Tải bản đầy đủ (.pdf) (319 trang)

Đảng bộ tỉnh đồng nai lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở từ năm 1991 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.61 MB, 319 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÃ HỘI XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÔ MINH VƢƠNG

ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÃ HỘI XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------

NGÔ MINH VƢƠNG

ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số

: 62. 22. 03.15

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN KIM ĐỈNH



HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả,
số liệu nêu trong luận án là khách quan, trung thực có nguồn gốc rõ ràng, đáng
tin cậy.
Tác giả luận án

1


MỤC LỤC
Trang
Danh mục chữ viết tắt ......................................................................................................2
Danh mục các bảng..........................................................................................................3
Danh mục các biểu đồ .....................................................................................................4
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 5
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.12
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án ................................... 12
1.2. Những vấn đề luận án cần giải quyết ..................................................................... 31
Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HỆ THỐNG
CHÍNH TRỊ Ở CƠ SỞ (1991 – 2005) ........................................................................... 35
2.1. Các yếu tố tác động quá trình xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở của Đảng
bộ tỉnh Đồng Nai (1991 – 2005)................................................................................... 35
2.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh về xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở .................. 49
2.3. Sự chỉ đạo và kết quả xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở của Đảng bộ tỉnh
Đồng Nai........................................................................................................................ 53
Chƣơng 3: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG HỆ

THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CƠ SỞ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI (2006-2015).. 78
3.1. Tình hình mới và quan điểm của Đảng về xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở ... 78
3.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về đẩy mạnh xây dựng hệ thống chính
trị ở cơ sở ....................................................................................................................... 83
3.3. Sự chỉ đạo và kết quả đẩy mạnh xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở của Đảng bộ
tỉnh (2006 - 2015) .......................................................................................................... 88
Chƣơng 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ............................................................ 126
4.1. Nhận xét ................................................................................................................ 126
4.2. Bài học kinh nghiệm ............................................................................................ 152
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 174
DANH MỤC BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ .................................................................. 176
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 177

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BCH

Ban chấp hành

BCT

Bộ chính trị

BTVTU


Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

CSVN

Cộng sản Việt Nam

CCHC

Cải cách hành chính

CTQG, HN

Chính trị quốc gia, Hà Nội

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTCT

Hệ thống chính trị

LLCT

Lý luận chính trị


MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

NXB

Nhà xuất bản

QCDC

Quy chế dân chủ

TCCSĐ

Tổ chức cơ sở Đảng

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 4.1. So sánh kết quả đánh giá chất lƣợng TCCSĐ xã, phƣờng, thị trấn năm
2015 ..................................................................................................................... 138
Bảng 4.2. So sánh đánh giá chất lƣợng đảng đảng viên xã, phƣờng, thị trấn năm
2015 ...................................................................................................................... 139
Bảng 4.3. So sánh đánh giá chất lƣợng chính quyền xã, phƣờng, thị trấn ........... 140
Bảng 4.4. So sánh chất lƣợng đội ngũ cán bộ xã, phƣờng, thị trấn năm 2015 .... 140
Bảng 4.5. So sánh chất lƣợng đội ngũ công chức xã, phƣờng, thị trấn 2015 ...... 141

4


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Chất lƣợng Bí thƣ cấp ủy xã, phƣờng, thị trấn năm 2005 ............... 58
Biểu đồ 2.2. Chất lƣợng Chủ tịch UBND xã, phƣờng, thị trấn năm 2005 ........... 58
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu, thành phần, trình độ đại biểu hội đồng nhân dân
nhiệm kỳ 1994 – 1999 .......................................................................................... 65
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu, thành phần, trình độ đại biểu hội đồng nhân dân
cấp xã nhiệm kỳ 1999 – 2004 ............................................................................. 66
Biểu biểu 2.5. Trình độ chuyên môn, lý luận chính trị của đội ngũ công
chức xã năm 2005 ................................................................................................ 71
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu, thành phần, trình độ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp
xã nhiệm kỳ 2004 – 2009 .................................................................................. 104
Biểu số 3.2. Cơ cấu, thành phần, trình độ đại biểu hội đồng nhân dân cấp
xã nhiệm kỳ 2011 – 2016 .................................................................................. 105
Biểu đồ 3.3. Trình độ chyên môn của cán bộ, công chức cấp xã....................... 114
Biểu đồ 3.4. Trình độ chính trị của cán bộ, công chức cấp xã ........................... 114
Biểu đồ 3.5. Trình độ chuyên môn của ngƣời hoạt động không chuyên trách
cấp xã................................................................................................................. 115
Biểu đồ 3.6. Trình độ chính trị của ngƣời hoạt động không chuyên trách
cấp xã.................................................................................................................. 115


5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận án
Hệ thống chính trị ở Việt Nam bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc,
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Tổ chức chính trị-xã hội (Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, v.v.) và các mối
quan hệ giữa các thành tố trong hệ thống trên. Hệ thống chính trị xã, phƣờng, thị
trấn đƣợc xác định là hệ thống chính trị ở cơ sở gồm: Đảng bộ, Chi bộ cơ sở; Chính
quyền cơ sở (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân nhân); Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức chính trị-xã hội (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến
binh). Hệ thống chính trị ở cơ sở giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong ổn định chính
trị, phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh – quốc phòng, tổ chức nhân dân thực hiện
đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, pháp luật Nhà nƣớc. Đồng thời cũng là nơi tham
gia tổng kết thực tiễn, kinh nghiệm, góp phần phát triển và hoàn thiện đƣờng lối,
chính sách của Đảng, Nhà nƣớc. Hệ thống chính trị ở cơ sở thể hiện rõ nhất bản
chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản
lý, Nhân dân làm chủ. Trong thời gian qua, Đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo củng
cố, kiện toàn HTCT đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên việc các điểm nóng
bùng phát ở Sóc Trăng (1992), Thái Bình (1997), Vĩnh Phúc (1997), Tây Nguyên
(2001, 2004) Mƣờng Nhé (Điện Biên 2012), Đồng Nai, Bình Dƣơng, Thành phố Hồ
Chí Minh (2014), Bình Thuận (2018) và nhiều “điểm nóng” đang tiềm ẩn nguy cơ
bùng phát ở một số địa phƣơng đã cho thấy những hạn chế, bất cập trong chất lƣợng
và hiệu quả hoạt động của HTCT, nhất là HTCT ở cơ sở. Vì lẽ đó, trƣớc yêu cầu
đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc và tích cực hội nhập quốc tế, một
trong những nhiệm vụ trọng tâm, then chốt là xây dựng Đảng, tiếp tục hoàn thiện
Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, việc

nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của các hệ thống chính trị ở cơ sở không
chỉ là yêu cầu cấp bách mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng.

6


Đồng Nai là tỉnh cửa ngõ của khu vực Đông Nam Bộ có vị trí trọng yếu về
kinh tế, chính trị và quốc phòng – an ninh. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ
xâm lƣợc, Đồng Nai là một trong những chiến trƣờng trọng điểm, nơi đặt cơ quan
chỉ huy đầu não, những căn cứ cách mạng quan trọng nhƣ chiến khu Đ, căn cứ Tân
Uyên, Mã Đà, Chiến khu Rừng Sác, Đất Đỏ... Ngày nay, tỉnh Đồng Nai với diện
tích là 5.862 km, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nƣớc và 25,5% diện tích tự
nhiên của vùng Đông Nam bộ. Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính, gồm thành phố
Biên Hòa, thị xã Long Khánh và 9 huyện, toàn tỉnh có 136 xã, 9 thị trấn, 26
phƣờng, trong đó có 58 xã đƣợc công nhận là xã miền núi, có 24 xã đặc biệt khó
khăn. Nơi đây tuyệt đại bộ phận nhân dân Đồng Nai sinh sống, là điểm đến của mọi
đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và các ngành trong các lĩnh vực kinh tế,
văn hóa, giáo dục, xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã
hội. Không những vậy, là tỉnh công nghiệp trọng điểm của miền Nam, tình trạng đô
thị hóa diễn ra nhanh đã tác động đến đời sống của các tầng lớp nhân dân ở cơ sở,
nhiều địa phƣơng trong tỉnh trở thành các xã, phƣờng công nghiệp - dịch vụ phát
triển, số lƣợng công nhân, ngƣời nhập cƣ tăng nhanh dẫn đến những khó khăn, phức
tạp trong công tác quản lý, an sinh xã hội, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội.
Đồng thời, tỉnh Đồng Nai có những đặc thù rất phức tạp về vấn đề dân tộc, tôn giáo
với hơn 38 dân tộc: Kinh, Chăm, Hoa, Nùng, Thái, Chơ ro, Châu Mạ, Xtiêng…sống
rải rác ở các huyện: Xuân Lộc, Định Quán, Long Khánh, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu...
Đồng Nai cũng là một trong những tỉnh có đông tín đồ của những tôn giáo lớn nhƣ:
Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo, Hồi giáo…ngƣời theo
đạo ở Đồng Nai chiếm 52% dân số của tỉnh. Đây là địa bàn để các thế lực thù địch
triệt để lợi dụng, kích động, lôi kéo một bộ phận đồng bào dân tộc, đồng bào có đạo

và nhân dân có bất bình với chính quyền địa phƣơng thực hiện các hoạt động tuyên
truyền, chống phá, gây nên những điểm nóng xã hội, điểm nóng chính – trị xã hội
ảnh hƣởng đến trật tự an ninh và ổn định chính trị ở cơ sở.
Nhận thức đúng tình hình thực tế của đất nƣớc và ở địa phƣơng, Đảng bộ tỉnh
Đồng Nai vận dụng quan điểm của Đảng vào chỉ đạo xây dựng HTCT ở cơ sở vững

7


mạnh, các tổ chức trong HTCT đã bám sát vào chức năng, nhiệm vụ, đổi mới phƣơng
thức, nội dung, hình thức hoạt động, lãnh đạo, quản lý và động viên các tầng lớp nhân
dân trong tỉnh phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây
dựng HTCT ở cơ sở đạt nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, so với yêu cầu ngày
càng cao của một tỉnh công nghiệp trọng điểm thì chất lƣợng HTCT nhìn chung
chƣa tƣơng ứng với nhiệm vụ mà Đảng bộ đề ra: hoạt động tổ chức đảng còn chƣa
hiệu quả, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền ở cơ sở chƣa đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ, chƣa khai thác hết tiềm năng của vùng; cán bộ, công chức ở cơ sở
trình độ hạn chế, MTTQ và các đoàn thể hoạt động còn hình thức chƣa đáp ứng kịp
yêu cầu của tình hình mới dẫn đến nhiều vụ khiếu nại, khiếu kiện, biểu tình kéo dài
liên quan đến các vấn đề dân tộc, tôn giáo, đất đai...những hạn chế trong chất lƣợng
và hiệu quả hoạt động của HTCT đã tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế và sự
ổn định chính trị không chỉ riêng tỉnh Đồng Nai mà cả vùng Đông Nam Bộ và khu
vực miền Nam nói chung. Đứng trƣớc yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, Đảng bộ tỉnh
Đồng Nai tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở cơ cơ sở trên địa bàn
tỉnh là rất quan trọng và cấp thiết.
Do vậy, đi sâu tổng kết thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Nai vận dụng
quan điểm, chủ trƣơng của Trung ƣơng về xây dựng HTCT vào thực tế địa phƣơng
để lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng HTCT ở cơ sở từ năm 1991 đến năm 2015, đúc kết
những bài học kinh nghiệm có giá trị thực tiễn và lý luận là nhiệm vụ cần thiết. Với
những lý do trên, là ngƣời đang công tác tại địa phƣơng, nghiên cứu sinh lựa chọn

đề tài “Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở từ
năm 1991 đến năm 2015” làm đề tài Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Góp phần tái hiện quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đề ra chủ trƣơng và chỉ
đạo xây dựng HTCT ở cơ sở từ năm 1991 đến năm 2015; đánh giá kết quả đạt đƣợc,
những hạn chế và rút ra một số bài học kinh nghiệm.

8


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát các nghiên cứu về xây dựng HTCT ở cơ sở và sự lãnh đạo của
Đảng, Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về xây dựng HTCT ở cơ sở.
- Khái quát những yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh
đạo xây dựng, củng cố HTCT ở cơ sở từ 1991-2015.
- Hệ thống khái quát những chủ trƣơng của Đảng và phân tích làm rõ chủ
trƣơng, quá trình chỉ đạo xây dựng HTCT ở cơ sở của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai qua 2
giai đoạn: 1991- 2005 và 2006 - 2015.
- Nhận xét, đánh giá những ƣu điểm, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của hạn
chế, rút ra một số bài học kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai trong quá trình
lãnh đạo xây dựng HTCT ở cơ sở.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai từ
năm 1991 đến năm 2015.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung khoa học: Hệ thống chính trị là chỉnh thể các tổ chức chính trị
hợp pháp trong xã hội bao gồm: Đảng, Nhà nƣớc, Mặt trận Tổ quốc và các Tổ chức

chính trị– xã hội liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức. Hệ thống chính trị
bao gồm 4 cấp: Trung ƣơng, tỉnh, huyện và cơ sở. Trong đó hệ thống chính trị ở xã,
phƣờng, thị trấn đƣợc xác định là hệ thống chính trị ở cơ sở gồm: Đảng bộ, Chi bộ
cơ sở; Chính quyền cơ sở (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân nhân); Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị-xã hội (Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên,
Hội cựu chiến binh).
Giới hạn nội dung nghiên cứu của luận án là chủ trƣơng và sự chỉ đạo xây
dựng HTCT ở cơ sở (xã, phƣờng, thị trấn) của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai chủ yếu trên
các mặt: củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng, xây dựng chính quyền và đội ngũ
cán bộ, công chức; củng cố MTTQ và các đoàn thể ở cơ sở.
Về không gian: Địa bàn tỉnh Đồng Nai.

9


Về thời gian: Từ năm 1991 đến năm 2015 (năm 1991 tỉnh Đồng Nai đƣợc
thành lập theo Nghị quyết Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII (8-1991), năm 2015
đƣợc chọn là năm kết thúc theo nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh), thời gian nghiên
cứu: 24 năm.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận chung của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh về xây dựng HTCT ở cơ sở.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Luận án sử dụng
chủ yếu 02 phƣơng pháp chính của khoa học lịch sử là phƣơng pháp lịch sử và
phƣơng pháp logic.
Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 2 và chƣơng 3 của
đề tài để thu thập tƣ liệu, thông tin thứ cấp về các vấn đề có liên quan đến đề tài, tác
giả tổng hợp, sắp xếp tài liệu theo thời gian, lĩnh vực mà nghiên cứu đề cập đến. Từ

đó, tiến hành tái hiện lại diễn trình lịch sử đề ra chủ trƣơng và chỉ đạo của Đảng bộ
tỉnh xây dựng HTCT ở cơ sở qua hai giai đoạn: từ năm 1991 đến năm 2005 và năm
2006 đến năm 2015.
Phƣơng pháp logic đƣợc sử dụng để tổng hợp, định lƣợng, so sánh, phân tích,
nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo xây dựng HTCT ở cơ sở từ năm
1991 đến năm 2015.
Ngoài ra, Luận án còn kết hợp sử dụng một số phƣơng pháp phổ biến trong
nghiên cứu KHXH & NV nhƣ phƣơng pháp điền dã, phỏng vấn, tổng hợp, thống
kê... để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án.
Phƣơng pháp điền dã: Đây cũng là phƣơng pháp đƣợc chú trọng trong quá
trình thực hiện đề tài với các kỹ thuật nghiên cứu cụ thể: Quan sát tham dự, phỏng
vấn sâu cá nhân, lập bảng khảo sát.

10


Quan sát tham dự: đƣợc thực hiện thông qua sự hiện diện của tác giả tại các địa
bàn xã, phƣờng, thị trấn để thu thập thông tin phục vụ cho quá trình phân tích dữ liệu
nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Phỏng vấn sâu: Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện song song cùng với cuộc
điền dã, hình thức phỏng vấn cá nhân đƣợc sử dụng nhằm thu thập các thông tin sơ
cấp, liên quan trực tiếp đến đề tài, với đối tƣợng chính là cán bộ chủ chốt tại các xã,
phƣờng, thị trấn.
Lập bảng khảo sát: tác giả tiến hành lấy ý kiến qua bảng hỏi 400 công chức, 300
nhân dân ở 25 xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Mẫu nghiên cứu sẽ đƣợc chọn
ngẫu nhiên trên cơ sở tính tới đặc thù tự nhiên, dân cƣ, tôn giáo, dân tộc, khu vực có
nhiều khu, cụm công nghiệp.
Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp: đƣợc thực hiện để thống kê, tổng hợp các số
liệu, dữ kiện, thông tin sau khi điều tra, khảo sát nhằm tập hợp nguồn tài liệu bổ
sung làm rõ các vấn đề luận án đặt ra giải quyết.

Phƣơng pháp so sánh: trên cơ sở tổng hợp, phân tích các thông tin thứ cấp, số
liệu đã thu thập, tác giả tiến hành đối chiếu, so sánh với các nguồn tại liệu đã có để
rút ra nhận định, đánh giá kết quả đề ra chủ trƣơng, chỉ đạo xây dựng HTCT ở cơ sở
của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai.
5. Nguồn tài liệu
Các Văn kiện, nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống
chính trị. Tài liệu: Các chỉ thị, chƣơng trình hành động, quyết định, kế hoạch, báo
cáo của Tỉnh ủy Đồng Nai; UBND, HĐND tỉnh lƣu tại Văn phòng Tỉnh ủy tỉnh
Đồng Nai, Văn phòng Ủy ban nhân dân, Văn phòng Hội đồng nhân dân
Các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, các bài đăng các tạp chí
về xây dựng HTCT nói chung ở các địa phƣơng và ở tỉnh Đồng Nai nói riêng có liên
quan đến đề tài đƣợc lƣu tại Thƣ viện Tỉnh Đồng Nai và các Văn phòng Lƣu trữ của
các cơ quan, ban ngành của Tỉnh.
6. Đóng góp về mặt khoa học của Luận án

11


Những nghiên cứu trong luận án có những đóng góp mới về khoa học, cụ thể
nhƣ sau:
- Dƣới góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam đề tài đi sâu
tổng kết thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Đồng Nai về về xây dựng HTCT ở
cơ sở từ năm 1991 đến năm 2015, chỉ ra ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân, nêu ra
bài học kinh nghiệm
- Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể đƣợc sử dụng là nguồn tài liệu phục
vụ cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu và biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng
Nai
- Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo
trong quá trình Tỉnh ủy Đồng Nai lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở
trong giai đoạn hiện nay.

7. Kết cấu của luận án
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình
của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án và phụ lục, Luận án gồm 4
chƣơng.
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chƣơng 2: Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị ở cơ
sở (1991 – 2005)
Chƣơng 3: Chủ trƣơng và sự chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng hệ thống chính trị ở
cơ sở của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (2006 – 2015)
Chƣơng 4: Nhận xét và kinh nghiệm

12


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG
LUẬN ÁN
Mục tiêu của tổng quan là nghiên cứu hai nội dung chủ yếu luận án: 1. Các
nghiên cứu về xây dựng HTCT và HTCT ở cơ sở; 2. Những công trình nghiên cứu
sự lãnh đạo của Đảng và Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về xây dựng HTCT ở cơ sở.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về hệ thống chính trị và xây dựng hệ thống
chính trị ở cơ sở
Nghiên cứu hệ thống chính trị và hệ thống chính trị ở cơ sở đƣợc nhiều nhà
khoa học, các nhà lãnh đạo quan tâm nghiên cứu trong thời gian qua. Sau Hội nghị
Trung ƣơng 6 khóa VI (3/1989) lần đầu tiên khái niệm “Hệ thống chính trị” đƣợc
dùng để thay cho khái niệm “Hệ thống chuyên chính vô sản” thì HTCT càng đƣợc
nghiên cứu sâu hơn.
Bàn về HTCT ở các nƣớc tƣ bản có các công trình tiêu biểu: “Chính trị và hệ
thống chính trị các nước tư bản phát triển” của Hồ Văn Thông [91], “Thể chế chính

trị thế giới đương đại” của nhóm tác giả Dƣơng Xuân Ngọc và Lƣu Văn An [72],
“Hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ (Mô hình tổ chức và hoạt động)” của Nguyễn
Văn Huyên (chủ biên) [63], “Về hệ thống chính trị Xingapo” của tác giả Lê Văn
Đính (chủ biên) [44]. Các công trình khoa học nêu trên tập trung khai thác về lịch
sử hình thành, phát triển, đặc trƣng và các mâu thuẫn bản chất của HTCT các nƣớc
tƣ bản. Đi sâu nghiên cứu thể chế chính trị trong một số quốc gia tiêu biểu trên thế
giới, nhóm nghiên cứu cho rằng, việc lựa chọn mô hình và cơ chế vận hành của
HTCT của mỗi nƣớc có sự tác động lớn từ yếu tố văn hóa, lịch sử lâu đời, các đảng
phái chính trị hiện đóng vai trò quyết định trong đời sống chính trị nói chung và
trong HTCT các nƣớc này nói riêng. Bàn về thể chế chính trị một số nƣớc ASEAN,
các tác giả nhấn mạnh đến dấu ấn làng xã, công xã nông thôn, tính dân tộc, cục bộ
địa phƣơng còn in đậm trong thiết chế chính trị ở các quốc gia này.

13


Lịch sử hình thành và phát triển HTCT của Việt Nam là hƣớng nghiên cứu
đƣợc nhiều nhà khoa học đi sâu khai thác. Tiêu biểu: “Hệ thống chính trị Việt Nam quá trình xây dựng và đánh giá thực trạng” của nhà nghiên cứu Vũ Minh Giang
[48] là một trong những công trình sớm nghiên cứu có hệ thống về HTCT. Nhóm
tác giả sử dụng phƣơng pháp phân kỳ lịch sử để tái hiện lại quá trình hình thành,
phát triển của HTCT qua các thời kỳ, qua đó đƣa ra những chỉ dẫn có giá trị về hạn
chế của HTCT nhƣ “thực trạng song trùng quyền lực giữa Đảng và Nhà nƣớc dẫn
đến tình trạng bao biện làm thay hoặc trong chờ ỷ lại, kết cục là sự kém hiệu quả
trong quản lý và điều hành” [tr 270], cơ chế tập trung, quan liêu - bao cấp có dấu ấn
nặng nề trong HTCT, thiếu một thiết kế tổng thể cho HTCT trong thời kỳ quá độ,
chƣa có chƣơng trình đào tạo và cơ chế tuyển chọn cán bộ hợp lý…[tr 271] đó là sự
yếu kém của HTCT cơ sở cần đƣợc khắc phục. Cùng hƣớng tiếp cận trên nhƣng
nhấn mạnh đến giải pháp đổi mới HTCT, đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc “Hệ thống
chính trị Việt Nam” của nhóm tác giả Nguyễn Hữu Khiển [65] công trình làm rõ
thêm nền tảng lý luận và thực tiễn HTCT, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với HTCT,

theo nhóm tác giả xây dựng HTCT cần nhấn mạnh đến đổi mới tổ chức, hoạt động
và mối quan hệ của Đảng với các thành tố khác trong HTCT; làm rõ bản chất giai
cấp công nhân trong quá trình xây dựng, tổ chức và lãnh đạo của Đảng đối với
HTCT; củng cố, hoàn thiện tổ chức và phƣơng pháp hoạt động của Đảng.
Cuốn sách “Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị trong
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”[92], trong ấn phẩm này “Hệ thống chính trị
đƣợc hiểu là hình thức tổ chức của chính trị và dân chủ xác lập bởi tổ chức và hoạt
động của một hệ thống thống nhất các thiết chế bao gồm Đảng cộng sản Việt Nam;
Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; Mặt trận Tổ quốc
và các tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm và quyền hạn thực hiện quyền lực
chính trị theo ủy quyền của nhân dân [tr 201]. Xây dựng HTCT chính là “làm rõ nội
hàm các nhiệm vụ, chức năng của hệ thống chính trị, các cấu trúc tổ chức của hệ
thống chính trị, các quan hệ trong hệ thống chính trị tạo ra cơ sở lý luận để xây
dựng hệ tiêu chí xác định tƣ cách thành viên của mỗi một tổ chức trong hệ thống

14


chính trị” [tr 422]. Cũng theo Lê Minh Thông trong tác phẩm “Một số vấn đề về cơ
sở khoa học của công tác tổ chức trong hệ thống chính trị” [93] cho rằng: xuất phát
từ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của HTCT, công tác tổ chức trong HTCT phải
đảm bảo mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân; phải thể hiện đƣợc cơ cấu tổ chức
thực hiện quyền chính trị trong HTCT; đảm bảo cơ cấu tổ chức thực hiện chức năng
kiểm tra, giám sát trong HTCT; đảm bảo HTCT hoạt động đúng với tƣ cách là cơ
chế tổ chức dân chủ và thực hành dân chủ.
Cuốn sách “Quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam (1986 - 2011)”
[199] tác giả Phạm Ngọc Trâm nhấn mạnh “đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam
(1986 - 2011) là một yêu cầu khách quan của công cuộc đổi mới, tạo điều kiện để
nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị” [tr 357]. Bằng phƣơng pháp
phân kỳ lịch sử, tác giả đi sâu nghiên cứu quá trình xây dựng, đổi mới HTCT trên

ba thành tố: đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nƣớc pháp
quyền, đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Tác giả
rút ra thành tựu, hạn chế và bốn bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng
HTCT Việt Nam, một trong bốn bài học đó là “đổi mới hệ thống chính trị phải dựa
vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, từng bƣớc hoàn thiện nền dân chủ”[tr 367].
Cuốn sách “Quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam
giai đoạn 2005 - 2020”[52] tác giả Trần Đình Hoan xác định “hệ thống chính trị là
một phạm trù thể hiện hình thức tổng quát nhất của chính trị và dân chủ, xác lập cơ
chế thực hiện quyền lực chính trị Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, nhân dân làm
chủ trong điều kiện xây dựng và vận hành kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội
chủ nghĩa ở nƣớc ta” [tr 11]. Đổi mới HTCT phải đảm bải nguyên tắc “không nhằm
mục tiêu tạo ra một hệ thống chính trị mới hay thay đổi bản chất của hệ thống chính
trị hiện nay. Đổi mới hệ thống chính trị nhằm khắc phục những yếu kém, bất cập
trong hệ thống chính trị và trong từng tổ chức thành viên của hệ thống chính trị phù
hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và Nhà
nƣớc pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân [tr 276], trên cơ sở đó, tác
giả đƣa ra quan điểm, giải pháp đổi mới HTCT hiện nay.

15


Luận án Tiến sĩ của Bùi Thị Thu Hiền: “Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh với
sự nghiệp xây dựng hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay”[51], tác giả khẳng định
Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng HTCT vững mạnh, nhất là chăm lo công tác
xây dựng, chỉnh đốn Đảng; thƣờng xuyên đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng
và tăng cƣờng mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Quá trình vận dụng tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh vào hoạt động lãnh đạo đổi mới HTCT của Đảng trong thời gian qua
đạt đƣợc nhiều thành tựu: “Hệ thống chính trị Việt Nam đã tỏ rõ vai trò, vị trí, sức
mạnh, trí tuệ và bản lĩnh chính trị của mình trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt
Nam”[tr 162]. Tuy vậy, tác giả cho rằng “hệ thống chính trị nƣớc ta hiện nay chƣa

phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trò của các cơ quan, tổ chức, các bộ phận
hợp thành. Tổ chức Đảng nhiều nơi còn lấn sân, làm thay công việc Nhà nƣớc hoặc
có lúc, có nơi, tổ chức Đảng yếu kém không lãnh đạo đƣợc nhà nƣớc[tr 163]. HTCT
chƣa thực sự tinh gọn, hiệu quả: công tác cán bộ vẫn còn nhiều bất cập, thiếu dân
chủ; phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc, MTTQ và các đoàn thể
chƣa rõ, chậm đổi mới; tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, đặc quyền, đặc
lợi, lợi ích nhóm “Ông quan cách mạng” vẫn còn phổ biến....tác giả nhận định xây
dựng HTCT cần tập trung vào xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; xây dựng
nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân, vì dân; xây dựng MTTQ Việt Nam; nâng cao
dân trí và thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội.
Cuốn sách“Nhà nước trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay” do Lê
Minh Quân chủ biên [77]. Nhà nƣớc là trụ cột của HTCT, đổi mới và hoàn thiện
Nhà nƣớc, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân là nhiệm
vụ trung tâm của quá trình đổi mới HTCT. Theo tác giả việc nhận thức đúng đắn vị
trí, vai trò của Nhà nƣớc trong HTCT là một trong những điều kiện để đề xuất các
giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của HTCT; đồng thời giúp nhận thức đầy
đủ và giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa các thành tố trong HTCT, trọng tâm là
mối quan hệ giữa Nhà nƣớc với Đảng, với MTTQ và với các tổ chức chính trị - xã
hội.

16


Bên cạnh nghiên cứu về HTCT nói chung thì xây dựng HTCT ở cơ sở cũng
đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm. Tiếp cận HTCT cơ sở trên cấp độ và thể chế, tác
giả Vũ Hoàng Công trong cuốn “Hệ thống chính trị cơ sở - đặc điểm, xu hướng và
giải pháp” [27] cho rằng HTCT cơ sở là cấp thấp nhất, gần dân nhất, là nền tảng
của chế độ chính trị. Tuy nhiên “hệ thống chính trị cấp xã đang là khâu yếu, cần đặc
biệt quan tâm”[tr 89], đội ngũ cán bộ, công chức hầu nhƣ chƣa đƣợc đào tạo bài bản
về trình độ văn hóa, trình độ lý luận chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ, hiệu quả

và chất lƣợng hoạt động của HTCT cơ sở phụ thuộc rất lớn vào cá nhân ngƣời đứng
đầu cấp ủy, chính quyền, khối Mặt trận. HTCT cơ sở cũng chịu sự tác động rất lớn
của các mối quan hệ dòng họ, văn hóa ứng xử truyền thống và đặc tính cộng đồng
dân cƣ, do đó có xu hƣớng phình to về bộ máy nhân sự, phát triển xuống thôn, ấp,
bản, khu phố và xu hƣớng công chức hóa, hành chính hóa HTCT ở cơ sở. Nguyên
nhân chủ yếu của thực trạng đó là do “chúng ta ít quan tâm một cách thích đáng đến
việc củng cố hệ thống chính trị cấp xã, thậm chí chúng ta coi thƣờng, đánh giá thấp
vai trò của quần chúng nhân dân” [tr 89], tác giả khẳng định “phải chú ý hơn nữa tới
cấp xã, coi đó là vấn đề vừa cấp bách, vừa cơ bản chiến lƣợc, lâu dài” [tr 90].
Cuốn sách “Hệ thống chính trị cơ sở thực trạng và một số giải pháp đổi mới”
do tác giả Chu Văn Thành chủ biên [90]. Tại ấn phẩm này, HTCT cơ sở đƣợc xác
định “là toàn bộ các thiết chế chính trị nhƣ tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể
nhân dân đƣợc tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định và gắn bó
hữu cơ với nhau nhằm thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc và
phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở” [tr 10]. HTCT cơ sở có vai trò, vị trí
đặc biệt quan trọng, là nền tảng chính trị vững chắc ở cơ sở và là nền móng căn bản
của HTCT Việt Nam. Qua điều tra, khảo sát thực tế ở 48 xã, phƣờng, thị trấn thuộc
16 tỉnh thành trong cả nƣớc, nhóm tác giả đánh giá: thực trạng hiệu quả hoạt động
của hệ thống chính trị cơ sở xã, phƣờng, thị trấn chƣa tốt [tr 221]. Một trong những
giải pháp chủ yếu để xây dựng HTCT đƣợc nhóm tác giả nhấn mạnh là phân định,
làm rõ chức năng của mỗi bộ phận trong HTCT cơ sở. Trong đó, Đảng đóng vai trò
lãnh đạo toàn diện các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an

17


ninh, các đoàn thể nhân dân tập trung vào chức năng dân vận và giám sát, chính
quyền xã giữ vai trò quyết định trong quản lý, điều hành các hoạt động kinh tế - xã
hội.
Tác giả Hoàng Chí Bảo với công trình “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn

nước ta hiện nay” [20] đã đi sâu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò,
vị trí và đặc điểm của cơ sở và HTCT ở cơ sở. Theo tác giả, nói đến cơ sở là nói đến
xã, phƣờng, thị trấn, là nơi chính quyền trong lòng dân, nơi diễn ra cuộc sống sinh
động, phong phú của nhân dân, cơ sở còn là tầng sâu nhất, địa chỉ quan trọng cuối
cùng của mọi quyết định, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, đồng thời là nơi tổ chức
hành động, đƣa đƣờng lối, nghị quyết, chính sách vào cuộc sống. Tuy vậy “Các
điểm nóng, đặc biệt là điểm nóng nông thôn đã xuất hiện hoặc đang tiềm tàng ở
nhiều nơi cho thấy tính bức xúc của việc đổi mới hệ thống chính trị cơ sở và toàn bộ
hệ thống chính trị trong cả nƣớc nói chung” [tr 180]. Xây dựng và đổi mới HTCT ở
cơ sở đang trở thành một vấn đề cấp bách và hệ trọng đối với Đảng ta hiện nay, các
nhóm giải pháp mà tác giả nhấn mạnh, tập trung vào việc đổi mới nội dung, phƣơng
thức lãnh đạo của các TCCSĐ, đổi mới ra nghị quyết, đổi mới công tác giáo dục
chính trị, tƣ tƣởng, đổi mới công tác cán bộ ở cơ sở; phân định rõ trách nhiệm,
quyền hạn của các thành tố trong HTCT ở cơ sở, phát huy dân chủ cơ sở và thực
hành dân chủ triệt để theo phƣơng châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Cùng quan điểm trên, tác giả Mai Đức Ngọc trong cuốn “Vai trò cán bộ lãnh
đạo chủ chốt cấp xã trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn nước
ta hiện nay” [73] cho rằng: cấp xã (cơ sở) là cấp thấp nhất trong HTCT bốn cấp:
“cấp xã là tầng sâu nhất, là nền tảng của cả hệ thống chính trị, không thể thiếu trong
sự vận hành tổng thể của cả hệ thống chính trị” [tr 57]. Nơi giữ vững ổn định chính
trị - xã hội trong thời gian qua là do HTCT ở cơ sở vững mạnh, cán bộ lãnh đạo chủ
chốt cấp xã có đủ năng lực, phẩm chất. Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã có vai trò
đặc biệt quan trọng trong giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn: “Bởi vì,
mấu chốt của mọi vấn đề là cán bộ, là chất lƣợng lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh

18


đạo chủ chốt cấp xã” [tr 62], công trình đƣa ra các giải pháp để nâng cao chất lƣợng
cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trong giai đoạn hiện nay.

Nhóm tác giả Đỗ Thị Thạch, Phạm Thành Nam có công trình “Hệ thống chính
trị cấp cơ sở với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân hiện nay” [89],
HTCT ở cơ sở nếu giải quyết tốt các yêu cầu chính đáng của nhân dân thì sẽ tạo
đƣợc lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nƣớc. Ngƣợc lại, nếu HTCT ở cơ sở
có biểu hiện thoái hóa, biến chất với những hành vi coi thƣờng pháp luật, xem nhẹ
yêu cầu của nhân dân, không giải quyết kịp thời những bức xúc trong nhân dân, cố
tình né tránh thì dẫn đến những điểm nóng khiếu nại, tố cáo. Do đó, tác giả cho rằng
phát huy vai trò, trách nhiệm HTCT cơ sở và xây dựng Quy chế dân chủ “dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là các giải pháp quan trọng để giải quyết khiếu nại,
tố cáo ở cơ sở.
Nguyễn Quốc Phẩm “Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hóa đời sống
xã hội, nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số” [74] và “Dân chủ và dân chủ ở
cơ sở nông thôn trong tiến trình đổi mới” của tác giả Hoàng Chí Bảo [21] đã bàn về
vai trò của HTCT trong phát huy dân chủ ở nông thôn. Theo tác giả “Nói tới củng
cố và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn là nói tới những tổ chức đảng
và chính quyền ở xã và những đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội của quần chúng ở
thôn xã đƣợc thành lập và hoạt động theo tinh thần luật pháp tức là đúng với những
quy định của pháp luật hiện hành. Các tổ chức này đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp
của tổ chức đảng ở địa phƣơng, hợp thành hệ thống chính trị cơ sở”[21, tr 77].
HTCT ở cơ sở nông thôn có vai trò và tác dụng quan trọng để thực hiện dân chủ và
phát huy vai quyền làm chủ của nông dân làng xã; thực hiện tốt mối quan hệ giữa
dân với Đảng, giữa dân với chính quyền từ cơ sở. Vì vậy, để thực hiện dân chủ và
phát huy quyền làm chủ của nhân dân thì cần phải củng cố, xây dựng HTCT ở cơ
sở, đặc biệt là cơ sở nông thôn làng xã. Bên cạnh đó, tác giả nhấn mạnh để đẩy
mạnh dân chủ hóa ở nông thôn phải khai thác, phát huy mặt tích cực cũng nhƣ hạn
chế các tiêu cực từ thiết chế xã hội cổ truyền mang tính đặc thù của dân tộc nhƣ luật
tục, lệ làng, hƣơng ƣớc, chú ý đến đội ngũ cán bộ là ngƣời địa phƣơng, dân tộc ít

19



ngƣời, vai trò của các già làng, trƣởng bản trong củng cố, xây dựng HTCT cơ sở ở
khu vực này [74]. Nguyễn Dƣơng Hùng “Kiện toàn hệ thống chính trị ở xã nhằm
thực hiện quyền làm chủ của nhân dân vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay” [61],
HTCT nƣớc ta là một hệ thống tổ chức bộ máy, hệ thống các thiết chế chính trị - xã
hội, bao gồm: Đảng (vai trò lãnh đạo), Nhà nƣớc (vai trò quản lý), Mặt trận và các
đoàn thể quần chúng (vai trò tập hợp lực lƣợng, thực hiện chiến lƣợc đại đoàn kết
dân tộc, hiệp thƣơng chính trị, hợp tác và phát triển xã hội). Do đó, xây dựng HTCT
ở xã là đổi mới tổ chức và hoạt động nhằm từng bƣớc kiện toàn tổ chức bộ máy;
kiện toàn nội dung, cơ chế hoạt động, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, kiện
toàn các yếu tổ đảm bảo cho sự vận hành của bộ máy.
Bài viết “Những nhân tố cơ bản bảo đảm ổn định và phát triển hệ thống chính
trị ở nước ta hiện nay” của Lê Quốc Lý (Tạp chí lý luận chính trị, số 3 -2013) cho
rằng cần phải bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng; bảm đảm sự dân chủ tham gia của
các tổ chức trong HTCT và của ngƣời dân trong xây dựng và thực thi chính sách; sự
phối hợp nhịp nhàng trong công tác giữa các tổ chức trong HTCT; xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức trong HTCT có năng lực trí tuệ, trong sạch, vững mạnh là
nhân tố quan trọng nhất, quyết định sự ổn định của HTCT. Nguyễn Huy Kiệm với
bài viết “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở
trong giai đoạn hiện nay” (Tạp chí cộng sản, số 80-2013), tác giả đƣa ra quan điểm
nâng cao chất lƣợng của HTCT cần nhận thức đúng vai trò hạt nhân lãnh đạo của
Đảng; xây dựng mô hình tổ chức hợp lý chính quyền; đổi mới nội dung và phƣơng
thức hoạt động của MTTQ; có chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực cho HTCT;
khắc phục kịp thời những cơ sở yếu kém; trang bị cơ sở vật chất cho HTCT ở cơ sở.
Các công trình nêu trên, tuy có nhiều quan điểm khác nhau khi nghiên cứu về
xây dựng HTCT và HTCT ở cơ sở nhƣng đều đồng nhất quan điểm xây dựng
HTCT ở cơ sở chính là củng cố hệ thống tổ chức và đổi mới phƣơng thức lãnh đạo
của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Đồng thời, các nhà khoa
học đều thống nhất tầm quan trọng của việc nghiên cứu vấn đề này trong xã hội,
xây dựng HTCT và HTCT ở cơ sở đang trở thành vấn đề cấp bách, cần thiết, lâu


20


dài, các công trình đã đánh giá đúng thực trạng HTCT ở cơ sở, đƣa ra các giải pháp
có giá trị để từng bƣớc khắc phục, củng cố HTCT, nhất là ở cơ sở vững mạnh.
1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng
hệ thống chính trị
Một trong những nội dung đƣợc các nhà khoa học tập trung nghiên cứu làm rõ
vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với HTCT. Nhóm tác giả Trần Đình Huỳnh,
Mạch Quang Thắng trong cuốn “Đảng cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị”
[64] cho rằng “Đảng cộng sản Việt Nam chiếm vị trí hạt nhân trong hệ thống chính
trị ở nƣớc ta hiện nay thì tất yếu Đảng cũng đóng vai trò lãnh đạo các tổ chức trong
hệ thống đó” [tr 57]. Đảng lãnh đạo HTCT bằng định hƣớng chính trị của Đảng,
lãnh đạo thông qua hệ thống tổ chức của Đảng và đội ngũ đảng viên, Đảng lãnh đạo
đề ra chính sách cán bộ, cùng với các tổ chức khác trong HTCT sắp xếp, bố trí cán
bộ lãnh đạo. Trong mối quan hệ giữa Đảng với các tổ chức khác trong HTCT thì
“quan hệ giữa Đảng - Nhân dân sẽ là mối quan hệ giữ vị trí quyết định đến vai trò
lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị cũng nhƣ đối với toàn xã hội, nó là
mối quan hệ chủ đạo, chi phối các mối quan hệ khác”[tr 80].
Cuốn sách “Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị
Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Hữu Đổng [46] phân tích rõ hơn nội hàm
lãnh đạo của Đảng đối với HTCT “Đảng là tổ chức chính trị có chức năng dẫn dắt,
tổ chức Nhà nƣớc và các tổ chức chính trị - xã hội. Đảng dẫn dắt, tổ chức hệ thống
chính trị, lãnh đạo đƣợc Nhà nƣớc và xã hội, Đảng phải có đƣờng lối, chủ trƣơng,
chính sách để các tổ chức đảng, các đảng viên trong các cơ quan quyền lực nhà
nƣớc và xã hội thực hiện, Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị là lãnh đạo chính trị đối
với hệ thống chính trị [tr 59]. Tuy vậy, tác giả cho rằng sự lãnh đạo của Đảng với
HTCT còn tồn tại hạn chế chủ yếu nhƣ: Tình trạng bao biện, làm thay, lấn sân sang
Nhà nƣớc, biến Nhà nƣớc thành công cụ hành chính máy móc, chƣa phân biệt rõ

chức năng lãnh đạo của Đảng với chức năng quản lý của Nhà nƣớc, dẫn đến HTCT
nƣớc ta hình thành nên hai trung tâm quyền lực song song tồn tại, đây là nguyên
nhân quan trọng làm suy yếu HTCT hiện nay. Từ đó, công trình đƣa ra các giải

21


pháp để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với HTCT trong thời gian tới.
Đồng quan điểm trên, cuốn sách “Đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ
chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị ở Việt Nam” [71] tác giả Lê Hữu
Nghĩa khẳng định: Đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nƣớc, MTTQ và các tổ chức
chính trị - xã hội ở nƣớc ta thực chất là đổi mới nội dung, phƣơng thức, cơ chế lãnh
đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc và các tổ chức chính trị - xã hội. Đổi mới sự lãnh
đạo của Đảng đối với HTCT nhằm đảm bảo Đảng là lực lƣợng lãnh đạo xã hội, lãnh
đạo Nhà nƣớc thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, một nhà nƣớc trong
sạch, dân chủ và hiện đại. Đổi mới quan hệ giữa Đảng và các tổ chức chính trị - xã
hội nhằm khắc phục tình trạng hành chính hóa, quan liêu hóa và hình thức hóa,
nâng cao và phát huy vai trò, quyền hạn, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị - xã
hội. Đảm bảo phải thực sự đại diện cho ngƣời dân đƣợc quyền “biết, bàn, làm, kiểm
tra, giám sát và quyết định” mọi việc của đất nƣớc không vi phạm Hiến pháp và
pháp luật.
Đi sâu nghiên cứu đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với HTCT có
các công trình: “Một số vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và nâng
cao chất lượng hệ thống chính trị cấp cơ sở” Phan Xuân Biên (chủ biên) [22], các
tác giả đều thống nhất quan điểm để xây dựng và nâng cao chất lƣợng HTCT ở cơ
sở cần phải đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng, trọng tâm là đổi mới nội dung
và phƣơng pháp lãnh đạo “tổ chức đảng ở cơ sở là thành viên của hệ thống chính trị
và là bộ phận lãnh đạo hệ thống chính trị đó. Tổ chức cơ sở Đảng định hƣớng và
lãnh đạo tất cả các hoạt động. Việc đổi mới nội dung và phƣơng thức lãnh đạo của
tổ chức đảng ở cơ sở cũng là nhằm để cho Đảng luôn xứng đáng vai trò lãnh đạo,

nhân tố quyết định đối với sự ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế văn hóa
ở cơ sở” [tr 100]. Cùng hƣớng nghiên cứu trên, công trình “Tiếp tục đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các Tổ
chức chính trị - xã hội trong điều kiện mới” do Trần Khắc Việt làm chủ nhiệm
[235], cuốn sách là tập hợp của các chuyên đề khoa học tham gia đề tài thuộc
Chƣơng trình Khoa học xã hội và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nƣớc giai đoạn

22


2011 – 2015, các nhà khoa học đã đề cập và đi sâu vào các vấn đề nhƣ: phƣơng
thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính
trị - xã hội trong điều kiện mới - quan niệm và những nhân tố quy định, chi phối;
khái niệm, nguyên tắc đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc,
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; quan điểm của Đảng cộng sản
Viêt Nam về phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc, Mặt trận Tổ quốc
và các tổ chức chính trị - xã hội trong thời kỳ đổi mới; đổi mới phƣơng thức lãnh
đạo của cấp ủy đối với Hội đồng nhân dân địa phƣơng trong 30 năm đổi mới - thực
trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm; các giải pháp đổi mới phƣơng thức lãnh đạo
của Đảng đối với hệ thống chính trị; đổi mới và nâng cao chất lƣợng hệ thống chính
trị hiện nay. Năm 2013, Trƣờng Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh phối
hợp với Tạp chí cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng và hiệu
quả của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong giai đoạn hiện nay” [204], các bài trong
Kỷ yếu đã thể hiện rõ những đánh giá, nhận định của các tác giả về HTCT cơ sở; đề
ra những định hƣớng, giải pháp cụ thể, có tính khả thi hƣớng đến nâng cao chất
lƣợng và hiệu quả hoạt động của HTCT ở cơ sở gắn với việc xây dựng, củng cố tổ
chức Đảng, xây dựng và phát huy vai trò của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể, đổi mới phƣơng thức hoạt động của HTCT.
Đề tài cấp bộ do Đoàn Minh Huấn (chủ nhiệm) “Tạo nguồn cán bộ hệ thống
chính trị cơ sở ở các tỉnh Tây Bắc nước ta hiện nay” [60], nhóm tác giả cho rằng:

thiếu nguồn cán bộ là một nguyên nhân cơ bản làm cho chất lƣợng cán bộ HTCT ở
cơ sở Tây Bắc yếu kém trong nhiều năm chƣa đƣợc khắc phục, không giải quyết
đƣợc nguồn lâu dài, bền vững, thì các quy trình trong công tác cán bộ chỉ là giải
pháp tình thế, không giải quyết đƣợc căn nguyên của vấn đề. Tạo nguồn cán bộ
HTCT ở cơ sở một cách lâu dài, cơ bản, bền vững, mang tính chiến lƣợc là vấn đề
có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác cán bộ ở các tỉnh Tây Bắc. Tác giả Tô
Huy Rứa “Các giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị các tỉnh miền
núi nước ta hiện nay” [78] khảo sát thực trạng hoạt động của HTCT ở cơ sở các tỉnh
miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, nhóm tác giả đã rút ra những kinh nghiệm có giá

23


×