núi non, thác nước hùng vĩ, vẫn còn dấu tích để lại là một quả trứng Âu Cơ khủng
lồ hóa đá, hiện lên như một bà mẹ ôm bọc trăm trứng với vẻ mặt bâng khuâng nhìn
về phía chồng con xuôi về miền biển. Thác nước tuôn chảy ngày đêm qua tháng
năm đã tạo thành hồ nước Lạc Long Quân để người đời sau tắm gội trong tình yêu
Trang 20


Tìm hiểu đặc điểm địa danh địa hình Tây Bắc

của đại gia đình các dân tộc. Thác trải chiến Quan Lang trải đều như chiều dài cái
chiếu, ngày đêm rì rào vang vọng âm thanh nhẹ nhàng mà da riết. Về mùa khô thác
ít nước, có thể ngồi tự tình trên những phiếu đá to cỡ mặt chiếu, trong bóng mát
cây xanh, nhìn suối chảy hiền hòa trong vắt cá đớp lao xao.
Dưới chân Khu thác Duôi ( Thác Thiên Ngọc Thạch) nhìn lên trời cao thấy một
hòn đá khủng lồ, tròn vo màu xanh ngọc xung quanh, có ánh vàng phía dưới ngậm
giữa hai vách ngọn núi chơi với xen kẽ ánh sáng không gian như treo trên trời
buông xuống. Đứng dưới nhìn lên như sắp trôi xuống chốn Thủy Cung. Dưới chân
thác lại là một không gian rộng mênh mông, huyền ảo trong làn sương nước mát
lạnh trùm lên hòn ngọc xanh tráng lệ giữa động Thủy Cung, xung quanh là muôn
vàn loài hoa khe sắc màu rực rỡ đùa vui với lòng người. Ngước lên như thấy Thác
Ngọc Thạch như xếp trời trên đá “ Người xưa có ai đội đá, vá trời, đá Thần, đá
Thánh không rơi trên đầu lơ lửng chơi vơi giữa trời”.

3.2. Những địa danh chỉ núi, đồi, cao sơn nguyên, thung lũng
3.2.1. Núi Phan xi phăng


Paxipan là một bộ phận vĩ đại nhất trong dãy Hoàng Liên


Sơn. Là dãy núi cổ nhất nước ta.


Khối này nằm trong hệ thống núi lớn kéo dài từ biên giới Việt

– Trung đến khuỷu sông Đà theo hướng thấp dần từ tây bắc xuống đông
nam, chiều dài gần 300km và rộng tới 80 km


Là điểm hẹn của nhiều nhà leo núi. Việc chinh phục đỉnh núi

này có thể được thực hiện qua các tour của các công ty du lịch lữ hành
chuyên nghiệp hoặc tự túc với sự dẫn đường của người bản xứ.
Núi Pansipan là ngọn núi cao nhất Việt Nam, cũng là cao nhất trong ba
nước Đông Dương nên được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương" (3.143m)

Trang 21


Tìm hiểu đặc điểm địa danh địa hình Tây Bắc

thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn SaPa khoảng 9km về phía tây nam,
giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây bắc Việt Nam. Theo tiếng địa
phương, núi tên là "Hủa Xi Pan" và có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh.
Núi Panxipan: Phan Sĩ Bằng ( kĩ sư) → Fan Si Pang →Panxipan (phiến đá
khổng lồ chênh vênh).
3.2.2. Dãy núi Con Voi

3.2.3. Dãy Hoàng Liên Sơn
Dãy núi Hoàng

Liên Sơn là một dãy núi
ở vùng Tây Bắc Việt
Nam. Người Thái gọi
dãy núi này là Khau Phạ
nghĩa là "sừng trời". Gọi
là Hoàng Liên Sơn vì
trên dãy này có nhiều cây
hoàng liên một loại dược
liệu quý, hiếm. Ngoài ra
dãy Hoàng Liên Sơn có
nhiều loài gỗ quý như
thông dầu, chim thú: như
gà gô, gấu, khỉ, sơn
dương, và có hàng ngàn
loại thuốc. Khu rừng
quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn
trùng. Có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam. Rừng Hoàng Liên
Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc.

Trang 22


Tìm hiểu đặc điểm địa danh địa hình Tây Bắc

Dãy núi Hoàng Liên Sơn rộng 30km, chạy dài 180km theo hướng
Tây Bắc-Đông Nam, giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu kéo dài đến tận
phía Tây Yên Bái. Đây là phần cuối của dãy núi Ai Lao, đoạn tận cùng phía
Đông Nam của dãy núi Himalaya. Phần Tây Bắc của dãy núi có nhiều ngọn
núi cao trên 2.800m, trong đó có ngọn Phan Xi Păng cao 3.143m (có tài
liệu nói Phan Xi Păng cao 3.142m), cao nhất Đông Dương. Ngoài ra còn có

ngọn Tả Giàng Phình cao 3.090m, Pú Luông cao 2.938m.
Rừng ở Hoàng Liên Sơn gồm hai kiểu chính: rừng thường xanh núi
thấp và rừng thường xanh núi cao. Đỉnh Phan Xi Păng là đỉnh cao nhất ở
Việt Nam được xem là nóc nhà của Đông Dương. Phía dưới đỉnh núi xa xa
là Thị trấn Sapa là nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển nơi đây
trong 01 ngày có 04 mùa. Là nơi nghỉ mát lý tưởng cho khách du lịch.
3.2.4. Dãy Pu Sam Sao
Là dãy núi ở biên giới Việt - Lào thuộc tỉnh Sơn La, phía tây nam
dãy Sốp Cộp, đỉnh cao 1.897 m, cấu tạo bởi cuội kết, cát kết, phiến sét
Triat.
3.2.5. Dãy Pu Đen Đinh
Là dãy núi ở biên giới Việt - Lào, phía tây Lai Châu, đỉnh cao 1.886 m, dài
120 km. Cấu tạo bởi cuội kết, cát kết, bột kết. Rừng nhiệt đới và á nhiệt đới ẩm.
Dân cư thưa thớt.
3.2.6. Dãy Pu Si Lung
khối núi nằm ở tây bắc tỉnh Lai Châu, giữa Sông Đà và thượng nguồn sông
Nậm Na (phụ lưu tả ngạn Sông Đà), tại biên giới Việt - Trung. Cách Mường Tè
khoảng 28 km về phía tây bắc. Diện tích khoảng 2.400 km 2, đỉnh cao 3.076 m
(đứng thứ ba của Việt Nam về độ cao, sau Phansipan và Phu Ta Leng). Cấu tạo bởi
đá granit. Có các đai cao nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới . Nơi cư trú của tộc người
La Hủ.

Trang 23


Tìm hiểu đặc điểm địa danh địa hình Tây Bắc

3.2.7. Dãy Pu Luông
Là vùng núi trên đường phân thuỷ chính của dải núi Hoàng Liên Sơn, cách
Nghĩa Lộ 20 km về phía tây, đỉnh cao 2.985 m. Cấu tạo bởi đá phun trào axit, kiềm

(riolit, trachit). Rừng phân thành các đai cao chí tuyến, á chí tuyến và ôn đới.
3.2.9. Thung lũng Điện Biên
Thung lũng Điện Biên còn gọi là thung lũng Mường Thanh, thuộc thành
phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Điện Biên có nghĩa là vùng biên giới vững
chắc, yên ổn(điện: vững chắc; biên: biên giới). Nơi đây có dãy núi Pú Hồng Mèo
và Pú Hồng Thái với nhiều ngọn đồi bao bọc ở phía Đông. Đặc biệt có lòng chảo
Điện Biên Phủ rộng 150 ngàn ha, với bề mặt bằng phẳng tạo nên cánh đồng
Mường Thanh rộng lớn nhất vùng Tây Bắc. Cánh đồng Mường Thanh dài 20km,
rộng 6km, có sông Nậm Rốn chảy qua nên vùng đất này rất màu mỡ.
3.2.10. Cao nguyên Mộc Châu
Cao nguyên Mộc Châu nằm ở độ cao 1050m so với mặt nước biển, cách Hà
Nội gần 200km về phía tây bắc theo quốc lộ 6. Đây là cao nguyên lớn trải dài
khoảng 80km, rộng 25km, với 1.600 ha đồng cỏ.
Có thể nói, Mộc Châu là nơi tập trung nhiều nhất tài nguyên du lịch của
Sơn La và vùng núi Tây Bắc - Bắc Bộ. Khí hậu là tài nguyên du lịch đặc biệt có
tính đặc thù của Mộc Châu. ở giữa cao nguyên này là một vùng tiểu khí hậu với
mùa hè mát mẻ có nhiệt độ trung bình là 200C và mùa đông khô ráo hơn các vùng
khác. Đặc điểm khí hậu như vậy rất thích hợp cho khách du lịch đến Mộc Châu
nghỉ ngơi và tham quan, ngắm cảnh vào mùa hè oi nóng.
Mộc Châu là thảo nguyên có cánh đồng cỏ rộng lớn và xinh đẹp nhất ở
miền núi phía Bắc. Đến với Mộc Châu, du khách sẽ được tham quan các di tích
lịch sử, động Sơn Mộc Hương, rừng thông, thác dải Yếm, đỉnh Phiêng Luông và
các bản văn hoá của người Mông, người Dao ở Vân Hồ...

Trang 24


×