Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Khái quát chung về công ty In và văn hóa phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.35 KB, 23 trang )

Chuyên đề tốt nghiêp
Khái quát chung về công ty In và văn hóa phẩm
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Thực hiện chỉ thị số 81/CP ngày 8/11/1993 quy định nhiệm vụ, chức
năng, quyền hạn và bộ máy của Bộ Văn hoá thông tin và thông báo số
5861/DMDN của Chính phủ ngày 18/11/1996 về việc phê duyệt phương án
tổng thể sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Văn hoá Thông tin
(ngày 30/12/1996). Trên cơ sở đó, Bộ Văn hoá Thông tin ra quyết định số
3839/TC-QĐ ngày 30/12/1996 về việc thành lập Công ty In và văn hoá phẩm
thông qua việc hợp nhất ba đơn vị gồm: Công ty Văn hoá phẩm, Công ty phát
triển kỹ thuật in, xí nghiệp nhạc cụ Việt Nam. Quyết định này đề rõ Công ty
In và Văn hoá phẩm là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập, có con dấu
riêng, có tài khoản riêng tại ngân hàng. Trụ sở chính của công ty đặt tại 83
Hào Nam- Đống Đa- Hà Nội.
Trong giấy phép kinh doanh của công ty ghi rõ: Công ty In và văn hoá
phẩm có nhiệm vụ chính là chuyên in ấn các ấn phẩm, sách báo tạp chí…
Ngoài ra công ty còn sản xuất các loại nhạc cụ dân tộc phục vụ cho thị trường
trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Để chuẩn bị cho việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, ngày
08/01/2006 Giám đốc công ty đã ra quyết định thu hẹp phạm vi sản xuất kinh
doanh các loại nhạc cụ, chú trọng đầu tư máy móc thiết bị công nghệ in. Vì
vậy nhiệm vụ chính của công ty tại thời điểm này là chuyên in ấn các loại ấn
phẩm.
1.1.2. Một số chỉ tiêu phản ánh quá trình hình thành và phát triển của
Công ty In và văn hoá phẩm.
1
Nguyễn Hữu Trí Lớp KT-A2
1
Chuyên đề tốt nghiêp
Bảng 1. Các chỉ tiêu phản ánh qúa trình phát triển của công ty qua các


năm 2005, 2006, 2007.
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1 2 3 5 7
+ Doanh thu bán hang Tr.đồng 204 094,059 231 801,458 260 218,348
+ Các khoản giảm trừ Tr.đồng
+ Doanh thu thuần Tr.đồng 204 094,059 231 801,458 260 218,348
+ Gía vốn hàng bán Tr.đồng 187 026,053 212 268,808 242 314,651
+ Lợi nhuận gộp Tr.đồng 17 068,006 19 532,65 17 903,697
+ Doanh thu tài chính Tr.đồng 65,312 37,265 172,338
+ Chi phí tài chính Tr.đồng 10 183,599 11 273,145 8 980,.201
+ Chi phí bán hang Tr.đồng 3 453,822 4 030,323 2 916,661
+ Chi phí qủan lý doanh nghiệp Tr.đồng 2 795,363 3 839,580 4 981,489
+ Lợi nhuận thuân Tr.đồng 700,534 426,867 1 197,684
+ Chi phí khác Tr.đồng 73,370 862,172 718,285
+ Lợi nhuận khác Tr.đồng 278,372 1 378,202 1 219,258
+ Tổng lợi nhuận Tr.đồng 905,536 942,897 1 698,657
+ Vốn liên doanh Tr.đồng
+ Số lao động Người 600 620 630
+ Thu nhập bình quân 1 lao
động.
Nghìn đồng 1 200 1 350 1 500
Nguồn: Phòng kế toán
1.1.3. Nhiêm vu cua công ty
Là một công ty được ra đời từ việc hợp nhất 03 đơn vị trong bộ văn hoá
thông tin vì thế nhiện vụ sản xuất kinh doanh của công ty In va văn hoá phẩm
nhưng ngay đầu mới thanh lập tương đối đa dạng:
- Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính
+ In và gia công các ấn phẩm, văn hoá phẩm như sách, báo, giấy tờ
quản lý, nhãn hàng bao bì trên giấy và trên các vật liệu khác.
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu các lo¹i vật tư và thiết bị ngành in.

- Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh phụ:
+ Sản xuất và kinh doanh các loại gỗ, hàng thủ công nghiệp.
+ Sản xuất và kinh doanh nhạc cụ.
+ Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ in.
2
Nguyễn Hữu Trí Lớp KT-A2
2
Chuyên đề tốt nghiêp
+ Kinh doanh các mặt hàng văn hoá khác theo quy định của pháp luật.
Song bắt đầu từ ngày 08/01/2006 theo quyết định số 04/IVHP về thu
hẹp phạm vi sản xuất nhạc cụ và mạnh kinh doanh vật tưin thì nhiệm
vụ chính của công ty là sản xuất sản phẩm in.
- Sản phẩm in: Rất đa dạng , được sản xuất theo đơn đặt hàng bao
gồm:
+ Các loại sách: Sách giáo khoa các cấp, giáo trình trong các trường Đại
học, truyện ngắn, truyện Kim Đồng, từ điển….
+ Các loại tạp chí, đặc san, báo: tạp chí sân khấu điện ảnh, báo Văn hoá,
đặc san văn hoá, tạp chí cho sinh viên….
+ Ngoài ra Công ty còn khai thác các sản phẩm in khác như: tranh ảnh,
bưu thiếp, nhãn mác cho các sản phẩm bia, rượu, dầu ăn, bánh kẹo, xà phòng,
các tờ gấp, tờ rơi quảng cáo tuyên truyền, các loại mẫu sổ kế toán… để đa
dạng hoá sản phẩm.
Đặc điểm của loại sản phẩm này là không sản xuất hàng loạt để bán mà
Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng, có địa chỉ tiêu thụ đảm bảo đúng chất
lượng và thời gian theo hợp đồng.
1.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Để tiến hành tổ chức quản lý và điều hành sản xuất, Công ty tổ chức bộ
máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến - chức năng. Đây là kiểu tổ chức ở hầu hết
các doanh nghiệp hiện nay, nó vừa phát huy tính chủ động sáng tạo thúc đẩy
năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng, đồng thời vẫn đảm bảo tính

chỉ huy thống nhất của ban lãnh đạo. Đó là mô hình trực tuyến một cấp, từ
ban giám đốc xuống thẳng các phòng ban, phân xưởng không qua trung gian.
Các phòng ban tham mưu cho giám đốc theo từng chức năng nhiệm vụ của
mình giúp cho giám đốc ra những quyết định có lợi cho công ty. Bộ máy quản
lý của Công ty gọn nhẹ, được tổ chức chặt chẽ, thông tin kịp thời chính xác
góp phần phục vụ sản xuất có hiệu quả cao nhất và nhanh chóng tìm hiểu thị
hiếu của khách hàng để có những phương án chỉ đạo và điều hành thích hợp.
3
Nguyễn Hữu Trí Lớp KT-A2
3
Chuyên đề tốt nghiêp
Quá trình sản xuất của công ty luôn đòi hỏi phải có một đội ngũ lãnh đạo tâm
huyết, một tổ hợp công nhân có tay nghề, có kinh nghiệm, có lòng yêu nghề
và có tinh thần trách nhiệm cao với công việc.
Mỗi phòng ban đÒu có trưởng phòng và phó phòng, trưởng phòng giúp
việc cho ban giám đốc phụ trách ngạch chuyên môn của mình. Nhiệm vụ
chung của các phòng ban là trách nhiệm tổ chức việc thực hiện các chỉ tiêu
kinh tế kỹ thuật và lao động được xác định trong kế hoạch sản xuất. Thực
hiện đầy đủ và nghiêm túc các chỉ thị , mệnh lệnh của ban giám đốc đồng thời
thực hiện tốt những chủ trương biện pháp để tháo gỡ khó khăn trong hoạt
động sản xuất kinh doanh để đem lại hiệu quả cao nhất. Ngoài những nhiệm
vụ trên các phòng ban còn giúp giám đốc kiểm tra và chỉ đạo việc thực hiện
công việc cho kịp tiến độ sản xuất, phù hợp với quy trình công nghệ.
Mỗi phân xưởng có một quản đốc va hai phó quản đốc giúp việc cho
quản đốc trong việc phụ trách kỹ thuật, vật tư, máy móc, thiết bị và lao động.
Với mô hình đó, bộ máy quản lý của công ty được khái quát theo sơ đồ
sau:
4
Nguyễn Hữu Trí Lớp KT-A2
4

Chuyên đề tốt nghiêp
SƠ ĐỒ 1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
PHÓ GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT
P. Hành chính
ha
P. Kế toán
P. Vật tư
P. Thị trường
P.ĐH Sản Xuất
P. Kỹ Thuật
PX Chế Bản
PX In
PX Sách
5
Nguyễn Hữu Trí Lớp KT-A2
5
Chuyên đề tốt nghiêp
6
Nguyễn Hữu Trí Lớp KT-A2
6
Chuyên đề tốt nghiêp
7
Nguyễn Hữu Trí Lớp KT-A2
7
Chuyên đề tốt nghiêp
*Ban giám đốc: gồm 03 người

- Giám đốc do bộ chủ quản (Bộ Văn hoá thể thao và du lịch) quyết định bổ
nhiệm, có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Nhà nước, điều hành Công ty
theo chế độ một thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước cán bộ công
nhân viên của Công ty.
- Phó giám đốc kỹ thuật: giúp việc cho giám đốc về kỹ thuật .
- Phó giám đốc kinh doanh: giúp việc cho giám đốc về lĩnh vực kinh doanh
* Phòng tổ chức hành chính:Là phòng có chức năng nhiệm vụ tham mưu
cho giám đốc trong công tác tổ chức bộ máy, tổ chức quản lý sản xuất, quản lý đội
ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Ngoài ra còn điều động, xắp xếp
lao động, thực hiện các chế độ chính sách tiền lương, thực hiện công tác bảo hộ lao
động, kỹ thuật, an toàn sản xuất, công tác bảo vệ, BHYT,BHXH, công tác hành
chính quản trị, tổ chức đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho người lao động. Lập và
quản lý chặt chẽ hồ sơ lý lịch công nhân viên trong Công ty đồng thời lưu trữ hồ sơ
tài liệu, công văn đi và đến. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các nội quy, quy chế
trong Công ty,thực hiện công tác đời sống xã hội, văn hoá thể thao, thi đua khen
thưởng…..
* Phòng kế toán tài vụ: Giúp giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác
kế toán và thống kê đồng thời kiểm tra kiểm soát công tác tài chính của Công ty.
Phòng kế toán tài vụ có trách nhiệm quản lý tài sản, vốn , bảo toàn và sử dụng vốn
có hiệu quả , thanh toán các hợp đồng kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động
sản xuất, dịch vụ…. từ đó cung cấp số liệu cho việc điều hành sản xuất, kiểm tra và
phân tích hoạt động tài chính, lập báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm.
* Phòng kế hoạch - vật tư: Thực hiện các chức năng điều khiển phối hợp
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tham mưu cho giám đốc trong
công việc xây dựng các kế hoạch về định mức tiêu hao vật tư, xây dựng kế hoạch
sử dụng vốn, kế hoạch năng suất lao động. Sau đó triển khai thực hiện ở phân
8
Nguyễn Hữu Trí Lớp KT-A2
8
Chuyên đề tốt nghiêp

xưởng cuối cùng làm báo cáo nghiệm thu và thanh toán. Đồng thời phòng còn làm
công tác điều độ sản xuất, là nơi trực tiếp quan hệ với khách hàng, chịu trách
nhiệm với khách hàng, với cấp trên về chất lượng sản phẩm của Công ty (ban hành
các chỉ tiêu về chất lượng, xây dựng kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng máy móc, thiết
bị, nhà xưởng, kho tàng cho các bộ phận sản xuất đồng thời theo dõi quá trình sản
xuất theo công nghệ).
* Phòng thị trường: Thực hiện công tác lập kế hoạch tiếp thị, bán hàng và
phát triển khách hàng.
* Phòng điều hành sản xuất: Có nhiệm vụ đôn đốc theo dõi việc thực hiện
kế hoạch sản xuất của từng phân xưởng, theo dõi tiến độ sản xuất từ đó đánh giá
kết quả sản xuất của từng phân xưởng, điều chỉnh lại các biện pháp tổ chức sản
xuất khi thấy cần thiết. Căn cứ vào yêu cầu kế hoạch và tình hình thực hiện để kịp
thời điều chỉnh kế hoạch, khối lượng công việc của từng phân xưởng.
* Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật máy móc thiết bị sản xuất,
hướng dẫn kỹ thuật sản xuất của từng bộ phận tới công nhân đảm bảo yếu tố kỹ
thuật cho máy móc vận hành liên tục, thực hiện bảo dưỡng máy móc thường
xuyên.
* Các phân xưởng sản xuất: có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm và chịu sự quản
lý trực tiếp của phòng điều hành sản xuất. Tại mỗi phân xưởng đều có quản đốc và
phó quản đốc để theo dõi tình hình sản xuất.
Xét về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty nhìn chung là gọn nhẹ, dễ quản
lý, dễ làm việc, trách được sự ùn tắc công việc ở các phòng ban. Trong bộ máy
quản lý của Công ty có sự phối hợp , quan hệ chặt chẽ với nhau để cùng một mục
tiêu là đưa công ty ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn.
1.1.5 Đặc điểm quy trình công nghệ.
Quy trình sản xuất sản phẩm in trải qua 02 quy trình chính: Quy trình công
nghệ in và quy trình công nghệ sách, được mô tả cụ thể như sau:
9
Nguyễn Hữu Trí Lớp KT-A2
9

×