Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Hủy hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng theo công ước vienna 1980

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.63 KB, 56 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 2
3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu của đề tài ............................................................ 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4
5. Kết cấu khóa luận ................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỦY HỢP ĐỒNG TRƢỚC THỜI HẠN THỰC
HIỆN NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG THEO CÔNG ƢỚC VIÊN 1980............................... 6
1.1 Khái niệm về hủy hợp đồng trƣớc thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng....... 6
1.2 Hệ quả pháp lý khi áp dụng biện pháp hủy hợp đồng trƣớc thời hạn thực
hiện nghĩa vụ hợp đồng................................................................................................... 11
1.3 Nghĩa vụ thông báo khi áp dụng biện pháp hủy hợp đồng trƣớc thời hạn
thực hiện nghĩa vụ hợp đồng .......................................................................................... 14
1.3.1 Thời hạn thông báo ....................................................................................... 15
1.3.2 Hình thức thông báo ..................................................................................... 16
1.3.3 Nội dung thông báo....................................................................................... 17
1.4 Phân biệt biện pháp hủy hợp đồng trƣớc thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp
đồng với biện pháp tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trƣớc thời hạn thực
hiện nghĩa vụ hợp đồng................................................................................................... 22
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................................ 27


CHƢƠNG 2 CĂN CỨ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP HỦY HỢP ĐỒNG TRƢỚC THỜI
HẠN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG THEO CÔNG ƢỚC VIÊN 1980 –
LIÊN HỆ PHÁP LUẬT VIỆT NAM ............................................................................. 28
2.1 Căn cứ áp dụng biện pháp hủy hợp đồng trƣớc thời hạn thực hiện nghĩa vụ
hợp đồng theo Công ƣớc Viên 1980 ............................................................................... 28
2.1.1 Khả năng một bên sẽ gây ra vi phạm cơ bản................................................ 28
2.1.2 Một bên tuyên bố sẽ không thực hiện hợp đồng ........................................... 39
2.2 Pháp luật Việt Nam về biện pháp hủy hợp đồng trƣớc thời hạn thực hiện


nghĩa vụ hợp đồng ........................................................................................................... 42
2.2.1 Một số hạn chế của pháp luật Việt Nam về quy định hủy hợp đồng trước
thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng ................................................................... 42
2.2.2 Đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quy định hủy hợp đồng trước
thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng ................................................................... 48
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................................ 50
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 52


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Luật Thương mại được Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/06/2005
và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, thay thế Luật Thương mại năm 1997.
Trải qua hơn 12 năm, LTM 2005 đã góp phần to lớn vào sự ổn định và phát triển của
hoạt động thương mại, điều chỉnh, khắc phục những hạn chế, thiếu sót của LTM 1997.
Cùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại, các hoạt động
của thương nhân ngày càng đa dạng, phong phú. Một trong những yếu tố quan trọng
nhất trong thương mại là hợp đồng, đây có thể được xem là cội nguồn của những hoạt
động thương mại.
Tuy nhiên, không phải lúc nào các bên trong hợp đồng đều nghiêm túc thực hiện
những nghĩa vụ của mình được giao kết trong hợp đồng. Do đó, LTM trao cho các chủ
thể trong hợp đồng, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm có quyền áp dụng
các biện pháp, chế tài khác nhau nhằm đảm bảo quyền lợi của mình. Trên thực tế, việc
nhận diện hành vi vi phạm của một bên đôi khi không dễ dàng, cụ thể là khi một bên tỏ
ra không thiện chí hoặc không có khả năng trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình khi
đến hạn, tức là trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Theo LTM 2005, thì đây không phải
là một hành vi vi phạm. Chính vì thế, bên còn lại không có quyền áp dụng các chế tài
thương mại, đặc biệt là chế tài hủy hợp đồng để giải phóng nghĩa vụ của mình trong
hợp đồng, giảm thiểu được rủi ro và thiệt hại phải gánh chịu.

Với mục tiêu thống nhất luật pháp quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa, Công
ước Viên 1980 là một thành tựu to lớn trong việc nỗ lực hài hòa hóa các hệ thống luật
trên thế giới. Việt Nam đã là thành viên thứ 84 của Công ước Viên và Công ước chính
thức có hiệu lực ở Việt Nam từ ngày 01/01/2017. Đây là một bước tiến vượt bậc trong
quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam, tạo sự thuận lợi cho các thương
nhân trong nước tiếp cận với một nguồn luật tiến bộ và được áp dụng rộng rãi, đặc biệt
là các nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới. Những quy định tiến bộ và hài
hòa của Công ước Viên đã được các nước thành viên vận dụng và đem lại những lợi
ích to lớn trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại. Đối với vấn đề pháp lý nêu
trên, tại Điều 72 CISG đã tạo cơ hội cho một bên có quyền áp dụng chế tài hủy hợp
1


đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ để giảm thiểu tối đa các thiệt hại của mình do
bên kia có khả năng vi phạm hợp đồng khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ.
Nhằm làm rõ những quy định của Công ước Viên về vấn đề hủy hợp đồng trước thời
hạn, và có cái nhìn tổng thể giữa pháp luật Việt Nam với Công ước Viên. Người viết
chọn đề tài “Hủy hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng theo Công
ước Viên 1980” làm đề tài Khóa luận của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của Khóa luận là phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn
liên quan đến các quy định về chế tài hủy hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
theo Công ước Viên và so sánh với pháp luật Việt Nam cũng như các văn bản pháp lý
quốc tế khác. Khóa luận làm rõ các quy định của Công ước Viên và có những kiến nghị
bổ sung pháp luật Việt Nam về chế tài hủy hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ.
Qua đó, góp phần hài hòa hóa pháp luật Việt Nam với các văn bản pháp lý quốc tế, đặc
biệt là Công ước Viên. Mặt khác, tạo hành lang pháp lý thuận lợi và dễ áp dụng cho
các doanh nghiệp Việt Nam trong giao kết và thực hiện hợp đồng, cho các cơ quan giải
quyết tranh chấp của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế.

Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập Công ước Viên đã có nhiều đề tài, công trình
nghiên cứu liên quan đến các quy định của Công ước Viên nói chung và chế tài hủy
hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ nói riêng, cụ thể:
Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Võ Sỹ Mạnh, Trường Đại học Luật TP.HCM
“Vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt
Nam”. Luận án này có nghiên cứu khái quát về khái niệm và các đặc điểm của chế tài
vi phạm dự đoán trước.

2


Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Đặng Anh Tú, Trường Đại học Kinh tế
TP.HCM “Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trước thời hạn theo công ước Viên
1980 - so sánh và định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam”
Luận văn Thạc sĩ: “Vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, sự
cần thiết phải điều chỉnh trong pháp luật về Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Trọng.
Bài viết “Nghiên cứu so sánh pháp luật hợp đồng Việt Nam, CISG và PICC về vấn
đề vi phạm hợp đồng trước hạn” của tác giả Ths Nguyễn Trung Nam.
Bài viết “Một số vấn đề về hủy hợp đồng do vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời
hạn thực hiện nghĩa vụ” của nhóm tác giả Ths Đặng Huỳnh Thiên Vy, Nguyễn Xuân
Mỹ Hiền.
Đây là những tài liệu tham khảo có giá trị, bổ ích giúp người viết Khóa luận hiểu rõ
hơn và có hướng nghiên cứu chính xác về chế tài hủy hợp đồng trước thời hạn.
3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
3.1 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Khóa luận tập trung vào việc phân tích chế tài hủy hợp đồng trước thời
hạn thực hiện nghĩa vụ theo Công ước Viên 1980 (Điều 72) và liên hệ với pháp luật
Việt Nam. Theo tên gọi của Công ước Viên là Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp

Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, do đó, phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ
tập trung vào chế tài hủy hợp đồng trước thời hạn đối với hợp đồng mua bán hàng hóa
nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng phạm vi nghiên cứu của Khóa luận không nghiên
cứu về chế tài hủy hợp đồng do một bên có hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện
hợp đồng và các loại chế tài khác áp dụng cho hợp đồng không phải là hợp đồng mua
bán hàng hóa.
Về không gian: Khóa luận phân tích thực tiễn các án lệ, bản án, phán quyết của Tòa
án và Trọng tài của các nước là thành viên Công ước Viên 1980.

3


Về thời gian: Khóa luận lấy số liệu, thông tin từ năm 1988 – năm Công ước Viên có
hiệu lực cho đến nay.
3.2 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Khóa luận là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan
đến chế tài hủy hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Cụ thể là khả
năng một bên trong hợp đồng vi phạm cơ bản nghĩa vụ của mình khi đến thời hạn thực
hiện nghĩa vụ, và quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục để áp dụng chế tài hủy hợp
đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ.
Ngoài ra, Khóa luận còn nghiên cứu các án lệ, bản án, phán quyết của Tòa án, Trọng
tài của một số quốc gia thành viên Công ước Viên 1980 và bao gồm cả những hạn chế,
thiếu sót của pháp luật Việt Nam về chế tài hủy hợp đồng trước thời hạn thực hiện
nghĩa vụ so với các quy định của Công ước Viên.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được áp dụng để tìm hiểu,
phân tích các khái niệm, ý nghĩa của các đối tượng nghiên cứu.
Phƣơng pháp so sánh: Phương pháp này cung cấp cho người đọc một góc nhìn
tổng thể giữa các văn bản pháp luật từ các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra

những điểm giống cũng như khác nhau và có sự so sánh ưu nhược điểm của nó.
Phƣơng pháp liệt kê: Phương pháp này trình bày những án lệ, bản án, phán quyết
của Tòa án, Trọng tài nhằm làm rõ thêm các đối tượng nghiên cứu.
Ngoài các phương pháp nêu trên, người viết còn sử dụng các phương pháp trong
nghiên cứu khoa học khác nhằm cung cấp những thông tin cho người đọc được rõ ràng
hơn.

4


5. Kết cấu khóa luận
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Khóa luận gồm 2
Chương:
Chương 1. Tổng quan về hủy hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
theo Công ước Viên 1980
Chương 2. Căn cứ áp dụng biện pháp hủy hợp đồng trước thời hạn theo Công ước Viên
1980 – Liên hệ pháp luật Việt Nam

5


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỦY HỢP ĐỒNG TRƢỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN
NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG THEO CÔNG ƢỚC VIÊN 1980
1.1

Khái niệm về hủy hợp đồng trƣớc thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng

Theo từ điển chuyên ngành Luật, Hợp đồng (contract) được hiểu là một thỏa thuận
với các điều khoản cụ thể giữa hai hoặc nhiều người hoặc tổ chức, trong đó có một lời

hứa để làm một điều gì đó để đổi lại một lợi ích có giá trị.1
Khi hợp đồng được xác lập hợp pháp thì nó được xem như là “luật” của các bên và
kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực các bên phải có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng trên
cơ sở nguyên tắc thiện chí, trung thực. Các bên phải đảm bảo thực hiện một cách tốt
nhất nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng
phát sinh những yếu tố khách quan cũng như chủ quan khiến một bên không thực hiện,
thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã giao kết trong hợp
đồng được gọi là hành vi vi phạm hợp đồng.
Hành vi vi phạm hợp đồng của một bên sẽ làm phát sinh cho bên kia quyền được bồi
thường thiệt hại, ngoài ra còn có các biện pháp khắc phục chuyên biệt hơn như là
quyền từ chối nhận hàng của người mua và quyền từ chối giao hàng của người
bán. Trong pháp luật các quốc gia, các biện pháp này có thể được gọi là “từ chối”,
“thu hồi chấp nhận”, “tránh”, “chấm dứt” hoặc “hủy”. Trong Công ước Viên (Điều
49 và Điều 64) đặc quyền của một bên không thực hiện hợp đồng vì vi phạm của bên
kia được gọi là “hủy hợp đồng”.2
Hủy hợp đồng là một trong những chế tài nghiêm khắc nhất của pháp luật trao cho
các bên trong quan hệ hợp đồng khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Hủy hợp đồng dẫn
đến những hậu quả rất nặng nề cho cả hai bên. Tuy nhiên nó là chế tài cần thiết để bảo
vệ quyền lợi của bên bị vi phạm trước hành vi vi phạm hợp đồng của bên còn lại.

1

truy cập lần cuối ngày 12/10/2018
John O. Honnold, “Uniform Law for International Sales under the 1980 United Nations Convention”, 3rd ed.
(1999), pages 204-212
2

6



Hành vi vi phạm hợp đồng có thể xảy ra trước thời hạn (vi phạm dự đoán trước)
hoặc khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng (vi phạm thực tế). Xuất phát từ nguyên tắc
hợp đồng là “luật” của các bên trong hợp đồng, các bên có thể tự do thỏa thuận nghĩa
vụ hợp đồng được thực hiện vào một thời điểm cụ thể và phải chịu sự ràng buộc về
thỏa thuận ấy. Các bên phải thể hiện sự thiện chí trong việc thực hiện hợp đồng và
không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu không thuộc những trường hợp
đã thoả thuận trước hoặc luật có quy định.
Nếu tới thời hạn phải thực hiện hợp đồng mà bên có nghĩa vụ có hành vi vi phạm
hợp đồng thì đây được xem là một “vi phạm hợp đồng thực tế”. Trong trường hợp
chưa đến thời hạn thực hiện hợp đồng nhưng một bên có đủ căn cứ để chứng minh bên
kia sẽ không có khả năng thực hiện hợp đồng khi đến hạn hoặc có những hành vi làm
cho bên kia mất niềm tin về việc thực hiện hợp đồng và kết luận có một sự vi phạm
hợp đồng trong tương lai được gọi là “vi phạm hợp đồng dự đoán trước”. Sự vi phạm
hợp đồng tuy chưa xảy ra về mặt thực tế, nhưng nếu buộc phải chờ đến khi có vi phạm
thực tế xảy ra thì thiệt hại sẽ lớn hơn rất nhiều. Để đảm bảo quyền lợi của mình, bên có
khả năng bị thiệt hại có quyền thực hiện những chế tài cần thiết để hạn chế thiệt hại
xảy ra, bao gồm cả chế tài hủy hợp đồng.
Học thuyết vi phạm dự đoán trước khởi nguồn từ án lệ Hochster v De La Tour
(1853)3, đây là một phán quyết mang tính bước ngoặt của Luật Hợp đồng Anh trong
trường hợp vi phạm hợp đồng dự đoán trước. Nội dung vụ kiện có thể tóm tắt như sau:
De La Tour đã ký kết một thỏa thuận để thuê ông Hochster để làm hướng dẫn viên du
lịch và đi cùng họ ở châu Âu vào ngày 01 tháng 06 năm 1852. Vào ngày 11 tháng 05
năm 1852, De La Tour đã viết cho Hochster thông báo rằng họ không còn cần dịch vụ
của ông nữa. Vào ngày 22 tháng 05 năm 1852, Hochster đã khởi kiện lên Tòa với lí do
là việc hủy hợp đồng của De La Tour là vi phạm hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt
hại. De La Tour lập luận rằng Hochster vẫn có nghĩa vụ phải sẵn sàng thực hiện nghĩa
vụ khi đến thời hạn, và không thể đưa ra một hành động trước ngày hợp đồng bắt đầu.
Vấn đề pháp lý được đặt ra ở đây là (1) Liệu một bên có được từ chối thực hiện thỏa
thuận trước ngày bắt đầu thực hiện nghĩa vụ hay không? Và (2) Liệu hành vi vi phạm
này có thể hành động trước ngày hợp đồng bắt đầu hay không?

3

truy cập lần cuối 13/12/2018

7


Thứ nhất, Tòa án cho rằng khi một hợp đồng cung cấp lời hứa cho nghĩa vụ trong
tương lai, một bên từ chối thực hiện thỏa thuận, xem như là từ bỏ hợp đồng, và phải
chịu trách nhiệm về vi phạm hợp đồng. Hơn nữa, một hợp đồng cho nghĩa vụ trong
tương lai tạo thành một lời hứa ngụ ý rằng, trong khi chờ đợi, không bên nào sẽ làm
tổn hại đến sự thực hiện của lời hứa đó.
Thứ hai, trên cơ sở đó, Tòa án bác bỏ lập luận của bị đơn rằng bên kia phải sẵn sàng
thực hiện hợp đồng cho đến sau ngày bắt đầu, do đó ngăn cản anh ta thực hiện việc
khởi kiện trước thời hạn. Tòa án cho rằng việc từ bỏ hợp đồng thực hiện trong tương
lai của một bên ngay lập tức giải phóng nghĩa vụ của bên kia để thực hiện hợp đồng, do
đó không có lý do gì để yêu cầu người kia chờ đến hạn thực hiện nghĩa vụ trước khi
tìm cách giải quyết tốt hơn. Vì vậy, việc vi phạm hợp đồng bằng cách từ bỏ thực hiện
nghĩa vụ trong tương lai ngay lập tức làm cho bên chịu trách nhiệm về một hành động
gây thiệt hại cho bên bị thiệt hại. Tòa án đã ra phán quyết cho nguyên đơn (Hochster).
Từ án lệ đó, thuật ngữ “vi phạm dự đoán trước” (anticipatory breach) đã được lan tỏa
đến các nước theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ.
Vi phạm dự đoán trước là một thuật ngữ trong Luật hợp đồng mô tả tuyên bố của
bên giao kết trong hợp đồng mà họ không có ý định thực hiện nghĩa vụ của mình theo
hợp đồng khi đến hạn. Một bên được coi là hủy hợp đồng khi họ chứng minh sự thiếu
tự nguyện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của bên kia. Việc vi
phạm hợp đồng của một bên (bên có khả năng vi phạm) sẽ cho phép bên kia (bên có
khả năng bị vi phạm) chọn cách hủy hợp đồng. Điều này dựa trên ý định khách quan,
tức là lời nói hay hành vi của bên có khả năng vi phạm.4 Sự không sẵn sàng hoặc
không có khả năng thực hiện một điều kiện này phải tước đi toàn bộ lợi ích mà họ sẽ

nhận được nếu thực hiện nghĩa vụ còn lại hợp đồng.5 Khi một sự kiện như vậy xảy ra,
bên thực hiện hợp đồng sẽ không có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy
nhiên, lời tuyên bố hủy hợp đồng có thể được rút lại khi bên có khả năng vi phạm cung
cấp đảm bảo khả năng thực hiện hợp đồng. Việc rút lại lời hủy hợp đồng sẽ khôi phục
nghĩa vụ của các bên thực hiện trong hợp đồng.

4

Universal Cargo Carriers Corp v Citati [1957] 2 QB 401 ; See also Carr v JA Berriman Pty Ltd [1953] HCA
31, (1953) 89 CLR 327, High Court (Australia); Laurinda Pty Ltd v Capalaba Park Shopping Centre Pty Ltd
[1989] HCA 23, (1989) 166 CLR 623 at p647, High Court (Australia).
5
Progressive Mailing House v Tabali [1985] HCA 14, , (1985) 157 CLR 17, High Court (Australia).

8


Một lý do khác cho học thuyết vi phạm dự đoán trước dựa trên việc vi phạm một
điều khoản ngụ ý khả năng thực hiện trong tương lai: “Một lời cam kết cơ bản được
quy định trong mọi hợp đồng là không bên nào sẽ từ chối nghĩa vụ của mình theo hợp
đồng, cho dù là thời gian thực hiện hợp đồng đã đến hay chưa”.6 Một sự vi phạm dự
đoán trước cũng xảy ra khi một bên có lí do để tin rằng bên kia sẽ không thực hiện hay
không cung cấp những đảm bảo hợp lý về khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Nếu
các đảm bảo hợp lý như vậy không được đưa ra, nó sẽ cấu thành một sự vi phạm dự
đoán, từ đó cho phép bên có khả năng bị vi phạm có các biện pháp khắc phục khác
nhau, bao gồm cả hủy hợp đồng. Tuy nhiên, vi phạm dự đoán trước chỉ áp dụng cho
một hợp đồng song vụ với các nghĩa vụ không được thực hiện ở cả hai bên.
Trong CISG, hủy hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được quy
định tại Chương V, Mục 1, Điều 72. Theo đó, Công ước quy định: “Nếu trước ngày
quy định cho việc thực hiện hợp đồng mà thấy hiển nhiên rằng một bên sẽ gây ra một

vi phạm cơ bản đến hợp đồng, bên kia có thể tuyên bố hủy hợp đồng”.7
Trong quá trình soạn thảo CISG, ngay từ đầu, quy định này đã không nhận được sự
ủng hộ từ các học giả đến từ các nước theo hệ thống dân luật (civil law). Nguyên nhân
là do việc áp dụng chế tài này bị cho rằng đã dựa vào căn cứ mang tính chất chủ quan
của một bên, thiếu minh bạch và không công bằng đối với bên có khả năng vi phạm.8
Đối lập với quan điểm trên, các học giả đến từ các nước theo hệ thống thông luật
(common law) cho rằng, một bên không nên tiếp tục bị ràng buộc bởi hợp đồng khi bên
kia không thể thực hiện được nghĩa vụ cơ bản của mình, thậm chí là trước thời hạn các
bên thực hiện hợp đồng. Bảo vệ cho quan điểm trên, các học giả đã đưa ra lập luận:
“Suy cho cùng, một việc vốn dĩ đã được dự đoán chắc chắn không thể được thực hiện
khi đến hạn và một việc trên thực tế đã không được thực hiện khi đến hạn đều dẫn đến
hậu quả như nhau. Vì thế, lúc này, sự chấm dứt hợp đồng một cách dứt khoát càng sớm
càng giảm thiểu các thiệt hại phát sinh”.9

6

Tramways Advertising Pty Ltd v Luna Park (NSW) Ltd [1938] NSWStRp 632, Supreme Court (NSW,
Australia).
7
Khoản 1 Điều 72 CISG
8
Williston, “Contracts” (rev, ed), đoạn 1307 (footnote 1 của bài viết E. Tabachnik, “Anticipatory breach of
contract”, tr.149
9
Keith A. Rowley, “A Brief History of Anticipatory Repudiation in American Contract Law”, xem tại:
truy cập lần cuối 13/12/2018

9



Bản bình luận về Công ước Viên của Hội đồng thư ký UNCITRAL cũng đánh giá
về quy định này.10 Căn cứ để xác định vi phạm cơ bản dự đoán trước có thể dựa trên
ngôn từ và hành động của một bên khiến cho bên còn lại có sự nghi ngờ về khả năng
thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của bên kia. Những lí do có thể là chủ quan hoặc khách
quan của một bên, mặc dù lí do khách quan không thể làm mất quyền hủy hợp đồng
của bên kia theo Điều 72 CISG, nhưng bên có khả năng vi phạm có thể được miễn
trách nhiệm về bồi thường thiệt hại theo Điều 79 CISG. Khi một bên không thể đưa ra
một sự đảm bảo chắc chắn để xoá bỏ những hoài nghi về dấu hiệu thể hiện sự không
chắc chắn khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên còn lại cũng sẽ khiến cho việc nghi ngờ
một vi phạm cơ bản sẽ xảy ra trở nên rõ ràng hơn. Sự đảm bảo này có thể căn cứ trên
mức độ uy tín của bên cam kết, lịch sử thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng hay sự thiện
chí trong việc thực hiện những nghĩa vụ hợp đồng.
Thêm vào đó, một bên có ý định tuyên bố hủy hợp đồng theo Điều 72 CISG cũng
nên thận trọng. Nếu tại thời điểm thực hiện nghĩa vụ không có vi phạm cơ bản nào xảy
ra trên thực tế, thì sự nghi ngờ ban đầu có thể không “rõ ràng” và tuyên bố hủy hợp
đồng tự nó bị vô hiệu. Trong trường hợp như vậy, bên tuyên bố hủy hợp đồng sẽ vi
phạm hợp đồng vì không thực hiện nghĩa vụ của mình.11 Ngoài ra, trong trường hợp
thực tế rõ ràng là vi phạm cơ bản sẽ xảy ra, thậm chí trước ngày thực hiện hợp đồng,
nghĩa vụ giảm thiểu tổn thất được nêu trong Điều 77 CISG có thể yêu cầu bên nào
tuyên bố hủy hợp đồng sẽ dựa vào vi phạm đó thực hiện các biện pháp để giảm bớt tổn
thất của mình, bao gồm mất lợi nhuận do vi phạm hợp đồng.
Mục tiêu của Điều 72 là cung cấp cho bên có khả năng bị vi phạm một biện pháp
khắc phục hậu quả trong trường hợp rõ ràng bên kia sẽ không thực hiện hoặc sẽ vi
phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng khi đến hạn.12 Biện pháp khắc phục này dựa trên học
thuyết pháp luật Anh-Mỹ về vi phạm dự đoán trước, cho phép bên có khả năng bị vi
phạm hủy hợp đồng khi có đủ căn cứ “rõ ràng” vi phạm sẽ xảy ra mà không phải đợi
đến khi nghĩa vụ đến hạn.
10

Secretariat Commentary (closest counterpart to an Official Commentary)

Nguồn truy cập lần cuối 12/12/2019
11
Đoạn 3 Secretariat Commentary (closest counterpart to an Official Commentary)
Nguồn truy cập lần cuối 12/12/2019
12
Enderlein F & Maskow D International Sales Law - United Nations Conven;tion on Contracts for the
International Sale of Goods (1992 New York) < Đoạn 1
trang 291 truy cập lần cuối 09/12/2018

10


Tương tự CISG, PICC cũng có quy định về trường hợp hủy hợp đồng trước thời hạn
thực hiện nghĩa vụ. Tại Điều 7.3.3 PICC quy định : “Một bên có căn cứ để hủy hợp
đồng nếu, trước thời hạn, rõ ràng sẽ có việc không thực hiện chủ yếu từ phía bên kia”.
PICC cũng có yêu cầu phải thông báo như quy định tại Điều 72 (2) CISG. Nếu một
bên không chắc chắn liệu có vi phạm cơ bản hay không, nhưng có một sự nghi ngờ hợp
lý rằng nó có thể xảy ra, thì bên đó, theo Điều 7.3.4 PICC, có quyền yêu cầu một sự
đảm bảo đầy đủ từ bên kia rằng nghĩa vụ sẽ được thực hiện. Việc không cung cấp một
sự đảm bảo đầy đủ là một căn cứ trong các điều khoản 7.3.4 để chấm dứt hợp đồng. Do
đó, có một mối liên hệ khá chặt chẽ giữa các quy định tại Điều 7.3.3 và 7.3.4.
Tại Điều 9:304 PECL quy định: “Trong trường hợp trước thời gian thực hiện hợp
đồng của một bên, rõ ràng sẽ có một hành vi vi phạm cơ bản của bên đó, bên kia có thể
chấm dứt hợp đồng.”
Kết luận lại, vi phạm hợp đồng được hiểu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ hợp đồng. Hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm có thể là
vi phạm thực tế, nghĩa là bên vi phạm đã và đang thực hiện hợp đồng; hoặc có thể là
hành vi vi phạm hợp đồng dự đoán trước, tức là bên vi phạm chưa thực hiện hợp đồng,
nhưng một bên có đủ căn cứ “rõ ràng” để khẳng định bên kia sẽ vi phạm hợp đồng khi
đến hạn.

1.2
Hệ quả pháp lý khi áp dụng biện pháp hủy hợp đồng trƣớc thời hạn thực
hiện nghĩa vụ
Hủy hợp đồng đều được quy định tại BLDS 2015 và LTM 2005 đây là hai nguồn
luật quan trọng nhất điều chỉnh các vấn đề về hợp đồng thương mại. Ngoài ra còn có
các văn bản quốc tế như Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế (Convention on Contract for International Sale of Goods –
CISG), Những nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế (Principles of International
Commercial Contract -PICC) hay Những nguyên tắc pháp luật hợp đồng Châu Âu
(Principles of European Contract Law – PECL) cũng đều có quy định về chế tài hủy
hợp đồng. Tuy nhiên, tất cả các văn bản pháp lý quốc tế này, không định nghĩa một
cách cụ thể về khái niệm hủy hợp đồng, thay vào đó là các quy định về điều kiện; căn
cứ hủy hợp đồng; trình tự, thủ tục hủy hợp đồng và hệ quả của việc hủy hợp đồng.
11


Theo ngôn ngữ Tiếng Việt, động từ “Hủy” được hiểu là việc làm cho một thứ gì đó
mất đi giá trị vốn có của nó.13 Hủy hợp đồng có thể được định nghĩa là việc làm cho
hợp đồng đó mất đi giá trị ràng buộc nghĩa vụ giữa các bên và giải phóng các bên trong
hợp đồng khỏi việc thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận.
Hủy hợp đồng là cơ chế tác động đến hợp đồng bằng cách hủy bỏ hiệu lực của hợp
đồng. Đây là chế tài có hiệu lực hồi tố và đặt những mối quan hệ phát sinh từ hợp đồng
trở về với trạng thái ban đầu. Chính vì tính nghiêm khắc của chế tài này dẫn đến hệ quả
của nó cũng rất nặng nề. Những nghĩa vụ nào chưa thực hiện thì sẽ hủy bỏ, còn những
nghĩa vụ nào đã thực hiện thì các bên phải hoàn trả lại cho nhau, bên nào có lỗi dẫn đến
hợp đồng bị hủy thì phải bồi thường.14 Theo người viết, khi giao kết hợp đồng, không
một bên nào muốn hợp đồng bị hủy bỏ. Các bên tham gia hợp đồng vì mong muốn
được thực hiện những quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận với nhau. Do đó, khi hợp đồng
bị hủy bỏ, các bên đều không đạt được những mong muốn khi giao kết hợp đồng, trừ
trường hợp một bên mong muốn hủy hợp đồng vì lợi ích khác lớn hơn lợi ích trong hợp

đồng.
Tại Điều 81 CISG có quy định về hệ quả của việc hủy hợp đồng: “Việc hủy hợp
đồng giải phóng hai bên khỏi những nghĩa vụ của họ, trừ những khoản bồi thường thiệt
hại có thể có. Việc hủy hợp đồng không ảnh hưởng đến các quy định của hợp đồng liên
quan đến việc giải quyết các tranh chấp hay đến các quyền và nghĩa vụ của hai bên
trong trường hợp hợp đồng bị hủy.”
Điều 81 CISG quy định rằng việc hủy hợp đồng cho phép các bên chấm dứt nghĩa
vụ tương ứng phát sinh từ hợp đồng. Hủy hợp đồng là một quá trình mà một bên bị vi
phạm, bằng cách thông báo cho bên kia, tuyên bố chấm dứt nghĩa vụ theo hợp đồng
của các bên. Tác động chính của việc hủy hợp đồng là cả hai bên đều được giải phóng
khỏi nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. Người bán không cần giao hàng và người mua
không cần nhận hàng hoặc trả tiền cho bên bán. Tuy nhiên, việc hủy hợp đồng không
ảnh hưởng đến bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng quy định về quyền và nghĩa vụ
của các bên sau khi hủy hợp đồng, cũng không loại bỏ quyền yêu cầu bồi thường thiệt
hại do vi phạm hợp đồng.
13

Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt (Từ điển Hoàng Phê, năm 2003), Nxb. Đà Nẵng, trang 470.
Võ Sĩ Mạnh, Luận án tiến sĩ luật học “Vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam”
14

12


Khi hợp đồng bị hủy bỏ, cả hai bên đều được giải phóng khỏi nghĩa vụ của mình,
các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp
đồng. Tuy nhiên, có khả năng một trong hai bên có thể không hoàn trả được cho nhau
những gì đã nhận do tài sản đã được chuyển nhượng hoặc thanh toán đã được thực hiện
bởi bên kia. Trong trường hợp này, mỗi bên đã thực hiện nghĩa vụ riêng của mình có

thể yêu cầu bồi thường bất cứ nghĩa vụ nào đã được thực hiện theo hợp đồng và nếu cả
hai bên phải thực hiện bồi thường, thì phải thực hiện đồng thời.
Tại Điều 7.3.5 PICC quy định:“2) Chấm dứt hợp đồng không loại trừ quyền yêu cầu
bồi thường thiệt hại cho việc không thực hiện; 3) Chấm dứt hợp đồng không ảnh
hưởng tới các điều khoản hợp đồng về giải quyết tranh chấp hay tới mọi điều khoản
khác có hiệu lực kể cả trong trường hợp huỷ hợp đồng” .
Trong khoản 2 Điều 9:305 PECL quy định: “Chấm dứt hợp đồng không ảnh hưởng
đến bất kỳ quy định hợp đồng nào để giải quyết tranh chấp hoặc bất kỳ quy định nào
khác để thực hiện sau khi hợp đồng bị chấm dứt”.
Từ những quy định trên, có thể thấy khi các bên huỷ hợp đồng không đồng nghĩa
với việc miễn trách nhiệm đối với toàn bộ nội dung thoả thuận. Các thoả thuận về giải
quyết tranh chấp khi hợp đồng bị huỷ, hay yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại vẫn tiếp tục
có hiệu lực. Những thoả thuận này góp phần giải quyết hậu quả của việc huỷ hợp đồng
một cách thuận lợi hơn dựa trên ý chí của các bên. Khi đó, các bên có thể căn cứ vào
những thoả thuận của hai bên để xử lý mà không cần phải nhờ đến cơ quan tài phán.
Quy định như vậy sẽ góp phần đẩy nhanh sự “giải thoát” nghĩa vụ cho các bên mà
không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhau.
Tóm lại, hệ quả của chế tài hủy hợp đồng về cơ bản có sự giống nhau giữa các văn
bản pháp lý quốc tế và Việt Nam. Theo đó, hệ quả cơ bản khi một bên hủy hợp đồng
thì đồng thời cả hai bên cùng được giải phóng khỏi các nghĩa vụ của mình trong hợp
đồng, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận trên cơ sở thực hiện nghĩa vụ
hợp đồng. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng đối với các điều khoản về giải quyết
tranh chấp và bồi thường thiệt hại sau khi hủy hợp đồng.

13


1.3

Nghĩa vụ thông báo khi áp dụng biện pháp hủy hợp đồng trƣớc thời hạn


thực hiện nghĩa vụ
Khi có đủ căn cứ về sự rõ ràng bên kia sẽ vi phạm cơ bản, bên có khả năng bị vi
phạm phải gửi thông báo cho bên kia để thể hiện ý định hủy hợp đồng và cho phép bên
có khả năng vi phạm cung cấp đảm bảo cho khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình khi
đến thời hạn hợp đồng. Đây là quy định cần thiết cho các bên để đảm bảo nhận định về
căn cứ “rõ ràng” xảy ra vi phạm hợp đồng cơ bản của mình là chính xác.
Về nghĩa vụ thông báo, khoản 2 Điều 72 CISG quy định: “2. Nếu có đủ thời giờ,
bên có ý định tuyên bố hủy hợp đồng phải gửi một thông báo cho bên kia một cách hợp
lý để cho phép họ cung cấp những bảo đảm đầy đủ rằng họ sẽ thực hiện nghĩa vụ của
mình”.
Thêm vào đó, tại Điều 26 CISG: “Một lời tuyên bố về việc hủy hợp đồng chỉ có hiệu
lực nếu được thông báo cho bên kia biết.”
Trong lịch sử soạn thảo Điều 63 (tương ứng Điều 72 CISG) không có quy định về
nghĩa vụ thông báo khi một bên tuyên bố hủy hợp đồng trước thời hạn.15 Đoạn (2) và
(3) đã được thêm vào Điều 72 tại Hội nghị Ngoại giao. Trong cuộc thảo luận về Điều
71, thay mặt cho các nước đang phát triển bày tỏ mối quan tâm chủ yếu đến sức mạnh
của biện pháp tạm ngừng thực hiện hợp đồng có thể bị lạm dụng. Những lo ngại tương
tự cũng được đề cập liên quan đến việc hủy hợp đồng theo Điều 72; việc bổ sung các
đoạn (2) và (3) của Điều 72 là một phần của sự thỏa hiệp được phát triển bởi một nhóm
trọng tài vụ việc đặc biệt liên quan đến cả Điều 71 và 72.16
Theo từ điển tiếng Việt, “Thông báo” là báo cho mọi người biết tình hình, tin tức
bằng lời nói hoặc văn bản. Việc thông báo của bên tuyên bố hủy hợp đồng theo CISG
bao gồm các yếu tố sau: (i) Thời gian phát đi thông báo; (ii) Sự hợp lý của thông báo;
(iii) Sự cho phép bên kia bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

15

Comentary 1 Secretariat Commentary Art. 72
Nguồn truy cập lần cuối 15/12/2018

16
Đoạn 398 C. The Requirement of Advance Notice Xem tại Uniform Law for International Sales under the 1980
United Nations Convention 3rd edition (1999) John O. Honnold
Nguồn truy cập lần cuối 15/12/2018

14


1.3.1 Thời hạn thông báo
Điều 72 CISG đã xác định rõ thời hạn mà một bên có quyền áp dụng chế tài huỷ hợp
đồng là sẽ có vi phạm cơ bản trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Sự vi
phạm này căn cứ vào những suy đoán của bên có khả năng bị vi phạm, dựa trên những
hành vi của bên còn lại. Bên có khả năng bị vi phạm phải chứng minh được rằng trước
thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, bên kia không muốn, không thể hoặc những lí
do khác dẫn đến việc bên có khả năng vi phạm sẽ không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
đúng thời hạn. Sẽ không công bằng khi một bên có đủ căn cứ cho rằng bên còn lại sẽ vi
phạm nghĩa vụ hợp đồng nhưng không thể áp dụng các chế tài thương mại để bảo vệ
quyền lợi của mình. Vì vậy, CISG đã tạo một hành lang pháp lý từ rất sớm để bảo vệ
quyền lợi của bên có khả năng bị vi phạm. Bên có khả năng bị vi phạm không nhất
thiết phải chờ đợi đến khi hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng để tuyên bố rằng
bên còn lại đã có một vi phạm cơ bản và huỷ hợp đồng.
Điều 72 (2) CISG quy định bên có ý định tuyên bố hủy hợp đồng nếu có đủ thời
gian phải gửi thông báo cho bên kia. Tuy nhiên, để hiểu như thế nào về khái niệm “có
đủ thời giờ” thì CISG không định nghĩa một cách cụ thể. Có thể hiểu một cách cơ bản,
ngay khi một bên muốn tuyên bố hủy hợp đồng thì phải gửi ngay thông báo về việc
hủy hợp đồng cho bên kia và không chậm trễ.
Quy định này được các nhà soạn thảo CISG đưa ra trong bối cảnh các phương thức
giao tiếp điện tử chưa phổ biến tại thời điểm soạn thảo. Vì vậy, có sự lo ngại về thời
gian trong việc gửi thông báo cho bên kia sẽ ảnh hưởng đến quyền được tuyên bố hủy
hợp đồng trước hạn. Tuy nhiên, với sự phát triển tiến bộ hiện nay, khó có thể hình

dung rằng thời gian sẽ không cho phép thông báo cho bên kia về việc hủy hợp đồng
trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Các phương thức giao tiếp hiện đại ngày nay sẽ cho
phép một thông báo cho bên kia mà không gặp nhiều trở ngại về thời gian và khoảng
cách địa lý.
Thêm vào đó, trong mọi trường hợp, thông báo trước “Nếu có đủ thời giờ” sẽ phù
hợp với nguyên tắc thiện chí và tập quán thương mại và thực sự sẽ làm giảm các rủi ro
khi đưa ra tuyên bố hủy hợp đồng. Vì vậy, cụm từ “Nếu có đủ thời giờ” tại Điều 72 (2)

15


CISG chỉ còn mang tính chất “lịch sử”, các bên khó có thể viện dẫn lí do thời gian
không cho phép để không gửi thông báo tuyên bố hủy hợp đồng cho bên kia.
Trong PICC cũng quy định rằng quyền chấm dứt hợp đồng của một bên được thực
hiện bằng việc thông báo cho bên kia biết. Tuy nhiên nếu việc thông báo bị chậm trễ
hoặc không đúng theo các quy định trong hợp đồng thì bên bị vi phạm có thể bị mất
quyền hủy hợp đồng.17 Luật Thương mại cũng quy định tương tự như CISG, theo đó,
trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên hủy bỏ
hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.
Như vậy, có thể thấy khi một bên có ý định tuyên bố hủy hợp đồng thì phải thực
hiện thông báo ngay cho bên kia được biết. Một bên có thể thực thi quyền hủy hợp
đồng khi thông báo cho bên kia được biết. Yêu cầu thông báo này giúp cho bên có khả
năng vi phạm tránh được những thiệt hại do không biết bên còn lại có chấp nhận việc
chậm trễ của mình hay không, đồng thời cũng ngăn không cho bên có khả năng bị vi
phạm tăng thiệt hại làm tổn hại đến bên còn lại.18 Ngoài ra, nghĩa vụ thông báo còn
giúp các bên xác nhận tình trạng hiệu lực của hợp đồng để xử lý hợp đồng một cách
nhanh chóng hơn.
1.3.2 Hình thức thông báo
Hình thức của thông báo là cách thức biểu hiện ra bên ngoài của thông báo. Một số
hình thức thông báo thông dụng như: văn bản, fax, email, điện thoại, lời nói trực tiếp…

Trong CISG cũng không có quy định nào về hình thức của thông báo.
Tại khoản 1 Điều 1.10 PICC quy định: “Khi được yêu cầu, một thông báo có thể
được thực hiện dưới bất kỳ cách thức nào phù hợp với hoàn cảnh”.
Theo khoản 4 Điều 1.10 PICC quy định: “Thông báo được hiểu bao gồm cả lời
tuyên bố, lời đề nghị, lời yêu cầu hay bất kỳ một trao đổi thông tin có ý chí nào khác”.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 7.3.2 PICC quy định: “Quyền hủy hợp đồng của một
bên được thực hiện bằng cách thông báo cho bên kia”.
17

Điều 7.3.2 Bộ Nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế của Unidroit (PICC)
Viện thống nhất tư pháp Quốc tế, Những nguyên tắc hợp đồng Thương mại Quốc tế, người dịch: Lê Nết, NXB.
Tp Hồ Chí Minh, 1999
18

16


Như vậy, theo PICC, không có bất kỳ điều kiện nào về hình thức của thông báo, việc
xác định mức độ phù hợp với hoàn cảnh tùy vào từng vụ việc, nhất là tính sẵn có và độ
đảm bảo của các phương thức thông báo cũng như tầm quan trọng và khẩn cấp của
thông tin.
Tại Điều 315 Luật Thương mại 2005 cũng không quy định về hình thức của thông
báo mà chỉ quy định về thời điểm phải thông báo và hậu quả khi chậm thực hiện thông
báo. Theo đó, khi một bên muốn áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay
cho bên kia biết về việc hủy bỏ hợp đồng.
Như vậy, các văn bản pháp luật quốc tế và cả pháp luật Việt Nam đều không quy
định cụ thể về hình thức của thông báo. Theo quan điểm của người viết, yếu tố quan
trọng của thông báo phải là nội dung bên trong của thông báo, chứ không phải hình
thức bên ngoài. Chính vì thế, bên có quyền tuyên bố hủy hợp đồng được thực hiện tất
cả các hình thức thông báo nhưng phải tự chịu trách nhiệm về tính chính xác và khả

năng chứng minh khi được yêu cầu. Ngoài ra, việc không quy định hình thức của thông
báo như là một yếu tố để xem xét tính hợp pháp của thông báo cũng tạo sự linh hoạt
cho các bên trong từng trường hợp cụ thể mà sử dụng các hình thức thông báo cho phù
hợp. Trên thực tế, để đảm bảo cho khả năng chứng minh về việc thông báo, bên có
quyền sẽ ưu tiên sử dụng thông báo bằng văn bản và có xác nhận của đơn vị chuyển
phát.
1.3.3 Nội dung thông báo
1.3.3.1 Sự cho phép bên kia đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ
Đây có thể được xem là một trong những nội dung quan trọng nhất của thông báo.
Ngoài sự dự định tuyên bố hủy hợp đồng của một bên thì sự cho phép bên kia bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ cũng là một yếu tố để xem xét tính hợp pháp và hợp lý của thông
báo. CISG bắt buộc bên có ý định hủy hợp đồng phải cho phép bên kia thể hiện khả
năng thực hiện hợp đồng khi đến hạn. Đây có thể được xem là bước xác minh khả năng
thực hiện hợp đồng của bên có khả năng vi phạm nhằm củng cố thêm về sự phán đoán
của bên có ý định hủy hợp đồng. Theo nguyên tắc thiện chí, trung thực thì các bên phải
thể hiện sự thiện chí của mình bằng cách cho phép bên kia thêm “cơ hội” để thực hiện
nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp bên có khả năng vi phạm không thể bảo đảm khả
17


năng thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì bên còn lại
có thể thực hiện chế tài hủy hợp đồng mà không phải lo lắng về phán đoán của mình.
So sánh với các văn bản pháp luật quốc tế khác, có thể thấy việc cho phép một bên
đảm bảo khả năng thực hiện hợp đồng là một căn cứ để hủy hợp đồng. Ngoài ra, có sự
tách biệt giữa thông báo hủy hợp đồng và thông báo yêu cầu cung cấp đảm bảo khả
năng thực hiện hợp đồng.
Luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ - UCC quy định rằng: “Khi có căn cứ hợp lý
về khả năng thực hiện hợp đồng phát sinh liên quan đến hoạt động của một trong hai
bên thì bên kia có thể yêu cầu bằng văn bản sự đảm bảo đầy đủ về khả năng thực hiện
hợp đồng và cho đến khi họ nhận được sự đảm bảo hợp lý về mặt thương mại.19 Tính

hợp lý của các căn cứ cho sự không an toàn và tính thỏa đáng của bất kỳ sự đảm bảo
nào được đưa ra sẽ được xác định theo các tiêu chuẩn thương mại”.20
Tại Điều 7.3.4 PICC cũng quy định: “Nếu một bên có cơ sở để tin rằng bên kia sẽ vi
phạm nghiêm trọng hợp đồng, thì họ có quyền yêu cầu bên sắp vi phạm đưa ra một
biện pháp bảo đảm cần thiết cho việc thực hiện nghĩa vụ, và có thể cùng lúc tạm dừng
việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Nếu biện pháp bảo đảm không được đáp ứng, bên
yêu cầu có quyền chấm dứt hợp đồng”.21
Tại Điều 8:105 PECL quy định: “(1)Một bên có lý do xác đáng tin rằng bên kia sẽ
không thực hiện cơ bản hợp đồng có thể yêu cầu bên kia đảm bảo thực hiện hợp đồng
hợp lý và trong thời gian đó có thể từ bỏ thực hiện nghĩa vụ của mình cho đến khi niềm
tin đó còn tiếp tục;(2) Nếu bên kia không cung cấp đảm bảo thực hiện hợp đồng trong
thời hạn hợp lý, bên yêu cầu có thể chấp dứt hợp đồng nếu vẫn tin rằng bên kia sẽ
không thực hiện cơ bản nghĩa vụ hợp đồng…”.
CISG có cách tiếp cận “nhẹ nhàng” hơn đối với vi phạm dự đoán trước so với PICC
ở chỗ bắt buộc bên có khả năng bị vi phạm, khi có thời gian, phải thông báo cho bên
kia nếu họ có ý định hủy hợp đồng, trừ trường hợp bên kia đã tuyên bố rõ ràng về ý

19

Điều 2-609 (1) Luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ - UCC
Điều 2-609 (2) Luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ - UCC
21
Những nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế - Lê Nết – NXB TP Hồ Chí Minh 1999
20

18


định không thực hiện.22 Mục tiêu của thông báo là cho phép bên kia cung cấp sự đảm
bảo đầy đủ rằng nghĩa vụ của họ sẽ thực hiện. Có nhiều ý kiến khác nhau về việc nghĩa

vụ đưa ra thông báo có phải là căn cứ cho việc thực hiện quyền hủy hợp đồng hợp lệ
hay không.23 Một số lập luận cho rằng trong việc giải thích nghĩa vụ thông báo, Tòa án
cần tuân theo cách tiếp cận chặt chẽ hơn đối với sự cần thiết phải thông báo nếu có liên
quan đến cách tiếp cận theo PICC. Tại Bình luận Điều 7.3.3 PICC bên có khả năng bị
vi phạm phải thông báo chấm dứt hợp đồng kịp thời.24 Nếu có nghi ngờ về việc liệu
bên có khả năng bị vi phạm có nên thông báo hay không, Tòa án phải phán quyết có lợi
cho bên có khả năng bị vi phạm, tức là không có nghĩa vụ phải thông báo.25
Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết, đối chiếu với bản bình luận tại Điều 7.3.3
PICC,26 người viết cho rằng bên có ý định hủy hợp đồng phải có nghĩa vụ thông báo
kịp thời. Điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần của CISG, PICC hay PECL.
Một tranh luận khác liên quan đến nghĩa vụ thông báo khi một bên đã tuyên bố
không thực hiện nghĩa vụ của mình. Trường hợp này rõ ràng là thông báo sẽ hoàn toàn
không có ý nghĩa ở chỗ bên có khả năng bị vi phạm không thể ngăn chặn vi phạm của
bên kia, như vậy, liệu bên có khả năng bị vi phạm vẫn còn nghĩa vụ phải thông báo?
Có quan điểm cho rằng đây là một tình huống mà bên có khả năng bị vi phạm không
bắt buộc phải thông báo cho bên kia.27 Đối tượng của yêu cầu thông báo là sự cho phép
bên kia cung cấp sự đảm bảo đầy đủ về nghĩa vụ của mình. Nếu điều đó đã trở thành
không thể, thì sự cần thiết phải đưa ra thông báo chắc chắn phải mất đi. Tuy nhiên,

22

Honsell/Schnyder/Straub Art 72 Rn 34 & 35.
Nguồn Truy cập lần cuối 09/12/2018
23
Honsell/Schnyder/Straub Art 72 Rn 35 & 36. Witz/Salger/Lorenz is of the opinion that the failure to give
notice does not affect the effectiveness of the avoidance. However, see the decision to the contrary in ICC
Arbitration Case No. 8574 of September 1996 < />24
Viện thống nhất tư pháp Quốc tế, Những nguyên tắc hợp đồng Thương mại Quốc tế, người dịch: Lê Nết, NXB.
Tp Hồ Chí Minh, 1999
25

Use of the UNIDROIT Principles to help interpret CISG Articles 71 and 72 - Editorial remarks: Sieg Eiselen
[South Africa]. Xem tại Truy cập lần cuối
09/12/2018
26
“Ngoài ra, bên muốn chấm dứt hợp đồng cũng cần phải chứng minh rằng việc vi phạm là nghiêm trọng, và bên
bị vi phạm phải thông báo chấm dứt hợp đồng kịp thời”. Viện thống nhất tư pháp Quốc tế, Những nguyên tắc
hợp đồng Thương mại Quốc tế, người dịch: Lê Nết, NXB. Tp Hồ Chí Minh, 1999
27
Enderlein/Maskow p 293 Note 6; Witz/Salger/Lorenz Art 72 Rn 15; Staudinger/Magnus Art 72 Rn 22;
Schlechtriem Art 72 Rn 16 & 17; Honsell/Schnyder/Straub Art 72 Rn 45; ICC Arbitration Case No. 8574 of
September 1996 xem tại . Truy cập lần cuối 09/12/2018

19


cũng có một quan điểm trái ngược mạnh mẽ về vấn đề này.28 Đối chiếu với quy định
của CISG thì bên bị vi phạm không bắt buộc phải thông báo hủy hợp đồng khi bên có
khả năng vi phạm đã tuyên bố không thực hiện nghĩa vụ của mình.29
Thêm vào đó, về cách thức cung cấp đảm bảo đầy đủ khả năng thực hiện hợp đồng
phụ thuộc vào hành vi vi phạm dự kiến. Cách thức đơn giản nhất là cung cấp sự đảm
bảo bằng cách trả một khoản tiền, ví dụ như bảo lãnh của ngân hàng. Nếu có nghi ngờ
nghiêm trọng về việc người bán thực hiện nghĩa vụ của mình, họ cũng có thể đảm bảo
khả năng thực hiện nghĩa vụ bằng mọi khả năng có thể như: sẽ giao hàng kịp thời với
chất lượng đã thỏa thuận, sử dụng nhà thầu phụ, tăng năng lực sản xuất, hủy bỏ các
hợp đồng khác để giao hàng, …30
1.3.3.2 Hiệu lực của thông báo
Tại Điều 27 CISG quy định: “Trừ phi trong Phần II của Công ước này có quy định
gì khác, trong trường hợp một thông báo, một yêu cầu hay một thông tin khác đã được
gửi bởi một bên của hợp đồng chiếu theo Công ước này và bằng một phương tiện thích
hợp với hoàn cảnh, thì một sự chậm trễ hoặc lầm lẫn trong việc chuyển giao thông tin

hoặc việc thông tin không đến người nhận cũng sẽ không làm bên đó mất quyền viện
dẫn các thông tin của mình.”.
Có thể thấy, CISG không bắt buộc thông báo phải đến người nhận, miễn là bên
thông báo chứng minh được rằng họ đã gửi thông báo cho bên kia thì bên thông báo có
thể thực hiện những thông tin có trong thông báo mà không phụ thuộc vào bên kia có
nhận được hay không. Như vậy, mọi sai sót hay sự cố khiến thông báo không đến được
với người nhận cũng không ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền của bên thông báo.
Điều này cũng có nghĩa rằng bên có quyền hủy hợp đồng chỉ cần chứng minh họ đã gửi
thông báo cho bên kia với những nội dung hợp lý và trong một khoảng thời gian hợp lý
28

Honsell/Schnyder/Straub Art 72 Rn 36; Schlechtriem /Leser/Hornung Art 72 Rn 13 et seq.; Germany 9 July
1992 Landgericht [District Court] Düsseldorf truy cập lần cuối
09/12/2018
29
Honsell/Schnyder/Straub Art 72 Rn 36; Schlechtriem /Leser/Hornung Art 72 Rn 13 et seq.; Germany 9 July
1992 Landgericht [District Court] Düsseldorf. Nguồn: . Truy
cập lần cuối 09/12/2018
30
Convention on the Limitation Period in the International Sale of Goods Commentary by Prof. Dr. jur. Dr. sc.
oec. Fritz Enderlein Prof. Dr. jur. Dr. sc. oec. Dietrich Maskow Oceana Publications, 1992.
Nguồn: truy cập lần cuối 16/12/2018

20


thì có thể hủy hợp đồng mà không phụ thuộc vào bên nhận thông báo đã nhận thông
báo hay chưa.
PICC lại có cách nhìn khác so với CISG. Tại Điều 1.10 PICC quy định : “Một thông
báo có hiệu lực khi nó truyền đạt đến bên được nhận thông báo” và thêm vào đó “một

thông báo được coi như truyền đạt đến một bên, khi bên này được thông báo bằng
miệng hoặc thư từ gửi đến địa chỉ thư tín giao dịch của bên kia”.
PICC xem việc “truyền đạt đến” bên được nhận thông báo là yêu cầu bắt buộc để
thông báo có hiệu lực. Việc truyền tin phải được thực hiện đến tay người nhận, có
nghĩa là các thông tin phải được chuyển đến những nhân viên có thẩm quyền nhận nó
của người nhận, hoặc được đặt trong hộp thư của người nhận, hoặc được nhận bằng
fax, telex, hoặc máy tính (internet, e-mail). Tuy nhiên, khi thông báo đã được truyền
đạt theo những quy định nêu trên thì thông báo được xem là có hiệu lực, việc người
nhận có đọc và phản hồi về thông báo này không ảnh hưởng đến quyền của bên gửi
thông báo.
Luật Thương mại cũng tiếp cận quy định về thông báo tương đồng với CISG, theo
đó, Luật không quy định về thời điểm thông báo có hiệu lực mà chỉ quy định về trường
hợp không thông báo dẫn đến thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường.31 Có thể hiểu
khi thông báo được gửi đi cho bên nhận thông báo thì mặc định thông báo sẽ có hiệu
lực. Điều này dẫn đến trên thực tế, các cơ quan tài phán thường chỉ xem xét rằng bên
có quyền hủy hợp đồng có gửi thông báo cho bên kia hay không mà không xem xét đến
việc bên kia có nhận được thông báo đó hay chưa.
Theo quan điểm của người viết, cần thiết phải xem thông báo có hiệu lực khi thông
báo được chuyển tới bên nhận. Bởi vì, cần xem thông báo là một thủ tục bắt buộc và
nếu vẫn xem thông báo có hiệu lực cho dù không đến được bên nhận thì việc thông báo
không có ý nghĩa. Điều này khiến cho bên có khả năng vi phạm không biết được hiệu
lực của hợp đồng, bên có khả năng vi phạm vẫn thực hiện hợp đồng gây ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích của họ. Ngoài ra, quy định như vậy cũng dẫn đến bên có ý định tuyên
bố hủy hợp đồng gửi thông báo một cách tùy tiện hay lạm dụng việc thông báo để hủy
hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp bên nhận thông báo đã nhận được thông báo
31

Điều 315 Luật Thương mại 2005

21



nhưng không phản hồi lại cho bên thông báo thì cũng không làm mất quyền hủy hợp
đồng của bên thông báo.
Ngoài ra, CISG không công nhận khái niệm “tự hủy bỏ” mà hợp đồng chỉ được hủy
bỏ nếu được bên bị thiệt hại tuyên bố hủy hợp đồng,32 nên không thể đồng nhất thông
báo trước về ý định hủy hợp đồng và thông báo tuyên bố hủy hợp đồng được quy định
tại Điều 26 CISG. Trong khuôn khổ Điều 72 (2) CISG, sau khi một bên đã gửi thông
báo về ý định hủy hợp đồng nhưng không nhận được bảo đảm đầy đủ, bên có ý định
hủy hợp đồng vẫn có nghĩa vụ tiếp tục gửi thông báo về việc hủy hợp đồng để tuyên bố
hủy hợp đồng có hiệu lực.33
1.4
Phân biệt biện pháp hủy hợp đồng trƣớc thời hạn thực hiện nghĩa vụ với
biện pháp tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trƣớc thời hạn thực hiện nghĩa
vụ
Trong CISG, vi phạm dự đoán trước không chỉ là căn cứ áp dụng biện pháp hủy hợp
đồng trước thời hạn (Điều 72) mà còn có thể được áp dụng cho biện pháp tạm ngừng
thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, tại Điều 71
CISG quy định:
“1. Một bên có thể ngừng việc thực hiện nghĩa vụ của mình nếu có dấu hiệu cho
thấy rằng sau khi hợp đồng được giao kết, bên kia sẽ không thực hiện một phần chủ
yếu những nghĩa vụ của họ bởi lẽ:
a. Một sự khiếm khuyết nghiêm trọng trong khả năng thực hiện hợp đồng hay
tình trạng mất khả năng thanh toán; hay
b. Cung cách của bên kia trong việc chuẩn bị thực hiện hay trong khi thực hiện
hợp đồng.
2. Nếu người bán đã gửi hàng đi khi phát hiện những lý do nêu trong khoản trên, họ
có thể ngăn cản không để hàng hóa được giao cho người mua ngay cả nếu người này
giữ trong tay chứng từ cho phép họ nhận hàng. Mục này chỉ liên quan đến các quyền
của người mua và người bán đối với hàng hóa.

32

Phạm Thị Trọng, Luận văn Thạc sĩ: “Vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, sự cần thiết
phải điều chỉnh trong pháp luật về Việt Nam” tr 65
33
ThS. Đặng Huỳnh Thiên Vy, Nguyễn Xuân Mỹ Hiền - Một số vấn đề về hủy hợp đồng do vi phạm hợp đồng
khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ tr 141

22


3. Bên nào ngừng việc thực hiện hợp đồng, không phụ thuộc vào việc đó xảy ra
trước hay sau khi hàng gửi đi, thì phải gửi ngay một thông báo về việc đó cho bên kia
và phải tiếp tục thực hiện hợp đồng nếu bên kia cung cấp những bảo đảm đầy đủ cho
việc thực hiện nghĩa vụ của họ.”
Điều 71 CISG cho phép một trong hai bên tạm ngừng việc thực hiện hợp đồng của
mình do vi phạm dự đoán trước bởi bên kia. Đoạn (1) đưa ra các tình huống làm phát
sinh quyền tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ. Đoạn (2) chỉ ra quyền của người bán có
hành động tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ trong khi hàng hóa đang được vận chuyển.
Đoạn (3) quy định cho bên tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ đưa ra thông báo về việc
chấm dứt tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ nếu bên kia sau đó cung cấp sự đảm bảo đầy
đủ về khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
Trong quá trình soạn thảo CISG về Điều 71 và Điều 72,34 một số ý kiến cho rằng
nên quy định tương tự giữa biện pháp tạm ngừng thực hiện hợp đồng theo Điều 71 và
hủy hợp đồng theo Điều 72. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị từ chối và vẫn giữ quy định
phân biệt các ngôn ngữ khác nhau cho phép áp dụng các biện pháp khác nhau. Việc
tạm ngừng thực hiện hợp đồng theo Điều 71 được cho phép khi “rõ ràng” rằng một
bên sẽ không “thực hiện một phần đáng kể nghĩa vụ của mình”; hủy hợp đồng theo
Điều 72 chỉ được cho phép khi “rõ ràng” rằng một bên sẽ “vi phạm cơ bản”.
Có thể thấy, căn cứ để áp dụng biện pháp tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng

trước thời hạn (theo Điều 71) có phần tương tự với căn cứ áp dụng biện pháp hủy hợp
đồng trước thời hạn (theo Điều 72) đều là vi phạm dự đoán trước. Tuy nhiên, dường
như có một sự chêch lệch về mức độ chắc chắn của sự vi phạm dự đoán trước. Tại
Điều 71 (1) sử dụng cụm từ “nó trở nên rõ ràng” (it becomes apparent) so với cụm từ
“nó rõ ràng” (it is clear) của Điều 72 (1).
Theo Giáo sư Flechtner: Việc tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ theo Điều 71 đòi hỏi ít
sự chắc chắn hơn về vi phạm trong tương lai so với việc hủy hợp đồng theo Điều 72.
Điều 72 (1) chỉ cho phép hủy hợp đồng khi “rõ ràng” rằng bên kia sẽ vi phạm. Đối với
Điều 71, hành vi vi phạm dự đoán chỉ đơn thuần là “rõ ràng” để chứng minh cho việc
34

Đoạn 388 Uniform Law for International Sales under the 1980 United Nations Convention 3rd edition (1999)
John O. Honnold. Nguồn: . Truy cập lần cuối
15/12/2018

23


×