Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh khi tổ chức hoạt động khởi động khi dạy học phần truyện việt nam hiện đại trong chương trình ngữ văn lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.52 KB, 27 trang )

1. Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Khoa học giáo dục hiện đại cho rằng dạy học vừa là lĩnh vực mang tính thực
tiễn, vừa mang tính nghệ thuật. Hoạt động khởi động chính là biện pháp hợp thành
của quá trình và nghệ thuật dạy học. Nó mở đầu và đặt nền móng cho cả quá trình dạy
học, gắn bó xuyên suốt với hoạt động trên lớp. Đồng thời cũng là quá trình then chốt
thúc đẩy tính tích cực ở học sinh.
Mặt khác “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học,
bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Điều 24,
Luật giáo dục). Đây là định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên, cũng là
yếu tố quyết định hiệu quả của một giờ dạy.
Mục đích của hoạt động khởi động là dẫn vào bài học, nối liền bài cũ với bài
mới, gợi ý cho học sinh, kích thích hứng thú, làm rõ mục đích, tạo được không khí
học tập tích cực, sôi nổi ở học sinh. Từ thực tế giảng dạy, ta thấy niềm vui và sự ham
thích sẽ là một động lực lớn giúp học sinh vượt qua khó khăn để vươn lên trong học
tập. Có thể nói hoạt động khởi động có vai trò như trải nệm để dẫn dắt học sinh nhận
thức tác phẩm văn học một cách hứng thú, say mê.
Bên cạnh đó việc sáng tạo trong hoạt động khởi động cũng là để tìm ra biện
pháp nhằm đảm bảo hiệu quả và nâng cao chất lượng trong dạy học Ngữ văn ở trường
THCS. Đây cũng là hướng tiếp cận quan điểm giúp học sinh mạnh dạn, tự tin trong
học tập, là cơ sở thực tiễn, là nền tảng cho việc hình thành thói quen tốt, hình thành
nhân cách cho các em trong tương lai. Theo đà hiện đại hóa, hệ thống hóa, thì dạy học
môn Ngữ Văn sẽ đi vào chiều sâu như một điều tất yếu và kĩ năng của hoạt động khởi
động cũng ngày càng được coi trọng.


Từ nhiều năm nay, phương pháp đổi mới dạy văn đã được chú trọng phát triển
hứng thú học văn của học sinh. Một trong những mục đích của giờ văn là làm sao gây
được rung động thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho học sinh. Trong đó hoạt động khởi


động chỉ là khâu nhỏ, nhưng lại ở vào vị trí mở đầu, có tác dụng đặt nền móng và gắn
bó với các hoạt động còn lại như hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động luyện tập,
hoạt động vận dụng và hoạt động tìm tòi mở rộng. Vậy nên, người dạy cần nắm được
kiến thức trọng tâm, cần nghiên cứu, chuẩn bị bài thật chu đáo trước khi lên lớp. Thiết
nghĩ, trong cuộc sống cũng như trong dạy học bước khởi đầu của một tiết học sẽ tạo
tiền đề vững chắc, có yếu tố tiên quyết đảm bảo cho tiến trình dạy học thành công.
Một hoạt động khởi động hiệu quả sẽ có tác dụng tích cực trong việc kích thích trí tò
mò, khơi dậy hứng thú của học sinh, tạo tâm thế và định hướng nội dung học tập cho
các em.
Một tiết dạy thu hút được sự chú ý, kích thích được sự tò mò tìm hiểu của học
sinh phải xuất phát ngay từ đầu tiết dạy để tạo nên hứng thú học tập cho học sinh
trong suốt quá trình diễn ra tiết học. Tuy nhiên trên thực tế, cá nhân tôi và hầu hết
giáo viên khi thiết kế kế hoạch dạy học thường chỉ làm theo hình thức giới thiệu qua
một chút để vào bài, như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian dành cho hoạt động
khai thác kiến thức mới, không lo lắng nhiều về vấn đề thiếu thời gian, cháy giáo
án… do đó tiết học tương đối khô khan, thiên về lý thuyết và giảng giải mà thiếu di sự
hợp tác tích cực của học sinh; ngay từ bước vào bài học sinh đã có tâm lý thụ động
chờ giáo viên dẫn dắt nội dung và truyền thụ một chiều, từ đó sẽ khó tạo tâm lý để các
em sẵn sàng tiếp thu kiến thức.
Là một giáo viên dạy Văn theo chương trình và sách giáo khoa hiện hành, tôi
trăn trở rất nhiều, tìm tòi và thử nghiệm để lựa chọn những phương pháp dạy học phù
hợp với lớp học và môn học. Trong quá trình đó, tôi nhận thấy tổ chức chuỗi hoạt
động học thì hoạt động khởi động có ý nghĩa quan trọng đối với giờ học Ngữ Văn.
Đặc biệt đối với học sinh lớp 9 của trường THCS dạy học Văn nói chung và dạy học
phần truyện Việt Nam hiện đại nói riêng thì hoạt động khởi động rất cần thiết trong
dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, nêu và giải quyết vấn đề cho học sinh. Hoạt


động này cần tạo ra được những tình huống, những vấn đề mà ở đó người học phải
huy động tất cả các kiến thức hiện có, những kinh nghiệm, vốn sống của mình để cố

gắng nhìn nhận và giải quyết theo cách riêng của mình.
Với mong muốn áp dụng các phương pháp dạy học có hiệu quả hơn trong thực
tiễn, tôi mạnh dạn thể nghiệm đề tài “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng
tạo của học sinh khi tổ chức hoạt động khởi động khi dạy học phần truyện Việt
Nam hiện đại trong chương trình Ngữ Văn lớp 9” nhằm giúp các em hình thành
tính tích cực nhận thức và phát triển khả năng sáng tạo của mình khi đọc - hiểu văn
bản.
1.2 Điểm mới của đề tài
Tổ chức hoạt động khởi động vốn không xa lạ với mô hình trường học mới.
Đối với một số tiết thao giảng đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên bước đầu đã
tiến hành tổ chức hoạt động khởi động cho các tiết dạy. Điểm mới của đề tài là việc
áp dụng đối với dạy học đại trà để bắt kịp định hướng tổ chức chuỗi hoạt động học
trong dạy học Ngữ Văn 9 nói chung và bản thân đã thể nghiệm dạy học ở phần thơ
Việt Nam hiện đại trong những năm học trước. Trên cơ sở kế thừa và tiếp tục thể
nghiệm rộng hơn ở dạy học phần truyện Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ
Văn lớp 9.
1.3. Phạm vi áp dụng của đề tài
- Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 9A, 9B và 9C nơi tôi công tác.
- Áp dụng đối với việc dạy học Ngữ Văn 9 đối với những tác phẩm truyện hiện
đại Việt Nam.


2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
Những năm gần đây dổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn Ngữ Văn
nói riêng đã trở thành tâm huyết và thực sự có chiều sâu đối với người giáo viên. Phần
lớn các giáo viên đã thực hiện đồng bộ bốn đặc trưng của dạy học theo định hướng
phát triển năng lực học sinh như: dạy học thông qua các hoạt động của học sinh, dạy
học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tăng cường học tập cá thể phối hợp với
học tập hợp tác, kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

Dạy học phần truyện Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ Văn lớp 9
được thiết kế học qua hai học kì, trải qua các giai đoạn:
- Tác phẩm truyện giai đoạn 1945-1954: Làng (Kim Lân)
- Các tác phẩm truyện giai đoạn 1955-1975: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang
Sáng), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
2.1.1. Về phía giáo viên
Tổ chức hoạt động khởi động rất cần thiết trong dạy học phần truyện Việt Nam
hiện đại nhằm phát triển năng lực cho học sinh như phát triển năng lực tư duy, năng
lực giải quyết vấn đề…. Ở hoạt động này giáo viên đã tạo ra những tình huống, những
vấn đề ở đó người học cần được huy động tất cả các kiến thức hiện có, những kinh
nghiệm, vốn sống của mình để cố gắng nhìn nhận và giải quyết theo cách riêng của
mình và cảm thấy thiếu hụt kiến thức, thông tin để giải quyết. Chính vì thế nhiều giáo
viên Ngữ Văn đã tích cực tìm tòi để kích thích tính tò mò và định hướng hoạt động
của học sinh trước khi hình thành kiến thức là mục đích chính của phần khởi động
trong dạy học.
Dạy học phần truyện Việt Nam phần truyện hiện đại trong chương trình Ngữ
Văn 9 thông qua tổ chức hoạt động khởi động giúp học sinh tự khám phá những điều
chưa biết một cách tích cực, tự giác và chủ động chứ không phải thụ động tiếp thu
những tri thức được sắp đặt sẵn . Theo tinh thần này, giáo viên không cung cấp, áp đặt


kiến thức có sẵn mà là người tổ chức học sinh tiến hành các hoạt động học tập như
nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào
các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn ...
Như vậy, tổ chức hoạt động khởi động phải là một hoạt động học tập, nhiệm vụ
chuyển giao của giáo viên phải rõ ràng, học sinh phải được bày tỏ ý kiến riêng của
mình cũng như ý kiến của nhóm về vấn đề đó cũng như việc trình bày báo cáo kết
quả. Nhận thức được mục đích của hoạt động khởi động nên bản thân tôi và các đồng
nghiệp của mình đã mạnh dạn tìm tòi và thể nghiệm những cách thức để tổ chức hoạt
động khởi động.

Có rất nhiều cách thức để tạo tâm thế khi phần truyện Việt Nam hiện đại trong
chương trình Ngữ Văn lớp 9. Có thể hát một câu hát, câu hò; kể một câu chuyện ngắn;
chia sẻ những cảm xúc chân thành của bản thân; … liên quan đến chủ đề bài học sắp
giảng dạy. Những hoạt động khởi động ấy như một chất xúc tác giúp học sinh đi vào
bài học khá dễ dàng.
Tuy nhiên, một số giáo viên còn lạm dụng hoạt động này. Chẳng hạn như tổ
chức trò chơi, hát múa mà không ăn nhập với bài học hoặc chỉ là để “vào bài” với cái
tên bài học mà ai cũng biết hoặc lựa chọn các tình huống không phù hợp hoặc quá
đơn giản dẫn đến các em có thể trả lời được một cách dễ dàng với các câu hỏi đặt vấn
đề. Một số giáo viên dành thời gian cho hoạt động này quá ít hoặc quá nhiều. Có giáo
viên chưa coi đó là một hoạt động học tập. Không những thế, ở một số tiết dạy giáo
viên chưa cho các em suy nghĩ, bày tỏ ý kiến của mình. Về phương pháp một số giáo
viên cố gắng giảng giải, chốt kiến thức ở ngay hoạt động này...
Thực tế dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy việc định hướng vào bài học chỉ sơ
qua bằng một vài câu dẫn dắt có liên quan, mang tính chất giới thiệu bài học; tình
huống khởi động chưa thực sự xuất phát từ bài học để tạo hứng thú, tạo ra tình huống
có vấn đề kích thích sự sáng tạo và học tập chủ động của học sinh. Hoạt động khởi
động/dẫn nhập còn mang tính hình thức, chưa tạo được liên kết thực sự với bài học,
chưa xuất phát từ bài học. Do đó khi giáo viên dẫn dắt, thực chất là truyền thụ một


chiều, các em thụ động lắng nghe mà không được trực tiếp khởi động. Bản chất việc
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là chuyển từ việc lấy thầy làm
trung tâm, truyền thụ kiến thức một chiều sang lấy hoạt động học của trò làm trung
tâm, thầy cần định hướng để trò thực hiện được hoạt động học một cách tích cực. Tuy
nhiên với phương pháp khởi động như giáo viên đang thực hiện như khảo sát trên thì
chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học hiện nay.
Để thực hiện đề tài trên, tôi đã tiến hành khảo sát đối với giáo viên dạy chương
trình Ngữ Văn phần truyện Việt Nam hiện đại theo chương trình hiện hành về thiết kế
kế hoạch dạy học có tổ chức hoạt động khởi động. Qua khảo sát 3 giáo viên giảng dạy

bộ môn Ngữ Văn tại đơn vị tôi công tác, kết quả như sau: giáo viên môn Ngữ Văn
trong trường tôi có thực hiện việc khởi động trước khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu
bài mới; hình thức thường là giáo viên dẫn dắt trực tiếp vào bài, học sinh lắng nghe,
không tham gia trực tiếp vào hoạt động khởi động. Như vậy với hình thức dẫn nhập
vào bài mà học sinh thụ động hoàn toàn chờ giáo viên định hướng thì chưa thể hiện rõ
sự đổi mới; thông qua đánh giá của giáo viên thì với hình thức khởi động hiện nay,
lượng học sinh tích cực lắng nghe giáo viên định hướng cũng không nhiều. Hay nói
cách khác, với hình thức khởi động như trên thì người thầy đang là trung tâm, thầy
khởi động còn trò là người nghe và quan sát, chưa thực sự được khởi động trước khi
tiến hành công việc là khai thác kiến thức mới. Như vậy, ngay khi vào bài đã chưa có
được sự lôi cuốn, hấp dẫn thu hút học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức nên dẫn đến
khả năng học sinh học thu động, không tích cực trong việc tìm hiểu và nắm kiến thức
mới.
2.1.2. Về phía học sinh
Theo dõi quá trình học tập của học sinh, tôi nhận thấy đa số các giáo viên trong
quá trình thiết kế các hoạt động dạy học đều có phần định hướng/dẫn nhập (thực chất
là một hình thức khởi động) để dẫn dắt học sinh vào nội dung bài học, thời gian dành
cho phần này không nhiều nên thời gian dành cho hoạt động khai thác kiến thức mới
được nhiều hơn. Học sinh có sự chuẩn bị bài trước ở nhà và có nhu cầu được tham gia


hoạt động học tập tích cực hơn thông qua nhiều hình thức học tập phong phú. Các em
đều muốn có được tình huống gợi sự tò mò kích thích được nhu cầu học tập của các
em để có được kết quả học tập tốt hơn.
Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh khối 9 của trường
THCS nơi tôi công tác vào năm học 2018 – 2019, với hình thức dùng phiếu điều tra.
Số lượng HS tham gia khảo sát là 116 học sinh. Kết quả như sau:
Nội dung khảo sát
1. Em có chuẩn bị muốn được


Mức độ cao

Mức độ trung bình

Mức độ thấp

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

28

24,1

70

60,3

18

15,5


18

15,5

55

47,4

43

37,1

55

47,4

41

35,3

20

17,2

tham gia vào các hoạt động khởi
động không?
2. Em có chuẩn bị tìm hiểu bài
mới ở nhà không?
3. Nếu khởi động tạo cho em sự
tò mò, em có muốn tìm hiểu bài

học để giải đáp vấn đề không?
Qua khảo sát học sinh khối 9 tại đơn vị tôi công tác, đa số giáo viên có thực
hiện dẫn dắt trước khi vào tiết học phần thơ hiện đại một cách thường xuyên hoặc
không thường xuyên. Tuy nhiên việc khởi động mà giáo viên áp dụng mới chủ yếu
dừng lại ở việc dẫn dắt của giáo viên, học sinh chưa được tham gia vào hoạt động cụ
thể. Qua khảo sát cho thấy đa số học sinh đều có nhu cầu có được tiết học sinh động,
hấp dẫn để kích thích tư duy của các em chủ động khám phá kiến thức mới. Tuy nhiên
thực tế các em lại ít có sự chuẩn bị bài trước ở nhà, vào đầu tiết học phần thơ hiện đại
Việt Nam, giáo viên thực hiện truyền thụ một chiều như vậy dễ gây nhàm chán và
chưa đáp ứng được nhu cầu tìm tòi, khám phá của học sinh. Từ đó chưa phát huy hết
tính tích cực cũng như sự sáng tạo của các em trong học tập phần truyện hiện đại Việt
Nam nói riêng và môn Ngữ Văn nói chung.
Về phía học sinh việc chuẩn bị bài trước phần truyện hiện đại Việt Nam ở nhà
còn hạn chế, chưa có sự hứng thú với bài học; chưa tạo ra được sự yêu thích và động


lực để tự tìm hiểu, tự học tập một cách tích cực. Tuy nhiên tất cả trong số các em học
sinh được khảo sát đều có nhu cầu, mong muốn có được tiết học sôi nổi, tạo hứng thú
và hấp dẫn ngay từ hoạt động khởi động để kích thích nhu cầu tự tìm hiểu, khám phá
và chiếm lĩnh kiến thức mới một cách tích cực. Từ những hạn chế trên dẫn đến hiệu
quả hoạt động khởi động của tiết học phần truyện hiện đại Việt Nam không cao, chỉ
mang tính dẫn dắt mà không tạo được hứng thú và tư duy tích cực cho học sinh, qua
đó không chỉ hoạt động khởi động không đạt được như mong muốn là khởi động để
tạo hứng thú, tạo đà cho việc học tích cực ở các hoạt động tiếp theo trong bài học
phần truyện hiện đại Việt Nam.
2.2. Giải pháp phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học
sinh khi tổ chức hoạt động khởi động khi dạy học phần truyện Việt Nam hiện đại
trong chương trình Ngữ Văn lớp 9
2.2.1. Yêu cầu phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học
sinh khi tổ chức hoạt động khởi động khi dạy học phần truyện Việt Nam hiện đại

trong chương trình Ngữ Văn lớp 9
Mục đích của hoạt động khởi động là tạo tâm thế học tập học sinh, giúp học
sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. Giáo viên sẽ tạo tình huống
học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liên
quan đến vấn đề xuất hiện trong tài liệu hướng dẫn học; làm bộc lộ "cái" học sinh đã
biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra "cái" chưa
biết và muốn biết thông qua hoạt động này. Từ đó, giúp học sinh suy nghĩ và bộc lộ
những quan niệm của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập. Vì vậy, các câu hỏi/nhiệm
vụ trong hoạt động khởi động là những câu hỏi/vấn đề mở, không cần có câu trả lời
hoàn chỉnh. Kết thúc hoạt động này, giáo viên không chốt về nội dung kiến thức mà
chỉ giúp học sinh phát biểu được vấn đề để học sinh chuyển sang các hoạt động tiếp
theo nhằm bổ sung những kiến thức, kĩ năng mới, qua đó tiếp tục hoàn thiện câu trả
lời hoặc giải quyết được vấn đề.


Tất cả các hoạt động học ở lớp chỉ gói gọn trong vòng 45 phút, nên khi soạn
giảng cũng như tiến trình lên lớp người dạy không được “rộng rãi” ở bước này. Với
hình thức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học
sinh ngay từ hoạt động khởi động, đo đó khởi động cần tổ chức thành hoạt động để
học sinh trực tiếp tham gia nên sẽ cần lượng thời gian nhiều hơn. Thông thường,
người dạy chỉ dành khoảng 5 phút để dẫn tổ chức hoạt động này. Vậy nên, yêu cầu
đầu tiên của hoạt động khởi động là cần ngắn gọn, súc tích, khái quát cao, lời gọn ý
sâu, lấy ít dẫn nhiều chứ không dài dòng, tùy tiện. Nội dung hoạt động khởi động cần
khái quát, cô đọng nhưng phải phong phú. Về ngôn ngữ thì cần trong sáng, tinh tế, súc
tích.
Tùy vào từng bài dạy mà giáo viên có thể vận dụng và chú ý từng yêu cầu
riêng. Trong đó người dạy cần lưu ý làm nổi bật tính mũi nhọn của bài dạy. Vì vậy,
đòi hỏi giáo viên khi thiết kế hoạt động khởi động phải có chọn lọc về ngôn ngữ, làm
sao để lời gọn mà ý sâu chứ không nên dài dòng, vòng vo tạo cho học sinh cảm giác
dễ hiểu, hứng thú hứa hẹn một tiết dạy hấp dẫn, hiệu quả. Làm nổi bật tính quan hệ

giữa các phần, giữa nội dung bài học. Làm nổi bật tính thú vị mang tính nghệ thuật
của hoạt động dạy học. Làm nổi bật tính đơn giản, dẽ hiểu của ngôn ngữ. Làm nổi bật
tính khái quát tập trung, nâng cao gợi ý.
Bởi vậy, hoạt động khởi động mang yêu cầu rất cao, đòi hỏi người dạy không
được máy móc, khô khan mà phải linh động, kết hợp nhiều biện pháp sinh động,
nhiều ý tưởng sáng tạo. Để tổ chức hoạt động khởi động đạt được mục đích trên,
người giáo viên có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như kể chuyện, xây dựng
tình huống có vấn đề, nêu câu hỏi có vấn đề, hoạt động trải nghiệm, quan sát, sử dụng
câu hỏi trong nhóm hoạt động khởi động để định hướng suy nghĩ của HS vào những
nội dung chưa được sáng tỏ, muốn được sáng tỏ qua bài học mới.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ Văn, rút kinh nghiệm từ thực tế
giảng dạy của mình, tôi xin đề xuất một trong số các biện pháp tổ chức hoạt động
khởi động giảng dạy môn Ngữ Văn phần truyện Việt Nam hiện đại như sau: Tổ chức


kể chuyện, đóng vai; tổ chức trò chơi; tổ chức hoạt động trải nghiệm, liên hệ thực tế;
nêu câu hỏi; sử dụng hình ảnh trực quan.
2.2.2. Các giải pháp phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của
học sinh khi tổ chức hoạt động khởi động khi dạy học phần truyện Việt Nam hiện
đại trong chương trình Ngữ Văn lớp 9
Giải pháp 1: Tổ chức kể chuyện, đóng vai
a. Yêu cầu
Kể chuyện là hoạt động chính yếu của dạy học Văn, là một cách thức không
những giúp học sinh học tốt mà còn có thêm những tình cảm đẹp. Yêu cầu chung là
nội dung câu chuyện phải phù hợp với bài học, có tính giáo dục. Tùy vào điều kiện,
hoàn cảnh, đối tượng và nội dung bài học mà giáo viên chọn nội dung, cách thức kể
chuyện cho hợp lí.
Có thể lựa chọn những câu chuyện từ sách vở. Hay có khi kể câu chuyện có thật
liên quan đến bài học. Phương pháp đóng vai được thực hiện trong một số nội dung
học tập như vào vai một nhân vật kể lại câu chuyện đã học, chuyển thể một văn bản

văn học thành một kịch bản sân khấu, xử lý một tình huống giao tiếp giả định, trình
bày một vấn đề, một ý kiến từ các góc nhìn khác nhau…
Đóng vai ở hoạt động khởi động khơi gợi và khắc sâu ở các em những tình cảm,
cám xúc có liên quan đến bài học.
b. Ví dụ: Văn bản Chiếc lược ngà (Ngữ Văn 9, Tập 1)
(1). Mục tiêu: Giúp học sinh liên hệ các kiến thức trong câu chuyện với nội dung của
bài học. Tìm ra những nội dung chưa biết để từ đó bổ sung kiến thức bài học mới cho
học sinh; tạo hứng thú cho học sinh với bài học mới.
(2). Phương pháp/kỹ thuật dạy học: hoạt động toàn lớp.
(3). Phương tiện: đóng vai.
(4). Tiến trình hoạt động:


* Bước 1. Giao nhiệm vụ
- Các em sẽ nghe một câu chuyện ngắn. Câu chuyện sau gợi cho em cảm nhận gì về
người lính cách mạng?
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS kể một câu chuyện có sự minh họa của một số HS vào vai ông Ba, bé Thu khi
trưởng thành và các đồng đội khác của ông Ba.
Vào một đêm trời sáng trăng suông, trong một ngôi nhà nhỏ, giữa Tháp Mười
mà chung quanh nước đã lên đầy. Nhưng người lính được nghe câu chuyện của một
đồng chí già kể lại.
Chuyện xảy ra cách đây đã hơn một năm rồi, hôm đó, ông đi từ trạm N.G. đến
L.A. Khi chiếc xuồng máy đuôi tôm vừa xô ra bến thì những người lính ai cũng muốn
biết người lái ấy là ai. Nhưng trời đã tối rồi, họ chỉ thấy đó là một cô giao liên người
mảnh khảnh, vai mang cây "cạc-bin" bá xếp của Mỹ, đầu chít khăn, dáng điệu gọn
gàng. Nghe tiếng đồn trạm này có một cô giao liên rất thông minh.
Một hôm cô dẫn một đoàn khách sắp sửa qua sông, cô để khách dừng lại ngoài
ruộng xa. Cô và một anh giao liên nữa tiến trước dọn đường. Đến vườn cây bờ sông,
cô thấy mình đã lọt vào ổ phục kích của địch. Nhưng cô không bối rối. Cô vừa gọi

người bạn của mình vừa nói, cô cố ý nói lớn cho bọn địch nghe: "Tình hình yên,
không có gì, anh trở lại dẫn khách đi, còn tôi sang sông lắc xuồng đem qua". Trong
câu nói ấy có ám hiệu. Anh giao liên liền quay lại, êm ái đưa khách bọc qua ngả
khác, vượt sông cách đó độ một vài cây số. Còn cô ta, trước khi qua sông cô còn gài
lại hai trái lựu đạn. Cô qua sông, thế là thoát. Còn đám biệt kích kia, bọn nó tưởng
thật, định hốt cả một đoàn khách, nên chẳng dám rục rịch, mà cứ chờ. Chờ mãi, bọn
nó biết, nó chửi rủa nhau, trong lúc lục đục kéo về lớ quớ thế nào lại vấp cả hai quả
lựu đạn gài, rụng hết mấy mạng. Qua chuyện đó, người ta thêm thắt rằng cô giao liên
ấy có cái mũi rất thính, cô dùng mũi để nghe mùi địch và có thể phân biệt được thằng
nào là Mỹ, thằng nào là ngụy nữa.


- Học sinh hoạt động toàn lớp để tranh luận về vấn đề dưới sự quan sát, định hướng
của giáo viên.
* Bước 3. Báo cáo kết quả
- HS trình bày cảm nhận riêng về cô giao liên.
* Bước 4. Đánh giá, chốt kiến thức
- Giáo viên đánh giá hoạt động của học sinh; từ phần trả lời của học sinh để dẫn dắt
tạo nên tình huống có vấn đề để định hướng vào bài.
Cuộc gặp gỡ với cô giao liên gan dạ, dũng cảm ấy là khơi nguồn kí ức về tình
cảm cha con ông Sáu – bé Thu trong hoàn cảnh chiến tranh éo le và khắc nghiệt mà
hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu.
Giải pháp 2: Tổ chức trò chơi
a. Yêu cầu.
- Giáo viên: Đọc và tìm hiểu nội dung bài học để lựa chọn trò chơi cho phù hợp
với tiết dạy. Hướng dẫn thể lệ, cách thực hiện trò chơi (tuỳ thuộc vào từng trò chơi để
đưa ra luật chơi).
- Học sinh: Nắm chắc thể lệ trò chơi do giáo viên đưa ra để tuân thủ thực hiện
một cách nghiêm ngặt và đúng quy tắc. Nếu là trò chơi mang tính chất tập thể thì đòi
hỏi mỗi thành viên phải có tinh thần trách nhiệm và ý thức cao khi tham gia chơi.

b. Ví dụ: Văn bản Làng (Ngữ Văn 9, Tập 1)
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lại các kiến thức đã có về ca dao và tục ngữ Việt Nam;
những bài thơ tạo hứng thú cho học sinh với bài học mới.
b. Phương pháp/kỹ thuật dạy học: nhóm.
c. Phương tiện: Phiếu học tập.
d. Tiến trình hoạt động:
* Bước 1. Giao nhiệm vụ


- Tổ chức trò chơi: Chia lớp thành 3 đội yêu cầu mỗi đội trong vòng 5 phút tìm những
câu tục ngữ hoặc ca dao, hoặc những bài thơ có từ “làng”. Đội nào tìm được nhiều câu
thì đội đó thắng.
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi dưới sự quan sát, định hướng của giáo
viên.
* Bước 3. Báo cáo kết quả
- GV chia bảng làm 3 phần, mời đại diện của các nhóm ở mỗi dãy lên ghi trên bảng
như:
- “Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng
Bên bờ vải nhãn hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng”
(Ca dao)
- “Làng ta ở tận làng ta
Mấy năm một bận con xa về làng
Gốc cây, hòn đá cũ càng,
Trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm nay
Cha ta cầm cuốc trên tay,
Nhà ta xơ xác hơn ngày xa xưa
Lưng trần bạc nắng thâm mưa

Bụng nhăn lép kẹp như chưa có gì”
(Về làng, Nguyễn Duy)
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng


Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
(Quê hương, Tế Hanh)
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay…
(Hạt gạo làng ta, Trần Đăng Khoa)
* Bước 4. Đánh giá, chốt kiến thức
- Giáo viên đánh giá hoạt động của học sinh; từ phần trả lời của học sinh để dẫn dắt
tạo nên tình huống có vấn đề để định hướng vào bài. Hình ảnh làng quê với cây đa,
bến nước, sân đình … gắn bó sâu nặng với bao người. Tình yêu đối với làng quê càng
chân thực và sâu nặng hơn khi đặt người dân vào những tình huống éo le. Đó chính là
sức hấp dẫn của truyện ngắn “Làng”
Giải pháp 3: Hoạt động trải nghiệm, liên hệ thực tế
a. Yêu cầu

Kết hợp thực tế có nghĩa là kết hợp thực tế giữa học sinh - giáo viên - phụ
huynh, là kết hợp giữa thực tế học tập - cuộc sống - xã hội. Kết hợp thực tế sẽ giúp
cho hoạt động dạy học thân thiết hơn, gần gũi và khoáng đạt hơn. Dùng phương pháp


này chỉ là cái “cớ” để dẫn vào bài học, vừa làm phong phú nội dung dạy học, vừa phát
huy tính tích cực ở học sinh và tính chỉ dẫn của người dạy.
b. Ví dụ: Văn bản Làng (Ngữ Văn 9, Tập 1)
a. Mục tiêu: Giúp học sinh từ trải nghiệm thực tiễn của bản thân trong đời sống; vận
dụng kiến thức bài học mới cho học sinh; tạo hứng thú cho học sinh với bài học mới.
b. Phương pháp/kỹ thuật dạy học: liên hệ thực tiễn đời sống.
c. Phương tiện: Màn hình ti vi
d. Tiến trình hoạt động
* Bước 1. Giao nhiệm vụ
Nếu được “khoe” làng quê của mình đang sống, em sẽ “khoe” với mọi người
điều gì?
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi dưới sự quan sát, định hướng của giáo
viên.
* Bước 3. Báo cáo kết quả
- HS trình bày sự liên hệ của bản thân mình với tình cảm với làng quê.
* Bước 4. Đánh giá, chốt kiến thức
- Giáo viên đánh giá hoạt động của học sinh; từ phần trả lời của học sinh để dẫn dắt.
Mỗi chúng ta ai cũng có một tình yêu đối với làng quê của mình bằng tình cảm
nhớ nhung da diết, bằng sự gắn bó thiết tha đối với quê nhà. Đối với người nông dân
chất phác thì tình cảm với làng quê, thôn xóm là tình cảm tự trong tim, ngấm sâu vào
máu thịt. Đó là nỗi nhớ da diết của một con người cả đời gắn bỏ sâu nặng với mảnh
đất nơi mình sinh ra, lớn lên. Cái làng đã trở thành nguồn vui sống của họ. Chính vì
thế, bên cạnh hình ảnh những chiến sĩ trực tiếp chiến đấu trên mặt trận chống Pháp
còn có những con người hi sinh lặng thầm nơi hậu phương đế góp phần vào thắng lơi



của kháng chiến. Đó là những người nông dân có lòng yêu nước thiết tha, bình dị, sâu
sắc mà các em sẽ được tìm hiểu qua truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
Giải pháp 4: Nêu câu hỏi
a. Yêu cầu
Nêu câu hỏi có hai loại: Loại câu hỏi thiết vấn (thiết lập câu hỏi để tự trả lời)
và loại câu hỏi đề vấn (nêu câu hỏi để học sinh trả lời). Nội dung câu hỏi có thể nêu ra
từ những mặt khác nhau, góc độ khác nhau nhưng chỉ cần phù hợp với nội dung bài
học là được. Đây là phương pháp khởi động đơn giản được sử dụng rất phổ biến trong
quá trình giảng dạy.
b. Ví dụ: Văn bản Lặng lẽ Sa Pa (Ngữ Văn 9, tập 1)
a. Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi do GV gợi mở; Tìm
ra những nội dung chưa biết để từ đó bổ sung kiến thức bài học mới cho học sinh; tạo
hứng thú cho học sinh với bài học mới.
b. Phương pháp/kỹ thuật dạy học: hoạt động cá nhân.
c. Phương tiện: Màn hình ti vi.
d. Tiến trình hoạt động
* Bước 1. Giao nhiệm vụ
- GV: Em đã từng có dịp nào đến Sa Pa chưa? Em biết gì về Sa Pa?

* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ


- Học sinh hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi dưới sự quan sát, định hướng của giáo
viên.
* Bước 3. Báo cáo kết quả
- HS trình bày hiểu biết qua việc trả lời câu hỏi
* Bước 4. Đánh giá, chốt kiến thức: Giáo viên đánh giá hoạt động của học sinh; từ
phần trả lời của học sinh để dẫn dắt tạo nên tình huống có vấn đề để định hướng vào

bài.
Giáo viên thiết vấn: Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của
Sa Pa, những vẻ đẹp huyền ảo. Sa Pa, nơi mà nhắc đến tên, người ta đã nghĩ đến
chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo lắng cho đất nước. Họ là những
con người như thế nào?
Học sinh mang theo thắc mắc vào học tập, phân tích, tìm hiểu những thắc mắc
để tìm đến lẽ phải có tính mục đích rõ ràng khiến cho kiến thức vững vàng và khắc
sâu ở các em hơn. Tuy nhiên, khi giáo viên nêu câu hỏi cần lưu ý đó là những kiến
thức quen thuộc với học sinh, đáp án đưa ra là duy nhất. Có như thế khi giải đáp thắc
mắc sẽ có tính nhất quán và mục đích dẫn tới bài học sẽ hoàn hảo.
Giải pháp 5: Sử dụng hình ảnh trực quan
Sử dụng đồ dùng trực quan trong tổ chức dạy học phần khởi động chủ yếu là
tranh ảnh và những đoạn phim tư liệu.
(1). Sử dụng tranh ảnh minh họa
a. Yêu cầu
Sử dụng tranh ảnh minh họa là phương pháp khá phổ biến trong giảng dạy các
môn khoa học tự nhiên và các môn Địa lí, Sinh học, Lịch sử,…Còn dạy học Ngữ Văn
thì dựa vào văn bản là chủ yếu, hiếm khi sử dụng vật mẫu hay tranh ảnh minh họa. Vì
thế, khi sử sụng tranh ảnh minh họa học sinh sẽ có được những cảm nhận mới mẻ khi
tiếp cận văn bản. Đây là một biện pháp hỗ trợ dạy học không thể thiếu trong giảng


dạy nói chung. Biện pháp này có thể thay cho khởi động để tạo cảm giác chân thực,
tăng thêm tính rõ ràng, tính sinh động khi thuyết giảng.
b. Ví dụ: Văn bản Lặng lẽ Sa Pa (Ngữ Văn 9, tập 1).
a. Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi do GV gợi mở; Tìm
ra những nội dung chưa biết để từ đó bổ sung kiến thức bài học mới cho học sinh; tạo
hứng thú cho học sinh với bài học mới.
b. Phương pháp/kỹ thuật dạy học: hoạt động cá nhân.
c. Phương tiện: Màn hình ti vi.

d. Tiến trình hoạt động
* Bước 1. Giao nhiệm vụ
- GV: yêu cầu HS quan sát những bức tranh sau trên màn hình. Quan sát các bức
tranh, em nào cho cô biết hình ảnh trên gợi cho em những ấn tượng gì?

Ngũ Chỉ Sơn


* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Hình ảnh những ngon núi cao, cuộc sống đầy khó khăn, gian khó.
* Bước 3. Báo cáo kết quả


- HS trình bày hiểu biết qua việc trả lời câu hỏi
* Bước 4. Đánh giá, chốt kiến thức
- Giáo viên đánh giá hoạt động của học sinh; từ phần trả lời của học sinh để dẫn dắt
tạo nên tình huống có vấn đề để định hướng vào bài.
- GV: Đây là hình ảnh những ngọn núi cao ở tỉnh Lào Cai – nơi chứng kiến cuộc gặp
gỡ tình cờ của mấy người khách trên chuyến xe lên Sa Pa với anh thanh niên làm
công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Để rồi từ đó vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của
những con người nơi đây có sức lan tỏa mạnh mẽ đến người đọc.
(2). Sử dụng video
a. Yêu cầu
Sử dụng các đoạn video là một loại dạy học trực quan đem lại hiệu quả tích cực
trong dạy học. Từ các đoạn phim được xem HS sẽ được bổ trợ kiến thức, khơi gợi sự
hứng thú khi tìm hiểu những kiến thức mới.
b. Ví dụ: Văn bản Những ngôi sao xa xôi (Ngữ Văn 9, tập 2).
a. Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi do GV gợi mở; Tìm
ra những nội dung chưa biết để từ đó bổ sung kiến thức bài học mới cho học sinh; tạo
hứng thú cho học sinh với bài học mới.

b. Phương pháp/kỹ thuật dạy học: hoạt động cá nhân.
c. Phương tiện: Màn hình ti vi.
d. Tiến trình hoạt động
* Bước 1. Giao nhiệm vụ
HS xem một đoạn phim tư liệu về con đường Trường Sơn huyền thoại.
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS xem một đoạn phim.
* Bước 3. Báo cáo kết quả


- HS trình bày hiểu biết qua việc trả lời câu hỏi và trình bày những nhận xét của
em về một con đường huyền thoại mang tên Đường Trường Sơn.
* Bước 4. Đánh giá, chốt kiến thức
- Giáo viên đánh giá hoạt động của học sinh; từ phần trả lời của học sinh để dẫn dắt
tạo nên tình huống có vấn đề để định hướng vào bài.
- GV: Đường Trường Sơn hay “đường mòn” Hồ Chí Minh là mạng lưới giao thông
quân sự chiến lược chạy từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam, đi qua miền Trung, hạ
Lào và Campuchia. Hệ thống giao thông này đóng vai trò cung cấp binh lực, lương
thực và vũ khí khí tài để chi viện cho quân giải phóng miền Nam và Quân đội nhân
dân Việt Nam trong suốt 16 năm (1959 - 1975) của thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Đây
là con đường còn được những người lính trong cuộc chiến gọi là “Tuyến lửa”, được
quân đội Mỹ coi là “một trong những thành tựu vĩ đại của nền kỹ thuật quân sự ở thế
kỷ XX”.
2.2.3. Kết quả sau khi áp dụng đề tài
Kết quả khảo sát
Sau khi áp dụng đề tài, tôi đã thực hiện bài khảo sát HS trên phiếu điều tra đối
với 116 HS khối lớp 9 như sau:
Nội dung khảo sát

Số lượng


Tỉ lệ

- Mức độ cao.

72

62,0

- Mức độ trung bình

34

29,3

- Mức độ thấp

10

8,6

Tổ chức kể chuyện.

20

17,2

Tổ chức trò chơi

33


28,4

Hoạt động trải nghiệm, liên hệ thực tế.

18

15,5

Nêu câu hỏi.

12

10,3

1. Em có chuẩn bị muốn được tham gia vào các hoạt động
khởi động không?

2. Hình thức khởi động nào em thích nhất.


Sử dụng hình ảnh trực quan.

33

28,4

116

100


0

0

3. Nếu khởi động tạo cho em sự tò mò, em có muốn tìm
hiểu bài học để giải đáp vấn đề không?

Không
Đối với học sinh
Về kiến thức: Học sinh nắm được các thông tin chủ chốt về tác giả, hoàn cảnh
ra đời tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn lớp 9. Nắm
được giá trị nội dung chính của tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam
Về kĩ năng: Học sinh bước đầu rèn luyện được kĩ năng giải quyết các vấn đề
khi đọc - hiểu các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam theo đúng trình tự các thao tác
phát hiện, tìm phương án giải quyết và giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó HS còn rèn
luyện kĩ năng hợp tác, kĩ năng thảo luận, thuyết trình, bước đầu tiến hành điều hành
khá tốt hoạt động vấn đáp sau trình bày.
Về tinh thần thái độ học tập: Học sinh hào hứng với các hình thức khởi động,
từ hoạt động học tập cá nhân đến hoạt động nhóm. Nhiều em tỏ ra khá mạnh dạn, tự
tin trong việc phản biện, chất vấn các vấn đề đặt ra. Giả thuyết mà các em nêu ra rất
sinh động, vượt qua dự đoán của GV.
Đối với giáo viên
Về kiến thức: giáo viên định hướng đúng trọng tâm bài dạy, những vấn đề cần
thiết phải giải quyết trong một tiết dạy 45 phút và những vấn đề có thể gợi mở cho
học sinh tìm hiểu thêm truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn lớp 9.
Do vậy khá tự tin và thoải mái trong tiến trình bài dạy.
Về phương pháp: giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học theo
đúng đặc trưng bộ môn Ngữ Văn. Tổ chức đầy đủ, đảm bảo các hình thức dạy học để
phát huy năng lực của học sinh. Chú ý phát huy các năng lực chung và năng lực tổng

quát của bộ môn như năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực thẩm mỹ mà chủ yếu là
cảm thụ văn học là những năng lực đặc thù, trong đó năng lực sử dụng ngôn ngữ để


giao tiếp trong sự kết hợp với các năng lực tư duy, năng lực tưởng tượng và sáng tạo,
năng lực hợp tác, năng lực tự học. Bước đầu giúp học sinh thực hiện các thao tác khởi
động phù hợp và có hiệu quả khi dạy học truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình
Ngữ Văn lớp 9.

3. Phần kết luận
3.1. Ý nghĩa của đề tài
Ngữ văn là môn học công cụ, mang tính nhân văn. Các đặc trưng này thể hiện
qua những mục tiêu cơ bản của nó và cách tiếp cận những mục tiêu đó. Môn Ngữ văn


giúp học sinh phát triển các năng lực và phẩm chất tổng quát và đặc thù, góp phần
thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông nói chung. Năng lực tư duy,
năng lực tưởng tượng và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự học là những năng
lực tổng quát, liên quan đến nhiều môn học. Năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực
thẩm mỹ mà chủ yếu là cảm thụ văn học là những năng lực đặc thù, trong đó năng lực
sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và tư duy đóng vai trò hết sức quan trọng trong học tập
của HS và công việc của các em trong tương lai, giúp các em nâng cao chất lượng
cuộc sống. Đồng thời với quá trình giúp HS phát triển các năng lực tổng quát và đặc
thù, môn Ngữ văn có sứ mạng giáo dục tình cảm và nhân cách cho người học.
Có rất nhiều cách thức để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của
học sinh khi tổ chức hoạt động khởi động, song đối với riêng cá nhân tôi để tổ chức
hoạt động khởi động đạt hiệu quả khi dạy học phần truyện Việt Nam hiện đại trong
chương trình Ngữ Văn lớp 9, tôi đã áp dụng các giải pháp cơ bản sau:
Giải pháp 1: Tổ chức kể chuyện.
Giải pháp 2: Tổ chức trò chơi

Giải pháp 3: Hoạt động trải nghiệm, liên hệ thực tế.
Giải pháp 4: Nêu câu hỏi.
Giải pháp 5: Sử dụng hình ảnh trực quan.
3.1.1. Đối với học sinh
Khi xác định được trọng tâm dạy - học như vậy, kết hợp với việc áp dụng các
phương pháp khởi động như trên. Bước đầu, cả người dạy và người học khi bắt đầu
một tiết học Ngữ văn đã phá bỏ được sự nhàm chán, uể oải khi tiếp cận văn bản.
Học văn trước hết là để hiểu văn, biết cảm thụ, phân tích văn. Sau đó là hiểu
đời, rút ra được bài học sâu xa về cuộc sống để có cách sống đẹp. Vì vậy dưới sự dẫn
dắt của giáo viên, các em phải tham gia phân tích tác phẩm một cách chủ động, tích
cực, tự giác với niềm hăng say thật sự qua hệ thống câu hỏi giáo viên đưa ra hoặc có


thể tự mình nêu vấn đề và trình bày ý kiến cảm nhận vào một chi tiết truyện, một nhân
vật truyện. Các ý kiến đó có thể đánh giá cái hay cái đẹp và cả những hạn chế nữa.
Hầu hết các em nắm được tham gia vào hoạt động khởi động của một tiết học.
Đặc biệt là tạo được tâm thế học tập học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ
học tập, hứng thú học bài mới. Trên cơ sở các hoạt động do giáo viên tổ chức các em
sẽ huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến vấn đề xuất hiện;
làm bộc lộ "cái" học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp
học sinh nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết thông qua hoạt động này. Từ đó, giúp
học sinh suy nghĩ và bộc lộ những quan niệm của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học
tập.
Bước đầu các em đã kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ
năng với thái độ, tình cảm, nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt
động học trong bối cảnh nhất định. Một số em đã sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố
về kiến thức và kĩ năng được thể hiện thông qua hoạt động của cá nhân nhằm liên hệ
thực tiễn vấn đề trong cuộc sống.
Một số học sinh yếu kém bước đầu đã có hứng thú hơn khi giáo viên giao bài
tập trên lớp cũng như ở nhà để chuẩn bị cho phần khởi động tiết học. Các em đã chủ

động và tích cực hơn trong giờ học từ đầu đến cuối, tận dụng mọi thời gian để tìm tòi
và phát hiện kiến thức, do đó trong khâu kiểm tra đã đạt được nhiều kết quả khả quan
hơn.
3.1.2. Đối với giáo viên
Giáo viên đã truyền được niềm đam mê và hứng thú học tập cho các em. Bên
cạnh đó chính người dạy đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía học sinh, kêt
thúc mỗi tiết dạy bao giờ cũng là những câu hỏi ngoài lề, liên hệ thực tế. Vậy nên, quá
trình dạy học trên lớp chỉ gói gọn trong vòng 45 phút, khiến cả người dạy - người học
cảm thấy rất ngắn, tiết học trôi qua rất nhanh, trọng tâm kiến thức được truyền đạt,
đồng thời hình thành kĩ năng sống, giao tiếp và học tập cho học sinh. Đây chính là


×