Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.05 KB, 18 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG
TIÊU THỤ SẢN PHẨM
I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG
1. Khái niệm về thị trường
Từ khi nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần thì thuật ngữ “thị trường” cũng như các thuật ngữ khác
có liên quan đến thị trường được nói đến ngày càng nhiều, nhưng để hiểu sâu sắc
hơn về thuật ngữ này thì thật không đơn giản.
Sự phát triển của xã hội loài người đã dẫn đến sự trao đổi mua bán giữa con
người với con người, giữa tổ chức này với tổ chức khác.. và từ đó đã làm xuất hiện
mối quan hệ trao đổi hàng hoá. Đó là đặc trưng riêng của nền kinh tế hàng hoá, và
để thực hiện điều này cần phải có một môi trường để nó diễn ra. Khái niệm môi
trường bắt nguồn từ môi trường cho sự trao đổi này. Có nhiều cách hiểu khác nhau
về thị trường tuỳ thuộc vào trình độ, góc độ cũng như mục đích nghiên cứu:
(+) Theo quan niệm cổ điển: cho rằng “thị trường” là nơi người mua và
người bán gặp nhau để tiến hành hoạt động trao đổi hàng hoá nhằm thoả mãn nhu
cầu của cả hai bên. Đó là quan niệm cơ bản về thị trường và đã coi thị trường là
một địa điểm nào đó, và đồng nhất thị trường với một cái chợ. Việc hiểu thị trường
một cách sơ khai như vậy không còn phù hợp với nền kinh tế hiện đại vì hai lý do
sau:
- Trong nền kinh tế hiện đại địa điểm diễn ra nhiều khi là không rõ ràng và ít
ý nghĩa
- Thị trường còn những yếu tố khác tác động đến người mua và người bán là
sự tổng hợp những yếu tố tác động đến cung và cầu, sự tác động đó diễn ra theo
một quá trình chứ không phải là một thời điểm.
(+) Theo quan niệm hiện đại về thị trường dưới góc độ kinh tế: cho đến
nay đã có nhiều nhà kinh tế chia ra những khái niệm hiện đại về thị trường dưới
góc độ kinh tế. Nói chung họ đều thừa nhận thị trường là một quá trình hay một
khuôn khổ nào đó mà người mua (cầu) và người bán (cung) tác động qua lại để
thoả thuận những nội dung của trao đổi.
Sau đây là hai khái niệm cơ bản và tiêu biểu về thị trường:


- Theo SAMUELSON: Thị trường là một quá trình mà thông qua đó mà
người bán và người mua tác động qua lại lẫn nhau để xác định sản lượng và giá cả.
- Theo DAVID BEGG: Thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình mà
thông qua đó các nhà sản xuất quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, và
sản xuất cho ai, các hộ gia đình quyết định mua sản phẩm gì, người lao động quyết
định làm việc ở đâu với mức lương là bao nhiêu.
P
S
P
X


D
O Q
X
Q
Cách nhìn về thị trường dưới góc độ kinh tế là cách nhìn chung nhất, nó có ý
nghĩa trong cả công tác quản lý lẫn quản trị doanh nghiệp.
Theo quan điểm của Marketing thì định nghĩa về thị trường được phát biểu
như sau: Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn, có cùng một nhu
cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn
những nhu cầu hay mong muốn đó.
Mặc dù tham gia vào thị trường phải có cả người mua và người bán nhưng
những người làm Marketing lại coi người bán hợp thành ngành sản xuất-cung ứng,
còn coi những người mua hợp thành thị trường. Bởi vậy họ thường dùng thuật ngữ
“thị trường” để chỉ một nhóm khách hàng có nhu cầu và mong muốn nhất định, do
đó được thoả mãn bằng một loại sản phẩm cụ thể. Họ coi thị trường gồm những
khách hàng hiện có và sẽ có.
Sự phát triển của hệ thống thị trường được thể hiện qua hai sơ đồ sau:
Sơ đồ hệ thống thị trường giản đơn:

Thông tin
Hàng hóa
Tiền
Thông tin
Sơ đồ hệ thống thị trường hiện đại:
Nói tóm lại, thị trường là một phạm trù riêng của cả nền sản xuất hàng hoá.
Hoạt động cơ bản của thị trường được biểu hiện qua 3 nhân tố có quan hệ mật thiết
với nhau là cung, cầu và giá cả. Thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu về loại
hàng hoá dịch vụ nào đó. Tại điểm cân bằng cả lợi ích của người mua và người bán
Người
mua
Người
bán
Thị trường
các yếu tố
Người tiêu
dùng
Nh sà ản
xuất
Chính phủ
Thị trường
h ng hoáà
có thể hoà đồng với nhau trên cơ sở thoả thuận. Ngày nay nền kinh tế hàng hoá
phát triển ngày càng cao, càng phức tạp, do đó hệ thống thị trường cũng biến đổi
theo.
Đối với thị trường quốc tế xét trên góc độ doanh nghiệp thì thị trường quốc tế
của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng nước ngoài tiềm năng của doanh
nghiệp đó.
2. Chức năng của thị trường: có 4 chức năng cơ bản sau:
2.1. Chức năng thừa nhận: được thể hiện ở chỗ hàng hoá hay dịch vụ của

doanh nghiệp chế tác ra có bán được hay không, nếu bán được thì có nghĩa là đã
được thị trường chấp nhận. Khi hàng hoá hay dịch vụ của doang nghiệp được chấp
nhận thì doanh nghiệp cũng kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh, các chi phí
mà doanh nghiệp bỏ ra được thu hồi cộng với khoản lãi, tạo điều kiện cho doanh
nghiệp tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng ở chu kỳ sản xuất tiếp theo.
2.2. Chức năng thực hiện: Qua thị trường các hành vi trao đổi hàng hoá
được thực hiện, đáp ứng cả người cung và người cầu, người bán cần giá trị của
hàng hoá, người mua cần giá trị sử dụng, nhưng theo trình tự thì sự thực hiện này
xảy ra khi thực hiện giá trị sử dụng, vì hàng hoá dù được tạo ra với chi phí thấp
nhưng nếu không phù hợp thì cũng không tiêu thụ được qua chức năng thực hiện
của thị trường, hàng hoá dịch vụ hình thành nên giá trị trao đổi để tạo nên sự phân
phối các nguồn nhân lực.
2.3. Chức năng điều tiết kích thích: Thông qua các quy luật của nền kinh tế
hàng hoá như: quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật lợi nhuận... thị trường
vừa điều tiết vừa kích thích quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Những phần thưởng mà thị trường đem lại cho những nỗ lực của doanh nghiệp là
động lực mạnh mẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực hoạt động, lợi ích mà doanh
nghiệp thường quan tâm nhất là lợi nhuận và thị phần. Sự hoạt động của các quy
luật trên thị trường cũng điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp, đào thải những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả.
2.4. Chức năng thông tin: Trong tất cả các giai đoạn của quá trìng tái sản
xuất hàng hoá, chỉ có thị trường mới có chức năng thông tin. Các thông tin quan
trọng từ thị trường thường là: thông tin về tổng cung, tổng cầu, cơ cấu của cung -
cầu, giá cả, chất lượng...
Bốn chức năng trên của thị trường có mối quan hệ mật thiết với nhau, một
hiện tượng kinh tế xảy ra trên thị trường đều thể hiện cả 4 chức năng trên. Chức
năng thừa nhận là chức năng quan trọng nhất, vì chỉ khi nào chức năng thừa nhận
được thực hiện thì các chức năng khác mới phát huy tác dụng.
II. PHÂN LOẠI VÀ PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG.
1. Phân loại thị trường:

Một trong những điều kiện cơ bản để tổ chức thành công hoạt động sản xuất -
kinh doanh của doanh nghiệp là phải hiểu rõ đặc điểm, tính chất của thị trường.
Phân loại thị trường là việc phân chia các thị trường theo các tiêu thức khác nhau
thành những thị trường nhỏ hơn và tương đối đồng nhất theo tổ chức phân chia. Có
thể phân loại thị trường thành những tiêu thức sau:
1.1. Phân loại theo phạm vi địa lý:
- thị trường địa phương
- thị trường khu vực
- thị trường trong nước
- thị trường quốc tế
1.2. Phân loại theo tính chất tiêu dùng hàng hoá trong mối quan hệ với
thu nhập:
- thị trường hàng xa xỉ: có cầu tăng nhanh khi thu nhập tăng lên.
- thị trường hàng thiết yếu: có cầu ít biến động khi thu nhập của người dân
tăng hoặc giảm.
- thị trường hàng hoá cấp thấp: có cầu giảm nhanh khi thu nhập của người
dân tăng lên.
1.3. Phân loại theo mục đích sử dụng của hàng hoá:
- thị trường hàng hoá tư liệu tiêu dùng: phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng.
- thị trường hàng hoá tư liệu sản xuất: phục vụ cho nhu cầu sản xuất .
1.4. Phân loại theo mối quan hệ với quá trình tái sản xuất:
- Thị trường đầu ra: là thị trường sản phẩm của doanh nghiệp.
- Thị trường đầu vào: là thị trường cung cấp các yếu tố phục vụ quá trình
sản xuất của doanh nghiệp gồm có thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường
công nghệ, thị trường tư liệu sản xuất.
1.5. Phân loại theo tính chất cạnh tranh:
- Thị trường độc quyền: gồm độc quyền mua và bán. Trong thị trường độc
quyền bán chỉ có một người bán duy nhất và có rất nhiều người mua, quyền lực
thương lượng của người bán rất mạnh.
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: có rất nhiều người bán và người mua,

sản phẩm đồng nhất, giá cả sản phẩm của nghành do cung cầu quy định, không có
một người mua hay người bán nào có quyền lực ảnh hưởng đến giá cả. Họ phải
chấp nhận giá.
- Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: có trạng thái trung gian giữa hai
loại thị trường trên. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo có thể chia ra thành thị
trường cạnh tranh độc quyền và thị trường độc quyền tập đoàn.
Ngoài ra người ta còn phân loại thị trường theo nhiều cách khác như theo sản
phẩm, theo ngành hàng...
2. Phân loại thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu.
2.1. Đối với thị trường trong nước:
Phân loại thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu là một trong những nội
dung quan trọng nhất của lý thuyết Marketing, lý do phân đoạn thị trường xuất
phát từ chân lý rất đơn giản: thị trường tổng thể luôn gồm một số lượng rất lớn các
khách hàng với những nhu cầu, đặc tính mua, khả năng tài chính rất khác nhau. Sẽ
không có một doanh nghiệp nào có thể với tới tất cả các khách hàng tiềm năng.
Mặt khác doanh nghiệp không chỉ có một mình trên thị trường, họ phải đối mặt với
nhiều đối thủ cạch tranh cùng nhiều cách thức lôi kéo khách hàng khác nhau. Mỗi
doanh nghiệp thường chỉ có một vài thế mạnh trong việc thoả mãn nhu cầu của thị
trường. Phân đoạn thị trường và có lựa chọn thị trường mục tiêu thực chất là tập
trung nỗ lực của doanh nghiệp vào đúng những phần thị trường mà doanh nghiệp
có nhiều lợi thế hơn tương đối so với đối thủ cạnh tranh. Khái niệm về đoạn thị
trường và phân đoạn thị trường được phát biểu như sau:
(+) Đoạn thị trường là nhóm người tiêu dùng có phản ứng như nhau cùng với
một tập hợp những kích thích của Marketing
(+) Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia người tiêu dùng thành nhóm
trên cơ sở những khác biệt về nhu cầu, tính cách hay hành vi.
(+) Phân đoạn thị trường nhằm giúp doanh nghiệp xác định những đoạn thị
trường mục tiêu hẹp và đồng nhất hơn thị trường tổng thể và hướng những nỗ lực
của doanh nghiệp nhằm vào một mục tiêu rõ ràng, cụ thể và có hiệu lực hơn,
nhưng điều đó không có nghĩa là việc phân chia thị trường tổng thể càng nhỏ là

càng có lợi. Điều quan trọng của công việc này là mặt phát hiện được tính không
đồng nhất giữa các nhóm khách hàng, mặt khác số lượng khách hàng trong mỗi
đoạn phải đủ lớn, đủ khả năng bù đắp lại những nỗ lực của doanh nghiệp thì việc
phân đoạn đó mới có hiệu quả. Như vậy, nếu doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu
của một nhóm khách hàng và đồng thời có lãi thì nhóm khách hàng đó chính là
đoạn thị trường có hiệu quả của doanh nghiệp.

×