Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY THIẾT BỊ ĐO ĐIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.35 KB, 28 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN
PHẨM Ở CÔNG TY THIẾT BỊ ĐO ĐIỆN.
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY THIẾT BỊ ĐO ĐIỆN.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty thiết bị đo điện là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công
ty thiết bị kỹ thuật điện - Bộ công nghiệp, thành lập vào ngày 01- 4 - 1983 theo
quyết định số 176 của Bộ cơ khí luyện kim (cũ).Công ty lúc đầu có tên gọi là Nhà
máy thiết bị đo điện và đến ngày 01 - 6 - 1995 công ty chính thức đổi tên thành
Công ty thiết bị đo điện với tên giao dịch là EMIC (Electrical Measuring
Instrument Company). Công ty có trụ sở sản xuất tại số 10 phố Trần Nguyên Hãn -
Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Trải qua 18 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã gặp không ít khó khăn
với bao thăng trầm trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đến thời điểm này công
ty đã trở thành một trong những đơn vị làm ăn có hiệu quả của Tổng công ty thiết
bị kỹ thuật điện.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể chia thành hai giai
đoạn chính như sau:
1.1. Giai đoạn 1: Từ năm 1983 đến năm 1989:
Đây là giai đoạn mới thành lập với tên gọi là Nhà máy chế tạo thiết bị đo
điện, được tách ra từ một phân xưởng của Nhà máy chế tạo biến thế thuộc Bộ cơ
khí luyện kim (cũ). Lúc này cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty còn nghèo nàn lạc
hậu. Máy móc thiết bị nhà xưởng hầu như đã khấu hao hết. Tổng số cán bộ công
nhân viên trong thời gian này là 300. Số vốn được cấp ban đầu chỉ là 10 triệu đồng.
Trong giai đoạn này công ty chủ yếu sản xuất các loại máy phát điện có công
suất từ 2-200 Kw ( chiếm khoảng 70% giá trị tổng sản lượng). Ngoài ra, công ty
còn chế tạo một số loại đồng hồ vôn kế, am-pe kế và sửa chữa, hiệu chỉnh các thiết
bị đo điện nhập khẩu các linh kiện để sản xuất, chủ yếu được nhập từ Liên Xô và
Bungari. Công nghệ sản xuất cũng được nhận từ các nước này.
Nền kinh tế nước ta thời kỳ này còn mang nặng tính tập trung quan liêu bao
cấp. Công ty chỉ việc sản xuất theo chỉ tiêu do cấp trên giao. Việc tiêu thụ sản
phẩm và thu mua các yếu tố đầu vào đã có nhà nước đảm bảo, điều này làm triệt


tiêu động lực phát triển của công ty và làm cho cán bộ công nhân viên chưa thực
sự gắn bó với công ty.
Một đặc điểm nữa có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của công ty sau này
là cuối giai đoạn này, công ty đã bắt đầu tự nghiên cứu loại công tơ đo điện một
pha. Sản phẩm đã trở thành mặt hàng chủ yếu của công ty hiện nay.
1.2. Giai đoạn 2: Từ năm 1990 đến nay:
Năm 1990 đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ chế quản lý ở nước ta.
Cùng với sự phát triển kinh tế về mọi mặt thì mạng lưới điện quốc gia ngày càng
phát triển để có thể làm cơ sở , tiền đề cho sự phát triển nói chung. Trong giai đoạn
này có ba sự kiện lớn ảnh hưởng căn bản đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty:
(+) Sự kiện thứ nhất: Đây là thời kỳ mà nền kinh tế nước ta có sự chuyển đổi
từ một nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang một nền kinh tế hoạt động
theo cơ chế thị trường, cơ chế mà đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự túc từ việc mua
săm các yếu tố đầu vào đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Doanh nghiệp
phải tự chịu trách nhiệm trước kết quả sản xuất kinh doanh của mình.
(+) Sự kiện thứ hai: thời kỳ này đánh dấu sự tan rã của hệ thống xã hội chủ
nghĩa ở Đông Âu. Điều này đã làm chấm dứt mối quan hệ truyền thống giữa công
ty với các đối tác ở Liên Xô và Đông Âu.
(+) Sự kiện thứ ba: Một số nhà máy thuỷ điện có công suất lớn đi vào hoạt
động đã làm cho mạng lưới điện trong cả nước tăng nhanh. Nhu cầu về máy phát
điện giảm mạnh nhưng nhu cầu về các sản phẩm đo điện lại tăng lên rất nhanh.
Chính vì lẽ đó mà công ty đã chuyển hướng sản xuất kinh doanh, không sản xuất
máy phát điện nữa mà tập trung toàn bộ năng lực sản xuất và các sản phẩm đo
điện, đặc biệt là công tơ đo điện một pha.
Những sự kiện trên đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty, nó đặt ra những thách thức lớn đòi hỏi công ty phải có những thay đổi
căn bản để thích nghi với cơ chế mới, điều kiện kinh doanh mới và với sự thay đổi
của nhu cầu trên thị trường. Nhận thức được vấn đề trên, ban lãnh đạo của công ty
đã đưa ra những quyết định đúng đắn, giúp công ty vượt qua những khó khăn của

thời kỳ chuyển đổi cơ chế và trở thành một công ty làm ăn có lợi nhuận như hiện
nay.
Để thích ứng với những thay đổi của thị trường, công ty đã quyết định từ bỏ
mặt hàng truyền thống là máy phát điện và tập trung vào sản xuất các sản phẩm đo
điện như: công tơ điện một pha, công tơ ba pha, đồng hồ vôn-ampe, biến dòng,
biến áp... Ngoài ra để tận dụng lợi thế về vị trí nằm ở trung tâm của thủ đô Hà Nội,
năm 1990 công ty đã quyết định đầu tư một khách sạn trên phần diện tích của nhà
máy, đến cuối năm 1991 khách sạn đi vào hoạt động và đã góp phần đáng kể vào
thu nhập của công ty.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh với hàng nhập khẩu và nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tháng 1 - 1995 công ty đã ký hợp đồng chuyển
giao công nghệ và xuất khẩu sản phẩm trị giá 200.000 USD với hãng LANDIS -
GYP, một hãng sản xuất công tơ hàng đầu của Thuỵ Sỹ. Tháng 6 - 1996 công ty
ký hợp đồng với hãng APRAVE của Cộng hoà Pháp về tư vấn chương trình quản
lý chất lượng ISO-9001. Tháng 2 - 1999 công ty được cấp chứng chỉ ISO-9001(đây
là đơn vị đầu tiên được nhận chứng chỉ này). Nhờ đó, công ty đã nâng cao chất
lượng sản phẩm và có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
2. Đặc điểm của sản phẩm và quá trình sản xuất của Công ty thiết bị đo
điện.
2.1. Đặc điểm về sản phẩm: Hiện nay ngoài việc kinh doanh khách sạn ra
thì nhiệm vụ của công ty là sản xuất các sản phẩm đo điện để đáp ứng nhu cầu của
thị trường. Các sản phẩm chính của công ty bao gồm:
- Công tơ điện một pha cơ hoặc điện tử, một giá hoặc nhiều giá các loại.
- Công tơ điện ba pha cơ hoặc điện tử, một giá hoặc nhiều giá các loại.
- Máy biến dòng hạ thế hình xuyến kiểu đúc epoxy từ 50/5A đến 10.000/5A,
cấp chính xác 0,5 và 1.
- Máy biến dòng trung thế kiểu đúc epoxy trong nhà và ngoài trời tới 36 Kv,
dòng điện sơ cấp từ 5A đến 5000A; dòng điện thứ cấp 1A, 5A hoặc 1A và 5A, cấp
chính xác 0,5; cấp bảo vệ 5P
5

; 5P
10
; 5P
15
; 5P
20
; 5P
30
.
- Máy biến áp đo lường trung kế kiểu đúc epoxy hoặc ngâm dầu cách điện
trong nhà và ngoài trời tới 36 Kv; cấp chính xác 0,5; cấp bảo vệ 3P, 6P.
- Đồng hồ Vôn và đồng hồ Ampe các loại, cấp chính xác 2 và 2,5.
- Cầu chì rơi...
Công ty vừa nghiên cứu chế tạo thành công lần đầu tiên ở nước ta một loại
sản phẩm mới có giá trị kinh tế kỹ thuật cao như: công tơ điện một pha, ba pha,
dây loại 20/80A xuất khẩu sang thị trường Nam Mỹ; máy biến dòng đo lường trung
thế, kiểu ngâm dầu phụ thuộc 35 Kv với kiểu dáng đẹp, chất lượng ổn định, đạt các
chỉ tiêu kỹ thuật; các loại biến áp nguồn Reclosses cho máy cắt loại 1 tỷ số biến áp
và 2 tỷ số biến áp dung lượng từ 75 VA đến 300 VA; máy biến dòng trung thế có ba
mạch (1 mạch đo lường, 2 mạch bảo vệ từ 1 đến 5 tỷ số biến dòng). Đây là loại sản
phẩm có độ phức tạp cao, kích thước lớn thay thế cho hàng từ trước tới nay phải
nhập của nước ngoài. Máy biến dòng bảo vệ thứ tự “không” kiểu 2.C.T với một
hoặc nhiều tỷ số biến dòng dùng vào bảo vệ quá tải, ngăn mạch hoặc bị rò một pha
trong các trạm điện có công suất lớn. Các loại máy biến dòng hạ thế kiểu thanh cái
(hình chữ thập) thích ứng với việc lắp đặt trong tủ điện có công suất lớn.
Trong các sản phẩm của công ty, công tơ điện một pha và ba pha là sản phẩm
chủ yếu chiếm khoảng 80% lượng bán ra. Đối tượng tiêu dùng công tơ là các hộ
gia đình, cơ quan, tổ chức, nhà máy mua điện của mạng lưới điện quốc gia nhằm
phục vụ cho đời sống sinh hoạt, sản xuất và các công ty điện lực dùng các công tơ
để quản lý điện theo từng khu vực dân cư. Và tất cả khách hàng đều yêu cầu các

đặc tính của sản phẩm phải đảm bảo:
- Đảm bảo an toàn khi sử dụng: không chập, hở, rò rỉ.
- Đảm bảo tính chính xác: cần đảm bảo sự công bằng khi khách hàng mua sản
phẩm.
- Đảm bảo tính ổn định và lâu bền: tuổi thọ của sản phẩm phải dài và có chất
lượng ổn định trong suốt quá trình sử dụng.
- Đảm bảo tính tiện dụng: kích thước phù hợp với hợp đồng, số dễ nhìn...
2.2. Đặc điểm của nguyên vật liệu đầu vào.
Bảng 2.1. Lượng tiêu dùng các loại vật tư chính qua các năm.
(Đơn vị: Tấn)
Tên vật tư 1997 1998 1999 2000
Tôn silic 300 400 380 395
Dây điện từ 150 150 145 140
Đồng 110 150 140 155
Nhôm 90 120 115 110
Nhựa 35 50 48 40
Do đặc điểm của sản phẩm đo điện có nhiều chi tiết và đòi hỏi kỹ thuật cao,
nên số lượng chủng loại vật tư của công ty rất lớn. Có khoảng 1600 loại vật tư khác
nhau, nhiều loại vật tư phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng rất cao do có ảnh hưởng
quyết định đến chất lượng sản phẩm như: dây điện từ, tôn si-lic, đi-ốt, điện trở,
vòng bi, đai ốc... hầu hết các loại vật tư này trong nước chưa sản xuất hoặc đã sản
xuất nhưng không đáp ứng yêu câù về chất lượng, do đó công ty phải nhập khẩu từ
các nước như: Thái Lan, Nhật, Thuỵ Sỹ... Điều này làm cho chi phí vật tư của công
ty chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất.
3. Một số chỉ tiêu phản ánh quy mô của công ty thiết bị đo điện.
3.1. Vốn của công ty.
Vốn là giá trị đem lại giá trị thặng dư. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có
hai nguồn vốn đó là vốn cố định và vốn lưu động, bên cạnh đó một doanh nghiệp
nhà nước nào cũng có nguồn vốn ngân sách cấp, nguồn vốn tự bổ sung và công ty
EMIC cũng là một công ty như vậy. Sau đây là các chỉ tiêu phản ánh tình hình vốn

của Công ty thiết bị đo điện trong mấy năm gần đây.

(Đơnvị: Triệuđồng)
STT Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000
1 Vốn kinh doanh
2 Vốn chủ sở hữu
3 Nợ
4 Vốn lưu động
5 Vốn cố định
6 Hệ số nợ
7 Vốn nợ/vốn kinh doanh
( Nguồn báo cáo tài chính của EMIC)
Qua bảng trên ta thấy rằng vốn kinh doanh của công ty có xu hướng tăng lên,
vốn chủ sở hữu cũng tăng lên hằng năm, trong khi đó vốn nợ lại khá ổn định và có
quy mô nhỏ so với vốn kinh doanh và so với vốn chủ (hệ số nợ nhỏ hơn 0,5). Điều
đó cho thấy tình hình tài chính của công ty là rất an toàn và công ty đang theo đuổi
chính sách tài chính thận trọng vốn cố định và vốn lưu động cùng có xu hướng
tăng lên, sở dĩ vốn cố định và vốn lưu động tăng lên là do doanh thu của công ty
trong mấy năm gần đây liên tục tăng làm nhu cầu dự trữ các loại tài sản lưu động
như vật tư, bán thành phẩm không ngừng tăng lên, hơn nữa do tình hình cạnh tranh
trên thị trường đã trở nên gay gắt hơn buộc công ty phải tăng cường chính sách bán
chịu, hai nguyên nhân đó đã làm cho vốn lưu động của công ty tăng, mặt khác so
nhà nước đánh giá lại tài sản cố định của công ty và trong mấy năm gần đây công
ty đã đầu tư mua sắm một số máy móc thiết bị đã làm cho vốn cố định của công ty
tăng lên.
3.2. Tài sản cố định của công ty.
Tài sản cố định của công ty bao gồm quyền sử dụng đất, hệ thống nhà xưởng
và các máy móc thiết bị. Tài sản cố định mà trực tiếp nhất là các máy móc thiết bị
thể hiện năng lực sản xuất, trình độ công nghệ kỹ thuật của công ty, nó ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và chi phí sản xuất từ đó ảnh hưởng đến hiệu

quả hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của công ty.
Về mặt bằng sản xuất, công ty được nhà nước cấp cho quyền sử dụng 1,1
hecta đất nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Đây là một lợi thế rất lớn của công ty
trong giao dịch thương mại, nó tạo điều kiện cho công ty mở rộng sang lĩnh vực
kinh doanh khách sạn, cho thuê văn phòng góp phần đáng kể vào kết quả chung
của công ty.
Giá trị còn lại của toàn bộ tài sản cố định của toàn công ty năm 1997 là 21,7
tỷ đồng, năm 1998 là 24,6 tỷ đồng, năm 1999 là 25,6 tỷ đồng và năm 2000 là 27,1
tỷ đồng. Giá trị còn lại của tài sản cố định tăng lên một phần là do công ty đầu tư
mua sắm một số máy móc thiết bị mới.
Mặc dù trong mấy năm gần đây công ty đã mua sắm một số máy móc thiết bị
mới của Thuỵ Sĩ, Nhật, Mỹ, Đài Loan nhưng số lượng máy có xuất xứ từ các nước
Đông Âu và Trung Quốc được mua trước năm 1989 còn chiếm tỷ trọng lớn. Trong
đó nhiều máy móc đã khấu hao hết từ lâu,trong khi nguồn vốn nhà nước cấp thêm
rất nhỏ nên công ty vẫn phải tận dụng số máy móc thiết bị đã khấu hao hết này.
4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong mấy năm gần đây.
4.1. Lợi nhuận hơn hai lần vốn đầu tư.
Nhờ không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm,
EMIC đã từng bước khẳng định được uy tín với khách hàng trong nước và đang
vươn mạnh ra thị trường nước ngoài, chủ động hội nhập thị trường khu vực và
quốc tế. Theo đánh giá của các nhà quản lý và chuyên gia công nghệ Việt Nam,
EMIC là doanh nghiệp sẽ có bước phát triển ổn định, vững chắc khi đất nước hội
nhập thị trường thế giới một cách đầy đủ.
Năm 1992, EMIC mới chế tạo và tiêu thụ gần 134.000 công tơ và cung ứng
cho thị trường trong nước và xuất khẩu hơn một triệu công tơ điện một pha, hơn
60.000 công tơ điện ba pha gồm hàng chục loại khác nhau cùng với hơn 54.000
máy biến dòng và máy biến áp các loại. Tính chung đến nay EMIC đã trang bị cho
mạng lưới điện trong cả nước và xuất khẩu gần 5.000.000 công tơ điện một pha,
gần 360.000 công tơ điện ba pha và hàng trăm nghìn thiết bị đo điện khác. Hàng
triệu hộ tiêu thụ điện trong cả nước đang sử dụng các thiết bị đo điện do EMIC chế

tạo và đều yên tâm về dòng điện an toàn liên tục, không bị tổn thất quá mức cho
phép.
Chất lượng sản phẩm đã và đang đem lại sự phát triển ổn định vững chắc và
thịnh vượng cho EMIC, vốn đầu tư cho mỗi chu kỳ trang thiết bị công nghệ mới,
bình quân sau 4-5 năm hoạt động đều được thu hồi để tái đầu tư. Trong 10 năm
qua, công ty đã nộp cho ngân sách nhà nước được 51,2 tỷ đồng, tăng hơn tổng vốn
đầu tư trong cùng thời kỳ hơn 13 tỷ đồng, lãi được 82.664 tỷ đồng, tăng gấp hơn
2,2 lần tổng số vốn đầu tư.
Năm 2000 vừa qua EMIC đạt được hơn 116 tỷ đồng giá trị tổng sản lượng với
tổng đầu tư 143,2 tỷ đồng; lãi được 13,9 tỷ đồng chiếm hơn 50% tổng số lãi của
Tổng Công ty thiết bị kỹ thuật điện. EMIC hiện có đủ vốn để kinh doanh, không
phải vay vốn của ngân hàng nhiều như các doanh nghiệp khác. Từ năm 1999 đến
nay, EMIC đảm bảo đủ việc làm cho 810 cán bộ công nhân viên với mức lương
bình quân trên dưới 1.800.000 đồng/tháng.
4.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 4 năm gần đây.
Trong mấy năm gần đây Công ty thiết bị đo điện luôn là một công ty làm ăn
có lãi của Tổng Công ty thiết bị kỹ thuật điện.
Bảng 2.4. Kết quả sản xuất - kinh doanh trong 4 năm qua của Công ty:
Chỉ tiêu
Đơn
vị
1997 1998 1999 2000
Tốc
độ
tăng
199
8
(%)
Tốc
độ

tăng
1999
(%)
Tốc
độ
tăng
2000
(%)
I. Giá trị
sản xuất
Triệu
đồng
74.585 98.985
106.88
5
116.281 133 108 109
II. Doanh thu Triệu
đồng
106.81
2
162.20
5
128.12
2
145.34 152 79 113
- Doanh thu
sản xuất
Triệu
đồng
88.035

144.00
0
127.00
0
144.000 16 88 113
- Doanh thu
khách sạn
Triệu
đồng
18.777 22.205 1.122 1.34 118 5 118
III. Nộp ngân
Sách
Triệu
đồng
8.458 10.861 15.728 16.241 118 145 103
IV. Lợi nhuận
Sau thuế
Triệu
đồng
V. Lương bình
Quân
Triệu
đồng
1,2 1,4 1,4 1,8 117 100 129
VI. Số sản
phẩm sản xuất
- công tơ
một pha
Chiếc
670.00

0
960.12
5
942.95
2
1.027.00
0
143 98 107
- công tơ
ba pha
Chiếc 50.500 65.080 57.251 60.000 129 88 105
- đồng hồ
Vôn-Ampe
Chiếc 9.332 8.141 10.172 12.500 87 125 123
- biến dòng
hạ thế
Chiếc 39.490 50.030 41.335 40.000 127 83 97
- biến dòng
trung thế
Chiếc 600 3.156 1.678 2.600 526 53 155
- biến áp
trung thế
Chiếc 405 697 1.154 1.400 172 116 121
- cầu chì rơi
Chiếc 102 33 81 96 32 245 119
VII. Vốn chủ Triệu
đồng
VIII. Vốn
Kinh doanh
Triệu

đồng
Nhìn vào bảng kết quả sản xuất-kinh doanh của Công ty ta thấy rằng Công ty
có xu hướng mở rộng hoạt động kinh doanh nhưng đến năm 1999 thì hoạt động sản
xuất của Công ty bị chững lại do các nguyên nhân chủ yếu sau:
(+) khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997-1998 đã làm các đối tác xuất
khẩu của Công ty giảm hợp đồng xuất khẩu sản phẩm.
(+) đồng tiền Việt Nam sụt giá mạnh so với đồng đô la Mỹ trong khi Công ty
phải nhập khẩu nhiều vật tư từ nước ngoài làm cho chi phí vật tư tăng, gây khó
khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
(+) việc nhà nước áp dụng thuế VAT thay cho thuế doanh thu đã làm tăng số
thuế thực tế mà công ty phải nộp. Năm 1999, tuy doanh thu giảm so với năm 1998
nhưng số thuế phải nộp vẫn tăng. Năm 2000 vừa qua công ty lại sản xuất tăng vọt
so với năm 1999 với tổng doanh thu đạt 145.34 triệu đồng.
Bảng 2.5. Thuế nộp ngân sách của Công ty thiết bị đo điện:
STT

Năm
Chỉ tiêu
1997 1998 1999 2000
Tốc
độ
tăng
1998-
1997
(%)
Tốc
độ
tăng
1999-
1998

(%)
Tốc
độ
tăng
2000-
1999
(%)
1 Thuế doanh thu
2 VAT
3 Thuế TNDN
4 Thuế trên vốn
5 Thuế TNCN
6
Tổng thuế
Doanh thu của công ty trong mấy năm gần đây có xu hướng tăng nhưng đến
năm 1999 thì bị giảm sút do công ty gặp phải nhiều khó khăn như trên. Nhưng đến
năm 2000 thì doanh thu lại tiếp tục tăng so với năm 1999 là 17.199 triệu đồng.
Nguyên nhân làm tăng doanh thu là do sự tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất, còn
doanh thu từ lĩnh vực khách sạn đang có xu hướng giảm vì ngành kinh doanh
khách sạn đang gặp nhiều khó khăn. Cùng với xu hướng tăng lên của doanh thu, từ
1996 đến 1998 tăng 1,6 tỷ đồng nhưng đến năm 1999 lợi nhuận bị giảm sút do
doanh thu giảm trong khi thuế phải nộp tăng lên và đến năm 2000 thì do công ty đã
giải quyết và khắc phục được những khó khăn trên nên doanh thu tăng, do đó lợi
nhuận cũng tăng đạt 13.000 triệu đồng. Tiền lương bình quân của cán bộ công nhân
viên trong công ty có xu hướng tăng lên, hàng năm tăng 300.000 đồng/người từ
1996 đến 1999 nhưng đến năm 2000 lương bình quân của cán bộ công nhân viên

×