Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới qua kênh bancasurace ở công ty bảo hiểm BSH Kinh Đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.71 KB, 48 trang )

1
1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi; các số liệu, kết quả nêu
trên trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Tiến Đạt


2
2

MỤC LỤC

DANH SÁCH BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ


3
3

DANH MỤC VIẾT TẮT
BH
BHVCXCG
BTV
BSH Kinh Đô
BSH

Bảo hiểm
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới


Bồi thường viên
Công ty Bảo hiểm BSH Kinh Đô
Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn – Hà
Nội

DNBH
ĐVG
ĐVGĐH
ĐVBTH
GĐV
IAV
KH
NĐPC
PCNBT
PCNGĐ
TNDS

Doanh nghiệp bảo hiểm
Đơn vị gốc
Đơn vị giám định hộ
Đơn vị bồi thường hộ
Giám định viên
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam
Khách hàng
Người được phân công
Phòng thực hiện chức năng bồi thường
Phòng thực hiện chức năng giám định
Trách nhiệm dân sự



44
4

LỜI MỞ ĐẦU

1. Đề tài đề xuất
Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác khai thác nghiệp vụ bảo
hiểm xe cơ giới qua kênh bancasurace ở công ty bảo hiểm BSH Kinh Đô

2. Lí do chọn đề tài.
Nhu cầu đi lại đã từ lâu là một nhu cầu thiết yếu của con người. Sự phát triển và
thay đổi của nền kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học kĩ thuật như hiện nay khiến cho nhu
cầu đó cao hơn nữa.
Như ở các nước phát triển việc có phương tiện di chuyển cụ thể là xe ô-tô là một
điều hết sức bình thường và dễ dàng nhưng tại các nước đang phát triển như Việt Nam
chúng ta việc sở hữu riêng cho mình một chiếc xe ô-tô không hề đơn giản chủ yếu là
vì vấn đề kinh tế .
Các ngân hàng đã nghiên cứu, để ý đến vấn đề này nên đã đánh giá và quyết định
hỗ trợ vay trả góp từ 60% - 80%/ 1 chiếc xe cho 1 chủ sở hữu ( khi đáp ứng đủ điều
kiện trong đó có điều kiện phải mua bảo hiểm thân vỏ xe ( bảo hiểm vật chất xe)).
Nắm bắt được cơ hội này công ty bảo hiểm đã quyết định kí kết hợp tác với các ngân
hàng.
Hiện tại thì em cũng đang làm kinh doanh và làm việc trực tiếp với các ngân
hàng nên em quyết đinh lựa chon đề tài trên.

3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Các kênh bancasurance ( các ngân hàng )
3.2 Mục đính nghiên cứu:
+ Đi sâu tìm hiểu về thực trạng hiện tại của công tác khai thác qua các kênh ngân
hàng

+ Phân tích tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới qua kênh
bancasurace.
+ Nhìn nhận, đánh giá và phát hiện những hạn chế còn tồn tại trong quy trình khai
thác nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới qua kênh bancasurance. Từ đó, đề xuất các giải pháp
nhằm tăng cường hoạt động khai thác nghiệp vụ bảo hiểm đó tại Công ty Bảo hiểm BSH
Kinh Đô.


55
5

4. Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu của đề tài
4.1 Cơ sở dữ liệu:
+ Thu thập trực tiếp: trực tiếp quan sát, tiếp xúc với đối tượng điều tra để trực
tiếp thực hiện các công việc điều tra, ghi chép kết quả điều tra.
+Thu thập gián tiếp: thông qua tài liệu của đơn vị thực tập: sổ sách chứng từ có
sẵn, báo cáo tài chính… các thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình hoàn thiện bản
luận văn tại các phòng ban của công ty như: phòng tài chính, phòng kế hoạch-kĩ thuật,
phòng thị trường…và có thể thông qua internet (nếu có).

4.2 Phương pháp nghiên cứu:
+ Đi từ nghiên cứu khái quát sau đó vào chi tiết từng chỉ tiêu và cuối cùng tổng
quát lại vấn đề cần quan tâm và đưa ra biện pháp khắc phục dựa trên những đánh giá
đó.
+Tiến hành phương pháp phân tổ nhằm phân chia một tổng thể vấn đề thành các
tổ có sự khác nhau về tính chất như tiền lương của bộ phận sản xuất, tiền lương của bộ
phận quản lý doanh nghiệp, tiền lương của bộ phận bán hàng; cũng có thể phân tổ theo
tiền lương của từng chi nhánh, của tổng công ty, của các xí nghiệp sản xuất; phân tổ
tiền lương, các khoản trích theo lương.
+Sử dụng kết hợp các phương pháp trong nghiên cứu khoa học sinh viên, bao

gồm: Phân tích, nhìn nhận trong mối liên hệ đa chiều và trong các không gian khác
nhau, so sánh đối chiếu số liệu đối với các nghiệp vụ cùng nhóm
5. Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn gồm 3 phần chính:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hoạt động giám định, bồi thường nghiệp vụ
bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
Chương 2: Thực trạng hoạt động giám định, bồi thườngnghiệp vụ bảo hiểm thiệt
hại vật chất xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm BSH Kinh Đô
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động giám định, bồi thường nghiệp vụ bảo
hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm BSH Kinh Đô


6
6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ

BẢO HIỂM THIỆT HẠI VẬT CHẤT

XE CƠ GIỚI VÀ KÊNH PHÂN PHỐI BANCASSURANCE TRÊN THỊ
TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
1.1. Khái quát về bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
Bảo hiểm xe cơ giới là tập hợp các nghiệp vụ bảo hiểm gắn với các rủi ro tai nạn
giao thông đường bộ, bao gồm: bảo hiểm vật chất xe cơ giới, bảo hiểm TNDS chủ xe
đối với người thứ ba, bảo hiểm TNDS chủ xe đối với hàng hoá chuyên chở trên xe,
bảo hiểm TNDS chủ xe đối với hành khách, bảo hiểm tai nạn lái phụ xe, bảo hiểm
người ngồi trên xe, …
1.1.2. Sự cần thiết của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
- Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới

Trong nền kinh tế, giao thông vận tải luôn là ngành kinh tế kỹ thuật có vị trí then
chốt, là huyết mạch và có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các ngành khác.
Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn thì nhu cầu đi lại cũng
tăng lên một cách nhanh chóng. Các hình thức vận chuyển rất đa dạng như đường
thuỷ, đường sắt, đường bộ, đường hàng không. Ở Việt Nam, xe cơ giới là phương tiện
chủ yếu, chiếm vai trò quan trọng việc vận chuyển bằng đường bộ thể hiện ở những
điểm sau:
+ Xe cơ giới có tính động cơ cao, linh hoạt với sự tham gia đông đảo của các loại
xe: xe tải, xe khách, xe con, xe máy,… hoạt động trong phạm vi rộng kể cả địa hình
phức tạp, có thể vận chuyển người và hàng hóa tới những nơi mà các loại hình vận tải
khác không thể đến được.
+ Tốc độ vận chuyển của loại hình vận tải này nhanh với chi phí vừa phải. Tiền
vốn đầu tư mua sắm phương tiện, xây dựng bến bãi ít tốn kém hơn các hình thức khác,
phù hợp với hoàn cảnh đất nước và thu nhập của người dân Việt Nam.
+ Việc sử dụng các phương tiện xe cơ giới cũng đơn giản và thuận tiện hơn các
phương tiện khác.
Với ưu điểm trên số lượng xe cơ giới tại Việt Nam hiện nay đang phát triển như
vũ bão. Nếu năm 2012, cả nước chỉ có khoảng 1.428.002xe ô tô thì đến tháng 3 năm
2019 đã có 3.353.537xe (tăng khoảng 2.3 lần), mỗi năm tăng khoảng 8-10%. (Nguồn:
Đăng kiểm Việt Nam). Sự phát triển của xe cơ giới luôn gắn với sự phát triển của cơ sở


7
7

hạ tầng. Nếu hạ tầng giao thông chưa phát triển mà số lượng phương tiện giao thông
lại tăng lên quá nhanh thì sự không đồng bộ này sẽ là một trong những nguyên nhân
khiến cho tai nạn giao thông nhiều thêm. Trong khi đó tốc độ phát triển của hệ thống
cơ sở hạ tầng ở nước ta hiện nay không đáp ứng được nhu cầu tham gia giao thông.
Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho số vụ tai nạn giao thông ở

Việt Nam khá cao. Bên cạnh đó, ý thức cũng như sự hiểu biết và tôn trọng luật an toàn
giao thông của một số chủ phương tiện (phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá tải, …) làm
cho rủi ro tai nạn giao thông ngày càng tăng. Ngoài ra, còn phải kể đến nguyên nhân
của tình trạng gia tăng tai nạn giao thông ở nước ta là do các phương tiện giao thông
đường bộ cũ nát, không đảm bảo chất lượng. Bảng số liệu thống kê dưới đây cho thấy
tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở nước ta trong hơn 5 năm qua.
Bảng 1.1: Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam từ 2015- 2019
Năm

Số vụ TNGT

2015
2016
2017
2018
1/1/2019-31/6/2019

(vụ)
22.326

Số người chết (người)
8.435

Số người bị thương
(người)
20.815

21.589
8.685
19.280

20.080
8.279
17.040
18.700
8.244
14.800
8.385
3.810
6.358
(Nguồn: Báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia )

Theo số liệu đưa ra ở bảng trên, số vụ tai nạn giao thông có chiều hướng gia tăng
(không ổn định) dù năm 2018 có giảm so với năm trước nhưng đó cũng là con số thiệt
hại đáng kể, đáng lo ngại. Trong 6 tháng đầu năm 2019, cả nước đã xảy ra 8.385 vụ tai
nạn giao thông, làm chết 3.810 người, bị thương 6.358 người (giảm 7,1% về số vụ,
giảm 7,55% về số người chết và giảm 9,65% số người bị thương so với 6 tháng đầu
năm 2018), tuy vậy số vụ tai nạn giao thông vẫn chiếm số lượng rất lớn. Khi tai nạn
giao thông xảy ra, các chủ xe không chỉ bị thiệt hại vật chất xe, thiệt hại về người mà
còn có thể phải đền bù thiệt hại cho các nạn nhân trong vụ tai nạn. Thực tế này đã tạo
ra cả sức ép tài chính lẫn tinh thần đối với các chủ phương tiện giao thông đường bộ.
Chính vì vậy, bảo hiểm xe cơ giới đã được triển khai ở hầu hết các nước trên thế giới
trong đó có Việt Nam nhằm đáp ứng cho nhu cầu được bảo vệ của chủ xe khi có rủi ro
tai nạn giao thông xảy ra.
- Tác dụng của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới


8
8

+ Góp phần ổn định tài chính cho chủ phương tiện khi gặp rủi ro tai nạn giao

thông
Rủi ro là yếu tố ngẫu nhiên không lường trước được, có thể xảy ra cho bất cứ cá
nhân và phương tiện giao thông nào và hoàn toàn nằm ngoài ý muốn chủ quan của con
người. Bảo hiểm xe cơ giới ra đời góp phần ổn định tài chính, khắc phục những hậu
quả khó khăn về vật chất cũng như tinh thần cho người bị nạn, giúp họ nhanh chóng
khôi phục sau rủi ro tai nạn. Đồng thời nó cũng giúp chủ phương tiện tránh được
những khoản chi phí bất thường làm mất cân đối tài chính.
Có thể nói bảo hiểm xe cơ giới đã góp phần tạo ra một tâm lý yên tâm, thoải mái
cho các chủ xe, lái xe khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông.
+ Góp phần ngăn ngừa và đề phòng hạn chế tổn thất do tai nạn giao thông gây ra.
Việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới góp phần đảm bảo an ninh và an
toàn xã hội.
Số phí thu được từ người tham gia bảo hiểm sẽ hình thành nên một quỹ rất lớn,
quỹ này ngoài việc sử dụng bồi thường cho chủ xe cơ giới khi rủi ro xảy ra, còn sử
dụng để đề phòng hạn chế tổn thất. Những nguy cơ tai nạn do hệ thống cơ sở hạ tầng
yếu kém đã được các DNBH hỗ trợ đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng đường lánh nạn,
đường phụ, làm thêm các biển báo chỉ đường, v.v… từ đó đã làm giảm nguy cơ gây tai
nạn.
Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất, các DNBH còn
có các chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích các chủ xe nâng cao ý thức đề
phòng hạn chế rủi ro và tổn thất, giúp lái xe luôn có ý thức chấp hành luật lệ an toàn
giao thông góp phần ngăn ngừa tổn thất. Ví dụ, họ phối hợp với các ban ngành chức
năng có liên quan để thực hiện tuyên truyền luật an toàn giao thông hoặc cũng có thể
áp dụng mức phí ưu đãi dành cho các chủ xe, lái xe ít gặp tai nạn giao thông, thực hiện
tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất.
+ Góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước và tạo thêm việc làm cho người lao động.
Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới ra đời cũng góp phần giảm bớt gánh nặng cho
ngân sách Nhà nước đồng thời làm tăng thu cho ngân sách Nhà nước, tăng thu ngoại tệ
cho Nhà nước. Chính phủ có thể sử dụng ngân sách phối hợp với doanh nghiệp bảo
hiểm đầu tư hỗ trợ để nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, một mặt góp

phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mặt khác hạn chế tai nạn giao thông xảy ra và tạo


9
9

thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống người dân.
1.1.2. Nội dung cơ bản về bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
- Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới là một loại hình bảo hiểm tài sản, có đối
tượng bảo hiểm là bản thân chiếc xe tham gia bảo hiểm.
- Xe cơ giới là một loại xe chạy trên đường bộ, bằng động cơ của chính nó và có
ít nhất một chỗ ngồi cho người lái xe. Xe cơ giới bao gồm rất nhiều các loại xe khác
nhau: xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe ô tô chở người, xe ô tô chở hàng hóa, xe ô
tô vừa chở người vừa chở hàng và các loại xe chuyên dùng khác.
- Khi tham gia bảo hiểm xe cơ giới, người ta thường chia xe cơ giới thành các
tổng thành. Chủ xe có thể tham gia bảo hiểm toàn bộ xe hoặc tham gia từng bộ phận
xe. Thông thường đối với xe mô tô nhà bảo hiểm tiến hành bảo hiểm toàn bộ xe, còn
đối với xe ôtô người tham gia có thể tham gia bảo hiểm toàn bộ xe hoặc bảo hiểm từng
tổng thành của xe.
- Phạm vi bảo hiểm
Rủi ro có thể được bảo hiểm, bao gồm các rủi ro sau:
+ Những rủi ro thông thường gắn liền với sự hoạt động của xe (tai nạn giao
thông): đâm va, lật đổ, lao xuống sông, xuống vực,…
+ Những rủi ro bất thường dễ phát sinh khác (cháy, nổ,…)
+ Những rủi ro khách quan có nguồn gốc tự nhiên (bão, lũ , lụt, sụt lở, sét đánh,
động đất, mưa đá,…)
+ Rủi ro khách quan có nguồn gốc xã hội (mất cắp, đập phá,…)
Thông thường, các rủi ro được bảo hiểm trong các đơn bảo hiểm hiện nay được
chia thành hai phần: phần được bảo hiểm mặc nhiên và phần chỉ được bảo hiểm khi có

thỏa thuận riêng (các điều khoản bảo hiểm bổ sung).
- Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
+ Giá trị bảo hiểm
_ Trong nghiệp vụ BHVCXCG, xác định đúng giá trị thực tế của xe cơ giới là
một công việc rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của của các
bên trong hợp đồng bảo hiểm.
_ Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế của xe trên thị trường tại thời
điểm tham gia bảo hiểm. Xác định giá trị thực tế của xe thực chất là xác định giá bán


10
10

của nó trên thị trường vào thời điểm người tham gia mua bảo hiểm. Để có thể
đánh giá chính xác giá trị bảo hiểm các doanh nghiệp bảo hiểm phải kiểm tra xe trước
khi nhận bảo hiểm sau đó sẽ đánh giá giá trị thực tế của chiếc xe tham gia bảo hiểm.
Trong thực tế, để phục vụ cho việc xác định giá trị bảo hiểm của xe, một số doanh
nghiệp bảo hiểm đã xây dựng bảng giá theo nguồn gốc sản xuất, loại xe, mác xe, năm
sản xuất, dung tích xi lanh,…
+ Số tiền bảo hiểm
Trên phương diện kỹ thuật bảo hiểm, người ta phân chia xe cơ giới thành các
tổng thành. Dựa vào cơ sở phân chia đó, công ty bảo hiểm có thể bảo hiểm cho toàn bộ
giá trị chiếc xe, bảo hiể

m cho một phần giá trị của xe hoặc bảo hiểm bộ phận cho

chiếc xe được bảo hiểm.
- Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ xe tham gia bảo hiểm có trách nhiệm phải
thanh toán cho bên bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi người tham gia

bảo hiểm đóng phí hoặc chấp nhận đóng phí theo quy định.
Mức phí của hợp đồng bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới được xác định bằng
tỷ lệ phí bảo hiểm nhân với số tiền bảo hiểm.
Tỷ lệ phí cơ bản thường áp dụng cho thời hạn một năm hợp đồng, cùng với tỷ lệ
phí cơ bản đó là quy định về tỷ lệ giảm phí đối với những hợp đồng có thời hạn bảo
hiểm dưới một năm.
1.1.3. Vai trò của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
- Góp phần ổn định tài chính cho chủ phương tiện khi gặp rủi ro tai nạn giao
thông
Rủi ro là yếu tố ngẫu nhiên không lường trước được, có thể xảy ra cho bất cứ cá
nhân và phương tiện giao thông nào và hoàn toàn nằm ngoài ý muốn chủ quan của con
người. Bảo hiểm xe cơ giới ra đời góp phần ổn định tài chính, khắc phục những hậu
quả khó khăn về vật chất cũng như tinh thần cho người bị nạn, giúp họ nhanh chóng
khôi phục sau rủi ro tai nạn. Đồng thời nó cũng giúp chủ phương tiện tránh được
những khoản chi phí bất thường làm mất cân đối tài chính.
Có thể nói bảo hiểm xe cơ giới đã góp phần tạo ra một tâm lý yên tâm, thoải mái
cho các chủ xe, lái xe khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông.
- Góp phần ngăn ngừa và đề phòng hạn chế tổn thất do tai nạn giao thông gây ra


11
11

Việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới góp phần đảm bảo an ninh và an toàn
xã hội.
Số phí thu được từ người tham gia bảo hiểm sẽ hình thành nên một quỹ rất lớn,
quỹ này ngoài việc sử dụng bồi thường cho chủ xe cơ giới khi rủi ro xảy ra, còn sử
dụng để đề phòng hạn chế tổn thất. Những nguy cơ tai nạn do hệ thống cơ sở hạ tầng
yếu kém đã được các DNBH hỗ trợ đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng đường lánh nạn,
đường phụ, làm thêm các biển báo chỉ đường, v.v… từ đó đã làm giảm nguy cơ gây tai

nạn.
Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất, các DNBH còn
có các chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích các chủ xe nâng cao ý thức đề
phòng hạn chế rủi ro và tổn thất, giúp lái xe luôn có ý thức chấp hành luật lệ an toàn
giao thông góp phần ngăn ngừa tổn thất. Ví dụ, họ phối hợp với các ban ngành chức
năng có liên quan để thực hiện tuyên truyền luật an toàn giao thông hoặc cũng có thể
áp dụng mức phí ưu đãi dành cho các chủ xe, lái xe ít gặp tai nạn giao thông, thực hiện
tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất.
- Góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước và tạo thêm việc làm cho người lao
động
Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới ra đời cũng góp phần giảm bớt gánh nặng cho
ngân sách Nhà nước đồng thời làm tăng thu cho ngân sách Nhà nước, tăng thu ngoại tệ
cho Nhà nước. Chính phủ có thể sử dụng ngân sách phối hợp với doanh nghiệp bảo
hiểm đầu tư hỗ trợ để nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, một mặt góp
phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mặt khác hạn chế tai nạn giao thông xảy ra và tạo
thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
người dân.
1.2. Một số vấn đề chung về Bancassurance trong kinh doanh bảo hiểm
1.2.1 Khái niệm
Có rất nhiều khái niệm về Bancassurance như:
Theo Munichre: “Bancassurance là việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm và
ngân hàng thông qua một kênh phân phối chung hoặc cho cùng một cơ sở khách
hàng”.
Trong từ điển quốc tế: “ Bancassurance là một thuật ngữ được dùng để chỉ việc
bán các sản phẩm bảo hiểm thông qua ngân hàng ”.


12
12


Bancassurance (Banca + assurance) là một thuật ngữ tiếng Pháp dùng để chỉ
việc bán sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng cho cùng một cơ sở khách hàng.
Nói một cách đơn giản, đó là việc ngân hàng bán các sản phẩm bảo hiểm.
Tóm lại, có thể hiểu một cách tổng quát: “Bancassurance là việc các ngân hàng
tham gia cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của mình”. Việc tham gia
của ngân hàng có thể ở nhiều cấp độ khác nhau tùy theo hình thức Bancassurance.
1.2.2 Đặc điểm của Bancassurance
➢ Bancassurance xuất hiện muộn hơn so với các kênh phân phối truyền thống
như đại lý, môi giới, bán hàng trực tiếp. Bước đầu chỉ đơn thuần là sự hợp tác giữa
nhân viên bảo hiểm và nhân viên các tổ chức tài chính ngân hàng. Sau đó, cả Ngân
hàng, bảo hiểm đều nhận thấy tiềm năng phát triển cũng như lợi ích mà nó mang lại
nên đã có những bước đi cụ thể hơn, mở đường cho sự phát triển Bancassurance.
➢ Bancassurance có sự tham gia của một đội ngũ hùng hậu cả về số lượng và tri
thức là cán bộ ngân hàng vào việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm.
➢ Bancassurance có đối tượng khách hàng là những người đang sử dụng các sản
phẩm, dịch vụ của ngân hàng.
➢ Bancassurance mang lại những lợi ích cho các bên tham gia hơn các hình thức
phân phối khác. Bảo hiểm thì tận dụng được cơ sở vật chất, mạng lưới hoạt động, nhân
lực, dữ liệu khách hàng của ngân hàng. Phía ngân hàng thì tối ưu hóa được nguồn nhân
lực, đa dạng hóa dịch vụ, tăng thêm doanh thu, lợi ích ngoài mảng truyền thống.
Khách hàng thì nhận được gói sản phẩm dịch vụ trọn gói với nhiều ưu đãi.
➢ Bancassurance được đánh giá là hoạt động phân phối sản phẩm bảo hiểm chủ
đạo tại nhiều thị trường phát triển, doanh thu phí bảo hiểm mà nó mang lại luôn chiếm
hơn 70% tổng doanh thu bảo hiểm tại châu Âu, châu Mỹ, và nhiều nước phát triển tại
châu Á.
➢ Bancassurance có xu hướng được nội bộ hóa, đó là việc các ngân hàng sở hữu
công ty bảo hiểm, hay công ty bảo hiểm sở hữu ngân hàng để xây dựng hoạt động
Bancassurance nội bộ. Việc làm này càng nhân đôi lợi ích cho các bên sở hữu, nhưng
nếu việc quản lý giám sát không tốt có thể dẫn đến chất lượng dịch vụ khách hàng
giảm xuống.

➢ Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ thích hợp hơn cho việc bán qua ngân hàng, vì đó
là sản phẩm tích lũy tài chính, dài hạn, đơn thuần bán lẻ, và luôn được chuẩn hóa.


13
13

Ngược lại, bảo hiểm phi nhân thọ chỉ là sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro, ngắn hạn,
và rất khó chuẩn hóa, do đó sẽ gặp khó khăn hơn trong hoạt động Bancassurance.
1.2.3 Các hình thức của Bancassurance
Tuỳ thuộc vào mức độ liên kết giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm, tuỳ thuộc
vào văn hoá, phong tục của từng quốc gia mà Bancassurance được triển khai với nhiều
hình thức khác nhau. Theo mức độ liên kết giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm có thể
chia mô hình Bancassurance thành 4 loại.
1.2.3.1 Hợp tác phân phối
Ngân hàng ký thoả thuận phân phối sản phẩm cho công ty bảo hiểm và nhận hoa
hồng. Đây là hình thức đơn giản nhất nhưng đang hoạt động có hiệu quả nhất, theo đó
ngân hàng đóng vai trò như là một đại lý của công ty bảo hiểm. Qua đây một ngân
hàng có thể là đại lý của nhiều công ty bảo hiểm như sơ đồ sau:
Mô hình 1.1: Mô hình Hợp tác phân phối giữa bảo hiểm – ngân hàng
1.2.3.2 Liên minh chiến lược
Với mô hình kiểu này thì Ngân hàng đầu tư vào công ty bảo hiểm nắm giữ cổ
phần tại công ty bảo hiểm. Trường hợp này hai bên có mức độ kết hợp cao hơn trong
việc cung cấp sản phẩm. Cơ sở khách hàng có thể được chia sẻ giữa ngân hàng và
công ty bảo hiểm và đòi hỏi phải đầu tư đúng mức vào công nghệ thông tin và nhân sự
bán hàng.
Mô hình 1.2: Mô hình liên minh chiến lược giữa bảo hiểm - ngân hàng
1.2.3.3 Mô hình liên doanh Ngân hàng và công ty bảo hiểm liên doanh thành lập
công ty bảo hiểm mới. Cơ sở khách hàng được chia sẻ giữa ngân hàng và công ty bảo
hiểm. Cấp độ này đòi hỏi phải có sự cam kết mạnh mẽ và dài hạn từ hai phía về chiến

lược phân phối sản phẩm cụ thể, về cơ sở vật chất.… Đối với một số sản phẩm bảo
hiểm có hình thức tương tự với một số sản phẩm ngân hàng (tiết kiệm định kỳ). Nếu
không xây dựng phương án hợp tác hiệu quả giữa ngân hàng và bảo hiểm có thể ngân
hàng sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh thu hút khách hàng với công ty bảo hiểm (đối tác
của ngân hàng).


14
14

Mô hình 1.3: Mô hình kiêu liên doanh giữa bảo hiểm – ngân hàng
1.2.3.4 Tập đoàn tài chính
Ngân hàng mua toàn bộ hoặc một phần công ty bảo hiểm hoặc thành lập một
công ty bảo hiểm mới, trong tương lai sẽ hình thành tập đoàn dịch vụ tài chính ngân
hàng. Ở cấp độ này, các hoạt động và hệ thống phân phối được kết hợp hoàn toàn, có
khả năng cao trong việc sử dụng cơ sở dữ liệu khách hàng hiện có và cung cấp các
dịch vụ khách hàng của ngân hàng. Cùng với việc thành lập công ty chứng khoán,
công ty tài chính … và hướng tới hoạt động như một tập đoàn tài chính – ngân hàng
cung cấp nhiều sản phẩm tài chính.


15
15

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT

ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM

THIỆT HẠI VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI QUA KÊNH BANCA CỦA CÔNG TY
BẢO HIỂM BSH KINH ĐÔ

2.1. Giới thiệu về Công ty bảo hiểm BSH Kinh Đô
2.1.1. Vài nét về Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm BSH Sài Gòn – Hà Nội

-

Tên Công ty:
Tên tiếng Anh:
Tên giao dịch:
Tên viết tắt:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Website:
Email:
Mã số thuế:
Tài khoản:
Vốn điều lệ:
Chi nhánh:
Lĩnh vực Kinh doanh:

TỔNG CÔNG TY CP BẢO HIỂM SÀI GÒN-HÀ NỘI
Sai Gon – Hanoi Insurance Corporation
Bảo hiểm BSH
BSH
Số 25 Lý Thường Kiệt, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
024 3793 1111
Fax: 024 0793 1155
http://www,bshc,com,vn
info@bshc,com,vn
0103085460
1000016426 tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội

1.000.000.000.000 đồng
44 đơn vị trực thuộc và các phòng giao dịch trên cả nước.
+ Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ
+ Tái bảo hiểm
+ Đầu tư Tài chính và các hoạt động khác theo quy định của

Slogan:
Cổ đông chính:

pháp luật
An toàn để phát triển
+ Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội
+ Công ty cổ phần Tập đoàn T&T

Giấy phép thành lập và

+ Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS)
+ Giấy phép thành lập và hoạt động số 56 GP/KDBH ngày

hoạt động:

10/12/2008 của Bộ Tài chính
+ Giấy phép điều chỉnh số 56/GPĐC10/KDBH ngày
22/02/2011 của Bộ Tài chính
+ Giấy phép điều chỉnh số 56/GPĐC12/KDBH ngày

20/08/2013 của Bộ Tài chính
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Ngày 10 tháng 12 năm 2008, được sự đồng ý và chấp thuận của Bộ Tài chính.


Công ty cổ phần bảo hiểm SHB-VINACOMIN (SVIC) chính thức ra đời với các cổ
đông chính là Tập đoàn Than khoáng sản (TKV), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài
Gòn- Hà Nội (SHB), Công ty cổ phần tập đoàn T&T ….
Ngày 22 tháng 02 năm 2011, sau khi nâng cấp và kiện toàn bộ máy hoạt động,
Công ty cổ phần bảo hiểm SHB – Vinacomin đổi tên thành Tổng Công ty cổ phần bảo


16
16

hiểm SHB – Vinacomin. Việc thay đổi giúp Tổng công ty ngang tầm các doanh
nghiệp bảo hiểm khác khi cung cấp các dịch vụ bảo hiểm lớn, tạo điều kiện thuận lợi
trong kinh doanh và phù hợp với quy mô tầm vóc phát triển của doanh nghiệp trong
giai đoạn mới, nâng cao vai trò quản lý của Tổng công ty và các Công ty thành viên.
Ngày 20 tháng 08 năm 2013, Tổng công ty đổi tên thành Tổng công ty cổ phần
Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội với thương hiệu mới là BSH, Tiếp bước truyền thống anh
hùng, kế thừa và phát huy các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, BSH cam kết phát triển
bền vững, đảm bảo lợi ích chính đáng của khách hàng, lợi ích của các cổ đông và đóng
góp chung vào sự phát triển của cộng đồng.
Với sự kết hợp giữa các cán bộ chủ chốt giàu kinh nghiệm và sự nhiệt huyết, đam
mê của các cán bộ trẻ trung năng động, cùng phương châm “An toàn để phát triển”
BSH cam kết sẽ cung cấp cho thị trường những dịch vụ bảo hiểm an toàn, hiệu quả và
tiết kiệm. Đồng thời không ngừng nâng cấp bộ máy, mở rộng hệ thống mạng lưới khắp
các tỉnh thành trong cả nước và các nước lân cận như Lào, Campuchia…, mở rộng
quan hệ hợp tác với các Công ty bảo hiểm, Công ty môi giới bảo hiểm và đặc biệt là
các Công ty Tái bảo hiểm hàng đầu trong nước và quốc tế như: Vinare, Swiss Re,
Munich Re, CCR, Tokio Marine, China Re…để có thể phục vụ khách hàng một cách
nhanh chóng, hiệu quả.



17
17

2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty bảo hiểm BSH Kinh Đô.
Phòng giám định- bồi thường
Phòng nghiệp vụ
Phòng dự án

Ban Giám Đốc

Phòng kế toán
Phòng KD01

Phòng KD02

Phòng KD03

Phòng KD04
Phòng kinh doanh
Phòng KD05

Phòng KD06

Phòng KD07

Phòng KD08

Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của Công ty Bảo Hiểm BDH Kinh Đô

• Ban Giám Đốc bao gồm : PGD phụ trách Lê Đình Lâm và PGĐ Đỗ Việt Dũng, chịu

trách nhiệm lập và triển khai các kế hoạch kinh doanh đến các phòng, cập nhật tình
hình thị trường, phân tích doanh số và khả năng cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó giám
sát theo dõi chặt chẽ những vấn đề liên quan đến công việc, hoàn thành theo yêu cầu
khác của cấp trên.

• Phòng nghiệp vụ bao gồm 2 phòng ban nhỏ :
• Phòng Giám định – bồi thường : Bao gồm 3 thành viên chịu trách nhiệm về việc giám
định tổn thất, xử lí hiện trường và đưa ra phương pháp giải quyết bồi thường hợp lí.
• Phòng Dự án : Bao gồm 3 thành viên chịu trách nhiệm về việc làm báo giá các thiết bị,
hỗ trợ làm quyết toán, nghiệm thu và bàn giao công việc.
• Phòng Kế toán : Bao gồm 3 thành viên thực hiện các hoạt động liên quan đến quan
đến tài chính kế toán, tổng hợp chi phí các dịch vụ và tiến hành các thủ tục thanh toán
với khách hàng. Ngoài ra còn thực hiện việc quản lí tập trung và sử dụng hiệu quả các
nguồn tài chính của công ty trong ngắn hạn và dài hạn theo quy định.
• Phòng Kinh doanh : Có tất cả 8 phòng kinh doanh thực hiện công việc tìm kiếm thông
tin khách hàng, chào giá dịch vụ, chịu trách nhiệm về việc đưa lại doanh thu cho công
ty . Ngoài việc tìm khách hàng mới thì còn chăm sóc các khách hàng cũ .
2.3. Cơ sở vật chất


18
18

Thiết bị
Máy tính để bàn

Số lượng
30

Máy in

Máy fax
Máy scan
Điện thoại bàn

01
01
01
04

2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty bảo hiểm BSH Kinh Đô.
2.4.1. Danh mục các sản phẩm dịch vụ

 Nhóm bảo hiểm xe cơ giới
1. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3
2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách trên xe
3. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe
4. Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe
5. Bảo hiểm vật chất xe cơ giới

 Nhóm bảo hiểm con người
1. Bảo hiểm tai nạn con người
2. Bảo hiểm trợ cấp nằm viện – phẫu thuật
3. Bảo hiểm kết hợp con người
4. Bảo hiểm tai nạn mức trách nhiệm cao
5. Bảo hiểm tai nạn thuyền viên
6. Bảo hiểm tai nạn hộ sử dụng điện
7. Bảo hiểm học sinh
8. Bảo hiểm bồi thường cho người lao động
9. Khách du lịch trong nước và quốc tế
10. Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện

11. Bảo hiểm Bảo an tín

 Nhóm bảo hiểm tài sản
1. Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
2. Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản
3. Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
4. Bảo hiểm trộm cắp


19
19

5. Bảo hiểm tiền
6. Bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân
7. Bảo hiểm hỗn hợp nhà tư nhân
8. Bảo hiểm văn phòng
9. Bảo hiểm gián đoạn trong kinh doanh

 Nhóm bảo hiểm kĩ thuật
1. Bảo hiểm xây dựng/lắp đặt
2. Bảo hiểm thiết bị điện tử
3. Bảo hiểm công trình dân dụng hoàn thành
4. Bảo hiểm máy móc thiết bị chủ thầu
5. Bảo hiểm nồi hơi/đổ vỡ máy móc

 Nhóm bảo hiểm hàng hóa
1. Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển
2. Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường hàng không
3. Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam


 Nhóm bảo hiểm tàu
1. Bảo hiểm thân tàu
2. Bảo hiểm tàu sông, tàu ven biển
3. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu P&I
4. Bảo hiểm đóng tàu
5. Bảo hiểm tàu cá

 Nhóm bảo hiểm trách nhiệm
1. Bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba
2. Bảo hiểm trách nhiệm công cộng/sản phẩm
3. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế và giám sát
4. Bảo hiểm trách nhiệm đối với nghề nghiệp và dân sự
5. Bảo hiểm Lòng trung thành
6. Bảo hiểm trách nhiệm giải thưởng

2.4.2. Tình hình kinh doanh của công ty
Bảng 2.1: Doanh thu bảo hiểm của từng nghiệp vụ tại BSH Kinh Đô
từ Quý III/ 2018- Quý IV/2019


20
20

(Đơn vị: nghìn đồng)
STT
Nghiệp vụ
Quý
III/2018
Quý
IV/2108

Quý
I/2019
Quý
II/2019
Quý
III/2019
Quý
IV/2019

Doanh
thu
Tỷ lệ
(%)
Doanh
thu
Tỷ lệ
(%)
Doanh
thu
Tỷ lệ
(%)
Doanh
thu
Tỷ lệ
(%)
Doanh
thu
Tỷ lệ
(%)
Doanh

thu
Tỷ lệ
(%)

1
BH con
người

2
BH xe
cơ giới

3
BH trách
nhiệm

4
BH tài
sản

5
BH kỹ
thuật

553.442

2.757.6
43
46,75


83.141

1.064.84
8
18,05

1.093.2
68
18,53

76.720

9,08

3.109.6
83
49,44

1,22

1.033.23
3
16,43

1.035.89
1
9,3

6.459.8
84

58,02

119.542

991.151

1,07

8,9

1.105.99
8
9,62

6.823.8
85
59,38

143.646

927.434

1,25

8,07

1.214.73
1
6,24


12.986.
436
66,76

244.718

978.451

1,26

5,03

1.014.73
1
4,11

17.786.
532
72,06

334.762

912.974

1,36

3,7

9,38
571.372


1,41

6
BH
hàng
hóa
334.154

7
BH tàu

8
Tổng

12.016

5,67

0,21

5.898.5
12
100

1.009.1
72
16,05

474.154


15.031

7,54

0,24

6.289.3
65
100

1.616.3
34
14,52

784.526

126.23
3
1,14

11.133.
561
100

1.510.8
90
13,15

846.351

7,36

134.12
1
1,17

11.492.
325
100

1.971.9
41
10,14

1.632.3
39
8,39

423.41
8
2,18

19.452.
034
100

1.899.6
15
7,7


2.138.0
16
8,66

597.06
9
2,41

24.683.
699
100

7,05

(Nguồn: Công ty Bảo hiểm BSH Kinh Đô)
Xét theo nghiệp vụ, doanh thu phí các sản phẩm bán lẻ gia tăng mạnh khi doanh
thu phí các nhóm nghiệp vụ tăng. Trong các nhóm nghiệp vụ bảo hiểm thì bảo hiểm xe
cơ giới chiếm doanh thu phí bảo hiểm cao nhất trong các nghiệp vụ của công ty.
Doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới quý III/2019 là 12.986.436 nghìn đồng, tăng mạnh
so với quý II/2019 là 6.823.885 nghìn đồng (tăng gần 2 lần) và tăng hơn 5 lần so với
quý III/2018 (doanh thu quý III/2018 là 2.757.643 nghìn đồng). Tiếp tục đà tăng
trưởng, quý IV/2019 doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới là 17.786.532 nghìn đồng,
tăng 4.800.093 nghìn đồng so với quý III/2019. Sau bảo hiểm xe cơ giới về doanh thu
là bảo hiểm kỹ thuật, doanh thu quý III/2019 là 1.971.941 nghìn đồng, tăng gần 2 lần
so với quý III/2018 (doanh thu bảo hiểm kỹ thuật quý III/2018 là 1.093.268 nghìn
đồng). Song xét về tỷ lệ thì bảo hiểm kỹ thuật lại bị giảm mạnh, từ 18,53% ở quý
III/2018 xuống chỉ còn 10,14% ở quý III/2019. Trong quý IV/2019, doanh thu bảo


21

21

hiểm kỹ thuật tiếp tục có xu hướng giảm, doanh thu còn 1.899.615 nghìn đồng,
song vẫn chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng doanh thu (7,7%), nhưng so với cùng kỳ ở quý
IV/2018 thì tỉ lệ ở nhóm nghiệp vụ này giảm tới 8,35%(tỷ lệ bảo hiểm kỹ thuật quý
IV/2018 là 16,05%). Tiếp theo đó là nhóm bảo hiểm con người có doanh thu quý
III/2019 là 1.214.731 nghìn đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với quý III/2018 với doanh
thu là 553.442 nghìn đồng. Mặc dù giảm nhẹ vào quý IV/2019, xuống còn 1.014.731
nghìn đồng song doanh thu vẫn tăng so với quý IV/2018 là 443.359 nghìn đồng (tăng
gần 2 lần). Nhóm bảo hiểm hàng hóa có xu hướng giảm nhẹ tỷ lệ vào năm 2019, song
xét về tổng doanh thu thì vẫn chiếm 1 tỷ lệ ổn định, tăng trưởng mạnh hơn nhiều so
với năm 2018. Đặc biệt là quý IV/2018 doanh thu của bảo hiểm hàng hóa đã tăng lên
tới 2.138.016 nghìn đồng, chiếm 8,66% tỷ lệ các nhóm ngành, chỉ đứng sau bảo hiểm
xe cơ giới. Bảo hiểm tàu có bước tiến vượt bậc trong năm 2019, vượt qua doanh thu
của bảo hiểm trách nhiệm dân sự, quý III/2019 tăng so với 2018 là 408.387 nghìn
đồng (tăng từ 15.031 lên đến 423.418 nghìn đồng), và tiếp tục giữ vững tốc độ tăng
trưởng vào quý IV/2019. Nhóm bảo hiểm trách nhiệm quý III/2019 là 244.718 nghìn
đồng, tăng so quý III/2018 là 161.577 nghìn đồng, tăng gần 3 lần. Nhóm bảo hiểm tài
sản có xu hướng giảm vào năm 2019, quý III/2019 có doanh thu giảm so quý III/2018
là 86.397 nghìn đồng, quý IV/2019 giảm so với quý IV/2018 là 120.259 nghìn đồng,
và giảm so với quý III/2019 là 65.744 nghìn đồng.
Qua bảng doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm thấy được nhóm bảo hiểm xe cơ
giới có doanh thu cao nhất, vì vậy đây chính là sản phẩm chủ đạo của công ty. Bảo
hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng cao qua các giai đoạn, quý III/2018 là 46,75%, quý
IV/2018 là 49,44% so với tổng doanh thu đạt được trong năm. Sang năm 2019, doanh
thu nhóm bảo hiểm xe cơ giới vẫn luôn chiếm 1 tỷ lệ rất cao, luôn trên 50% tổng
doanh thu, và đặc biệt là quý IV/2019 chiếm 72,06% tổng doanh thu năm. Sản phẩm
xe cơ giới phát triển cũng một phần do lượng xe ô tô hoạt động trong thành phố Hà nội
có mật độ lớn hơn so với các tỉnh thành phố khác nên sản phẩm bảo hiểm về ô tô cũng
có rất nhiều lợi thế.

Trong giai đoạn mới thành lập, việc phát triển mạnh các sản phẩm bán lẻ là một
chiến lược hiệu quả đối với việc xây dựng thương hiệu và tiếp cận khách hàng. Điều
này cho thấy hướng đi đúng của Bảo hiểm BSH Kinh Đô và sự thành công của chiến
lược mà Tổng công ty theo đuổi. Đánh giá vị thế của Bảo hiểm BSH theo tương quan


22
22

với các doanh nghiệp khác trên thị trường, có thể đặt Bảo hiểm BSH vào toàn cảnh
thị trường bảo hiểm Việt Nam theo doanh thu và thị phần để phân tích.
Trong 6 tháng cuối năm 2019 Công ty bảo hiểm Kinh Đô với tổng doanh thu bảo
hiểm đạt 44.135.733 nghìn đồng. Bảo hiểm xe cơ giới là loại hình bảo hiểm khá phổ
biến có mức độ ảnh hưởng lớn tới người dân vì thế luôn có mức tăng trưởng đáng kể
qua các năm và mức đóng góp đáng kể cho thị trường. Vì vậy cũng như các doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khác, bảo hiểm xe cơ giới được xem là nghiệp vụ mũi
nhọn của BSH Kinh Đô và có mức đóng góp đáng kể cho doanh thu của toàn công ty.
Trong tương lai nghiệp vụ thiệt hại BHVCXCG được kỳ vọng có khá nhiều tiềm năng
để BSH Kinh Đô khai thác và đem lại nhiều doanh thu trong các năm tới.
2.5. Thực trạng hoạt động khai thác bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
qua kênh Bancasurance tại Công ty bảo hiểm BSH Kinh Đô
Ở Việt Nam, các phương tiện thông tin đại chúng và cơ quan quản lý nhà nước về
kinh doanh bảo hiểm đã chấp nhận sự hình thành và phát triển của mối liên kết bảo
hiểm - ngân hàng dưới tên gọi Bancassurance - thuật ngữ được sử dụng ở hầu hết các
quốc gia có triển khai loại hình liên kết này. Hoạt động này tồn tại ở cả lĩnh vực bảo
hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. Tuy nhiên, hoạt động Bancasurance trong
bảo hiểm nhân thọ ra đời sớm hơn so với bảo hiểm phi nhân thọ, nhưng có thể nói hoạt
động Bancasurance đang mang lại một lợi ích rất lớn và sự phát triển thịnh vượng cho
tất cả các bên.
Từ những bản thỏa thuận hợp tác kinh doanh được ký từ năm 2001 của Bảo Việt

nhân thọ, đến nay trên thị trường hầu như tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm cả nhân
thọ và phi nhân thọ đều đã sử dụng liên kết bảo hiểm - ngân hàng để mở rộng mạng
lưới khách hàng tiềm năng và đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm cung cấp cho khách
hàng.
Hoạt động Bancassurance trong bảo hiểm phi nhân thọ tuy ra đời muộn hơn, và
ban đầu chỉ đơn thuần là sự hợp tác nhỏ lẻ giữa cán bộ bảo hiểm và cán bộ ngân hàng,
nhưng đến nay đã có những bước phát triển đáng khích lệ cả về số lượng và chất
lượng. Hình thức hoạt động của kênh Bancasurance chủ yếu là hợp tác phân phối
(Ví dụ: Bảo Việt - Techcombank, Bảo Việt - Eximbank, BIC - Bắc Á Bank) và
liên minh chiến lược (Ví dụ: BSH KINH ĐÔ - VPbank, Bảo Việt - HSBC). Nhưng nay
hình thức tập đoàn tài chính đang phát triển mạnh và nắm vị trị thống lĩnh trên thị
trường (Ví dụ: MB - BSH KINH ĐÔ, BIDV - BIC, Agribank - ABIC, Vietinbank -


23
23

Vietinbank Insurance, HSB - SVIC). Các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ được
phân phối qua kênh Bancasurance chủ yếu vẫn là các sản phẩm truyền thống, chưa có
các gói sản phẩm chuyên biệt cho hoạt động Bancasurance, và nhóm sản phẩm chiếm
doanh thu lớn vẫn là các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc trong điều kiện giải ngân vốn
của ngân hàng.
Nhìn chung, các ngân hàng cũng đã phần nào coi sản phẩm Bancasurance là một
trong những sản phẩm dịch vụ của mình, có những ngân hàng còn có chiến lược quảng
cáo nhất định cho các sản phẩm liên kết này. Tuy nhiên, hoạt động Bancassurance ở
Việt Nam hiện nay được đánh giá là phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.
2.5.1. Quy trình thực hiện hoạt động khai thác bảo hiểm thiệt hại vật chất xe
cơ giới qua kênh Bancasurance
Để khai thác khách hàng qua hoạt động Bancasurance tại công ty bảo hiểm BSH
Kinh Đô các nhân viên kinh doanh, chuyên viên tư vấn, tư vấn viên, cộng tác viên,...


-

phải năm vững nhưng điều sau :
Nắm vững cách tính phí, quy định tính phí do công ty bảo hiểm BSH Kinh Đô đã quy

-

định
Nắm vững biểu phí do công ty bảo hiểm BSH Kinh Đô đề ra theo quý và năm.
Đọc, hiểu rõ thông tư số 22/2016/TT-BTC của bộ tài chính; quy định, hướng dẫn khai

-

thác bảo hiểm xe cơ giới hàng năm của công ty
Ngoài ra cần có các kĩ năng mềm cơ bản để ứng dụng trong quá trình làm việc
Tại công ty bảo hiểm BSH Kinh Đô hiện nay thì đang khai thác rất tốt, nghiêm
túc và hiệu quả qua kênh Bancasurance và chủ yếu khai thác qua các phòng ban tín
dụng của các ngân hàng ( vd : VIB, Pvcom, PG Bank, TP Bank, Sacombank.... )
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ minh họa quy trình khai thác bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ
giới qua kênh Bancasurance

KíCÔNG
hợp đồng
tác
TY BẢOhợp
HIỂM

NGÂN HÀNG



vấnVIÊN KINH DOANH
NHÂN

KHÁCH HÀNG


24
24

Tiến hành kí kết HĐBH, cấp GCN
BH (cấp đơn theo quy định của
công ty BH)

(Nguồn: Công ty bảo hiểm BSH Kinh Đô)


25
25

Qua sơ đồ minh họa quy trình 2.2 ta có thể khái quát các bước để khai thác bảo
hiểm thiệt hại vcx cơ giới qua kênh bancasurance như sau :
Bước 1 : Công ty bảo hiểm tìm và kí hợp tác với các ngân hàng, công ty tài chính
có hoạt động liên quan đến việc hỗ trợ cho vay mua xe oto ( vì tất cả khách hàng vay
mua xe qua các ngân hàng đều phải mua bảo hiểm vcx vì đó coi như là bảo hiểm bảo
đảm tài sản cho ngân hàng
Bước 2: Khi đã kí hợp đồng hợp tác thì tất các những hồ sơ khách hàng được hỗ
trợ vay của ngân hàng đó sẽ được gửi sang cho công ty BH . Nhân viên kinh doanh
của công ty bảo hiểm sẽ là người tiếp nhận những hồ sơ này sau đó sẽ tính phí bảo
hiểm, gặp gặp trao đổi và tư vấn cho khách hàng về những điều khoản, điểm loại trừ

của hợp đồng bảo hiểm . Đây là khâu quan trọng bởi nó sẽ quyết định bạn có thuyết
phục được khách hàng và mang doanh thu về cho công ty hay không ? Nhưng cũng
khá khó khăn bởi mỗi năm mỗi bảo hiểm sẽ có các cơ chế khác nhau dẫn đến phí bảo
hiểm cũng sẽ thay đổi theo các quý, các năm của công ty ( vd có thể phí năm nay sẽ
cao hơn cả phí của năm trước đó )
Bước 3: Sau khi khách hàng đã đồng ý về HĐBH , đồng ý với các điều khoản,
điểm loại trừ thì nhân viên kinh doanh có nhiệm vụ làm hồ sơ, GCN bảo hiểm, hợp
đồng bảo hiểm, hoàn thiện hồ sơ khách hàng trên cả bản cứng cũng như lưu hồ sơ vào
hệ thống của công ty .
Bước 4: Sau khi hoàn thành hồ sơ các nhân viên kinh doanh có nhiệm vụ phải
mang qua ngân hàng để kí kết với khách hàng khi khách hàng làm thủ tục giải ngân.
HĐBH có 3 hợp đồng bảo hiểm, 3 giấy thụ hưởng bảo hiểm , 1 phiếu thu, 1 hóa đơn
VAT và 1 GCN bảo hiểm.
Bước 5: Khi khách hàng đã kí kết hợp đồng xong, ngân hàng cũng đã hoàn thành
thủ tục giải ngân cho khách hàng, nhân viên đi cấp đơn có nhiệm vụ giữ lại 1 bản hợp
đồng , 1 giấy thụ hưởng bảo hiểm để mang về công ty, 2 bản còn lại bàn giao cho ngân
hàng và khách hàng mua bảo hiểm. Ngoài ra bàn giao cho khách hàng GNC bảo hểm
và phiếu thu, bàn giao cho ngân hàng hóa đơn VAT .


×