MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG
379
1. Những đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Thương mại Xây Dựng
379
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, trước sự cạnh tranh đầy khó
khăm và gay gắt, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển và có chỗ đứng trên
thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu
quả và có lợi nhuận. Bên cạnh đó phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Để
đạt được điêuì này, vấn đề xuyên suốt trong quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp là phải tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được hiệu quả
cao nhất. Nghĩa là với một yếu tố đầu vào nhất định, các doanh nghiệp phải tạo
được kết quả đầu ra tối đa với chất lượng cao nhất hay là doanh nghiệp phải tiết
kiệm, hạ thấp các chi phí đầu vào đến mức có thể đồng thời phải phối hợp chúng
với nhau một cách khoa học.
Nhận thức được vấn đề trên nên ngay từ đầu bước vào sản xuất kinh doanh
vói sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn
công ty, sự quan tâm của tổng công ty , công ty đã và đang từng nước khẳng định
mình trong nền kinh tế thị trường song song với việc xây dựng nhièu công trình có
tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty
là hoạt động xây lắp với mục tiêu đảm bảo chất lượng, ký thuật, tiến độ thi công
đồng thời tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm,nâng cao lợi nhuận, góp phần
tạo công ăn việc làm cải thiện mức sống cho cán bộ công nhân viên. Để thực hiện
điều này, bên cạnh những quy định, quy chế của Nhà nước, của tổng công ty, công
ty đã thực hiện nhiều biện pháp tổng hợp trong đó việc quản lý chi phí, hạ giá
thành là biện pháp quan trọng nhất là do điều kiện đặc thù của ngành xây dựng, giá
bán sản phẩm thường được xác định trước vì vậy mà việc tiêsố tiền kiệm chi phí có
ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao lợi nhuận.
Để quản lý chi phí, công ty đã áp dụng các biện pháp khác nhau, ngoài việc
quản lý bằng các định mức kinh tế kỹ thuật, bằng dự toán chi phí, bằng các biện
pháp ký thuật, công ty còn tăng cường các biện pháp quản lý chi phí thông qua
công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm nói riêng. Với đặc trrưng vốn có kế toán có thể phản ánh kịp thời,
nhanh nhạy nhãng thông tin vê chi phí sản xuất, cung cấp số liệu phục vụ tính toán
xác định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy có thể nói, số liệu kế
toán tạp hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng và
rất cần thiết cho quản lý doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của
công ty.
Qua quá trình tìm hiểu thực tế về công tác kế toán nói chung, về công tác
hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng ở Công ty
Cổ phần Thương mại Xây Dựng 379, em xin đưa một số ý kiến đánh giá nhận
xét sau:
1.1. Ưu điểm:
Nhìn chung công ty đã xây dựng mọt mô hình quản lý và hạch toán khoa
học hợp lý phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, việcc kiểm tra hợp lý
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, việc lập và luân chuỷên chứng từ theo đúng chế độ
ban hành.
Với bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả
cho lãnh đạo công ty trong việc điều hành sản xuất, quản lý kinh tế, công tác tổ
chức sản xuất, tổ chức hạch toán được tiến hành hợp lý, phù hợp với chế độ hiện
nay. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức một cách chặt chẽ với sự phân công
chức năng nhiệm vụ từng người rất rõ ràng, cụ thể cùng với trình độ, năng lực, sự
nhiệt tình, sự trung thực của cấn bộ phòng kế toán đã góp phàn đắc lực vào công
tác hạch toán và quản lý công ty.
Với việc lựa chọn hình thức kế toán nhật ký chung và việc áp dụng phần
mềm kế toán SAS trong công ty đã làm giảm đi khối lượng tính toan, ghi chép, có
khả năng tổng hợp, hệ thống hoá thông tin nhanh chóng chính xác phục vụ yêu cầu
quản trị của doanh nghiệp đáp ứng được một khối lượng nghiệp vụ kinh tế tài
chính rất lớn phát sinh ở công ty. Thêm vào đó việc phân ra các đội tổng hợp chịu
trách nhiệm thi công các công trình cụ thể riêng biệt đã giúp nhiều cho công tác
quản lý cũng như kế toán chi phí sản xuất được trực tiếp, kịp thời chính xác.
Riêng đối với công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm,
kế toán công ty đã hạch toán chi phí sản xuất cho từng công trình, hạng mực công
trình trong từng quý một cách rõ ràng và đơn giản, phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý
chi phí sản xuất, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công tác kiểm kê khối
lượng xây lắp dở dang cũng khoa học và hợp lý đã giúp cho việc cung cấp số liệu
được chính xác kịp thời, phục vụ tốt cho công tác tính giá thành sản phẩm.
Những ưu điểm trong công tác quản lý nói chung và trong công tác kế toán
nói riêng đã góp phần tióch cực vào quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của
công ty. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh của công ty vẫn bộc lộ một số tồn
tại nhất định trong công tác kế toán. Từ đó cần thiết phải được xem xét và có
những biện pháp khắc phục nhằm không ngừng củng cố và hoàn thiện công tác kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1.2. Những tồn tại cần khắc phục:
*Hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Theo quyết định 1864 ngày 16/12/1998 của Bộ Tài chính về chế độ kế toán
áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp, CPNVLTT chỉ được hạch toán đối với
những NVL sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp. Tuy nhiên
tài khoản này cũng được công ty sử dụng để hạch toán vật tư xuất dùng phục vụ
sửa chữa xe, máy thi công, nhiên liẹu xúât dùng cho xe, máy thi công. Chính vì
vậy, đã làm tăng CPNVLTT. Theo số liệu dẫn chứng ở trên CPNVLTT tăng do
hạch toán chi phí nhiên liệu phụ phục vụ máy thi công vào TK 621.
Nợ TK 62116
Có TK 152
Mặt khác, về vật liệu sử dụng cho thi công công trình thì chỉ khi có nhu cầu
khi chủ công trình hoặc công ty tiến hành mua hoặc xúât kho những số vật liệu còn
lại cuối kỳ chưa sử dụng hết cũng chiếm lượng lớn. Do vậy, CPNVLTT phát sinh
trong kỳ không được phản ánh chính xác. Thực tế CPNVLTT phát sinh trong kỳ sẽ
bao gồm giá trị NVL thực tế mua về hoặc xuất dùng trừ đi giá trị NVL còn lại cuối
kỳ chưa sử dụng cộng thêm phần giá trị NVL còn lại tại công trình từ cuối kỳ
trước.
*Hạch toán CPNCTT:
Cũng theo chế độ kế toán, CPNCTT không bao gồm các khoản trích theo
lương của công nhân trực tiếp xây lắp mà hạch toán vào khoản mục CPSXC và chi
phí sử dụng máy thi công. Nhưng công ty vẫn tiến hành hạch toán vào TK 622 làm
tăng CPNC.
Ví dụ: Các khoản trích theo lương của tháng 12/2006(đối với công trình
Cống đường vành đai III) là 247.776 + 1474.128 = 1721904
Như vậy chi phí nhân công trực tiếp tháng 12 của công trình cống đường
vành đai III tăng 1721904 đồng do hạch toán các khoản trích theo lương của công
nhân trực tiếp xây lắp vào.
*Hạch toán khoản mục CPSXC :
Tk 627-chi phí sản xuất chung được công ty mở 6 TK cấp 2 nhằm tập hợp
chi phí có cùng tính chất vào các TK cấp 2, nhưng đôi khi hạch toán vào TK này
vẫn chưa hợp lý.
Ví dụ đối với TK 6272-chi phí vật liệu nhằm phản ánh chi phí vật liệu xuất
dùng phục vụ chung cho toàn đội nhưng có những nghịêp vụ như tiền mua lưới
thép không phản ánh vào TK này mà được tập hợp trên TK 6277.
Khoản lãi vay vốn lưu động được phản ánh vào khoản chi bằng tiền khác
trong khoản mục chi phí SXC. (cụ thể)
*Về hệ thống tài khoản sử dụng:
Hiện nay, trong công ty chi phí sử dụng máy thi công được hạch toán vào
các tài kgoản chi phí khác, mà trong chi phí sử dụng máy thi công lại bao gồm
nhiều nội dung chi phí việc hạch toán lẫn vào các tài khoản chi phí khác sẽ không
thể hiện rõ được các nội dung chi phí trong chi phí sử dụng máy thi công.