Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận cao học môn quan li nha nuoc QUY HOẠCH đào tạo bồi DƯỠNG cán bộ của HUYỆN CHIÊM hóa TỈNH TUYÊN QUANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.27 KB, 12 trang )

QUY HOẠCH ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CỦA HUYỆN
CHIÊM HÓA TỈNH TUYÊN QUANG
1.1. Tính

cấp thiết của đề tài
Ở tỉnh Tuyên Quang, công tác đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ người

DTTS còn hạn chế. Cụ thể, từ năm 2004 đến 2011, tỉnh có 295 học sinh là con
em đồng bào các DTTS tham gia học tập theo chế độ cử tuyển ở các trường
đại học, cao đẳng. Ðây là một trong những biện pháp quan trọng tạo nguồn
cán bộ DTTS. Ðến nay đã có 130 em tốt nghiệp, chiếm 44,07% số cử tuyển;
nhưng chỉ có 38 em được các cơ quan, đơn vị trong tỉnh tuyển dụng vào làm
việc thông qua xét tuyển, thi tuyển; 26 em tự tìm việc làm tại các cơ quan,
doanh nghiệp ngoài tỉnh. 66 em chưa có việc làm, chiếm 50,7%. Việc học sinh
cử tuyển tốt nghiệp có việc làm mới đạt 29,2%. Như vậy, chính sách này chưa
đạt mục tiêu tạo nguồn cán bộ là người DTTS. Bên cạnh đó, một số cơ quan,
đơn vị thực hiện công tác quy hoạch cán bộ còn khép kín trong địa phương,
đơn vị; tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, người DTTS đưa vào quy hoạch thấp. Việc
đánh giá cán bộ sau luân chuyển còn chậm; có những đồng chí luân chuyển
giữ chức vụ mới trong thời gian ngắn, có trường hợp chưa hợp lý, cho nên
chưa góp phần rèn luyện cán bộ trong thực tế. Chính sách, chế độ đối với cán
bộ luân chuyển chưa động viên được cán bộ luân chuyển. Nguyên nhân chủ
yếu do một số cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu chưa nhận thức đúng ý
nghĩa và chưa gắn kết công tác quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng với luân
chuyển, điều động, bố trí sử dụng cán bộ DTTS.


Ðể nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ DTTS,
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang đã xây dựng kế hoạch cụ thể về công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giai đoạn 2011-2015. Trên cơ sở đó, các cấp ủy
trực thuộc lập kế hoạch cụ thể và cử cán bộ đi đào tạo theo nhu cầu sử dụng.


Ðặc biệt khi triển khai thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh nhiệm kỳ
2010-2015, Tỉnh ủy đã xác định việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là
một trong bốn khâu đột phá, cho nên công tác đào tạo cán bộ được quan tâm
hơn. Từ đó đã huy động mọi nguồn lực, tranh thủ các dự án đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức của Trung ương và tăng đầu tư ngân sách của tỉnh
cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Liên kết với các trường đại học mở các lớp đại
học tại chức. Những cán bộ đi học, ngoài việc thực hiện theo chế độ chung,
tùy từng chương trình học cụ thể, tỉnh hỗ trợ tiền ăn, nghỉ, đi lại, mua tài tiệu
và được thanh toán công tác phí như đi công tác.
2.

Tình hình nghiên cứu
Trong công tác quy hoạch, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp
ủy, lãnh đạo các đoàn thể chú ý lựa chọn cán bộ nữ, cán bộ trẻ trưởng thành từ
phong trào có triển vọng phát triển đưa vào quy hoạch.
Đồng thời, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ, cán bộ nữ,
cán bộ trong quy hoạch; tích cực bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước, ngoại
ngữ, tin học và bồi dưỡng cán bộ theo chức danh. Chủ động cử cán bộ trẻ, có
năng lực, tốt nghiệp loại khá trở lên, trong quy hoạch đi đào tạo sau đại học,
bồi dưỡng theo chương trình, đề án của Trung ương. Từ năm 2011 đến nay,
toàn tỉnh đã cử 366 cán bộ đi đào tạo đại học, 239 cán bộ đi đào tạo trên đại
học; 515 người được học cao cấp lý luận chính trị, 2.525 người học trung cấp;


trên 2 nghìn người được bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước... Trong đó, tỷ
lệ cán bộ trẻ được đào tạo, bồi dưỡng chiếm 34,8%, nữ chiếm 50,4%
Tỉnh ủy đã xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch luân chuyển cán bộ.
Trong đó, chú trọng luân chuyển cán bộ trẻ về làm bí thư, phó bí thư các
huyện ủy, thành ủy, phó chủ tịch UBND huyện, thành phố và phó ngành cấp
tỉnh; biệt phái cán bộ cấp tỉnh, huyện về các xã điểm thực hiện chương trình

xây dựng nông thôn mới. Qua đó, giúp cơ sở nâng cao năng lực lãnh đạo thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị
địa phương trong sạch vững mạnh. Từ năm 2011 đến tháng 6-2015, toàn tỉnh
đã điều động, luân chuyển 200 cán bộ, trong đó chuyển từ tỉnh về huyện ủy,
thành ủy, đảng ủy trực thuộc 24 người; chuyển từ huyện, thành phố về tỉnh 39
người; giữa các huyện, thành phố, đảng ủy trực thuộc 11 người; giữa các
ngành 42 người; trong nội bộ ngành 35 người; trong nội bộ huyện, thành phố
28 người…
Từ thực tế được điều động, luân chuyển đã giúp đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước; rèn luyện, thử thách và khảo nghiệm cán bộ để làm căn cứ
cho việc bố trí, sắp xếp và sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy hoạch.
Trong nhiệm kỳ qua, Ban Thường vụ Thành ủy đã luân chuyển, điều động 43
cán bộ. Trong đó, chú trọng luân chuyển, điều động cán bộ có năng lực, phẩm
chất chính trị đến những cơ sở mà công tác cán bộ còn hạn chế, góp phần củng
cố niềm tin của nhân dân đối với đảng bộ, chính quyền địa phương
cán bộ được đào tạo, rèn luyện qua thực tế, từng bước nâng cao trình độ
mọi mặt cho cán bộ, công chức trên địa bàn.


Hàng năm, Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo thực hiện đổi mới công tác đánh
giá cán bộ, tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, tổ chức thi tuyển, xét tuyển cán bộ,
công chức các cơ quan đảng, đoàn thể tỉnh nghiêm túc. Đồng thời, chỉ đạo
thực hiện tốt chế độ chính sách đối với cán bộ, bảo đảm công bằng, công khai.
Trong nhiệm kỳ tới, để thực hiện tốt công tác cán bộ, Tỉnh ủy sẽ tiếp tục
lãnh đạo đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ. Trong đó,
tập trung xây dựng đồng bộ đội ngũ cán bộ các cấp từ tỉnh đến cơ sở, nhất là
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Lãnh đạo các cấp ủy coi trọng công tác quản lý, giáo dục chính trị tư
tưởng, phẩm chất, đạo đức, lối sống đối với cán bộ; chủ động xây dựng quy

hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ. Đồng thời, tiếp tục mạnh
dạn đổi mới, trẻ hóa cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn, bảo đảm tính kế thừa và
phát triển.
Các cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác đánh giá, bố trí, sử
dụng cán bộ bảo đảm khách quan, khoa học; quan tâm, tạo nguồn cán bộ trẻ,
cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số. Qua đó, tạo tiền đề để tổ chức thực
hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng trong
sạch, vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn trong những năm
tiếp theo.
3.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ nói chung, cán
bộ, công chức cấp cơ sở nói riêng là một trong những khâu quan trọng của
công tác cán bộ của Đảng ta. Vì vậy, việc đánh giá đúng thực chất chất lượng
công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức
cấp cơ sở và đưa ra những giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng và hiệu


quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra là vấn đề quan
trọng và cấp thiết.
Kết quả điều tra cho thấy, trong số 255 cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp ủy,
chính quyền cấp xã, gồm bí thư, phó bí thư đảng ủy, chủ tịch, phó chủ tịch
HĐND, UBND, bí thư Đoàn thanh niên, trưởng các đoàn thể của 35 xã,
phường, thị trấn được khảo sát, thì có 68,6% cho rằng sau khi được đào tạo đã
phát huy tốt kiến thức vào thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn, 29,8%
cho rằng phát huy khá và chỉ có 1,6% đánh giá là phát huy trung bình, nhưng
còn hạn chế. Trong số 68 cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện được lấy ý kiến
thì có 88,2% nhận xét về đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở đã qua đào tạo
trung cấp lý luận chính trị về công tác tại cơ sở đã phát huy tốt khả năng, hiệu

quả công việc; chỉ có 11,8% cho rằng phát huy trung bình nhưng còn hạn chế.
đề ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp cơ sở như: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ gắn với quy hoạch, sử dụng, bổ nhiệm, đánh giá cán bộ; nâng
cao chất lượng trình độ đội ngũ giảng viên
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Đào tạo trình độ chuyên môn và bồi dưỡng kiến thức kĩ
năng đối với cán bộ công chức xã
Phạm vi nghiên cứu địa bàn tỉnh Tuyên quang
Thời gian nghiên cứu từ năm 2015 đến nay

5.

Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp: logic, phương pháp diễn dịch, phương pháp
thống kê số liệu, phương pháp so sánh. Đặc biệt là phương pháp điều tra xã
hội học


6.

Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
Góp phần làm sáng tỏ và cung cấp luận cứ khoa học cho việc xác định
các quyết định và hoạch định chính sách về vấn đề nghiên cứu
Kết luận đề tài góp thêm kinh nghiệm cho các nhà quản lí, lãnh đạo các
cấp, người làm chuyên môn ở các đơn vị địa phương

7.


Kết cấu đề tài.Lời mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo. Đề tài này
gồm 3 chương
CHƯƠNG 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUY HOẠCH ĐÀO
TẠO CÁN BỘ CỦA TỈNH
Khái niệm quy hoạch cán bộ
Nghị quyết hội nghị trung ương lần thứ 3 khóa VIII Đảng ta xác đinh:
Quy hoạc cán bộ là nội dung trọng yếu trong công tác cán bộ bảo đảm
cho công tác cán bộ đi vào nề nếp chủ động có tầm nhìn xa đáp ứng cả nhiệm
vụ trước mắt và lâu dài.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY HOẠCH CÔNG TÁC CÁN BỘ
Ở HUYỆN CHIÊM HÓA TỈNH TUYÊN QUANG

HIỆN NAY VÀ

NGUYÊN NHÂN
Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo
đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, đáp ứng cả nhiệm vụ trước
mắt và lâu dài; làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vững vàng về chính
trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ
và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn
Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch được các cấp, các ngành quan
tâm thực hiện. Công tác luân chuyển cán bộ được thực hiện ngày càng nền


nếp, chặt chẽ, cơ bản đạt mục đích, yêu cầu đề ra. Nhiều đồng chí sau luân
chuyển được bố trí đảm nhiệm chức vụ cao hơn; qua đó đã tạo động lực thúc
đẩy cán bộ hăng hái công tác, học tập, rèn luyện để trưởng thành về nhiều mặt;
khắc phục tư tưởng cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ và tâm lý thoả mãn
trong một bộ phận cán bộ. Việc lựa chọn cán bộ cử đi đào tạo, bồi dưỡng được

căn cứ quy hoạch; tập trung đào tạo đạt chuẩn cho đội ngũ cán bộ cơ sở; đào
tạo sau đại học, lý luận chính trị và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán
bộ trong quy hoạch. Việc bố trí, sử dụng cán bộ nói chung được thực hiện trên
cơ sở quy hoạch cán bộ; khi có nhu cầu kiện toàn chức danh lãnh đạo, trước
tiên xem xét, đánh giá nguồn cán bộ trong quy hoạch.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác quy hoạch cán bộ của tỉnh thời
gian qua còn một số tồn tại, hạn chế: Việc xây dựng quy hoạch của một số đơn
vị chưa có tính đột phá, tính khả thi không cao nên khi tiến hành bổ nhiệm còn
gặp khó khăn; quy trình, cách làm quy hoạch còn lúng túng, chưa thực sự
đồng bộ. Nhận xét, đánh giá cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch trong một số
trường hợp chưa chặt chẽ; phát hiện, giới thiệu nguồn cán bộ đưa vào quy
hoạch còn hạn chế. Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch có nơi chưa được
đề cao, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng, bố
trí, sử dụng cán bộ.
Nguyên nhâncơ bản của những tồn tại, hạn chế trên là do nhận thức của
một số cấp uỷ và một bộ phận cán bộ, đảng viên về công tác quy hoạch cán bộ
chưa đầy đủ, chưa thật sự quyết tâm cao trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Ở
một số cơ quan, địa phương, đơn vị còn tư tưởng cục bộ, khép kín, không


muốn quy hoạch cán bộ nơi khác. Vai trò tham mưu của một số ban tổ chức
cấp uỷ, bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ chưa đạt yêu cầu.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
QUY HOẠCH ĐÀO TẠO CÁN BỘ CỦA HUYỆN CHIÊM HÓA TỈNH
TUYÊN QUANG TRONG THỜI GIAN TỚI.
Một là,tiếp tục nâng cao nhận thức của cấp uỷ, tập thể lãnh đạo cơ
quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên về công tác quy hoạch cán bộ, tạo cơ sở
thực hiện tốt các quan điểm của Đảng về công tác cán bộ
Phải nâng cao nhận thức của cấp uỷ đảng, cơ quan, đơn vị và từng cán
bộ, đảng viên, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác

quy hoạch cán bộ, đưa công tác quy hoạch cán bộ trở thành việc làm nền nếp,
thường xuyên. Các cấp uỷ, cơ quan, đơn vị cần quán triệt sâu sắc các quan
điểm và mục tiêu về xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới mạnh mẽ tư duy,
phương thức lãnh đạo, cách làm; khắc phục có kết quả những tồn tại, hạn chế,
nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm
chất và năng lực tốt, cơ cấu phù hợp, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục giữa các
thế hệ cán bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới.
Chỉ đạo thực hiện tốt Kết luận số 37-KL/TW của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khoá X) và Kế hoạch số 40-KH/TU của Tỉnh uỷ về tiếp tục đẩy
mạnh Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020; đánh giá đúng thực trạng đội
ngũ cán bộ ở tất cả các ngành, lĩnh vực, xác định đúng những mặt còn yếu và
thiếu, tập trung xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đạt kết quả. Coi trọng
chỉ đạo điểm, rút kinh nghiệm.


Hai là,xây dựng kế hoạch, hướng dẫn thực hiện quy hoạch cấp uỷ
nhiệm kỳ 2015 - 2020 và các chức danh chủ chốt của cấp uỷ, HĐND, UBND
các cấp, gắn với xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành,
đoàn thể
Xây dựng quy hoạch cấp uỷ và lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành là
một bước quan trọng trong việc chuẩn bị nhân sự cho đại hội đảng các cấp,
chuẩn bị nguồn cán bộ cho cả một giai đoạn, góp phần quan trọng thúc đẩy
kinh tế - xã hội phát triển ở mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị. Do vậy, việc xây
dựng quy hoạch phải bảo đảm nâng cao chất lượng, tầm nhìn xa, có sự kế
thừa, phát triển và cơ cấu hợp lý; thực hiện xây dựng quy hoạch cấp dướilàm
cơ sở để phát hiện nguồn cho quy hoạchcán bộ cấp trên; lấy việc phục vụ
nhiệm vụ chính trị để xây dựng đội ngũ cán bộ. Thực hiện tốt việc đánh giá
cán bộ, đâylà tiền đề và bắt buộc trước khi tiến hành quy hoạch cán bộ.
Công khai các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức
danh cán bộ lãnh đạo, quản lý đểgiúp cho việc lựa chọn, giới thiệu nguồn quy

hoạch.
Danh sách cán bộ đã được cấp trên phê duyệt đưa vào quy hoạch phải
thông báo chocá nhân cán bộ trong diện quy hoạch biếtvà giao nhiệm vụ cho
cán bộ để cán bộ xác định rõ trách nhiệm, động lực, tích cực học tập, rèn
luyện, phấn đấu vươn lên. Tôn trọng và thực hiện tốt việc tiến cử cán bộ của
quần chúng. Hằng năm, tiến hành rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch trên
cơ sở kết quả đánh giá cán bộ, chiều hướng, triển vọng phát triển, cập nhật
những nội dung mới liên quan đến cán bộ...


Quy hoạch cán bộ phấn đấu đạt định hướng cơ cấu ban chấp hành cấp
uỷ khoá mới: cán bô nữ, cán bộ trẻ (dưới 40 đối với cấp tỉnh, dưới 35 đối với
cấp huyện) khoảng 15%, cán bộ dân tộc thiểu số tương xứng với với cơ cấu
dân tộc của tường địa phương; đổi mới khoảng 30% cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Quy hoạch các cấp, các ngành, cán bộ trẻ đạt khoảng 20%, cán bộ nữ từ 2025%.
Năm 2012, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ tập trung tham mưu Tỉnh uỷ xây dựng
quy hoạch Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2015-2020 (quy
hoạch A1) và các chức danh chủ chốt của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh; tham
mưu chỉ đạo, hướng dẫn quy hoạch cấp uỷ cấp huyện, cấp xã.
Ba là,xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch cán bộ
Tiến hành rà soát, thống kê trình độ của cán bộ ở từng ngành, lĩnh vực;
đánh giá và dự báo nhu cầu đào tạo, để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, trước hết là giai đoạn 2011-2015. Thực hiện tốt việc đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ trong quy hoạch, kể cả đào tạo lại để đáp ứng được các
yêu cầu về tiêu chuẩn chức danh cán bộ, tránh tình trạng khi chuẩn bị phương
án nhân sự để bầu cử, bổ nhiệm, cán bộ chưa đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên
môn, lý luận chính trị.
Tăng cường bồi dưỡng kiến thức thực tiễn theo hướng có trọng tâm,
trọng điểm. Tuyển chọn cán bộ có triển vọng, đủ điều kiện, tiêu chuẩn cử đi
đào tạo, bồi dưỡng theo các chương trình của Trung ương và của tỉnh như: đào

tạo cao cấp, cử nhân chính trị, sau đại học, đào tạo theo Đề án 165 của Trung


ương; bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý theo chức danh, nhất là cán bộ cơ
sở.
Bốn là,thực hiện tốt việc luân chuyển gắn với quy hoạch, bố trí, sắp
xếp, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ
Các cấp uỷ, cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch và thực hiện luân
chuyển cán bộ theo quy hoạch. Xác định số lượng và dự kiến danh sách cán
bộ luân chuyển trong cả nhiệm kỳ và từng năm. Tiến hành luân chuyển cán bộ
từ tỉnh xuống huyện, từ huyện xuống cơ sở, giữa các phòng, ban, cơ quan, đơn
vị. Đối tượng luân chuyển phải phải thực sự có năng lực, triển vọng, trong quy
hoạch lãnh đạo, quản lý; làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ luân chuyển cả
nơi cán bộ đi và đến; xây dựng kế hoạch cụ thể nơi cán bộ đến luân chuyển và
sau khi luân chuyển về.
Đến năm 2020, trước mắt đến Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII
(2015), cần phấn đấu đạt được mục tiêu: các đồng chí uỷ viên Ban Thường vụ
Tỉnh uỷ, thường trực HĐND, UBND tỉnh nói chung đã qua luân chuyển giữ
chức vụ chủ chốt cấp huyện; 50-70% thủ trưởng các cơ quan, sở, ban, ngành,
MTTQ, đoàn thể tỉnh đã qua lãnh đạo chủ chốt cấp huyện; 100% các huyện,
thành phố có ít nhất một trong các chức danh lãnh đạo, quản lý (bí thư, phó bí
thư cấp uỷ, chủ tịch HĐND, UBND) và trưởng các ngành toà án, viện kiểm
sát, công an, thanh tra, tài chính, thuế không là người địa phương.
Bố trí, sử dụng cán bộ bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa các chức danh lãnh
đạo, quản lý với trình độ chuyên môn; giữa các độ tuổi, ngạch, bậc công chức,
lĩnh vực công tác trên cơ sở nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của cán bộ và bố trí


vì công việc. Mạnh dạn bổ nhiệm cán bộ trẻ để họ có chức danh lãnh đạo,
quản lý từ đó có điều kiện tham gia cấp uỷ.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công
chức, viên chức. Có giải pháp phù hợp để từng bước nâng cao chất lượng cuộc
sống, tạo động lực kích thích sự phấn đấu vươn lên, thu hút người có tài vào
công tác trong các cơ quan của hệ thống chính trị, góp phần nâng cao chất
lượng quy hoạch cán bộ.
Năm là,tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; sơ kết, tổng kết, rút
kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng những đơn vị thực hiện tốt công tác
quy hoạch cán bộ
Cấp uỷ các cấp, thủ trưởng đơn vị cần chỉ đánh giá, rút kinh
nghiệm về những ưu điểm và hạn chế trong quá trình thực hiện, từ đó đề ra
biện pháp thực hiện tốt hơn trong thời gian tiếp theo; chú ý phát hiện nhân tố
điển hình, có cách làm mới, sáng tạo trong thực hiện quy hoạch cán bộ để kịp
thời biểu dương, khen thưởng và nhân rộng; đồng thời có biện pháp xử lý,
khắc phục hạn chế ở những địa phương, đơn vị thực hiện chưa tốt.



×