Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

tiêu luận, thể chế chính trị ở nhật bản hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.63 KB, 27 trang )

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Chính trị là một trong những vẫn đề được tất cả mọi người quan tâm chú ý
không chỉ trong một đất nước nào mà nó được quan tâm trên toàn thế giới đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay khi công nghệ truyền thông đang được hiện đại hóa ngày
càng nhanh chóng. Tất cả thông tin về các vấn đề chính trị đều được mọi người
quan tâm và tìm hiểu nhằm cung cấp cho bản thân mỗi người sự hiểu biết nhất định
về các vấn đề xảy ra trong các nước và quốc tế.
Chính trị là vấn đề trung tâm trong đời sống của con người nhằm hướng tới
việc ắm giữ quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước.Đặc biệt hơn chính trị tại
bất kỳ thời điểm nào, bất kỳ tại các châu lục hay đất nước nào trên thế giới đều có
mối liên hệ chặt chẽ với kinh tế. Kinh tế quyết định tới vấn đề chính trị và chính trị
có tác dụng định hướng, thúc đẩy hay làm giảm sự phát triển kinh tế của mỗi quốc
gia trên thế giới.Trong đó các đảng chính trị trong mỗi quốc gia là những nhân tố
cực kỳ quan trọng có ảnh hưởng tới tình hình chính trị tại các quốc gia đó và có
ảnh hưởng lớn đến đường lối phát triển, quan hệ ngoại giao của các nước.
Nhật Bản là một đất nước không lớn trên thế giới nhưng kinh tế của Nhật
Bản đã có sự phát triển nhanh chóng từ khi Nhật Bản thực hiện cuộc cải cách Minh
Trị năm 1868 đã đưa Nhật Bản đi theo con đường của các nước tư bản phương
Tây.Đồng thời Nhật Bản thực hiện việc mở cửa và đón các chuyên gia có kinh
nghiệm về để giúp Nhật Bản thực hiện việc phát triển kinh tế.Nhờ cuộc cải cách
này với tầm nhìn xa của các Nhật Hoàng do vậy kinh tế nhật đã phát triển thành
một trong những nước đứng đầu thế giới về kinh tế và các lĩnh vực phát triển khác
đặc biệt là việc sản xuất các mặt hàng có trình độ cao.Tuy vậy trong những giai
đoạn gần đây kinh tế Nhật Bản gặp phải những khó khăn do cạnh tranh và do sự
suy giản thị trường trên thế giới.
Nhật Bản có những vấn đề như vậy do tình hình chính trị trong nước Nhật
Bản thường có những sự xáo chộn với việc thay các nhà lãnh đạo liên tục trong
nhiều năm qua.Cùng với đó chính trị Nhật Bản có những văn hóa từ chức với việc
các nhà chính trị có trách nhiệm trong các công việc của mình và đối với đất nước
1




và nhân dân. Chính vì vậy vấn đề chính trị của Nhật Bản luôn thu hút được sự quan
tâm của các nước và nhân dân các nước trên thế giới. Vì với các nhà lãnh đạo khác
nhau thuộc các đảng khác nhau thì tình hình Nhật Bản cũng có những chuyển biến
khác nhau.
Nhật Bản là một nước có khá nhiều Đảng chính trị cùng tham gia vào việc
tranh cử và cầm quyền trong đất nước Nhật Bản .Các đảng phái cầm quyền và các
đảng đối lập luôn có những đường lối riêng của đảng mình với những vấn đề ưu
tiên khác nhau trong các đường lối hoạt động của đảng.Chính vì vậy với mỗi đảng
cầm quyền thì Nhật Bản sẽ có những thay đổi nhất định trong các vấn đề, đặc biệt
lầ trong các vấn đề đối ngoại. Cùng với đó thì các đảng đối lập cũng tham gia tích
cực vào các công việc để giúp đất nước phát triển đồng thời để xem xét đảng cầm
quyền lãnh đạo đất nước có những vấn đề chưa tốt để đưa ra nhằm giúp đảng mình
có lợi trong các vấn đề tranh cử.
Với sự ảnh hưởng của Nhật Bản tới hầu hết các quốc gia trên thế giới đặc
biệt là các quốc gia nằm tại khu vực Đông Nam Á thì việc các nước này hiểu được
tình hình Nhật Bản là vô cùng quan trọng.Chính vì vậy để hiểu rõ được các vấn đề
của Nhật Bản rõ hơn do vậy em chọn đề tài”………………..” để em có được
những hiểu biết hơn về Nhật Bản.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nhật Bản là một nước có ảnh hưởng rất nhiều tới các nước nằm gần vị trí địa
lý với Nhật Bản do các nước này có sự đầu tư lớn về kinh tế tại các quốc gia này
đồng thời ảnh hưởng của Nhật Bản về chính trị cũng tương đối lớn. Vì vậy mà
Nhật Bản nói chung và các vấn đề chính trị và các đảng chính trị tại Nhật Bản đã
thu hút được sự chú ý tìm hiểu và nghiên cứu của nhiều người.Trước đây đã có
nhiều bài báo, bài tiểu luận, khóa luận viết về vấn đề này , ta có thể kể đến các
nhóm đề tài sau:
Thứ nhất, nhóm các đề tài nghiên cứu về nước Nhật Bản:
Thứ hai, nhóm các đề tài nghiên cứu về chính trị của Nhật Bản:

Thứ ba, nhóm các đề tài nghiên cứu về các đảng chính trị tại Nhật Bản:
2


3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1.Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nguyên cứu với mục đích không trùng lặp các công trình trước đó về
nước Nhật Bản
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng , phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
4.2.Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu.
6.Đóng góp của đề tài.
Tiểu luận này cung cấp cái nhìn tổng quan về việc phát triển kinh tế trong lĩnh
Tiểu luận này cung cấp thông tin cho các bạn đọc, các nghiên cứu về
Đồng thời tiểu luận này cũng cho thấy những kết quả đạt được trong
7. Kết cấu của tiểu luận.
Tiểu luận này gồm có ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần nội dung của tiểu luận gồm có ba phần với số tiết……..
Chương 1:Một số điểm khái quát chung về đất nước Nhật Bản
Chương 2 :Thể chế chính trị Nhật Bản
Chương 3 : Đảng Dân chủ tự do và đảng Cộng sản Nhật Bản.
Chương 1:MỘT SỐ ĐIỂM KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN
1.1.Điều kiện tự nhiên
3


Nhật bản là một quốc đảo nằm ở khu vực Đông Bắc Á với diện tích tương
đối nhỏ 337.815km2 trong đó hơn 70% là đồi núi, chỉ có 13 % là đất trồng

trọt.Nước Nhật bao gồm 4 hòn đảo chính đó là đảo Honshu chiếm trên 60% tổng
diện tích , đảo Hokaido, đảo Shikoku, đảo Kyushu cùng với đó là hơn 4000 hòn
đảo lớn nhỏ khác nhau .Lãnh thổ Nhật Bản như một vòng cung hẹp nằm cách bờ
biển đông Trung Quốc 650km, Nhật Bản không có sự tiếp giáp đất liền với bất kỳ
một quốc gia nào nhưng Nhật Bản có vị trí khá gần với các nước Hàn Quốc, Triều
Tiên, Trung Quốc, Liên Bang Nga,xa hơn là các quốc gia Đông Nam Á và Châu
Đại Dương.
Địa hình Nhật Bản rất phức tạp, bờ biển dài, nhiều núi đá với nhiều hải cảng
những rất hẹp, nhiều các cùng núi với các thung lung, các con sông và các hồ nước
khác nhau.Nhật Bản có 532 ngọn núi cao trên 2000m trong đó đỉnh Phú Sỹ là cao
nhất với độ cao 3776m.Cùng với đó Nhật Bản có nhiều ngọn núi lửa đã tắt với
nhiều suối nước nóng.Nhật Bản cũng có một số các đồng bằng nhỏ hẹp để canh
tác lúa nước và nông sản cho đất nước.Nhật Bản tiếp giáp với Thái Bình Dương
tại phía đông, tiếp giáp với biển Nhật Bản ở phía Tây, tiếp giáp với biển Hoa Đông
ở phía Nam và phía Bắc tiếm giáp với phía biển của Nga.
Thực vật tự nhiên của Nhật tương đối phong phú, đa dạng với diện tích rừng
che phủ 60% diện tích đất nước.Nhật Bản là một đất nước nghèo nàn về tài nguyên
thiên nhiên, khoáng sản, trong đó chỉ có một số mỏ đáng kể là lưu huỳnh,quặng
đồng, quặng bô xít.Hầu hết các nguồn năng lượng của Nhật đều phải nhập từ nước
ngoài.Cùng với đó thiên nhiên Nhật Bản rất khắc nhiệt với các trận động đất ,
song thần xảy ra liên tục trong mỗi một năm với các cường độ khác nhau.
Khí hậu Nhật Bản khá ôn hòa mặc dù có sự khác nhau giữa các miền trong
đất nước, một năm ở Nhật thường có 4 mùa rõ rệt.Mùa mưa vào tháng 6, mùa hè
ấm và thường ẩm bắt đầu vào khoảng giữa tháng 7, mùa đông phía Thái Bình
Dương thường ôn hòa với nhiều nắng còn phía biển Nhật Bản thường u ám, cùng
với đó là vùng núi phía bắc với lượng tuyết rơi rất nhiều.
1.2.Điều kiện kinh tế
Nhật Bản là một nước có nền kinh tế lớn thứ ba của thế giới sau Mỹ và
Trung Quốc về GDP, nhưng nền kinh tế Nhật Bản vẫn có trình độ kỹ thuật, sản
4



xuất, nghiên cứu và chế tạo hàng đầu khu vực và trên thế giới đặc biệt là các loại
hàng có hàm lượng chất xám cao.GDP của Nhật Bản chiếm khoảng 8% GDP của
cả thế giới , thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản thuộc vào những nước có
thu nhập cao nhất trên thế giới đạt mức 63.244 USD trên một người.
Trong những năm gần đây nền kinh tế Nhật Bản đang gặp phải một số vấn
đề trong sự phát triển của mình với tốc độ tăng trưởng thấp đồng thời trên thế giới
ngày càng có nhiều nước phát triển đòi hỏi nước Nhật càng phải cố gắng hơn nữa
trong việc cạnh tranh thị trường tiêu thụ sản phẩm .Cơ cấu kinh tế của Nhật Bản rất
phù hợp đối với một nước phát triển với tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế
chiếm 3% GDP , công nghiệp chiếm 45% GDP , dịch vụ chiếm 52% GDP .Trong
xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay các mặt hàng của Nhật Bản
đang bị cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng của các nước phương Tây, Mỹ ,các
nước NIC .Một số các tập đoàn của Nhật đang ngày càng bị chao đảo trước những
diễn biến khó lường của nền kinh tế với những thăng trầm trong sự phát triển hiện
nay.
Nhật Bản là một nước không có nhiều tài nguyên thhiên nhiên do vậy điều
kiện tất yếu để có thể phát triển kinh tế được thì Nhật Bản luôn cần các nguồn tài
nguyên được nhập khẩu từ các nước khác trên khắp thế giới.Do vậy mà nền kinh tế
của Nhật Bản cũng gặp những khó khăn nhất định trong việc tự chủ về tài
nguyên.Nhưng Nhật Bản hiện nay là một trong những nước đang có sự đầu tư rất
nhiều trên thế giới, các công ty Nhật Bản đang đầu tư sản xuất, kinh doanh có lãi
trên các thị trường khác nhau.Cùng với đó để hạn chế các yếu tố bất lợi trong sản
xuất hàng hóa về sự khan hiếm tài nguyên thì Nhật Bản đã phát triển sản xuất,
nghiên cứu các mặt hàng có trình độ kỹ thuật cao nhằm đem lại hiệu quả kinh tế
cao trong sự phát triển.
1.3.Điều kiện xã hội
Nhật bản là nước có dân số cao với 125 triệu người đứng thứ 10 của thế giới,
mật độ dân số cao khoảng 300 người /km2 nhưng dân số Nhật Bản phân bố

không đều tập trung ở phía Đông và phía Đông Nam đảo Hoonsu và phía Bắc đảo
Kyushu.Thành phần dân số Nhật Bản khá thuần nhất, có tới 99% là người Nhật
Bản ngoài ra còn có một số dâ tộc khác như người Hoa, Triều Tiên và một số dân
tộc khác, dân số tập tring sống trong các thành phố lớn như Tokyo,
5


Osaka,Nagoia,Saporo,Kobe….Tỷ lệ dân cư sống ở thành thị cao với khoảng 77%,
người dân Nhật Bản có trình độ dân trí cao.
Hiện nay Nhật Bản đang gặp phải vấn đề già hóa dân số trong đất nước với
tình trạng gia tăng người cao tuổi trong đất nước, điều này đã đem lại những khó
khăn nhất định đối với nước Nhật về kinh tế khi mà trợ cấp xã hội cho người già
ngày một tăng, các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe ngày càng phải được quan tâm,
cùng với đó là sự thiếu hụt nguồn lao động trong nước trong khi tại Nhật Bản
người dân Nhật đang có xu hướng sinh con muộn và ít hơn.
Giới lãnh đạo Nhật Bản rất quan tâm tới vấn đề phát triển khoa học kỹ thuật
và cải cách nền giáo dục quốc dân.Tỷ lệ GDP dành cho giáo dục là 5% , số sinh
viên trên giáo viên là 22 ở bậc tiểu học, 20 ở bậc trung học và 18 ở bậc trên trung
học, tỷ lệ người biết chữ ở Nhật Bản là 99%.
Tôn giáo chính ở Nhật Bản là Phật giáo với hơn 92 triệu tín đồ , Có thể nói
Nhật Bản là một trong những quốc gia phức tạp nhất thế giới về tôn giáo. Ở đây
cùng đồng thời tồn tại các phong tục tập quán có nguồn gốc và theo phong cách
tôn giáo khác nhau. Người Nhật đến lễ ở các đền của đạo Shinto (Thần đạo) vào
năm mới, đi thăm các chùa chiền của đạo phật vào mùa xuân nhưng tổ chức tiệc
tùng và tặng quà nhau vào dịp lễ Noel theo cách của đạo Thiên chúa. Các đám cưới
thường được tổ chức theo nghi lễ của thần đạo hoặc đạo thiên chúa. Nhưng thủ tục
ma chay lại tiến hàng theo nghi lễ của đạo phật. Có những người một lúc theo hai
hoặc ba đạo, do đó vào năm 1995 theo thống kê của cuốn niên giám về tôn giáo
của hiệp hội văn hóa thì tín đồ của tất cả các giáo phái cộng lại là 219,83 triệu, gần
gấp đôi dân số Nhật lúc bấy giờ là 120triệu.

Tuy vậy ở Nhật ngày nay đạo phật chiếm ưu thế hơn so với các đạo khác, với
khoảng 92 triệu tín đồ, mặc dù trên thực tế thì các tín đồ này cũng không tuân theo
các qui định của đạo phật một cách nghiêm ngặt.
Đạo cơ đốc cũng khá thịnh hành với khoảng 1,7 triệu giáo dân. Đạo cơ đốc được
đưa vào Nhật năm 1549 phát triển nhanh chóng vào nửa sau của thế kỷ đó, khi
trong nước có nhiều xung đột, không ổn định và được chào đón bởi những người
đang cần một biểu tượng tinh thần mới, cũng như những người hi vọng làm giàu
trong buôn bán hay hy vọng tiếp thu kỹ nghệ mới đặc biệt là kỹ nghệ sản xuất vũ
6


khí của tây phương. Tín đồ cơ đốc giáo hiện nay bao gồm có tín đồ tin lành và
thiên chúa, nhưng tín đồ tin lành đông hơn. Các tín đồ tin lành đã kỷ nịêm 100 năm
ngày tôn giáo của họ trên đất Nhật vào năm 1959.
Trong số các tôn giáo khác, đạo Hồi có khoảng 155.000 tín đồ, bao gồm cả những
người nước ngoài cư trú tạm thời trên đất Nhật.
Đạo gốc của Nhật bản là Shinto (Thần đạo). Thần đạo có nguồn gốc từ thuyết vật
linh của người Nhật cổ. Thần đạo cho rằng cây cối, loài vật trong thiên nhiên đều
có quỉ thần nên phải được thờ cúng. Phát triển với tư cách tôn giáo của cộng đồng,
thần đạo đã sản sinh ra những miếu thờ gia thần và các thần hộ mệnh của địa
phương. Ngoài ra, người Nhật cũng thờ các anh hùng và các thủ lĩnh xuất chúng
của nhân dân qua các thế hệ khác nhau và thờ cúng hương hồn tổ tiên theo lễ nghi
của đạo thần.
Người Nhật cũng coi trọng đạo Khổng, nhưng trên thực tế thì đạo khổng đối với
người Nhật có tư cách như chuẩn mực đạo đức hơn là một tôn giáo.Đạo khổng du
nhập vào Nhật từ đầu thế kỷ thứ 6, có ảnh hưởng lớn tợ nếp suy nghĩ và cách xử sự
của người Nhật, sau này ảnh hưởng của đạo này cũng suy yếu đi nhiều.
Chương 2:THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN
1.1.Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.Khái niệm thể chế

Thể chế là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống chính trị,
đồng thời nó còn được dùng khá phổ biến trong các khoa học xã hội và nhân
văn.Do đó ta có thể hiểu thể chế là hệ thống những quy định , luật lệ, giá trị phản
ánh mặt tinh thần và là hình thức biểu hiện các thành tố của một cấu trúc xã hội
hay của một lĩnh vực nào đó của các quan hệ xã hội.
1.1.2.Khái niệm thể chế chính trị
1.1.2.1.Khái niệm chính trị

7


Chính trị được hiểu là các lĩnh vực hoạt động và tương ứng với nó là các
quan hệ giữa con người với nhau trong các vấn đề quyền lực, nhà nước, quan hệ
giữa các quốc gia và các dân tộc nhằm bảo vệ lợi ích của các tầng lớp , giai cấp,
dân tộc trong xã hội trên cơ sở tôn trọng và bảo đảm quyền lực và lợi ích của giai
cấp cầm quyền .
Chính trị xét về hình thức thể hiện là những quan điểm,tư tưởng học thuyết,
cương lĩnh , đường lối chính trị của đảng, là chính sách, pháp luật của nhà nước
của giai cấp cầm quyền. Xét về nội dung chính trị được hiểu là những hoạt động và
cùng với nó là các quan hệ giữa các giai cấp , tầng lớp trong xã hội và các dân tộc
liên quan tới quá trình giành giữ, tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước.
1.1.2.2.Khía niệm thể chế chính trị
Thể chế chính trị là hệ thống các định chế , các giá trị tạo thành những
nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của một chế độ chính trị.Nó là các
loại chế độ chính trị cụ thể xây dựng trên cơ sở chế độ chính trị cơ bản và tổng hòa
của cơ chế vận hành .Thể chế chính trị là hình thức thể hiện các thành tố của hệ
thống chính trị thuộc thượng tầng kiến trúc, các bộ phận chức năng cấu thành của
hệ thống chính trị nhất định.
Thể chế chính trị có hiệu lực hoạt động và vai trò tùy thuộc vào cấu trúc , sự
vậ hành và vai trò của từng thể chế chính trị trong hệ thống chính trị cũng như của

toàn hệ thống, trong đó sự hoạt động và vai trò của thể chế nhà nước là quan trọng
nhất.Do đó thể chế chính trị xuất hiện, tồn tại và ngày càng giữ vai trò to lớn trong
đời sống xã hội là đòi hỏi khách quan, phản ánh sự hoàn thiện của thượng tầng
kiến trúc cho phù hợp với hạ tầng kinh tế.
1.1.3.Lịch sử thể chế chính trị Nhật Bản
Tại Nhật Bản từ thế kỷ thứ III đã xuất hiện nhiều nhà nước cổ đại, những
nhà nước này tồn tại độc lập và thường xuyên tiến hành những cuộc chiến tranh
nhằm thôn tính lẫn nhau.Đến thế kỷ thứ IV quốc gia Yamto đã thống nhất được đất
nước và thiết lạp một nhà nước trung ương tập quyền .Nhà vua tập hợp các hào tộc
trong dòng họ của mình chia nhau quyền hành trong triều đình .Các hào tộc có đất

8


đai riêng , có tổ chức và thuộc hạ riêng đồng thời vẫn mở rộng đất đai và thế lực
của mình.
Đến thế kỷ thứ VI các quý tộc không ngừng xâm chiếm đất công làm cho
mâu thuẫn nội bộ giai cấp thống trị và nhất là giữa chính quyền trung ương với các
quý tộc địa phương ngày càng gay gắt .Trước tình hình đó chính quyền trung ương
đã thi hành nhiều biện pháp củng cố chính quyền trung ương như đề cao Phật giáo,
tiếp thu Nho giáo, tuyển dụng nhân tài vào bộ máy nhà nước và ban bố pháp
luật.Vào đầu thế kỷ thứ VII vua Nhật tự xưng làm Thiên Hoàng trong giao thiệp
với bên ngoài, người Nhật tiếp thu có chọn lọc các yếu tố tích cực từ Trung Quốc.
Năm 710 thủ đô cố định được xây dựng đầu tiên ở Nara , bắt đầu thời kỳ
Nara, chính quyền trung ương tiếp tục chinh phạt, thu phục những khu vực tự trị,
đồng thời mở rộng quan hệ với Trung Quốc.Năm 794 sau khi đánh bại tầng lớp
quý tộc cũ dòng họ Phudivara lấn át Thiên Hoàng, thủ đô chuyển về Kyoto và mở
đầu thời kỳ Heian(794-1192), họ tìm cách tiếp đoạt quyền lực của nhà vua .Do đó
mâu thuẫn giữa Thiên Hoàng và dòng họ này ngày càng gay gắt.Năm 1192 người
đứng đầu dòng họ Minamoto là Yoritomo đã chính thức khai nguyên chế độ Tướng

Quân , lập chính quyền riêng và hộ phủ riêng ở Kamakura dọi là Mạc Phủ.
Năm 1333Mạc phủ của dòng họ Minamoto sụp đổ, Thiên Hoàng khôi phục
lại quyền lực, giữa các thế lực phong kiến đax diễn ra các cuộc tranh chấp tương
tàn, ác liệt kéo dài hơn hai thế kỷ kéo theo sự kìm hãm phát triển đất nước.Đến
năm 1590 Nhật Bản mới cơ bản được thống nhất, chính quyền Hiđeyosi đã thi
hành nhiều chính sách và hướng về phía Trung Quốc.Thời kỳ Mạc phủ Tocugava
(1603-1867) thủ đô chuyển về Tokyo , chính quyền kép lại song song tồn tại, Thiên
Hoàng mất hết mọi chức năng hành chính và cả sở hữu đất đai, Mạc phủ thi hành
nhiều chính sách nhằm bảo vêh quyền lực đồng thời xây dựng quân đội hùng mạnh
gồm các võ sĩ với nhiều bổng lộc.Nhưng cuối cùng chế độ Mạc phủ cũng sụp đổ
dưới sức ép của nhân dân vào ngày 9/1/1867 kết thúc gần 7 thế kỷ thống trị và mở
đầu thời kỳ mới đó là thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa.
Năm 1868 Nhật thành lập hai viện Quốc hội đầu tiên ở Châu Á đó là thượng
viện và hạ viện, nhưng Quốc hội không có vai trò quan trọng.Năm 1885 lần đầu
tiên Nhật Bản thành lập nội các, lập thêm Bộ thương mại và công nghiệp,năm 1889
Nhật Hoàng phê chuẩn hiến pháp đầu tiên.Cùng với đó Đảng chính trị tư sản đầu
9


tiên ở Nhật Bản ra đời vào năm 1881 là Đảng tự do.Sau đó với sự lớn mạnh về inh
tế và quân sự đã thúc đẩy giai cấp tư sản Nhật tiến hành xâm chiếm các thuộc địa
như Trung Quốc ,Nga, Đài Loan, Triều Tiên.Sau chiến tranh thế giới thứ nhất các
giai cấp thống trị tại Nhật Bản hướng tới việc thiết lập một nền chuyên chính quân
chủ quân phiệt.Chính phủ các lực lượng cánh tả hoạt động , bắt giữ và kết án tử
hình các đảng viên đảng cộng sản, cho phép các nhà tư bản kéo dài thời gian làm
việc của các công nhân . Cùng với đó quá trình phát xít hóa thể chế nhà nước gia
tăng vào giai đoạn đầu và trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai.Với thất bại
của Nhật Bản trong chiến tranh thế giới lần thứ hai Nhật Bản bị quân đồng minh
chiến giữ , từ đó các Đảng tư sản lần lượt được phục hồi .Hiện nay Nhật Bản đã và
đang vươn lên thành một siêu cường có sức mạnh về kinh tế và quân sự trên thế

giới.
1.1.4.Hiến pháp của Nhật Bản
Ngày 15 tháng 8 năm 1945 Nhật Bản chấp nhận tuyên bố Posdam về đầu
hàng đồng minh và phải xây dựng hiến pháp mới trong đó phải thực thi dân chủ
hóa nền chính trị đất nước, bảo đảm quyền cơ bản của con người, xóa bỏ tận gốc
chế độ quân phiệt, đế quốc, phủ nhận chiến tranh.Hiến pháp mới này dựa trên ba
nguyên tắc đó là Nhật Hoàng là ngôi vị cao nhất của nhà nước nhưng có quyền lực
hạn chế, không có lực lượng vũ trang và xóa bỏ chế độ quý tộc.
Mục đích của Giến pháp nhằm bắt Nhà nước phải hoạch định nền chính trị
theo những quy định tối cao của Hiến pháp, hướng tới một nhà nước pháp quyền,
các hoạt động phải theo luật định do Quốc hội thông qua.Nội dung của bản Hiến
pháp gồm có ba nội dung cơ bản đó là nguyên tắc chủ quyền cho nhân dân,bảo
đảm nhân quyền cơ bản và tinh thần hòa bình.
Hiến pháp gồm có lời nói đầu, 11 chương, 103 điều,Chương I:Hoàng đế,
Chương II:Phủi nhận chiến tranh, Chương III:Quyền lợi và nhiệm vụ của nhân
dân,Chương IV:Quốc hội, ChươngV:Nội các,Chương VI:Tư pháp, Chương VII:Tài
chính, Chương VIII:Tự trị địa phương, Chương IX:Tu chính án, Chương X: Đạo
luật tối cao,Chương XI:Điều khoản phụ.
Theo nguyên tắc chủ quyền do nhân dân quyết định Hiến pháp qui định
thành lập các cơ quan nhà nước như Quốc hội, Nội các, Tòa án…là cơ quan chính
10


trị thực hiện các chính sách của Nhà nước.Các cơ quan này được tổ chức theo
nguyên tắc tam quyền phân lập.
1.1.5.Thể chế nhà nước Nhật Bản
1.1.5.1.Lập pháp
Quốc hội Nhật Bản được tổ chức theo hình thức hai viện đó là Hạ viện và
Thượng viện, nó tạo cơ chế giám sát và hạn chế quyền lực của nhau, bảo đảm sự
không thái quá của mỗi viện trong quá trinhg thực hiện quyền lực, các nghị sĩ là

đại biểu của toàn thể nhân dân.
Quốc hội có vị trí trung tâm , điều khiển các hoạt động chính trị , theo quy
định của Hiến pháp, Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao , là cơ quan lập pháp
duy nhất của đất nước.Quốc hội có quyền giám sát tài chính quốc gia thông qua
quyền bàn bạc ngân sách , quyền điều tra chính trị, có trách nhiệm giữ gìn an ninh
chính trị đất nước.
Hiến pháp Nhật Bản năm 1946 đã trao cho Hạ viện những quyền cao hơn
thượng viện trên nhiều phương diện, khác với hiến pháp Minh Trị- quyền lực của
Hạ viện bị Thượng viện kiểm soát.Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lực của
nhân dân, cơ quan làm luật duy nhất .Về nguyên tắc thì quyết định của Quốc hội
được thông qua trên cơ sở nghị quyết của hai viện nhất trí với nhau.
Hàng năm Quốc hội họp thường kỳ một laabf vào giữa tháng 12 và kéo dài
150 ngày, tuy nhiên Quốc hội cũng có thể họp bất thường bằng quyết định của Nội
các do yêu cầu của trên 1/4 số nghị sỹ của một trong hai viện.Quốc hội là cơ quan
duy nhất ban hành luật nhưng nếu muốn sửa đổi Hiến pháp thì đều phải xin ý kiến
của dân và buộc phải thỉnh thị ý kiến của cư dân địa phương nếu muốn ban hành
đạo luật liên quan đến địa phương.
1.1.5.2.Hành pháp
Nội các trong nước Nhật được thành lập trên cơ sở bầu chọn của hai viện
Quốc hội, tuy nhiên quyền quyết định thuộc về Hạ viện. Sau đó Quốc hội đệ trình
lên Nhật Hoàng để bổ nhiệm làm Thủ tướng.Trên thực tế đó là lãnh tụ của Đảng
hay liên minh Đảng chiếm đa số gtrong đợt bầu cử Hạ viện, Thủ tướng bổ nhiệm
11


và bãi nhiệm các thành viên của Nội các, Nhật Hoàng chỉ xác nhận việc bổ nhiệm
và bãi nhiệm đó.Đa số các thành viên Nội các phải là hạ nghi sỹ, theo quy định
của Hiến pháp Thủ tướng và các thành viên chính phủh phải là viên chức dân sự,
thông qua Nhật Hoàng thì Thủ tướng bổ nhiệm các Chánh án và chỉ định các thẩm
phán Tòa án tối cao.

Nội các quyết định các đường lối ngoại giao , ký kết các hiệp ước quốc tế,
sau đó phải được chuẩn y của Quốc hội. Mọi luật và các sắc lệnh đều được các bộ
trưởng liên quan và Thủ tướng ký chứng thực trước khi có hiệu lực, trong đó đặc
biệt Nội các có đặc quyền ân xá.Cùng hoạt động với Nội các trong Hành pháp còn
có các cơ quan hành chính địa phương, đây là các cơ quan hành chính ở các bộ,ủy
ban, tổng cục đặt dưới sự kiểm soát của Nội các, ngoài ra còn có nhiều cơ quan
khác đặt tại các địa phương với tư cách là các cơ quan đại diện địa phương.
1.1.5.3.Tư pháp
Vai trò của quyền tư pháp là xem xét tính hợp hiến của các đạo luật, duy trì
trật tự bằng pháp luật và bảo vệ nhân quyền cơ bản .Bộ máy tư pháp hoạt động
hoàn toàn độc lập với quốc hội và Nội các bao gồm tòa án Tối cao , 8 tòa án cấp
cao , mỗi tỉnh có một tòa án tỉnh, các tòa án sơ thẩm và tòa án gia đình.Chánh án
tòa án tối cao do Thiên Hoàng bổ nhiệm theo đề nghị của Nội các, 15 thành viên
khác do Nội các bổ nhiệm thông qua trưng cầu dân ý toàn quốc.Tòa án tối cao
được chia làm ba ban, mỗi ban 5 người giải quyết hầu hết các việc.
Đối với hệ thống tòa án Nhật Bản nguyên tắc tối quan trọng thể hiện tính độc
lập của quyền tư pháp là không chấp nhận sự can thiệp của Nội các hay từ đâu
đó.Tất cả các quan tòa phải xét xử thao lương tâm , độc lập tiến hành nhiệm vụ của
mình, chỉ tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật. Để bảo đảm sự công
bằng độc lập của tòa án, Hiến pháp bảo đảm tối đa địa vị, quyền lợi cho quan
tòa.Chánh án nếu không có kết luận cua tòa án do Quốc hội tổ chức thì không thể
bị cắt chức, đồng thời Hiến pháp quy định nguyên tắc công khai trong hoạt động
của tòa án,các bản án cũng có tính công khai, nhân dân có quyền giám sát và phê
phán tòa án.
1.1.5.4.Chính quyền địa phương
12


Trước chiến tranh tại Nhật Bản các cấp địa phương chỉ là đơn vị hành chính
do trung ương quản lý mà thôi . Sau chiến tranh Hiến pháp quy định nguyên tắc tự

trị địa phương , chính quyền địa phương có quyền đưa ra những quy định , chính
sách của riêng mình đề điều chỉnh các quá trình chính trị phù hợp . Chính phủ
không có quyền can thiệp vào công việc của các tổ chức hành chính địa phương.
Cơ quan lập pháp tỉnh đó là Hội đồng tỉnh có khoảng 12 đến 130 người tùy
thuộc vào số dân với nhiệm kỳ 4 năm, tuy nhiên quyền hạn của Hội đồng rất hạn
chế.Tỉnh trưởng mỗi năm 4 lần triệu tập các cuộc họp của hội đồng hoặc có thể
triệu tập khi cần thiết, có quyền giải tán hội đồng và tổ chức bầu cử lại.Nhìn chung
hoạt động của chính quyền tỉnh tập trung vào Tỉnh trưởng , tỉnh trưởng có quyền
lập ra các điều luật địa phương , chuẩn bị kế hoạch ngân sách, ấn định mức thuế và
các khoản chi phí của địa phương, quyền bổ nhiệm và điều hành cơ quan hành
chính thuộc tỉnh.Bộ máy hành chính tỉnh bao gồm nhiều ủy ban chyên về các lĩnh
vực cảnh sát, giáo dục, y tế…
Tại Nhật Bản hiện nay vấn đề phát triển khu vực nông thôn trở nên bức thiết
và vai trò của các cơ quan chính quyền địa phương được khẳng định và tăng
cường .Trong thời gian gần đây các chính phủ đều đặt ra mục tiêu cỉa tổ lại nền
hành chính theo hướng tăng cường quyền lực cho địa phương và tránh chồng chéo
giữa các cấp.
1.1.5.5.Thể chế bầu cử
Chế độ bầu cử dân chủ Nhật Bản đi từ chế độ bầu cử hạn chế trong đó quền
bầu cử bị phân biệt giàu nghèo , nam nữ, sang hèn, chế độ bầu cử phổ thông đầu
phiếu , mở cửa đối với tất cả mọi người .Ở Nhật Bản cuộc bầu cử đầu tiên được
tiến hành vào năm 1980 tức là sau khi Nghị viện Hoàng gia ra đời , nhưng sau
chiến tranh thế giới lầm thứ 2 thì Nhật Bản mới thực hiện chế độ phổ thông đầu
phiếu và tất cả mọi công dân tại độ tuổi trưởng thành đều có thể đi bầu
phiếu.Trong đó việc bầu cử được diễn ra tại Thượng viện và Hạ viện với các đặc
điểm sau:
Nhật Bản áp dụng chế độ bầu cử thao cách bầu hạ nghị sỹ từ các khu vực
bầu cử cỡ vừa phải từ 2 đến 6 đại biểu , bầu cử thượng ngị sỹ từ các khu vực bầu
cử theo tỷ lệ phiếu toàn quốc và khu vực bầu cử bình thường .Tuy nhiên trong
13



những năm gần đây chế độ bầu cử cũng ít nhiều có điều chỉnh theo hướng bầu cử
hạ nghị viện cũng áp dụng chế độ bầu cử khu vực nhỏ và áp dụng chế độ bầu cử
theo tỷ lệ phiếu thu được.
Luật bầu cuer quy định cần thay đổi số nghị sỹ được bầu trong các cuộc bầu
cử Quốc hội từ các khu vực bầu cử cho phù hợp với điều tra tình hình đất nước tiến
hành 5 năm một lần .Tuy nhiên việc thay đổi số nghị sỹ này không dễ dàng vì nó
liên quan đến lợi ích của nhiều bên.
Luật bầu cử mới của Nhật đã chú ý đến tính công bằng ,các chính đảng ở
Nhật còn chưa kiên trì hoaatj động trong quần chúng nhân dân nên văn hóa bầu cử
còn hạn chế.
Chương 3:ĐẢNG DÂN CHỦ TỰ DO VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN TẠI NHẬT BẢN
3.1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM
3.1.Khái niệm về Đảng
3.2.Khái niệm Đảng chính trị
3.3.Khái niệm Đảng cộng sản
3.4.Khái niệm về Đảng cầm quyền
3.5.Khái niệm về Đảng đối lập
3.2.ĐẢNG DÂN CHỦ TỰ DO NHẬT BẢN(LDP)
3.2.1.Lịch sử hình thành và phát triển
Đảng LDP có tiền thân là đảng Tự do Nhật Bản , đảng Tự do Nhật Bản thành
lập ngày 9/11/1945, trong thời kỳ chiến tranh một quan chức nội các là
Hatoyama được bầu làm Chủ tịch Đảng và đưa ra tôn chỉ mục đích như : bảo vệ
nhà nước nhất thể hóa giữa quan chức với dân chúng , bảo vêh tài sản tư hữu và
kinh tế tự do.

14



Ngày 15/11/1955 hai đảng Tự do và Dân chủ hợp nhất thành đảng Dân chủ
Tự do do ông Hatoyama làm Chủ tịch .Sau khi hợp nhất hai đảng đã chiếm đa số
trong Quốc hội nên ông Hatoyama được bầu làm Thủ tướng đầu tiên cua Nội
các.Kể từ khi thành lập cho đến nay trừ một quãng thời gian ngắn từ 9/8/1993 tới
30/6/1994 không cầm quyền còn lại LDP đều nắm quyền ở Nhật .
Trong thời gian dài LDP trỏe thành một chính đảng lớn và nắm quyền lâu dài
, trong nội bộ LDP đã xuất hiện các tình trạng tham nhũng , ngoài ra nội bộ LDP
cũng đã nảy sinh các phe phái và đấu tranh với nhau, chính vì vậy Đảng đã không
còn chiếm đa số trong Quốc hội và rốt cuộc là không còn cầm quyền.
Ngày 9/8/1993 liên minh 8 Đảng do ông Hosokawa , chủ tịch Tân đảng
đưnga đầu đã dành thắng lợi trong bầu cử và đứng ra thành lập chính phủ , chấm
dứt 38 năm cầm quyền của LDP.
Ngay sau khi lên nắm quyền Hosokawa tuyên bố chiến tranh của Nhật Bản
là chiến tranh xâm lược nên đã xin lỗi và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao
.Khi thăm Mỹ ông Hosokawa đã bày tỏ thái độ cứng rắn đối với sức ép của Mỹ về
vấn đề thương mại và ông trở thành thủ tướng đầu tiên sau chiến tranh dám nói
không với Mỹ nên được dư luận trong nước tán thưởng.Tuy nhiên lúc này cơ sở xã
hội của Chính phủ Hosokawa rất mỏng manh như Tân đảng chỉ có 35 ghế trong
Quốc hội, ngoài ra mâu thuẫn tồn tại giữa 8 đảng này cũng gay gắt.
Ngày 28/4/1994 nội các ông Hosakawa buộc phải từ chức tập thể , đảng Dân
chủ Tự do nhân cơ hội này đã tiến cử ông Murayama làm Thủ tướng.Tháng
6/1994 liên minh đảng Xã hội và Tân đảng cùng với LDP thành lập chính
phủ.Tháng 1/1996 ông Murayama tyên bố từ chức và đảng Dân chủ Tự do đã cử
ông Hashimoto , Chủ tịch Đảng lên nắm quyền Thủ tướng , đồng thời tyên bố giải
tán Quốc hội để tiến hành bầu cử vào tháng 10/1996 và đảng Dân chủ Tự do lại trở
thành đảng nắm quyền mà không liên minh với đảng nào.
Ngày 30/7/1998 ông Hashimoto từ chức, ông Obuchi là Chủ tịch đảng Dân
chủ Tự do lên làm Thủ tướng.Ngày 5/10/1999 Obuchi đã thương lượng với đảng
Tự do , đảng Komei liên minh lập nội các , sau đó đảng Tự do rút khỏi Nội các và
Nội các do liên minh hai đảng Dân chủ Tự do và Komei nắm quyền. Sauk hi

15


Obuchi qua đời do xuất huyết não, đảng Dân chủ Tự do đã bầu ông Mori làm Chủ
tịch đảng.
Ngày 5/4/2000 ông Mori đã cùng với Komei, Tân đảng thương lượng và lập
chính phủ do ông làm Thủ tướng .Ngày 26/2/2001 ông Koizumi được bầu làm Chủ
tịch đảng Dân chủ Tự do và làm Thủ tướng trong liên minh với đảng Komei và
Tân đảng. Ông Koizumi Junichiro - một người có chủ trương cải cách LDP đã
được bầu làm Chủ tịch đảng đồng thời là Thủ tướng Nhật với đa số áp đảo 298/482
phiếu tại Đại hội Đảng LDP trước nhiệm kỳ (24/4/2001) với tỷ lệ ủng hộ đạt kỷ lục
85%. Ngày 20 tháng 9 năm 2003, Thủ tướng Koizumi đã tái cử làm Chủ tịch Đảng
LDP nhiệm kỳ 2 năm đồng thời tiếp tục ở cương vị Thủ tướng. Ngày11 tháng
9 năm 2005 đảng LPD giành được đa số phiếu trong tổng tuyển cử với chủ trương
tư nhân hóa công ty Bưu chính Nhật Bản. Ngày 20 tháng 9 năm 2006, ông Abe
Shinzo được bầu làm Chủ tịch đảng và được Quốc hội bổ nhiệm Thủ tướng vào
ngày 26 tháng 9 với 339/475 phiếu. Trong cuộc bầu cử thượng viện ngày 29 tháng
7 năm 2007, đảng Dân chủ Tự do bị thất bại nặng nề và không còn là đảng lớn nhất
trong thượng viện.
Ngày 20/9/2006: 403 ngị sĩ Quốc hội thuộc LDP và 300 thành viên của đảng
viên ở cấp địa phương bầu cử chức chủ tịch LDP thay thế ông Koizumi về
hưu.Ông Abe đắc cử và kế nghiệ sự nghiệp của ông Koizumi và làm thủ tướng.Sau
đó đảng Dân chủ Tự do phải nhường quyền lãnh đạo đất nước cho đảng Dân chủ
trong 3 năm.
Một cuộc tổng tuyển cử đã được tổ chức tại Nhật Bản vào ngày 16 tháng 12
năm 2012. Các kết quả công bố cho thấy Đảng Dân chủ Tự do đã giành được ít
nhất 294 ghế trong hạ viện 480 ghế, trong khi đồng minh của họ, Đảng Tân
Komeito, giành 31 ghế. Kết quả này giúp liên minh cầm quyền sẽ có đa số hai
phần ba cần thiết để thông qua gần như mọi quyết định quan trọng.Đồng thời Thủ
tướng Abe lần thứ hai quay lại cầm quyền tại đất nước mặt trời mọc.

3.2.2.Tổ chức của đảng Dân củ Tự do
Cơ quan cao nhất của đảng là Đại hội hàng năm, để lãnh đạo công việc hàng
ngày Chủ tịch đảng bổ nhiệm Tổng Bí thư.Trong các quận huyện có các liên đoàn
16


của đảng, các văn phòng của Đảng được thành lập theo đơn vị hành chính, hiện
nay LDP có khoảng 3,5 triệu đảng viên.
Cơ quan ngôn luận của Đảng Dân chủ Tự do là tờ Tự do tuần báo ra một
tuần một số, có số phát hành 80 vạn tờ, tờ Tạp chí lý luận Tự do dân chủ ra mỗi
tháng một lần với việc phát hành 70 vạn tờ.
Đảng LDP thống nhất với nhau trong đường lối, chính sách chung về đối nội
và đối ngoại trong cuộc đấu tranh với các đảng đối lập ở Nhật Bản .Nhưng trong
nội bộ Đảng bị chia rẽ nhiều thành các phe phái , tranh giành với nhau các vị trí
trong chính phủ.Các phái lớn nhất trong LDP là Take Shita, Abe, Miyazawa,
Watanabe, Koneoto….
3.2.3.Cương lĩnh của Đảng
Trong cương lĩnh khi thành lập thì LDP chủ trương : đấu tranh với các lực
lượng và tư tưởng theo đường lối bạo lực và cách mạng, coi cơ sở chính sách ngoại
giao của Nhật Bản là hợp tác, liên minh với các nước dân chủ, tự do phương Tây,
chủ trương “Tăng cường lực lượng quân sự, phục hồi chủ nghĩa quân phiệt nhật”
tương xứng với sức mạnh và vị trí của Nhật Bản dưới thể chế Hiệp ước an ninh
Nhật- Mỹ, chủ trương sửa đổi hiến pháp trong đó có các điều khoản hòa bình.
Trong những năm gần đây và trong chiên dịch tranh cử vừa rồi cùng với tắng
lợi của LDP thì cương lĩnh mà đảng LDP đưa ra có các nội dung trong đó nhấn
mạnh vào chính sách kinh tế và đối ngoại. Chủ tịch LDP ông Shinzo Abe cho biết
với mục tiêu chính là "vượt qua các cuộc khủng hoảng" mà đất nước đang trải
qua.
Nội dung cương lĩnh của Đảng cầm quyền Dân chủ Tự do đưa ra một loạt
cải cách hệ thống công chức, trợ cấp giáo dục trẻ em, tạo việc làm cho người lao

động, chế độ lương hưu và chế độ thuế.Theo đó, từ nay đến 2015, Nhật Bản sẽ
giảm 80.000 công chức làm việc trong các cơ quan chính phủ; Trợ cấp tiền học cho
trẻ em từ 3-5 tuổi; Nâng chế độ trợ cấp hiện hành cho người thu nhập thấp; Cải
cách cơ bản chế độ lương hưu trong vòng 3 năm tới; Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
nhằm thực hiện mục tiêu đạt tỷ lệ 50% tự cấp nguồn lương thực trong nước; Phấn

17


đấu trong năm 2010 đạt mức tăng trưởng kinh tế 2%, nâng mức thu nhập trung
bình của người dân Nhật Bản lên hàng đầu thế giới.

Theo ông Abe, Chính phủ của ông sẽ nỗ lực giải quyết nạn giảm phát kinh
niên trong nền kinh tế và tình trạng đồng yên tăng giá. Ông cho biết sẽ nỗ lực thực
hiện chính sách nới lỏng tiền tệ và đạt mục tiêu lạm phát 2%/ năm. "Nhiệm vụ của
chúng tôi là vừa đối phó với sự giảm phát của nền kinh tế vừa đối phó với tình
trạng đồng yên tăng giá, trong khi vẫn phải thêm sức sống cho nền kinh tế và tạo
thêm nhiều việc làm mới”. Đảng Dân chủ Tự do tuyên bố sẽ quyết định việc có tái
khởi động các nhà máy điện hạt nhân hay không trong vòng ba năm tới. Về vấn đề
kinh tế, Đảng Dân chủ Tự do cam kết sẽ buộc Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) phải có
những biện pháp nới lỏng tiền tệ nhằm đối phó với tình trạng giảm phát hiện nay,
đồng thời sẽ sớm thiết lập khoản ngân sách bổ sung khổng lồ tới 10 nghìn tỷ yên
cho tài khoá 2012 nhằm kích thích nền kinh tế Nhật Bản đang trì trệ
Về chính sách đối ngoại, LDP khẳng định tiếp tục duy trì liên minh Nhật - Mỹ
và khôi phục sức mạnh ngoại giao của Nhật Bản. LDP cũng đặt mục tiêu tăng
cường quan hệ với các quốc gia khác nhằm mục đích bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ.Đảng Dân chủ Tự do duy trì chủ trương củng cố liên minh Nhật - Mỹ, giải
quyết triệt để các vấn đề phân tranh lãnh thổ với phía Trung Quốc, Hàn Quốc, vấn
đề bắt cóc con tin với CHDCND Triều Tiên, tham gia tích cực các hoạt động gìn
giữ hòa bình an ninh trong khu vực và quốc tế.Trong vấn đề đối ngoại, Đảng Dân

chủ Tự do chủ trương tăng cường khả năng phòng vệ của Nhật Bản bằng việc tăng
cường mối quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ. Ông Abe cũng tỏ ý rằng Đảng Dân chủ
Tự do sẽ có quan điểm cương quyết đối với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp
lãnh thổ liên quan đến quần đảo do Nhật Bản kiểm soát trên biển Hoa Đông mà
nước này gọi là Senkaku, còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.
Cương lĩnh của Đảng cầm quyền Dân chủ Tự do trong nội dung cũng
không có gì mới mang tính đột phá. Điều quan trọng nhất hiện nay mà cử tri Nhật
Bản mong đợi là khả năng thực thi cương lĩnh của hai phía đảng cầm quyền và
đảng đối lập liệu có thể đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế
hay không.
18


3.3.ĐẢNG CỘNG SẢN NHẬT BẢN(JCP)
3.3.1.Lịch sử hình thành JCP
Đảng Cộng sản Nhật Bản ra đời tháng 7 năm 1922 song chỉ sau Chiến tranh
Thế giới II mới được ra hoạt động công khai với tư cách một hội chính trị hoạt
động dưới sự dẫn dắt trực tiếp của cơ quan ngôn luận của nó là Quốc tế cộng
sản (Comintern), nhằm thực hiện chủ trương xây dựng chủ nghĩa cộng sản tại Nhật
Bản thông qua cách mạng dân chủ và đấu tranh nghị trường, bảo vệ quyền lợi
người lao động và chống tư bản.
Giai đoạn hậu Thế chiến thứ nhất (1918) đến năm 1923 được gọi là thời kỳ
dân chủ Taishō, theo tên kỷ nguyên và các chính sách tương đối tự do của chính
phủ. Trong năm 1918, chính quyền đảng phái đa số đầu tiên được hình thành. Sau
trận động đất ghê gớm ở đồng bằng Kantō năm 1923, nội các gồm nhiều chính
đảng này đã áp dụng những biện pháp cực kỳ hà khắc triệt thoái các hoạt động của
đảng cộng sản bằng cách tuyên truyền cho việc duy trì đạo luật trật tự công cộng
năm 1925. Theo đạo luật có tính trấn áp tư tưởng cách mạng này, Đảng Cộng sản
Nhật Bản bị đẩy ra khỏi vòng pháp luật và buộc phải rút vào hoạt động bí mật. Tan
rã, nhưng các mầm mống của nó vẫn duy trì bền bỉ trong giới cần lao. Trào lưu vô

sản bắt đầu chuyển vào giai đoạn phát triển mang tính chất chính trị và giáo
điều hơn, đồng thời ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx và Cách mạng tháng
Mười Nga lan ra từ đảng cộng sản bí mật đã tác động mạnh mẽ đến số lớn học giả
đương thời.
Năm 1926, Đảng Cộng sản Nhật Bản hình thành trở lại. Sau năm 1945 đảng
được ra hoạt động công khai và trở thành một trong 5 đảng phái lớn trong nội
các Nhật Bản.Trong những năm 50, Đảng bị chia rẽ nghiêm trọng giữa phái hoạt
động trong nước và phái hoạt động từ nước ngoài trở về mà chủ yếu là từ Liên Xô
và Trung Quốc. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến quan hệ của ĐCS Nhật Bản
với ĐCS Liên Xô và ĐCS Trung Quốc lâm vào tình trạng mâu thuẫn ngày càng sâu
sắc. Đại hội lần thứ VIII của Đảng năm 1961 được coi là đại hội thống nhất Đảng.
Cương lĩnh chính thức và Điều lệ được thông qua tại đại hội này tuyên bố con
đường đi lên CNXH ở Nhật Bản là dân chủ nghị trường và khẳng định đường lối
độc
lập
tự
chủ
của
Đảng.
Hai thập niên 70-80, ĐCS Nhật Bản là lực lượng luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh
19


chống tư bản độc quyền, bênh vực quyền lợi người lao động. Đảng tập hợp lực
lượng xã hội đấu tranh đòi xoá bỏ Hiệp ước an ninh Nhật – Mỹ được ký kết từ năm
1960, chống lại việc Chính phủ Nhật Bản cho Mỹ xây dựng và triển khai các căn
cứ quân sự tại Nhật Bản. ĐCS Nhật Bản có gần 50 vạn đảng viên. Tại các cuộc bầu
cử, Đảng có đại biểu ở Hạ viện, Thượng viện và Hội đồng địa phương các cấp.
Cơ quan ngôn luận của Đảng là báo Akahata có số lượng phát hành hằng ngày
khoảng trên 60 vạn bản, số chủ nhật lên hơn 2 triệu bản. Thu từ việc phát hành báo

Akahata chiếm tới 96% nguồn thu của ĐCS Nhật Bản. Ngoài ra, ĐCS Nhật Bản
còn có 10 loại tạp chí, có nhà xuất bản riêng và thông tấn xã JPS. Các tổ chức quần
chúng của Đảng gồm Đoàn thanh niên dân chủ, Hội phụ nữ mới Nhật Bản, Công
đoàn ZenrorEN, Hội sinh viên tự trị toàn Nhật Bản và một số tổ chức hữu nghị,
đoàn
kết
khác.
Sau chiến tranh lạnh, từ 1991 đến 1994, ĐCS Nhật Bản bước vào thời kỳ khó khăn
mới. Vốn có những mâu thuẫn, bất đồng sâu sắc từ trước, nên khi ĐCS Liên Xô
tan rã thì ĐCS Nhật Bản cho rằng sự đổ vỡ đó không những là điều không thể
tránh khỏi mà còn là điều cần thiết cho phong trào cộng sản quốc tế! Tuy nhiên,
hành động thiếu tỉnh táo này của ĐCS Nhật Bản đã bị chính quyền tư sản Nhật Bản
triệt để lợi dụng, đẩy mạnh tuyên truyền về "sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản"
chĩa mũi nhọn tấn công vào ĐCS, nhằm làm suy yếu và thủ tiêu Đảng. Một bộ
phận không nhỏ đảng viên ĐCS Nhật Bản không chỉ hoang mang dao động mà còn
mất phương hướng.
Nhiều đảng viên giảm sút ý chí chiến đấu, phai nhạt lập trường giai cấp, đòi
đổi tên Đảng hoặc xin ra Đảng. Số đảng viên ĐCS Nhật Bản từ 50 vạn giảm xuống
còn 30 vạn. Trong hoàn cảnh đó, ĐCS Nhật Bản buộc phải điều chỉnh, chuyển
hướng hoạt động. Đảng chú trọng hơn đến công tác giáo dục truyền thống cách
mạng, khẳng định không đổi tên Đảng trong bất kỳ tình huống nào, bởi vì đổi tên
Đảng cũng có nghĩa là thay đổi mục tiêu và con đường cách mạng. Song song với
việc giáo dục truyền thống cách mạng cho đảng viên, ĐCS Nhật Bản đã tiến hành
phân tích nguyên nhân sai lầm dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông
Âu. Mặt khác, Đảng khẳng định rõ những giá trị, những thành tựu to lớn mà
CNXH đạt được đã làm thay đổi sâu sắc diện mạo thế giới đương đại.
Bước vào thập niên 90, nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục lâm vào tình trạng trì trệ, suy
thoái đã làm cho đời sống nhân dân, đặc biệt là những người lao động ngày càng

20



Sau rất nhiều thập niên sử dụng một đường lối không đổi mới, Đảng Cộng
sản Nhật Bản đã thất bại lớn trong cuộc bầu cử Hạ viện tháng 11 năm 2003 (mất 11
ghế). Với các cuộc bầu cử gần đây Đảng Cộng Sản Nhật Bản đã trở thành Đagr đối
lập lớn thứ 2 tại Nhật và đã trở thành Đảng cộng sản lớn nhất trên thế giới không
cầm quyền..
3.3.2.Tổ chức của Đảng cộng sản Nhật Bản
Tổ chức cơ sở Đảng cộng sản được thành lập theo đơn vị sản xuất trong các
xí nghiệp, cơ quan, trường học, đơn vị dân cư, các Uỷ ban ở quận, huyện, thành
phố, khu vực. Cơ quan cao nhất của Đảng là Đại hội được triệu tập hai năm, ba
năm một lần. Đại hội bầu ra Ban chấp hành Trung ương để thực hiện nhiệm vụ của
Đảng giữa hai nhiệm kỳ Đại hội .Ban chấp hành trung ương bầu ra Chủ tịch đoàn
và Ban bí thư .
Cơ quan ngôn luận của Đảng là tờ Akahata ra hằng ngày , Akahata chủ nhật,
có 10 loại tạp chí , có nhà xuất bản riêng, thu thập qua phát hành báo chí bảo đảm
92% ngân sách cho hoạt động của Đảng.Các tổ chức quần chúng gồm: Đoàn Thanh
niên dân chủ( 30 vạn đoàn viên), Hội phụ nữ mới Nhật Bản, Công đoàn
Zenroen( 2,5 triệu người),Hội sinh viên tự trị toàn Nhật Bản( 50 vạn người) và một
số tổ chức đoàn thể khác.
3.3.3.Đường lối của Đảng cộng sản Nhật
Dự thảo cương lĩnh thành lập Đảng năm 1922 và các cương lĩnh năm 1927,
1932 đều khẳng định Đảng lấy chủ nghĩa Mác Leenin làm kin chỉ nam cho mọi
hành động, kiên quyết chống chiến tranh đế quốc,nhiệm vu của cách mạng Nhật
Bản là sau khi tiến hành cách mạng dân chủ tư sản sẽ nhanh chóng tiến lên cách
mạng xã hội chủ nghĩa.Đại hội lần thứ VIII(1961) thông qua cương lĩnh chính thức
và Điều lệ Đảng xá định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Nhật Bản là dân chủ
nghị trường và khẳng định đường lối độc lập tự chủ của Đảng.
Đại hội lần thứ XIII(bất thường) năm 1976 đã quyết định thay từ “ chủ nghĩa
Mác leni” thành “chủ nghĩa xã hội khoa học” vì Đảng cho rằng Leenin là người

vận dụng chủ nghĩa Mác ở nước Nga còn các Đảng phái khác phải vận dụng chủ
nghĩa Mác một cách sáng tạo vào hoàn cảnh của nước mình, phù hợp với bản chất
21


khoa học của chủ nghĩa Mác.Đồng thời thay từ “ chuyên chính vô sản” bằng từ
“quyền lực của giai cấp công nhân”.
Cương lĩnh của Đảng nhận định : Nhật Bản là nước tư bản phát triển cao
đồng thời phụ thuộc vào Mỹ, cách mạng Nhật Bản có hai kẻ thù là đế quốc Mỹ và
tư bản lũng loạn Nhật Bản. Nhật làm cách mạng dân chủ nhân dân rồi tiến lên cách
mạng xã hội chủ nghĩa với sự tham gia của tất cả các lực lượng tiến bộ bằng hình
thức chuyển giao chính quyền thông qua bầu cử.
Đườn lối của Đảng xác định: Hướng tới cách mạng xã hội chủ nghĩa thông
qua cách mạng dân chủ chiếm đa số trong nghị viện (phản đối sự chi phối của chủ
nghĩa đế quốc Mỹ và tư bản độc quyền Nhật Bản). Tiến hành đường lối độc lập tự
chủ.Trên đường lối cơ bản này, Đảng Cộng sản Nhật Bản đã đấu tranh với sự can
thiệp của các nước lớn trong những năm 1960. Thời kỳ chiến tranh Việt Nam,
Đảng Cộng sản Nhật Bản đã lên án đế quốc Mỹ xâm lược và ủng hộ chiến tranh
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Năm 1976, Đại hội Đảng Cộng sản Nhật Bản thông qua "Tuyên ngôn tự do
và chủ nghĩa dân chủ", tuyên bố bảo vệ và phát triển các quyền tự do của nhân dân
trên cả ba lĩnh vực: "tự do sinh tồn", "tự do xã hội - chính trị" và "tự do dân tộc".
Tháng 1-2004, Đảng sửa đổi toàn diện Cương lĩnh. Cương lĩnh sửa đổi đã kế thừa
đường lối cơ bản mà đã được chứng minh đúng đắn, phát triển và làm rõ nội dung,
lý luận của cách mạng chủ nghĩa dân chủ (cải cách Nhật Bản); phân tích triển vọng
tình hình thế giới, lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học và lý luận về xã hội tương lai.
Quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại:Đảng Cộng sản Nhật Bản đứng trên
nguyên tắc độc lập tự chủ, ủng hộ việc tôn trọng độc lập dân tộc, chủ quyền, bình
đẳng, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc và ủng hộ trật tự quốc tế hoà
bình theo hiến chương Liên hợp quốc. Đảng Cộng sản Nhật Bản coi trọng hợp tác

vì "thế giới không có vũ khí hạt nhân", hợp tác vì trật tự kinh tế thế giới - tôn trọng
chủ quyền kinh tế và cơ cấu dân chủ, trong đó có việc quy chế dân chủ đối với
doanh nghiệp xuyên quốc gia.
Dù chưa phải là đảng cầm quyền, song Đảng Cộng sản Nhật Bản đã và đang đẩy
mạnh quan hệ hữu nghị, giao lưu với chính phủ, chính đảng các nước trên nguyên
tắc độc lập tự chủ, bình đẳng, không can thiệp nội bộ. Trong quan hệ với ĐCS
22


Trung Quốc, ĐCS Nhật Bản có những bước cải thiện rõ nét. Đến tháng 3-1998,
ĐCS Nhật Bản và ĐCS Trung Quốc ra tuyên bố chung bình thường hoá quan hệ.
ĐCS Nhật Bản cũng có sự cải thiện mối quan hệ với Đảng cộng sản Lào và đảng
cộng Sản Ấn Độ.
Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Nhật Bản có quan hệ hữu
nghị, đoàn kết truyền thống suốt từ thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, cứu nước của
nhân dân Việt Nam. Hai Đảng đang hợp tác vì hoà bình châu Á và thế giới. Bên
cạnh đó, hai Đảng cũng đang tiến hành giao lưu lý luận mang ý nghĩa quan trọng
về chủ nghĩa xã hội khoa học.
3.3.4.Phương hướng cải cách Đảng
Đại hội lần thứ XXII của ĐCS Nhật Bản (2000) khẳng định tiếp tục đường
lối do đại hội XXI vạch ra, nhấn mạnh ĐCS Nhật Bản là chính đảng của giai cấp
công nhân và nhân dân Nhật Bản. Với số lượng trên 360 nghìn đảng viên và cơ cấu
tổ chức từ Trung ương xuống khắp 47 tỉnh cả nước, Đảng đang tích cực khắc phục
những hạn chế, tăng cường thâm nhập, nắm phong trào công nhân, giải quyết
những vấn đề cấp bách đặt ra trong công tác xây dựng đảng, phấn đấu có nửa triệu
đảng viên trong nửa đầu thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI.
Đảng cho rằng cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động của đoàn nghị sĩ ĐCS
Nhật Bản tại Quốc hội. Trong các cuộc luận chiến tại Quốc hội, Đảng nhấn mạnh
vấn đề bảo vệ lợi ích của nhân dân, đề xuất phương hướng giải quyết các vấn đề
kinh tế, xã hội nảy sinh. Đảng xác định các văn phòng đoàn nghị sĩ của Đảng tại 11

khu vực bầu cử cần thực sự đóng vai trò là cầu nối giữa quần chúng và các nghị sĩ
của Đảng. Với trên 4.000 đảng viên là đại biểu trong các hội đồng địa phương,
Đảng coi hoạt động chính trị tại địa phương là lĩnh vực hoạt động mạnh mẽ nhất.
Trên lĩnh vực đối ngoại, ĐCS Nhật Bản tiếp tục kiên trì cuộc đấu tranh đòi xoá bỏ
Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ. Theo quan điểm của Đảng, sau khi Liên Xô và các
nước XHCN Đông âu tan rã, hiệp ước này không có lý do để tồn tại. Mặc dù, hiệp
ước đã thay đổi tên gọi thành Phương châm phòng thủ Nhật – Mỹ, nhưng thực chất
vẫn không có gì thay đổi, Mỹ vẫn dựa vào đó để triển khai lực lượng quân sự lâu
dài trên đất Nhật, khống chế Nhật Bản trong quỹ đạo của mình.

23


Đại hội của Đảng Cộng sản Nhật Bản đã được tổ chức vào tháng 1-2010.
Đại hội đã nhận định nước Nhật đã chuyển sang "thời kỳ mới" và đang trong "giai
đoạn quá độ". Sau hơn 60 năm cầm quyền, chính quyền của LDP bị cử tri nhân dân
nói "không" trong cuộc tổng tuyển cử năm 2009 và đánh mất vị trí nắm quyền. Tuy
nhiên, chính phủ mới của Đảng Dân chủ cũng không chủ trương thoát khỏi "sự lệ
thuộc Mỹ quá mức" và "sự chi phối kinh tế của doanh nghiệp lớn và giới kinh
doanh". Chính vì vậy, Đảng Dân chủ không thực hiện những cam kết trong bầu cử.
Sự thất vọng và giận dữ của nhân dân đối với Đảng này càng ngày càng lan rộng.
Trước tình hình này, Nghị quyết Đại hội XXV của Đảng đặt ra nhiệm vụ thứ
nhất là "đáp ứng nguyện vọng đòi hỏi của nhân dân, tạo ra chuyển biến, tiến triển
tích cực trong chính sách thực tế”. Cụ thể trong các lĩnh vực như: bảo vệ cuộc sống
nhân dân trên các lĩnh vực như an sinh xã hội, việc làm và điều kiện lao động; đấu
tranh đòi di chuyển vô điều kiện căn cứ quân sự Mỹ ở Ô-ki-na-oa; đấu tranh vì bảo
vệ hiến pháp hoà bình... Nhiệm vụ thứ hai là phấn đấu tuyên truyền rộng rãi chính
sách cải cách của Đảng để tạo ra sự đồng thuận xã hội về việc cải cách hai vấn đề
mang tính bản chất "thoát khỏi sự lệ thuộc Mỹ" và "nền kinh tế có quy chế".
Nhiệm vụ thứ ba là đấu tranh để bảo vệ chủ nghĩa dân chủ trong quy định Hiến

pháp, không cho phép xảy ra những động thái phản động, bởi những động thái
phản động này là một rào cản nhằm ngăn chặn nhân dân tiến tới một nền "chính trị
mới".
Đảng Cộng sản Nhật Bản đánh giá: triển vọng xã hội nhân loại sẽ vượt qua
tư bản chủ nghĩa, tiến lên chủ nghĩa xã hội - chủ nghĩa cộng sản. Về quá trình này,
Đảng Cộng sản Nhật Bản cho rằng:Xã hội sẽ "phát triển theo từng giai đoạn" thông
qua giải quyết từng vấn đề.Sự phát triển đó phải được thực hiện bằng sự đồng
thuận và ủng hộ. Trên quan điểm cơ bản này, Đảng Cộng sản Nhật Bản đặt mục
tiêu nhiệm vụ trước mắt là "cải cách dân chủ trong khuôn khổ chủ nghĩa tư bản",
phấn đấu thành lập chính phủ liên minh dân chủ bằng việc Đảng Cộng sản Nhật
Bản và lực lượng mặt trận thống nhất chiếm đa số ổn định trong Quốc hội. Trong
cải cách dân chủ, Đảng đặt ra mục tiêu: nước Nhật Bản độc lập, dân chủ, hoà bình
và một nước thực sự là "nhân dân làm chủ".
Nội dung cải cách có ba điểm chính: Thoát khỏi sự lệ thuộc vào nước Mỹ,
huỷ bỏ đồng minh quân sự Nhật-Mỹ và các căn cứ quân sự Mỹ để khôi phục lại
24


toàn bộ chủ quyền, xây dựng nước Nhật Bản độc lập, hoà bình, trung lập, không
liên minh. Xây dựng "nền kinh tế có quy chế" để bảo vệ cuộc sống và quyền lợi
của nhân dân. Đặc điểm của nền kinh tế Nhật Bản là các doanh nghiệp lớn, giới
kinh doanh xây dựng cơ chế để chi phối về mặt kinh tế. Chính quyền lâu năm của
Đảng tự do dân chủ (LDP) đã bảo vệ và hỗ trợ cơ chế này. Các quy chế để bảo vệ
nhân dân và người lao động thiếu hụt một cách trầm trọng trong những năm gần
đây, thậm chí còn bị đẩy lùi hơn nữa.Đảng Cộng sản Nhật Bản chủ trương chuyển
đổi chính sách kinh tế một cách căn bản sang chính sách vì lợi ích của nhân dân;
xây dựng quy chế bảo vệ cuộc sống nhân dân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bảo
đảm sức mạnh tiêu dùng nhằm phát triển kinh tế lành mạnh.Bảo vệ tất cả các điều
khoản hiến pháp Nhật Bản để xây dựng nước Nhật Bản chủ nghĩa dân chủ vững
chắc, không còn nỗi lo lắng về chủ nghĩa quân phiệt.

Hiện nay, những nỗ lực tìm tòi vượt qua chủ nghĩa tư bản đang xuất hiện
trên khắp thế giới. Sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo, khủng hoảng tài chính,
kinh tế xuất phát từ Mỹ, vấn đề biến đổi khí hậu đã bộc lộ mâu thuẫn trong lòng
chủ nghĩa tư bản. Cuộc nghiên cứu, thăm dò mới về xã hội chủ nghĩa đang được
tiến hành trên thế giới. Là một Đảng có niềm tin khoa học rằng nhân loại sẽ vượt
qua chủ nghĩa tư bản tiến tới chủ nghĩa xã hội, một Đảng luôn đi cùng với nhân
dân, Đảng Cộng sản Nhật Bản tin tưởng triển vọng tương lai của mình và không
ngừng phấn đấu cho tương lai đó.
KẾT LUẬN
Nhật Bản là một trong những nước có nền chính trị không có được sự ổn
định lâu dài, điều đó làm thay đổi trong các thời điểm khác nhau với những nhà
lãnh đạo khác nhau của các Đảng phái khác nhau trong đất nước.Cùng với đó việc
một đảng tại Nhật không thể nắm được đa số phiếu trong các cuộc bầu cử Hạ viện
đã làm cho sự cầm quyền của các Đảng liên minh với nhau có phần nỏng lẻo và
không có sự gắn kết.Và Nhật Bản đang có xu hướng hình thành một mô hình mới
đó là mô hình một đảng rưỡi tức là một đảng mới liên tục cầm quyền những phải
liên minh với các đảng nhỏ khác để thành lập chính phủ.
Đất nước Nhật Bản là một nước có sự phát triển kinh tế rất mạnh, các tập
đoàn tư bản tại Nhật Bản là những tập đoàn lớn không chỉ tại Nhật mà còn trên
phạm vi quốc tế.Do đó với tiềm lực kinh tế hùng mạnh các tập đoàn tư bản này
25


×