Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 8 và 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.13 KB, 19 trang )

QUNG BèNH, THNG 7 NM 2018
CộNG HòA Xã HộI CHủ NGHĩA VIệT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Sáng kiến kinh nghiệm
NHNG GII PHP C BN nhằm nâng cao hiệu quả bồi dỡng
học sinh giỏi môn sinh học 8,9

H v tờn: Trn th Bớch Liờn
Chc v: Giỏo viờn
n v cụng tỏc: Trng THCS Mai Thy

Qung Bỡnh, thỏng 5 nm 2018


1-Phần mở đầu:
1.1-Lý do chọn đề tài:
Một trong những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta đối với giáo dục
trong thời kì đổi mới, là nâng cao nhân lực bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Muốn
làm được việc này thật không dễ, nó đòi hỏi sự nổ lực sáng tạo không biết mệt mỏi
của những người làm công tác giáo dục nói chung và đội ngũ giáo viên làm công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. Để thực hiện tốt chủ trương của Đảng và
Nhà nước trong những năm qua PGD-ĐT Lệ thủy, Ban giám hiệu nhà trường rất
chú trọng về công tác BDHSG, đây là nhiệm vụ trọng tâm, không ngừng nâng cao
trình độ chuyên môn, nâng cao chất lượng giáo dục mà còn khẳng định uy tín và
danh dự của giáo viên và nhà trường nên nhà trường xem như chỉ tiêu cứng dựa
vào đó để đánh giá chất lượng giáo dục của các trường, của giáo viên trên địa bàn
huyện.
Do đó BDHSG là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, vất vã, đầy thử thách
nhưng vinh quang với những người làm nghề dạy học nhằm để lựa chọn những
mầm giống tương lai cho đất nước trong sự nghiệp trồng người. Giúp cho học sinh


thực hiện được ước mơ là con ngoan, trò giỏi có định hướng đúng về nghề nghiệp
của mình trong tương lai.
Sinh học cũng như các môn học khác trong các cuộc thi học sinh giỏi hàng
năm do tỉnh, huyện tổ chức, lượng kiến thức vô cùng rộng lớn, thời gian bồi dưỡng
có hạn, việc đầu tư suy nghĩ và thời gian nghiên cứu tìm ra cách dạy như thế nào
cho có hiệu quả cũng rất khó. Câu hỏi mà bản thân tôi khi tham gia BDHSG cũng
tự đặt ra cho mình như: Với thời gian như thế này dạy như thế nào để đạt kết quả
cao? Dạy như thế nào để lôi kéo các em làm cho các em phát huy hết năng lực của
mình? Làm sao để mang lại thành tích cho nhà trường, niềm vinh dự cho bản thân,
cho các em, đồng thời giữ được uy tín của mình trước học sinh và phụ huynh? Nỗi
băn khoăn đó luôn thường trực trong suy nghĩ của tôi. Bằng chính nổ lực trong suy
nghĩ đó, trải qua 8 năm làm công tác giảng dạy và bồi dưỡng HSG ở huyện, ở
trường tôi đã tự tìm tòi, nghiên cứu, trao đổi với đồng nghiệp nên có một số thành


quả nhất định. Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài : “Những giải pháp cơ bản nhằm
nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 8,9”
Đề tài này, bản thân sử dụng một số giải pháp được rút ra từ công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi, kinh nghiệm qua nhiều năm liên tục, có thể giúp đồng nghiệp tham
khảo, hy vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ này sẽ tháo gỡ những vướng mắc về
công tác BDHSG môn sinh ở trường.
1.2-Phạm vi áp dụng đề tài:
-Bồi dưỡng HSG là một việc làm cần thiết đối với tất cả các khối lớp trong
nhà trường, ở đây tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp. Đó là bàn về một số giải
pháp BDHSG môn sinh 8 ở trường THCS, trong phạm vi đề tài có một số giải pháp
có thể áp dụng cho các môn học khác như: Địa, sử, lý, hóa,...
2-Phần nội dung
2.1-Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
a-Thuận lợi:
- Công tác BDHSG được sự quan tâm của BGH nhà trường, cấp ủy Đảng, chính

quyền địa phương trên địa bàn và sự đồng thuận của các bậc phụ huynh.
-BGH xây dựng kế hoạch rất sớm, phân bố thời khóa biểu khoa học tạo điều kiện
cho giáo viên có thời gian để bồi dưỡng.
- Bản thân qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn sinh học 8 và tham gia bồi
dưỡng ở trường, tôi đã tích cực tìm tòi, đọc tài liệu, tiếp cận với các đề thi HSG
của huyện, tỉnh và tham khảo các đề thi các tỉnh có ghi chép tích lũy thường xuyên
nên cũng có một số kinh nghiệm.
- Nhiều năm liền tham gia BDHSG đạt kết quả cao: 6 giải nhất đồng đội (1 giải
nhất đồng đội sinh học 7 và 5 giải nhất môn sinh học 8), 1 giải nhì đồng đội sinh
học 7, 1 giải ba đồng đội sinh học 7 và nhiều giải cá nhân, đây cũng là động lực
thôi thúc tôi BDHSG đạt kết quả.
b.Khó khăn:
- Sinh học 8 là môn khoa học thực nghiệm, nhưng nặng về phần lý thuyết, kiến
thức trừu tượng khó hiểu. Câu hỏi, bài tập nêu ra đòi hỏi học sinh phải vận dụng
những tri thức đã lĩnh hội nhằm giải thích một số hiện tượng thực tế, tìm ra cơ sở
khoa học của biện pháp vệ sinh, xác định mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng


giữa các hệ cơ quan. Rõ ràng câu hỏi, bài tập đưa ra học sinh phải tích cực suy
nghĩ dựa trên vốn kiến thức đã lĩnh hội để giải đáp những vấn đề đặt ra, học sinh sẽ
không thể trả lời được nếu chỉ “học vẹt”, đặc biệt câu hỏi đặt ra có tính chất nêu
vấn đề, trong nội dung câu hỏi có chứa đựng những mâu thuẫn, học sinh không chỉ
đơn thuần tái hiện các tri thức để lĩnh hội mà phải vận dụng tri thức đó một cách
sáng tạo, nên một số em không thích học kể cả học sinh giỏi, một vài phụ huynh
không ủng hộ vì xem đây là môn học phụ, ít khi thi. Vì vậy trong khi chọn đội
tuyển gặp không ít khó khăn khi thu hút những học sinh giỏi. Đây là nguyên nhân
ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đội tuyển.
- Môn sinh học 9 các em phải học vượt cấp nên gặp nhiều khó khăn khi tiếp nhận
kiến thức, bài tập phần di truyền học mới, khó, trừu tượng.
- Tài liệu để bồi dưỡng HSG bộ môn sinh 8,9 còn ít chủ yếu bám vào chuyên đề,

SGK, SGV, sách học tốt, sách tham khảo.
- Trường học 2 buổi/ngày nên phòng học dành cho lớp BDHSG còn thiếu chủ yếu
học tranh thủ ở phòng bộ môn, phòng tổ.
...
2.2- Các giải pháp thực hiện:
a-Tuyển chọn đội tuyển, lên kế hoạch, lập chương trình bồi dưỡng, giới
thiệu tài liệu để học và tham khảo.
Đây là giải pháp hết sức quan trọng trong công tác bồi dưỡng, bản thân được
nhà trường phân công bồi dưỡng luôn đề cao trách nhiệm, lựa chọn đội tuyển cẩn
thận, có chất lượng, lựa chọn học sinh phải có tố chất, chăm chỉ, ngoan, có niềm
say mê môn học. Qua thời gian bồi dưỡng phải nắm bắt được sức học của học sinh
để chọn đúng đối tượng khi xếp vào danh sách đội tuyển (chính thức, dự bị).
Lập chương trình bồi dưỡng phải bám sát chuyên đề của PGD, bao quát nội
dung kiến thức trong chương trình sinh học. Vào đầu năm học lên kế hoạch, lập
chương trình để có định hướng trong công tác bồi dưỡng.
Tài liệu học và tham khảo: Sách chuyên đề của PGD phát hành; Sách giáo
khoa, sách gáo viên, sách học tốt của nhà xuất bản Nguyễn Văn Sang; sách giải
phẫu sinh lý người, sách bài tập di truyền sinh học 9; sách 126 bài tập di truyền
sinh học nhà xuất bản Nguyễn Văn Sang và một số đề thi các năm học trước...


b- Xác định tư tưởng cho học sinh khơi dậy lòng yêu thích bộ môn.
Việc xác định tư tưởng cho học sinh, khơi dậy lòng say mê và hứng thú môn
học cho học sinh là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng
học tập của học sinh và chất lượng đội tuyển. Để học sinh có thái độ tích cực, trong
các giờ dạy chính khóa khi dạy tôi tận dụng khai thác triệt để phương tiện dạy học,
sử dụng phương pháp dạy học tích cực cùng với sự nhiệt tình của cô để lôi kéo các
em. Ngoài giờ học chính khóa tôi thường dành thời gian tâm sự, phân tích cho các
em hiểu lợi ích sau này của việc bồi dưỡng học sinh giỏi chứ không đơn thuần học
bồi dưỡng để thi là xong mà BDHSG sinh học 8,9 là cở sở để các em đi sâu vào

nghiên cứu bộ môn sinh học 10,11,12, các em có một khối lượng kiến thức vững
chắc, có được phương pháp học tập tốt, thi có giải các em có cơ hội học bồi dưỡng
tại Kiến Giang để dự thi HSG cấp tỉnh, đồng thời các em có kiến thức để học tốt bộ
môn sinh ở trường THPT để dự thi đại học. Từ đó các em thấy được tầm quan
trọng của môn sinh học và có thái độ tích cực hơn.
Trong các giờ dạy tôi thường kể cho học sinh nghe những câu chuyện có
liên quan nội dung bài học, rồi những buổi bồi dưỡng, giờ nghĩ giải lao, cô trò
quây quần bên nhau tâm sự, kể chuyện những học sinh giỏi đã đạt giải qua các năm
cho các em biết nhằm kích thích, tạo cho các em niềm say mê môn học.
Ngoài ra để tạo điều kiện cho các em tham gia các môn học khác được tốt,
tôi thường đề xuất chuyên môn bố trí thời gian bồi dưỡng phù hợp, tránh hiện
tượng nhồi nhét kiến thức cho học sinh (giai đoạn đầu 1buổi/1 tuần; giai đoạn sau
2-3 buổi/ 1 tuần)
c-Thầy cô phải tạo được niềm tin cho học sinh
Giải pháp này cũng hết sức quan trọng vì học sinh có niềm tin ở người thầy
của mình thì mới tự nguyện, cố gắng đem hết sức mình để học tập, phấn đấu.
Thường thì học sinh đòi hỏi hy vọng nhiều ở thầy cô của mình như là: Người có
thể chỉ bảo cho các em vượt qua những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống
sự nghiệp. Chính niềm tin ở người thầy giúp các em có đủ nghị lực vượt qua mọi
trở ngại. Muốn vậy mình phải chứng tỏ năng lực thực sự của mình trong mọi mặt
nhất là về kết quả giảng dạy và kết quả bồi dưỡng qua các năm. Đồng thời mình
phải tạo được uy tính trước học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp.


d-Thầy cô cần phải gần gũi với học sinh biết cách động viên khơi dậy
lòng say mê sáng tạo của học sinh.
Đây cũng một giải pháp đóng vai trò hết sức quan trọng, nếu mình mà rời xa
học sinh, không gần gũi để hiểu được đối tượng thì rất khó thành công trong công
tác bồi dưỡng. Bởi vậy chúng ta không nên đặt mình ở một vị thế để rồi học sinh
rất ngại khi gặp thầy cô trao đổi bài. Phải làm sao để học sinh xem mình như là

người cha, người mẹ, anh, chị trong gia đình, người bạn trong học tập. Chúng ta
phải trò chuyện, nắm bắt hoàn cảnh của học sinh, quan tâm động viên về vật chất
lẫn tinh thần, dù một tập giấy nháp, một ngòi bút, nhưng lòng các em luôn có ấn
tượng tốt về cô của mình. Trong những giờ lên lớp, tôi đặt ra câu hỏi hoặc một bài
tập học sinh trả lời. Học sinh trả lời có ý đúng tôi thường khen ngợi động viên
khích lệ các em. Khi giao bài về nhà không học hay không làm bài lần thứ nhất
nhắc nhở, nhưng qua lần thứ 3 trở đi thì mình phải tìm hiểu nguyên nhân, lý do,
báo cho phụ huynh biết để tạo điều kiện cho các em, đồng thời có biện pháp đối
với các em.
Trong quá trình dạy, đôi khi tôi có nặng lời với học sinh khi học sinh không
học bài, giao bài về nhà không làm, nhưng các em rất hiểu cô của mình, tất cả vì
các em, khi các em nhận ra biết lỗi của mình lần sau các em ít khi tái phạm trừ
những trường hợp đặc biệt. Bản thân tôi áp dụng giải pháp nhiều năm rất hiệu quả.
Đa số các em đi học đều say sưa, tự giác học kể cả những khi cô giáo bận, giao bài
là các em hoàn thành tốt.
g-Hướng dẫn cho học sinh về phương pháp học và cách học đối với bộ môn
sinh học.
*Phương pháp học tập: học theo kiểu “Tái hiện kiến thức”.

-Trước tiên các em phải đi học chuyên cần, ghi chép bài đầy đủ, rõ ràng, học bài
cũ, chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp, tập trung nghe giảng những kiến thức cô
giáo diễn giải mà các em nắm bắt trên lớp không kịp thì nên ghi vào vở nháp.
- Về nhà sau khi ăn uống, nghỉ ngơi các em ngồi vào bàn học bài tái hiện lại kiến
thức được học trên lớp.
*Cách học:


-Trước khi lên lớp các em đọc kỉ bài, nghiên cứu bài mới, tìm xem câu nào là quan
trọng rồi dùng bút đánh dấu hoặc gạch chân các từ ngữ hoặc các câu đó. (làm như
vậy, khi cô hỏi các em dễ tìm kiến thức để trả lời). Thông thường ngay trong SGK

những thông tin nào quan trọng nhất ở mỗi bài cũng được in nghiêng hoặc nhấn
mạnh lại sau phần tóm tắt. Tuy nhiên các em phải tìm thêm các ý dẫn đến kết luận
quan trọng mà SGK đưa ra.
- Muốn giải quyết các câu hỏi lý thuyết thì các em phải tự đặt câu hỏi: Tại sao lại
như thế này? Cái này dùng để làm gì? Có ý nghĩa gì? Nếu là HSG không các em
phải đặt ra câu hỏi: làm thế nào để người ta biết được điều đó? Tất cả các câu hỏi
đặt ra cô mong các em nhằm giải quyết ý nghĩa đích thực của từng câu hỏi. Có thể
ban đầu các em học như thế này chậm nhưng các em nhớ lâu và khắc sấu được
kiến thức; giải quyết được câu hỏi khó mà cô giáo đặt ra, tránh hiện tượng học vẹt,
học mà không hiểu gì. Đối với bài tập di truyền thì phải nắm được phương pháp
giải bài tập.
- Sau khi kết thúc một bài hay một chương, một học kì các em cần lưu ý;
+Nắm vững chương.
+Nắm vững số bài trong chương.
+Nắm vững số ý chính trong bài
+Nắm vững số ý phụ trong mỗi ý chính.
+Nắm vững các ví dụ, bài tập trong SGK và liên hệ thực tế.
- Để học tốt, một yếu tố không kém phần quan trọng, đó là sức khỏe. Muốn có sức
khỏe, ăn uống phải đủ chất, thường xuyên tập thể dục thể thao, ngủ đúng giờ, phải
ngủ 1 ngày 8 tiếng.
Ngoài phương pháp học tập trên các em nên coi môn học là niềm đam mê, luyện
tập thật nhiều hình thành được kỹ năng, đặc biệt môn sinh gắn liền với cuộc sống
hàng ngày chỉ cần để ý thì các em học bất cứ nơi đâu, bất cứ nới nào các em cũng
có thể học được.
f- Dạy theo phương châm “dạy chắc cơ bản sau đó mới dạy nâng cao”
và sau đó tiếp tục dạy nhuyễn.
*Khi dạy đối tượng học sinh học đại trà:


Khi dạy ở các giờ dạy chính khóa giáo viên dạy kỉ các bài, trong tiết dạy

giáo viên nên để ý đến học sinh được bồi dưỡng, có thể sử dụng những câu lệnh
vv.. ở SGK hoặc có thể đặt những câu hỏi khai thác kiến thức vừa sức với học sinh,
trong khi kiểm tra bài cũ giáo viên đặt câu hỏi chính sau đó đặt một số câu hỏi gợi
ý có liên quan, nhằm kiểm tra học sinh nắm chắc kiến thức hay chưa. Giáo viên đề
xuất những học sinh được học bồi dưỡng phụ trách môn sinh ở lớp, để giải những
bài tập về nhà mà học sinh ở lớp không làm được làm như vậy giúp học sinh được
bồi dưỡng khắc sâu thêm kiến thức cơ bản ở trên lớp.
*Phương pháp dạy nâng cao: Có các bước sau:
Bước 1: Hệ thống kiến thức cơ bản theo từng chuyên đề (hoặc chương) để học sinh
có cách nhìn tổng quát, thấy được tính logic của mạch kiến thức.
(lưu ý:Có thể Gv thể hiện bằng bản đồ tư duy, trong quá trình hệ thống kiến thức
Gv đặt một số câu hỏi nhằm giúp các em củng cố kiến thức được học ở trên lớp)
Bước 2: Gv yêu cầu học sinh làm lại tất cả các câu lệnh, bài tập cuối bài ở SGK.
(Lưu ý: Trong quá trình thực hiện Gv phải theo dõi, hỗ trợ giúp các em tháo gỡ
những vấn đề còn vướng mắc mà học sinh chưa hiểu).
Bước 3: Gv cung cấp cho học sinh một số kiến thức, câu hỏi, bài tập vận dụng và
nâng cao. Sau đó hướng dẫn học sinh làm.
Bước 4: Gv giao bài tập về nhà, yêu cầu học sinh làm và học thuộc các kiến thức
đã học sau khi đến lớp Gv kiểm tra.
*VD: Dạy bài tập lai 1cặp tính trạng của Menden
Tôi minh họa thêm rõ bước 1,3
I-Lý thuyết:
1.Các thuật ngữ:
- Tính trạng: là đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lý của sinh vật.
VD: HS tự nêu
- Cặp tính trạng tương phản:
Là 2 trạng thái biểu hiện trái ngược nhau nhưng cùng 1 loại tính trạng.
VD: Hạt vàng, hạt xanh
- Giống thuần chủng: là giống đồng nhất, thế hệ sau giống thế hệ trước.
2.Các kí hiệu của di truyền học:

- Cặp bố mẹ xuất phát: P
- Phép lai : X
- Thế hệ : F
+Thế hệ thứ nhất: F1


+Thế hệ thứ 2: F2
- Giao tử: G
3. Quy luật di truyền của Menden:
3.1.Quy luật đồng tính:
T/n: Xét tính trạng màu hạt ở đậu Hà Lan.
Pt/c: Hạt vàng x Hạt xanh
F1
100% hạt vàng
Nội dung: Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bở 1 cặp tính trạng tương
ứng thì các cơ thể lai ở thế hệ lai thứ nhất đều đồng tính về tính trạng của bố hoặc
mẹ.
Sơ đồ lai:
Pt/c: AA
x
aa
(H vàng)
(H. xanh)
Gp
A
a
F1
100%Aa ( Hạt vàng)
3.2. Quy luật phân tính:
T/n: Xét tính trạng màu hạt ở đậu Hà Lan.

Pt/c: Hạt vàng x Hạt xanh
F1
100% hạt vàng
F2.
75% hạt vàng
: 25% hạt xanh
Nội dung: Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương
phản, thì ở thế hệ lai có sự phân tính về KH theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
Sơ đồ lai:
Pt/c: AA
x
aa
(H vàng)
(H. xanh)
Gp
A
a
F1
100%Aa ( Hạt vàng)
F1xF1
Aa
x
Aa
GF1
A,a
A,a
F2
1AA, 2Aa, 1aa
TLKG F2: 1AA: 2Aa: 1aa
TlKH F2: 3 hạt vàng: 1 hạt xanh

II.Bài tập
Vận dụng định luật đồng tính và phân tính của menden.
Dạng 1: Bài toán thuận
Giải thiết cho biết tương quan trội lặn, cho biết KH của P. Xác định kết quả lai ở
thế hệ F1 và F2 về KG, KH.
Phương pháp giải:
Bước 1: Quy ước gen ( nếu bài tập đã cho sẵn quy ước gen thì sử dụng quy ước
gen đã cho).
Bước 2: Xác định KG của P
Bước 3: Viết sơ đồ lai
Lưu ý: Nếu bài tập chưa cho biết tương quan trội lặn thì phải xác định tương quan
trội lặn trước khi quy ước gen.


BT1: Ở cà chua tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng quả
vàng. Cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng thụ phấn với cây cà chua quả
vàng.
a. /Xác định kết quả thu được F1 và F2.
b. Cho cà chua F1 lai với cây cà chua quả đỏ F2 thu được kết quả lai như
thế nào?
Giải:
a.Theo bài ra ta có quy ước gen:
A. Quả đỏ
a. Quả vàng
Xác định KG của P
Cây cà chua QĐ thuần chủng có KG AA
Cây cà chua QV có KG aa
-Sơ đồ lai:
P.T/c
AA

x
aa
(QĐ)
(QV)
Gp
A
a
F1
Aa (QĐ)
F1x F1
Aa
x
Aa
GF1
A, a
A, a
F2 AA; Aa; Aa; aa
+TLKG F2: 1AA: 2Aa : 1aa
+ TLKHF2: 3QĐ: 1QV
b.Lai cà chua F1 với cà chua QĐ F2
+ Cà chua QĐ F1 có KG Aa
+ Cà chua QĐ F2 có 2 KG: AA; Aa
Vậy ta có 2 phép lai:
Phép lai 1: AA
x Aa
Phép lai 2: Aa
x Aa
( HS tự viết sơ đồ lai)
BT2: ở lúa tính trạng cây cao là trội hoàn toàn so với tính trạng cây thấp. Hãy
xác định kết quả ở F1 trong các phép lai sau:

P1: Cây cao
x
Cây cao
P2: Cây cao
x
Cây thấp
P3: Cây thấp
x
Cây thấp
Giải:
Theo bài ra ta có quy ước gen:
A. Cây cao
a. Cây thấp
Xác định KG của P
Cây cao có KG AA, Aa
Cây thấp có KG aa
*Xét phép lai P1:
P1: Cây cao
x
Cây cao
Có 3 TH xảy ra:
TH1:


P: AA
x
AA
TH2:
P: AA
x

Aa
TH3:
P: Aa
x
Aa
( HS tự viết sơ đồ và xác định kết quả)
*Xét phép lai P2:
P2: Cây cao
x
Cây thấp
Có 2 TH xảy ra:
TH1:
P: AA
x
aa
TH2:
P: Aa
x
aa
( HS tự viết sơ đồ và xác định kết quả)
*Xét phép lai P3:
P3: Cây thấp
x
Cây thấp
Có 1TH xảy ra:
TH1:
P: aa
x
aa
( HS tự viết sơ đồ và xác định kết quả)

*Dạng 2: Bài toán nghịch
Giải thiết cho biết kết quả lai ở thế hệ F1 và F2 .
Xác định KG, KH của P và viết sơ đồ lai.
Phương pháp giải:
Bước 1: Xác định tương quan trội - lặn
Bước 2: Quy ước gen
Bước 3: Phân tích tỉ lệ KH ở đời con để suy ra KG của P
Bước 4: Viết sơ đồ lai và nhận xét kết quả.
Lưu ý: Nếu bài tập cho sẵn tương quan trội lặn thì áp dụng luôn từ bước 2.
BT1: Người ta đem lai cà chua quả tròn với cà chua quả tròn, F1 thu được:
315 cây cà chua quả tròn.
105 cây cà chua quả bầu dục.
Biết rằng tính trạng hình dạng quả do 1 gen quy định. Hãy giải thích kết quả
và viết sơ đồ lai.
Giải:
-Phân tích tỉ lệ KH F1 ta có:
Quả tròn/ quả bầu dục = 315/105= 3/1 ( tuân theo quy luật phân tính của Menden)
Nên tính trạng quả tròn trội so với tính trạng quả bầu dục.
- Quy ước gen:
A. Quả tròn
a. Quả bầu dục
Xác định KG của P
Tỉ lệ F1 là 3:1 chứng tỏ P dị hợp tử về 1 cặp gen nên P có KG Aa
P: Aa
(QT)

x

Aa
(Qbd)



GP
A, a
A, a
F2: AA; Aa; Aa; aa
TLKG: 1AA: 2Aa : 1aa
TLKH: 3 quả tròn : 1 bầu dục
Nhận xét: kết quả lai đúng với giả thiết.
BT2: Ở bò, tính trạng lông đen là trội hoàn toàn so với tính trạng lông vàng.
Cho lai bò lông đen với bò lông đen ở đời con thấy xuất hiện bò lông vàng.
Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai.
Giải:
Theo bài ra ta có quy ước gen:
A. Lông đen
a. Lông vàng
ở đời con xuất hiện bò lông vàng có kiểu hình lặn-> có kiểu gen aa, trong đó 1 giao
tử a nhận từ bố và 1 giao tử a nhận từ mẹ. Mặt khác bố mẹ đều có KH lông đen nên
KG của p phải dị hợp về 1 cặp gen: Aa
- Sơ đồ lai:
P: Aa
x
Aa
(LĐ)
(LĐ)
GP
A, a
A, a
F1: AA; Aa; Aa; aa
TLKGF1: 1AA: 2Aa : 1aa

TLKH F1: 3 LĐ : 1 LV
Nhận xét: Ở đời con có xuất hiện bò lông vàng-> kết quả đúng như giải thiết.
BT3: Ở lợn, tính trạng thân dài là trội hoàn toàn so với tính trạng thân ngắn.
Cho lai 1 cặp lợn bố mẹ chưa biết KG và KH, ở đời con F1 nhận được toàn
lợn thân dài. Biết rằng tính trạng chiều dài của thân lợn do 1 cặp gen quy
định. Hãy giải thích kết quả thu được và viết sơ đồ lai.
Giải:
Theo giả thiết ta có quy ước gen:
A. Thân dài
a. Thân đen
-Để F1 thu được toàn lợn thân dài thì KG con lợn F1 phải chứa tối thiểu 1 gen A.
Để thu được kết quả như trên thì bố hoặc mẹ phải cho 1giao tử A nên KG của cá
thể đó phải có KG AA. Cá thể còn lại có KG tùy ý: AA(thân dài); Aa(thân dài);
aa(thân ngắn).
Ta có 3 phép lai:
Phép lai 1:
P.
AA
x
AA
(TD)
(TD)
Phép lai 2:
P.
AA
x
Aa
(TD)
(TD)
Phép lai 3:

P.
AA
x
aa
(TD)
(TĐ)
(HS tự viết sơ đồ lai và xác định kết quả)


*Bài tập nâng cao:
BT1: Cho lai giữa chuột đuôi cong thuần chủng với chuột đuôi thẳng , F1 thu
được toàn chuột đuôi công. Biết rằng tính trạng đuôi chuột do 1 cặp gen quy
định.
a.Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn.
b.Cho chuột F1 lai với chuột đuôi thẳng được thế hệ lai như thế nào?
c.Nếu kết quả 1 phép lai giữa 2 giống chuột nói trên cho tỉ lệ KH ở đời con là 3
chuột đuôi cong và 1 chuột đuôi thẳng thì KG, KH của những con chuột bố
mẹ đem lai như thế nào?
Giải:
a.Theo định luật đồng tính của Men den, tính trạng xuất hiện F1 là tính trạng trội
nên F1 thu được toàn chuột đuôi cong nên chuột đuôi cong mang tính trạng trội
còn chuột đuôi thẳng là tính trạng lặn.
b.Quy ước gen:
A. Đuôi cong
a. Đuôi thẳng
Xác định KG của P.
Chuột đuôi cong thuần chủng có KG là AA
Chuột đuôi thẳng có KG là aa
Sơ đồ lai:
P.T/c

AA
x
aa
( ĐC)
(ĐT)
Gp
A
a
F1
Aa (ĐC)
F1x chuột đuôi thẳng Aa
x
aa
G
A, a
a
F Aa; aa
+TLKG F: 1Aa : 1aa
c. Đời con cho ti lệ KH 3 ĐC : 1 ĐT -> đây là kết quả của định luật phân tính nên
P phải dị hợp về 1 cặp gen nên có KG là Aa.
P. Aa
x
Aa
( ĐC)
(ĐC)
BT2: Ở cà chua tính trạng hình dạng lá có 2 loại: lá chẻ và lá nguyên. Trong
đó tính trạng lá chẻ trội hoàn toàn so với tính trạng lá nguyên. Biết rằng tính
trạng hình dạng lá do 1 cặp gen quy định.
a. Nếu muốn ngay ở F1 thu được tỉ lệ phân tính 3: 1 thì phải chọn cây bố mẹ
đem lai có KG, KH như thế nào?

b.Nếu muốn ngay F1 thu được tỷ lệ phân tính KH 1:1 thì phải chọn cây bố
mẹ đem lai có KG, KH như thế nào?
Giải:
a.Chọn cây bố và mẹ F1 thu được tỉ lệ phân tính 3:1:
Theo giả thiết ta có quy ước gen:
A.Lá chẻ
a. Lá nguyên


Để F1 thu được tỉ lệ phân tính 3:1 -> Đây là kết quả của phép lai tuân theo định
luật phân tính của Menden-> Cây P phải di hợp về 1 cặp gen nên có KG Aa (lá
nguyên)
Sơ đồ lai: HS tự viết.
b.
Để F1 thu được tỉ lệ phân tính kiểu hình 1:1-> Đây là kết quả phép lai phân tích->
P có KG Aa và aa.
Sơ đồ lai: HS tự viết.
BT3: Ở một loài thực vật, tính trạng quả tròn trội hoàn toàn so với quả dài.
a. Cho giao phấn giữa 2 dạng quả không thuần chủng với nhau thu được F1
có tổng 600 quả. Hãy lập sơ đồ lai và xác định số quả cho mỗi loại KH F1?
b. Trong 1 phép lai khác , cho cây có quả dài giao phấn với cây khác cũng thu
được 600 quả , nhưng với 2 KH khác nhau. Hãy giải thích , lập sơ đồ lai và
xác định số lượng quả cho mỗi KH F1?
Giải:
Quy ước gen:
A.Quả tròn
a. Quả dài
a,
Sơ đồ lai:
P. Aa

x
Aa
(QT)
(QT)
GP
A, a
A, a
F1: AA; Aa; Aa; aa
TLKGF1: 1AA: 2Aa : 1aa
TLKHF1: 75% quả tròn : 25% quả dài
+Số quả tròn trong F1: 75% x 600 = 450 quả tròn
+Số quả dài trong F1: 25% x 600 = 150 quả dài
b,
Cây cà chua quả dài có KH lặn nên có KG aa, khi lai 1 cây khác thu được 2 KH
nên -> cây đó phải có KG Aa.
Sơ đồ lai:
P. aa
x
Aa
(Qd)
(QT)
GP
a
A, a
F1:
Aa; aa
TLKGF1: 1Aa : 1aa
TLKHF1: 50% quả tròn : 50%Q dài
+Số quả tròn trong F1: 50% x 600 = 300 quả tròn
+Số quả dài trong F1: 50% x 600 = 300 quả dài

BT4: Một con bò cái không sừng (1) giao phối với bò đực có sừng (2) năm đầu
đẻ được 1 con bê có sừng (3) và năm sau đẻ được 1 con bê không sừng (4).
Con bê không sừng nói trên giao phối với 1 con bò không sừng (5) đẻ được 1
con bê có sừng (6).
a. Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn.
b. Xác định KG của mỗi cá thể nêu trên.


c. Lập sơ đồ lai minh họa.
Giải:
Cho 1 con bê (4) không sừng giao phối với 1 con bò không sừng (5) sinh ra con bê
có sừng (6) . Chứng tỏ con bê có sừng (6) xuất hiện tính trạng khác với bố mẹ->
Có sừng tính trạng lặn, không sừng tính trạng trội.
Quy ước gen:
A. Không sừng
a. Có sừng
Bò cái (1) không sừng (A-) lại sinh được con bê (3) có sừng. Vậy bê (3) có sừng có
KG aa, bò cái (1) phải tạo ra giao tử a nên bò cái (1) có KG Aa.
Bò đực (2) có sừng có KG aa.
Bê (4) không sừng có KG (A-) giao phối bò đực (5) có KG (A-) đẻ ra bê (6) có
sừng => Bê (6) có KG aa và bê(4) không sừng với bò không sưng (5) đều tạo ra
giao tử a nên đều mang KG Aa.
Kiểu gen của mỗi cá thể nêu trên là:
Bò cái (1) có KG Aa
Bò đực (2) có KG aa
Bê (3) có KG aa
Bê (4) có KG Aa
Bò (5) có KG Aa
Bê (6) có KG aa
b. Lập sơ đồ lai minh họa

P. Aa
x
aa
(Không sừng)
(có sừng)
GP A, a
F1
Aa; aa

a

P. Aa
x
Aa
G A, a
A, a
F1. 1AA, 2Aa, 1 aa
TLKG: 1AA: 2Aa: 1aa
TLKH: 3 không sừng: 1 có sừng
BT5: ở RG, gen V quy định cánh dài, gen v quy định cánh ngắn.
Hãy biện luận để xác định KG, KH của P và lập sơ đồ lai minh họa cho mỗi
trường hợp sau:
a.Con F1 xuất hiện duy nhất 1 KG.
b.Con F1 có 2 tổ hợp.
c.Con F1 có 4 tổ hợp.
Hướng dẫn:
Theo bài ra ta có quy ước gen:
V: Cánh dài
V: Cánh ngắn
a.F1 xuất hiện 1 KG -> có 3 trường hợp.

*TH1: Nêu con F1 xuất hiện duy nhất 1 KG VV.
Cả 2 cơ thể P phải tạo ra giao tử V-> P có KG VV, KH cánh dài.


Sơ đồ lai: HS tự viết.
*TH2: Nếu con F1 xuất hiện duy nhất 1 KG Vv.
1 cơ thể P luôn tạo ra giao tử V nên có KG VV, cơ thể P còn lại tạo ra giao tử v nên
có KG vv.
Sơ đồ lai: HS tự viết.
*TH3: Nếu con F1 xuất hiện duy nhất 1 KG vv.
Cả 2 cơ thể P phải tạo ra giao tử v-> P có KG vv.
Sơ đồ lai: HS tự viết.
b. Con F1 có 2 tổ hợp = 2giao tử x 1 giao tử-> 1 cơ thể P tạo ra được 2 giao tử V, v
nên có KG Vv. Cơ thể P còn lại tạo được 1 loại giao tử v nên có KG VV hoặc vv.
Nên có 2 TH.
*TH1: P
Vv
x
VV
*TH2: P
Vv
x
vv
HS tự viết sơ đồ lai.
c. Con F1 có 4 tổ hợp= 2 giao tử x 2 giao tử -> Cả 2 cơ thể P phảI tạo ra 2 giao tử
V, v nên có KG Vv.
Sơ đồ lai: P
Vv x Vv
HS tự viết sơ đồ lai.
BT6: Ở RG gen D quy định đốt thân dài trội hoàn toàn so với gen d quy định đốt

thân ngắn.
Cho 1 cặp RG giao phối với nhau, F1 thu được 50% ruồi có đốt thân dài và 50%
ruồi có đốt thân ngắn.
a.Lập sơ đồ lai từ P cho đến F1
b.Nếu F1 tiếp tục giao phối với nhau, hãy xác định có bao nhiêu kiểu giao phối có
thể có và tỉ lệ mỗi kiểu giao phối đó trên tổng số các phép lai F1là bao nhiêu %.
c. Lập sơ đồ lai và xác định tỉ lệ KG, KH của mỗi kiểu giao phối F1.
Giải:
Theo bài ra ta có quy ước gen:
D. Thân dài
d. Thân ngắn
a,
F1 thu được tỉ lệ 50% đốt thân dài : 50 đốt thân ngắn = 1 thân dài : 1 thân ngắn.
Đây là kết quả của phép lai phân tích.
=> thân ngắn có KG dd; Thân dài có KG dị hợp Dd.
Ta có sơ đồ lai:
P Dd ( Thân dài) x
dd ( thân ngắn)
HS viết sơ đồ lai P- F1
b,
- Số kiểu giao phối F1 :
F1 có 2 KG Dd; dd
Nên có 3 kiểu giao phối xảy ra ở F1.
F1: Dd x Dd
F1 : Dd x dd
F1: dd x dd
- Tỉ lệ % của mỗi kiểu giao phối:


F1 ó 2 KG Dd; dd có nghĩa trong mỗi KG có cả cá thể đực và cá thể cái. F1 có thể

có 4 phép lai:
F1: Đực Dd x Cái Dd
F1: Đực Dd x Cái dd
F1: Đực dd x Cái dd
F1: Đực dd x Cái Dd
Trong đó phép lai Đực Dd x Cái dd; Đực dd x Cái Dd cùng một kiểu giao
phối.
Vậy tỉ lệ % mỗi kiểu giao phối là:
F1: Dd x Dd chiếm 1 trong 4 phép lai nên tỉ lệ = ¼ = 25 %
F1: dd x dd chiếm 1 trong 4 phép lai nên tỉ lệ = ¼ = 25 %
F1: Dd x dd chiếm 2 trong 4 phép lai nên tỉ lệ = 2/4 = 50%
c. Sơ đồ lai và tỉ lệ KG, KH của mỗi kiểu giao phối.
Kiểu giao phối 1: F1: Dd x Dd
Kiểu giao phối 2: F1: dd x dd
Kiểu giao phối 3: F1: Dd x dd
HS tự viết
h- Rèn luyện kĩ năng cho học sinh.
Rèn kĩ năng cho học sinh là giải pháp hết sức quan trọng và cần thiết giúp
học sinh, nhận dạng câu hỏi, giải bài tập, học thuộc và nhớ lâu kiến thức. Thường
qua các bài kiểm tra, vào buổi BDHSG tôi dành thời gian 1 tiết để kiểm tra viết 45
phút hoặc vấn đáp, sau mỗi chuyên đề tôi thường dành thời gian kiểm tra 60 phút,
90 phút, 120 phút nhằm biết mức độ nắm bài của từng học sinh qua từng đơn vị
kiến thức để có biệt pháp thúc đẩy các em và đồng thời giúp các em tháo gỡ những
vướng mắc và khắc sâu thêm kiến thức. Giả sử chuyên đề này trong chương trình
học 2 buổi nếu học sinh nắm chưa chắc kiến thức, tôi có thể tăng thời gian lên. Có
nghĩa, sau mỗi chuyên đề, học sinh học xong phải nắm chắc kiến thức, tôi mới bắt
đầu dạy chuyên đề mới và khi dạy tôi cho học sinh thấy mối liên hệ giữa các
chuyên đề, để học sinh khi học thấy được tính logic của môn học giúp học sinh dễ
hiểu và nhớ kiến thức được lâu.
Đối với các bài kiểm tra chấm xong, trả bài cho HS phát hiện những sai sót

và bổ sung kịp thời. Đặc biệt vào giai đoạn cuối phải tăng cường nhiều thời gian để
ôn tập và kiểm tra 120 phút giúp các em cũng cố khắc sâu thêm kiến thức, có thêm
kĩ năng làm bài.
*Kết quả:


Trên đây là một số giải pháp bồi dưỡng HSG môn sinh học 8 có hiệu quả mà
tôi đã áp dụng trong những năm qua. Sau đây là kết quả đạt được trong những năm
gần đây:
Năm học 2010- 2011: Số học sinh tham gia dự thi 6 em, số học sinh đạt giải 5 em
Xếp thứ nhất đồng đội môn sinh 8.
Năm học 2012-2013 số học sinh tham gia dự thi 4 em, số học sinh đạt giải 4 em,
xếp thứ nhất đồng đội.
Năm học 2012-2013 số học sinh tham gia dự thi 4 em, số học sinh đạt giải 4 em,
xếp thứ nhất đồng đội.
Năm học 2013-2014 số học sinh tham gia dự thi 4 em, số học sinh đạt giải 4 em,
xếp thứ nhất đồng đội.
Năm học 2015-2016 số học sinh tham gia dự thi 4 em, số học sinh đạt giải 2 em,
xếp thứ nhất đồng đội.
Năm học 2017-2018 tôi tiếp tục áp dụng các giải pháp đó để bồi dưỡng kết quả đạt
được như sau:
TT

Họ và tên

Kết quả bài kiểm tra ở trường

KQKTcủa
PGD (ngày
28/4/2018)


1

Nguyễn

Thị

2
3
4

Phương
Cái Thị Hạnh
Nguyễn Thị Quý
Trần Thị Chi

Bài1
Hoài 7,0
7
5
4

Bài2
6,5

Bài3
7,0

Bài4
8,0


Bài5 Bài6
8,0
9,0 7.25

6,5
5,0
3,3

9
6
5

8
7
7

8
7,5
7,25

8,5
7,5
7,5

5.5
5.25
4.75

Thành tích thu được sau khi kiểm tra học sinh giỏi lớp 8 môn sinh học năm

học 2017- 2018 của PGD là: Giải nhất đồng đội môn sinh học 8 cấp huyện trong
đó có:
+1 giải ba
+3 Giải KK
3-Phần kết luận
3.1-Ý nghĩa của đề tài:


Phải nói rằng bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc đầy khó khăn và
thử thách của giáo viên làm công tác bồi dưỡng. Để bồi dưỡng học sinh giỏi có
hiệu quả cao đòi hỏi sự nổ lực từ nhiều phía ( kể cả người học, người dạy, phụ
huynh, BGH nhà trường) nhưng trong đó phải nói đến vai trò chủ đạo của người
thầy và không thể phủ nhận được sự cố gắng tìm tòi, miệt mài vươn lên trong học
tập chiếm lĩnh tri thức của các em học sinh. Trong đó người thầy giáo phải có năng
lực, có năng khiếu sư phạm đồng thời tâm huyết với nghề nghiệp và biết tôn trọng
tài năng. Còn với các em học sinh phải có tư duy sáng tạo, yêu thích, đam mê môn
học ,khi đó mới đem lại kết quả cao.
3.2-Kiến nghị, đề xuất
-Đối với giáo viên:
+Không nên ép buộc học sinh, phải để cho học sinh tự chọn môn học mà các em
yêu thích và có năng khiếu môn đó.
+Giáo viên được phân công bồi dưỡng phải có kế hoạch, chương trình cụ thể, tránh
hiện tượng dạy chay, thích gì dạy nấy.
+Phải thực sự nhiệt tình, say mê, tận tụy với học sinh.
-Đối với nhà trường:
-Phải quan tâm nhiều hơn nữa trong công tác này, động viên kịp thời những giáo
viên trực tiếp dạy bồi dưỡng về cả vật chất lẫn tinh thần.
-Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo viên như tài liệu, phòng dạy...
-Phải kiểm tra việc bồi dưỡng của giáo viên để có biện pháp thúc đẩy.
Qua nhiều năm thực hiện các giải pháp trên, có thể đây là những giải pháp

cần nhưng chưa đủ rất mong sự góp ý của đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn
góp phần đào tạo ra cho xa hội những con người vừa hồng vừa chuyên đáp ứng
nhu cầu “công nghiệp hóa- hiện đại hóa” đất nước.



×