Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI HẢI PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.15 KB, 8 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI HẢI
PHÒNG
3.1 Định hướng phát triển của công ty CP VT$TM HP trong thời gian tới
* Khối vận tải biển
Tập trung huy động nguồn vốn sửa chữa, kiểm tra định kỳ tàu phương Bắc 02, 03
để đảm bảo đưa vào khai thác trong thời gian sớm nhất. Đồng thời tiếp tục tính toán hiệu
quả sản xuất kinh doanh, nếu không đạt hiệu quả thì có thể thay thế bằng cách đầu tư đóng
mới và mua tầu để tiếp tục sản xuất kinh doanh.
Tìm nguồn vốn đầu tư phù hợp để triển khai các hợp đồng đóng mới, mua tàu có
trọng tải từ 4.000 – 6.500 DWT với mức chi phí đóng mới và giá mua hợp lý, đảm bảo
kinh doanh khai thác có hiệu quả lâu dài.
Cụ thể HĐCĐ quyết định việc đầu tư đóng mới 01 tàu DWT ( giá thành 50-55 tỷ)
hoặc tàu 6.500 DWT (giá thành 70-75 tỷ) theo phương thức thuê mua tài chính, vay mua và
việc mua tàu hàng bách hoá cũ, vỏ thép, tween deck, trọng tải 4.800 DWT, đóng năm 1996
tại Bỉ, giá mua 1,3 triệu USD (tương đương 21 tỷ đồng) theo phương thức vay mua treo cờ
nước ngoài trong năm 2008.
* Hoạt động của nhà máy bao bì
Triển khai việc thực hiện hợp đồng gia công với công ty Supe và Hoá chất lâm thao
và công ty cổ phần lam sơn, phấn đấu đạt chỉ tiêu 600.000 vỏ bao/ tháng. Đồng thời tiếp
tục mở rộng sang các đối tác khác, khai thác hết công suất và năng lực của nhà máy và bộ
máy quản lý.
* Hoạt động dịch vụ kho bãi
Duy trì ổn định nguồn thu qua hoạt động coi giữ xe ô tô, cho thuê mặt bằng và kho
bãi với công ty cổ phần lam sơn, công ty TNHH vân nam.
Tìm đối tác khai thác có hiệu quả hơn mặt bằng kho bãi hiện có của công ty. Có kế
hoạch mua lại nhà xưởng của công ty cổ phần lam sơn khi hợp đồng cho thuê mặt bằng
chấm dứt vào tháng 05 năm 2008.
* Hoạt động xây dựng cơ bản
Trong năm 2008 triển khai xây dựng toà nhà 15 tầng với số vốn bỏ ra 50 tỷ đồng
vơí mục đích cho thuê văn phòng.


* Chỉ tiêu kinh doanh
Mục tiêu của công ty năm 2008 doanh thu đạt tối thiểu 20 tỷ đồng, lợi nhuận trứơc
thuế của năm 2008 đạt 750.000.000 đồng.
3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ
* Mở rộng thì trường
Do đặc thù kinh doanh của công ty là dịch vụ vận tải (đường sông, đường biển) vì
thế việc mở rộng thị truờng tác động trực tiếp đến nguồn thu của công ty, với việc gia nhập
WTO đưa Việt nam lên một tầm cao mới cơ hội và thách thức là rất lớn, trong đó có ngành
kinh doanh dịch vụ vận tải, vì thế công ty cần tìm mọi biện pháp mở rộng thị trường không
những ở trong nước mà ở ngoài nước. Theo em để tiếp cận và mở rộng thị trường có hiệu
quả và phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của công ty thì cần tiến hành như sau.
Thứ nhất, Xây dựng được một trang web riêng cho công ty đưa ra được những hoạt
dịch vụ vận tải mà công ty có thể cung cấp, tiện ích của nó khi sử dụng dịch vụ vận tải đó.
Thứ hai, Có đội ngũ nhân viên marketting chuyên ngiệp, có trình độ, có kinh
nghiệm, am hiểu ngoại ngữ chuyên tìm kiếm thông tin về khách hàng trên mạng, thông qua
bạn hàng, từ các đối thủ cạnh tranh.
Thứ ba, Làm đại lý dịch vụ vận tải hoặc liện doanh, liên kết các công ty vận tải lớn
để từ đó có kinh ngiệm, xây dựng được thương hiệu của mình.
* Hoàn thiện quy trình ra quyết định mua sắm
Công tác đầu tư mua sắm mới TSCĐ là hoạt động trực tiếp ảnh hưởng đến năng lực
sản xuất kinh doanh của công ty. Hơn nữa sự bỏ vốn đầu tư dài hạn ảnh hưởng trực tiếp
đến tình hình tài chính của công ty, do vậy quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ là một
vấn đề quan trọng cần phải được phân tích ký lưỡng. Hiện nay quy trình ra quyết định đầu
tư của công ty còn giản đơn nên hiệu quả sử dụng TSCĐ chưa cao.
Trước khi ra quyết định, việc kế hoạch hoá đầu tư mới TSCĐ là cần thiết để xác định chính xác nhu
cầu cho từng loại TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, sẽ tạo điều kiện cho công ty
chủ động huy động nguồn tài trợ phục vụ cho hoạt động.
Khi lên kế hoạch đầu tư TSCĐ, đối với những TSCĐ có giá trị lớn công ty cần tiến
hành các bước thẩm định như đối với một dự án đầu tư. Còn đối với những TSCĐ có giá
trị nhỏ chẳng hạn như là các bộ phận thay thế cho dây truyền công nghệ thì công ty tiến

hành quy trình mua như bình thường nhưng cần phải xem xét mức giá cả cho phù hợp.
Công ty cần nâng cao hiệu quả trong công tác tiến hành thẩm định các dự án đầu tư,
xây dựng tiến hành so sánh chi phí bỏ ra và lợi ích thu được, tính toán một số chỉ tiêu ra
quyết định, để từ đó ra được những quyết định tối ưu nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng TSCĐ đầu tư mới.
Tuy nhiên, muốn cho giải pháp này có thể thực hiện được, thì công ty cần phải xây
dựng được một chiến lược kinh doanh dài hạn, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đổi
mới công ngệ. Đồng thời không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ trong công tác thẩm
định, có như vậy những quyết định đưa ra mới chính xác được. Bên cạnh đó, do thiết thông
tin nên nhiều khi công ty không tìm được nguồn mua với giá giẻ. Trong thời kỳ hiện đại
hoá thông tin như hiện nay thì công ty có thể tìm kiếm các mục giao bán máy móc thiết bị
trên mạng, báo chí... với nhiều mức mức giá cả và chất lượng khác nhau, giúp công ty có
nhiều sự lựa chọn.
Giải pháp này giúp công ty :
Thông qua các mục tiêu đề ra trong kế hoạch, công ty có thể chủ động sử dụng các
TSCĐ hiện có vì chúng đã được xác định rõ là sẽ phục vụ cho mục đích gì và trong bao
lâu.
Có cơ hội chuẩn bị và lựa chọn các đối tác để đảm bảo cho các TSCĐ được mua
sắm, xây dựng với mức độ hiện đại, chất lượng tốt và giá thành hợp lý. Đưa ra được những
lựa chọn đúng đắn cho việc đầu tư mới TSCĐ, tránh lãng phí vốn đầu tư.
* Lựa chọn được nguồn vốn tài trợ dài hạn hợp lý
Do mới đi vào hoạt động được 05 năm nên quy mô của công ty còn nhỏ, chưa tạo
được thương hiệu của mình trên thị trường, uy tín của công ty là chưa cao vì vậy việc tiếp
cận được với nguồn vốn của ngân hàng là cực kỳ là khó khăn, hơn nữa do đặc thù TSCĐ
công ty có giá trị lớn với thời gian thu hồi vốn dài, do vậy cần lượng vốn dài hạn lớn để
đầu tư, chính vì thế công ty cần phải tìm những nguồn vốn đầu tư cho phù hợp, ví dụ : như
thuê mua tài chính, liên kết các công ty lớn để đươc bảo lãnh vay vốn ngân hàng, hay là
dưới hình thức đầu tư liên kết các công ty lớn. Nếu làm được điều này công ty sẽ có được
nguồn vốn dài hạn lớn , rủ ro thấp để đầu tư vào mua sắm, nâng cấp sửa chữa TSCĐ ( các
tàu trở hàng có trọng tải từ 4.000-6.500 DWT, bãi đỗ xe ô tô...). Từ đó sẽ nâng cao năng

lực cạnh tranh và tăng nguồn thu cho công ty.
* Nâng cao hiệu quả trong công tác dự báo thời tiết
Do đặc điểm hoạt động của nghành là vận tải biển nên yếu tố thời tiềt tác động trực
đến hoạt động kinh doanh của công ty, để giảm thiểu được tác động này công ty cần có
những biện pháp sau :
Công ty phải trang bị cho mỗi tàu một hệ thống dự báo thời tiết hiện đại cập nhật,
chính xác, các bộ phận thông tin liên lạc được với đất liền khi mà có bất trắc xẩy ra.
Phòng Kỹ thuật - Đại lý phải thường xuyên xem dự báo thời tiết, để từ đó cung cấp
những thông tin kịp thời cho các thuyền trưởng trên tàu. Mỗi một thuyền viên trên tàu tự
trang bị cho mình nhưng kiến thức về thiên văn.
Giải pháp này sẽ giúp công ty :
Giảm thiểu được những rủi ro không đáng có, đảm bảo được thời gian vận chuyển
hàng hoá cho khách hàng, từ đó nâng cao được uy tín cho công ty.
* Đa dạng hoá trong hoạt động kinh doanh
Nhìn vào thực tế công ty, nguồn thu chính vẫn là từ dịch vụ vận tải, trong điều kiện
nền kinh tế thị trường mở như hiện nay thì công ty nên đa dạng hoá các loại hình kinh
doanh…
* Nâng cao trình độ cán bộ nhân viên trong công ty
Đối với cán bộ quản lý:
Đây là đội ngũ quan trọng, quyết định hướng đi cho doanh nghiệp. Họ đứng ra quản
lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đảm bảo cho công ty có thể phát
triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, cho đến nay đội ngũ này vẫn chưa thực sự chứng tỏ được vai
trò của mình. Họ chưa thực sự quan tâm đến việc quản lý sử dụng TSCĐ trong công ty nên
việc sử dụng TSCĐ trong công ty không có hiệu quả, gây ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh của công ty,nhận thức được điều này công ty cần.
Không ngừng nâng cao trình độ quản lý nghiệp vụ cho họ, mặt khác phải tạo cơ hội
cho họ tự phấn đấu vươn lên.
Chăm lo công tác đào tạo mọi mặt: đào tạo nâng cao, đào tạo lại, đào tạo bổ xung,
đào tạo chuyên nghành cho cán bộ kỹ thuật phù hợp với điều kiện máy móc trang bị ngày
càng tiên tiến và hiện đại. Cần đặt ra yêu cầu cho họ là phải thường xuyên cập nhật thông

tin về công nghệ mới, hiện đại mà công ty chưa có điều kiện đầu tư để có thể tham mưu
cho ban lãnh đạo khi công ty tiến hành đổi mới TSCĐ.
Đối với công nhân:
Hiệu quả sử dụng TSCĐ phụ thuộc vào rất nhiều vào lực lượng lao động này bởi họ
là những người trực tiếp vận hành máy móc tạo ra lợi nhuận cho công ty. Do máy móc
thiết bị ngày càng hiện đại hoá cho nên trình độ của họ cũng phải thay đổi theo để phát huy
tính năng của chúng. Hiện nay trình độ đội ngũ công nhân của công ty còn một số mặt hạn
chế, dẫn đến việc vận hành chưa có hiệu quả, đôi khi làm hỏng máy.
Công ty cần phải khuyến khích họ phát huy vai trò tự chủ, năng động sáng tạo và có
tinh thần trách nhiệm trong công việc thông qua việc sử dụng chế độ tiền lương, tiền
thưởng như một đòn bẩy để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chẳng

×