Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

V19 rèn luyện kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213 KB, 50 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Mục
Phần I

Phần mở đầu

1

2. Mục đích của đề tài.

2

Phần nội dung
Giới thuyết chung về dẫn chứng và đặc trưng dẫn
chứng trong bài NLVH dành cho HSG.
I. Giới thuyết chung về dẫn chứng trong bài văn nghị
luận.
1. Khái niệm.

3
3
3
3

2. Phân loại dẫn chứng trong bài văn nghị luận.

3

3. Vai trò của dẫn chứng trong bài văn nghị luận.



4

II. Đặc trưng dẫn chứng trong bài văn NLVH dành
cho HSG.
1. Các dạng đề NLVH cơ bản dành cho HSG Văn.
2. Đặc trưng dẫn chứng trong bài văn NLVH dành cho
Chương II

1

1. Lí do chọn đề tài.

Phần II
Chương I

Trang

HSG Văn.
Rèn kĩ năng lựa chọn và phân tích dẫn chứng trong
bài văn NLVH dành cho HSG Văn.
I. Rèn kĩ năng lựa chọn dẫn chứng.

5
5
6
8
8

1. Một vài tiêu chí cần đạt khi lựa chọn dẫn chứng.


8

2. Các bước rèn kĩ năng lựa chọn dẫn chứng.

13

3. Một số lỗi thường gặp khi lựa chọn dẫn chứng.

19

II. Rèn kĩ năng phân tích dẫn chứng.

23

1. Một vài tiêu chí cần đạt khi phân tích dẫn chứng.

23

2. Cách thức rèn kĩ năng phân tích dẫn chứng.

27

3. Một số lỗi thường gặp khi phân tích dẫn chứng.

35


Chương III Một số dạng bài tập rèn kĩ năng lựa chọn và phân tích
dẫn chứng trong bài NLVH dành cho HSG.

I. Bài tập rèn kĩ năng lựa chọn dẫn chứng.

38
38

1. Dạng bài tập xác định luận đề và lựa chọn dẫn chứng.

38

2. Dạng bài tập so sánh các lựa chọn dẫn chứng.

40

II. Bài tập rèn kĩ năng phân tích dẫn chứng.

42

1. Dạng bài tập viết đoạn phân tích dẫn chứng.

42

2. Dạng bài tập chữa lỗi sai.

43

Phần III

Phần kết luận

46


I. Kết luận chung

46

II. Đề xuất, kiến nghị

46

Thư mục tham khảo

48



PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
Kiểu bài nghị luận văn học (NLVH) là một trong hai kiểu bài cơ bản của
văn nghị luận. Đây là kiểu bài xuất hiện phổ biến trong chương trình học và
chương trình thi chọn học sinh giỏi các cấp. Đặc biệt, trong các kì thi chọn học
sinh giỏi (HSG) văn, kiểu bài NLVH xuất hiện dưới nhiều hình thức đa dạng,
phong phú và thường chiếm tỉ lệ điểm cao trong bài làm. Bởi với kiểu bài này,
người đọc cũng dễ dàng đánh giá và phân loại được những học sinh có tư chất,
năng khiếu và trình độ văn học thực sự.
Kiểu bài NLVH đòi hỏi học sinh vận dụng nhuần nhuyễn khá nhiều thao
tác như giải thích, phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh… để làm sáng tỏ
vấn đề nghị luận, nhằm thuyết phục người đọc, người nghe. Trong các thao tác
trên thì thao tác chứng minh là một trong những thao tác quan trọng nhất, chiếm
phần lớn trong bài NLVH. Nếu học sinh làm không tốt thao tác chứng minh thì
toàn bộ các khâu khác trong bài làm sẽ không còn ý nghĩa. Bản chất của thao tác

này là lựa chọn và phân tích các dẫn chứng văn học kết hợp với lí lẽ để làm sáng
tỏ cho các luận điểm và hệ thống lập luận trong bài làm. Ngay ở đây, chúng ta có
thể thấy vai trò quan trọng không thể thiếu của kĩ năng lựa chọn và phân tích
dẫn chứng trong bài làm văn. Thực hiện tốt kĩ năng này, người viết vừa chứng tỏ
được vốn văn học phong phú, khả năng cảm thụ văn học sâu sắc, vừa thể hiện
được sự vận dụng linh hoạt và sáng tạo những kiến thức văn học vào bài viết.
Trong thực tế cũng như trong văn học, dẫn chứng có một vai trò vô cùng
quan trọng trong việc xác nhận tính đúng đắn, tính khoa học, tính thực tiễn cho
các lí lẽ, các luận điểm mà người viết đưa ra. Từ đó, dẫn chứng góp phần tạo sự
hấp dẫn và sự tin tưởng nơi người đọc.
Để làm bài NLVH, học sinh đã bước đầu phải ý thức về vai trò của dẫn
chứng, biết sử dụng dẫn chứng để chứng minh. Tuy nhiên, từ các bài kiểm tra
thực tế của học sinh, chúng tôi nhận thấy, đa phần học sinh còn hạn chế về kĩ
năng lựa chọn và phân tích dẫn chứng. Thao tác lựa chọn dẫn chứng còn nhiều
1


lúng túng, việc phân tích dẫn chứng cũng còn nhiều khúc mắc. Chọn những dẫn
chứng nào là đắc địa và phân tích ra sao để làm nổi bật vấn đề nghị luận vẫn là
một câu hỏi lớn đối với học sinh và là trăn trở với nhiều giáo viên khi rèn kĩ
năng viết bài cho học trò. Từ thực tế đó, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu chuyên
đề: Rèn kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học
dành cho học sinh giỏi văn như một định hướng gỡ rối những khúc mắc và trăn
trở cho bản thân, đồng nghiệp và học sinh trong quá trình dạy văn, học văn và
rèn kĩ năng viết bài văn NLVH cho HSG, hướng tới những bài văn NLVH có
chất lượng cao và khẳng định vị trí xứng đáng của một HSG văn.
II. Mục đích của đề tài.
Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng tới những mục đích cụ thể như sau:
Xác định vai trò của dẫn chứng cũng như đặc trưng của dẫn chứng trong
bài văn NLVH dành cho HSG.

Đề xuất một số tiêu chí khi lựa chọn và phân tích dẫn chứng trong bài văn
NLVH dành cho HSG.
Cung cấp một số phương pháp, cách thức để rèn luyện cho học sinh kĩ
năng lựa chọn và phân tích các dẫn chứng trong bài NLVH.
Mục đích chính của chuyên đề là giúp học sinh hình thành kĩ năng lựa
chọn và phân tích dẫn chứng một cách thuần thục, nhuần nhuyễn, từ đó vận
dụng vào tất cả các bài NLVH nói riêng và văn nghị luận nói chung.

2


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ DẪN CHỨNG VÀ ĐẶC
TRƯNG DẪN CHỨNG TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI.
I. Giới thuyết chung về dẫn chứng trong bài văn nghị luận.
1. Khái niệm.
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt (Viện Khoa học xã hội Việt Nam Viện
Ngôn ngữ học), dẫn chứng được hiểu là “đưa tài liệu, sự kiện ra làm bằng cớ”
[9, 256]
Nhà nghiên cứu Trần Thị Thành trong cuốn Rèn kĩ năng làm văn nghị
luận có định nghĩa về dẫn chứng như sau: “Dẫn chứng là những số liệu, sự việc,
con người có trong thực tế hoặc tác phẩm, nhân vật, chi tiết, danh ngôn, thơ
văn… được đưa vào bài viết để minh họa cho luận điểm” [7, 15]
Như vậy, có thể nói dẫn chứng là những bằng cớ, thí dụ… được đưa ra để
chứng minh cho điều nói ra, viết ra là đúng, là có cơ sở. Trong bài văn nghị luận,
dẫn chứng là các bằng cớ (số liệu, sự vật, sự việc, con người trong thực tế cuộc
sống hoặc các sự kiện, nhân vật, chi tiết, đoạn văn, thơ… trong tác phẩm văn
học) được đưa ra để xác nhận sự đúng đắn của luận điểm, nhằm thuyết phục
người đọc.

2. Phân loại dẫn chứng trong bài văn nghị luận.
Chúng ta có thể phân loại dẫn chứng xét theo một số tiêu chí cơ bản sau
đây:
Xét theo phạm vi tồn tại, dẫn chứng có thể được phân thành hai loại sau:
- Loại thứ nhất là các dẫn chứng được lấy từ thực tế đời sống: nhân vật, sự
kiện, sự việc, số liệu.. xuất hiện trong thực tế đời sống. Đây là loại dẫn chứng
điển hình, tạo tính thuyết phục cao cho kiểu bài nghị luận xã hội.

3


- Loại dẫn chứng thứ hai là các dẫn chứng lấy từ văn học: đó là các tác
phẩm, nhân vật, chi tiết, hình ảnh… xuất hiện trong các tác phẩm văn học. Đây
là loại dẫn chứng điển hình dành cho kiểu bài nghị luận văn học.
Ngoài ra, cũng có thể phân loại dẫn chứng xét theo yêu cầu, câu lệnh của
đề bài. Khi đó chúng ta có:
- Loại dẫn chứng được chỉ định. Đây là loại dẫn chứng thường xuất hiện ở
những đề nổi, trong câu lệnh của đề bài đã giới hạn cụ thể dẫn chứng, yêu cầu
người viết sử dụng trực tiếp dẫn chứng đó để phân tích, chứng minh.
Ví dụ 1: Đề bài: Thơ nữ viết về tình yêu thường thể hiện sâu sắc bản lĩnh
và ý thức về hạnh phúc của chính người phụ nữ.
Hãy phân tích, so sánh bài thơ Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và
Sóng của Xuân Quỳnh để làm rõ nét chung và nét riêng trong tâm sự tình yêu
của hai nữ tác giả ở hai thời đại khác nhau. (Đề thi HSGQG năm 2009)
- Loại dẫn chứng tự chọn. Đây là loại dẫn chứng xuất hiện ở những dạng
đề mở, trong câu lệnh của đề bài không giới hạn phạm vi dẫn chứng cu thể mà
yêu cầu người viết hoàn toàn chủ động lựa chọn dẫn chứng để phân tích, chứng
minh.
Ví dụ 2: Đề bài: Văn học chân chính ngay cả khi nói về cái xấu, cái ác
cũng chỉ nhằm thể hiện khát vọng về cái đẹp, cái thiện.

Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. (Đề thi HSGQG năm 2014)
3. Vai trò của dẫn chứng trong bài văn nghị luận.
Dân gian ta có câu: “Nói có sách, mách có chứng”. Trong đời sống nói
chung, trong văn học nói riêng, khi nói hay khi viết, để có thể thuyết phục người
đọc, người nghe, chúng ta cần phải đưa ra những dẫn chứng, bằng chứng cụ thể,
chính xác. Dẫn chứng là cơ sở để khiến người khác tin điều mình nói là có thật,
là đúng. Do đó, dẫn chứng có một vai trò vô cùng quan trọng.
Đối với văn nghị luận - loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc,
người nghe một quan điểm, một tư tưởng nhất định đối với các sự việc, hiện
tượng trong đời sống hay trong văn học bằng hệ thống các luận điểm, luận cứ và
4


lập luận thì vai trò của dẫn chứng càng cần phải được đề cao. Cùng với lí lẽ, dẫn
chứng là yếu tố cấu thành luận cứ, góp phần làm sáng tỏ cho luận điểm, chứng
minh tính đúng đắn của những luận điểm đã nêu. Nói về vai trò lí lẽ và dẫn
chứng, GS. Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: “nếu như lí lẽ nghiêng về việc làm
cho người đọc hiểu thì dẫn chứng thiên về phía làm người ta tin. Một khi đã
hiểu và tin tức là đã bị thuyết phục” [4, 120]. Thiếu dẫn chứng, những lí lẽ đưa
ra sẽ không còn sức thuyết phục, không có độ tin cậy. Lúc đó bài văn chỉ còn là
những lời bàn luận chung chung, không có cơ sở, không có căn cứ và hoàn toàn
mang tính lý thuyết suông, giáo điều, sáo rỗng.
Như vậy, có thể nói, dẫn chứng là “nhựa sống” của bài viết, làm tăng tính
tính thuyết phục cho luận điểm, tạo tính sinh động và hấp dẫn cho hệ thống lập
luận, từ đó thuyết phục người đọc tin vào những điều người viết đã đưa ra.
II. Đặc trưng dẫn chứng trong bài văn NLVH dành cho HSG.
1. Các dạng đề NLVH cơ bản dành cho HSG Văn.
* Căn cứ theo nội dung nghị luận sẽ có ba dạng đề phổ biến như sau:
- Dạng đề nghị luận về một vấn đề lí luận văn học như: đặc trưng của văn
học, chức năng của văn học, phong cách nghệ thuật của nhà văn… Dạng đề này

đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về kiến thức lí luận và khả năng vận dụng những kiến
thức lí luận đó để tìm hiểu và cảm thụ các tác phẩm văn học. Vì thế, đây là dạng
đề khá phổ biến trong đề thi dành cho HSG văn ở các cấp khu vực và cấp Quốc
gia.
- Dạng đề nghị luận về một vấn đề văn học sử như: nghị luận về đặc điểm
của một giai đoạn, một thời kì văn học; một khuynh hướng văn học; sự nghiệp
sáng tác của một tác giả văn học, nghị luận về giá trị của một hoặc một chùm tác
phẩm văn học… Dạng đề này vừa đòi hỏi học sinh có kiến thức văn học sâu
rộng vừa có tư duy khái quát vấn đề, thường xuất hiện trong các đề thi HSG các
cấp nhưng tần số xuất hiện không cao như dạng đề thứ nhất.
- Dạng đề nghị luận về tác phẩm văn học như: phân tích một bài thơ, phân
tích một nhân vật, bình giảng một đoạn thơ…Dạng đề này chỉ tập trung vào
5


những yêu cầu hiểu và cảm thụ tác phẩm văn học (thường là tác phẩm cụ thể)
nên ít xuất hiện trong các bài thi HSG, hoặc chỉ xuất hiện trong các đề thi HSG
thuộc phạm vi hẹp như trong quận/huyện,thành phố/tỉnh…
* Căn cứ theo yêu cầu về dẫn chứng cần sử dụng trong đề bài, chúng tôi
cũng nhận thấy có hai dạng đề phổ biến trong đề thi NLVH dành cho HSG Văn
như sau:
- Dạng đề có giới hạn phạm vi dẫn chứng/ dạng đề có chỉ định/ có yêu cầu
cụ thể về dẫn chứng (Ví dụ 1).
Với dạng đề này, nhiệm vụ chính của học sinh không phải là chọn tác
phẩm (dẫn chứng) mà là chọn những vấn đề cụ thể trong tác phẩm, tìm ra những
khía cạnh nội dung hoặc nghệ thuật đúng và trúng vấn đề, phát hiện cái mới, gây
ấn tượng để phân tích, chứng minh.
- Dạng đề không giới hạn phạm vi dẫn chứng/ không chỉ định/ không yêu
cầu cụ thể về dẫn chứng. (Ví dụ 2)
Với dạng này, nhiệm vụ của người viết bắt đầu ngay từ khâu lựa chọn tác

phẩm. Nhiệm vụ này khó hơn song cũng mở hơn, là cơ hội cho người viết bộc lộ
năng lực (bao gồm cả năng lực tư duy, phân tích và cảm thụ tác phẩm). Các
khâu tiếp theo sẽ giống với dạng 1 - tiếp tục tìm những khía cạnh trong tác phẩm
đã được lựa chọn phù hợp với vấn đề nghị luận để phân tích, chứng minh.
2. Đặc trưng dẫn chứng trong bài văn NLVH dành cho HSG Văn.
Có thể nói, dạng đề NLVH dành cho HSG Văn khá phong phú, tuy nhiên,
về dẫn chứng được sử dụng sẽ có cùng những đặc trưng nhất định như sau:
Về số lượng, phạm vi dẫn chứng được sử dụng trong bài làm văn dành
cho HSG tương đối phong phú và đa dạng. Đối với đề văn không giới hạn phạm
vi dẫn chứng, người viết có thể lựa chọn dẫn chứng là các tác tác phẩm văn học
thuộc các thể loại văn học, ở các thời kì văn học khác nhau, các tác phẩm trong
và ngoài chương trình, các tác phẩm văn học trong nước và nước ngoài... Đối
với những dạng đề đã giới hạn phạm vi dẫn chứng thì người viết không phải chỉ
sử dụng dẫn chứng bắt buộc theo yêu cầu của đề bài mà còn phải biết huy động,
6


sử dụng các dẫn chứng khác có liên quan tới vấn đề nghị luận để so sánh, đối
chiếu, liên hệ, mở rộng. Điều đó có nghĩa là bài văn NLVH dành cho HSG luôn
đòi hỏi người viết có phông nền kiến thức rộng và sâu.
Tuy nhiên, đó chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Bài văn NLVH dành
cho HSG còn đặt ra yêu cầu đối với người viết về kĩ năng sử dụng dẫn chứng
một cách chính xác, nhuần nhuyễn và hiệu quả. Cụ thể là, người viết cần đảm
bảo thực hiện tốt cả hai khâu: khâu chọn dẫn chứng và khâu phân tích dẫn
chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. Trước hết, ở khâu lựa chọn dẫn chứng,
người viết phải lựa chọn được những dẫn chứng không chỉ đúng mà còn trúng
vấn đề nghị luận, dẫn chứng không chỉ rộng mà còn phải tinh, không chỉ tiêu
biểu, phổ biến mà còn phải độc đáo, mới lạ. Sau khi chọn được dẫn chứng đảm
bảo các yêu cầu trên, người viết phải có kĩ năng phân tích dẫn chứng sao cho sát
nhất với vấn đề nghị luận, cần có những cảm thụ dẫn chứng một cách sâu sắc,

mới mẻ để làm nổi bật vấn đề. Dẫn chứng được phân tích cần được trình bày
một cách lôgic, chặt chẽ trong mối quan hệ hài hòa với lí lẽ. Có thể nói, yêu cầu
về kĩ năng lựa chọn và phân tích dẫn chứng là một yêu cầu thiết yếu đối với
HSG. Vì nếu người viết chỉ có kiến thức nhưng không biết vận dụng và sử dụng
đúng lúc, đúng chỗ thì vốn kiến thức đó cũng trở nên vô nghĩa.
Vậy HS cần rèn luyện kĩ năng chọn dẫn chứng như thế nào và phân tích
dẫn chứng ra sao? Vấn đề này, người viết sẽ làm sáng tỏ trong chương 2 của
chuyên đề.

7


CHƯƠNG 2: RÈN KĨ NĂNG LỰA CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG
TRONG BÀI NLVH DÀNH CHO HSG VĂN
I. Rèn kĩ năng lựa chọn dẫn chứng.
Lựa chọn dẫn chứng là khâu đầu tiên của quá trình chọn và phân tích dẫn
chứng. Tuy đây chưa hẳn là khâu quan trọng nhất, hoàn toàn mang tính quyết
định song hoạt động này cũng hết sức quan trọng, vừa thể hiện khả năng cảm
thụ tinh tế và vốn kiến thức văn chương lại vừa chứng tỏ năng lực bao quát vấn
đề của người viết. Ở đây, chúng tôi chủ yếu tập trung hướng tới dạng đề yêu cầu
người viết tự lựa chọn dẫn chứng. Ở dạng đề còn lại, khi dẫn chứng đã được chỉ
định, không có nghĩa là người viết không còn cần sự cân nhắc lựa chọn song
phạm vi lựa chọn dẫn chứng nhỏ hơn, hướng tới từng phần, từng đoạn cụ thể của
tác phẩm.
1. Một vài tiêu chí cần đạt khi lựa chọn dẫn chứng.
Để rèn cho HS kĩ năng lựa chọn dẫn chứng trong bài văn NLVH dành cho
HSG, giáo viên cần giúp HS nhận ra một số yêu cầu, tiêu chí cần đạt khi lựa
chọn dẫn chứng. Theo ý kiến chủ quan của người viết, dẫn chứng trong bài làm
văn NLVH dành cho HSG cần đạt được một số tiêu chí như sau:
1.1.Từ đúng đến trúng.

Ở đây, học sinh cần phân biệt rõ hai khái niệm: đúng và trúng. Đây là hai
khái niệm có những sự thống nhất nhưng hoàn toàn không đồng nhất với nhau.
Đúng là những cái phù hợp với sự thật, với những yêu cầu khách quan, những
quy định, phép tắc. Còn trúng là đúng vào một đối tượng, một yêu cầu, đòi hỏi
cụ thể nào đó, tức là phải đúng một mục tiêu nhất định. Nói như GS. Nguyễn
Đăng Mạnh thì “Trúng nghĩa là đúng một cách tuyệt đối”, “văn phải trúng mới
hay” và viết văn “không bằng lòng với cái đúng, phải tiến tới cái trúng, có như
thế mới đạt tới văn hay” [4, 42]. Như vậy, trúng là một yêu cầu cao hơn hẳn đối
với đúng. Xét về đặc điểm, trúng đạt tới sự đúng đối với những yêu cầu cụ thể
còn đúng chỉ đạt tới sự phù hợp một cách chung nhất. Xét về tính chất, đúng là
8


yêu cầu cần thiết đối với tất cả các bài văn, còn trúng là yêu cầu thiết yếu đối
với bài văn hay của một học sinh giỏi. Có thể hình dung với kĩ thuật bắn súng:
chỉ cần một số kĩ thuật cơ bản anh có thể bắn được vào các vòng tròn trên bia đỡ
đạn, đạt được một số yêu cầu nhất định, còn bắn trúng là phải bắn vào đúng
hồng tâm trên bia, đòi hỏi anh phải có một kĩ thuật điêu luyện và thật sự xuất
sắc.
Đối với việc lựa chọn dẫn chứng, những dẫn chứng được lựa chọn đúng là
những dẫn chứng phù hợp với yêu cầu của đề bài, còn những dẫn chứng trúng là
những dẫn chứng không chỉ phù hợp với đề bài một cách thông thường mà còn
phải là những dẫn chứng phù hợp và phục vụ một cách đắc lực nhất, hiệu quả
nhất, hay nhất đối với yêu cầu cụ thể của đề bài mà khó có dẫn chứng nào hay
hơn và có thể thay thế được.
Ví dụ 3: Với đề bài: Bàn về thơ Xuân Diệu, có ý kiến cho rằng: “Lầu thơ
ông (Xuân Diệu) dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”.
Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ qua một số bài
thơ tiêu biểu của Xuân Diệu?
Để làm sáng tỏ cho vấn đề nghị luận trong đề bài (tấm lòng trần gian tình yêu và lòng gắn bó thiết tha với cuộc sống của Xuân Diệu), nếu học sinh

chọn dẫn chứng là đoạn đầu bài Đây mùa thu tới, hay khổ đầu bài Thơ duyên để
làm nổi bật sự nhạy cảm của thi sĩ trước bước đi của thời gian và bức tranh thiên
nhiên tươi đẹp thì vẫn có thể làm bộc lộ tình yêu cuộc sống của nhà thơ. Tuy
nhiên hai dẫn chứng này đúng nhưng chưa trúng bởi vì chúng chưa thực sự cụ
thể hóa và nổi bật vấn đề nghị luận.
Dẫn chứng trúng – dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề một cách cụ thể nhất, rõ
nhất, nổi bật nhất, hiệu quả nhất cho đề bài trên phải là những câu thơ trong bài
Vội vàng hay Thanh niên:
- Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
9


Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi Xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”
(Vội vàng)
- Ta ôm bó, cánh tay ta làm rắn,
Làm giây da quấn quít cả mình xuân;
Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần,
Chân hoá rễ để hút mùa dưới đất.
Thanh Niên hỡi! lòng ngươi thơm quá mất!
Ta uống mê vào hơi thở của ngươi;
Ta bấu răng vào da thịt của đời,
Ngoàm sự sống để làm êm đói khát.
Muôn nỗi ấm, với ngàn muôn nỗi mát,

Ta đều ăn, nhắm nhía rất ngon lành;
Ngực thở trời, mình hút nắng tươi xanh,
Ta góp kết những vòng hoa mới lạ.
(Thanh niên)
Sở dĩ nói Vội vàng hay Thanh niên có sự phù hợp cao hơn bởi đây là
những bài thơ dạt dào nhất, điển hình nhất cho lòng yêu đời ham sống của nhà
thơ, những bài thơ mà ngay từ nhịp điệu ban đầu người đọc đã bị cuốn đi bởi
những thúc giục hối hả, gấp gáp của “tấm lòng trần gian” Xuân Diệu. Những
bài thơ này cũng tạo nhiều cơ hội cho bạn đọc khai thác vẻ đẹp của “lầu thơ”
Xuân Diệu qua hệ thống từ ngữ, hình ảnh…
Như vậy, khi lựa chọn dẫn chứng, học sinh cần nắm rõ: dẫn chứng trúng
trước hết phải đúng nhưng không phải những dẫn chứng đúng đều trúng vấn đề
(đúng chưa chắc đã trúng). Bài văn của HSG không bao giờ dừng lại ở việc
10


chọn những dẫn chứng đúng mà phải đạt đến việc lựa chọn những dẫn chứng
trúng. Đó là yêu cầu đầu tiên và cũng là một yêu cầu quan trọng thể hiện “chất”
văn HSG.
1.2. Từ rộng đến tinh.
Ở phần Đặc trưng dẫn chứng trong bài văn nghị luận dành cho HSG
thuộc chương 1, chúng tôi đã khẳng định: bài văn dành cho HSG yêu cầu cần có
hệ thống dẫn chứng phong phú và đa dạng. Thực tế, dẫn chứng được lựa chọn
phải phủ rộng và bao quát toàn bộ chương trình: thuộc các thời kì văn học, các
thể loại văn học, các nền văn học… để làm rõ lí lẽ trên tinh thần chắt lọc, chọn
điểm và có phần bình giá ngắn gọn, sắc sảo, nhất là đối với dạng đề bàn về một
vấn đề lí luận văn học. HS có thể lựa chọn khoảng 5 đến 6 dẫn chứng. Với hệ
thống dẫn chứng này vấn đề nghị luận được soi chiếu một cách đa diện, đa
chiều, làm tăng tính thuyết phục đối với người đọc, đồng thời cho thấy sự am
hiểu văn học rộng rãi, phong phú của học sinh.

Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, bài NLVH dành cho HSG yêu cầu người
viết phải biết đi từ diện đến điểm, từ rộng đến tinh. Tức là, không dừng lại ở
việc lựa chọn hệ thống dẫn chứng phủ rộng và bao quát để điểm bình mà quan
trọng hơn nữa học sinh cần biết tinh lọc, lựa chọn từ 2 đến 3 dẫn chứng tiêu biểu
nhất, đặc sắc nhất. Trên cơ sở này, bằng năng lực phân tích, cảm thụ, đánh giá,
học sinh sẽ tìm hiểu một cách cụ thể, kĩ càng dẫn chứng ấy để làm sáng tỏ vấn
đề nghị luận. Những dẫn chứng như vậy sẽ là điểm nhấn quan trọng ở phần
chứng minh, làm sáng tỏ nhất vấn đề nghị luận, đồng thời cũng cho thấy sự hiểu
biết sâu sắc, thấu đáo của người viết về vấn đề nghị luận cũng như văn học nói
chung.
Ví dụ 4: “Mỗi tác phẩm văn học chân chính phải là một lời đề nghị về lẽ sống”.
Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm rõ lời đề nghị về lẽ sống của
một số tác giả tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn THPT.

11


Để làm sáng tỏ luận đề: đặc trưng và chức năng của văn học trong việc
bồi đắp và định hướng những giá trị sống tốt đẹp cho con người, học sinh có thể
lựa chọn hệ thống dẫn chứng phủ rộng để điểm bình như: lẽ sống tốt đẹp mà dân
gian đúc kết, gửi gắm qua các câu tuc ngữ về đạo đức lối sống, ca dao yêu
thương tình nghĩa; lẽ sống Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm); lẽ sống hiếu thảo, thủy
chung son sắc của cô Kiều và tấm lòng yêu thương của Nguyễn Du đối với kiếp
người tài hoa bạc mệnh trong Truyện Kiều; lẽ sống cống hiến, hi sinh cho nhân
dân của người thanh niên cộng sản trong Từ ấy (Tố Hữu); lẽ sống thiện, mỹ
trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân); lẽ sống đùm bọc yêu thương và khát khao
sống, khát khao hạnh phúc của con người trong hoàn cảnh khó khăn qua Vợ
nhặt (Kim Lân)…. Bên cạnh đó, học sinh có thể lựa chọn 2, 3 dẫn chứng tinh để
đào sâu phân tích: lẽ sống vội vàng để tận hưởng và tận hiến cho cuộc đời của
Xuân Diệu trong Vội vàng; lẽ sống nhiều hoài bão, đam mê, khát khao và tràn

đầy tình thương, lòng vị tha mà Nam Cao gửi gắm trong Đời thừa.
Như vậy, lựa chọn dẫn chứng từ rộng đến tinh là yêu cầu quan trọng thứ 2
trong bài văn NLVH dành cho HSG.
1.3. Từ quen thuộc, phổ biến đến độc đáo, mới lạ.
Xu hướng của học sinh khi làm các bài NLVH thường chọn những dẫn
chứng là những tác giả, tác phẩm tiêu biểu, nổi bật trong chương trình, được các
nhà phê bình đào sâu nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. Chẳng hạn, để
làm sáng tỏ phong cách nghệ thuật của các nhà Thơ mới, học sinh thường chọn
các tác phẩm của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử để phân tích; khi chứng
minh vấn đề xây dựng tình huống truyện độc đáo trong truyện ngắn, học sinh
thường chọn tình huống truyện trong các tác phẩm như Chữ người tử tù
(Nguyễn Tuân), Vợ nhặt (Kim Lân)… để làm sáng tỏ.
Thực ra, việc lựa chọn những tác giả, tác phẩm được gọi là “kinh điển”
để chứng minh là đúng và nên khuyến khích. Tuy nhiên, mặt trái của việc lựa
chọn những dẫn chứng này là bài làm của HS rất dễ rơi vào tình trạng quen
nhàm, đơn điệu nếu như người viết không đưa ra được những kiến giải mới mẻ.
12


Vì thế, bên cạnh việc lựa chọn những dẫn chứng đã trở nên quen thuộc, được
nhiều người quan tâm và nhắc đến, học sinh nên mạnh dạn lựa chọn những dẫn
chứng mới lạ, ít được đề cập để tạo sự tò mò và hấp dẫn đối với người đọc. Đấy
là một cách thay đổi “khẩu vị” cho người đọc sau khi đã dùng những “thực đơn”
quen thuộc.
Chẳng hạn, bên cạnh việc chọn tình huống truyện trong các tác phẩm Chữ
người tử tù, Vợ nhặt…, học sinh có thể lựa chọn tình huống truyện độc đáo
trong các tác phẩm ngoài chương trình để tạo sự hấp dẫn cho người đọc như tình
huống dở khóc dở cười trong truyện Người ngựa ngựa người của Nguyễn Công
Hoan, Trẻ con không được ăn thịt chó của Nam Cao…
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh, “văn đạt đến trình độ hay phải

có một số ý chẳng những đúng mà còn còn mới lạ, độc đáo nữa” [4, 43]. Do đó,
để tạo nên một bài văn hay và hấp dẫn, học sinh phải bắt đầu ngay từ khâu lựa
chọn những dẫn chứng tiêu biểu, phổ biến đến những dẫn chứng độc đáo và mới
lạ.
Trên đây là một vài tiêu chí mà người viết mạnh dạn đưa ra để trên cơ sở
đó định hướng cho học sinh khi lựa chọn dẫn chứng cho bài làm văn dành cho
HSG. Những tiêu chí chọn lựa này không hoàn toàn tuyệt đối và sẽ có những sự
giao thoa nhất định, đòi hỏi học sinh phải có sự hiểu biết và vận dụng một cách
linh hoạt khi chọn lựa dẫn chứng cho bài làm. Trong phần tiếp theo, người viết
sẽ trình bày một vài cách thức rèn kĩ năng cho HS trong việc lựa chọn dẫn
chứng để đạt được những tiêu chí kể trên.
2. Các bước rèn kĩ năng lựa chọn dẫn chứng.
Với vốn hiểu biết nhất định và những kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy,
chúng tôi xin đưa ra một số bước để rèn kĩ năng lựa chọn dẫn chứng cho học
sinh như sau:
2.1. Bước 1: Giúp học sinh trang bị kiến thức văn học vững vàng và phong phú.
Trước hết cần rèn cho học sinh kĩ năng đọc – hiểu văn bản văn học: Ngoài
việc bắt buộc đọc hiểu các văn bản văn học trong sách giáo khoa, giáo viên cần
13


định hướng cho học sinh đọc thêm những tác phẩm văn học ngoài chương trình.
Có thể đọc theo đề tài, chủ đề (người phụ nữ, người nông dân, người lính, chiến
tranh…; đọc theo tác giả văn học (tác phẩm của Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nam
Cao, Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài,…); đọc theo thể loại (thơ – thơ Mới, thơ cách
mạng; truyện ngắn, kí, kịch…); tiếp cận những tác phẩm đương đại… Trong quá
trình đọc – hiểu cần phải hệ thống hóa, tìm ra sự kế thừa, phát triển qua các tác
phẩm văn học.
Bên cạnh đó, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm đọc sách nghiên cứu, phê
bình về các tác giả, tác phẩm văn học để tìm hiểu và học hỏi những hướng tiếp

cận và đánh giá của các nhà nghiên cứu. Chẳng hạn, các công trình nghiên cứu
về các tác gia, tác giả trong chương trình như: Tác gia Nguyễn Trãi, Nguyễn
Du, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Xuân Diệu… Ba đỉnh cao thơ Mới (nghiên cứu
về Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính), các bài đăng trên tạp chí Văn nghệ,
Văn học và Tuổi trẻ…
Ngoài ra, giáo viên cũng nên khuyến khích học sinh đọc thêm các sách về
địa lý, lịch sử, văn hóa… để mở rộng hiểu biết và vận dụng linh hoạt trong quá
trình cảm thụ tác phẩm văn học.
Trên cơ sở những kiến thức văn học chắc chắn và sâu rộng, học sinh mới
có thể vận dụng vào bài làm văn, mà khâu trước nhất là chọn dẫn chứng phục vụ
cho bài viết.
2.2. Bước 2: Xác định trúng vấn đề nghị luận.
Đây là bước đầu tiên sau khi tiếp cận đề bài và cũng là bước quan trọng
nhất không chỉ quyết định đến việc lựa chọn dẫn chứng mà còn quyết định đến
cả bài văn nghị luận. Để xác định đúng và trúng vấn đề cần nghị luận, học sinh
cần đọc kĩ đề, gạch chân những từ khóa, hiểu nghĩa các từ khóa, các mệnh đề
xuất hiện trong đề bài (nếu có) để từ đó khái quát thành luận đề.
Ví dụ 5: Cho đề bài sau:
“Nhà thơ là như vậy đó…
Khi đau thương, y gìn giữ kho tàng
14


Lòng y phải bị vết sâu rạch mổ,
Y mới cho chảy theo dòng thơ những hạt lệ vàng linh diệu”
(T.Gautier)
Anh/chị hãy bình luận ý thơ trên?
- Vấn đề cần nghị luận: Đoạn thơ đề cập đến đặc điểm của người nghệ sĩ
và quá trình sáng tạo thơ ca: từ những nỗi đau đớn tột cùng, mãnh liệt nơi sâu
thẳm trái tim (đau thương, vết sâu rạch mổ), người nghệ sĩ đã sáng tạo nên

những thi phẩm chứa đựng những tư tưởng, tình cảm cao đẹp hướng con người
đến cái chân, thiện, mỹ thông qua những ngôn từ đẹp, hấp dẫn (những hạt lệ
vàng linh diệu).
2.3. Bước 3: Hệ thống hóa những tác phẩm có liên quan đến vấn đề nghị luận
và hệ thống luận điểm được triển khai.
Trên cơ sở đã xác định trúng vấn đề cần nghị luận, học sinh sẽ liệt kê
những dẫn chứng là các tác phẩm văn học, các chi tiết, các nhân vật, các hình
ảnh…tiêu biểu có liên quan và phù hợp với vấn đề nghị luận. Với bước làm này,
học sinh đã chọn lựa được những dẫn chứng đúng với vấn đề nghị luận.
Trong ví dụ 5, sau khi đã xác định trúng vấn đề nghị luận, học sinh sẽ liệt
kê các bài thơ được sáng tác bắt nguồn từ những đau thương, bất hạnh cá nhân,
những nỗi đau đời của thi sĩ và kết tinh được những giá trị tư tưởng cũng như
những giá trị nghệ thuật đặc sắc. Có thể liệt kê ngẫu nhiên theo trí nhớ và sự gợi
mở của vấn đề nghị luận.
Chẳng hạn, ở bước này, từ luận đề đã xác định, học sinh có thể liên hệ tới
hàng loạt các trường hợp tác giả, tác phẩm (mà chưa cần sự sắp xếp, chọn lọc kĩ
lưỡng): Đó là một Nguyễn Du trải qua 10 năm gió bụi, có tài năng, nhiều khát
vọng và hoài bão lớn nhưng không thành đã đồng cảm sâu sắc với những con
người tài hoa bạc mênh để viết nên Độc Tiểu Thanh kí và Truyện Kiều – kiệt tác
bất hủ của văn học dân tộc. Đó là Hàn Mặc Tử từ nỗi đau thể xác do bệnh tật
hành hạ cùng nỗi đau bởi sự mặc cảm chia lìa với cuộc đời đã sáng tạo nên tập
Thơ điên – một kiệt tác của Thơ mới. Đó là những người lao động xưa đã cảm
15


thương với số phận long đong, lận đận, bị phụ thuộc của người phụ nữ bình dân
mà gửi gắm tâm sự qua những bài ca dao than thân đầy ám ảnh… Đó là trường
hợp những bài thơ như Tương tư và Mưa xuân – hai bài thơ mang đậm hồn quê
của nhà thơ Nguyễn Bính cũng được sáng tác từ những nỗi đau của một tình yêu
đơn phương thầm kín hay một sự lỡ làng trong tình duyên của thi sĩ nói riêng và

của những chàng trai, cô gái thôn quê nói chung hay một Trạng Trình bất mãn
với thời cuộc điên đảo, hỗn loạn và tìm về với thú vui thanh nhàn chốn thôn quê
qua thi phẩm Nhàn đúc kết những triết lí sống sâu sắc (Nguyễn Bỉnh Khiêm).
Cũng có thể kể tới một Puskin ôm ấp nỗi đau của một mối tình đơn phương đã
mà viết lên bài thơ Tôi yêu em – một trong những bài thơ tình hay nhất thế giới
hay tiếng nói đầy yêu thương, khát khao và những lo lắng, bất an trong tình yêu
trong Sóng của Xuân Quỳnh được thai nghén từ những đổ vỡ trong tình yêu, hôn
nhân mà thi sĩ đã trải qua. Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh cũng được sáng tác
nên từ hoàn cảnh ngục tù sau 13 tháng Người bị giam cầm trong các nhà ngục
của chính quyền Tưởng Giới Thạch. Bài thơ Khâm Thiên (Lưu Quang Vũ) được
ra đời từ cảm hứng đau thương bi tráng trước những mất mát, thương đau của
dân tộc (năm 1972, trong 12 ngày Mỹ ném hàng loạt bom B52 xuống con phố
Khâm Thiên - Hà Nội, làm cho khu phố bị san phẳng, hàng trăm người chết và
bị thương, nhiều gia đình tiêu tán); bài Căn nhà tranh bị gió thu phá nát được
sáng tác xuất phát từ nỗi đau vật chất cũng như nỗi đau tinh thần, nỗi đau khổ
của cá nhân nhà thơ Đỗ Phủ cũng là nỗi đau khổ của cả một dân tộc, một thời
đại , hoặc từ nỗi đau của người con li quê, cũng là nỗi đau trước cảnh; Cảm xúc
mùa thu của Đỗ Phủ cũng xuất phát từ nỗi nhớ quê hương của một người con xa
xứ, từ nỗi xót xa cho thân phận hoàn cảnh của mình và nỗi đau buồn bất an
trước cảnh loạn li của dân tộc… Học sinh cũng có thể nghĩ tới các thi phẩm xuất
sắc khác như: Từ ấy của Tố Hữu, Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi; Tràng giang
của Huy Cận, Đàn ghita của Lorca của Thanh Thảo cũng được sáng tác từ
những nỗi đau riêng, chung… Tất cả mọi liên hệ này hoàn toàn nảy ra trong đầu

16


học sinh sau khi học sinh tiếp cận vấn đề, còn lộn xộn, thô ráp, nhảy cóc… song
sẽ là cơ sở để lựa chọn, sắp xếp và sử dụng dẫn chứng về sau.
2.4. Bước 4: Lựa chọn những dẫn chứng đáp ứng tối đa các yêu cầu: trúng,

rộng và tinh, tiêu biểu và độc đáo.
Trước tiên: giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn các dẫn chứng trúng
với vấn đề nghị luận: Từ các dẫn chứng đã liệt kê ở bước 3, học sinh tiếp tục
xem xét và lựa chọn dẫn chứng nào sát với yêu cầu cụ thể của vấn đề nghị luận
nhất và có khả năng làm sáng rõ nhất vấn đề cần nghị luận. Dẫn chứng nào
không trúng sẽ được loại bỏ.
Chẳng hạn, từ các bài thơ mà học sinh đã liệt kê trong ví dụ thứ 5, học
sinh sẽ chọn lọc những bài thơ nào thể hiện sâu sắc và rõ nét nhất cảm hứng
sáng tác từ những nỗi đau thương tột cùng của nhà thơ (vết thương rạch mổ) và
kết tinh được những giá trị nội dung và tư tưởng nghệ thuật đặc sắc nhất (hạt lệ
vàng linh diệu): Độc Tiểu Thanh kí, Truyện Kiều (Nguyễn Du), các bài thơ
trong tập Thơ Điên (Hàn Mặc Tử), Tương tư, Mưa xuân (Nguyễn Bính), ca dao
than thân, Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh), Tôi yêu em (Puskin), Căn nhà tranh
bị gió thu phá nát, Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ), Khâm Thiên (Lưu Quang Vũ),
Sóng (Xuân Quỳnh), Tràng giang (Huy Cận), Đàn ghita của Lorca (Thanh
Thảo).
Bước tiếp theo: lựa chọn những dẫn chứng rộng và tinh. Học sinh có thể
sắp xếp các dẫn chứng theo thời gian (ở các giai đoạn, thời kì văn học) dẫn
chứng theo không gian (dẫn chứng văn học trong nước, văn học nước ngoài, dẫn
chứng trong và ngoài chương trình), dẫn chứng theo đặc trưng thể loại (tự sự, trữ
tình, kịch). Hệ thống dẫn chứng này có thể chọn 5 - 6 dẫn chứng, nhằm hướng
tới việc chọn lựa dẫn chứng rộng. Từ hệ thống dẫn chứng trên, học sinh sẽ chọn
lọc khoảng 2 - 3 dẫn chứng có giá trị nổi bật nhất để xoáy sâu phân tích, tạo
điểm nhấn cho phần chứng minh, những dẫn chứng còn lại sẽ phục vụ cho phần
điểm bình, nhằm hướng tứi việc chọn lựa những dẫn chứng tinh.

17


Trở lại ví dụ 5: Học sinh sẽ lựa chọn và sắp xếp các dẫn chứng phủ rộng

các thời kì, giai đoạn, nền văn học, thể loại: Ca dao than thân, Độc Tiểu Thanh
kí, Truyện Kiều (Nguyễn Du), Tràng giang (Huy Cận); một số câu thơ, bài thơ
trong tập Thơ điên (Hàn Mặc Tử); một số bài thơ trong tập Nhật kí trong tù (Hồ
Chí Minh); Sóng (Xuân Quỳnh); Khâm Thiên (Lưu Quang Vũ);Đàn ghita của
Lorca (Thanh Thảo); Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ); Tôi yêu em (Puskin). Trong hệ
thống những dẫn chứng phủ rộng trên cần chú ý, tập trung đào sâu một số dẫn
chứng sau: Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử);
Khâm Thiên (Lưu Quang Vũ).
Tiếp theo, hướng tới việc chọn dẫn chứng tiêu biểu, phổ biến đến độc
đáo, mới lạ. Để chọn những dẫn chứng phổ biến, có sức khái quát cao, giáo viên
cần lưu ý học sinh chú ý đến những tác phẩm văn học tiêu biểu, nổi bật trong
chương trình, được nhiều người quan tâm và nhắc đến. Việc chọn những dẫn
chứng này không khó đối với học sinh giỏi.
Tuy nhiên, làm thế nào để chọn được những dẫn chứng mới lạ, độc đáo
mới là điều đáng nói. Để làm được điều này, theo chúng tôi, giáo viên nên khích
lệ học sinh tinh thần sáng tạo, táo bạo tìm một hướng đi mới cho phần chứng
minh bằng cách lựa chọn một số tác phẩm ít được chú ý, nghiên cứu, bàn luận:
có thể là tác phẩm thuộc chương trình đọc thêm, các tác phẩm văn học nước
ngoài, thậm chí là những tác phẩm ngoài chương trình học. Tất nhiên, với những
tác phẩm văn học mới này, học sinh đã đọc, đã tìm hiểu và nắm vững. Tránh
trường hợp học sinh mới đọc qua, hiểu qua, phân tích một cách sơ sài, thiếu sức
thuyết phục đối với người đọc. Ngoài ra, để tạo sự độc đáo, hấp dẫn cho phần
chứng minh, không nhất thiết là phải chọn những tác phẩm mới, ít được bàn tới.
Học sinh vẫn có thể lựa chọn những tác phẩm, những vấn đề văn học quen thuộc
trong chương trình nhưng phải đưa ra được góc nhìn riêng, cách kiến giải mới
mẻ.
Chẳng hạn, với ví dụ 5: học sinh có thể chọn những dẫn chứng tiêu biểu,
có sức khái quát cao như: Độc Tiểu Thanh kí, Truyện Kiều (Nguyễn Du); Đây
18



thôn Vĩ Dạ trích Thơ Điên (Hàn Mặc Tử); bài Mộ trích Nhật kí trong tù (Hồ Chí
Minh); Tương tư (Nguyễn Bính); Tôi yêu em (Puskin); Cảm xúc mùa thu (Đỗ
Phủ); Tràng giang (Huy Cận); … Học sinh có thể hướng tới những dẫn chứng
độc đáo, mới mẻ như: bài Mưa xuân của Nguyễn Bính (bài đọc thêm); một số
bài thơ trong tập Nhật kí trong tù (Bốn tháng; Ốm nặng; Đứa bé trong nhà lao
Tân Dương… - ngoài chương trình); một số câu thơ tiêu biểu trích trong các bài
thơ thuộc tập Thơ điên của Hàn Mặc Tử (Những giọt lệ, Say trăng, Hồn là ai?...
– ngoài chương trình); bài thơ Khâm Thiên của Lưu Quang Vũ (tác phẩm ngoài
chương trình).
3. Một số lỗi thường gặp khi lựa chọn dẫn chứng.
Thực tế giảng dạy và chấm bài làm của học sinh giỏi văn, chúng tôi nhận
thấy một số lỗi mà học sinh thường mắc phải trong khâu lựa chọn dẫn chứng
như sau:
3.1. Chọn dẫn chứng chưa trúng vấn đề nghị luận.
Có thể những dẫn chứng được học sinh chọn là đúng nhưng chưa thực sự
bám sát và làm nổi bật triệt để được vấn đề nghị luận nêu ra trong đề bài. Mắc
phải lỗi này là do học sinh chưa xác định trúng vấn đề nghị luận và kiến thức
văn học chưa sâu. Do đó, như chúng tôi đã khẳng định ở trên, xác định trúng vấn
đề nghị luận là bước đầu tiên và quan trọng nhất để quyết định việc lựa chọn dẫn
chứng trúng.
Ví dụ 6: Đề bài: “Văn cần có cốt cách cũng như thân thể người ta có bộ
xương” (Văn Tâm điêu long - Lưu Hiệp).
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ “cốt cách” của
một số nhà văn (hoặc nhà thơ) tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 11?
Câu nói của nhà phê bình Lưu Hiệp đã khẳng định vai trò quan trọng
không thể thiếu của cá tính độc đáo hay phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn
trong sáng tác văn học.
Với đề bài trên, có học sinh chọn một trong số các tác phẩm thuộc văn
học trung đại như Cảnh ngày hè, Tự tình, Độc Tiểu Thanh kí, Thu điếu…Những

19


tác phẩm này cũng đúng với vấn đề nghị luận nhưng chưa thật sự trúng vì các
tác phẩm trung đại, cái “tôi” – cá tính sáng tạo của các nhà văn chưa bộc lộ rõ.
Học sinh cần hướng tới những tác phẩm văn học hiện đại – khi cái “tôi” cá nhân
của nhà văn được bộc lộ rõ nét nhất sẽ bộc lộ rõ cá tính sáng tạo và phong cách
nghệ thuật trong văn chương.
3.2. Chọn dẫn chứng theo sở thích mà coi nhẹ yêu cầu của đề bài.
Một số học sinh thường chỉ tập trung vào những dẫn chứng mình yêu
thích hoặc có hiểu biết sâu sắc, dẫn đến việc những dẫn chứng được lựa chọn
thường co cụm vào một thể loại hoặc một thời kì, giai đoạn văn học. Học sinh
chưa có ý thức sử dụng hệ thống dẫn chứng đa dạng, bao quát các thể loại, các
thời kì văn học, quên lựa chọn các dẫn chứng văn học nước ngoài. Lỗi này là do
tư duy khái quát văn học chưa tốt, lựa chọn theo cảm tính. Do đó, chứng minh
vấn đề nghị luận chưa đủ sức thuyết phục.
Chẳng hạn, ở ví dụ 6 kể trên, một số học sinh chỉ lựa chọn dẫn chứng là
thơ, hoặc quá nhiều thơ mà ít có văn xuôi; hoặc tập trung vào giai đoạn văn học
1930 – 1945 mà quên đi các giai đoạn văn học khác. Học sinh nên chọn dẫn
chứng phủ rộng các thời kì, các thể loại văn học. Trong gia đoạn văn học 1930 –
1945, có thể chọn các tác phẩm như : Vội vàng (Xuân Diệu); Tương tư (Nguyễn
Bính); Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân); Số đỏ (Vũ Trọng Phụng). Trong giai
đoạn văn học 1945-1975, có thể chọn tác phẩm Tây Tiến (Quang Dũng), Vợ
nhặt (Kim Lân). Trong giai đoạn văn học sau 75, có thể lựa chọn tác phẩm
Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Đàn ghi-ta của Lor-ca (Thanh
Thảo).
Vậy, để khắc phục lỗi này, học sinh nên tránh cách lựa chọn theo cảm
tính, luôn có ý thức bao quát các thời kì, thể loại, tác phẩm văn học khi lựa chọn
dẫn chứng.
3.3. Chọn quá ít hoặc quá nhiều dẫn chứng.


20


Đưa quá ít dẫn chứng vào bài làm dẫn đến việc luận điểm được chứng
minh chưa đủ sáng tỏ, hoặc đưa quá nhiều dẫn chứng mà không có dẫn chứng
nào được phân tích công phu khiến bài văn lan man, sáo rỗng và không sâu sắc.
Học sinh cũng chưa ý thức được việc chọn dẫn chứng nào để điểm bình, nên
chọn dẫn chứng nào để phân tích sâu sắc. Lỗi này là do tư duy văn học chưa
nhạy bén và sắc sảo. Vì thế, trong quá trình lựa chọn học sinh nên chú ý cân
nhắc số lượng dẫn chứng cần sử dụng để phù hợp với yêu cầu và thời lượng của
bài làm.
3.4. Chọn dẫn chứng quá quen thuộc, phổ biến.
Đa số học sinh vẫn chọn những dẫn chứng là các tác phẩm, các vấn đề
văn học tiêu biểu trong chương trình để đảm bảo sự an toàn trong quá trình phân
tích. Học sinh chưa mạnh dạn chọn những tác giả, tác phẩm văn học đọc thêm,
các tác phẩm văn học ngoài chương trình. Để khắc phục lỗi này, GV cần định
hướng cho học sinh đọc rộng và khuyến khích sự sáng tạo, phá cách.
Ví dụ 7: đề bài: Nhận xét về chi tiết nghệ thuật, nhà văn Bùi Việt Thắng
cho rằng: “Một chi tiết đắt giá ngoài ý nghĩa là một chi tiết chân thực còn đạt
đến ý nghĩa tượng trưng, hàm chưa một cách nhìn, 1 cách đánh giá và năng lực
tưởng tượng của nhà văn về cuộc sống và con người”.
(Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại,
Nxb ĐHQG Hà Nội, 2011, tr 76)
Anh/chị hãy bình luận ý kiến trên?
Với đề bài này, học sinh thường tập trung vào các chi tiết quen thuộc như:
chi tiết bát cháo hành (Chí Phèo – Nam Cao); chi tiết đoàn tàu đi qua phố huyện
(Hai đứa trẻ - Thạch Lam), chi tiết tiếng sáo (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài); chi
tiết bữa cơm ngày đói (Vợ nhặt – Kim Lân)… Không thể phủ nhận giá trị nhiều
mặt của các chi tiết này song rõ ràng bởi chúng đã được khai thác quá nhiều nên

trong bài làm của mình học sinh cũng chỉ có thể nói lại điều đã cũ, “mượn” ý
kiến, “mượn” cảm thụ của người khác mà khó đưa ra được quan điểm riêng.

21


Học sinh ít đề cập đến những chi tiết thuộc các tác phẩm văn học nước
ngoài hay chi tiết thuộc các tác phẩm ngoài chương trình như: chi tiết cái bao –
hình ảnh thực chỉ trang phục, vật dụng, căn nhà, các quy tắc, đồng thời biểu
tượng cho lối sống cô độc, bảo thủ, hèn nhát của một bộ phận tri thức Nga thế kỉ
XIX và thức tỉnh con người thay đổi, hướng tới một lối sống tích cực, tốt đẹp
hơn (Người trong bao – Shê-khốp); chi tiết giọt nước mắt xuất hiện với mật độ
cao trong tác phẩm của Nam Cao (Đời thừa, Chí Phèo, Nước mắt, Lão Hạc,
Giăng sáng, Một bữa no, Một đám cưới, Cười …) phản ánh chân thực nỗi đau
khổ, bất hạnh và biểu tượng cho bi kịch của những con người trong xã hội, qua
đó bộc lộ tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn; chi tiết trăng nơi đáy giếng
trong lời báo của cô đồng như một điềm về cuộc đời của Hạnh (thực mà ảo, ảo
mà thực, đẹp dịu dàng nhưng mong manh hư ảo) trong tác phẩm cùng tên của
nhà văn Trần Thùy Mai, từ đó phản ánh sâu sắc tấn bi kịch tình yêu, bi kịch tinh
thần của người phụ nữ và gửi gắm ý nghĩa nhân văn sâu sắc về cuộc đời, về ý
nghĩa, giá trị tồn tại của con người và cách thức quan hệ giữa người với người
trong cuộc sống v.v.
Với HSG, những lỗi trên hoàn toàn có thể khắc phục theo thời gian nếu có
sự tham gia và rèn giũa tích cực của cả giáo viên và học sinh.
II. Rèn kĩ năng phân tích dẫn chứng.
Như đã nói, dẫn chứng có vai trò quan trọng không thể thiếu trong bài văn
nghị luận. Song thực tế, lựa chọn dẫn chứng đã khó, phân tích dẫn chứng lại
càng khó hơn. Làm sao để việc phân tích đạt được hiệu quả cao nhất sau khi đã
lựa chọn dẫn chứng phù hợp, kĩ càng? Đây cũng là băn khoăn chung của nhiều
học sinh và giáo viên trong quá trình làm văn nghị luận nói chung, bài nghị luận

văn học cho HSG nói riêng. Theo chúng tôi, để việc phân tích dẫn chứng đạt
hiệu quả, một mặt cần tuân thủ các tiêu chí cơ bản, mặt khác, trong quá trình
viết, người viết cần nắm vững các bước triển khai, cách khai thác và diễn đạt khi
phân tích dẫn chứng. Người viết đồng thời cũng phải bao quát được một số lỗi

22


×