Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM GẠCH ỐP LÁT GRANITE TẠI CÔNG TY THẠCH BÀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.51 KB, 63 trang )

THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ
SẢN PHẨM GẠCH ỐP LÁT GRANITE TẠI CÔNG TY THẠCH BÀN
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THẠCH BÀN
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Thạch Bàn là một doanh nghiệp một doanh nghiệp Nhà nước hoạt
động kinh doanh trong ngành vật liệu xây dựng, có lịch sử hình thành và phát triển
hơn 40 năm,. Hiện nay, công ty là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và
Gốm xây dựng thuộc Bộ xây dựng. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
đã trải 4 giai đoạn phát triển khác nhau gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội của
nước ta trong các thời kỳ:
- Giai đoạn 1 (từ 1959 đến 1964): Những ngày đầu thành lập công ty
Ngày 15 tháng 2 năm 1959, Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội đã ra
quyết định thành lập "Công trường gạch Thạch Bàn" thuộc công ty sản xuất vật
liệu kiến trúc Hà Nội. Ngày 6 tháng 12 năm 1962, với quyết định số 1893/BKT của
Bộ trưởng Bộ Kiến trúc, Xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn đã chính thức ra đời. Thời
kỳ sơ khởi này, các khâu sản xuất trên công trường hoàn toàn là lao động thủ công.
Đến năm 1964, quy trình sản xuất của Xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn đã mang
tính công nghiệp với hệ thống máy móc được lắp đặt, công việc đóng gạch thủ
công từ đây chấm dứt.
- Giai đoạn 2(từ 1964 đến1984): Trưởng thành qua thời kỳ chống Mỹ
Ngày 5 tháng 6 năm 1969, Bộ trưởng Bộ Kiến trúc ra quyết định số
498/BKT tách Xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn ra khỏi Công ty Kiến trúc khu Bắc
Hà Nội thành xí nghiệp trực thuộc bộ. Từ năm 1971 đến năm 1978, đơn vị liên tục
hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao. Những năm 1981-1984,
phong trào sản xuất của Xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn tuy gặp nhiều khó khăn
như xí nghiệp vẫn từng bước phấn đấu vượt qua thử thách, giữ vững sản xuất.
- Giai đoạn 3(từ 1985 đến 1990): Vững vàng trước thử thách của nền kinh
tế thị trường
Từ năm 1987, bộ máy của xí nghiệp đã hoạt động với hiệu quả cao sau một
thời kỳ chững lại. Cũng năm này, xí nghiệp đã thanh toán món nợ có giá trị bằng
một năm doanh thu của những năm 1981-1985 để lại.


- Giai đoạn 4( từ 1991 đến nay): Đầu tư phát triển và vươn lên tầm cao mới
Ngày 1 tháng 7 năm 1991, công trình lò nung tuynel đã chính thức được
khởi công và tháng 2 năm 1992 hoàn thành. Ngay năm đầu tiên đi vào sản xuất,
công suất đã đạt 25 triệu viên/năm, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn Việt Nam.
Tháng 4 năm 1993, Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định tách Xí nghiệp gạch
ngói Thạch Bàn ra khỏi Liên hiệp các xí nghiệp gạch ngói sành sứ thành đơn vị
trực thuộc Bộ. Ngày 30 tháng 7 năm 1994, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra quyết định
số 480/BXD-TCLĐ đổi tên Xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn thành công ty Thạch
Bàn. Từ năm 1996, công ty Thạch Bàn có 5 thành viên: Nhà máy gạch ngói, Xí
nghiệp xây lắp, Xí nghiệp kinh doanh, Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ
và Nhà máy gạch ốp lát granite Thạch Bàn. Tháng 4 năm 1997, thực hiện chủ
trương sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Xây dựng quyết định sát nhập công
ty Thạch Bàn vào Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng.
Hiện nay, Công ty Thạch Bàn có 4 thành viên: Nhà máy gạch ốp lát granite,
Xí nghiệp xây lắp, Xí nghiệp kinh doanh và Trung tâm tư vấn và chuyển giao công
nghệ. Thành viên còn lại, Xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn, đã được cổ phần hóa và
tách ra hoạt động độc lập.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển Công ty Thạch Bàn đã từng
bước tạo dựng, khẳng định vai trò của mình trong ngành công nghiệp VLXD ở
Việt Nam. Những kết quả mà công ty có được thật đáng tự hào.
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại công ty
Thạch Bàn
a. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty Thạch Bàn là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, tự chủ về
mặt tài chính, có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng, có tài khoản riêng tại ngân
hàng.
Công ty Thạch Bàn hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác
nhau bao gồm:
- Sản xuất gạch ốp lát granite
- Kinh doanh vật liệu xây dựng (VLXD) và vật tư, thiết bị phục vụ ngành

VLXD
- Tư vấn, thiết kế các công trình xây dựng và công nghiệp
- Xây lắp, chuyển giao công nghệ
Tuy nhiên, sản phẩm chính của công ty là gạch ốp lát granite. Sản phẩm này
chiếm tỷ trọng chủ yếu trong giá trị tổng sản lượng toàn công ty.
b. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại Công ty Thạch
Bàn
Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, công ty tổ chức
bộ máy quản lý gọn nhẹ theo chế độ một thủ trưởng. Giám đốc công ty là người
đứng đầu, có quyền hành cao nhất, chịu mọi trách nhiệm trước Tổng giám đốc
Tổng công ty và trước pháp luật về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Giúp
giám đốc trong công tác quản lý gồm 3 phó giám đốc, một trợ lý giám đốc và 6
phòng ban chức năng. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được minh hoạ qua sơ
đồ sau: (Sơ đồ 6 trang bên)
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng
kỹ thuật
Văn phòng công ty
Phòng kế hoạch đầu tư
Ban KCS
Phòng vật tư vận tải
Phòng Tài chính kế toán
Trung tâm tư vấn chuyển giao công nghệ
Nhà máy gạch ốp lát Granite
Xí nghiệp
kinh doanh
Phân xưởng
cơ điện
Xí nghiệp

xây lắp
Phòng thí
nghiệm
Phân xưởng
sản xuất
Phòng kế
hoạch
Các VP, chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM
Phân xưởng gia
công nguyên liệu
Tổ nghiệp vụ
Tổ tạo hình
Tổ lò nung
Tổ mài bóng
Phân xưởng
cơ điện
Ghi chú:
: Quan hệ chỉ đạo
: Quan hệ công tác
Sơ đồ 6 : Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Thạch Bàn
3. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Đến cuối năm 2000, sản phẩm gạch granite của công ty hầu như vẫn độc
quyền ở thị trường Việt Nam. Năm 2001, 2002 mà sản phẩm của công ty bắt đầu
vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm trong và ngoài nước như:
Whitehorse, Taicera, Đồng Tâm… Sau đây là những dẫn chứng cụ thể về tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây: (Biểu số 1
trang bên)
Biểu số 1
MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY THẠCH
BÀN GIAI ĐOẠN 2000 – 2001 – 2002

ĐVT: nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
So sánh (%)
2001/200
0
2002/2001
1 Doanh thu thuần 127,399.00 195,575.65 191,459.80 154% 97%
2 Lợi nhuận trước thuế 7,031.00 2,250.00 1,686.00 32% 75%
3. Tổng cộng nguồn
vốn
128,036.00 212,855.60 247,068.80 166% 116%
4. Số nộp NS 9,556.00 4,963.60 2,730.00 52% 55%
5. Tổng số lao động 400 530 562 133% 106%
6. Thu nhập BQ 1 lao
động.
1.53 1.30 1.12 85% 86%
4. Xu hướng phát triển của công ty trong những năm tới.
Do đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường, Công ty Thạch Bàn luôn
không ngừng đổi mới, cải tiến về mọi mặt. Cùng với xu thế đổi mới nói chung của
các doanh nghiệp trong cả nước, Công ty Thạch Bàn có mục tiêu phát triển rõ ràng
đến năm 2005.
Trong những năm tới, công ty tiếp tục thực hiện dạng hoá sản phẩm và
ngành nghề hoạt động, đa dạng hóa sở hữu tài sản, sớm tham gia thị trường chứng
khoán. Để thực hiện việc đa dạng hoá tài sản, trong tương lai Công ty Thạch Bàn
sẽ thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp. Đây cũng là biện pháp chủ yếu mà các
doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang tiến hành. Bên cạnh đó, công ty dự định áp
dụng các biện pháp song song như cho thuê kinh doanh, chuyển nhượng một phần
sở hữu doanh nghiệp hoặc tái đầu tư vốn tự có của doanh nghiệp dưới hình thức
phân phối cổ phần cho cán bộ công nhân viên. Tạo điều kiện tối đa cho người lao
động làm chủ tài sản của doanh nghiệp và tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất

kinh doanh để thu hút tối đa nguồn nhân lực, trí lực, tài lực. Ngoài ra, công ty dự
kiến sẽ tăng số lượng các thành viên lên từ 10 đến 12 thành viên. Các thành viên
được thành lập trên cơ sở vốn và tài sản ban đầu của công ty mẹ với số vốn của
công ty mẹ chiếm trên 50%. Công ty sẽ chi phối hoạt động của các đơn vị thành
viên thông qua tỷ lệ vốn góp đã có và nhận cổ tức từ hiệu quả sản xuất kinh doanh
của các công ty thành viên.
Đồng thời, công ty đưa ra những chiến lược tiếp tục sản xuất vật liệu xây
dựng chất lượng cao thay thế hàng ngoại nhập mà trọng tâm là gạch ốp lát granite
và gạch ngói xây dựng cao cấp, sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu khác có
tính hỗ trợ hoặc bổ sung cho việc tiêu thụ sản phẩm chính bao gồm: vật liệu trang
trí nội thất, cấu kiện lắp ráp đồng bộ như cửa đi, cửa sổ lan, can cầu thang...
Bên cạnh đó, ngành nghề tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ sản xuất
gạch ngói gốm sứ được công ty chú trọng phát triển, mục đích là tận dụng năng lực
kỹ thuật, công nghệ của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật hiện có ở công ty. Đây
chính là lĩnh vực hoạt động có hiệu quả cao trong những năm qua và ít gặp rủi ro
trong thực tế. Các hoạt động xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp sẽ
được đẩy mạnh trong vài năm tới, phát huy những kinh nghiệm, khả năng của đội
ngũ cán bộ công nhân viên.
Với tình hình kinh doanh như hiện nay, thêm vào đó, công ty đang nằm
trong một môi trường rất thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây
dựng trong tương lai, Công ty Thạch Bàn hoàn toàn có khả năng thực hiện những
mục tiêu đề ra. Đó cũng là những công việc mà Công ty Thạch Bàn cần phải làm
được để vững bước đi lên cùng với xu thế phát triển chung của đất nước.
II. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY THẠCH
BÀN
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Thạch Bàn
Tại công ty Thạch Bàn, đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng trực tiếp
quản lý nhân viên kế toán, chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo công ty về công tác
thu thập xử lý và cung cấp thông tin kế toán. Dưới kế toán trưởng là phó phòng kế
toán và các nhân viên kế toán khác. Phòng gồm 12 người đảm trách các phần hành

kế toán khác nhau. Công việc cụ thể của các kế toán viên trong phòng như sau:
* Kế toán trưởng: có nhiệm vụ giúp giám đốc trong lĩnh vực quản lý kinh tế
toàn công ty và tổ chức công tác kế toán trong công ty.
* Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm sau kế toán
trưởng, ký và giải quyết các công việc khi kế toán trưởng đi vắng. Đồng thời, kế
toán có nhiệm vụ tính giá thành sản phẩm, phân tích giá thành hàng quý và làm các
báo cáo tài chính theo định kỳ
* Kế toán thanh toán và ngân hàng: có nhiệm vụ theo dõi công nợ cá nhân
trong nội bộ đầy đủ, kịp thời; viết phiếu thu, phiếu chi và thanh toán tạm ứng nội
bộ; giao dịch với ngân hàng về vay và trả nợ; theo dõi quỹ tiền mặt và kiểm quỹ
thường xuyên; làm báo cáo thu, chi tiền hàng tuần; chịu trách nhiệm số dư công nợ
TK 111, TK112, TK 141,TK 331....
* Kế toán bán hàng: công việc của kế toán bán hàng gồm có theo dõi nhập,
xuất, tồn kho thành phẩm của công ty; viết phiếu nhập kho thành phẩm; kiểm tra
đối chiếu kho hàng, đối chiếu công nợ với các chi nhánh; kiểm tra chi phí của các
chi nhánh; theo dõi ký quỹ đối với các đại lý và tổng đại lý kịp thời, đầy đủ; chịu
trách nhiệm số dư TK 131.
* Kế toán vật tư: kế toán này phải đảm trách các công việc liên quan đến vật
tư. Các công việc đó bao gồm: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư đầy đủ
kịp thời; viết phiếu nhập, phiếu xuất vật tư; hàng tháng đối chiếu nhập, xuất, tồn
kho vật tư với thủ kho; định kỳ kiêm kê, tính chênh lệch thừa thiếu do kiểm kê để
có biện pháp xử lý kịp thời.
* Kế toán tiền lương, tài sản cố định (TSCĐ) và bảo hiểm xã hội(BHXH):
bộ phận kế toán này phải làm các công việc như: làm lương bộ phận gián tiếp,
lương phục vụ và tổng hợp lương toàn công ty; theo dõi quản lý tăng giảm TSCĐ
và tính khấu hao TSCĐ theo định kỳ; tính BHXH cho cán bộ công nhân viên; làm
báo cáo thống kê theo yêu cầu của phòng, công ty và cấp trên.
Tổ chức bộ máy kế toán của công ty được khái quát qua sơ đồ sau: (Sơ đồ 7
trang bên)
KẾ TOÁN TRƯỞNG

Kế toán TT và Ngân hàng
Kế toán
vật tư
Kế toán
bán hàng
Nhân viên kinh
tế NMGR
Nhân viên kinh
tế PXCĐ
Nhân viên kinh
tế XNXL
Nhân viên kinh
tế XNKD
Kế toán
Miền Bắc
Kế toán
Miền Trung
Kế toán Miền Nam
Phó phòng kế toán
kiêm kế toán tổng hợp
Kế toán TL, TSCĐ BHXH
Sơ đồ 7: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Thạch Bàn
2. Các chế độ tài chính hiện nay công ty đang áp dụng
- Các chứng từ mà công ty sử dụng là những chứng từ được phát hành theo
công văn số 544 TCT/ AC ngày 29/01/2002 của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm
xây dựng.
- Hình thức ghi sổ kế toán mà công ty áp dụng là: Nhật ký chung. -
Phương pháp hạch toán chi tiết thành phẩm: phương pháp thẻ song song
- Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01/N, kết thúc 31/12/N.
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam.

- Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: theo tỉ giá hạch
toán cố định trong cả niên độ, chênh lệch tỷ giá đưa vào lãi lỗ trong kỳ báo cáo.
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: hàng tồn kho được tính theo giá thành
thực tế. Giá của vật tư xuất kho được tính theo giá bình quân tại thời điểm xuất, giá
của thành phẩm xuất kho được tính theo giá bình quân gia quyền- giá bình quân
cuối quý.
- Phương pháp khấu hao: được tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp hạch toán thuế giá trị gia tăng: doanh nghiệp sử dụng phương
pháp khấu trừ, thuế suất là 10% trên giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng đối với
những sản phẩm tiêu thụ nội địa. Đối với những sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài
thì chịu mức thuế suất của thuế xuất khẩu là 0%.
- Hiện nay, hệ thống tài khoản mà công ty đang áp dụng là hệ thống tài
khoản do Bộ Tài Chính ban hành theo Quyết định số 1141 TC/ QĐ/ CĐKT ngày
01/11/1995 và các thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh
nghiệp của Bộ Tài Chính.
III. HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU
THỤ SẢN PHẨM GẠCH ỐP LÁT GRANITE TRONG CÔNG TY
THẠCH BÀN
1. Những vấn đề chung về tiêu thụ sản phẩm tại công ty Thạch Bàn
a. Sản phẩm gạch ốp lát granite
Sản phẩm gạch ốp lát granite là loại sản phẩm gốm được sản xuất theo công
nghệ hiện đại nhất, được áp dụng phổ biến cách đây không lâu ở các nước phát
triển có công nghệ sản xuất gốm sứ tiên tiến như Italy, Đức, Tây Ban Nha. Hiện tại
Italy đang là nước dẫn đầu trong công nghệ sản xuất loại vật liệu này. Hiện nay,
sản phẩm của công ty gồm các loại: granite bóng, granite men, granite nhám,
granite men sần, Roll Feed, Spot Feeder và sản phẩm granite công nghệ in lưới.
Mỗi loại sản phẩm có nhiều kích cỡ khác nhau như: 600x900, 500x500, 400x400,
300x300. Không những vậy, đối với từng kích cỡ lại có sự đa dạng về màu sắc và
chất lượng. Sản phẩm của công ty có khoảng 50 màu, nếu thống kê tất cả các loại

sản phẩm thì số lượng sản phẩm của công ty lên tới hơn 700 loại sản phẩm.
Mặt khác, gạch granite là loại sản phẩm có thể bảo quản lâu dài, trong thời
gian bảo quản không bị hao hụt nhưng lại cồng kềnh, dễ vỡ, có khối lượng lớn, dễ
bị lỗi thời về màu sắc và kích cỡ. Vì vậy, đối với loại sản phẩm này, đẩy nhanh
việc tiêu thụ càng trở nên cần thiết.
Về mặt chất lượng, sản phẩm gạch ốp lát granite Thạch Bàn trước khi nhập
kho đều được bộ phận KCS kiểm tra theo đúng tiêu chuẩn chất lượng. Sản phẩm
nhập kho là sản phẩm đã đạt được những chỉ tiêu gắt gao về chất lượng. Đối với
những sản phẩm không đạt được các chỉ tiêu đó sẽ được nhập kho phế phẩm (gạch
loại C và gạch vỡ). Gạch loại C vẫn được một bộ phận khách hàng chấp nhận, còn
với gạch vỡ có thể được tận dụng để tạo thành loại sản phẩm có kích cỡ nhỏ hơn
hoặc cắt gọt tạo thành gạch ốp lát chân tường.
Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển hàng đi tiêu thụ, gạch ốp lát granite còn
có bao bì kèm theo. Tuy nhiên, bao bì của sản phẩm là vỏ hộp bằng cacton nên
không thể quay vòng được, vì vậy chi phí bao bì được tính luôn vào giá thành của
sản phẩm.
b. Thị trường tiêu thụ và tình hình tiêu thụ
Kể từ khi tung sản phẩm ra thị trường vào năm 1997, đến nay sản phẩm gạch
ốp lát granite của Công ty Thạch Bàn đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả
nước và có mặt tại một số nước trên thế giới như: Singapore, Hàn Quốc, Liên bang
Nga... Để dễ dàng cho việc tiêu thụ sản phẩm, công ty mở chi nhánh ở cả 3 miền
Bắc, Trung, Nam với hệ thống đại lý phân phối sản phẩm rộng lớn. Ở miền Bắc,
công ty có phòng tiêu thụ phía Bắc, ở miền Trung có chi nhánh miền Trung đặt tại
Đà Nẵng còn chi nhánh miền Nam đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Không những
vậy, để thực hiện mục tiêu mở rộng sản xuất kinh doanh, từng bước chiếm lĩnh thị
trường trong và ngoài nước, công ty đang triển khai thực hiện các dự án: dự án Nhà
máy gạch đỏ Sô-ki-nô ở Liên bang Nga, dự án Nhà máy đá mài Đông Đô, dự án
Công ty cổ phần gạch ngói Thạch Bàn 2 tại Hà Tây, dự án Nhà máy gạch ốp lát tại
Liên bang Nga, dự án Nhà máy ngói roman Bình Dương, dự án Nhà máy gạch đỏ
Bình Dương.

Tính đến năm 2002, công ty có 1.009 tổng đại lý , đại lý và cửa hàng gửi
mẫu trên toàn quốc. Hệ thống phân phối sản phẩm của công ty gồm có các cửa
hàng gửi mẫu, đại lý gửi mẫu, đại lý ký quỹ và tổng đại lý. Các chi nhánh có nhiệm
vụ tiếp nhận thành phẩm từ kho công ty chuyển đến dưới hình thức điều chuyển
nội bộ và thực hiện việc bán hàng cho các đại lý, tổng đại lý. Ngoài ra, việc bán
hàng còn được thực hiện trực tiếp tại kho của công ty và tại các cửa hàng của công
ty. Các chi nhánh cũng có sự điều chuyển hàng cho nhau trong trường hợp cần thiết
và quá trình đó cũng được coi là điều chuyển nội bộ.
Kể từ năm 1997 đến năm 2000, sản phẩm của công ty vẫn hầu như độc
chiếm trên thị trường Việt Nam. Vì vậy, số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng nhanh
chóng qua các năm. Trong những năm này, lợi nhuận của công ty thu được là rất
cao. Tuy nhiên, từ năm 2001 trở lại đây, do vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các
công ty sản xuất gạch ốp lát trong nước và nước ngoài, tình hình tiêu thụ sản phẩm
của công ty có phần chững lại so với các năm trước đó. Công ty đã phải nhiều lần
thực hiện giảm giá sản phẩm tiêu thụ để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Hiện nay, các đối thủ trong nước mà công ty phải đối mặt là: White house, Taicera,
Đồng Tâm,... Các công ty này cũng đưa ra thị trường những sản phẩm có chất
lượng tương đương nên cuộc chạy đua giá cả là vũ khí chủ yếu của các công ty.
Chính vì vậy, tỷ lệ tăng doanh thu và lãi của công ty giảm dần qua các năm:
Biểu số 2
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY THẠCH BÀN GIAI ĐOẠN 2000 - 2002
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Tăng so với năm
trước
(%)
2001/ 20002002/ 2001
Sản lượng tiêu
thụ (m
2

)
1,272,413.52 1,709,028.92 1,960,090.42 0.343 0.147
1. Doanh thu (đ)
125,807,717,11
8
146,800,176,50
6
158,177,993,50
2
0.167 0.078
2. Các khoản giảm
trừ doanh thu (đ)
6,021,849,129 612,643,463 8,612,416,434 -0.898 13.058
3. GVHB (đ) 71,092,248,909 98,777,682,034
103,047,803,11
9
0.389 0.043
4. Chi phí QLDN
(đ)
26,968,359,408 20,369,770,083 6,088,117,125 -0.245 -0.701
5. Chi phí BH (đ) 14,904,808,710 22,477,532,119 26,431,200,240 0.508 0.176
6. Lãi từ hđ kd (đ) 6,820,450,962 4,562,611,807 13,998,456,584 -0.331 2.068
c. Quy trình bán hàng tại công ty Thạch Bàn
* Thủ tục bán hàng:
Công ty bán hàng bằng hoá đơn của công ty phát hành theo công văn số 544
TCT/ AC ngày 29/01/2002 của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng.
Đối với các khách hợp đồng, bộ phận bán hàng dựa vào hợp đồng mua hàng
của khách hàng để giao hàng và lập HĐ GTGT.
Đối với khách đại lý, công ty dựa vào hợp đồng đã ký kết giữa công ty hoặc
chi nhánh với đại lý để thực hiện thủ tục bán hàng. Việc quyết định có xuất hàng

bán cho các đại lý hay không phụ thuộc vào mức dư nợ của các đại lý. Mức dư nợ
(tỷ lệ dư nợ) là tỷ lệ giữa công nợ và số tiền ký quỹ của đại lý với công ty. Nếu các
đại lý có mức dư nợ >2.0 mà không giải trình được với công ty nguyên nhân thì
công ty sẽ ngừng cấp hàng cho các đại lý đến khi mức dư nợ về đúng quy định.
* Thủ tục xuất hàng:
Hàng hoá tại kho công ty không đem tiêu thụ trực tiếp mà được chuyển cho
các kênh phân phối của công ty để thực hiện thủ tục bán hàng. Khi xuất hàng ra
khỏi kho công ty để chuyển cho các chi nhánh, bộ phận kho phải dựa vào lệnh điều
động của giám đốc để lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Hàng ra khỏi
kho đến các chi nhánh vẫn thuộc sở hữu của công ty. Khi các đại lý đến mua hàng,
bộ phận bán hàng lập hoá đơn GTGT và xuất hàng cho đại lý. Lúc này, hàng ra
khỏi kho của chi nhánh sẽ được coi là tiêu thụ. Ngoài ra, giữa các chi nhánh
còn xuất hàng điều chuyển cho nhau khi có lệnh điều động của giám đốc.
* Thủ tục thanh toán:
Đối với các khách hàng hợp đồng, dựa vào thoả thuận đã được chấp nhận
trong hợp đồng để khách hàng thanh toán tiền hàng với công ty.
Đối với các khách đại lý, sau 3-5 ngày kể từ ngày giao hàng các đại lý phải
nộp tiền cho phòng tiêu thụ phía Bắc hoặc các chi nhánh mà đại lý mua hàng. Việc
đối chiếu công nợ, quyết toán công nợ, ký biên bản xác nhận tiền hàng giữa phòng
tiêu thụ phía Bắc với các đại lý được thực hiện một kỳ một lần trước ngày 5 kỳ sau.
Công ty chấp nhận các hình thức thanh toán đối với khách hàng rất đa dạng như:
thanh toán bằng tiền mặt, séc, ngân phiếu; thanh toán bằng chuyển khoản; thanh
toán bù trừ; trả trước tiền hàng. Trong đó, hình thức thanh toán chủ yếu là chuyển
khoản.
* Các quy chế thưởng bán hàng của công ty:
Thưởng luỹ tiến bán hàng (áp dụng cho hệ thống tổng đại lý, đại lý ký quỹ):
Đây :là hình thức thưởng dựa trên doanh thu và sản lượng tiêu thụ. Nếu đại lý có
mức doanh thu và sản lượng tiêu thụ trong tháng vượt mức quy định, đồng thời
mức dư nợ (tỷ lệ dư nợ) tháng đó <= 1.5 thì sẽ được thưởng 1% doanh thu bán
hàng tháng đó. Nếu 3 tháng liên tục đại lý không đạt mức sản lượng theo quy định,

công ty sẽ giảm tỷ lệ thưởng nộp tiền từ tháng thứ 4 là 1% doanh thu nộp tiền mua
hàng trong tháng. Nếu đại lý không thực hiện đủ sản lượng quy định trong 3 tháng
tiếp theo thì công ty sẽ xem xét hạ cấp đại lý.
Thưởng môi giới hợp đồng: Đối với hợp đồng do đại lý ký trực tiếp với
khách hàng, trong vòng 7 ngày kể từ ngày hợp đồng được ký kết, đại lý phải gửi
một bản hợp đồng gốc cho phòng tiêu thụ phía Bắc. Phòng tiêu thụ phía Bắc có
trách nhiệm gửi một bản về cho xí nghiệp kinh doanh, tiếp đó xí nghiệp kinh doanh
gửi bản gốc cho phòng tài chính kế toán và bản phô tô cho phòng kế hoạch- đầu tư.
Các hợp đồng không thực hiện theo quy định thì sẽ không được hưởng môi giới.
Mọi hợp đồng được ký kết đều phải có thời hạn thực hiện hợp đồng, điều khoản
đặt cọc thực hiện hợp đồng. Giá bán ghi tại thời điểm ký hợp đồng chỉ có giá trị
thực hiện trong thời hạn 60 ngày, sau 60 ngày nếu còn tiếp tục thực hiện hợp đồng
hai bên có trách nhiệm thống nhất và ký kết phụ lục hợp đồng cho đến khi chấm
dứt quan hệ mua bán sản phẩm của công ty. Xí nghiệp kinh doanh hay công ty thực
hiện mức thưởng cho người môi giới mua hàng theo tỷ lệ % quy định của doanh
thu thực hiện hợp đồng (không thuế GTGT). Nếu giá hợp đồng cao hơn giá bán lẻ
thì mức thưởng này được tính trên cơ sở doanh thu theo giá bán lẻ (không thuế
GTGT).
Các khoản tiền thưởng nói trên được khấu trừ trực tiếp vào công nợ đại lý
(trừ trường hợp thưởng cho người môi giới hợp đồng).
Ngoài ra, công ty còn quy định chế độ thưởng cho các đơn vị, cá nhân có
chức năng tư vấn, thiết kế đưa sản phẩm granite Thạch Bàn – TBC vào các công
trình là 2.0% doanh thu giá trị thực hiện hợp đồng (không thuế GTGT) sau khi hợp
đồng mua bán giữa chủ đầu tư hoặc đơn vị thi công với công ty được thực hiện
xong.
Công ty khoán cho xí nghiệp kinh doanh tổng mức hoa hồng nhất định và uỷ
quyền trưởng phòng tiêu thụ phía Bắc, giám đốc xí nghiệp kinh doanh xét thưởng
cụ thể cho từng khách hàng. Các mức thưởng được giám đốc xí nghiệp kinh doanh
lập phương án trình giám đốc công ty phê duyệt. Xí nghiệp kinh doanh tập hợp các
quyết định thưởng báo cáo giám đốc công ty và phòng tài chính kế toán theo dõi

kiểm tra. Xí nghiệp kinh doanh được phép chi cho khách hàng trong phạm vi mức
hoa hồng được khoán bao gồm: Chiết khấu bán buôn khi viết hoá đơn bán hàng,
các khoản thưởng cho đại lý, khách hàng, tư vấn, môi giới...
2. Phương pháp xác định giá vốn của sản phẩm tiêu thụ
Trong Công ty Thạch Bàn, giá thành của sản phẩm nhập kho và giá vốn của
sản phẩm xuất kho được tính theo giá thành thực tế. Đối với sản phẩm nhập kho,
đơn giá nhập là giá thành sản xuất của từng loại sản phẩm. Giá thành sản xuất thực
tế của thành phẩm nhập kho được xác định dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp
tính giá thành theo định mức kết hợp với phương pháp hệ số. Đối với thành phẩm
xuất kho, giá vốn của hàng xuất bán là giá bình quân gia quyền, cụ thể là giá bình
quân cuối quý. Thời gian tính giá của thành phẩm xuất kho trong quý phụ thuộc
vào thời gian tính giá của thành phẩm nhập kho ở quý đó. Do đặc điểm của tình
hình tổ chức sản xuất và quản lý, giá nhập kho của thành phẩm được xác định vào
cuối mỗi quý. Vì vậy, đến tháng đầu của quý sau giá vốn của thành phẩm xuất kho
mới xác định được. Giá thành của thành phẩm xuất kho được tính riêng cho từng
loại sản phẩm và được thực hiện tự động trên máy. Cuối quý, kế toán giá thành tính
giá của sản phẩm nhập kho trong quý, máy sẽ tự động nhập số liệu vào các phiếu
nhập.
Căn cứ vào số lượng và giá trị của thành phẩm tồn kho cuối kỳ trước, số
lượng và giá trị của thành phẩm nhập kho trong kỳ, giá vốn từng loại sản phẩm tiêu
thụ được tính theo công thức sau:
Đơn giá
thực tế
bình quân
=
Trị giá thực tế
của TP tồnkho
đầu kỳ
+
Trị giá thựctế của

TP nhậpkho trong
kỳ
(***)
Số lượng TP
tồn kho
+
Số lượng TP
nhập kho
Trị giá thực
tế TP xuất
kho trong kỳ
=
Đơn giá
thực tế
bình quân
x
Số lượng
TP xuất kho
trong kỳ
Trong đó, số lượng thành phẩm tồn kho đầu kỳ và trị giá thực tế của thành
phẩm tồn kho đầu kỳ của công thức (***) được lấy từ cột “Tồn cuối kỳ” của bảng
tổng hợp nhập – xuất – tồn của quý trước. Số lượng thành phẩm nhập kho trong kỳ
và trị giá thực tế thành phẩm nhập kho trong kỳ được lấy tại cột " số lượng" và
"Tiền" trong bảng Tổng hợp nhập trong quý.
Biểu số 3
TỔNG HỢP NHẬP - XUẤT – TỒN KHO SẢN PHẨM
Từ ngày 01/10/2002 đến 31/12/2002
Kho KH04 - Kho công ty
MVt
ư

Tên vật tư
Đ
VT
Tồn đầu
kỳ
Nhập trong
kỳ
Xuất trong
kỳ
Tồn cuối kỳ
S
L
Giá
trị
S
L
Giá trị
S
L
Giá trị SL Giá trị
M Granite:
Men
m
2
... ... ... ... .. .. ... ..
... ......
....
....
.
..... .... ... ... ... .. ...

M30
0A1
Men 300 x
300 màu 01
loại A 1
m
2
... ... ... .... .... ... 142.9 5,441,131
........ ....
....
.......
.
.... ........ .... .... ........ ........
Tổng cộng:
THỦ KHO NGƯỜI LẬP BIỂU
Biểu số 4
TỔNG HỢP NHẬP GRANITE
Quý I/2003
Từ ngày 01/01 đến ngày 30/03/2003

Mã vật tư Vật tư Đơn vị tính Số lượng Tiền
M Granite: Men m2 .... ....
.... ...... .... ... ....
M3001A1 Granite: Men 300 x 300 màu
01 loại A1
m2 8,600.13 339,627,734
............... ................................. ............... ............... ...............
Tổng cộng: ........ ...... .....
THỦ KHO NGUỜI LẬP BIỂU
3. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty Thạch Bàn

a. Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ
* Các chứng từ gốc:
+) Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Biểu số 10 trang 48 ): do phòng
kinh tế kế hoạch thuộc xí nghiệp kinh doanh lập. Phiếu này được lập theo ấn chỉ
kèm lệnh uỷ quyền của giám đốc và được lập trong trường hợp doanh nghiệp xuất
hàng chuyển cho các chi nhánh của công ty. Trên phiếu chỉ phản ánh về mặt số
lượng của thành phẩm xuất kho. Trị giá của thành phẩm xuất kho được tính vào
cuối quý. Khi xuất hàng chuyển cho chi nhánh, nhân viên phòng kinh tế kế hoạch
thuộc xí nghiệp kinh doanh sẽ lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ dựa trên
lệnh điều động của Giám đốc XNKD. Phiếu này được lập thành 3 liên.
+ Liên 1: Lưu tại phòng kinh tế kế hoạch.
+ Liên 2, 3: Người vận chuyển cầm 2 liên này đem tới kho công ty,
thủ kho sau khi kiểm tra tính pháp lý của phiếu sẽ căn cứ vào số lượng (cột thực
xuất) của từng thứ thành phẩm yêu cầu để tiến hành xuất kho. Sau khi hai bên ký
nhận vào phiếu, thủ kho giữ lại liên 3 dùng để hạch toán nội bộ. Liên 3 được dùng
để vào thẻ kho sau đó được chuyển lên phòng kế toán để vào sổ. Cuối tháng, giữa
kế toán và thủ kho có sự đối chiếu giữa thẻ kho của thủ kho với sổ chi tiết của kế
toán.
+) Phiếu xuất kho: do kế toán lập nhằm phản ánh nghiệp vụ hàng xuất kho
đem quảng cáo, chào hàng... Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên: liên 1 sau khi
thủ kho thực hiện xuất hàng kế toán sẽ lưu lại ở phòng tài chính kế toán của công
ty, liên 2 giao cho nơi nhận để làm chứng từ lấy đặt cọc. Phiếu xuất được lập trong
trường hợp công ty đem hàng đi quảng cáo, gửi mẫu... khi giám đốc doanh nghiệp
yêu cầu xuất hàng dựa trên đề nghị của giám đốc XNKD. Thủ tục luân chuyển
chứng từ cũng tương tự phiếu XKKVCNB.
+) Hoá đơn GTGT: do bộ phận bán hàng lập. Hoá đơn này có thể do nhân
viên của chi nhánh lập hoặc do nhân viên của cửa hàng công ty lập. HĐ GTGT
được lập thành 3 liên: liên 1 được lưu tại nơi lập, liên 2 được giao cho khách hàng
để vận chuyển hàng trên đường, liên 3 được lưu tại phòng kế toán của công ty.
Hàng ngày hoặc định kỳ, kế toán tiêu thụ nhập số liệu vào máy theo từng

Hoá đơn GTGT do các cửa hàng ở phía Bắc và phòng tiêu thụ phía Bắc của công
ty chuyển về (liên 3). Từ HĐ GTGT kế toán cập nhật số liệu vào phân hệ kế toán
Bán hàng\ Hoá đơn bán hàng. Sau đó, máy sẽ tự động ghi sổ Nhật ký chung và
Nhật ký bán hàng. Việc lưu giữ hoá đơn GTGT được kế toán thực hiện theo đúng
quy định hiện hành.
Nếu các HĐ GTGT do nhân viên chi nhánh lập thì trước khi được chuyển về
phòng kế toán công ty, các hoá đơn này phải trải qua giai đoạn hạch toán ban đầu
tại chi nhánh. Công việc hạch toán tại các chi nhánh cũng được làm trên phần mềm
kế toán máy nên việc cập nhật HĐ GTGT được thực hiện giống như cập nhật các
HĐ GTGT tại công ty. Cuối tháng, kế toán chi nhánh gửi cho phòng kế toán của
công ty Báo cáo bán hàng kèm theo HĐ GTGT (liên 3) để kế toán công ty vào sổ.
Sau đó, HĐ GTGT được lưu giữ tại phòng kế toán của công ty theo quy định.
Việc nhập dữ liệu vào máy cho các HĐ GTGT và Báo cáo bán hàng của các
chi nhánh được thực hiện như sau :
Ví dụ: Từ Hoá đơn bán hàng số 12 ngày 30/03/2003 ta nhập số liệu vào máy
như sau:
Biểu số 5:
MINH HOẠ TRANG MÀN HÌNH MÁY VI TÍNH KHI NHẬP CHỨNG TỪ
Mã chứng từ: VB1 Ngày chứng từ: 30/03/2003
Số chứng từ: 12 Ông (Bà):
Mã khách: KDCTRMNT
Diễn giải: BQL DA Gia Lâm – Trường MN TB Mã kho: KH04- kho công ty
Mã vật tư: B40031 Số lượng: 91.2 Giá vốn:
Giá bán: 119.190 Doanh thu: 1081728
TK nợ: 131 TK có: 5112 TK nợ: 632 TK có: 155
Thuế suất GTGT: 10%
Tiền thuế: 4.551.913 TK nợ: 131 TK có: 3331111
+) Phiếu nhập kho hàng bán bị trả lại: do nhân viên kinh tế ở chi nhánh lập.
Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên, liên 1 giao cho nguời mua, liên 2 giữ tại kho
nhận. Tại chi nhánh, kế toán tiến hành hạch toán ban đầu đối với chứng từ này.

Phiếu nhập hàng bán bị trả lại được cập nhật vào phân hệ kế toán Bán hàng\ Phiếu
nhập hàng bán bị trả lại. Sau khi nhập xong số liệu, máy sẽ tự động ghi sổ Nhật ký
chung. Cuối tháng, các chi nhánh in ra bảng kê phiếu nhập hàng bán bị trả lại trong
tháng đã được máy tự động lên sẵn. Bảng kê này được chuyển về phòng kế toán
của công ty cùng với liên 2 để làm cơ sở đối chiếu. Tại phòng kế toán, do những
quy định nghiêm ngặt về hàng bán bị trả lại, mặt khác do số lượng nghiệp vụ phát
sinh ít nên kế toán sẽ cập nhật số liệu cho từng phiếu nhập, không vào theo số liệu
tổng hợp như các báo cáo bán hàng. Sau khi xử lý xong, liên 2 được lưu giữ theo
quy định tại phòng kế toán. Trong trường hợp khách hàng chỉ trả lại một phần số
hàng trên hoá đơn đã mua, nếu hàng được trả lại vào trong tháng, nhân viên bộ
phận bán hàng sẽ lập lại hoá đơn GTGT cho số hàng mà khách hàng chấp nhận
mua, nếu hàng bị trả lại vào tháng sau, nhân viên bán hàng không lập lại hoá đơn
GTGT cho phần hàng còn lại mà khách hàng chấp nhận mua.
b. Tài khoản sử dụng
Công ty Thạch Bàn hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên. Vì vậy, công ty sử dụng các tài khoản sau đây để hạch toán tiêu thụ
gạch ốp lát granite:
- TK 511- Doanh thu bán hàng. TK này được mở chi tiết như sau:
TK 5111- Doanh thu bán hàng hoá
TK 5112- Doanh thu bán thành phẩm granite
TK 5113- Doanh thu cung cấp dịch vụ
TK 5114- Doanh thu xây lắp, xây dựng
TK 5115- Doanh thu bán phế phẩm
TK 5116- Doanh thu khác
- TK 531- Hàng bán bị trả lại. Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hàng
bán bị trả lại không bao gồm thuế GTGT
- TK 632- Giá vốn hàng bán: TK này dùng để phản ánh giá vốn thực tế của
thành phẩm bán ra trong kỳ
- TK 155 - Thành phẩm: phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho, các loại
thành phẩm của doanh nghiệp.

- TK 3331- Thuế GTGT phải nộp. TK này phản ánh số thuế GTGT đầu ra,
thuế GTGT phải nộp, thuế GTGT đã nộp, thuế GTGT còn phải nộp.
+TK 3331111: Thuế GTGT đầu ra thuế suất 10%
- TK 131- Phải thu của khách hàng. TK này được chi tiết cho từng khách
hàng và cho ba chi nhánh.
c. Sổ sách sử dụng
Công ty Thạch Bàn sử dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung để theo dõi quá
trình tiêu thụ thành phẩm tại doanh nghiệp. Tại phòng kế toán, đối với các nghiệp
vụ phát sinh, hàng ngày, định kỳ hoặc cuối tháng, kế toán tiến hành nhâp dữ liệu
vào máy. Việc nhập dữ liệu trên được ghi vào chứng từ mã hoá nhập dữ liệu. Sau
khi thực hiện các bút toán điều chỉnh, bút toán khoá sổ thì dữ liệu sẽ được chuyển
vào các sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp có liên quan.
* Sổ chi tiết:
Tuỳ theo yêu cầu sử dụng thông tin về tiêu thụ sản phẩm mà kế toán khai
báo dữ liệu đầu ra tương ứng. Một số sổ kế toán theo dõi chi tiết doanh thu bán
hàng và tình hình thanh toán với người mua thường được sử dụng là:
- Sổ chi tiết tiêu thụ (Biểu số 6): Sổ này được mở chi tiết cho từng kho và
từng chi nhánh. Các chi tiêu phản ánh trên sổ này cũng giống như các chỉ tiêu phản
ánh trên các báo cáo bán hàng. Qua đây biết được doanh thu của từng thành phẩm
ở từng kho, từng chi nhánh trong tháng.
Biểu số 6
SỔ CHI TIẾT TIÊU THỤ
Chi nhánh Miền Trung
Từ ngày 01/03/2003 đến 30/01/2003
M.vật

Vật tư ĐVT Số lượng Tiền vốn Doanh thu
T: Kho ông Tuấn
B30031
Granite bóng 300x300 màu 03 loại

A1
m2
416.880 45,519,128
M3001D
1
Granite: Men 300x300 màu 01 đặc
biệt
m2 321.750 23,154,071
M30011 Granite: Men 300x300 màu 01 loại
A1
m2 190.170 12,751,137
... ...... ... ... ... ...
Tổng cộng 5,478.700 5,527,648,43
6
NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƯỞNG
- Sổ chi tiết TK 131 (Biểu số 7 trang bên): Sổ này được lập chung cho tất cả
khách hàng. Đối với công ty, các chi nhánh cũng được coi là khách hàng nên khi số
hàng mà công ty chuyển cho chi nhánh được coi là tiêu thụ thì phòng kinh doanh
của công ty sẽ lập hoá đơn GTGT cho số hàng đó và ghi nợ cho các chi nhánh.
Như vậy, căn cứ để lập sổ này là các Hoá đơn GTGT, phiếu thu tiền mặt, giấy báo
có của ngân hàng... Sổ này cho biết tình hình công nợ và thanh toán của khách
hàng trong tháng.

×