Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

THÀNH TỰU VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI LÃNH ĐẠO VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO TRONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167 KB, 21 trang )

THÀNH TỰU VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH
ĐỒNG NAI LÃNH ĐẠO VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO TRONG
SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC TỪ 1991 ĐẾN 2001
2.1. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân
2.1.1. Thành tựu và nguyên nhân
- Thành tựu
Dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp là Bộ Chính
trị, Ban Bí thư, sự hướng dẫn của các cơ quan chức năng về công tác tôn giáo.
Đảng bộ tỉnh Đồng Nai mà trước hết là Thường vụ tỉnh ủy đã vận dụng sáng tạo
các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với tình hình thực tiễn
của tỉnh. Tập trung lãnh đạo chỉ đạo công tác vận động đồng bào Công giáo, bước
đầu đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trên các lĩnh vực cụ thể như sau.
Một là, công tác vận động tuyên truyền giáo dục các chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo. Tỉnh uỷ xác định, trong
công tác vận động đồng bào Công giáo, vấn đề cơ bản và hết sức quan trọng đó
là phải quán triệt, giáo dục cho đồng bào giáo dân và đội ngũ chức sức, chức
việc... nhận thức sâu sắc về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước, chính vì vậy tỉnh uỷ đã đặc biệt quan tâm tới công tác tuyên
truyền giáo dục. Sau khi có Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị "về tăng
cường công tác tôn giáo trong tình hình mới". Ngày 16/5/1991 Tỉnh uỷ đã xây
dựng kế hoạch 02-KH/TU để triển khai, quán triệt và bổ sung Nghị quyết 10-
NQ/TU của tỉnh uỷ. Đặc biệt là sau khi có Nghị định 69/HĐBT (nay là Chính
phủ), chỉ thị 379/TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh uỷ đã có kế hoạch tổ chức
triển khai nhiều đợt học tập, trước hết là triển khai trong nội bộ Đảng, chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể từ tỉnh xuống cơ sở, đối tượng cụ thể,
trước hết là đội ngũ cán bộ đảng viên, sau đó Tỉnh uỷ đã chỉ đạo cho Ban Tôn
giáo tỉnh ủy phối hợp với Mặt trận Tổ quốc các cấp, tổ chức học tập cho hàng
ngũ chức sắc, chức việc, tu sĩ trong toàn tỉnh. Đối với những địa phương có
đông đồng bào Công giáo như các huyện Thống Nhất, Long Khánh, Long Thành
và thành phố Biên Hoà, tỉnh uỷ đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch với những nhiệm
vụ cụ thể riêng. Hàng năm cấp uỷ, chính quyền, mặt trận, đoàn thể đều kiểm


điểm, đánh giá, sơ tổng kết rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, quản lý, vận động
đồng bào Công giáo. Kết quả cụ thể, cấp tỉnh đã mở hội nghị phổ biến cho 110
chức sắc; cấp huyện và cơ sở đã phổ biến cho 3.931 chức sắc, tu sĩ, chức việc,
đối với các huyện Xuân Lộc, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu đã phổ biến quán triệt đến
chức sắc tu sĩ và chức việc toàn huyện: Qua tổng kết 10 năm (1991 - 2001) có
1500 cán bộ chủ chốt huyện, tỉnh và 98% cán bộ đảng viên trong toàn Đảng bộ
được quán triệt về chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, định
kỳ 3 năm 1 lần tỉnh uỷ mở hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của
Bộ Chính trị và Nghị định 69/HĐBT (nay là Chính phủ), từ đó đổi mới phương
thức trong công tác vận động đồng bào Công giáo.
Thông qua công tác tuyên truyền giáo dục trong những năm qua, đồng bào
giáo dân trong tỉnh đã có chuyển biến tích cực trong việc chấp hành và thực hiện
tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lòng tin của bà con giáo dân
vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp đã từng bước được nâng
lên, tích cực thi đua lao động sản xuất, ổn định cuộc sống, góp phần giữ vững an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở từng địa phương. Như vậy công tác vận động
tuyên truyền giáo dục không chỉ nhằm để nâng cao nhận thức, củng cố lòng tin,
định hướng hành động mà còn là chất đề kháng hữu hiệu nhằm chống lại các luận
điệu tuyên truyền phản động của địch nói xấu, xuyên tạc về công tác tôn giáo của
ta.
Hai là, chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
đồng bào Công giáo.
Tỉnh uỷ xác định, vận động tín đồ Công giáo thực hiện chính sách phát triển
kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của giáo dân là nhiệm vụ cơ
bản hàng đầu trong công tác vận động quần chúng, gắn tăng trưởng kinh tế với
thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội là cơ sở quan trọng để xây dựng và
phát huy khối đại đoàn kết toàn dân.
Trên lĩnh vực kinh tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sự chỉ đạo chặt chẽ
của chính quyền các cấp, đông đảo bà con giáo dân đã thực sự tin tưởng vào đường
lối phát triển kinh tế của Đảng, đời sống bà con giáo dân không ngừng được cải

thiện nâng cao, các hộ gia đình được tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất kinh doanh
phát triển kinh tế. Các tín đồ trong công nhân, nông dân, thợ thủ công tích cực đẩy
mạnh lao động sản xuất, một số tín đồ mạnh dạn bỏ vốn đầu tư phát triển các
ngành nghề góp phần đưa giá trị tổng sản lượng công nghiệp tiểu thủ công nghiệp
của tỉnh tăng bình quân hàng năm 32,2%, sản xuất nông nghiệp tăng 5,5% năm,
dịch vụ tăng 11,9% năm, xuất khẩu địa phương tăng 30,1% năm, tốc độ tăng
trưởng GDP vùng đồng bào Công giáo hàng năm đạt từ 5-6% so với tốc độ trung
bình của tỉnh là 13,56%, thu nhập bình quân đầu người của bà con Công giáo tăng
3- 4%. Ở các huyện, thành phố có đông đồng bào giáo dân như: huyện Thống Nhất
có 90% là đồng bào Công giáo, theo số liệu điều tra tháng 12/1997, toàn huyện có
32,5% hộ giàu và khá, 57% hộ trung bình, có 9,5% hộ nghèo, ở 3 xã có đạo Thiên
Chúa giáo toàn tòng trong vùng Kiệm Tân (Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Kiệm) có
30% hộ giàu, 40% hộ khá, 24% hộ trung bình, chỉ có 6% hộ nghèo. Ở thành phố
Biên Hoà, một số phường có đông đồng bào Công giáo như phường Tân Mai có
80% hộ theo đạo Công giáo trong đó hộ giàu có 20%, khá 30% trung bình 40%, hộ
nghèo 10%. Ở phường Tam Hoà có trên 70% giáo dân, trong đó có 30% hộ giàu,
60% hộ khá và trung bình, hộ nghèo 10%. Tại huyện Nhơn Trạch có xã Vĩnh
Thanh đông đồng bào Thiên Chúa giáo, là một xã thuần nông, điều kiện sản xuất
khó khăn, đời sống giáo dân có mức sống thấp nhất trong vùng đồng bào có đạo,
song dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương, với những chủ
trương biện pháp đúng đắn thích hợp đã được bà con giáo dân hưởng ứng, đời sống
của giáo dân từng bước được nâng lên, số hộ giàu và hộ khá đã tăng đáng kể, xoá
được hộ đói, cụ thể là, hộ giàu 17%, hộ khá là 25,6% hộ trung bình là 42,7%,
nghèo là 14,5%.
Chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm vùng đồng
bào Công giáo tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Trong 6 năm
(1991 - 1997) tỉnh đã hỗ trợ mua giống cây trồng, vật nuôi cho bà con giáo dân ở
các xã đặc biệt khó khăn với kinh phí hàng chục tỷ đồng, hỗ trợ đời sống cho trên
1000 hộ đồng bào giáo dân nghèo, giải quyết cho trên 15 ngàn lượt hộ giáo dân
vay vốn với tổng kinh phí lên đến trên 52 tỷ đồng. UBND tỉnh Đồng Nai đã chỉ

đạo thường trực Ban chỉ đạo chương trình 135 phối hợp cùng các ngành chức năng
và UBND các huyện tổ chức khảo sát tình hình về đất, nhà ở và nước sinh hoạt của
các hộ giáo dân nghèo, có đời sống khó khăn trên địa bàn tỉnh để trình UBND tỉnh
chỉ đạo thực hiện. Cùng với phát triển kinh tế, các chương trình dự án cơ sở hạ
tầng vùng đồng bào Công giáo tiếp tục được đầu tư phát triển, đến nay hầu hết các
vùng đồng bào Công giáo đều có đường nhựa đi đến trung tâm xã. 100% các xã
vùng đồng bào Công giáo đã có điện lưới quốc gia, có bưu điện văn hoá, trên 70%
số hộ có điện sinh hoạt, trên 60% số hộ được sử dụng nước sạch.
Ba là, về giáo dục, y tế, văn hoá đối với đồng bào Công giáo được quan tâm
đúng mức và có những chuyển biến tích cực, hệ thống trường học các cấp trong
tỉnh đã được đầu tư xây dựng kiên cố và bán kiên cố, tính đến năm 2000 có trên
90% con em giáo dân trong độ tuổi được vào học lớp 1, đồng thời với việc đẩy
mạnh chăm lo về giáo dục, công tác đào tạo nghề cũng được tỉnh đặc biệt quan
tâm. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 4122/ QĐ.CT.UBT về việc trợ cấp học
nghề đối với học sinh đồng bào tôn giáo trong đó có đồng bào giáo dân theo đạo
Công giáo. Về chăm sóc y tế: hiện nay đã có 100% số xã vùng sâu vùng xa, vùng
đồng bào Công giáo đều có trạm y tế. Trang thiết bị, cơ sở vật chất y tế được đầu
tư kịp thời, chương trình phòng chống các bệnh truyền nhiễm, tiêm chủng 6 loại
vắc xin được đông đảo đồng bào giáo dân hưởng ứng, đạt trên 90% kế hoạch.
100% số người tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào Công giáo thuộc diện
xoá đói giảm nghèo được cấp Bảo hiểm y tế khám chữa bệnh tại các trạm, trung
tâm y tế. Về văn hoá, các hoạt động văn hoá trong vùng đồng bào Công giáo được
đẩy mạnh. Xây dựng mới 5 nhà văn hoá cho đồng bào Công giáo thuộc các huyện
Tân Phú 1, Xuân Lộc 2, Long Thành 1, Vĩnh Cửu 1. Các làng, ấp văn hoá tiếp tục
được xây dựng mở rộng, cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống
mới ở địa bàn dân cư" được đông đảo đồng bào giáo dân hưởng ứng. Bản sắc văn
hoá truyền thống của giáo dân được duy trì bảo vệ phát huy, đồng thời tiếp thu có
chọn lọc các giá trị văn hoá tiến bộ, xoá bỏ tập tục lạc hậu. Chương trình cấp phát
báo, tạp chí không thu tiền, tiếp tục được thực hiện có tác dụng to lớn trong việc
thông tin tuyên truyền đến đồng bào các chủ trương của Đảng, chính sách pháp

luật của Nhà nước. Như vậy được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Đảng
bộ tỉnh và chính quyền các cấp, sự đồng tình hưởng ứng của bà con giáo dân, do
vậy trên các lĩnh vực văn hoá - xã hội đạt được những kết quả khá toàn diện và rõ
nét, đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của đồng bào giáo dân ngày càng được
nâng cao.
Các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ngày càng được các
tầng lớp nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ. Tiêu biểu như phong trào "Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hoá" tính đến năm 2001, toàn tỉnh có 65% ấp, khu phố
đạt tiêu chuẩn ấp, khu phố văn hoá (657/971), trong đó có 208 ấp, khu phố có đông
đồng bào theo đạo Công giáo đạt tiêu chuẩn văn hoá, cuộc vận động "Ngày vì
người nghèo" với phong trào xây dựng nhà tình thương đã góp phần tích cực vào
chương trình xoá đói giảm nghèo của tỉnh; phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao
động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc" mỗi năm thu hút trên 170.000 phụ nữ
đăng ký, đạt trên 60% so với tổng số hội viên phụ nữ; phong trào "Nông dân sản
xuất kinh doanh giỏi" hàng năm thu hút hơn 100.000 hộ tham gia; các phong trào
"Thanh niên tình nguyện"; phong trào "Lao động giỏi, cải tiến kỹ thuật, nâng cao
năng suất chất lượng sản phẩm"; "Cựu chiến binh gương mẫu, sáng mãi phẩm chất
Bộ đội cụ Hồ" tiếp tục được mở rộng trong vùng đồng bào Công giáo; hưởng ứng
các phong trào đó, giáo dân đã tự nguyện hiến đất đai, công sức góp phần cùng
Đảng bộ và chính quyền địa phương thực hiện các mục tiêu tiến bộ, công bằng xã
hội. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chống âm mưu "Diễn biến hoà
bình", phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm trật tự an toàn giao thông và
thực hiện 4 giảm đã góp phần tích cực giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội và thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Bốn là, cùng với việc tăng cường phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động
hành đạo của đội ngũ chức sắc, chức việc và bà con giáo dân, luôn được cấp uỷ
Đảng, chính quyền địa phương quan tâm đúng mức. Với phương châm chủ đạo là:
"Tôn trọng giáo chủ, tranh thủ giáo sĩ, thực lòng quan tâm đến giáo dân". Các cấp
chính quyền đã giải quyết kịp thời nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của quần chúng giáo

dân, tạo điều kiện tốt nhất để các tổ chức Công giáo hoạt động theo đúng đường
hướng và đúng chính sách pháp luật của Nhà nước. Thường xuyên thăm hỏi, động
viên, tranh thủ sự ủng hộ của các chức sắc Công giáo như các Ban hành giáo, Cha
đạo, những người đứng đầu giáo họ, giáo dòng... Không xúc phạm đến đức tin của
tín đồ, không đùa giỡn, châm biếm các nghi lễ, thực sự gần gũi, quan tâm chăm lo
tới nhu cầu sinh hoạt, nhu cầu hành đạo của giáo dân. Tỉnh đã giải quyết cho xây
mới 16 cơ sở hành đạo đồng thời cho phép sửa chữa hàng chục cơ sở khác; chấp
thuận cho 54 tu sĩ đi đào tạo tại các trường ở thành phố Hồ Chí Minh; giải quyết
cho 50 vị chức sắc, tu sĩ đi du lịch, thăm thân nhân và hoạt động Công giáo ở nước
ngoài (chủ yếu là đi Mỹ, Thái Lan, Ấn Độ...) chấp thuận cho thuyên chuyển 59
chức sắc Công giáo trong phạm vi tỉnh; chấp thuận phong chức cho 28 linh mục.
Các lễ trọng của Công giáo như lễ Noel được các cơ quan chức năng của tỉnh
hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi được các chức sắc, tu sĩ và đồng bào giáo dân
phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp uỷ và chính quyền địa phương các
cấp, xoá dần những mặc cảm định kiến, xây dựng cuộc sống "tốt đời, đẹp đạo"
trình độ nhận thức của đồng bào giáo dân về quyền và nghĩa vụ công dân được
nâng lên rõ rệt. Đa số chức sức Công giáo đều có tư tưởng tích cực, thực hiện đúng
đắn chính sách, pháp luật của Nhà nước trong hoạt động Công giáo, tình trạng vi
phạm pháp luật trong xây dựng và sửa chữa cơ sở thờ tự của tổ chức Công giáo
giảm đáng kể so với trước kia, không còn xảy ra tình trạng "Điểm nóng" đơn thư
khiếu kiện đã giảm nhiều.
Năm là, đối với công tác xây dựng lực lượng chính trị trong vùng đồng bào
Công giáo. Là một tỉnh có đông đồng bào theo đạo Thiên Chúa giáo do vậy Tỉnh
uỷ đã tập trung chỉ đạo xây dựng cơ sở Đảng ngày càng đi vào chiều sâu, toàn diện
và vững chắc hơn. Coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng nói
chung và xây dựng tổ chức Đảng ở vùng có đông đồng bào theo đạo Thiên Chúa
giáo nói riêng. Tính đến (12/1996) toàn tỉnh có 17.473 đảng viên sinh hoạt ở 676 tổ
chức cơ sở Đảng, tăng 10,79% so với năm 1990. Để nâng cao năng lực lãnh đạo,
Đảng bộ tỉnh đã đặc biệt quan tâm tới công tác phát triển Đảng trong quần chúng
có đạo. Đến năm 1996 đã nâng tổng số đảng viên là người Công giáo lên 180 đồng

chí. Trong số 180 đảng viên là gốc đạo Thiên Chúa giáo có 122 đảng viên sinh
hoạt ở 54 chi bộ, Đảng bộ xã, phường, thị trấn, 58 đảng viên sinh hoạt ở 35 chi bộ,
Đảng bộ hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước. Phần đông các đồng chí
đảng viên đều có lập trường tư tưởng vững vàng, phát huy được vai trò lãnh đạo
của người đảng viên, nhiều đồng chí đã trưởng thành và đang giữ những cương vị
công tác chủ chốt ở xã, phường như Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội nông dân... Điển hình là huyện Thống Nhất, tỷ lệ
cán bộ công chức theo đạo Công giáo chiếm 10,7%. Lực lượng công an xã,
phường, huyện, thị trấn có tới 35% là người Công giáo... Phần lớn các đồng chí có
gốc đạo Công giáo sau khi được kết nạp vào Đảng không còn tham gia các nghi lễ
Công giáo. Qua phân tích chất lượng đảng viên và tổ chức đảng (1996). Trong 54
cơ sở Đảng xã, phường thị trấn có đảng viên gốc đạo Thiên Chúa giáo thì có 27 cơ
sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh, chiếm tỷ lệ 6,28% so với tổ chức cơ sở Đảng
trong sạch vững mạnh trong toàn tỉnh, cơ sở Đảng khá 26 đạt tỷ lệ 17,21% so với
cơ sở Đảng khá trong tỉnh, cơ sở yếu 1. Đối với đảng viên là người Công giáo,
mức 1 có 1832 đồng chí đạt tỷ lệ 14,81% so với đảng viên mức 1 trong toàn tỉnh.
Đảng viên là người Công giáo, mức 2 có 559 đồng chí, tỷ lệ 43,29% so với đảng
viên mức 2 toàn tỉnh. So với năm 1995 đảng viên Công giáo đạt mức 1 tăng 216
đồng chí, đảng viên mức 2 giảm 117 đồng chí.
Để thực hiện thắng lợi các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, các chương trình hành động của Tỉnh uỷ về công tác tôn giáo nói chung,
công tác vận động đồng bào Công giáo nói riêng. Tỉnh đã có quyết định củng cố
Ban Tôn giáo tỉnh với 31 biên chế; cấp huyện thành lập phòng tôn giáo ở 11/11
huyện, thị xã, thành phố với định suất từ 3- 4 biên chế; 117/171 xã, phường, thị
trấn có đông đồng bào Công giáo được biên chế 01 cán bộ chuyên trách có năng
lực làm công tác vận động đồng bào Công giáo. Đến nay việc hình thành các
phòng, ban và biên chế cán bộ từ tỉnh đến cơ sở đang được thực hiện khẩn trương
nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Như vậy, trong thời gian qua các cấp ủy Đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện
có kết quả Nghị quyết 24/TW - BCT (khoá VI) của Bộ Chính trị về "Tăng cường

công tác tôn giáo trong tình hình mới". Trong đó công tác xây dựng hệ thống chính
trị trong vùng có đông đồng bào theo đạo Thiên Chúa giáo được cấp uỷ đặc biệt
chú ý quan tâm, trọng tâm là phát triển kinh tế làm cho dân giàu, nước mạnh, giữ
vững ổn định chính trị. Do đó các chủ trương nghị quyết, các kế hoạch, chương

×