Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Khái niệm tiêu thụ sản phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.36 KB, 8 trang )

. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm.
1. Khái niệm về tiêu thụ.
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là
yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là
thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá, là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi
tiêu dùng. Nó là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản
xuất và phân phối và một bên là tiêu dùng.
Thích ứng với mỗi cơ chế quản lí, công tác tiêu thụ sản phẩm được quản lí
bằng các hình thức khác nhau.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nhà nước quản lí kinh tế chủ yếu
bằng mệnh lệnh. Các cơ quan hành chính kinh tế can thiệp sâu vào nghiệp vụ sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm về các
quyết định của mình. Các vấn đề của sản xuất như : Sản xuất cái gì ? Bằng cách
nào ? Cho ai ? Đều do nhà nước quy định thì tiêu thụ sản phẩm chỉ là việc tổ chức
bán hàng hoá sản xuất ra theo kế hoach và giá cả được ấn định từ trước.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba
vấn đề quan trọng của sản xuất nên việc tiêu thụ sản phẩm cần được hiểu theo cả
nghĩa rộng và cả nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình
kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách
hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất đến việc tổ chức các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến
bán hàng… nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất.
Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ hàng hoá, lao vụ, dịch vụ là việc chuyển dịch quyền
sở hữu sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời
thu được tiền hàng hoá hoặc được quyền thu tiền bán hàng.
2. Vai trò của tiêu thụ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói
chung.
Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ, tức là nó đã được
người tiêu dùng chấp nhận. Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện ở
mức bán ra, uy tín của doanh nghiệp, chất lượng của sản phẩm, sự thích ứng với
nhu cầu của người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Nói cách


khác tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp.
Tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để lập ra kế hoạch sản xuất cái gì, sản xuất với
khối lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào. Nếu không căn cứ vào sức tiêu thụ
trên thị trường mà sản xuất ồ ạt, không tính đến khả năng tiêu thụ sẽ dẫn đến tình
trạng ế thừa, tồn đọng sản phẩm, gây ra sự đình trệ trong sản xuất kinh doanh, dẫn
đến nguy cơ phá sản. Ngoài ra tiêu thụ sản phẩm quyết định khâu cung ứng đầu
vào thông qua sản xuất.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định đối với các hoạt động
nghiệp vụ khác của doanh nghiệp như : Nghiên cứu thị trường, đầu tư mua sắm
trang thiết bị, tài sản, tổ chức sản xuất, tổ chức lưu thông, dịch vụ… Nếu
không tiêu thụ được sản phẩm thì không thể thực hiện được quá trình tái sản
xuất, bởi vì doanh nghiệp sẽ không có vốn để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh
kể trên.
Tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp thu hồi được vốn, bù đắp chi phí và có
lãi. Nó giúp cho doanh nghiệp có các nguồn lực cần thiết để thực hiện quá trình tái
sản xuất tiếp theo, công tác tiêu thụ được tổ chức tốt sẽ là động lực thúc đẩy sản
xuất và là yếu tố tăng nhanh vòng quay của vốn. Bởi vậy tiêu thụ sản phẩm càng
được tiến hành tốt bao nhiêu thì chu kỳ sản xuất kình doanh càng ngắn bấy nhiêu,
vòng quay vốn càng nhanh, hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
Lợi nhuận là mục đích quan trọng nhất trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh
doanh. Lợi nhuận là nguồn bổ xung các quỹ của doanh nghiệp trên cơ sở đó các
doanh nghiệp có điều kiện đầu tư máy móc, thiết bị, xây dựng mới từng bước mở
rộng và phát triển quy mô của doanh nghiệp. Lợi nhuận còn để kích thích vật chất
khuyến khích người lao động, điều hoà lợi ích chung và lợi ích riêng, khai thác sử
dụng các tiềm năng của doanh nghiệp một cách triệt để.
Như vậy để có lời nhuận cao ngoài các biện pháp giảm chi phí sản xuất doanh
nghiệp còn phải đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng hàng hoá
luân chuyển, tăng doanh thu bán hàng. Tốc độ tiêu thụ sản phẩm càng cao thì thời
gian sản phẩm nằm trong khâu lưu thông càng giảm điều đó có nghĩa là sẽ giảm
được chi phí lưu thông, giảm chi phí luân chuyển, tồn kho, bảo quản, hao hụt, mất

mát vv… Tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm và giá bán, tăng
sức cạnh tranh và đảm bảo mức lợi nhuận dự kiến.
II. Tiêu thụ sản phẩm khoá.
1. Nội dung tiêu thụ sản phẩm khoá.
Quá trình tiêu thụ sản phẩm bao gồm :
Nghiên cứu thị trường là việc phân tích về lượng và chất của cung và cầu hàng
hoá. Mục tiêu của nghiên cứu thị trường là để có những thông tin cần thiết phục vụ
cho các quá trình xây dựng kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu thị trường
có ý nghĩa quan trọng, vì đây là cơ sở để xác định khối lượng bàn, giá bán, mạng
lưới và hiệu quả của công tác tiêu thụ và các quyết định khác trong tiêu thụ sản
phẩm.
Lập kế hoạch tiêu thụ là việc lập các kế hoạch nhằm triển khai các hoạt động
tiêu thụ sản phẩm. Các kế hoạch này được lập trên cơ sở kết quả nghiên cứu thị
trường. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là cơ sở để phối hợp và tổ chức thực hiện các
hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
Phối hợp và tổ chức thực hiện các kế hoạch trên thị trường bao gồm việc quản
lí hệ thống kênh phân phối, quản lí dự trữ và hoàn thiện sản phẩm, quản lí hệ thống
bán hàng, tổ chức bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Quảng cáo và khuyến khích bán hàng. Mục đích của quảng cáo là tạo điều
kiện để các cá nhân và tập thể người tiêu dùng thuận tiện mua sản phẩm của doanh
nghiệp. Vì thế những thông tin trong quảng cáo là nhằm bán được hàng.
Chất lượng và mẫu mã sản phẩm, quyết định giá, tổ chức bán hàng.
2. Nguyên tắc trong tiêu thụ sản phẩm của công ty khoá.
Những nguyên tắc cơ bản trong tiêu thụ sản phẩm khoá là đáp ứng đầy đủ nhu
cầu của khách hàng về các sản phẩm, bảo đảm tính liên tục trong quá trình tiêu thụ
sản phẩm, tiết kiệm và nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ thương
mại.
III.Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình tiêu thụ sản phẩm của công
ty
1. Môi trường nhân khẩu:

Hiện nay nước ta được xem là nước có dân số lớn với số lượng hơn tám
mươi triệu người, tỷ lệ gia tăng tự nhiên khá cao, hàng năm tiêu dùng một khối
lượng lớn sản phẩm xã hội. Đây là một thị trường rộng lớn hứa hẹn nhiều tiềm
năng cho hoạt động sản xuất kinh nói chung.
Người tiêu dùng ngày càng lựa chọn và mua hàng hoá rất kỹ càng, họ có
kiến thức, hiểu biết thực tế cao, ít bị đánh lừa bởi các thông điệp quảng cáo, mẫu
mã , kiểu dáng chất lượng sản phẩm vv... Họ yêu cầu các sản phẩm cung ứng phải
có chất lượng tốt , mẫu mã đa dạng, thường xuyên đổi mới và giá cả có thể chấp
nhận được. Vì vậy các nhà hoạt động thị trường cần phải đưa ra các biện pháp
quản lí phù hựp hơn nhằm tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm.
2. Môi trường kinh tế .
Sức mua trong nền kinh tế phụ thuộc vào thu nhập hiện có, giá cả, lượng tiền
tiết kiệm và khả năng có thể vay tiền. Để tiêu thụ được sản phẩm thì thị trường cần
có nhu cầu về sản phẩm đó, nhưng nhu cầu thì chưa đủ mà phải đi đôi với khả
năng thanh toán tức là sức mua của khách hàng. Sức mua lại phụ thuộc lớn vào
môi trường kinh tế của mỗi nước.
ở Việt nam, môi trường kinh tế ngày càng ổn định và phát triển có điều kiện
thuận lợi hơn nhiều nước trong khu vực. Tỷ lệ lạm phát ở mức độ có thể kiểm soát
được, giá trị đồng tiền ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế,
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước làm ăn có hiệu quả, yên
tâm sản xuất nhằm đưa ra thị trường nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng, đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng.
Thu nhập của người dân ngày càng cao, nhất là tại các vùng đô thị và thành
phố lớn. Họ không chỉ đơn giản cần “ăn no, mặc ấm”mà thay bằng “ăn ngon, mặc
đẹp “, họ cần nhiều loại sản phẩm tiêu dùng cho phép tiết kiệm thời gian. Hình
thức, bao bì, mẫu mã trở thành yếu tố quan trọng đẻ thu hút người mua. Vì vậy
nhiều năm qua công ty khoá Việt Tiệp luôn luôn có những chính sách thay đổi mẫu
mã, bao bì, sản phẩm cho nên đã cuốn hút được người tiêu dùng.
3. Môi trường cạnh tranh
Môi trường canh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của

nền kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thoả mãn tốt hưn nhu cầu
của khách hàng và hiệu quả hơn người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển . Duy trì
cạnh tranh bình đẳng và đúng luật là nhiệm vụ của chính phủ. Trong điều kiện đó
vừa mở ra các cơ hội để doanh nghiệp kiến tạo hoạt động của mình, vừa yêu cầu
các doanh nghiệp phải luôn vươn lên phía trước vượt qua dối thủ.Các doanh
nghiệp phải xác định cho mình một chiến lược cạnh tranh hoàn hảo. Chiến lược
cạnh tranh cần phản ánh được các yếu tố ảnh hưởng của môi trưòng cạnh tranh bao
quanh doanh nghiệp.
Hiện nay trên thị trường có nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất khoá bao
gồm cả doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, đã gây không ít khó khăn cho

×