Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Dạy học trực tuyến chủ đề ca dao việt nam cho học sinh lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG PHƯƠNG THẢO

DẠY HỌC TRỰC TUYẾN CHỦ ĐỀ CA DAO VIỆT NAM
CHO HỌC SINH LỚP 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG PHƯƠNG THẢO

DẠY HỌC TRỰC TUYẾN CHỦ ĐỀ CA DAO VIỆT NAM
CHO HỌC SINH LỚP 10
Ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt
Mã số: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

1. TS. Nguyễn Thị Bích
2. TS. Hồng Mai Diễn

THÁI NGUN - 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học: “Dạy học trực tuyến chủ đề
ca dao Việt Nam cho học sinh lớp 10” dưới sự chỉ dẫn của TS. Nguyễn Thị
Bích và TS. Hồng Mai Diễn là kết qua q trình tơi tự nghiên cứu khơng sao
chép của bất cư ai. Các kết qua nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung
thực, khách quan chưa được cơng bố ở cơng trình nghiên cứu nào trước đây.
Nợi dung của luận văn co sư dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên
các tác phẩm, tạp chí, các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của ḷn
văn.
Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiêm!
Thái Ngun, tháng 6 năm 2020
Tác giả của luận văn

Hoàng Phương Thảo

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài “Dạy học trực tuyến chủ đề ca dao Việt Nam cho
học sinh lớp 10”, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, đợng viên, tạo điều
kiện của thầy cơ, gia đình, bạn bè. Tôi xin chân thành cam ơn các thầy cô giáo
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô trong
khoa Ngữ văn đã dìu dắt tơi trong suốt những năm tháng học tập. Tơi cũng xin
bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với TS. Nguyễn Thị Bích và TS. Hồng Mai
Diễn - những người đã chu đáo, tận tình hướng dẫn tơi hoàn thành bài nghiên
cứu này.
Cam ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những

người đã ln dành cho tơi sự đợng viên, khích lê, chia sẻ những kho khăn
trong q trình hồn thiện ḷn văn.
Mặc dù đã co nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hồn chỉnh nhât,
song ḷn văn của tơi khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong sẽ
nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để cơng trình
được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020
Tác giả luận văn

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cam ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
Danh mục biểu đồ................................................................................................ v
MỞ ĐẦU............................................................................................................. v
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sư vấn đề.................................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 17
4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 18
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 18
6. Giai thuyết khoa học...................................................................................... 19
7. Bố cục của đề tài............................................................................................ 19
NỘI DUNG ....................................................................................................... 20
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DẠY HỌC TRỰC
TUYẾN CHỦ ĐỀ CA DAO CHO HỌC SINH LỚP 10............................... 20
1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................ 20

1.1.1. Dạy học chủ đề ........................................................................................ 20
1.1.2. Dạy học trực tuyến................................................................................... 22
1.1.3. Thể loại ca dao......................................................................................... 41
1.1.4. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 10 trung học phổ thông ...............
47
1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................ 50
1.2.1. Những quy định, hướng dẫn về dạy học trực tuyến ................................ 50
1.2.2. Thực tiễn viêc dạy học trực tuyến ca dao ở trường phổ thông................ 52
1.2.3. Đánh giá thực tiễn về dạy học trực tuyến ................................................
56
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................... 59

3


Chương 2: CÁCH THỨC DẠY HỌC TRỰC TRUYẾN CHỦ ĐỀ CA
DAO VIỆT NAM CHO HỌC SINH LỚP 10................................................ 60
2.1. Những yêu cầu đối với bài học................................................................... 60
2.1.1. Yêu cầu về mục tiêu ................................................................................ 60
2.1.2. Yêu cầu về nội dung ................................................................................ 60
2.1.2. Yêu cầu về phương pháp, hình thức tổ chức bài học .............................. 61
2.1.3. Yêu cầu đối với giáo viên và học sinh .................................................... 62
2.1.4. Yêu cầu về kiểm tra, đánh giá ................................................................. 62
2.2. Quy trình thiết kế bài học trực tuyến chủ đề ca dao................................... 64
2.3. Cách thức tổ chức bài học trực tuyến chủ đề ca dao .................................. 93
2.3.1. Dạy học trực tuyến hoàn toàn (Online learning) ..................................... 93
2.3.2. Dạy học trực tuyến kết hợp (Blended learning) ...................................... 93
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................... 95
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................... 96
3.1. Mục đích, nhiệm vu và nguyên tắc thực nghiệm ......................................... 96

3.1.1. Mục đích thực nghiệm.............................................................................. 96
3.1.2. Nhiêm vu thực nghiêm ............................................................................ 97
3.1.3. Nguyên tắc thực hiên ............................................................................... 97
3.2. Tổ chức thực nghiệm ................................................................................... 97
3.2.1. Thời gian thực nghiệm ............................................................................. 97
3.2.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ........................................................... 97
3.3. Nội dung và cách thức tiến hành thực nghiệm ............................................ 98
3.3.1. Nội dung thực nghiệm .............................................................................. 98
3.3.2. Cách thức tiến hành thực nghiệm ............................................................. 99
3.4. Kết qua thực nghiêm................................................................................. 100
3.4.1. Phản hồi chung từ phiếu hỏi .................................................................. 100
3.4.2. Những nhận xét và đánh giá bước đầu ................................................... 104
3.5. Một số đề xuất, kiến nghị ......................................................................... 105
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................. 106
KẾT LUẬN..................................................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 108

4


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Minh họa viêc áp dụng dạy học trực tuyến chủ đề ca dao............ 54
Biểu đồ 1.2. Thái đô của học sinh khi học văn dưới hình thức học trực
tuyến theo chủ đề ............................................................................. 55
Biểu đồ 1.3. Minh họa nhu cầu dạy - học trực tuyến chủ đề ca dao cho học
sinh lớp 10........................................................................................ 56

5



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong những năm gần đây, bối cảnh hợi nhập tồn cầu đã và đang co
những tác động lớn đến sự phát triển của xã hội. Theo xu hướng quốc tế hóa,
giáo dục Viêt Nam cũng đang “chuyển mình” từ nền giáo dục chú trọng vào
mục tiêu truyền thu kiến thức sang nền giáo dục theo định hướng tiếp cận năng
lực. Dạy học được mở rộng ca về phạm vi và đối tượng, đáp ứng nhu cầu cũng
như điều kiện của đông đảo người học. Các hình thức giáo dục mới ra đời là hê
qua tât yếu từ xã hội hiên đại, trong đo học tập trực tuyến trên nền tang công
nghê thông tin được nhiều người lựa chọn bởi sự tiện dụng và hiệu qua cao mà
no mang lại.
1.2. Trực tuyến là một phương thức dạy học tích cực, mới mẻ dựa trên
cơng nghê thông tin và truyền thông. Với phương thức này, viêc học trở nên
linh hoạt, đa dạng và hấp dẫn, kích thích được sự hứng thú, chủ đợng của người
học. Kiến thức co thể được lĩnh hội ở bất cư lúc nào, ở bất cư đâu phù hợp với
hoàn cảnh, năng lực, cá tính, nhu cầu cơng viêc riêng của bản thân… chỉ cần
phương tiện máy tính, hay điện thoại và mạng Internet. Bài học trực tuyến co
kha năng cung câp một lượng ngữ liệu phong phú hơn ngữ liệu trong sách giáo
khoa, đồng thời thể hiện được hê thống yêu cầu học tập cu thể dành cho học
sinh dưới nhiều dạng thức, để các em tự giác hoạt động, không bo buộc theo
phương pháp giang truyền thống. Với những ưu điểm đó, học tập trực tuyến
đang ngày càng được nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng phát triển. Đặc biệt,
trong bối canh toàn cầu đang nỗ lực đối mặt với đại dịch Covid-19 những ngày
vừa qua, học trực tuyến đã trở thành phương thức học tập được lựa chọn hàng
đầu trong giáo dục như một giải pháp để “tạm dừng đến trường nhưng không
dừng học”. Tuy nhiên, dạy và học trực tuyến như thế nào để đạt hiệu qua cao
nhât vẫn là câu hỏi lớn mà giáo dục đặt ra.

1



1.3. Đối với môn Ngữ văn, mục tiêu giáo dục theo chương trình mới là
giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người,
co đời sống tâm hồn phong phú, co quan niêm sống và ứng xư nhân văn, co tinh
thần tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và kha năng hội nhập quốc tế. Chương
trình hướng đến hình thành cho học sinh phẩm chât và những năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giai quyết
vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực
ngôn ngữ và văn học, rèn luyên các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe, co hê thống
kiến thức phổ thông nền tảng về Tiếng Viêt, phát triển tư duy hình tượng và tư
duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người co văn hóa, biết
tạo lập các văn ban thông dụng, biết tiếp nhận và đánh giá các văn bản văn học,
các giá trị thẩm mĩ trong cuộc sống. Như vậy, để tổ chức hiệu qua một giờ học
Ngữ văn trên lớp mà trong đo học sinh giữ vai trị làm chủ q trình nhận thức
qua thật là khơng dễ dàng. Giáo viên cần tích hợp đa dạng các phương pháp dạy
học, trong đo hình thức dạy học trực tuyến theo chủ đề là một định hướng mới
đem lại hiêu qua giáo dục cao.
1.4. Trong tiến trình văn học Viêt Nam, văn học dân gian ra đời sớm và
phát triển bền lâu theo suốt chiều dài lịch sử. Bô phận văn học này không chỉ co
vai trị cợi nguồn, mà cịn phản ánh chân thực tâm tư, tình cam và những phẩm
chất tốt đẹp của người dân Viêt. Ca dao là thể loại tiêu biểu của văn học dân
gian, được chọn lựa đưa vào giảng dạy (mợt số văn bản) trong chương trình
Ngữ văn lớp 10. Bài học này cung cấp tri thức và co giá trị giáo dục thẩm mĩ
cao đối với học sinh. Bởi thế, trên cơ sở chương trình hiện hành, no rất cần
được đầu tư thiết kế giảng dạy dưới những hình thức và phương pháp mới để
đem lại hiệu qua học tập tốt nhất. Dạy học ca dao không đơn thuần chỉ để cung
câp ngữ liêu văn bản, không chỉ để đọc hiểu ý nghĩa của từng câu ca mà còn
phai bồi đắp tình yêu quê hương, khơi dậy ý thức gìn giữ những nét đẹp văn
hóa truyền thống trái tim mỗi học trò.


2


Với những lí do trên và hy vọng co thể đóng góp mợt tài liêu tham khảo
hữu ích, thiết thực, mới mẻ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu, học tập phần
văn học dân gian Việt Nam trong chương trình Ngữ văn, chúng tôi lựa chọn đề
tài: “Dạy học trực tuyến chủ đề ca dao Việt Nam cho học sinh lớp 10” để
nghiên cứu và thực nghiêm.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử ứng dụng dạy học trực tuyến
2.1.1. Ứng dụng trên thế giới
Thuật ngữ “dạy học trực tuyến” xuât hiện lần đầu tiên vào tháng 10 năm
1999 trong một hội nghị Quốc tế về CBT (Computer - Based Training). Từ thời
điểm đó, các cụm từ như "online learning", "virtual learning" hay “e-learning”
bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều. Co thể nói, kết hợp các từ cụm từ "online
learning" hay "virtual learning" (học tập ảo), E-learning mô ta một cách đầy đủ
về một môi trường học tập chuyên nghiệp. Trong đó, người học co thể tương tác
với môi trường học tập trực tuyến thông qua Internet hoặc các phương tiện
truyền thơng điện tư khác (intranet, extranet, truyền hình tương tác, CD-Rom,
vv).
Rât lâu trước khi Internet ra đời, các khóa học từ xa đã được Isaac Pitman
mang đến vào những năm 1840. Isaac
Pitman là mợt giáo viên co trình đơ và
giảng dạy ở mợt trường tư ở Vương Quốc
Anh. Ơng đã dạy các học sinh của mình
phương pháp viết tốc ký thông qua hê
thống mail (tốc ký co thể hiểu là mợt hình
thức viết tắt, mợt phương pháp viết ngắn
gọn hơn so với cách viết một ngôn ngữ
thông thường). Pitman gửi các bài tập của

mình cho các học sinh của ơng qua hê

Sir Isaac Pitman (1813 - 1897)

thống mail và nhận lại các kết qua mà các học sinh đã hoàn thành.
3


Trong năm 1924, các máy thư nghiêm đầu tiên được phát minh. Thiết bị
này cho phép học sinh tự kiểm tra. Sau đó, vào năm 1954, BF Skinner - một
giáo sư Đại học Harvard đã phát minh ra “teaching machine” (máy giảng dạy),
trong đo cho phép các trường học dùng các chương trình để quan lý hướng dẫn
học sinh của mình. Tuy nhiên cho đến năm 1960, các chương trình đào tạo dựa
trên máy tính đầu tiên mới được giới thiệu đến thế giới. Chương trình này dựa
trên máy tính đào tạo (hoặc chương trình CBT) được biết đến như PLATOProgrammed Logic được dùng cho viêc tự động hoạt động giảng dạy. No được
thiết kế cho sinh viên theo học các trường đại học Illinois, nhưng cuối cùng lại
được sư dụng trong các trường học trên toàn khu vực.
Với sự ra đời của máy tính và internet trong những năm cuối thế kỷ 20,
các công cu E-learning và phương pháp phân phối được mở rộng. Từ đầu
những năm 1960, các giáo sư và các nhà tâm lí học đã nghiên cứu, miêu ta và
bước đầu thư nghiêm viêc dùng máy tính cũng như thư điện tư để phát triển các
khóa học dựa trên công nghê. Càng về sau khi khoa học kỹ thuật phát triển, Elearning đã trở thành hình thức học tập trực tuyến phổ biến ở các nước co nền
công nghê cao, co nhiều trung tâm đào tạo các hê hình giáo dục. Thế hê máy
Mac. OS (Macintosh Operating System) đầu tiên ra đời trong những năm 1980
cho phép các cá nhân co thể đặt máy tính ở nhà của họ, và điều này giúp ích
cho họ rât nhiều trong viêc học tập, nghiên cứu cũng như phát triển các kỹ
năng. Sau đó, trong thập kỷ tiếp theo, môi trường học tập ảo bắt đầu thực sự
phát triển mạnh, càng ngày con người càng tiếp cận thông tin qua kênh internet
nhiều hơn và cơ hội trực tuyến thực sự mở ra.
Trong những năm 2000, các doanh nghiệp đã bắt đầu sư dụng Elearning để đào tạo nhân viên của họ. Các nhân viên mới co thể dễ dàng tiếp

cận các quy trình nghiệp vu cùng những thơng tin trong hê thống E-learning nơi cung cấp cho họ đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiêm để
thực hiên tốt cơng viêc của mình. Đối với các cá nhân, viêc học tập trực tuyến


thông qua hê thống E-learning không chỉ giúp họ tăng thêm kiến thức, kỹ năng,
bằng cấp mà còn co nhiều cơ hội về viêc làm, những mối quan hê xã hợi và đời
sống tinh thần phong phú.
Tại Mĩ, tính đến năm 2000, co gần 47% các trường đại học, cao đẳng
thiết kế mơ hình đào tạo từ xa, tạo nên khoảng 54.000 khóa học trực tuyến hữu
ích. Tại Singapore, khoang 87% trường Đại học sư dụng phương pháp đào tạo
trực tuyến. Ở Hàn Quốc, hình thức học tập này cũng được phổ biến ở các
trường. Hiên nay, co nhiều công ty lớn đầu tư vào E-learning, nổi bật là các
công ty như SAP, Docent, Saba, IBM, Oracel. Theo ước tính năm 2010, Elearning trên toàn cầu đạt 500 tỉ USD. Ở các nước cơng nghiệp phát triển điển
hình là Mĩ, đã đạt được 10,3 tỉ USD vào năm 2002 và tăng lên nhanh chóng đạt
83,1 tỉ USD vào năm 2002.
Vào khoang năm 2010 trở đi, sự bùng nổ về công nghê ứng dụng trên
các nền tang di động hay sự phát triển vượt bậc của một thế hê mạng xã hội
mới như Facebook, Google Plus, Instagram,... đã làm cho hê thống tương tác
thông tin với người sư dụng internet trở nên phong phú hơn bao giờ hết. Qua
đó, các phương thức tương tác trên môi trường đào tạo trực tuyến cũng co
những chuyển biến thay đổi nhằm phù hợp hơn với người sư dụng. Các ứng
dụng di động kết hợp internet cho phép người học tương tác trong môi
trường E-learning mọi lúc, mọi nơi.
Ngày nay, thông qua Web, người dạy co thể hướng dẫn trực tuyến (hình
anh, âm thanh, các cơng cu trình diễn) tới mọi người học. Điều này đã tạo ra
một cuộc cách mạng trong đào tạo với giá thành rẻ, chất lượng cao và hiệu qua.
Đo chính là kỉ nguyên của E-Learning. Cũng giống như các thị trường công
nghê khác, thị trường E-learning cũng không ngoại lê, E-learning cũng trải qua
những giai đoạn thăng trầm. Tại thời điểm hiên nay, các nhà phân tích cho rằng
E-learning là mợt thị trường lớn với cái nhìn thực tế về sự liên quan của công

nghê và ý tưởng. Tuy nhiên, thực tại so sánh với thị trường giáo dục truyền


thống thì nhiều người vẫn đặt câu hỏi rằng "khi nào thì E-learning mới thực sự
cât cánh?".
Tại châu Á, E-learning vẫn đang trong tình trạng mới phát triển, chưa co
nhiều thành cơng và ứng dụng rợng vì mợt số lí do như sau: Các định kiến bao
thủ, lạc hậu, tê quan liêu, sự ưa cḥng đào tạo theo lối mịn truyền thống của
văn hóa châu Á, vấn đề ngôn ngữ chưa đồng nhât, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn
và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia. Tuy nhiên, đo chỉ là những rào can
tạm thời bởi hê thống giáo dục tại các quốc gia châu Á đang dần dần phải thừa
nhận những hiêu qua tích cực và tiềm năng to lớn mà E-learning mang lại.
Trong thời gian gần đây, E-learning đã phát triển mạnh tại nhiều quốc
gia trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Ban... Cùng với đó, việc ứng dụ ng
mơ hình giáo dục trực tuyến cũng co nhiều bước tiến mạnh mẽ. Viêc nghiên
cứu E-learning tại những nước đang phát triển đã được quan tâm nhiều hơn và
các hội nghị, hội thảo về công nghê thông tin và giáo dục đều co đề cập nhiều
đến E-learning và kha năng áp dụng vào môi trường giáo dục chính quy. Hiên
tại, E-learning được triển khai với quy mô sâu rộng tại nhiều quốc gia phát triển
với rất nhiều tính năng hỗ trợ cho người học. Đầu tiên phải nói đến tính linh
hoạt trong việc học và thanh tốn chi phí học tập. Từ khi đăng ký học đến lúc
hoàn tất khóa học, người học co thể học theo thời gian biểu mình định ra mà
khơng bị gị bo bởi thời gian và khơng gian lớp học Chi phí học thấp tính theo
tháng với mỗi mơn được thanh tốn mợt cách nhanh chóng bằng các phương
thức thanh tốn điện tư khác nhau. Điều này hồn tồn phù hợp với những quốc
gia co nền công nghê thông tin phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Singapore,

Ở Mỹ, đã co hàng triêu học sinh phổ thông đăng ký học Online. Đưa lớp
học lên mạng Internet là một trào lưu đang bùng nổ tại những nước này. Không
chỉ là một phong trào tự phát, tại nhiều bang ở Hoa Kỳ các nhà quản lý giáo

dục đã ban hành quy mỗi học sinh phai đăng ký học một số môn nhất định tại
các lớp học trực tuyến. Theo lý giai của các nhà quản lý, đây là bước chuẩn bị


nhằm trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết cho viêc học tại các trường
đại học sau này và thích ứng với mơi trường làm viêc của thế kỷ 21.
Đối với Hàn Quốc, chính phủ xem đây như mợt cơng cu để giảm tai chi
phí dạy kèm tại các trung tâm luyên thi, qua đo góp phần bình đẳng trong giáo
dục. Cùng với đó, kênh truyền hình học đường được mở ra là các website cung
câp các bài giảng ơn thi đại học miễn phí, thu hút mợt số lượng rât lớn học sinh
tham gia. Một số giáo viên giỏi ở Hàn Quốc cho rằng E-learning mang lại cơ
hội và sự công bằng hơn cho giáo dục bởi những học sinh nghèo co thể tham
gia vào khóa luyên thi của những thầy giỏi với mức học phí rât ít so với lớp
luyên thi thông thường.
2.1.2. Ứng dụng ở Việt Nam
Thuật ngữ E-Learning nhen nhóm trên thế giới từ những năm 1999,
nhưng phải đến hơn 13 năm để lĩnh vực này bắt đầu được quan tâm trên thế
giới cũng như ở Viêt Nam. Trên thực tế, viêc học trực tún đã khơng cịn mới
mẻ ở các nước tiên tiến. Song ở Viêt Nam, no mới chỉ bắt đầu phát triển một số
năm gần đây với viêc kết nối internet băng thông rộng được triển khai mạnh mẽ
tới tât ca các trường học. Sự hữu ích, tiện lợi của E-learning là rât lớn nhưng để
đạt được thành công trong bối cảnh giáo dục Viêt Nam, các câp quản lý cần co
những quyết sách hợp lý.
Bước sang thế kỉ 21 và trong xu hướng gõ cửa thời đại công nghiệp 4.0,
việc ứng dụng công nghê thông tin vào đời sống là một yêu cầu tât yếu, đặc
biệt là đối với giáo dục Viêt Nam. Chỉ thị 58 - CT/TW ngày 17/2/2000 của Bơ
Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghê thông tin cho sự
nghiêp công nghiệp hóa, hiên đại hóa nêu rõ “Đẩy mạnh công nghệ thông tin
trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, các ngành học.
Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã

hội. Đặc biệt, tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào
tạo, kết nối mạng Internet tất cả các cơ sử giáo dục và đào tạo” [2].


Từ trước năm 2002, hê thống tài liêu nghiên cứu về E-learning ở Viêt
Nam không nhiều. Nhưng từ năm 2003, viêc nghiên cứu lĩnh vực này đã được
quan tâm hơn, nhiều hôi thảo giáo dục đã được tổ chức và nhận được sự ủng hô
của các chuyên gia. Các trường Đại học như: Đại học Công nghê - Đại học
quốc gia, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, Học
viện Bưu chính Viễn thơng… đã nghiên cứu và triển khai thành công, bước đầu
góp phân thúc đẩy sự phát triển E-learning ở Viêt Nam. Nhiều nghiên cứu, đề
tài, luận bắt được đưa ra. Phần lớn các đơn vị nghiên cứu và xây dựng dựa trên
hê thống mã nguồn mở Moodle.

Từ năm 2006, việc triển khai ứng dụng E-learning đã co nhiều khởi sắc
nhờ sự quan tâm của các câp các ngành và sự nỗ lực của các đơn vị giáo dục cu
thể. Một trong những đơn vị tiên phong ứng dung giáo dục trực tuyến trong dạy
học đo là Đại học Công nghê - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học xây dựng …
Giai đoạn này hê thống giáo dục học dựa trên các đối tượng, chủ đề. Năm


2007, cuộc thi danh giá của ngành Công nghê thông tin - “Nhân tài đất Việt” do
Bô Giáo dục và Đào tạo, Bô Khoa học và Công nghê, Bô Thông tin và Truyền
thông tổ chức đã trao tặng giai Nhât cho giải pháp về E-learning, đo là giải
pháp “Học trực tuyến và thi trực tuyến ứng dụng cho viêc nâng cao chất lượng
đào tạo”. Viêt Nam đã gia nhập mạng E-learning Châu Á với sự tham gia của
Bô Giáo dục và Đào tạo, Bô Khoa học công nghê…
Năm 2010, thị trường E-learning sôi động với sự ra đời của hoc360.vn.
Bước sang giai đoạn lây cá nhân người học nắm vai trị chủ đạo, các bài giang
được ghi hình, xư lý hậu kỳ một cách bài bản. Các bài giảng tập trung mạnh

vào phân tích hành vi học tập, xây dựng các biểu đồ học tập. Đây cũng là thời
gian nhiều nhánh của giáo dục trực tuyến được triển khai.
Cùng với sự phát triển của mạng internet băng thông rộng cùng với nhu
cầu học tập của thế kỷ 21 ở Viêt Nam co rât nhiều website dạy học trực tuyến
được hình thành. Co thể kể tới các website dạy học trực tuyến chât lượng như:
- “Hocmai.vn” - website trực tuyến lâu đời với các thầy cô giáo trực
tuyến lâu năm đã co kinh nghiêm lâu dài như thầy Lê Bá Trần Phương, thầy Vũ
Khắc Ngọc, ... Với mức giá học hợp lí, vừa phải cùng đợi ngữ tư vân chun
nghiêp, tận tình, đây là website dạy học cho học sinh muốn ôn thi đại học và
trung học phổ thông Quốc gia.
- “Choolbus.vn” - webside trực tuyến mới nhât hiện nay khi mà người
học co thể vừa học vừa giao lưu trực tuyến cùng nhau trong một thời gian nhất
định bằng viêc trị chun qua wepcam. Đây là cách học vơ cùng mới mẻ và
hiện đại. Từ đo giúp người học co thể trao đổi bài tập cũng như các thắc mắc
của mình. Web co nhiều học phần đa dạng và phong phú như tốn, đồ họa và
lập trình, ngoại ngữ.
- “Viettelstudy.vn” - website học tập chính thức của tập đồn viễn thơng
Viettel, mợt tập đồn lớn và co thế mạnh trong ca nước. Viettelstudy.vn hiện co


đa dạng các khóa học dành cho tât ca các đối tượng. Đặc biêt, chương trình học
tiếng Anh miễn phí rât hữu ích sẽ phần nào giúp cho người học cai thiện kỹ
năng học tập của mình.
- “Edumall.vn” - “siêu thị” các khóa học trực tuyến ngắn hạn lớn tại Việt
Nam với hàng nghìn khóa học tḥc mọi lĩnh vực, đội ngũ giảng viên chuyên
nghiêp, giàu kinh nghiêm và mạng lưới học viên rộng khắp ca nước.
Tuy nhiên các khóa học trực tuyến này thực sự chưa chú trọng đến
phương pháp tổ chức dạy học trực tuyến, các khóa học vẫn chủ yếu sư dụng
việc số hóa các bài giang, đưa lên hê thống để cho học viên tự học; học viên sẽ
tự kiểm tra đánh giá với các bài tập đã xây dựng mà không giới hạn về thời

gian học tập; thiếu các hoạt đợng mang tính tương tác với sự định hướng của
giảng viên để tích cực hóa người học và phát triển các kỹ năng: Kỹ năng lập kế
hoạch, kỹ năng nhóm, kỹ năng phân tích- tổng hợp.
2.2. Lịch sử nghiên cứu dạy học trực tuyến
2.2.1. Các cơng trình nghiên cứu của tác giả nước ngồi.
Từ thực tiễn lịch sư ứng dụng, đã co nhiều cơng trình khoa học nghiên
cứu về dạy học E-learning để đặt nền móng và đưa ra những cách thức triển
khai phù hợp. Tác giả Rosenberg trong nghiên cứu “E-learning: Strategies for
Delivering Knowledge in the Digital Age.” (Học tập điên tử: Chiến lược truyền
tai kiến thức trong kỷ nguyên số) [52] co đề xuất khái niêm về E-learning như
là quá trình dạy học sử dụng công nghê thông tin và mạng viễn thông để
phân phối các giải pháp nâng cao kiến thức và hiêu qua đào tạo, được dựa
trên ba tiêu chuẩn cơ bản sau:
+ E-learning cho phép cập nhật, lưu trữ hay phục hồi, phân phối và chia
sẻ kiến thức hoặc thông tin thơng qua mạng máy tính.
+ E-learning được phân phối tới người sư dụng cuối cùng thơng qua mợt
máy tính sư dụng công nghê Internet chuẩn. Tiêu chuẩn này xuât phát từ sự


thay đổi nhanh chóng của máy tính. Viêc sư dụng các công nghê Internet
chuẩn, chẳng hạn như giao thức TCP/IP và các trình dut Web, cho phép tạo
ra mợt hê thống kết nối toàn cầu.
+ E-learning tập trung vào các giải pháp học tập dựa trên các mơ hình
đào tạo truyền thống. Tiêu chuẩn này đáp ứng mục đích của E-learning là nâng
cao hiệu qua đào tạo thông qua quá trình phân phối kiến thức và thơng tin.
Theo tác gia Rosenberg, kỷ nguyên số gắn liền với những đột phá về
công nghê, internet, kỹ thuật số, thực tế ảo…, đã và đang phát triển với một tốc
đô chóng mặt chưa từng thây trên toàn thế giới. Các chuyên gia cho rằng, kỷ
nguyên số sẽ thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống, làm viêc và sản xuất, đặc
biệt trong lĩnh vực lao động, khi máy móc dần thay thế con người. Thời đại

thơng tin của chúng ta được hình thành bằng cách tận dụng sự tiến bô của kỹ
thuật thu nhỏ kích cỡ máy tính. Sự tiến triển của cơng nghê trong đời sống hàng
ngày và tổ chức xã hội đã dẫn đến sự hiện đại hóa tiến trình thơng tin và truyền
thông đã trở thành động lực của sự tiến hóa về mặt xã hội.
Tác gia Naidu S. trong nghiên cứu “E-Learning-A Guidebook of
Principles, Procedures and Practices” (Học tập điên tư - Sách hướng dẫn về
các nguyên tắc, thủ tục và thực tiễn) [50] đã đề cập đến viêc sư dụng công nghê
thông tin và truyền thông vào trong q trình dạy học. Mợt số lượng lớn các
tḥt ngữ khác cũng được sư dụng để mơ ta loại hình dạy và học này như: học
tập trực tuyến, học tập ảo, học tập phân phối, học tập dựa trên web và mạng.
Về cơ bản, tât ca các thuật ngữ trên đều đề cập tới các tiến trình giáo dục sư
dụng công nghê thông tin và truyền thông để cung cấp các hoạt động dạy học
đồng bô và không đồng bộ.
Gần đây mợt số cơng trình nghiên cứu điển hình về dạy học trực tuyến
trên nền E- learning như: Allen I.E. and Seaman J. [48], Bra P.D., Smits D.,
Van der Sluijs K., Cristea A.I., Foss J., Glahn C.... Các tác gia nghiên cứu về
cách thức xây dựng bài giảng trực tuyến theo kiểu tuyến tính; xây dựng hê


thống học tập trực tuyến để quản lý bài giang, quản lý hồ sơ học viên, tổ chức
thi trắc nghiêm online; tổ chức các lớp học trực tuyến trên nền E-learning.
Đặc biệt là luận án tiến sĩ “Adaptation And Acceptance In Online Course
Design From Four-Year College And University Instructors: An Analysis Using
Grounded Theory” của Sally J. Baldwin [53] đã đưa ra tường minh về thiết kế
khóa học trực tuyến, tác gia đã nghiên cứu thành công viêc tạo ra các khóa học
trực tuyến mà ở đo một vân đề đã được giải quyết triệt để đo là “các bài học
được chuyển đến một trình duyệt web hoặc thiết bị di động, được truy cập dễ
dàng bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu”. Với những ưu điểm tuyêt vời của các
khóa học trực tuyến khi người dùng sư dụng chúng thì những khóa học này
ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi hơn. Tuy nhiên, hiện nay khi co rất nhiều

những khóa học trực tuyến trên mạng với quá nhiều thơng tin cần thiết thì viêc
để thiết kế khóa học trực tuyến đủ thu hút và tạo niềm tin cho khách hàng là
mợt bài tốn kho với nhà phát hành. Viêc tham gia những khóa học tạo nên sự
hứng thú và người dùng thây thú vị sẽ đem lại hiêu qua và hiệu ứng cao hơn so
với những khóa học đơn thuần và nhàm chán khác. Chính vì thế mà viêc thiết
kế khóa học trực tuyến là một viêc hết sức quan trọng và cần thiết.
Luận án đã phân tích cho người đọc thây được tầm quan trọng của viêc
thiết kế khóa học trực tuyến. Vậy chúng ta cần phải xây dựng và thiết kế khóa
học trực tuyến như thế nào và bằng phương pháp nào cho hiêu quả? Đừng lạm
dụng quá nhiều kiến thức vào trong bài giang mà hãy áp dụng những phương
pháp từ thực tế vào viêc xây dựng phần mềm. Trước tiên, bạn cần phai xác định
rõ mục tiêu cũng như nội dung của khóa học trực tún mà bạn xây dựng là gì?
Thơng qua việc xác định rõ ràng mục đích và nợi dung đo bạn co thể truyền đạt
cho khách hàng một cách rõ nhất thơng điêp của mình cũng như co được x́t
phát điểm tốt đẹp. Điều đo không co nghĩa là bạn sẽ đưa ra ca một danh sách
dài những bài giảng, những khóa học mà bạn sẽ cung cấp cho khách hàng. Hãy
chú ý tới nhu cầu của khách hàng khi sư dụng phần mềm cũng như học khóa


học trực tuyến của bạn. Khi tìm hiểu được nhu cầu và mục đích của họ, bạn sẽ
tìm ra câu tra lời cho viêc phát triển và thiết kế khóa học trực tuyến của mình
như thế nào cho hiệu qua. Bên cạnh đó, tạo ra giá trị cho các bài giang của bạn
là một điều cần thiết. Đừng giáo dục những thông tin sáo rỗng mà hãy gắn với
thực tế. Đồng thời viêc giảng dạy nên tạo cho người nghe như c̣c trị chun
hơn là mợt bài giảng lý thút khô khan. Những điều đo sẽ giúp cho việc thiết
kế khóa học trực tuyến trở nên hiêu qua và đem lại nhiều thú vị cho khách hàng
của bạn.
Những cơng trình nghiên cứu trên tuy đã co sự phân tích thấu đáo về lý
thuyết, đưa ra những kiến thức sâu sắc về kỹ thuật tạo lập các phần mềm cũng
như hê thống quản lý đào tạo, nhưng các tác gia chưa thực sự giai quyết triêt để

về phương pháp giảng dạy được áp dụng trong các môi trường học trực tuyến, ở
những điều kiên đa dạng khác nhau, cu thể: Làm thế nào để giáo viên tương tác
với học viên, học viên tương tác với nhau cũng như học viên và giáo viên
tương tác với nội dung học tập co hiệu quả; tạo ra được một môi trường học tập
trực tuyến ao mà ở đo học viên luôn được quan tâm, khích lê học tập như trong
lớp học truyền thống? Đâu là phương pháp ưu thế cho các đơn vị bài học?
2.2.2. Các cơng trình nghiên cứu của tác giả Việt Nam.
Ở Viêt Nam, những cơng trình nghiên cứu về dạy học trực tuyến cũng đã
đem đến nhiều kiến thức và suy ngẫm cho bạn đọc, điển hình như tác gia
Nguyễn Thị Hương Giang trong luận án tiến sĩ “Công nghê dạy học trực tuyến
dựa trên phong cách học tập” [20]. Theo tác gia, “trong thế kỉ XXI - thời đại
của kỉ nguyên số và thông tin - dạy học trực tuyến trở thành một hình thức dạy
học tất yếu. Tuy nhiên, những thay đổi từ dạy học giáp mặt sang dạy học trực
tuyến đặt ra nhiều bài toán khó cho người dạy, người học và cả những chuyên
gia thiết kế khóa học. . . Một trong những thách thức để triển khai dạy học trực
tuyến hiệu quả là tìm ra cách thức để hỗ trợ người học làm quen với môi
trường mới, định hướng họ học tập phù hợp với năng lực, đặc điểm học tập của
họ”. Vì vậy, mục đích chính của nghiên cứu là đưa ra các giải pháp sư phạm


trong việc thiết kế môi trường dạy học trực tuyến phù hợp với đặc tính của sinh
viên, trong đo mẫu khảo sát là sinh viên kĩ thuật của trường Đại học Bách khoa
Hà Nội. Kết qua nghiên cứu đề xuất nhóm các phương pháp - phương tiên dạy
học trực tuyến, tạo nên những mơi trường học tập trực tún thích ứng với đặc
trưng của từng nhóm người học, góp phần nâng cao chất lượng của các khóa
học trực tuyến hiện nay.
Dạy học trực tún là hình thức dạy học tích hợp các ứng dụng của công
nghê thông tin và truyền thông vào viêc phân phối các bài học thông qua
internet. Ngày nay, mạng internet và các dịch vu của no đã bùng nổ và co sẵn
trong mọi hoạt động xã hội, trong đo co giáo dục. Do đó, hầu hết các lớp học

đều co thể sư dụng internet và các phương tiện điện tư ở mợt mức đơ nhất định.
Vì vậy, mợt lớp học sư dụng hình thức dạy học trực tún hay khơng phu tḥc
vào ba tiêu chí cơ ban: Mức đô truyền tai kiến thức qua internet (thông qua
chiến lược/phương pháp sư phạm được thiết kế); Tỷ lê học liêu điện tư được sư
dụng trong khóa học (học bằng phương tiên dạy học hiên đại); Mức đô linh
động về khơng-thời gian giữa thầy và trị (mơi trường dạy học). Tác gia
Nguyễn Thị Hương Giang [17] cũng đã làm rõ về công nghê dạy học trực
tuyến, “Công nghệ dạy học trực tuyến là một hệ thống phương tiện dạy học
trực tuyến, phương pháp dạy học trực tuyến và kỹ năng dạy học trực tuyến,
nhằm vận dụng những qui luật của tâm lí học, giáo dục học,... tác động vào
người học trực tuyến, tạo nên một nhân cách xác định”. Nghiên cứu đề cập đến
cơ sở hình thành và phát triển năng lực kĩ thuật theo cấu trúc ba giai đoạn và
vận dụng vào quá trình dạy thao tác thể chât trong mơi trường trực tún.
Những đề xt mang tính sư phạm đảm bao kha năng định hướng người học
trực tún để họ lĩnh hợi kiến thức và hình thành năng lực kĩ thuật một cách
hiệu qua trong môi trường co cấu trúc, hướng dẫn đầy đủ.
Theo như tác gia Nguyễn Thúy Hồng [25], mơ hình chưc năng co thể cung
câp cái nhìn trực quan về các thành phần tạo nên nôi trường E-learning và


những đối tượng thông tin giữa chúng. ADL (Advanced Distributed Learning) mợt tổ chức chun nghiên cứu và khún khích viêc phát triển và phân phối
học liệu sư dụng các công nghê mới đã công bố các tiêu chuẩn cho SCORM
(SCORM được hiểu là một tập hợp các tiêu chuẩn và các mơ ta cho mợt
chương trình e-learning dựa vào web) mô ta tổng quát chức năng của một hê
thống E-learning bao gồm:
+ Hê thống quản lý học tập (LMS) như là một hê thống dịch vu quan lý
việc phân phối và tìm kiếm nợi dung học tập cho người học, tức là LMS quản
lý các quá trình học tập.
+ Hê thống quản lý nội dung học tập (LCMS): Một LCMS là một môi
trường đa người dùng, ở đo các cơ sở đào tạo co thể tạo ra, lưu trữ, sư dụng lại,

quan lý và phân phối nội dung học tập trong môi trường số từ một kho dữ liêu
trung tâm. LCMS quan lý các quá trình tạo ra và phân phối nội dung học tập.
Theo như tác gia Nguyễn Thị Thanh Hồng trong luận án tiến sĩ giáo dục
“Tổ chức tự học cho sinh viên đại học sư phạm qua e-elarning” [24], Elearning co mợt số lợi ích sau: “E-learning đem dến một môi trường đào tạo
năng động hơn với chi phí thấp hơn; E-learning uyển chuyển, nhanh và thuận
lợi; E-learing tiết kiệm thời gian, tài nguyên và mang lại kết quả tin cậy; Elearning mang lại kiến thức cho bất kỳ ai cần đến”. Nghiên cứu tập trung nêu
rõ hiệu qua của q trình dạy học chính là sự tương tác của tư duy, hành động
và lời noi giữa giáo viên và sinh viên. Nhờ sự trợ giúp của ngôn ngữ mà tư duy
được củng cố và phát triển. Giao tiếp bằng lời cho phép người học nhận thức
thế giới xung quanh, nhận ra mình trong thế giới đó. Tuy nhiên, phát triển tư
duy chỉ với một hê thống giao tiếp khơng thơi thì chưa đủ, cần phải co hoạt
động tự học của sinh viên. Những nỗ lực của sinh viên là nhằm làm chủ kiến
thức, kỹ năng, kỹ xao tạo điều kiên cho sự phát triển nhận thức và trí tuê. Cốt
lõi của học tự học và khi xem xét đến mối quan hê giữa dạy và học thì dạy chỉ


là ngoại lực, còn tự học là nhân tố quyết định đến ban thân người học - nội lực.
Nhưng quá trình dạy cũng co ý nghĩa rât lớn và anh hưởng trực tiếp đến q
trình học. Do vậy, trị là chủ thể, trung tâm, tự mình chiếm lĩnh tri thức, chân lý
bằng hành đợng của mình, tự phát triển bên trong. Thầy là tác nhân, hướng dẫn,
tổ chức, đạo diễn cho trò tự học. Người thầy giỏi là người dạy cho trò biết tự
học. Người trò giỏi là người biết tự học sáng tạo suốt đời.
Quá trình tự học của học sinh co thuận lợi rât lớn về mặt thời gian, nhưng
lại gặp phải kho khăn là thiếu tư liệu học tập và không co sự định hướng của
giáo viên, nên q trình tự học thường khơng đạt được hiệu qua mong muốn.
Viêc xây dựng được hê thống e-Learning sẽ phát huy những thuận lợi đồng thời
khắc phục được những kho khăn trên. Từ việc tìm hiểu nợi hàm các quan niêm
tự học của một số tác gia trong và ngồi nước thì tự học là q trình người học
tự mình thực hiện và học tập để chiếm lĩnh tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xao,
những kinh nghiêm lịch sư xã hợi qua đo hồn thiên bản thân. Tự học co thể

diễn ra ca ở trên lớp và ngoài lớp, theo hoặc khơng theo chương trình và sách
giáo khoa đã được ban hành. Đo là một hoạt động mang tính tích cực, chủ
đợng, tự giác nhằm đạt được mục tiêu học tập xác định của người học. Như
vậy, quá trình dạy học trực tún theo tiếp cận cơng nghê sẽ phai đam bao các
nguyên tắc thống nhât giữa: Tính khoa học và tính cơng nghệ, tính kha thi và
tính hiệu qua, tính tn thủ ngun tắc với tính đợc lập sáng tạo. Những nguyên
tắc này sẽ thiết lập các mối quan hê giữa phương tiện dạy học trực tuyến,
phương pháp dạy học trực tuyến và kỹ năng dạy học trực tuyến.
2.3. Tình hình thiết kế bài học trực tuyến chủ đề ca dao Việt Nam
Trong dạy học Ngữ văn, E-learning đã được ứng dụng khá rộng rãi trong
những năm gần đây. Các bài giang nhìn chung đã cung cấp đầy đủ về mặt nội
dung, co ứng dụng nhiều hiêu ứng thu hút người học. Tuy nhiên, số lượng bài
giảng được thiết kế dưới hình thức này cịn hạn chế, phương pháp cịn đơn
điệu, đa số đều áp dụng mơ hình dạy học đọc hiểu quen tḥc thiên về trình


chiếu kiến thức. Khảo sát trên trang thư viên trực tuyến Violet - kho tư liêu lớn
nhât về các tài liêu học tập và giảng dạy trực tuyến công khai, chỉ co 71 bài dạy
trực tuyến. Trong đo Ngữ văn lớp 10 co 22 bài, Ngữ văn lớp 11 co 19 bài và
Ngữ văn lớp 12 co 30 bài.
Riêng đối với dạy học ca dao dân gian Viêt Nam, khao sát trên Violet
chúng tôi thây co 3 bài giang liên quan. Tuy nhiên, ba bài giang đo chỉ đề cập
tới nợi dung của mợt bài học trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 10. Cu thể:
Một bài giảng về ca dao yêu thương tình nghĩa của tác gia Nguyễn Minh Hiền,
và hai bài giảng về Khái quát văn học dân gian Việt Nam của tác gia Lê Thị
Mai và Nguyễn Huy Hoàng. Dạy học ca dao dân gian Việt Nam với sự tổng
hợp kiến thức theo chuyên đề thì hiện nay chưa co bài giảng nào được thiết kế
thực hiện.
Như vậy, thông qua việc khao sát sơ bô một số bài giảng trực tuyến hiện
có, chúng ta thây rằng hình thức dạy học này còn mới và đang trong quá trình

thực nghiêm. Số lượng và chất lượng các bài dạy chưa cao. Đa số các bài co
nợi dung cịn sơ sài, chú trọng nhiều về mặt hình anh, âm thanh mà chưa khai
thác được những đặc sắc nghê thuật theo thi pháp thể loại; chưa chú trọng mở
rộng các ngữ liệu ngồi sách giáo khoa, hoạt đợng kiểm tra đánh giá cịn đơn
điệu, tính tương tác giữa giáo viên với học sinh còn nhiều hạn chế . Đặc biệt,
việc thiết kế bài giảng trực tuyến theo chủ đề chưa được xây dựng, mặc dù đây
là một trong những định hướng thay đổi của chương trình giáo dục mới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ứng dụng dạy học trực tuyến (Elearning) trong dạy học Ngữ văn cho học sinh lớp 10 bằng phần mềm Ispring
Suite 9.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các bài ca dao dân ca, trong đo co các
văn bản thuộc sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10; dạy học trực tuyến chủ đề ca
dao Viêt Nam trên phần mềm Ispring Suite 9.


4. Mục đích nghiên cứu
- Khao sát, tổng hợp về lí luận và thực tiễn dạy học trực tuyến chủ đề ca
dao làm cơ sở cho nghiên cứu ứng dụng.
- Đưa ra đề xuất cách thức tổ chức thực hiện dạy học trực tuyến khoa
học, hiêu qua theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
- Tiến hành thực nghiệm để đánh giá tính kha thi của đề tài.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyêt
- Phương pháp phân tích: Sư dụng phương pháp này để giới thuyết lịch
sư vấn đề và xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các cơng trình nghiên cứu, sách
chun khảo và các nguồn tài liêu khoa học co liên quan đến lý luận, công nghê
dạy học hiện đại, tự học và phát triển năng lực tự học, E-learning và dạy học

trực tuyến, công nghê thông tin,… co liên quan đến nhiêm vu nghiên cứu của
đề tài.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Phương pháp này được chúng tôi sư
dụng trong quá trình xin ý kiến tư vấn từ chuyên gia về những học thuật liên
quan đến đề tài, cách thức thiết kế và giảng dạy bài học theo hình thức E Learning.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: Phương pháp này được sư dụng khi
so sánh đối chiếu giữa hình thức dạy học truyền thống với hình thức dạy học
trực tuyến và so sánh đối chiếu giữa những bài học dạy trực tuyến để co thể rút
ra được ưu và nhược điểm của từng bài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát Sư phạm: phương pháp này được vận dụng trong
q trình chúng tơi thực nghiêm san phẩm, quát sát phản ứng của người học khi
học một bài giảng trực tuyến.


×