Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

SKKN một số kĩ thuật để thay đổi trạng thái học tập cho học sinh qua môn ngữ văn THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.67 MB, 37 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...................................................................................1
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................2
3. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI.......................................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG........................................................................................3
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ................................3
1.1 Cơ sở lí luận..................................................................................................3
1.1.1 Khái niệm kĩ thuật dạy học........................................................................3
1.1.2 Trạng thái học tập của học sinh..................................................................3
1.2 Cơ sở thực tiễn...............................................................................................4
1.2.1 Thực trạng từ phía chương trình, thời lượng..............................................4
1.2.2 Thực trạng từ phía giáo viên.......................................................................4
1.2.3 Thực trạng từ phía học sinh....................................................................5
2. Vai trò, ý nghĩa của Kĩ thuật dạy học đối với việc thay đổi trạng thái học tập
cho học sinh.........................................................................................................6
3. Một số kĩ thuật để thay đổi trạng thái học tập cho học sinh qua môn Ngữ Văn....
.............................................................................................................................7
3.1 Một số kĩ thuật để thay đổi trạng thái hoạt động học tập chung cho học sinh.....
.............................................................................................................................8
3.1.1 Xây dựng một số quy ước mới mẻ với học sinh.......................................8
3.1.2 Tạo cơ hội cho học sinh được vận động ngay trong tiết học......................9
2.1.3 Tạo không gian học tập mới mẻ cho học sinh............................................11
3.2 Một số kĩ thuật dạy học để thay đổi trạng thái học tập của học sinh qua môn
Ngữ Văn..............................................................................................................14
3.2.1. Nắm quy luật của não bộ để tìm phương pháp kĩ thuật dạy học phù hợp.....
.............................................................................................................................14
3.2.2 Tạo điều kiện để học sinh phát huy năng khiếu của bản thân....................15
3.2.3 Xây dựng kĩ thuật dựa vào mô hình “lớp học đảo ngược”.........................20
3.2.4 Tạo những hoạt động “bất thường” để “đánh thức” trạng thái học tập cho
học sinh................................................................................................................23


3.2.5 Đa dạng hóa các hoạt động xử lí thông tin................................................24
IV. Kết quả ứng dụng...........................................................................................26
PHẦN III: KẾT LUẬN.......................................................................................28
PHỤ LỤC............................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................34

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Luât giáo dục năm 2019 về Những quy định chung có nêu những yêu
cầu về nội dung, phương pháp giáo dục đó là “giáo dục phải bảo đảm tính cơ
bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và được cập nhật thường xuyên;
coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và
phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại; phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và
khả năng của người họ”,
“Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học
và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên ”. Điều đó
yêu cầu người dạy phải không ngừng học hỏi, sáng tạo để đem lại hiệu quả dạy
học tốt đáp ứng yêu cầu về của xã hội về con người.
1.2 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm đào tạo những con người
năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng với đời sống xã hội, hoà nhập và phát
triển cộng đồng thì việc đánh giá không chỉ dừng lại ở việc tái hiện kiến thức, lặp
lại những kiến thức đã học mà phải khuyến khích trí thông minh sáng tạo, khả năng
tư duy, vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh. Trên tinh thần đó, nguời giáo
viên phải luôn tự làm mới, làm phong phú chính bản thân mình. Không chỉ trau dồi
kiến thức chuyên môn mà người giáo viên còn phải là người đưa đến cho học sinh

những “ luồng gió mới”. Hiểu rõ mục tiêu đó, hơn ai hết người giáo viên sẽ chính
là người khơi nguồn sáng tạo, phát huy để làm sống dậy “sinh khí”, năng lượng
hứng thú cho học sinh. Nghĩa là, giáo viên không chỉ là người kiến tạo để cho học
sinh chiếm lĩnh tri thức mà còn là người kích thích trạng thái, tinh thần để học sinh
sẵn sàng cho hoạt động học tập của mình.
1.3 Trong thời đại bùng nổ thông tin, học sinh phải nắm bắt quá nhiều
lượng thông tin, nhưng khả năng lưu nhớ có hạn. Vì vậy, người giáo viên dù
chuẩn bị giáo án tốt nhưng không phải bao giờ cũng thành công và đem lại
hứng thú học tập cho học sinh. Vấn đề đặt ra là người giáo viên phải làm sao để
giúp học sinh ghi nhớ bài học tốt nhất. Ngoài việc chuẩn bị tốt nội dung dạy
học, người giáo viên còn cần có sự linh hoạt để nắm bắt, xử lí tình trạng học tập
của học sinh, phải luôn tạo ra những kĩ thuật mới mẻ, sáng tạo để “giữ lửa” cho
học sinh.
Là một giáo viên, người thực thi những chủ trương, định hướng của giáo
dục, tôi mong muốn được đóng góp công sức bé nhỏ của mình trong công cuộc
đổi mới lớn lao của ngành bằng hoạt động thiết thực gần gũi với công việc dạy
học đó là đưa ra một số kĩ thuật dạy học đã ứng dụng để thay đổi trạng thái học
tập cho học sinh thông qua việc học tập nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2


Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu như sau:
- Phương pháp phân tích- tổng hợp
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp hệ thống
-Phương pháp nêu số liệu
3. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

Phần mở đầu nêu lí do về tính cấp thiết của việc thay dổi trang thái học
tập nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng.Ngoài phần mở đầu, kết luận,
phần nội dung đề tài gồm:
- Những cở sở lí luận và thực tiễn vấn đề thay đổi trạng thái học tập cho học sinh
- Vai trò, ý nghĩa của việc thay đổi trạng thái học tập cho học sinh
- Một số kĩ thuật để thay dổi trạng thái học tập cho học sinh THPT qua môn
Ngữ Văn
- Kết quả ứng dụng.

3


PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ

1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Khái niệm kĩ thuật dạy học.
Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên
và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển
quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương
pháp dạy học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của
từng phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay
người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích
cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, XYZ, Bản đồ
tư duy...
Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt
trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích
thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của từng học sinh.
Như vậy có thể hiểu kĩ thuât dạy học là biện pháp, cách thức hành động của
giáo viên trong các tình huống, hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển

quá trình dạy học
1.1.2 Trạng thái học tập của học sinh
- Theo từ điển thì Trạng thái là tình trạng tồn tại của sự vật, con người mà
ít nhiều đã ổn định
- Theo tác phẩm Học phương pháp học tác giả Robert M Smith đã đưa ra
định nghĩa tổng quan về học tập: học tập của học sinh là hoạt động con người
tiếp thu kiến thức. Nó có thể có chủ ý hay chỉ là sự tình cờ ngẫu nhiên. Học tập
bao gồm việc thu thập thông tin, kĩ năng thái độ, hiểu biết hay giá trị mới. Nó
thường đi kèm những thay đổi về cách ứng xử và liên tục trong suốt thời gian đi
học. Học tập vừa được coi như là quá trình, vừa là kết quả. Vậy, quá trình học
tập thực sự như thế nào? Trạng thái của con người có tác động đến quá trình học
tập hay không? Chúng ta có cần tạo nên những trạng thái tích cực để quá trình
học tập, nắm bắt thông tin đạt được hiệu quả tốt nhất không? Trên thực tế, trạng
thái tâm lí ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập của học sinh. Khi con người
mệt mỏi, buồn chán, hay không có ấn tượng, không bị kích thích trí tò mò…thì
khả năng lưu nhớ thông tin sẽ khó thực hiện.
Nhận thấy vai trò quan trọng của trạng thái học sinh ảnh hưởng rất lớn đến
học tập, thế nhưng các đề tài nghiên cứu chưa nhấn mạnh và tìm ra những giải
pháp cụ thể để làm thay đổi học sinh trong các hoàn cảnh cụ thể. Đa phần, các
đề tài nghiên cứu hướng đến việc chuẩn bị nội dung học như thế nào để đạt
được yêu cầu của chương trình mà ít để ý xem xét trạng thái tâm lí của học sinh
như thế nào và mình cần điều chỉnh tâm lí đó ra sao.
4


1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực trạng từ phía chương trình, thời lượng.
Chương trình GDPT hiện hành được xây dựng theo định hướng nội dung,
nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức
học được vào thực tiễn. Theo mô hình này, kiến thức vừa là “chất liệu”, “đầu

vào” vừa là “kết quả”, “đầu ra” của quá trình giáo dục. Vì vậy, học sinh phải học và
ghi nhớ rất nhiều nhưng khả năng vận dụng vào đời sống rất hạn chế.
Trong Chương trình GDPT mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực,
thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực
hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm
chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng. Thế nhưng, để học sinh có
những chuyển biến tích cực trong thái độ, hứng thú học tập với hành trình học tập
lâu dài thì đó là lại một bài toán không bao giờ có lời giải cuối cùng.
Giới hạn nữa là thời lượng bài học phải theo phân phối chương trình mang
tính pháp quy do Bộ Giáo dục ban hành và nội dung bài học trong sách giáo
khoa. Đến nay thực tế giáo dục ở Việt Nam vẫn nặng về thi cử, vì vậy để học
sinh vượt qua những kì thi, giáo viên phải bám sát những yêu cầu kiến thức và
kĩ năng cần đạt trong mỗi bài học. Đã có những giáo viên mắc “tai nạn nghề
nghiệp” vì vô tình hay hữu ý cắt xén chương trình, dồn ghép nội dung bài học...
Theo chương trình giáo dục PT hiện tại, số tiết học của học sinh trung bình
5 tiết/ buổi ( Từ 7h đến 11h15), 6 buổi học/ tuần, chưa kể đến việc học sinh còn
học thêm trong và ngoài nhà trường theo nhu cầu. Với áp lực chương trình học
tập và thi cử khiến đa số học sinh không còn khoảng trống cho sự sáng tạo, thậm
chí việc học mất nhiều thời gian nhưng thực sự không hiệu quả như công sức
thời gian đã bỏ ra. Vậy chất lượng của những tiết học chính khóa thực sự bị ảnh
hưởng, học sinh nặng nề, mệt mỏi sẽ không thể tiếp nhận và xử lí tốt thông tin.
1.2.2 Thực trạng từ phía giáo viên
Là giáo viên, ai cũng hiểu năng lực để mỗi con người vào đời không chỉ bó
hẹp trong yêu cầu ghi nhớ, tích lũy kiến thức mà còn để phân tích sâu, vận dụng
sáng tạo trong công việc và để sống tốt hơn. Môn Ngữ văn, trong ý nghĩa văn là
đời càng cần vậy. Học Ngữ văn hiện nay không còn chủ yếu là đi vào khai thác
cái hay cái đẹp của ngôn từ, của hình tượng nghệ thuật, mà còn để cái hay cái
đẹp ấy giúp học sinh có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tốt, sống tích cực, nhân văn.
Chính vì vậy, có lẽ chưa khi nào yêu cầu trải nghiệm trong hoạt động dạy và học
Ngữ văn lại cấp thiết đến thế. Với vai trò là người dẫn đường cho học trò tham

gia trải nghiệm, giáo viên dạy Ngữ văn cũng cần vừa năng động vừa có chiều
sâu. Đó cũng chính là những trải nghiệm làm thầy, với tinh thần mới: Như chưa
hề có một lối mòn! Thế nhưng, trên thực tế giáo viên chú trọng đến việc hoàn
thành chương trình theo phân phối mà quên đi mục đích thiết thực của bộ môn
Ngữ Văn. Hơn nữa, số giáo viên chịu khó học hỏi và khao khát đổi mới chưa
5


thực sự nhiều, tâm lí an phận đang làm ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo trong
dạy học của giáo viên.
Mục tiêu của đa số giáo viên là mong muốn một giờ học tròn trĩnh, chuẩn
mực nhưng trên thực tế “khuôn thước” ấy lại tạo nên sự nhàm chán đơn điệu
trong dạy học. Với học sinh hay bất kì ai, sự đơn điệu, nhàm chán sẽ giết chết sự
hứng thú. Hơn nữa, theo nghiên cứu khoa học thì khả năng tập trung bộ não của
con người đa số chỉ tồn tại trong khoảng 10 đến 15 phút, sau đó sẽ bị sao nhãng
nhưng giáo viên dường như không quan tâm đến quy luật này.
Sau đây bảng khảo sát 20 giáo viên về việc chú trọng đến trạng thái học
tập của học sinh trong tiết học
Đúng
Sai
Ý kiến khác
Nội dung thăm dò

Số
lượng

Tỷ lệ
%

Số

lượng

Tỷ lệ
%

Số
lượng

Tỷ lệ
%

1. Chỉ quan tâm đến nội
dung bài học

15

75%

5

15%

0

0

2. Quan tâm đến trạng
thái học tập của học
sinh


7

32%

13

68%

0

0

3. Thường xuyên tìm
kiếm kĩ thuật để làm
thay đổi không khí học
tập cho học sinh

7

32%

13

68%

0

0

1.2.3 Thực trạng từ phía học sinh

Xã hội ngày một thay đổi theo cơ chế kinh tế thị trường, vậy môn học Ngữ
văn sẽ được khẳng định ở vị trí nào? Người học ngày nay chỉ ưu tiên cho những
môn học định hướng nghề nghiệp tương lai, Ngữ văn có còn là một trong những
lựa chọn hàng đầu? Thái độ trì trệ, chán nản của học sinh, phải làm sao để thay
đổi? Thực tế hiện nay, giữa bão thông tin, nếu chỉ yêu cầu ghi nhớ thì học sinh
ít “chịu” học thuộc các con chữ, những văn bản dài. Thế nên, việc phải tạo ấn
tượng, điểm nhấn đã trở thành đòi hỏi bức thiết trong các giờ Ngữ văn. Có thể
nói, chưa bao giờ người dạy Ngữ Văn được trang bị nhiều kiến thức, phương
pháp, được sự hỗ trợ bởi những phương tiện tối tân, đặc biệt là những phương
tiện gắn liền với công nghệ thông tin như bây giờ. Đáng ra với điều kiện đó, chất
lượng học Văn phải cao hơn, học trò yêu Văn hơn. Nhưng trên thực tế lại không
như chúng ta mong muốn. Bởi vậy, với các phương pháp, cách thức, con đường
để đạt được mục tiêu đề ra thì giáo viên còn phải sáng tạo các kĩ thuật trong mọi
hoạt động đứng lớp của mình để luôn luôn mới trong mắt học sinh.

6


Có thể dẫn ra đây một thói quen tai hại khác vẫn chiếm chỗ trong trường
học của chúng ta là các bài giảng dài. Bạn có thể gặp ở bất kỳ trường học nào đó
là các tiết học kéo dài từ 45 phút tới vài tiếng. Bạn cũng dễ dàng bắt gặp cảnh
tượng hàng tá học sinh lơ đãng, ngủ gật, hoặc ngồi làm việc riêng trong lớp vì
không thể chú tâm vào bài giảng. Trong khi hầu hết giáo viên đổ lỗi cho các cô
cậu học trò, thì các chuyên gia não bộ có một lời giải thích đơn giản cho hiện
tượng này: Não chúng ta chỉ có khả năng chú tâm suy nghĩ trong một thời gian
rất ngắn, chừng 10 phút, sau đó là sẽ đến giai đoạn mất tập trung. Đây là cơ chế
phòng vệ hết sức tự nhiên của não người, vì vậy hãy phân chia các bài giảng
thành từng phân đoạn ngắn hơn. Sau mỗi mười phút tập trung, hãy thiết kế một
hoạt động để thư giãn và chuyển đổi sang phân đoạn tiếp theo. Thực ra đã từ lâu
người ta đã biết dùng kỹ thuật phân giờ Pomodoro với các quy tắc đơn giản kể

trên để gia tăng đáng kể năng suất làm việc và học tập.
Một thực tế nữa thường thấy là trạng thái học tập của học sinh thường mệt
mỏi, uể oải, các em rất lười vận động, các em không có thời gian để tập thể
dục… Giờ ra chơi, còn rất nhiều học sinh lựa chọn việc ngồi trong lớp xem
Smart phone, ngủ, đọc truyện…, vì vậy tạo sức ì làm ảnh hưởng đến việc học
sáng tạo của học sinh.
Sau đây là bảng khảo sát tình trạng học tập của 100 học sinh môn Ngữ Văn
tại trường THPT
Luôn
Không
Bình thường
hứng thú
hứng thú
Nội dung thăm dò

Trang thái thường
xuyên của em trong giờ
học

Số
lượng

Tỷ lệ
%

Số
lượng

Tỷ lệ
%


Số
lượng

Tỷ lệ
%

11

11%

65

65%

24

24%

2. Vai trò, ý nghĩa của Kĩ thuật dạy học đối với việc thay đổi trạng thái học
tập cho học sinh
Về vai trò, các KTDHTC là kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong hoạt động dạy và học vì chúng giúp phát huy sự tham gia hoạt động tích
cực, chủ động của học sinh vào quá trình dạy học. Các KTDHTC còn kích thích
tư duy, đánh thức sự sáng tạo của học sinh một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, các
KTDHTC còn là động lực thúc đẩy sự cộng tác làm việc của học sinh, rèn luyện
kỹ năng làm việc nhóm cho người học một cách đầy đủ hơn.
Do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, KTDHTC ngày càng đa dạng và
phong phú với muôn màu sắc sinh động và được tạo nên từ thực tiễn của hoạt
động dạy học. Hiện nay các KTDHTC được vận dụng trong thực tế chủ yếu là:

kỹ thuật động não, kỹ thuật thông tin phản hồi, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật tia chớp,
7


kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật ổ bi, kỹ thuật XYZ, kỹ thuật mảnh ghép, kỹ
thuật kipling...Tuy nhiên, kĩ thuật dạy học như thủ thuật nảy sinh từ những kinh
nghiệm của giáo viên, nó phụ thuộc vào kinh nghiệm của mỗi giáo viên. Những
KTDHTC mà chúng ta thường thấy trong các tài liệu tập huấn, với người người
giáo viên đó chỉ là những gợi ý. Giáo viên phải linh hoạt vận dụng thường xuyên
và không ngừng sáng tạo những kĩ thuật mới để luôn đem đến cho học sinh
không khí mới mẻ, ấn tượng, thú vị trong tất cả hoạt động của buổi học. Học
sinh sẽ luôn có cảm giác chờ đợi hồi hộp ngay từ khi giáo viên vào lớp. Giáo
viên không chỉ vận dụng phương pháp dạy học lớn lao mà ngay trong những kĩ
thuật, những mẹo nhỏ…để đem đến cho học sinh một chút niềm vui, nhen nhóm
chút sinh khí, tạo một chút hứng thú từ khâu chào hỏi, cách hỏi bài cũ, cách cho
học sinh thư giãn…Nghĩa là, giáo viên không chỉ chú trọng trọng việc xây dựng
phương pháp học tập để lĩnh hội kiến thức mà giáo viên còn là đạo diễn linh
hoạt, sẵn sàng làm mới mọi hình thức hoạt động trong mỗi tiết dạy. Những kĩ
thuật này tuy nhỏ nhưng giá trị hiệu quả lại rất cao. Nhờ những kĩ thuật ấy mà
người giáo viên sẽ giúp học sinh của mình luôn luôn được kích thích, tạo hưng
phấn, tránh cảm giác mệt mỏi trong quá trình lĩnh hội và xử lí kiến thức. Bởi lẽ:
“Chúng ta không thể dạy ai làm bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có thể giúp họ
khám phá điều đó” (Theo Galileo Galilei). Cho nên, nếu khơi dậy được sự hứng
thú, say mê cho học sinh thì sẽ tạo ra động cơ học tập tích cực, giúp các em hăng
say, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đạt kết quả học tập tốt nhất, và từ
đó người học sẽ tiếp nhận tri thức một cách chủ động và tự giác, không bị ép
buộc,…
Thiên tài Albert Einstein từng nhận xét đại ý “bạn không thể giải bài toán
theo 1.000 cách giống nhau rồi hy vọng có lời giải khác”. Trong những lúc bí
bách như thế này, cách tốt nhất là tạm rời xa bài toán đấy, đi chơi, thư giãn rồi

hẵng quay lại với bài toán. Việc bạn tạm rời bài toán đó để đi bộ, hóng gió, hoặc
ngồi thiền ít phút sẽ giúp não bộ chuyển sang chế độ thư giãn, lúc này các vùng
khác của não bộ được kích hoạt. Nếu quay trở lại giải toán, bạn sẽ có khả năng
tìm ra một con đường khác, không bế tắc như lúc đầu. Vì vậy, có thể khảng định
rằng sáng tạo Kĩ thuật dạy học đối với việc thay đổi trạng thái học tập cho học
sinh là vô cùng quan trọng.
3. Một số kĩ thuật để thay đổi trạng thái học tập cho học sinh qua môn Ngữ Văn
Nắm bắt cơ chế hoạt động của não bộ con người, căn cứ vào thực tế học
tập của học sinh, tôi nhận thấy rằng người giáo viên không phải chỉ chú trọng
trau dồi nội dung bài giảng của môn học mà còn cần phải tìm cách thiết kế hoạt
động thư giãn để góp phần tăng năng suất học tập cho học sinh. Sau đây một số

8


hình thức mà tôi đã, đang áp dụng mà và nhận thấy hiệu quả để đem lại hứng thú
cho học sinh trong mỗi giờ học.
3.1 Một số kĩ thuật để thay đổi trạng thái hoạt động học tập chung cho học sinh
3.1.1 Xây dựng một số quy ước mới mẻ với học sinh
Trong các giờ học, việc lặp đi lặp lại những việc làm, thói quen mà chúng
ta thường làm với học sinh như vào lớp, hỏi bài cũ, vào bài mới, chuẩn mực
trong nội dung dạy học, chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử…thực sự đã làm cho
người giáo viên đơn điệu hơn trong mắt học sinh. Tránh sự đơn điệu ấy, người
giáo viên cần tạo ra sự mới mẻ mọi lức, mọi nơi khi có điều kiện thực hiện
- Tạo ra những ám hiệu riêng với học sinh mà chỉ có giáo viên và học sinh
lớp mình phụ trách hiểu.
Để thành công trong một tiết dạy, như đã nói ở trên là người giáo viên
không chỉ có chuẩn bị nội dung kiến thức mà còn cần kĩ thuật quản lí lớp học.
Thay vì giáo viên nhắc nhở và ổn định lớp theo cách thông thường “cả lớp trật
tự”, “các em chú ý”…thì GV có thể tạo ra những ám hiệu riêng như : Hi (xin

chào)/hi (xin chào); Start (bắt đầu)/ok (được); Yêu/ Tiếng Việt; Lớp / D2…
Nghĩa là, giáo viên sẽ nói vế đầu, học sinh sẽ nói vế sau. Những ám hiệu này sẽ
có thể thay đổi theo từng tiết học, buổi học để phù hợp với đặc điểm, tâm lí của
giáo viên và học sinh của lớp mình dạy. Đây là cách để ổn định lớp và thu hút
học sinh tập trung chú ý vào hoạt động học tập mà giáo viên đang tiến hành.
- Cho học sinh bốc thăm để lấy số thứ tự riêng của mình
Lấy số thứ tự khi hỏi bài cũ: Trong sổ điểm của giáo viên đã có số thứ tự
của họ tên học sinh, nhưng để thay đổi không khí, giáo viên có thể cho học sinh
bốc thăm để lấy số thứ tự. Các em sẽ nhớ số thứ tự của mình và trong quá trình
dạy học, giáo viên có thể hỏi bài cũ bằng các con số thứ tự. Hình thức lấy số để
gọi học sinh cũng phải thường xuyên thay đổi liên tục. Các hình thức đó có thể
thay đổi như gọi theo ngày, theo tháng, theo sự kiện đặc biệt, có khi thì cộng các
số của ngày tháng lại để tạo thành số mới.
Lấy số thứ tự khi hoạt động nhóm: Khi hoạt động nhóm, để tất cả các
thành viên trong nhóm đều ở tư thế sẵn sàng trình bày, giáo viên không cử cố
định trưởng nhóm mà tất cả các thành viên trong nhóm đều có vai trò như nhau.
Ví dụ khi chia nhóm 6 người, mỗi học sinh sẽ tự chọn cho mình một số thứ tự từ
1 đến 6. Khi giao bài tập nhóm, tất cả các thành viên cùng nhau thực hiện.
Thông thường, nhóm sẽ cử 1 đại diện có khả năng trình bày tốt nhất nhưng mục
tiêu của giáo viên là ai cũng phải được trình bày. Vì vậy, giáo viên sẽ chuẩn bị 6
phiếu đánh số thứ tự từ 1 đến 6 và bốc thăm, bốc thăm trúng số nào thì thành
viên số đó của tất cả các nhóm bắt buộc phải lên trình bày.
Bốc thăm để chọn nhóm trưởng: Thông thường, chúng ta thường chọn
nhóm trưởng là những người học tốt hoặc mạnh dạn để đại diện nhóm phát biểu.
Điều đó, vô hình trung chúng ta đã tạo sự ỉ lại cho đa số học sinh và hoạt động
nhóm chủ yếu thu hút những bạn tích cực. Để tránh tình trạng trên, giáo viên sẽ
9


cho các nhóm bốc thăm nhóm trưởng. Giả sử, nhóm 6 người, mỗi người vẫn tiếp

tục lấy 1 số như ở hình thức trên và sau đó bốc thăm lấy một số bất kì. Trúng số
nào thì người có số thăm đó sẽ làm nhóm trưởng. Như vậy, việc đưa tất cả học
sinh vào cuộc sẽ dễ dàng thực hiện. Đặc biệt, học sinh luôn ở trong tâm thế chờ
đợi, hồi hộp và hào hứng hơn.
- Kĩ thuật chia nhóm.
Hoạt động nhóm là một phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của người học. Đây là một phương pháp sử dụng khá phổ biến
hiện nay. Tuy nhiên, các hình thức chia nhóm nên sử dụng nhiều cách khác
nhau. Theo cách thức thông thường, giáo viên sẽ chia nhóm dựa vào chỗ ngồi
hoặc theo tổ. Nhóm đó sẽ giữ ổn định trong suốt thời gian một tháng hoặc một
kì. Việc giữ ổn định này sẽ không tạo được cảm giác mới mẻ, hứng thú cho học
sinh. Khi thay đổi các thành viên trong nhóm sẽ góp phần tạo nên trạng thái học
tập mới mẻ cho học sinh, các em có cơ hội học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác
nhau trong lớp. Ví dụ: Chia theo nhóm điểm danh, theo vần, theo tháng sinh,
bốc thăm…, hoặc hình thức hóa theo trò chơi như cho học sinh di chuyển vòng
quanh lớp. Khi giáo viên có hiệu lệnh ngồi xuống thì bắt buộc học sinh phải
ngồi xuống một vị trí của mỗi nhóm đã chia sẵn mà không được ngồi quá số
lượng người đã chia….Những hình thức này giáo viên hoàn toàn có thể sáng tạo
theo ý của mình miễn làm sao luôn luôn có được sự mới mẻ, tạo không khí thú
vị cho học sinh khi học tập.
- Đưa ra một số quy định mới mẻ khi học sinh không hoàn thành công việc
của mình (chưa nghiêm túc, chưa hoàn thành bài tập…) thì có thể phạt học sinh
bằng quy định nộp phạt bằng việc nộp phế thải, trồng cây, …
Như vậy, trong biện pháp này giáo viên có thể tạo ra nhiều quy ước bằng
chính sự sáng tạo của mình, tránh sự nhàm chán, đơn điệu để góp phần kích
thích hưng phấn học tập cho học sinh.
3.1.2 Tạo cơ hội cho học sinh được vận động ngay trong tiết học
Như đã trình bày trong phần thực trạng, đa số các tiết học kéo dài từ 45
phút tới vài tiếng. Chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp cảnh tượng rất nhiều học sinh
lơ đãng, ngủ gật, hoặc ngồi làm việc riêng trong lớp vì không thể chú tâm vào

bài giảng. Các chuyên gia đã giải thích do quy luật của não bộ. Thay vì đổ lỗi
cho học trò thì giáo viên thiết kế các hoạt động để thư giãn giúp học sinh có
trạng thái học tập tốt hơn.
- Cho học sinh di chuyển bàn học theo mục đích học tập của buổi học.
Việc di chuyển, sắp xếp theo mục đích học tập của buổi học thường được
thực hiện vào những tiết học có dự giờ. Công việc sắp xếp này thường được
chuẩn bị trước tiết học. Ở đây, thay vì chuẩn bị trước thì giáo viên sẽ cho học
sinh tiến hành xếp bàn ngay trong tiết học. Khi hoạt động học tập cần có sự thay
đổi vị trí thì giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh sắp xếp bàn theo một hình thức nào
đó phù hợp với hoạt động dạy học. Ví dụ sắp xếp bàn thành hình chữ U, bàn
10


hàng ngang, ghép bàn hình vuông, xếp bàn theo kiểu đại biểu…Thời gian cho
việc sắp xếp, giáo viên phải yêu cầu học sinh thực hiện nhanh trong 2 phút.
Hoạt động này nhằm mục đích để cho học sinh được vận động, thay đổi tâm thế,
tránh được sự mệt mỏi, tạo hứng phấn. Đây cũng là cách tách ra các phân đoạn
trong tiết dạy, giờ dạy để phù hợp với quy luật hoạt động của bộ não.

11


Học sinh di chuyển bàn trong tiết học
- Cho học sinh giải lao 1 phút trong tiết học bằng một số hoạt động nhỏ
như: nhảy theo một số động tác đơn giản, vỗ vai nhau, vỗ tay, trao cho nhau một
câu khích lệ…Những hoạt động này cũng cần có sự chuẩn bị và báo trước cho
học sinh. Hình thức này có thể chuẩn bị và thực hiện như sau:
Trong buổi đầu gặp lớp mình dạy, giáo viên có thể đưa ra yêu cầu học sinh
phải tự chuẩn bị sẵn cho mình một số động tác nhảy đơn giản. Còn giáo viên thì
chuẩn bị các đoạn nhạc nhảy ngắn sôi động, những câu nói dí dỏm mang tính

khích lệ như: Cố lên nhé, buồn ngủ là mẹ của thất bại, động viên tôi với nhé,
hãy cho tôi một điểm tựa…
Hoạt động này được sử dụng khi học sinh bắt đầu có dấu hiệu lơ đãng,
thiếu tập trung với bài học. Những lúc như vậy, giáo viên có thể cho học sinh
đứng dậy và làm theo những động tác của mình hoặc một học sinh bất kì được
lựa chọn, đồng thời mở đoạn nhạc nhảy ngắn trong thời gian 30 giây. Ngoài ra,
giáo viên còn có thể điều hành học sinh đứng lên và vỗ vào vai người bên cạnh
kèm câu nói hài hước, dí dỏm mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn. Hay để học sinh
được thư giãn, giáo viên cho học sinh đứng dậy và matxa bằng động tác đơn
giản cho bạn bên cạnh…Giáo viên có thể vận dụng các trò chơi nhẹ nhàng trong
tài liệu của công tác Đoàn Đội để hỗ trợ thêm cho hình thức tổ chức của mình
được phong phú hơn.
- Khi thảo luận nhóm, giáo viên tạo cho HS cơ hội thay đổi nhóm liên tục,
HS sẽ được di chuyển vị trí của mình theo sơ đồ hướng dẫn của GV….
Thay đổi nhóm có thể thực hiện hơn 1 lượt trong một tiết học khi bài học có
nhiều phân đoạn nội dung học. Hình thức này có thể thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Quy định số lượng thành viên của mỗi nhóm, phân chia nhóm theo một số
hình thức đã nêu ở phần kĩ thuật chia nhóm. Sau đó đặt số thứ tự cho mỗi nhóm
Bước 2: Cho học sinh bốc thăm số của mình và tiến hành thảo luận nhóm
Bước 3: Phân đoạn nội dung mới, giáo viên cho di chuyển các thành viên
đến nhóm mới theo một số quy luật như: những người số nào thì sẽ di chuyển về
tên nhóm đó ( Ví dụ: có 6 nhóm, mỗi nhóm có 6 thành viên, các thành viên sẽ có
số của mình là 1, 2, 3, 4, 5, 6. Như vây, mỗi số như vậy sẽ có 6 thành viên. Khi
giáo viên xướng lên số 1 thì tất cả những người số 1 ở sáu nhóm sẽ chạy về
nhóm số 1, riêng thành viên số 1 của nhóm 1 sẽ ở lại. Các số 2, 3, 4, 5, 6 cũng
tiến hành thực hiện tương tự). Quy luật di chuyển đó có thể theo cách khác như
người số 1 sẽ chuyển sang nhóm 2, người số 2 sẽ sang nhóm 3, người số 3 sang
nhóm 4…Hình thức này đã xáo trộn các thành viên trong lớp một cách nhanh
chóng để tạo một nhóm hoạt động mới.
12



Ngoài ra, để thuận lợi hơn giáo viên có thể chuẩn bị sẵn sơ đồ di chuyển
bằng tranh vẽ hoặc trình chiếu, học sinh nhìn vào sơ đồ sẽ thực hiện việc di
chuyển nhanh hơn.
Trên đây là một số cách vừa để tổ chức các hoạt động học tập đồng thời
cũng là cách thể dục nhẹ nhàng, tạo nên tâm thế, trạng thái thay đổi tích cực của
học sinh góp phần giúp các em có được hiệu quả học tập tốt hơn.
2.1.3 Tạo không gian học tập mới mẻ cho học sinh
Cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện-học sinh tích cực” nhằm
hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Xây dựng trong mỗi
trường học môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn, tạo cơ sở vững chắc cho
việc nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, xây dựng một không gian học tập
trong lớp học có vai trò quan trọng đối với việc tạo hứng thú, kích thích niềm
vui cho học sinh. Nếu như trước đây, không gian học tập của học sinh chỉ cần
đảm bảo về diện tích, ánh sáng, vệ sinh là tốt nhưng bây giờ không gian ấy cần
có sự sáng tạo. Sự sáng tạo về cảnh quan hòa hợp với thiên nhiên, sự bài trí các
các hình ảnh sáng tạo phù hợp với tâm lí học sinh, kết hợp với âm thanh có thể
kích thích sự hứng thú cho học sinh…
- Cho học sinh trang trí lớp học bằng cây xanh (Hình thức này chỉ thực
hiện được ở lớp mà giáo viên kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm)
- Cho học sinh trang trí lớp học bằng việc treo các hình ảnh, tranh vẽ, sản
phẩm học tập liên quan đến môn học mà các em đã thực hiện từ nhiều buổi học
trước. Giáo viên cùng với học sinh sắp xếp lựa chọn một không gian phù hợp trong
lớp để treo và trang trí những hình ảnh học tập, tranh vẽ đặc sắc. Những bức tranh,
hình ảnh này phải thường xuyên thay đổi theo tuần hoặc theo tháng. Điều này là một
cách thức để tạo thói quen cho các em có ý thức xây dựng không gian học tập, đồng
thời tạo hứng thú, tinh thần cho các em trong các buổi học.

13



14


- Cho học sinh nghe nhạc trong khi học, giúp HS tập trung tốt hơn
Âm nhạc là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống hàng
ngày. Chúng ta nghe nhạc để giải tỏa căng thẳng, cải thiện sức khỏe cũng như
bồi dưỡng đời sống tâm hồn thêm phong phú. Ngoài ra, theo nghiên cứu của các
nhà khoa học thì âm nhạc còn kích thích não của trẻ để giải phóng hormone
dopamine mang lại cảm giác hạnh phúc và là một phương tiện tuyệt vời để xây
dựng những kí ức dài hạn, tạo ra những con đường thần kinh quan trọng trong
não bộ của trẻ. Dựa trên những lợi ích đó, tôi đã sưu tầm và lựa chọn những bản
nhạc không lời để mở cho học sinh nghe trong khi dạy và học (chỉ dùng nhạc
không lời vì nếu dùng nhạc có lời sẽ khiến học sinh hướng sự chú ý đến nội
dung của lời bài hát)
Một số nguyên tắc khi sử dụng âm nhạc trong tiết học:
Thứ nhất, sử dụng nhạc không lời và mở nhạc với âm lượng nhỏ
Thứ hai, hướng dẫn học sinh nghe nhạc nhưng không được cố ý nghe để
cảm thụ âm nhạc hay cố gắng ghi nhớ giai điệu hoặc các nốt nhạc
Thứ ba, lựa chọn những bản nhạc có khả năng kích thích trí não như nhạc
Baroque. Để tránh việc dễ dàng ghi nhớ giai điệu, giáo viên phải tổng hợp thật
nhiều bản nhạc baroque khác nhau, không nghe lặp đi lặp lại chỉ một bản nhạc
mà hãy mở cả một danh sách và để chế độ trộn bài, như vậy não sẽ không thể
nhận biết được bất cứ quy luật nào, sự tập trung sẽ hướng đến bài học.
Trên đây là một số kĩ thuật để thay đổi trạng thái hoạt động học tập chung
cho học sinh. Những hình thức này được sử dụng một cách linh hoạt và giáo viên
có thể liên tục sáng tạo để mục đích cuối cùng là tạo cho học sinh sự tác động nhỏ để
có được tư thế phấn chấn đón nhận bài học một cách có hiệu quả nhất.


15


3.2 Một số kĩ thuật dạy học để thay đổi trạng thái học tập của học sinh qua
môn Ngữ Văn
3.2.1. Nắm quy luật của não bộ để tìm phương pháp kĩ thuật dạy học phù hợp
Một thực tế cho thấy, giáo viên rất hiếm khi dựa vào một số quy luật hoạt
động của não bộ để tìm ra phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp với quy luật
đó nên dẫn đến việc lãng phí thời gian cho việc giảng dạy rất nhiều nhưng hiệu
quả không cao. Như đã nói ở trên, trạng thái là tình trạng ổn định nhưng trong
khi đó để học tập hiệu quả thì sự ổn định đó lại không giúp học sinh ghi nhớ tốt
thông tin. Vì vậy, giáo viên sẽ là người phải thay đổi trạng thái cho học sinh
bằng các cách thức sau:
- Chia nhỏ nội dung, cung cấp “liều lượng” vừa đủ, tránh “tràn”.
Tâm lí dạy học của giáo viên là muốn cung cấp nhiều lượng kiến thức cho
học sinh, nhưng lại không để ý bộ não có đủ dung lượng để chứa đựng toàn bộ
thông tin mà giáo viên muốn học sinh mình lĩnh hội hết trong thời gian 45 phút
không? Để không lãng phí thời gian, công sức mà hiệu quả học tập của học sinh
thấp thì giáo viên cần tập trung vào những điểm trọng tâm, thu gọn nội dung
Ví dụ khi dạy Đại cáo bình Ngô ( Nguyễn Trãi), đây là một văn bản dài
nhưng thồi lượng là 90 phút. Vì vậy, giáo viên cần lựa chọn nội dung trọng tâm
cho 2 tiết dạy của mình để làm sao vừa với khả năng lưu nhớ của học sinh. Với
bài học này có thể lựa chọn nội dung như sau: Nêu luận đề chính nghĩa; cho mỗi
nhóm học sinh chọn một dẫn chứng để chứng minh cho luận đề đó. Không nhất
thiết phải dạy hết tất cả kiến thức của cả văn bản. Tuy nhiên, giáo viên phải giúp
học sinh nhìn rõ được bố cục tổng quát của một áng văn chính luật xuất sắc này.
- Tạo sự độc đáo và khác biệt.
Sự độc đáo và khác biệt rất có ưu thế với để tồn tại lâu bền trong trí nhớ
con người, vì vậy trong mỗi bài giảng, giáo viên cần sáng tạo ra sự độc đáo,
khác biệt để mỗi bài học luôn luôn hấp dẫn với học sinh. Sự độc đáo có thể đó là

một cách vào bài đặc biệt, ấn tượng, một câu hỏi “bất thường”, một ngôn ngữ
cơ thể hài hước…
Ví dụ: Khi dạy đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ- Vũ
Trọng Phụng), giáo viên hoặc học sinh có thể mô phỏng lại động tác của một số
nhân vật trong đoạn trích như cụ cố Hồng, Phán mọc sừng, cậu Tú Tân…để gieo
vào trí nhớ học sinh chân dung của các nhân vật.
- Luôn kích thích nhu cầu cho học sinh
Khi có nhu cầu thì học sinh sẽ chuyển sang trạng thái mong đợi nên hiệu
quả tiếp nhận thông tin sẽ tốt hơn rất nhiều. Để xuất hiện nhu cầu, giáo viên phải
tạo các tình huống thách thức, phải để học sinh bí rồi mới đưa ra giải pháp.
Ví dụ: Lửa tuổi THPT là lứa tuổi mà nhu cầu tìm hiểu và nảy sinh tình
cảm khác giới rõ nhất, nên khi dạy những tác phẩm có liên quan thì giáo viên có
thể kích thích nhu cầu khám phá của học sinh. Khi dạy Bài thơ số 28 của Tagor,
giáo viên có thể nêu câu hỏi ngay từ đầu như: Bằng hiểu biết của mình, em hãy
lí giải bản chất của tình yêu là gì? Hãy mô tả gương mặt của tình yêu
16


nào?...Học sinh sẽ tự do nói lên suy nghĩ của mình, sau đó giáo viên sẽ dẫn dắt
vào bài bằng câu hỏi gợi nhu cầu học sinh: Chúng ta hãy xem cách nhà thơ
Tagor lí giải có giống chúng ta không nhé.
Hay khi dạy bài ca dao số 1 trong chùm Ca dao hài hước, giáo viên có thể
tạo “ngứa” cho học sinh bằng câu sau: Các bạn nam sẽ ứng xử như thế nào với
người yêu nếu mình ở trong gia cảnh khó khăn như chàng trai? Các bạn nữ có
biết phẩm chất nào của người con gái mà khiến người người con trai trân trọng
không?
Như vậy, là giáo viên chúng ta cần quan tâm đến xúc cảm của học sinh, đặc
biệt là giáo viên Ngữ Văn. Chúng ta hãy đặt mình vào vị thế của học sinh để nhớ
rằng khi “nhồi nhét” kiến thức thì kiến thức ấy sẽ không ở lại trong tâm trí của
học sinh.

3.2.2 Tạo điều kiện để học sinh phát huy năng khiếu của bản thân
Trong mục tiêu và chương trình mới của dạy học môn Ngữ Văn đang
hướng đến là theo mô hình phát triển năng lực, nghĩa là hướng đến những phẩm
chất và năng lực mà người học cần có chứ không phải là một hệ thống kiến thức
cụ thể, có sẵn. Vì vậy, giáo viên phải tạo điều kiện để học sinh lựa chọn nhiều
cách để chiếm lĩnh tri thức. Những hình thức có thể phát huy được hứng thú và
trạng thái học tập tích cực cho học sinh:
- Cho học sinh vẽ tranh nhanh về một nội dung trong tác phẩm văn học
- Cho học sinh phổ nhạc cho bài thơ
- Cho học sinh sáng tác thơ lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học
- Cho học sinh hát bài hát đã được phổ nhạc
- Cho học sinh tái hiện nhanh đoạn trích bằng việc nhập vai
- Cho học sinh tranh biện về một vấn đề được gợi ra từ bài học…
* Lớp 10:
- Bài ca dao Khăn thương nhớ ai (Ca dao yêu thương tình nghĩa)
Ngoài việc hướng dẫn học sinh cách đọc về ca dao nói chung, giáo viên có
thể lựa chọn một nội dung phù hợp để tạo điều kiện cho học sinh thể hiện cách
cảm nhận riêng.
+ Mục tiêu của hoạt động: cho học sinh thấy được tâm trạng, tình cảm của
nhân vật trữ tình trong bài ca dao
+ Giáo viên nêu yêu cầu:
• Nhớ thương vốn là một tình cảm khó hình dung, thế nhưng bài ca dao
đã cho người đọc hình dung rõ nét tâm trạng ấy. Các em hãy thể hiện cho cả lớp
biết rằng mình rất thấu hiểu tâm trạng ấy của nhân vật trữ tình bằng cách riêng
của mình? (gợi ý: có thể bằng thơ, tranh, phổ nhạc…)
• Thời gian chuẩn bị: 5 phút
+ Cách thức thực hiện: Giáo viên cho 1 đến 2 học sinh trình bày nhanh sản
phẩm của mình (sản phẩm này đã được giáo viên quan sát và lựa chọn trong quá
trình theo dõi các em). Cuối cùng là giáo viên nhận xét và chốt nội dung.
17



- Bài Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), trong hoạt động hình thành kiến
thức mới có nội dung về tội ác của giặc Minh đối với nhân dân ta. Giáo viên có
thể tiến hành như sau:
+ Mục tiêu hoạt động: học sinh thấy được tội ác man rợ, trời không dung đất
không tha của kẻ thù đã gieo rắc cho nhân dân.
+ Giáo viên nêu yêu cầu:
• Học sinh lựa chọn một hình thức bất kì như vẽ tranh, làm thơ, bình
văn…miễn sao làm nổi bật được ấn tượng của mình về tội ác của kẻ thù
• Thời gian thực hiện 5 phút (nên để thời gian đủ ngắn mang lại sự hối
thúc khiến học sinh quên đi cảm giác đơn điệu, trì trệ thường có của mình)
• Tất cả học sinh đều phải có sản phẩm của mình
+ Cách thức tiến hành: Giáo viên kiểm tra hoặc thu hồi sản phẩm (Lưu ý
trong khoảng thời gian học sinh thực hiện, giáo viên phải giám sát và hỗ trợ các
em. Vì có sự quan sát nên giáo viên có thể nhanh chóng lựa chọn được một số
sản phẩm tốt để công bố công khai). Cho 1 đến 2 học sinh trình bày nhanh sản
phẩm ( sản phẩm này đã được giáo viên quan sát và lựa chọn trong quá trình
theo dõi các em). Cuối cùng là giáo viên nhận xét và chốt nội dung
- Bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ
+ Mục tiêu của hoạt động: Giúp học sinh tự đánh giá được năng lực của bản
thân trong vai trò, vị trí mới. Khi thực hiện hoạt động này, học sinh sẽ nhận thấy
được khả năng xử lí tình huống, khả năng tranh luận của bản thân trước một
quan điểm trái chiều.
+ Giáo viên nêu yêu cầu: Khi bàn về hành động của Mị Châu lén cho Trọng
Thuỷ xem nỏ thần có hai đánh giá. Đánh giá thứ nhất cho rằng Mị Châu làm như
vậy chỉ thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ với đất nước. Đánh
giá thứ hai lại cho rằng Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp đạo lí.
+ Tiến hành thực hiện:
• Lấy ý kiến đồng tình hay không đồng tình của hai cách đánh giá trên.

• Cử đại diện ý kiến của hai đánh giá trên
• Phân vai: 1quan toà (thẩm phán); 2 luật sư đại diện cho hai quan điểm trên.
• Giáo viên giới thiệu ngắn gọn vai trò của quan toà và luật sư trong phiên
toà: Quan toà là người thực hiện quyền xét xử tại một phiên toà, thực hiện quyền
xét xử một cách không thiên vị tại phiên toà công khai. Còn luật sư là người bảo
về quyền, lơi ích hợp pháp của các nhân, thông qua hành động, tranh luận, tranh
tụng để đưa ra lí lẽ bảo vệ cho nạn nhân.
• Giáo viên nêu yêu cầu: Luật sư thứ nhất đưa ra ý kiến về hành động của
Mị Châu có thể kết vào tội tiết lộ bí mật quốc, là tội phạm của dân tộc. Luật sư
thứ hai là người bác bỏ ý kiến trên và đưa ra lí lẽ thuyết phục. Quan toà là người
điều hành cuộc tranh luận và đưa ra quyết định cuối cùng.
• Học sinh còn lại sẽ theo dõi và đánh giá năng lực phản biện, giải quyết
tình huống của bạn học
* Lớp 11
18


Bi Phng vn v tr li phng vn
+ Mc tiờu ca hot ng: Giỳp hc sinh t nhn thc c kh nng phỏng
vấn và trả lời phỏng vấn, nhất là kĩ năng đặt câu hỏi và trả
lời câu hỏi (trong hoạt động phỏng vấn và trong giao tiếp nói
chung); Giỳp hc sinh t nhn thc kh nng trỡnh by v lng nghe tớch cc.
+ Giỏo viờn nờu yờu cu: M cuc phng vn gia cỏc hc sinh trong lp v
vn n sinh trang im khi n trng
+ Tin hnh thc hin:
Chia 4 nhúm, mi nhúm cú 1 hc sinh lm nhim v phng vn, 2 em tr
li phng vn, 1 em ghi biờn bn, nhng em khỏc nghe v gúp ý.
Hc sinh nhn xột la chn nhúm cú cuc phng vn hay v ý ngha nht
* Lp 12:
Khi dy Chic thuyn ngoi xa ( Nguyn Minh Chõu) giỏo viờn cú th cho

hc sinh din nhanh mt s phõn on m khụng cn phi tp luyn trc nh
mt hỡnh thc tỏi to tỏc phm v gúp phn lm thay i trng thỏi hc tp cho
hc sinh.
+ Mc tiờu hot ng: Giỳp hc sinh nm k ni dung ca vn bn, nh
c li thoi ca cỏc nhõn vt, hỡnh dung bi cnh ca cõu chuyn; to khụng
khớ hp dn, thỳ v nh mt trũ chi.
+ Giỏo viờn nờu yờu cu:
Giỏo viờn gi ý nhng phõn on hoc mt s chi tit ngn v gi ý cho
hc sinh:
Cnh ngi n ụng ỏnh ngi n b
Biu l thỏi ca Phựng khi chng kin cnh t tri cho, khi chng
kin cnh ngi n b b ỏnh
Tõm trng ca ngi n b khi chng kin cnh con chng tr li b
C ch, hnh ng, tõm trng ca ngi n b ti phiờn tũa: t s st
n bỡnh tnh.
Nhng chi tit c tỏi hin yờu cu din ra trong thi gian khong 1 phỳt
+ Tin hnh thc hin:
Giỏo viờn vit tt c cỏc phõn on vo mt t giy, gp nh theo
hỡnh thc bc thm
C mt hc sinh lờn bc thm cỏc phiu yờu cu thc hin
phõn on.
Ln lt c cỏc hc sinh khỏc theo tinh thy xung phong hoc ch
nh lờn v din nhanh cỏc phõn on theo bc thm. Thụng tin din ni dung
no phi c thụng bỏo bớ mt. Hc sinh c yờu cu din phn no thỡ phi
din lm sao cho c lp oỏn c ỳng ú l cnh no. Nu c lp oỏn
ỳng thỡ ngi din li ó thnh cụng.
Giỏo viờn cú th cho cỏc hỡnh thc thng nh cng im
thng (thng l 1 im cng cho im bi c);

19



Sau đây là một số hình ảnh sản phẩm của học sinh đã thực hiện trong một số
tiết học:
(Những bức tranh vẽ đã được học sinh tô màu ngoài giờ

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”

Tranh của Phạm Thảo Phương- Lớp 10D2

20


Mị Châu rắc l ông ngỗng trên đường chạy nạn

Tranh của Lương Thị Ngọc Hà-10D2
21


Thơ của Hồ Thị Tố Uyên 10D3 và Nguyễn Thị Thùy Dung-10D2
3.2.3 Xây dựng kĩ thuật dựa vào mô hình “lớp học đảo ngược”
Mô hình “Lớp học đảo ngược” không hoàn toàn xa lạ, song áp dụng mô hình
này ở THPT là điều mà rất ít giáo viên có thể thực hiện bởi nhiều rất nhiều lí do
khách quan và chủ quan. Mô hình này yêu cầu người học sẽ phải tự làm việc với
bài giảng trước thông qua đọc tài liệu, tóm tắt tài liệu, nghe giảng thông qua các
phương tiện hỗ trợ như băng hình, trình chiếu PowperPoint, và khai thác tài liệu
trên mạng. Bài giảng trở thành bài tập ở nhà mà người học phải chuẩn bị trước
khi lên lớp. Toàn bộ thời gian trên lớp sẽ dành cho các hoạt động giải bài tập,
ứng dụng lí thuyết bài giảng vào giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm để xây dựng

hiểu biết dưới sự hướng dẫn của giáo viên; thay vì thuyết giảng, trong lớp học
giáo viên đóng vai trò là người điều tiết hỗ trợ, có thể giúp học sinh giải quyết
những điểm khó hiểu trong bài học mới. Trong giải pháp này tôi chỉ đề xuất vận
dụng một số kĩ thuật nhỏ được gợi ra từ mô hình này để thay đổi những trạng
thái học tập thường xuyên cho học sinh.
Yêu cầu chung của biện pháp này là giáo viên chia nhỏ nội dung để học sinh
chuẩn bị trước ở nhà, khi lên lớp giáo viên sẽ chuyển giao một số phân đoạn nội
dung tìm hiểu sang cho học sinh. Hình thức này không đòi hỏi quá nhiều thời
gian và dễ dàng thực hiện.
Các bước thực hiện như sau:
22


- Bước 1: Giáo viên chia nội dung tìm hiểu cho cả lớp hoặc giao cho từng
nhóm học sinh
- Bước 2: Lựa chọn các hình thức thực hiện phù hợp trong thời lượng thời gian
ngắn (Tầm khoảng 5 đến 7 phút cho một nội dung, vì nếu kéo dài thời gian sẽ
khiến học sinh trở lại trạng thái học tập cũ)
Các hình thức sau có thể lựa chọn và luân phiên trong các tiết học:
+ Chọn 1 đến 3 học sinh làm chuyên gia giải đáp, còn tất cả học sinh còn
lại trong lớp chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến bài học. Yêu cầu tất cả các học
sinh đều có câu hỏi liên quan đến chủ đề dạy học. Giáo viên là người làm trọng
tài và đánh giá chất lượng câu hỏi và câu trả lời cho học sinh. Trong hình thức
này, giáo viên có thể đánh giá và cho điểm cả người hỏi và người trả lời câu hỏi
tốt để kích thích sự nỗ lực nghiêm túc của các em.
+ Giáo viên làm chuyên gia, học sinh đặt câu hỏi liên quan đến nội dung học và
giáo viên sẽ là người trả lời. Hình thức này ngược với phương pháp học truyền thống
là giáo viên là người nêu câu hỏi và học sinh là người trả lời.
+ Giáo viên cung cấp tài liệu của từng phân đoạn nội dung của bài học,
chia nội dung đó cho các nhóm. Sau đó, thành viên của các nhóm này sẽ luân

phiên truyền đạt lại nội dung vừa đọc cho nhóm khác theo trình tự để tất cả học
sinh trong lớp đều là người nắm giữ vai trò dạy lại cho các thành viên khác.
+ Học sinh ôn tập kiến thức vừa học bằng cách: Giáo viên cho học sinh
giảng lại nội dung bất kì của bài học mà giáo viên đã dạy. Nội dung bài học đó
được trình bày tóm tắt trên tờ giấy Ao, trên máy chiếu hoặc trên bảng (nội dung
bài giảng của giáo viên được ghi lại trên bảng hoặc trên máy chiếu phải ngắn
gọn, khoa học đủ để gợi thông tin cho học sinh khi xem lại). Sau khi học xong,
để kiểm tra lại hiệu quả học tập đồng thời ôn tập cho học sinh, giáo viên sẽ chia
nhóm để cử một thành viên của nhóm giảng lại nội dung vừa học cho các thành
viên trong nhóm. Khi kiểm tra kết quả, giáo viên có thể gọi bất kì thành viên nào
trong nhóm để kiểm tra lại. Lưu ý, tránh nhiệm của trưởng nhóm phải giúp cho
tất cả mọi người trong nhóm mình nắm được chắc chắn nội dung. Điểm của một
người là kết quả chung của cả nhóm.
Một số hoạt động minh họa:
- Bài Tựa trích diễm thi tập ( Hoàng Đức Lương):
Giáo viên chia bài thành hai phần:
Phần 1: Từ “Thơ văn không lưu truyền… đến rách nát tan tành”
Phần 2: Từ “Đức Lương này học làm thơ….đến chê trách nguời xưa vậy”
Ví dụ trong phần một, giáo viên chia thành ba phân đoạn:
Thứ nhất: Lí do thơ văn không được lưu truyền hết ở đời
Thứ hai: Nghệ thuật lập luận
Thứ ba: Hình tượng tác giả
Giáo viên giao cho 2 đến 3 học sinh là chuyên gia. Mỗi nhóm chuyên gia sẽ
phụ trách một phần để giải đáp tất cả những câu hỏi của các thành viên trong lớp.

23


Cử các chuyên gia giải đáp câu hỏi của các bạn
24



3.2.4 Tạo những hoạt động “bất thường” để “đánh thức” trạng thái học tập
cho học sinh
Cảm xúc mạnh mẽ giống như tia sét, tác động mạnh vào trạng thái yên ổn
của con người. Lúc đó con người như bừng tỉnh trạng thái ổn định để nghĩ cách
để ứng phó. Trong học tập cũng vậy, nếu để học sinh giữ mãi một trạng thái thì
khó kích thích được sự hứng thú cho học sinh nên giáo viên thỉnh thoảng sẽ tạo
những tia sét, những hoạt động “bát thường” để “đánh thức” học sinh. Những
hoạt động gợi ý mà giáo viên có thể thực hiện như:
- Tạo ra các liên tưởng hài hước, tạo ra cảm xúc vui vẻ để gây ấn tượng
với não bộ.
Trạng thái vui vẻ sẽ đem lại cảm xúc vui vẻ, phấn chấn cho học sinh. Trong
giờ học Văn, nếu giáo viên không xen vào giây phút thư giãn hài hước thì học
sinh sẽ có cảm giác tiết học dài lê thê. Vì vậy, giáo viên có thể “phá rào” tôn
nghiêm để đùa vui một chút với học sinh mà không phản giáo dục như:
• Gọi một tráng thái của học sinh bằng tên một trạng thái của nhân
vật trong tác phẩm. Ví dụ khi thấy một học sinh nam không tập trung, giáo viên
có thể gọi “Sao gương mặt thẫn thờ như Kim Trọng đi tìm Thúy Kiều vậy này”
• Gọi học sinh bằng tên một nhân vật trong tác phẩm văn học có
điểm gần gũi nào đó với học sinh. Ví dụ khi thấy học sinh đang làm việc riêng
không để ý xung quanh, giáo viên có thể nhắc: Vũ Như Tô, sao em không biết
dân chúng đang nổi loạn xung quanh kìa.
• Gọi một hiện tượng trong lớp bằng một hiện tượng nào đó trong
tác phẩm văn học. Ví dụ: Khi dạy Hai đứa trẻ, nếu lớp học quá trầm, giáo viên
có thể gọi trạng thái đó là: Các em đang sống trong trạng thái của người dân phố
huyện rồi, đơn điệu, tẻ nhạt quá, Bạn nào làm chuyến tàu đêm đi qua đánh thức
mọi người nào?
- Tạo những câu hỏi bất thường để “đánh thức” trạng thái của học sinh
Câu hỏi trong dhiện tượng ạy học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc

tạo ra môi trường giao tiếp, tạo môi trường học tập, là công cụ khai thác kiến
thức, phát triển tư duy cho người học, đồng thời câu hỏi để kiểm tra đánh giá kết
quả người học. Thế nhưng, “lối mòn” trong dạy học sẽ “giết chết” cảm xúc của
học sinh. Vì vậy, ngoài việc chuẩn bị những câu hỏi để dẫn dắt học sinh khám
phá nội dung bài học, khám phá tri thức thì giáo viên có thể sáng tạo thêm
những câu hỏi “bất thường” để “đánh thức” trang thái học tập cho học sinh
- Câu hỏi vượt ra khỏi quỹ đạo của bài học
- Câu hỏi mang tính “khiêu khích” học sinh
- Nêu câu hỏi lệch chủ để thăm dò phản ứng của học sinh
Khi đặt những câu hỏi này, mục đích của giáo viên là cho học sinh được
phép “nhao” lên, được phép tranh nhau nói. Câu hỏi dạng này được đặt ra khi
thấy không khí lớp trầm xuống, cảm giác mệt mỏi của học sinh bắt đầu xuất
hiện. Đây chính là thời điểm thư giãn nhanh của lớp học. Nhận thấy lớp lấy lại
tinh thần, giáo viên nhanh chóng quay trở về với bài học. Hình thức câu hỏi sẽ
25


×