Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

KHóa luận tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị hành chính Công tác tiếp công dân tại Công an huyện Bảo Yên năm 2018, 2019 và 6 tháng đầu năm 2020.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.83 KB, 23 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công
dân được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đây là biện pháp và là công cụ pháp lý quan trọng để công dân bảo vệ quyền và
lợi ích chính đáng của mình khi bị xâm phạm, đó là biểu hiện của một xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh mà Nhà nước ta đang hướng tới. Do đó, công tác
tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân có vai trò quan trọng trong
mối quan hệ qua lại giữa cơ quan thực thi pháp luật và người dân; đây cũng là
một vấn đề được Đảng, Nhà nước và Nhân dân đặc biệt quan tâm.
Thực hiện Chỉ thị số 35/CP/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng
cường lãnh đạo của Đảng đối với đối với công tác tiếp công dân và giải quyết
khiếu nại tố cáo, triển khai nghiêm túc Kế hoạch số 106-KH/ĐUCA, ngày
07/10/2014 của Đảng ủy Công an Trung ương về Thông tư số 30/2015/TT-BCA,
ngày 03/7/2015 của Bộ Công an về quy định, về công tác tiếp công dân đến
khiếu nại tố cáo, kiến nghị, trong Công an nhân dân để Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị
nâng cao nhận thức về công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, coi đây là
nhiệm vụ chính trị quan trọng. Tổ chức quán triệt chủ trương, chính sách pháp
luật của Nhà nước và các văn bản của cấp trên về giải quyết đơn thư khiếu nại,
tố cáo, niêm yếu công khai bảng tiếp nhận kiến nghị phản ánh thủ tục hành
chính theo quy định.
Thực hiện Nghị quyết 242-NQ/ĐUCA ngày 22/01/2019 và Nghị quyết số
14 -NQ/BCH của Ban Chấp hành Đảng bộ Công an huyện Bảo Yên về nâng cao
công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, trong 3 năm
qua, bộ phận tiếp công dân của Công an huyện đã tiếp trên 137 lượt công dân.
Tiếp nhận 125 đơn, trong đó 12 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an
huyện Bảo Yên. Những nội dung không thuộc thẩm quyền giải quyết, bộ phận
tiếp công dân đã hướng dẫn công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết
theo quy định.
Từ việc xác định rõ vai trò đặc biệt quan trọng của công tác tiếp công dân
và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân nên Đảng ủy và tập thể Lãnh đạo


Công an huyện đã quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những khiếu nại, tố cáo
của công dân. Qua đó, kết quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của
1


công dân trong toàn đơn vị đã được nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể, đã giải
quyết 67vụ 97 bị can, trong 3 năm không có đơn thư tồn đọng, khiếu nại vượt
cấp… Kết quả trên đã góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình an ninh,
chính trị, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội huyện Nhà.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo tại cơ quan Công an huyện Bảo Yên vẫn còn những tồn
tại, hạn chế như: trình độ tiếp công dân của một số cán bộ chiến sỹ còn hạn chế,
kinh nghiệm tiếp dân, lắng nghe ý kiến của công dân còn thiếu, dẫn đến trong quá
trình tiếp công dân còn gây ra bức xúc cho công dân. Một số cán bộ, chiến sỹ
chưa phân biệt được bản chất của vụ việc công dân phản ảnh là khiếu nại hay tố
cáo; Công tác phối hợp giải quyết giữa cơ quan chức năng của huyện Bảo Yên
và cơ quan Công an chưa liên tục, chưa chặt chẽ; Quy trình tiếp công dân tại cơ
quan Công an huyện chưa khoa học, chưa bài bản. Việc ghi số tiếp công dân còn
sơ sài, thiếu thông tin…Một số nội dung, vụ việc thời hạn giải quyết còn kéo
dài.

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng công tác tiếp dân của Công an huyện Bảo Yên từ
năm 2018 đến nay, từ đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân những
hạn chế ảnh hưởng đến công tác tiếp công dân. Qua đó, đề xuất một số giải pháp
chủ yếu nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả trong hoạt
động tiếp công dân của Công an huyện Bảo Yên nói riêng và công tác tiếp công
dân trong lực lượng Công an nói chung.
3. Phạm vi nghiên cứu
Công tác tiếp công dân tại Công an huyện Bảo Yên năm 2018, 2019 và 6

tháng đầu năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra, thu thập, tổng hợp số liệu.
Phương pháp phân tích, so sánh đối chiếu.
5. Kết cấu khoá luận:
Ngoài mở đầu, kết luận, khoá luận gồm 3 chương…tiết
2


Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của công tác tiếp dân
1.1.1. Khái niệm tiếp công dân
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội
khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013 đã nêu rõ: Nhà nước cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì
Nhân dân. Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công
nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Đồng
thời, Hiến pháp cũng quy định mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ
quan, tổ chức, cá nhân. Để đảm bảo các quyền hiến định đó việc tiếp công dân
của các cơ quan và các cá nhân có thẩm quyền là trách nhiệm bắt buộc trước
người dân.
Để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của công tác tiếp công dân và
giải quyết khiếu nại, tố cáo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, Bộ
Chính trị yêu cầu các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể tập trung lãnh đạo,
chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc có hiệu quả một số ngiệm vụ, giải pháp sau đây:
Quán triệt đầy đủ, thực hiện nghiêm chủ trương, chính sách pháp luật của
Đảng và Nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo. Luật
tiếp công dân, gắn việc tiếp công dân và sử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến

nghị, phản ánh, chú trọng tiếp công dân tại cơ quan đơn vị, lắng nghe ý kiến,
nguyện vọng của người dân, vận động thuyết phục công dân để giải quyết, tháo
gỡ triệt để khiếu nại bức xúc của nhân dân. Các cơ quan kiểm tra Như Tòa án,
Kiểm sát, Công an nâng cao trách nhiệm trong việc tiếp công dân tại cơ quan
đơn vị.
Theo Khoản 1, Điều 2, Luật Tiếp công dân năm 2013: Tiếp công dân là
việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật này đón tiếp
để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải
thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.
1.1.2. Đặc điểm của công tác tiếp công dân
3


Thứ nhất: Tiếp công dân là trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan hành
chính Nhà nước; của cán bộ, chiến sỹ được phân công nhiệm vụ tiếp công dân
tại trụ sở tiếp công dân.
Công dân có quyền và nghĩa vụ trong mối quan hệ với Nhà nước. Trong
mối quan hệ này, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Dó
đó, để đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công
dân, việc tiếp công dân là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước.
Thứ hai: Chủ thể tiếp công dân là cơ quan Nhà nước hoặc cá nhân có thẩm
quyền: Hoạt động tiếp công dân là sự giao tiếp giữa hai chủ thể, thứ nhất là công
dân đã đủ độ tuổi nhất định và có năng lực hành vi; thứ hai là các cơ quan Nhà
nước hoặc các cá nhân có thẩm quyền.
Thứ ba: Nội dung của tiếp công dân: Phía cơ quan Nhà nước hoặc cá nhân
có thẩm quyền tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân,
đồng thời giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ tư: Tiếp công dân được thực hiện tại các địa điểm nhất định: Địa điểm

tiếp công dân bao gồm trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân hoặc nơi làm
việc khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân bố trí và phải
được thông báo công khai hoặc thông báo trước cho người được tiếp.
Thứ năm: Tiếp công dân được tiến hành theo những nguyên tắc nhất định,
bao gồm:
Một là, việc tiếp công dân phải được tiến hành tại nơi tiếp công dân của cơ
quan, tổ chức, đơn vị.
Hai là, việc tiếp công dân phải đảm bảo công khai, dân chủ, kịp thời; thủ
tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và đảm bảo an toàn cho người tố cáo theo
quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử
trong khi tiếp công dân.
Ba là, tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
1.1.3. Vai trò của hoạt động tiếp công dân
Việc tiếp công dân giúp cơ quan Nhà nước nắm bắt được thông tin, kiến
nghị, phản ánh, góp ý những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối chính
4


sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, công tác quản lý của cơ quan đơn vị.
Qua đó, có các biện pháp, chủ trương phù hợp để điều chỉnh bổ sung chủ trương
chính sách, hoàn thiện pháp luật cũng như để khắc phục những bất cập hạn chế
trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước.
Tiếp công dân là hoạt động nhằm hiện thực hóa quyền làm chủ của công
dân, là sự cụ thể hóa quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo
luận các vấn đề chung của Nhà nước và xã hội của công dân, phát huy vai trò to
lớn của quần chúng Nhân dân trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời, đây
cũng là biểu hiện sinh động phản ánh bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của
Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
Tiếp công dân nhằm đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công

dân được pháp luật quy định. Ngoài ra, còn thể hiện mối quan hệ hài hòa, dân
chủ giữa Nhà nước và người dân, giúp việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các
cơ quan, đơn vị được tiến hành một cách kịp thời và đúng pháp luật.
Tiếp công dân có vai trò quan trọng trong hướng dẫn công dân thực hiện
quyền khiếu nại, tố cáo, khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện
quyền khiếu nại, tố cáo của mình, qua đó tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật
nói chung, pháp luật khiếu nại, tố cáo của công dân nói riêng, góp phần giúp
công dân hiểu biết thêm pháp luật nói chung, quyền nghĩa vụ công dân nói
riêng, tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện vượt cấp.
1.1.4. Ý nghĩa của công tác tiếp công dân
Tiếp công dân là một biện pháp quan trọng và thiết thực để nâng cao hiệu
quả thực thi pháp luật của Nhà nước. Làm tốt công tác tiếp công dân và giải
quyết khiếu nại, tố cáo là một hình thức biểu hiện trực tiếp của mối quan hệ giữa
Nhân dân với Nhà nước. Cơ quan Nhà nước phải tiếp công dân tốt thì Nhân dân
mới thấy rõ Đảng và Nhà nước luôn giữ chặt mối liên hệ với Nhân dân, luôn
lắng nghe ý kiến của Nhân dân, quan tâm lo lắng đến quyền lợi của Nhân dân,
do đó mối quan hệ giữa Nhân dân với Đảng càng được củng cố hơn.
Công tác tiếp công dân có quan hệ chặt chẽ với công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo. Muốn thực hiện tốt việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cần phải thực
hiện tốt việc tiếp công dân, từ đó sẽ khắc phục được tình trạng khiếu nại, tố cáo
vượt cấp, gửi không đúng chủ thể có thẩm quyền giải quyết cũng như các bất
cập khác trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, giáo dục ý thức công dân trong việc
5


giữ gìn trật tự kỷ cương pháp luật, ngăn chặn và phòng ngừa các hành vi vi
phạm pháp luật.
Tiếp công dân là tạo điều kiện cho Nhân dân thực hiện quyền tự do, dân
chủ, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, giảm bức xúc, xung đột trong xã hội.
1.2. Trách nhiệm của cơ quan Công an huyện trong công tác tiếp dân

Quy định chung: Mọi công dân đến trụ sở tiếp công dân của lực lượng
Công an Nhân dân và cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân phải thực hiện đúng
quy chế tiếp công dân trong lực lượng Công an Nhân dân và pháp luật về khiếu
nại, tố cáo.
Khi tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh, cán
bộ tiếp công dân có trách nhiệm đón tiếp và đề nghị công dân cung cấp thông
tin, tài liệu chứng cứ cho cơ quan Công an theo đúng quy định của pháp.
Trường hợp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chưa có
đơn khiếu nại thì cán bộ hướng dẫn công dân viết đơn hoặc ghi lại đầy đủ chính
xác nội dung khiếu nại, phản ánh bằng văn bản và yêu cầu công dân ký sác nhận
hoặc điểm chỉ. Phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của
công dân theo quy định tại Thông tư số 68/2013/TT-BCA ngày 26 tháng 12 năm
2013 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn sử lý khiếu nại, kiến nghị, phản ánh
giải quyết khiếu nại và quản lý công tác giải quyết khiếu nại trong Công an nhân
dân.
Hướng dẫn công dân trình bày đầy đủ, rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị phản ánh, những yêu cầu cần giải quyết cung cấp tài liệu chứng cứ
liên quan đến vụ việc. Phân loại, xử lý ban đầu các đơn thư khiếu nại, tố cáo,
phản ánh của công dân báo cáo lãnh đạo lãnh đạo dơn vị giải quyết theo quy
định.
Đối với cán bộ thường trực tiếp công dân vào các ngày trong tuần: Có
trách nhiệm hướng dẫn công dân thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ khiếu nại, tố
cáo theo quy định của pháp luật; cán bộ có nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý tin theo
quy định của pháp luật, khiếu nại, phản ánh có nội dung liên quan đến trách
nhiệm thẩm quyền giải quyết của ngành Công an thì cán bộ tiếp công dân báo
cáo lãnh đạo, còn đơn thư khiếu nại không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn
công dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, theo đúng quy
6



định của pháp luật; không tiếp công dân không đủ năng lực hành vi mà không có
người đại diện hợp pháp, không tiếp nhận khiếu nại hết thời hiệu theo quy định.
Định kỳ Trưởng Công an huyện tổ chức tiếp công dân để giải quyết những
yêu cầu, kiến nghị của công dân đối với cơ quan Công an, khi Trưởng Công an
huyện đi vắng ủy quyền cho đồng chí Phó trưởng Công an huyện phụ trách công
tác xây dựng lực lượng hậu cần trực tiếp tiếp công dân định kỳ. Ngoài ra đồng
chí Trưởng Công an huyện còn trực tiếp tiếp công dân đối với những trường hợp
khiếu nại, tố cáo gay gắt, phức tạp hoặc tiếp công dân theo yêu cầu của cấp trên.
Việc tiếp công dân được lập sổ sách theo dõi, mọi trường hợp khi tiếp công
dân đều được cán bộ làm công tác tiếp công dân tiến hành vào sổ, phân loại nội
dung, căn cứ các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan,
cán bộ làm công tác tiếp công dân giải thích hoặc hướng dẫn công dân đến đúng
cơ quan, các bộ phận liên quan để được hướng dẫn giải quyết.
1.3. Những điều kiện đảm bảo đối với hoạt động tiếp công dân của cơ
quan Công an cấp huyện
1.4.1. Điều kiện về chính trị, pháp lý
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác tiếp công dân, phát huy
quyền dân chủ của Nhân dân, gắn với việc xây dựng bộ máy Nhà nước ngày
càng trong sạch, vững mạnh. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị
quyết, văn bản Quy phạm pháp luật để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu
quả của công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo của Nhân dân.
Nhằm thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng về công tác tiếp công
dân, Chính phủ và các bộ ngành đã ban hành nhiều văn bản liên quan để triển
khai thực hiện: Luật Khiếu nại ngày 11/11/2011; Luật Tố cáo ngày 11/11/2011;
Luật Tiếp công dân ngày 25/11/2013; Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày
03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại;
Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật Tố cáo; Căn cư Nghị định số 91/2013/NĐ-CP ngày
12/8/2013 quy định về tố cáo tố cáo trong Công an nhân dân. Nghị định số
64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số

điều của Luật Tiếp công dân; Thông tư số 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014
của Thanh tra Chính phủ về Quy định Quy trình tiếp công dân; Thông tư số

7


07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ về Quy định Quy
trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
1.4.2. Điều kiện về cơ sở vật chất
Phòng tiếp công dân của đơn vị được bố trí ở địa điểm tầng một thuận tiện,
đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất để công dân đến trình bày khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh được dễ dàng. Trong phòng tiếp công dân được niêm
yết công khai nội quy tiếp công dân; công khai họ tên, cấp bậc, chức vụ của
cán bộ, chiến sỹ tiếp công dân, có lịch tiếp công dân của thủ trưởng và cán bộ
tiếp công dân.
Phòng tiếp công dân bố trí đầy đủ các vận dụng như bàn, ghế, phích
nước, ấm, chén, điện thoại... Có tủ sách pháp luật để công dân tham khảo.
1.4.3. Điều kiện về con người
Người tiếp công dân là người đại diện cho cơ quan Công an huyện trong
việc gặp gỡ, tiếp xúc với người dân. Thông qua hình ảnh người tiếp công dân,
người dân phần nào hiểu về tư cách, đạo đức, phong cách, năng lực, trình độ,
tinh thần trách nhiệm của cơ quan Công an trong việc tham mưu cho Đảng,
Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh
phòng, chống tội phạm; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế
lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội.
Xác định công tác tiếp công dân có vai trò quan trọng góp phần nâng cao
hiệu quả thực thi pháp luật, do đó trong những năm qua, lãnh đạo Công an
huyện thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác tiếp công
dân, bố trí cán bộ làm công tác tiếp công dân là chỉ huy cấp đội, có trình độ

chuyên môn từ đại học trở lên, có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, có quan
điểm chính trị vững vàng, luôn lắng nghe ý kiến của Nhân dân, nắm bắt được
tâm tư, nguyện vọng chính đáng, những khó khăn, bức xúc trong Nhân dân để
kịp thời tháo gỡ, giải quyết, làm cơ sở kiến nghị với lãnh đạo đơn vị và cấp có
thẩm quyền giải quyết phù hợp. Đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ làm công
tác tiếp công dân có đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng như phẩm chất, đạo
đức, trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ
trong thời kỳ mới để các khiếu nại, tố cáo được xem xét nhanh chóng, kịp thời,
hạn chế khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp, không để phát sinh điểm nóng và những
8


diễn biến phức tạp. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tiếp dân
và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.

9


Chương II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN CỦA CÔNG AN HUYỆN
BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI
2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế, xã hội huyện Bảo Yên và đặc điểm
tình hình Công an huyện
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Bảo Yên ảnh hưởng đến
công tác tiếp công dân
Huyện Bảo Yên là cửa ngõ phía Đông của tỉnh Lào Cai, cách trung tâm
thành phố Lào Cai 75 km, cách Hà Nội 263 km. Có diện tích tự nhiên 818,34
km2 . Độ cao trung bình của huyện từ 300 đến 400m so với mực nước biển, điểm
thấp nhất là 50m, Điểm cao nhất là 1.120 m trên dãy núi Con Voi (thuộc xã Phúc
Khánh), độ dốc bình quân toàn huyện từ 30 - 350.

+ Phía Đông Nam giáp với huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
+ Phía Đông giáp với huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
+ Phía Tây Nam giáp với huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
+ Phía Bắc giáp vơi huyện Bảo Thắng và huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Toàn huyện có 20.691 hộ với 13 dân tộc anh em sinh sống, tại 16 xã 01 thị
trấn đặc biệt khó khăn, toàn huyện có 213 thôn, bản tổ dân phố, dân tộc tiểu số
chiếm 74 % ( Dân tộc Tày chiếm 13%, dân tộc Dao 24,2%, dân tộc Mông chiếm
11,6%, dân tộc Nùng chiếm 2,2% còn lại là dân tộc khác). Diện tích tự nhiên của
huyện, chủ yếu là rừng đất rừng chiếm hơn 56% diện tích tự nhiên của huyện
rộng. Trong những năm qua, kinh tế của huyện duy trì ở mức phát triển khá, tốc
độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 13%/ năm; thu nhập bình quân đầu
người đạt 20,25 triệu đồng/năm, sản xuất nông, lâm nghiệp tiếp tục tăng trưởng,
góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn theo
hướng bền vững; phong trào xây dựng nông thôn mới được cả hệ thống chính trị
và các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là người dân nông thôn đồng tình ủng hộ, tích
cực tham gia đến nay các xã đã có đường bê tông đến Ủy ban nhân dân xã và
các đường liên thôn xóm do Nhà nước và nhân dân cùng làm, thuận tiện cho bà
con giao lưu buôn bán và đi lại thuận tiện hơn. Đến hết năm 2020 huyện Bảo
Yên có 6 xã được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Nghĩa Đô, Việt
Tiến, Yên Sơn, Tân Dương) xã Minh Tân đã hoàn thành các tiêu chí về đích
10


nông thôn mới năm 2020 nâng con số đạt chuẩn lên con số 6 xã); các xã còn lại
đều đạt từ 7 đến 12 tiêu chí trở lên. Giá trị sản xuất trong phát triển công nghiệp
- tiểu thủ công nghiệp tăng dần theo các năm. Lĩnh vực văn hóa xã hội tiếp tục
được phát triển đồng bộ; an sinh xã hội luôn được quan tâm thực hiện; an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững ổn định.
Tuy nhiên, Bảo Yên là huyện miền núi, có nhiều dân tộc, kết cấu hạ tầng kỹ
thuật còn thấp kém, chưa được đầu tư đồng bộ; cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn

chậm; sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ lẻ, manh mún; lợi thế về du lịch, dịch vụ
chưa được khai thác hiệu quả. Trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức của
Nhân dân còn hạn chế, một số tập tục lạc hậu chưa được xóa bỏ; an ninh nông
thôn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp; tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ, đầu
tư của Nhà nước vẫn còn, đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển.
Nhận thức về pháp luật của Nhân dân chưa đầy đủ, do vậy công tác tiếp công
dân trên địa bàn huyện có những khó khăn riêng, đòi hỏi công tác tiếp công dân cần
có những giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, Huyện ủy đã chỉ đạo các chi, đảng bộ tiếp tục
quán triệt triển khai thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 30/10/2017 của Tỉnh ủy
Lào Cai về tăng cường sự lãnh đạoc của Đảng đối với cấp ủy, chính quyền các cấp
trong việc phòng, chống tảo hôn và hôn nhan cận huyết thống trong vùng đồng bào
dân tộc thiểu số.
2.1.2. Đặc điểm tình hình Công an huyện Bảo Yên
Thực hiện Thông tư số 42/2018/TT-BCA ngày 25/12/2018 của Bộ Công an
và Thông tư số 09/2019/TT-BCA ngày 11/4/2019 của Bộ Công an quy định về
việc điều động sỹ quan, Công an nhân dân đảm nhiệm các chức danh Công an
xãn và căn cứ công văn số 2637/CAT-PX01 ngày 27/12/2019 của Công an tỉnh
Lào Cai ủy quyền điều động sỹ quan CAND đảm nhiệm chức danh Công an
viên. Hiện nay Công an huyện Bảo Yên đã bố chí được mỗi xã 02 Công an
chính quy xuống đảm nhiệm chức danh trưởng Công an xã và Công an viên
thường trực, Công an huyện vẫn đang sắp xếp về mặt quân số tiếp tực bổ nhiệm
đủ mỗi xã từ 3 đến 5 người để tực hiện nhiệm vụ.
Công an huyện Bảo Yên hiện nay có 09 đội trực thuộc với tổng quân số
148 đồng chí, trong đó có 11 đồng chí, chiến sỹ nghĩa vụ phục vụ có thời hạn
trong Công an nhân dân.
11


Trong đó lực lượng An ninh có 14 đồng chí; lực lượng Tham mưu tổng

hợp - Hậu cần phục vụ 15 đồng chí; lực lượng Cảnh sát 108 đồng chí. Trình độ
Thạc sỹ 04 đồng chí, Đại học có 53 đồng chí, Cao đẳng 10 đồng chí, Trung học
55 đồng chí, đang học Đại học tại chức 12 đồng chí, số còn lại chưa qua đào tạo.
Đội Tổng hợp được giao nhiệm vụ tiếp công dân, theo dõi kết quả tiếp
công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Thường xuyên phối hợp
với các Đội trong đơn vị để giải quyết các nội dung liên quan.
Từ điều kiện kinh tế, xã hội của huyện còn nhiều khó khăn, đời sống vật
chất, tinh thần của Nhân dân chưa cao, nhận thức còn nhiều hạn chế đã ảnh
hưởng không nhỏ đến công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của
công dân tại Công an huyện Bảo Yên.
2.2. Thực trạng công tác tiếp công dân của Công an huyện Bảo Yên
năm 2018, 2019 và 6 tháng đầu năm 2020
2.2.1. Kết quả đạt được
Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, lãnh đạo Công an huyện, thực hiện
theo quy chế làm việc của đơn vị, Đảm bảo điều kiện vật chất phục vụ công tác
tiếp công dân, Công an huyện Bảo Yên bố trí địa điểm tiếp công dân tại một
phòng của tầng một gần cổng chính trong trụ sở của Công an huyện, đầy đủ về
cơ sơ vật chất như bàn ghế, ấm chén các thiết bị cần thiết khác. Phòng tiếp công
dân phải được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ, Công an huyện duy trì tổ thường trực
tiếp công dân 24/24 giờ đảm bảo tiếp nhận, hướng dẫn theo đúng quy trình; bố
trí lịch để lãnh đạo đơn vị tiếp công dân khi có yêu cầu theo quy định; đề nghị
các bộ phận liên quan cử cán bộ có thẩm quyền tham gia tiếp công dân khi cần
thiết, chuẩn bị tài liệu, hồ sơ cho lãnh đạo đơn vị tiếp công dân. Hướng dẫn, trả
lời việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; thực hiện chế độ
báo cáo lãnh đạo đơn vị và các phòng ban liên quan về công tác tiếp dân theo
quy định.

12



Bảng 01: Tình hình nhân sự bộ phận tiếp công dân
TT

Họ và tên

Chức vụ, đơn vị

Trình độ Lý luận Ghi
chuyên môn chính trị chú

Trưởng Công an
huyện

Đại học

Cao cấp

Lý Văn Trường

Đội trưởng đội
Tổng hợp

Đại học

Trung
cấp

3

Trần Xuân Lục


Đội trưởng đội
Cảnh sát điều tra

Đại học

Trung
cấp

4

Hoàng Văn Toản

Cán bộ đội Cảnh
sát điều tra

Đại học

Trung
cấp

5

Phạm Văn Đức

Cán bộ đội Tổng
hợp

Đại học


Trung
cấp

1

Lê Hồng Vy

2

- Về trình độ chuyên môn: công chức bộ phận tiếp công dân công an huyện
có trình độ chuyên môn đảm bảo phù hợp để thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân;
trong đó, có 05 người có trình độ thạc sỹ, 01 người có trình độ lý luận chính trị
cao cấp, 04 người có trình độ lý luận chính trị trung cấp.
Nhìn chung, việc xây dựng cơ cấu tổ chức và sắp xếp bộ phận tiếp công
dân của công an huyện Bảo Yên đã thực hiện đúng theo quy định của Luật Tiếp
công dân năm 2013, Nghị định số 64/2014 của Chính phủ. Đội ngũ công chức
của bộ phận tiếp công dân đều có trình độ chuyên môn, luôn năng nổ, thể hiện
rõ tinh thần trách nhiệm, bám sát nhiệm vụ được giao để triển khai thực hiện.
Cùng với đó, luôn tích cực tuyên truyền, vận động, giải thích, hướng dẫn, không
để công dân khiếu nại vượt cấp. Nội dung tiếp công dân được chuẩn bị đầy đủ
hơn, thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm với công việc của mình,
xem xét giải quyết các vụ việc đúng thời gian quy định; thời gian chuyển văn
bản trả lời công dân được đẩy nhanh hơn. Do đó, bộ phận tiếp công dân của
công an huyện Bảo Yên được vận hành một cách đồng bộ, bảo đảm đạt yêu cầu
nhiệm vụ được giao.

13


Công an huyện Bảo Yên có nội quy, quy chế tiếp công dân được niêm yết

tại trụ sở tiếp dân và thông báo công khai rộng rãi cho nhân dân biết. Trong quá
trình tiếp công dân, Lãnh đạo Công an huyện và cán bộ tiếp dân đã tiếp thu đầy
đủ ý kiến của công dân, ghi chép rõ ràng, cẩn thận vào sổ theo dõi tiếp công dân.
Đồng thời xem xét trả lời ngay các nội dung phản ánh của công dân khi có đủ cơ
sở. Riêng các vụ việc chưa đủ cơ sở trả lời ngay, cần phải xem xét thẩm tra, xác
minh thì giao trách nhiệm cho bộ phận Thanh tra đơn vị phối hợp cùng đội liên
quan xem xét, giải quyết trong thời gian quy định để trả lời công dân. Công tác
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm
quyền giải quyết của đơn vị được quan tâm chú trọng, tập trung chủ yếu ở lực
lượng Cảnh sát. Trong quá trình giải quyết trên tinh thần khách quan, công tâm,
có lý, có tình, kịp thời điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót trong thực hiện
nhiệm vụ, bảo vệ quyền, lợi ích Nhà nước, của Nhân dân. Do vậy, năm 2018,
2019 và 6 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn huyện không phát sinh khiếu nại, tố
cáo đông người, không có điểm nóng phát sinh.
Năm 2018, 2019 và 6 tháng đầu năm 2020 Công an huyện đã phân công
02 tổ phụ trách công tác tiếp công dân: Tổ tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và
tiếp dân, đối với đơn thư thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự gồm 02 đồng chí thuộc
Đội Cảnh sát điều tra. Tổ tiếp nhận, giải quyết đơn thư không thuộc lĩnh vực tố
tụng hình sự gồm 02 đồng chí trong bộ phận Thanh tra đơn vị thuộc đội Tổng hợp.
Công an huyện tiếp nhận đơn thư từ công dân đến trụ sở gửi trực tiếp; từ
cơ quan khác chuyển đến và qua bưu điện. Đối với những đơn thư gửi trực tiếp
được cán bộ tiếp dân hướng dẫn cụ thể; đơn thư theo đường công văn đã vào sổ
theo đúng quy định sau đó chuyển đến các đội nghiệp vụ, Công an các xã, thị
trấn trực tiếp công dân vào thứ 2 thứ 4 và thứ 6 hàng tuần để giải quyết công
việc theo quy định của pháp luật.
Trong những năm qua chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân đươc
nâng lên, kết quả cụ thể như sau:
Năm 2018: Tổng số đã tiếp nhận các vụ việc, vụ án từ công dân đến báo
tin, tố cáo, phản ánh là: 32 vụ/ 50 đối tượng Trong đó: Năm 2018 là 30vụ,
chuyển từ 2017 sang 02 vụ. kết quả làm rõ 30/32 vụ = 50 đối tượng, đạt 93%

vượt 08% chỉ tiêu đăng kí đầu năm.
+ Từ năm 2017 chuyển sang:

02 vụ/02 đối tượng
14


+ Tiếp nhận trong năm: 2018

30 vụ/ 54 đối tượng (Hình sự)

- Trong đó về nguồn tố giác, tin báo
+ Trực tiếp đến trực ban hình sự của Cơ quan điều tra tố giác (trực ban đơn
vị tiếp nhận):
19 vụ/34 đối tượng.
+ Gửi qua bưu điện đến Cơ quan điều tra hoặc trực tiếp đến Cơ quan điều
tra:
02 vụ/05 đối tượng.
+ Tố giác qua Công an thị trấn, xã hoặc đưa vào hộp thư tố giác tội phạm
treo ở nơi công cộng:
09 vụ/15 đối tượng (hình sự).
- Phận loại giải quyết:
+ Thuộc thẩm quyền giải quyết: 32 vụ.
+ Chuyển cơ quan khác giải quyết theo thẩm quyền: 0 vụ.
- Quy trình giải quyết đối với các tin tố giác, tin báo về tội phạm thuộc
thẩm quyền giải quyết và công tác chỉ đạo việc giải quyết: Sau khi tiếp nhận tin
báo tố giác về tội phạm Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bảo Yên đã
tiến hành điều tra, xác minh nội dung tin báo.
+ Ra quyết định khởi tố vụ án hình sự :


32 vụ

+ Ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự:

06 vụ

+ Xử lý hành chính:

09 vụ = 116 triệu đồng.

+ Đang điều tra xác minh:

07 vụ

Năm 2019: Tổng số đã tiếp nhận 32 vụ, Trong đó khơi tố 29 vụ =33 bị can,
(Hình sự 13 vụ 13 bị can, ma túy 17 vụ 20 bị can, kỳ trước chuyển sang 02 vụ =
02 bị can) Tăng 02 vụ, đã điều tra làm rõ 31/32 vụ, đạt 96% (vượt 16 % chỉ tiêu
đăng ký đầu năm) án nghiêm trọng và đặt biệt nghiêm trọng 04 vụ, đã làm rõ
được 04/04 (đạt chỉ tiêu đầu năm đăng ký
+ Số đang điều tra xác minh: 02 tin. Lý do tồn: số tin trên do mới tiếp
nhận hiện đang điều tra xử lý theo quy định của pháp luật. Phương hướng điều
tra tiếp theo: Tiếp tục điều tra xác minh, thu thập tài liệu củng cố chứng cứ nếu
đủ căn cứ thì ra Quyết định khởi tố hoặc không khởi tố theo quy định của pháp luật.
+ Xử lý hành chính: 13 vụ/22 đối tượng = 92.350.000đ.
6 tháng đầu năm 2020:
15


+ Tổng số tin báo thụ lý trong kỳ :


25 tin. Trong đó

Tin từ năm 2019 chuyển sang :

06 tin

Tin mới tiếp nhận trong kỳ:

19 tin

Giải quyết theo thẩm quyền:

17 tin

Chuyển cơ quan khác giải quyết:

02 tin

+ Kết quả giải quyết tin báo theo thẩm quyền: Số tin đã giải quyết: 17 tin,
trong đó:
Ra quyết định khởi tố vụ án:

06 vụ/ 14 bị can

Xử lý hành chính:

6 vụ/ 23 đối tượng

+ Đang điều tra xác minh:


8 vụ/ 12 đối tượng

Đôn đốc hướng dẫn Công an xã, thị trấn và CBCS thực hiện nghiêm túc
công tác tiếp nhận đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Công tác tiếp công dân tiếp nhận, giải quyết tố giác tin báo về tội phạm và
kiến nghị khởi tố luôn được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bảo Yên
tiếp nhận giải quyết theo đúng quy trình, quy định của Luật Tố tụng hình sự. Sau
khi tiếp nhận tin báo đã tiến hành phân công điều tra viên thụ lý từng vụ việc;
điều tra, xác minh nội dung tin báo, có hệ thống sổ sách theo dõi rõ ràng, kết quả
điều tra, xử lý tội phạm luôn được cập nhật vào sổ; Lãnh đạo đơn vị luôn theo
dõi sát sao, có ý kiến chỉ đạo cụ thể kịp thời do đó tin báo tiếp nhận luôn đựơc
giải quyết dứt điểm. Trong quá trình tiếp nhận, xử lý tin báo luôn nhìn chung
được thực hiện đúng quy định của pháp luật.
2.2.2. Những hạn chế trong công tác tiếp công dân của Công an huyện
Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
Trên cơ sở Luật Tiếp công dân, Bộ Công an đã ban hành Thông tư 06 có
hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2013, tuy nhiên việc nhận thức và thực hiện
Thông tư còn chưa đồng bộ, chưa thống nhất quan điểm nên dẫn đến quá trình
thực hiện còn tồn tại các vấn đề như: Quá trình thực hiện chưa đảm bảo quy
trình thủ tục, việc vào sổ tiếp nhận các vụ việc còn tràn lan do một số cán bộ,
chiến sỹ chưa phân biệt được bản chất của vụ việc dân đến phản ảnh là khiếu nại
hay tố cáo…, thời hạn giải quyết có vụ việc còn kéo dài.

16


Thông tin báo từ các xã và thị trấn, trực ban đơn vị chuyển đến đôi khi cập
nhận thông tin còn chưa đầy đủ, chưa chính xác dẫn đến công tác tiếp nhận, xác
minh, giải quyết gặp nhiều khó khăn.
Hệ thống văn bản pháp luật còn thay đổi nhiều, việc cập nhật của Cơ quan

điều tra chưa kịp thời dẫn đến việc thực hiện tố tụng giữa các Cơ quan tiến hành tố
tụng giữa Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, Thi hành án đôi khi còn vướng mắc về
thủ tục.
Tính chất công việc phức tạp, khối lượng công việc nhiều nên việc nghiên
cứu các văn bản hướng dẫn của điều tra viên còn hạn chế, chưa kịp thời.
Một số cán bộ được phân công xác minh tin báo chưa trú trọng đến công
tác xác minh thông tin, coi nhẹ thông tin dẫn đến chưa khai thác tối đa nguồn
thông tin từ Nhân dân.
Chưa xử lý nghiêm minh với cán bộ, chiến sỹ vi phạm các quy định trong
công tác tiếp công dân.
2.2.3. Nguyên nhân của những kết quả và hạn chế
Nguyên nhân của kết quả đạt được
Thứ nhất: Đảng ủy Công an tỉnh; Đảng ủy Công an huyện; cấp ủy chính
quyền các cấp đã chỉ đạo và phối hợp triển khai kế hoạch, văn bản có liên quan
tới từng cán bộ chiến sỹ làm công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo,
kiến nghị, phản ánh trong Công an Nhân dân.
Thứ hai: Nhận thức về tinh thần trách nhiệm trong Nhân dân đối với việc
khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị được nâng lên; chất lượng công tác tiếp
dân giải quyết khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh phần nào đáp ứng được
mong mỏi của Nhân dân.
Thứ ba: Chú trọng nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật trong Nhân dân qua truyền thông, hội nghị, đến từng tổ dân phố trên
địa bàn.
Nguyên nhân của tồn tại hạn chế
Thứ nhất: Việc lãnh đạo đơn vị trực tiếp tiếp công dân đôi lúc chưa duy trì
đúng theo quy định nên việc giải đáp đơn thư khiếu nại của người dân có lúc
chưa được thỏa đáng. Kỹ năng giao tiếp của một số cán bộ, chiến sỹ còn hạn chế
17



nên việc giao tiếp với người dân đôi lúc chưa làm người dân hài lòng. Hơn nữa,
cán bộ, chiến sỹ tiếp dân do sự điều chuyển nên các đồng chí tiếp nhận mới
được phân công đảm nhận công tác nên chưa có chuyên môn về lĩnh vực tiếp
dân, vốn kiến thức về các văn bản pháp luật tiếp công dân còn thiếu và yếu.
Thứ hai: Công tác tuyên truyền pháp luật cho Nhân dân chưa được sâu
rộng và chưa đạt hiệu quả thiết thực. Một bộ phận Nhân dân chưa thật sự quan
tâm, chưa hiểu rõ đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về
công tác tiếp dân. Một số người dân có đơn khiếu nại, tố cáo mặc dù đã được
cán bộ, chiến sỹ tiếp dân giải quyết đúng trình tự, thủ tục, đúng pháp luật, quyết
định hoặc kết luận giải quyết đã có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn cố tình không
thực hiện, lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây không ít khó khăn cho công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thứ ba: Công tác phối hợp giữa chính quyền địa phương với đơn vị chưa
được chặt chẽ hoặc chưa duy trì thường xuyên từ khâu tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật đến quá trình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Chương III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN CỦA
CÔNG AN HUYỆN BẢO YÊN
Công an huyện Bảo Yên luân tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo đơn
vị, tạo sự chuyển biến công tác tiếp công dân, kịp thời giải quyết đơn thư khiếu
nại tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo, Công an huyện Bảo Yên luân bố trí cán bộ tiếp tiếp công dân phải có
phẩm chất đạo đức tốt, nắm vững chủ trương chính sách cảu Đảng, pháp luật
Nhà nước; có kiến thức năng lực chuyên môn phù hợp, khả năng vận động,
thuyết phục quần chúng, có thái độ tác phong đúng mực, ý thức trách nhiệm đối
với nhiệm vụ được giao và chấp hành nghiêm chỉnh điều lệnh Công an nhân
dân, công tác tiếp công dân phải gắn liền với giải quyết đơn thư khiếu nại của
người dân. Trong trường hợp có khiếu nại tố cáo đông người, bức xúc, phức tạp
thì lãnh đạo đơn vị phải trực tiếp công dân và có biện pháp chỉ đạo kịp thời.
Lãnh đạo trực tiếp, tiếp công dân theo định kỳ và đột xuất, trường hợp có lý do

chính đáng thì phải phân công cấp phó và thông báo công khai cho dân biết. Sau
khi tiếp công dân phải trả lời kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định.

18


Từ những phân tích, đánh giá phần thực trạng công tác tiếp công dân tại
Công an huyện Bảo Yên, để nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân nói
chung và công tác tiếp công dân của Công an huyện Bảo Yên nói riêng, cần thực
hiện một số giải pháp sau:
3.1. Đề cao trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả cơ quan
Trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, trước hết là vai trò lãnh đạo
của các cấp ủy đơn vị và lãnh đạo các đội. Cấp ủy có Nghị quyết lãnh đạo công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Tăng cường
công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc huyện, UBND các xã, thị trấn
để có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, phân công trách
nhiệm một cách rõ ràng, cụ thể để giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc
khiếu nại, tố cáo. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân lãnh
đạo các đội phải thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ khách quan, làm rõ nguyên
nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo, kết luận rõ đúng, sai, đề ra phương án giải
quyết phù hợp, có lý, có tình.
3.2. Tiếp tục củng cố và chấn chỉnh công tác tiếp công dân
Thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp dân, bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình
độ, kinh nghiệm, phẩm chất đảm nhiệm công tác tiếp dân. Những vụ việc phức
tạp các đồng chí lãnh đạo phải đích thân tiếp dân, đối thoại với công dân và trực
tiếp chỉ đạo giải quyết với tinh thần "giải quyết để bảo đảm yên dân chứ không
giải quyết xong việc". Khi xảy ra khiếu kiện đông người cần phải thông tin kịp
thời cho Huyện ủy, UBND huyện để chỉ đạo, phối hợp tiếp dân và vận động
công dân trở về địa phương, đồng thời, có biện pháp giải quyết kịp thời, dứt
điểm, không để kéo dài, tái khiếu kiện.

3.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục
Tăng cường vận động, thuyết phục công dân chấp hành pháp luật và các
quyết định giải quyết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đối với các trường
hợp lợi dụng khiếu nại, tố cáo để kích động, gây rối thì phải tiến hành làm rõ, xử
lý nghiêm minh theo pháp luật.
3.4. Xây dựng rõ vai trò, trách nhiệm của đơn vị
Giáo dục cán bộ chiến sỹ trong toàn đơn vị nhận thức đầy đủ ý nghĩa quan
trọng của công tác tiếp công dân, phải coi trọng công tác tiếp công dân để tiếp
19


nhận giải quyết kịp thời những khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Nhân
dân. Mặt khác, lãnh đạo Công an huyện Bảo Yên tăng cường kiểm tra công tác
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và xử lý nghiêm
minh những cán bộ chiến sỹ làm nhiệm vụ vi phạm các quy định về công tác
tiếp công dân.
3.5. Cơ sở vật chất phục vụ công tác tiếp công dân
Phòng tiếp công dân phải có trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho công
tác tiếp công dân và cán bộ tiếp công dân thực hiện nhiệm vụ. Trong phòng tiếp
công dân phải niêm yết nội quy tiếp công dân, lịch tiếp công dân, ghi rõ thời
gian tiếp, người tiếp công dân và văn bản pháp luật liên quan đến khiếu nại, tố
cáo để người dân biết. Phục vụ cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình
trong tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
3.6. Tiếp tục nâng cao trình độ cán bộ, chiến sỹ
Cán bộ tiếp công dân phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm
chất đạo đức tốt, có kiến thức và am hiểu pháp luật. Biết cách ứng xử và giao
tiếp với công dân. Thực hiện việc tiếp công dân phải đảm bảo nguyên tắc: Tôn
trọng quyền công dân, khách quan, công khai, dân chủ, thận trọng. Đồng thời
biết tóm tắt xác định sự việc một cách chính xác, xử lý tình huống linh hoạt.
Từng bước tự nghiên cứu, trau dồi kiến thức pháp luật, học hỏi những người

đi trước có kinh nghiệm làm công tác tiếp công dân để từng bước nâng cao năng
lực cũng như kỹ năng mới trong thực hiện công tác tiếp công dân được tốt.
Có kinh nghiệm trong việc tiếp công dân và xử lý đơn. Kiên trì, nhẫn nại,
không được nóng nảy, người được bố trí tiếp công dân phải có tính ôn hòa, điềm
đạm nhưng nghiêm túc trong công việc.
Quan tâm, chân thành và đồng cảm đến đời sống, những lo lắng, bức xúc và
thể hiện lòng mong muốn của Nhân dân, đây là điều kiện để dân cảm thấy tin tưởng.
Tôn trọng và lắng nghe: Thông thường người dân đến khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị, phản ánh luôn muốn bảo vệ ý kiến của mình, không muốn tiếp thu ý
kiến người khác. Vì vậy nên để họ trình bày ý kiến, người tiếp công dân không
được ngắt lời mà phải kiên nhẫn, bình tĩnh lắng nghe.
Hỗ trợ thêm thông tin đối với ý kiến người dân trình bày thiếu cơ sở, chưa
thấu đáo, không đúng quy định của pháp luật. Không được nói dài dòng, tràn
20


lan, dùng những thuật ngôn mà người dân không hiểu, như vậy sẽ không thuyết
phục được người nghe.
Giải thích cho người dân hiểu rõ đối với các trường hợp khiếu nại, tố cáo
không được giải quyết theo quy định của pháp luật.
3.7. Tăng cường công tác phối hợp
Phối hợp với các ban ngành tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý
thức pháp luật, phổ biến đầy đủ, kịp thời rộng rãi các chính sách pháp luật của
Nhà nước nói chung và pháp luật về khiếu nại - tố cáo nói riêng trong Nhân dân
để Nhân dân nắm bắt kịp thời và thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình.
Hạn chế những khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh trái quy định.
3.8. Đánh giá, tổng kết, khen thường trong công tác tiếp công dân
Tổ chức sơ kết, tổng kết về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố
cáo, kiến nghị, phản ánh để rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện,
tiếp tục lãnh chỉ đạo và hoạt động tốt hơn.

Qua sơ kết, tổng kết, có hình thức biểu dương, khen thưởng kịp thời các
bộ, chiến sỹ có nhiều thành tích trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh. Đối với cán bộ, chiến sỹ thiếu tinh thần trách nhiệm,
chậm trễ trong việc giải quyết hoặc cản trở quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
cần phải xử lý nghiêm túc.

21


KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN
1. Kiến nghị
Sớm có quy định về trách nhiệm cụ thể đối với công tác tiếp công dân giải
quyết khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân trong đơn vị. Tham
mưu cho Huyện ủy xây dựng quy định phối hợp với chính quyền địa phương
trong tiếp công dân. Tạo điều kiện cho lực lượng Công an trong đó có Công an
huyện Bảo Yên và công dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong dân
giải quyết khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh cũng như trong công tác tiếp
công dân.
Cần có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tiếp dân và
giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Đồng thời có chế độ đãi ngộ
đội ngũ làm công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh. Có chế độ khen thưởng kịp thời với cán bộ làm tốt và xử lý kỷ luật nghiêm
các bộ vi phạm trong công tác tiếp dân.
Cấp ủy Đảng, chính quyền cần thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện
Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị vể tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và Chỉ
thị số 14/CT-TTg, ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh
và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Kết luận
Tiếp công dân là công tác có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cầu nối giữa

Đảng và Nhà nước với Nhân dân, là một trong những nhân tố tác động trực tiếp
việc thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân mà Hiến pháp đã quy định. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã từng nói để củng cố mối quan hệ, lòng tin giữa Nhân dân với
Đảng và Nhà nước, chúng ta cần phải “giữ chặt mối quan hệ với dân chúng và
luôn lắng nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ
đó mà Đảng thắng lợi”. Đồng thời giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh của công dân một cách kịp thời, công tâm, chính xác, đúng quy định của
pháp luật đảm bảo lợi ích hợp pháp của Nhà nước và Nhân dân là chủ trương
lớn của Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo các địa phương, các cấp, các ngành
liên quan thực hiên nghiêm túc. Thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu
22


nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, góp phần hạn chế thấp nhất đơn thư vượt cấp,
khiếu kiện đông người, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn an
hội trên địa bàn, là mục tiêu phấn đấu xây dựng huyện Bảo Yên ngày càng phát
triển giàu đẹp, văn minh xứng đáng là huyện cửa ngõ của tỉnh Lào Cai./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật tiếp công dân số 42/2013/QH13.
2. Luật khiếu nại số 02 ngày 11/11/2011.
3. Luật tố cáo số 03 ngày 11/11/2011.
4. Bộ Luật hình sự, Bộ Luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
5. Thông tư số 30/2015/TT-BCA Quy định về công tác tiếp công dân đến
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong Công an Nhân dân.
6. Thông tư số 68/2013/TT-BCA ngày 26/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Công
an hướng dẫn về xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, giải quyết khiếu
nại và quản lý công tác giải quyết khiếu nại trong Công an Nhân dân.
7. Thông tư số 10/2014/TT-BCA ngày 04/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Công

an quy định vịêc xử lý, giải quyết tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo
trong Công an Nhân dân.
8. Thông tư số 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Tổng thanh tra
Chính phủ quy định quy trình tiếp công dân và các quy định của pháp luật có
liên quan.
9. Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ Công an huyện Bảo Yên.
10. Báo cáo tổng kết công tác tiếp công dân của Công an huyện Bảo Yên
năm 2018, 2019 và 6 tháng đầu năm 2020.

23



×