MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ Đại hội XI đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam liên tục khẳng định phải
xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là
sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”. Để thực hiện được mục tiêu này, một trong những biện pháp được xác
định đó là phải tăng cường công tác giáo dục truyền thống cho các thế hệ cán bộ,
đảng viên, quần chúng nhân dân. Do vậy, giáo dục truyền thống hiện nay là một
yêu cầu khách quan đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước.
Tiếp thu quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua,
các thế hệ của huyện Bảo Yên luôn ý thức rõ việc giữ gìn và phát huy những giá
trị truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước. Tuy nhiên, trước những tác
động từ mặt trái của cơ chế thị trường, áp lực phát triển kinh tế, thậm chí cả tác
động từ tính hai mặt của truyền thống, khiến cho những giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, của địa phương chưa được coi trọng đúng mức, có yếu tố bị lu
mờ, xói mòn từ trong nhận thức của một số cá nhân, nhất là thanh thiếu niên
hiện nay. Thực tế đó đòi hỏi trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân
trong việc giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống trong bối cảnh hiện đại.
Là một cán bộ đang công tác trong hệ thống chính trị của huyện Bảo Yên,
nhận thức rõ ý nghĩa của công tác giáo dục truyền thống đối với địa phương và
trách nhiệm của bản thân, với mong muốn tìm hiểu đầy đủ hơn về nội dung trên,
tôi lựa chọn chủ đề “Công tác giáo dục truyền thống trên địa bàn huyện Bảo
Yên hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp lớp Trung cấp lý luận chính trị hành chính A08.19.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác giáo dục truyền thống trên địa bàn huyện Bảo Yên.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Từ năm 2015 đến tháng 6 năm 2020;
1
- Không gian: Huyện Bảo Yên.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục truyền thống trên địa bàn huyện
Bảo Yên, từ đó đề ra giải pháp để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác giáo dục
truyền thống trên địa bàn huyện Bảo Yên thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống lại một số vấn đề lý luận về giáo dục truyền thống, nhất là giáo
dục truyền thống cho thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay.
- Phân tích thực trạng hoạt động công tác giáo dục truyền thống cho thế
hệ trẻ trên địa bàn huyện Bảo Yên giai đoạn 2015 - 2020.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo
dục truyền thống trên địa bàn huyện Bảo Yên thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu: phân tích, so
sánh, tổng hợp, điều tra thực tế…
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận gồm 3 chương.
2
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Khái niệm, vai trò của công tác giáo dục truyền thống
1.1.1. Một số khái niệm
* Giáo dục
“Từ điển Giáo dục học” định nghĩa giáo dục là: “Hoạt động hướng tới con
người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri
thức và kinh nghiệm, rèn luyện kĩ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo
đức cần thiết cho đối tượng giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất,
nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao
động sản xuất và đời sống xã hội”.1
* Truyền thống
Đến nay có nhiều khái niệm khác nhau về “truyền thống” tùy theo góc độ
tiếp cận của từng ngành khoa học. Trong đó:
Tiếp cận ở phương diện giải thích từ ngữ, Từ điển Tiếng Việt lý giải:
Truyền thống là “đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống được lưu truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác” (2).
Tiếp cận về tính chất của truyền thống, Giáo sư Trần Đình Sử lý giải:
“Truyền thống là mối liên hệ của lịch sử, mà một đầu là những giá trị tư tưởng, văn
hóa, được sáng tạo trong quá khứ lịch sử dân tộc và một đầu là sự thẩm định, xác
lập và phát huy của người hiện đại” (3).
* Giáo dục truyền thống
Từ khái niệm giáo dục và khái niệm truyền thống, có thể hiểu giáo dục
truyền thống là quá trình chuyển giao và lan tỏa những giá trị văn hóa, lịch sử
tốt đẹp của dân tộc tích lũy từ xưa đến nay đến các thế hệ sau, xây dựng cho họ
1
2
3
Em trích dẫn đầy đủ: Tên tác giả, năm xuất bản, tên sách, nhà xuất bản, địa điểm, trang bao nhiêu
Từ điển Tiếng Việt. (1997). Nxb KHXHHN, tr.812.
GS. Trần Đình Sử, Truyền thống dân tộc và tính hiện đại của truyền thống, Tạp chí Cộng sản số 15/1996,
tr.45.
3
lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm trong việc loại bỏ những thói tục lạc
hậu, giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp.
1.1.2. Vai trò của công tác giáo dục truyền thống
Giáo dục truyền thống dân tộc có ý nghĩa lớn lao trong việc xây dựng nền
văn hóa và con người Việt Nam. Nhận biết giá trị truyền thống dân tộc là cơ sở
để mỗi cá nhân phân định phải trái, tốt xấu, hình thành và phát triển nhân cách
con người, góp phần xây dựng một chế độ xã hội nhân ái, tiến bộ.
Thông qua hiếu biết về truyền thống văn hóa, lịch sử đặc sắc của địa
phương, dân tộc để mỗi người có nhận thức đúng đắn, tự hào, tin tưởng, nhận rõ
giá trị của cuộc sống hiện tại, xây dựng, bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất
nước, lòng tự hào với truyền thống cách mạng của cha ông, bồi dưỡng lý tưởng
sống, xây dựng thái độ lao động mới, ý thức tự lực tự cường, có trách nhiệm với
xã hội, với tương lai của dân tộc; nuôi dưỡng tư tưởng, tâm hồn con người để
sống và làm việc xứng đáng với các thế hệ đi trước, xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh đó, công tác giáo dục truyền thống, trong đó có giáo dục chủ
nghĩa Mac- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử cách mạng vẻ vang của Đảng
Cộng sản Việt Nam còn góp phần rất quan trọng trong cuộc đấu tranh bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Ðảng, bảo vệ Ðảng, Nhà nước, Nhân dân; bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa hiện nay.
1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về giáo dục truyền
thống
Phần này chị không sửa, em xem lại đề cương, viết như đề cương chị em
mình đã thống nhất và nội dung chị em đã trao đổi trên đthoai đi nhé! Em viết
như này chị không nhất trí đâu!
Nghị quyết Đại hội Đaị hội XII của Đảng tiếp tục xác định nhiệm vụ trọng
tâm giai đoạn 2016 - 2020 là “Xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa”. Đồng thời, trên cơ sở đánh giá tình hình, thực trạng thời gian qua
Đảng ta đề ra các nhiệm vụ cụ thể về công tác giáo dục truyền thống: “Giáo dục
4
con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt tiềm năng, khả năng
sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồng bào; sông tốt và
làm việc hiệu quả”, “...Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng
pháp luật, mọi người Việt Nam điều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử
văn hóa dân tộc...”, “Pháp huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình
ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh...”, “Huy động sức mạnh của toàn xã hội
nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc; khích lệ sáng
tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu văn
hóa dân tộc...”. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã xác định “Xây dựng nền văn hóa và con
người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần
tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành
nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo
đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”...”
1.3. Nội dung, hình thức công tác giáo dục truyền thống
1.3.1. Nội dung công tác giáo dục truyền thống
Nội dung công tác giáo dục truyền thống bao gồm 2 lĩnh vực chủ yếu, đó
là giáo dục truyền thống về văn hóa dân tộc và giáo dục truyền thống cách mạng
của dân tộc (tuy nhiên sự phân định mang tính tương đối nhằm cố gắng tách
bạch các nội dung cụ thể, vì xét đến cùng, truyền thống lịch sử cách mạng cũng
nằm trong truyền thống về văn hóa).
Giáo dục truyền thống về văn hóa dân tộc tập trung vào các nội dung:
Lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, nhân ái, nghĩa tình, uống nước nhớ
nguồn, tôn sư trọng đạo; ý thức cộng đồng sâu sắc; đức tính cần cù, sáng tạo;
truyền thống hiếu học....Ngoài ra, công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân
tộc còn gắn với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tộc người ở mỗi địa
phương, đây là nội dung quan trọng góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
5
Giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng của dân tộc: Lịch sử đấu tranh
dựng nước và giữ nước của dân tộc; truyền thống cách mạng của Đảng Cộng sản
Việt Nam gắn với tư tưởng, sự nghiệp, cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chủ
nghĩa Mac – Lênin, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước; các nhân vật lịch
sử, anh hùng dân tộc có công với đất nước…Ở địa phương, nội dung này gắn kết
chặt chẽ với việc giáo dục lịch sử đấu tranh cách mạng của quê hương, vai trò
của Đảng bộ địa phương và những người con anh dũng của địa phương.
1.3.2. Hình thức công tác giáo dục truyền thống
Biên soạn tài liệu tuyên truyền; phát động học tập, sinh hoạt, tìm hiểu, sưu
tầm, ghi chép các tư liệu, hiện vật lịch sử. Tổ chức các hoạt động về nguồn như
viếng nghĩa trang liệt sĩ, hành quân cắm trại ở những nơi có di tích lịch sử, danh
lam thắng cảnh, căn cứ địa cách mạng; biểu diễn văn nghệ theo chủ đề gắn với
các loại hình nghệ thuật của dân tộc; mời các đồng chí lão thành cách mạng nói
chuyện... Phát động các phong trào thi đua, các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, truyền
thống địa phương theo chủ đề.
Đối với từng phạm vi cụ thể:
- Giáo dục truyền thống tại gia đình: Phát huy vai trò gương mẫu của ông
bà, cha mẹ; cho con cháu trải nghiệm hoặc làm những việc làm chuẩn bị cho các
dịp lễ tết như: gói bánh trưng, bánh giày...
- Giáo dục truyền thống trong cộng đồng: Chú trọng tuyên truyền (tuyên
truyền miệng, trực quan, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua sinh hoạt
văn hóa, văn nghệ) kết hợp với vai trò của người uy tín (già làng, trưởng bản)
trong cộng đồng. Chú trọng nêu gương người tốt, việc tốt.
- Giáo dục truyền thống trong trường học: Thực hiện tốt chương trình giáo
dục địa phương; phát huy hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: tổ chức
và cho các em học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại các di tích lịch sử, các
đơn vị quân đội; thăm nom, chăm sóc các gia đình có công với cách mạng, Mẹ
Việt Nam anh hùng; tổ chức ngày hội đọc sách; tích hợp việc giáo dục truyền
thống vào các tiết học lịch sử, giáo dục công dân, các hoạt động ngoại khóa.
6
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG
TẠI HUYỆN BẢO YÊN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
2.1. Những yếu tố tác động đến công tác giáo dục truyền thống tại
huyện Bảo Yên
2.1.1. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội huyện Bảo Yên
Huyện Bảo Yên là cửa ngõ phía Đông Nam của tỉnh Lào Cai, cách thành
phố Lào Cai 75 km, cách Hà Nội 260 km. Có diện tích tự nhiên 820,9 km2, kéo
dài từ 22°5’ đến 22°30' vĩ độ bắc, từ 104° 15' đến 104°37' độ kinh đông. Toàn
huyện có 20.691 hộ, với 13 dân tộc anh em cùng sinh sống tại 16 xã, 01 thị trấn
(trong đó 11/16 xã đặc biệt khó khăn). Có 213 thôn, bản, tổ dân phố, dân tộc
thiểu số chiếm 74% (Dân tộc Tày 33%, dân tộc Dao 24,2%, dân tộc Mông
11,6%, dân tộc Nùng 2,2%, còn lại là các dân tộc khác). Đồng bào các dân tộc
cư trú trong huyện chủ yếu là sống bằng nghề nông nghiệp. Các dân tộc sống
trên địa bàn đều có đặc trưng văn hóa riêng, trong quá trình lao động, sản xuất
và chống giặc ngoại xâm, các dân tộc đã gắn bó, đoàn kết với nhau tạo ra sự
thống nhất trong đặc trưng văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện Bảo Yên.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương đã dần thay đổi diện
mạo của huyện, bên canh nông nghiệp còn phát triển một số ngành công nghiệp,
dịch vụ, đời sống của nhân dân nâng lên. Tuy nhiên, tác động của cơ chế thị
trường, sự mở rộng của không gian mạng.. cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến văn
hóa, con người. Một bộ phận người dân không còn coi trọng những giá trị truyền
thống văn hóa, lịch sử của dân tộc. Các giá trị truyền thống đứng trước nguy cơ
bị mai một, xói mòn, hoặc bị xâm thực bởi những yếu tố bên ngoài.
Các dân tộc sống trên địa bàn huyện, mỗi dân tộc đều có nền văn hóa,
phong tục tập quán riêng với nhiều loại hình khác nhau. Quá trình phát triển của
địa phương cũng gây tác động đến văn hóa tộc người, những giá trị văn hóa tộc
người ít được quan tâm giữ gìn, từ văn hóa vật chất đến tinh thần, một số đặc
trưng tộc người có nguy cơ bị lu mờ.
7
2.1.2. Yêu cầu xây dựng văn hóa và con người Việt Nam hiện nay
Nghị quyết 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương
khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững đất nước xác định vai trò đặc biệt quan trọng của việc
xây dựng văn hóa và con người Việt Nam hiện nay, trong đó văn hóa là một
trong 4 trụ cột phát triển bền vững; xây dựng con người Việt Nam phát triển
toàn diện phải trở thành trung tâm của chiến lược phát triển bền vững. Con
người Việt Nam mới không chỉ có trí tuệ, sức khỏe, mà còn phải có lý tưởng,
tâm hồn trong sáng, phẩm chất tốt đẹp thấm nhuần tinh thần dân tộc sâu sắc.
Những yếu tố đó muốn có được, cần phải xây dựng trên nền tảng thẩm thấu
những giá trị truyền thống tốt đẹp tích lũy qua hàng nghìn năm lịch sử của dân
tộc, lý tưởng, tâm hồn và cốt cách dân tộc.
Vì thế, giáo dục truyền thống dân tộc cho các thế hệ con người Việt Nam
là yêu cầu khách quan nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng nền văn
hóa và con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong những
năm tiếp theo.
2.1.3. Chủ trương của Đảng bộ huyện Bảo Yên về công tác giáo dục
truyền thống
Nhận thức rõ các vấn đề trên, thực hiện chủ trương của Trung ương và
Đảng bộ tỉnh Lào Cai, Huyện ủy Bảo Yên luôn chú trọng công tác giáo dục
truyền thống trên địa bàn huyện. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bảo Yên
khóa XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định “Coi trọng công tác giáo dục truyền
thống gắn kết với giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Hiến
pháp, Cương lĩnh chính trị, đường lối đổi mới của Đảng; nâng cao chất lượng
đội ngũ báo cáo viên các cấp, đổi mới công tác quán triệt, học tập và thực hiện
nghị quyết của Đảng”.
Cụ thể hóa Nghị quyết, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã xây dựng Đề án
số 14-ĐA/HU về “Nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng chính trị, đổi mới
phương pháp tuyên truyền vận động; tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2020” trong đó đặc biệt nhấn mạnh về các
8
giải pháp thực hiện công tác giáo dục truyền thống tại địa phương : "Tiếp tục
nâng cao chất lượng việc học tập, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng...Thực
hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, khắc phục sự
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tư tưởng thờ ơ, trông chờ ỷ lại
trong một bộ phận cán bộ, nhân dân...Đầu tư xây dựng các đội văn nghệ truyền
thống tiêu biểu của các dân tộc của huyện, thành lập Câu lạc bộ hát Then - đàn
Tính xã Vĩnh Yên… Sưu tầm biên soạn, tái bản bổ sung lịch sử Đảng bộ huyện
Bảo Yên giai đoạn 1930 - 2015 và chỉ đạo sưu tầm viết lịch sử Đảng bộ các xã
có điều kiện. Chỉnh lý, bổ sung tài liệu lịch sử, truyền thống địa phương tiếp tục
đưa vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục phổ thông và Trung tâm Bồi dưỡng
chính trị huyện”.
Đề án số 07 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXI, nhiệm kỳ 2015
– 2020 về phát triển văn hóa, du lịch huyện Bảo Yên giai đoạn 2015 - 2020 cũng
xác định:“Xây dựng, phát triển văn hóa và con người Bảo Yên theo hướng toàn
diện, vừa mang đặc trưng văn hóa Việt Nam, vừa đậm nét bản sắc riêng của
đồng bào các dân tộc địa phương”.
2.2. Thực trạng công tác giáo dục truyền thống trên địa bàn huyện
Bảo Yên hiện nay
2.3.1. Kết quả
2.3.1.1. Công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc
Để thực hiện tốt công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc huyện đã
chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung
Nghị quyết 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI
về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững của đất nước”. Định kỳ hằng tháng, Ban Tuyên giáo Huyện ủy
ban hành hướng dẫn, định hướng các chi, đảng bộ trực thuộc về công tác tuyên
truyền giáo dục văn hóa dân tộc gắn với tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn
của đất nước, địa phương và tuyên truyền kỷ niệm ngày sinh của các anh hùng
dân tộc.
9
Chú trọng xây dựng quy tắc ứng xử trong cộng đồng, xây dựng các chuẩn
mực giá trị văn hóa và con người, tạo môi trường và điều kiện để phát triển nhân
cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội,
nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật...Qua đó, góp phần nâng cao nhận
thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong việc xây dựng và phát
triển văn hóa, phát huy những giá trị truyền thống trên địa bàn huyện.
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trọng tâm đi vào
xây dựng Gia đình văn hóa, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa, cơ quan - đơn vị doanh nghiệp văn hóa đã thực sự đi vào cuộc sống, đem lại hiệu quả thiết thực
trong mọi lĩnh vực từ phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, đảm bảo quốc
phòng, an ninh chính trị, trật tự xã hội đến bảo tồn, phát huy bản sắc truyền
thống dân tộc, cải tạo tập tục lạc hậu. Đến nay, hầu hết các tập tục lạc hậu của
đồng bào các dân tộc thiểu số trong huyện liên quan đến cưới xin, ma chay, bắt
vợ cơ bản đã được xóa bỏ; các bản sắc, truyền thống của dân tộc được phục hồi
phát huy vai trò quan trọng trong công tác giáo dục truyền thống tại địa phương.
Điểm nhấn trong công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc của
huyện thời gian qua là đặc biệt quan tâm đến việc giữ gìn, phục hồi và phát huy
bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Là địa bàn có tỷ lệ dân
tộc chiếm trên 70% tổng dân số, huyện Bảo Yên đã có nhiều chủ trương để giữ
gìn, phục dựng, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trong huyện; đầu tư xây
dựng các thiết chế văn hóa, có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, tài năng
trẻ, tập trung khôi phục những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân
tộc; xây dựng các đội văn nghệ, phục dựng các lễ hội truyền thống dân tộc Tày,
Dao, Mông... Đặc biệt, trước nguy cơ làn điệu Then của đồng bào người Tày có
nguy cơ bị mai một, huyện đã chỉ đạo ngành văn hóa rà soát, xây dựng câu lạc
bộ hát Then - Đàn tính để truyền dạy cho các thế hệ về văn hóa người Tày. Đến
nay, đã thành lập lạc bộ hát Then - Đàn tính tại xã Vĩnh Yên với 30 thành viên
do nghệ nhân dân gian Hoàng Văn Thụy làm chủ tịch câu lạc bộ, hằng năm đã
truyền dạy cho trên 100 lượt học viên là con em người Tày tại các xã Vĩnh Yên,
Xuân Hòa, Nghĩa Đô, Tân Tiến theo học.
10
Câu lạc bộ hát Then - Đàn tính tại xã Vĩnh Yên là một trong những câu lạc
bộ tiêu biểu trong việc truyền dạy và giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc Tày ở
huyện Bảo Yên. Mặc dù mới được thành lập nhưng đã thu hút đông đảo hội viên
tham gia. Hội viên tham gia Câu lạc bộ là những nghệ nhân, người già, người uy
tín trong cộng đồng, những người đam mê với văn hóa dân tộc Tày và các cháu
thanh thiếu niên đang theo học tại các trường ở địa bàn xã và lân cận. Câu lạc bộ
đã ban hành quy chế hoạt động và định kỳ tổ chức sinh hoạt vào ngày thứ 7 cuối
hằng tháng. Kinh phí hoạt động của Câu lạc bộ chủ yếu từ đóng góp của các hội
viên và xã hội hóa trong Nhân dân. Ngoài việc truyền dạy cho bà con Nhân dân
trong thôn bản Câu lạc bộ thường xuyên phối hợp với các trường học trên địa
bàn để truyền dạy cho các cháu học sinh về văn hóa dân tộc Tày, các làn điệu hát
Then của người Tày; tổ chức các cháu học sinh thăm quan, trải nghiệm thực tế
qua buổi sinh hoạt, giao lưu hằng tháng của Câu lạc bộ; phục dựng, sáng tác và
biểu diễn các làn điệu hát Then tại các ngày kỷ niệm, các buổi sơ kết tại nhà
trường... Đồng thời, Câu lạc bộ thường xuyên tham gia các hội thi do Trung
ương, tỉnh tổ chức; giao lưu với các câu lạc bộ của các huyện và địa phương lân
cận qua đó đã từng bước tuyên truyền, quảng bá văn hóa dân tộc Tày nói riêng
và văn hóa của huyện Bảo Yên nói chung tới các địa phương và Nhân dân. Đặc
biệt năm 2018, nghệ nhân Hoàng Văn Thụy - Chủ tịch câu lạc bộ đã sáng tác bài
hát ca ngợi về Đảng, Bác Hồ bằng làn điệu Then, đạt giải nhất phần thi quảng bá
tác phẩm với chủ đề học tập và làm theo Bác tại Hội thi “Tìm hiểu Di chúc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh” do Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức.
Ngoài ra, huyện đã có cơ chế hỗ trợ kinh phí, hỗ trợ sưu tầm tài liệu để
nghệ nhân dân gian Ma Thanh Sợi (trú tại xã Nghĩa Đô huyện Bảo Yên) biên
soạn cuốn sách “Nghi lễ dân gian truyền thống của người Tày” để lưu giữ,
truyền đạt văn hóa người Tày tại xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên. Đây là cuốn
sách hệ thống lại toàn bộ văn hóa dân tộc Tày; nguồn gốc, cách thức chuẩn bị,
thủ tục và các món ăn đặc trưng các dịp lễ tết cổ truyền; nguồn gốc, nghi thức
thực hành các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày. Có thể nói cuốn
sách này mang ý nghĩa tinh thần to lớn để lưu truyền, quảng bá văn hóa đồng
11
bào dân tộc Tày ở Bảo Yên nói riêng và quảng bá con người, văn hóa huyện Bảo
Yên nói chung.
Huyện đã phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam ghi hình và giới thiệu
trên sóng truyền hình chương trình giới thiệu về nét văn hóa tại một số xã trên
địa bàn huyện; phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Lào Cai sản xuất và
phát sóng trên truyền hình Trung ương và địa phương 10 tập phim tài liệu
Truyền hình “Hai dòng sông văn hóa” nhằm giới thiệu, quảng bá tua tuyến và
các điểm du lịch chính của địa phương, khắc họa được vẻ đẹp tự nhiên và văn
hóa tộc người để thu hút du khách đến với địa phương. Hàng năm, đăng tin bài
trên website, Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, huyện và cộng tác tin bài với các
Báo, Đài của Trung ương, tỉnh quảng bá về huyện.
Song song với công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống văn hóa các
dân tộc tại cộng đồng, công tác giáo dục truyền thống các dân tộc trên địa bàn
huyện tại các trường học cũng được quan tâm thực hiện với nhiều hình thức
phong phú: Giới thiệu về các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và
các phong tục tập quán, lễ hội, trò chơi dân gian ở địa phương... Các trường học
đặc biệt là khối các trường THPT, THCS trường phổ thông dân tộc nội trú, bán
trú đã nghiên cứu, phục dựng lại các truyền thống của các dân tộc: Lễ cấp sắc
của đồng bào Dao, lễ hội Lồng Tồng của đồng bào Tày, múa khèn của đồng bào
Mông...và tổ chức cho học sinh tập luyện, biểu diễn tại các giờ chào cở sinh hoạt
đầu tuần, các buổi liên hoan văn nghệ, sơ tổng kết năm học; tổ chức cho học
sinh tìm hiểu các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian tại địa phương như lễ
hội Lồng tồng, lễ hội nhảy lửa, lễ hội mừng lúa mới; tổ chức các trò chơi dân
gian và các cuộc thi hát, múa các làn điệu dân ca truyền thống… Thông qua các
hoạt động giới thiệu, truyền dạy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong
nhà trường, đã giúp cho các em học sinh hiểu biết, gìn giữ được bản sắc văn hóa
của dân tộc mình, đồng thời hiểu biết và tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân
tộc anh em, từ đó có thái độ đúng đắn, đoàn kết dân tộc, xây dựng bức tranh văn
hóa dân tộc huyện Bảo Yên độc đáo, đa mầu sắc.
12
Về hình thức, trong giai đoạn này huyện Bảo Yên bắt đầu quan tâm nhiều
hơn đến giáo dục truyền thống trong gia đình. Huyện tăng cường việc tuyên
truyền về ý nghĩa, vai trò, nội dung giáo dục truyền thống trong gia đình đến
người dân qua nhiều kênh thông tin, đặc biệt là thông qua hệ thống loa truyền
thanh thôn, tổ dân phố và qua lực lượng cán bộ thôn, tổ dân phố. Vì thế, các năm
gần đây hiệu quả của cách làm này khá rõ rệt. Ở nhiều nới có các gia đình điển
hình về truyền thống hiếu học được tuyên dương trong toàn huyện; hầu hết các
bậc phụ huynh dần thay đổi quan niệm, tiến tới cân bằng giữa việc học tập với
việc cho con trẻ trải nghiệm, giáo dục truyền thống gia đình, xây dựng phẩm
chất, lối sống cho con em.
2.3.1.2. Công tác giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc
Công tác giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc là một nội dung
quan trọng được huyện Bảo Yên xác định là nhiệm vụ then chốt góp phần tạo
nên thành công của công tác giáo dục truyền thống nói chung. Hằng năm, huyện
đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn biên soạn tài liệu, tổ chức tuyên truyền, giáo
dục về truyền thống cách mạng của Đảng, vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn
với tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện, các ngày kỷ niệm trọng
đại của đất nước, địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua hội
nghị, hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, qua các hoạt động
văn hóa, văn nghệ....tới toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Tiến hành rà soát, đặt tên các tuyến đường tại Thị trấn Phố Ràng mang tên
các vị anh hùng dân tộc, nhân vật lịch sử của Việt Nam. Đặc biệt, tại các biển
tên các tuyến phố, tuyến đường đang thực hiện bổ sung các thông tin trích ngang
để giúp cho Nhân dân theo dõi, tìm hiểu về các anh hùng, nhân vật lịch sử. Có
thể nói việc đặt tên các tuyến phố không chỉ đơn thuần phục vụ nhu cầu quản lý
đô thị, để gọi tên và nhận biết các tuyến phố mà còn có tác động đến nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội, tích hợp các giá trị lịch sử, văn hóa, giáo dục truyền
thống tại địa phương.
Với lợi thế là địa phương có nhiều di tích lịch sử cách mạng (Đồn Phố
Ràng, thành lũy cổ Nghĩa Đô, Đồn Nghĩa Đô, khu căn cứ cách mạng Việt Tiến)
13
hằng năm Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp, chính quyền địa phương
phối hợp với các trường học trên địa bàn tổ chức các hoạt động tham quan, trải
nghiệm thực tế cho học sinh tại các địa danh trên, mời các lão thành cách mạng
đến nói chuyện tại các điểm di tích; dâng hương, tưởng niệm; thăm nom, giúp
đỡ các gia đình liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng…. Chuỗi hoạt động đó tác
động sâu sắc tới các em học sinh, khiến các em ý thức rõ về truyền thống lịch sử
anh dũng, lòng yêu nước, tinh thần kiên cường đấu tranh của các thế hệ huyện
Bảo Yên và cảm thấy tự hào về quê hương, qua đó giáo dục cho các em truyền
thống yêu nước, đoàn kết, tương thân tương ái.
Các kênh tuyên truyền, các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam, lịch sử Đảng bộ tỉnh Lào Cai được triển khai rộng rãi trong toàn
huyện, thu được kết quả tốt, có nhiều bài viết nghiên cứu công phu. Tiêu biểu
như: Năm 2017 đã phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu lịch sử 70 năm Đảng bộ
tỉnh Lào Cai” (1947 - 2017) đã thu hút 5.089 cán bộ, đảng viên, công chức, viên
chức, học sinh, sinh viên, chiến sỹ lực lượng vũ trang, cán bộ nghỉ hưu, nhân
dân tham gia; Ban tổ chức cuộc thi cấp huyện đã trao 01 giải nhất, 02 giải nhì,
03 giải ba và 15 giải khuyến khích cho các bài chất lượng, đồng thời lựa chọn
200 bài chất lượng gửi tham gia cuôc thi cấp tỉnh và được 02 giải khuyến khích
cấp tỉnh. Năm 2019 đã phát động và hướng dẫn cán bộ, đảng viên và Nhân dân
tham gia cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu 90 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng
sản Việt Nam trên mạng do Ban Tuyên giáo Trung ương phát động trên mạng
VCNET.
e bổ sung kết quả giải thưởng vào đây, viết thêm đoạn kết quả nghiên
cứu học tập, tuyên truyền chủ trương đường lối chính sách của đảng, nhà
nước và các cấp vào đây nữa.
Để giúp toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhận thức sâu sắc hơn về
vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, hằng
năm Đảng bộ huyện đã tổ chức các hội nghị học tập, quán triệt, triển khai thực
hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong
toàn Đảng bộ huyện. Tổ chức các lớp bồi dưỡng chính trị hè năm 2015, 2016,
14
2017, 2018, 2019 cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên các trường
học trên địa bàn huyện trong đó có nội dung triển khai việc học tập và làm theo
Bác, các chuyên đề toàn khóa và chuyên đề hằng năm gắn với công tác giáo dục
truyền thống. Cụ thể từ năm 2015 đến nay đã mở 20 lớp với 8.021 lượt cán bộ
quản lý, giáo viên các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện tham gia học tập.
Các nhà trường ở các cấp học thường xuyên đưa các nội dung học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh lồng ghép vào các tiết dạy
của các môn ngữ văn, giáo dục công dân, lịch sử kết hợp các hoạt động ngoại
khóa, các hoạt động tham quan, trải nghiệm. Các trường khối THPT đã tổ chức
các cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh”, “Viết về những tấm gương điển hình Giáo dục Lào Cai làm theo lời
Bác”, tổ chức ngày hội giáo dục làm theo lời Bác, các chương trình văn nghệ ca
ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ…thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên, học sinh
tham gia.
Điểm nổi bật trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng dân tộc thời
gian qua là huyện đã chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện các nội dung giáo dục
truyền thống cách mạng với việc nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng
bộ địa phương. Đối với lịch sử Đảng bộ huyện đến nay đã hoàn thành biên soạn,
tái bản và ra mắt cuốn lịch sử Đảng bộ huyện Bảo Yên, 1947- 2017 vào dịp
chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện Bảo Yên lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 –
2025. Toàn huyện đã có 14/17 xã, thị trấn hoàn thành và xuất bản cuốn lịch sử
địa phương, 03/17 đơn vị dự kiến hoàn thành xuất bản lịch sử địa phương trong
năm 2020. Việc biên soạn, xuất bản cuốn lịch sử địa phương có vai trò quan
trọng góp phần tái hiện lại truyền thống cách mạng, lịch sử văn hóa của địa
phương; lịch sử hình thành và quá trình xây dựng, trưởng thành của Đảng bộ địa
phương; giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng địa phương
cho các thế hệ. Các địa phương, đơn vị đã tổ chức biên soạn tài liệu tuyên truyền
tại hội nghị tuyên vận; chỉ đạo các nhà trường tổ chức lồng ghép các tiết giáo
dục lịch sử địa phương vào các giờ học ngoại khóa; phát huy vai trò của đội ngũ
15
người uy tín trong cộng đồng ở địa phương để tuyên truyền, giáo dục lịch sử
Đảng bộ địa phương cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ.
Biên soạn, đưa nội dung giảng dạy chuyên đề về lịch sử Đảng bộ huyện
vào giảng dạy tại các lớp bồi dưỡng, tập huấn tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị
huyện: Lớp Sơ cấp lý luận chính trị (8 tiết), lớp Đảng viên mới (4 tiết), lớp Bồi
dưỡng cấp ủy cơ sở (4 tiết). Từ năm 2015 đến nay Trung tâm Bồi dưỡng Chính
trị huyện đã phối hợp với các cơ quan tham mưu giúp việc Huyện ủy và các cơ
quan liên quan mở 141 lớp bồi dưỡng, tập huấn cho 10.682 học viên; mở 02 lớp
sơ cấp Lý luận chính trị. Các trường THCS đưa chương trình lịch sử Đảng bộ
huyện vào giảng dạy ở khối lớp 8 và lớp 9 (2-3 tiết). Một số nhà trường đã lồng
ghép nội dung giáo dục truyền thống lịch sử của huyện trong các buổi chào cờ
đầu tuần.
Cùng với việc biên soạn tài liệu đưa vào giảng dạy, hằng năm, huyện đều
tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của địa phương (Kỷ niệm 70 năm
thành lập Đảng bộ huyện 22/4/1947 - 22/4/2017; kỷ niệm 50 năm ngày thành lập
huyện 03/3/1965 - 03/3/2015…); kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Phố Ràng
(26/6/1949 - 26/6/2019) và nhiều hoạt động nhằm ôn lại truyền thống xây dựng,
chiến đấu, trưởng thành của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện, qua
đó tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và đặc biệt
là thế hệ trẻ về lịch sử, truyền thống cách mạng của nhân dân các dân tộc trên
địa bàn.
2.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả quan trọng, công tác giáo dục truyền thống của
huyện Bảo Yên còn có một số điểm hạn chế, đó là:
Thứ nhất, một bộ phận cán bộ và quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ
trẻ còn có thái độ thờ ơ, xem nhẹ các giá trị truyền thống của dân tộc, quê
hương, vì thế chưa có ý thức giữ gìn, bảo vệ những giá trị truyền thống tốt đẹp
của dân tộc. Trong đó, xuất hiện suy nghĩ không tôn trọng, thậm chí vô cảm
trước lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng và Nhân dân, điều đó tiềm ẩn nguy
16
cơ đối với việc bảo vệ nền tảng và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền còn mỏng, trình độ, kỹ
năng tuyên truyền còn hạn chế; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác
tuyên truyền, giáo dục truyền thống còn thiếu.
Thứ ba, mặc dù huyện đã có chủ trương thành lập các câu lạc bộ, các đội
văn nghệ truyền thống để duy trì và truyền dạy các giá trị văn hóa truyền thống
tiêu biểu của các dân tộc thiểu số nhưng chưa có cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các
đội văn nghệ, câu lạc bộ mà kinh phí chủ yếu do xã hội hóa hoặc do các thành
viên tham gia tự nguyện đóng góp. Vì vậy phần nào đó chưa khuyến khích được
nhân dân.
Thứ năm, việc sử dụng, lưu giữ văn hóa dân tộc thiểu số còn có hạn chế;
chữ viết và tiếng nói một vài dân tộc đang có nguy cơ bị mai một, nhiều con em
là người dân tộc thiểu số nhưng không biết tiếng nói và chữ viết của dân tộc
mình.
Thứ sáu, các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn huyện chưa có bản đồ
khoanh vùng; một số di tích đã có dấu hiệu xuống cấp hoặc bị lấn chiếm.
2.3.3. Nguyên nhân
2.3.3.1. Nguyên nhân của kết quả
Đảng bộ huyện Bảo Yên đã vận dụng sáng tạo, hiệu quả các chủ trương
của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác tư tưởng, tuyên truyền, giáo dục
truyền thống tại địa phương; huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành, cả hệ
thống chính trị địa phương trong công tác giáo dục truyền thống nói riêng và
tuyên truyền, giáo dục, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nói chung.
Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống của
huyện Bảo Yên có năng lực tham mưu, chuyên môn công tác, có sự nghiên cứu,
tìm hiểu khá đầy đủ về lịch sử, văn hóa dân tộc và địa phương, được tập huấn
bồi dưỡng về nghiệp vụ, kĩ năng tuyên truyền vận động.
17
Huyện Bảo Yên xây dựng được hệ thống tài liệu về lịch sử dân tộc và lịch
sử địa phương bài bản, ngày càng đầy đủ; trong quá trình triển khai, có nhiều
hình thức, cách làm đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng giáo dục đem lại
hiệu quả khá cao.
2.3.3.2. Nguyên nhân của hạn chế
Là huyện vùng thấp kinh tế chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp
nhưng do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, thời tiết nên đời sống nhân dân, đặc
biệt ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn; tình trạng
người dân đi làm ăn xa hoặc tự ý bỏ địa phương đi Trung Quốc lao động làm thuê
vẫn còn xảy ra…ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống tại
địa phương.
Nhận thức của một bộ phận nhân dân chưa đầy đủ về vai trò căn cốt của
các giá trị truyền thống, tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường dẫn tới tâm lý
thực dụng, chỉ coi trọng tiền bạc; một bộ phận thanh thiếu niên ảnh hưởng từ
chủ nghĩa cá nhân, lối sống Tây hóa, văn hóa phương Tây mà không trân trọng
những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của dân tộc. Bên cạnh đó, sự bùng nổ
của công nghệ thông tin, các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, tiktok…
với nhiều thông tin không được kiểm chứng, kiểm duyệt, một số trào lưu đi
ngược lại văn hóa truyền thống được cổ súy…gây nhận thức lệch lạc trong một
số người nhẹ dạ, cả tin.
Công tác giáo dục truyền thống tại gia đình còn hạn chế, do nhiều gia đình
tập trung vào làm ăn, buôn bán, phát triển kinh tế, số ít gia đình coi trách nhiệm
giáo dục nói chung, giáo dục truyền thống nói riêng là của nhà trường, vì thế
chưa thực sự quan tâm giáo dục con cháu về các giá trị truyền thống: hướng về
cội nguồn, biết ơn tổ tiên, con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, vợ chồng
chung thủy, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau...Nhiều gia đình bố, mẹ chưa
gương mẫu, làm gương cho con cháu noi theo còn sa đà vào các tệ nạn xã hội;
tình trạng ly hôn có xu hướng tăng...gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển,
hình thành nhân cách của con trẻ và công tác giáo dục truyền thống tại địa
phương.
18
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG TẠI HUYỆN BẢO YÊN
GIAI ĐOẠN TIẾP THEO
1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác giáo
dục truyền thống tại huyện Bảo Yên
Các cấp ủy đảng cần tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm công
tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, giáo dục truyền thống cho
Nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ, trong đó chú trọng: Thường xuyên và đa dạng
hóa các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về truyền thống vẻ vang của Đảng, của
Đoàn, giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn
dân tộc. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh; xây dựng và triển khai các giá trị tiêu chí, chuẩn mực trong
hành vi, lối sống, ứng xử trên nền các giá trị cốt lõi của tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh. Chú trọng giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức
cảnh giác cách mạng; tham gia đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động
chống phá của các thế lực thù địch.
Quán triệt mạnh mẽ các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về
công tác giáo dục truyền thống trong các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc
19
và các đoàn thể Nhân dân. Đồng thời, nêu cao vai trò của gia đình, ý thức học
tập, rèn luyện, ý thức dân tộc của mỗi cá nhân. Tăng cường kiểm tra giám sát, sơ
kết, tổng kết, động viên khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân làm tốt
công tác giáo dục truyền thống, khơi dậy các giá trị cội nguồn của dân tộc tại địa
phương.
Trong quá trình lãnh đạo công tác giáo dục truyền thống, các cấp ủy Đảng
căn cứ tình hình, điều kiện thực tế của đơn vị mình đưa ra những định hướng cụ
thể, phù hợp với đặc điểm của địa phương, tránh dập khuôn, sáo rỗng, coi trọng
chất lượng của phong trào chứ không chạy theo số lượng, chạy đua thành tích.
Các hoạt động giáo dục truyền thống phải được triển khai trên cơ sở phù hợp với
đặc điểm của địa phương, phù hợp với từng đối tượng trong toàn huyện.
3.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ tâm huyết, có trình độ, kỹ năng, phương
pháp công tác
Quan tâm và chủ động quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và luân
chuyển cán bộ, rèn luyện và lựa chọn những cán bộ làm công tác tuyên truyền,
giáo dục truyền thống ưu tú, có đủ phẩm chất, năng lực, kỹ năng đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ được giao. Xây dựng đội ngũ cán bộ tâm huyết và gắn bó với
nghề; sáng tạo, xung kích, dám nghĩ, biết làm, dám chịu trách nhiệm, sẵn sàng
đảm nhận việc mới, việc khó; coi trọng đánh giá đạo đức và sử dụng cán bộ
đúng năng lực, trình độ. Thường xuyên tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công tác viên làm công tác tuyên truyền, giáo dục
truyền thống tại địa phương.
Đội ngũ cán bộ phải thường xuyên học tập, nghiên cứu nắm vững các chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục
truyền thống; am hiểu và nắm vững các kiến thức về lịch sử, văn hóa của địa
phương; tích cực học tập, rèn luyện các kỹ năng đặc biệt là kỹ năng tuyên
truyền, thuyết phục phục vụ nhiệm vụ chuyên môn. Gương mẫu đi đầu, tích cực
tuyên truyền, vận động gia đình và Nhân dân thực hiện tốt các giá trị đạo đức
truyền thống của dân tộc...
20
Có biện pháp xây dựng và nâng cao chất lượng lực lượng cộng tác viên
riêng của công tác giáo dục truyền thống trên địa bàn, từ người có uy tín trong
cộng đồng, thanh thiếu niên yêu thích tìm hiểu văn hóa, lịch sử địa phương...
Duy trì và nhân rộng các câu lạc bộ văn nghệ truyền thống như câu lạc bộ
hát Then - Đàn tính ở xã Vĩnh Yên; có cơ chế khuyến khích các nghệ nhân dân
gian, người dân có đam mê vận động tham gia vào câu lạc bộ .Khuyến khích các
câu lạc bộ văn nghệ truyền thống phối hợp với các trường học tổ chức các hoạt
động trải nghiệm thực tế cho học sinh; tổ chức các buổi nói chuyện, biểu diễn
văn nghệ truyền thống để các em học sinh được tham gia và tìm hiểu về văn hóa
truyền thống của các dân tộc.
3. Tăng cường phối hợp, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn
vị trong công tác giáo dục truyền thống, nhất là vai trò của Đoàn Thanh
niên
Các cơ quan, ban ngành tăng cường công tác phối hợp trong công tác giáo
dục truyền thống, phải coi công tác giáo dục truyền thống là trách nhiệm của
mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức và cả hệ thống chính trị.
Đoàn thanh niên các cấp cần phát huy vai trò “cánh tay đắc lực của
Đảng”, đẩy mạnh đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo
dục, nâng cao nhận thức, lý tưởng cách mạng, giáo dục truyền thống cho cán bộ,
đoàn viên, thanh niên thông qua các hình thức sinh động, đa dạng và màu sắc,
tiếp tục duy trì, nâng cao hiệu quả các hình thức: tổ chức các hội thi, tìm hiểu về
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên mạng internet, thành lập và
phát triển các mô hình câu lạc bộ, đội, nhóm “Lý luận trẻ”, các câu lạc bộ văn
nghệ truyền thống… Tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc sử dụng
internet, mạng xã hội của tổ chức Đoàn, Hội các cấp và đoàn viên, thanh niên.
Thường xuyên cung cấp thông tin định hướng, tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ
năng cho đoàn viên, thanh niên về sử dụng mạng xã hội, xử lý khủng hoảng
truyền thông trên mạng xã hội, nhận diện và đấu tranh, phản bác các quan điểm
sai trái thù địch,… trong đoàn viên, thanh niên. Đoàn viên thanh niên thường
xuyên tuyên truyền các câu chuyện đẹp, nhân văn, những tấm gương tốt, những
21
yếu tố tích cực… trong cuộc sống trên mạng xã hội; tuyên truyền, vận động
thanh niên, người thân ứng xử văn hóa trên mạng xã hội, có trách nhiệm khi
tham gia mạng xã hội.
4. Đa dạng hóa các biện pháp tuyên truyền, giáo dục truyền thống đến
các nhóm đối tượng một cách phù hợp
Đa dạng hóa các biện pháp tuyên truyền, giáo dục truyền thống; lựa chọn
nội dung, hình thức giáo dục truyền thống phù hợp theo từng đối tượng, lứa tuổi
để nhằm phát huy cao nhất hiệu quả công tác giáo dục truyền thống trong toàn
xã hội.
Kết hợp và phát huy hiệu quả 04 loại hình công tác tuyên tuyền gắn kết
với tuyên truyền, giáo dục qua đội ngũ người có uy tín, già làng, trưởng bản
trong cộng đồng. Kết hợp tuyên truyền giữa lý luận và các hoạt động hoặc hình
ảnh cụ thể để kích thích, khơi dậy tính sáng tạo, tìm hiểu của người nghe.
Chú trọng công tác khen thưởng, kịp thời động viên, tuyên dương các tập
thể và cá nhân có thành tích tiêu biểu để tuyên truyền, nhân rộng ra toàn xã hội;
kịp thời uốn nắn, phê phán, điều chỉnh các biểu hiện, hành vi tiêu cực, trái với
đạo đức, phong tục, truyền thống của dân tộc
Mỗi cá nhân người dân cần tự giác nghiên cứu, tìm hiểu các giá trị truyền
thống văn hóa dân tộc; chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước; kiên định với chủ nghĩa Mac Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh; tỉnh táo, kiên quyết đấu tranh bảo vệ truyền thống cách mạng của
Đảng, đập tan các âm mưu chia rẽ khối Đại đoàn kết dân tộc.
5. Làm tốt công tác giáo dục truyền thống trong trường học thông qua
các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giờ lịch sử, địa lý địa phương
Các nhà trường cần chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm
quan trọng của việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho học sinh. Việc
tuyên truyền có thể thực hiện dưới nhiều hình thức như thông qua các bài diễn
văn, bài phát biểu tại các lễ kỷ niệm, ngày truyền thống, bài nói chuyện của các
Cựu chiến binh, nhân chứng lịch sử, các nghệ nhân của địa phương. Có thể sử
dụng phòng Truyền thống, phòng Đoàn, Đội, Thư viện... để trưng bày báo
22
tường, báo ảnh, hiện vật, tranh ảnh theo các chủ đề hoặc thiết kế tờ gấp có nội
dung tuyên truyền.
Tích hợp các nội dung giáo dục truyền thống vào giờ dạy chính khóa. Ở
các cấp học phổ thông, có thể tích hợp nội dung giáo dục này vào tất cả các môn
học, tuy nhiên một số môn có khả năng tích hợp nhiều hơn như: Tiếng Việt, Tự
nhiên và Xã hội, Đạo đức, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Công
nghệ, Thể dục,...
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giá trị di tích lịch sử của huyện trong các
trường học, lồng ghép với các chương trình giảng dạy hoặc thông qua các lớp
bồi dưỡng, học ngoại khóa, tổ chức tham quan di tích, các cuộc thi tìm hiểu về
lịch sử, di tích của địa phương. Thông qua các hoạt động này giúp cho học sinh
hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa của địa phương một cách chân thực, sinh động.
Từ đó góp phần vào việc hoàn thiện nhân cách, đạo đức, biết trân trọng di sản
của địa phương, của dân tộc.
Tổ chức sưu tầm, trưng bày các sản phẩm là hiện vật, tài liệu, tư liệu lịch
sử liên quan đến lịch sử địa phương nhằm giáo dục cho đoàn viên, đội viên và
các em học sinh về truyền thống và đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
6. Chú trọng giáo dục truyền thống trong gia đình và trong cộng đồng
Tăng cường công tác giáo dục truyền thống trong gia đình, phát huy vai
trò gương mẫu của ông bà, cha mẹ để làm tấm gương cho con cháu noi theo;
thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền về các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia
đình “uống nước nhớ nguồn”, “thờ cúng tổ tiên”, “kính trên nhường dưới”... kết
hợp với giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng, ý thức chấp hành pháp
luật...qua đó giúp cho thế hệ trẻ có những kiến thức thực tế văn hóa truyền thống
của dân tộc và có những việc làm cụ thể để gìn giữ văn hóa đó.
Nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội
trong việc đẩy mạnh giáo dục truyền thống trong cộng đồng; gắn kết giữa giáo
dục truyền thống gia đình - nhà trường - cộng đồng nhằm huy động sự vào cuộc
của cả hệ thống chính trị trong công tác giáo dục truyền thống. Cổ vũ, động viên
23
và phát huy vai trò của người uy tín trong cộng đồng trong việc giáo dục truyền
thống nói chung cho toàn xã hội nhất là thế hệ trẻ.
Tùy theo điều kiện thực tế của mỗi đơn vị, các thôn bản bổ sung hoặc xây
dựng hương ước, quy ước của thôn bản quy định thêm các nội dung, chỉ tiêu về
công tác giáo dục truyền thống tại thôn, bản để từ đó nâng cao ý thức trách
nhiệm của từng gia đình và cả cộng đồng trong công tác giáo dục truyền thống.
KẾT LUẬN
Mỗi quốc gia, dân tộc chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi biết đứng
vững trên đôi chân của mình, biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị
văn hóa, những truyền thống tốt đẹp mà dân tộc mình tạo ra. Qua bao thăng trầm
lịch sử, con người Việt Nam với bản lĩnh và sức sống mãnh liệt đã biết tiếp thu
tinh hoa văn hóa tiến bộ trên thế giới càng làm giàu đẹp, phong phú và đậm đà
thêm bản sắc cho dân tộc mình.
Trong thang giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam thì yêu nước là giá
trị tinh thần cao nhất, chủ đạo, chi phối các truyền thống khác như: truyền thống
cách mạng, đoàn kết, nhân nghĩa, lao động cần cù, sáng tạo,… là những giá trị
cao quý của dân tộc ta. Những truyền thống quý giá đó đã thấm đẫm, in sâu
trong tiềm thức, tâm hồn người Việt. Từ đó, họ ý thức được mình thuộc về quốc
gia, dân tộc, về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trước vận mệnh dân tộc.
Tuy nhiên, những thách thức gay go, phức tạp đang diễn ra trên toàn bộ
các lĩnh vực của đời sống xã hội đã tác động đến con người, nền tảng kinh tế xã hội dẫn tới sự thay đổi những giá trị truyền thống. Do vậy đòi hỏi giáo dục
truyền thống là công việc vừa cấp bách vừa lâu dài, đòi hỏi ý thức trách nhiệm,
sự chung tay góp sức của toàn xã hội.
Qua 5 năm thực hiện công tác giáo dục truyền thống trên địa bàn huyện
Bảo Yên đã mang lại những hiệu quả thiết thực, cùng với nhiều mặt của đời
24
sống xã hội tạo nên sự đồng thuận cao và sự thống nhất giữa ý Đảng, lòng dân.
Qua đó khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, phát huy các giá trị
truyền thống tốt đẹp của địa phương, dân tộc và củng cố niềm tin của Nhân dân
vào sự lãnh của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; tăng cường, mở rộng
khối Đại đoàn kết toàn dân, giữ vững sự ổn định về chính trị và trật tự an toàn
tại cơ sở.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
Các tài liệu sau e trích dẫn đầy đủ như trên nhé! Và sắp xếp thứ tự chữ cái
nhé!
2. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Bảo Yên lần thứ XXI, nhiệm
kỳ 2015 – 2020.
3. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bảo Yên lần thứ XXI, nhiệm kỳ
2015 – 2020.
4. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Bảo Yên lần thứ XXI, nhiệm
kỳ 2015 – 2020.
5. Báo cáo tổng kết Đề án số 14 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa
XXI về “Nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng chính trị, đổi mới phương pháp
tuyên truyền vận động; tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh giai đoạn 2015 – 2020”.
6. Báo cáo tổng kết Đề án số 07 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa
XXI, nhiệm kỳ 2015 – 2020 về phát triển văn hóa, du lịch huyện Bảo Yên, giai
đoạn 2015 – 2020.
25