Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT 10-10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.13 KB, 16 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG HỒN THIỆN CƠNG TÁC HẠCH TỐN TIÊU THỤ
THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN DỆT 10/10.
I. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT 10/10.
1. Những ưu điểm cơ bản
Qua chặng đường hơn 26 năm vừa xây dựng vừa phát triển, 14 năm hạch
tốn kinh doanh độc lập, Cơng ty cổ phần Dệt 10/10 đã không ngừng lớn mạnh về
cả quy mô, năng lực cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trong những năm đầu mới chuyển đổi cơ chế, nền kinh tế thị trường với đầy
khó khăn và thử thách đã buộc Công ty phải tự đứng lên bằng chính đơi chân của
mình. Phương thức làm ăn mới đã đào thải những doanh nghiệp khơng thích nghi
với nó, làm cho thị trường mang tính cạnh tranh ngày càng cao. Đứng trước thách
thức đó, Cơng ty đã nỗ lực khơng ngừng trong việc tìm kiếm các giải pháp nâng
cao chất lượng sản phẩm, đổi mới mẫu mã theo xu hướng phù hợp với thị hiếu tiêu
dùng của xã hội, chú trọng đầu tư và thu hút đầu tư, đổi mới tồn diện cơ sở vật
chất, chú trọng cơng tác nghiên cứu, thăm dò và khai thác thị trường tiềm năng
đồng thời cơng tác quản lý nói chung cũng như cơng tác kế tốn nói riêng khơng
ngừng được củng cố và hồn thiện . Nhờ vậy, quy mơ và năng lực sản xuất kinh
doanh của Công ty đã tăng lên rõ rệt đặc biệt trong những năm gần đây.
Hiện nay, sản phẩm màn tuyn của Công ty cổ phần Dệt 10/10 đã trở thành
một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành dệt màn ở Việt Nam. Sản
phẩm này đã vinh dự đón nhận danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do
người tiêu dùng Việt Nam bình chọn, sản phẩm được xếp hạng 11 trên 99 sản
phẩm tiêu dùng cơng nghiệp ưa thích năm 2000 và đứng thứ 4

trên 5 sản phẩm ưa thích nhất theo ngành hàng dêt, may mặc Việt Nam. Sản phẩm
của Công ty không những đứng vững trên thị trường nội địa mà còn mở rộng ra thị


trường quốc tế, thu hút được sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng. Mặt khác,


việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần trong điều kiện hiện
nay chính là một nhân tố tích cực thúc đẩy cơng ty đi lên. Để đạt được thành tích
đó, Cơng ty đã khơng ngừng cải tiến và hồn thiện về mọi mặt trong đó, cơng tác
kế tốn tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ được coi trọng thực sự. Cụ
thể là:
* Về tổ chức công tác kế tốn nói chung:
Cơng ty tổ chức bộ máy quản lý nói chung và bộ máy kế tốn nói riêng
tương đối gọn với đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ cao, nghiệp vụ chun
mơn vững vàng và được phân công trách nhiệm rõ ràng, hợp lý theo từng phần
hành kế toán cụ thể, phù hợp với năng lực của từng người. Do có sự phân chia
trách nhiệm và nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong kế toán đã tạo ra sự chun mơn
hố trong lao động kế tốn đồng thời sự phối hợp hài hoà ăn khớp giữa các phịng
ban góp phần nâng cao hiệu quả cao phục vụ cơng tác quản trị của doanh nghiệp.
Cũng chính vì vậy, tuy chỉ có 6 cán bộ kế tốn nhưng cơng việc kế tốn vẫn diễn ra
trơi chảy, các nghiệp vụ kế toán vẫn được tiến hành nhanh gọn, giảm bớt sự gian
lận và sai sót đồng thời vẫn đáp ứng được nhu cầu quản lý trong doanh nghiệp.
Nhìn chung, tổ chức kế tốn tại Cơng ty đảm bảo được sự tuân thủ chế độ kế toán
hiện hành và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty.
* Về hệ thống sổ sách:
Việc sử dụng hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán tương đối đầy đủ theo
quy định hiện hành một mặt đảm bảo sự tuân thủ chế độ kế tốn- tài chính của Việt
Nam, mặt khác đáp ứng được yêu cầu hạch toán kế toán tại Cơng ty. Do u cầu về
trình độ quản lý kế toán tương đối cao, nghiệp vụ phát sinh nhiều, chủng loại mặt
hàng tương đối đa dạng, việc áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ là rất phù hợp,
đảm bảo cho hệ thống kế toán thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ của mình
trong quá trình kinh doanh. Ưu điểm của


hình thức này là kết hợp chặt chẽ việc ghi việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hố theo nội dung kinh tế đồng thời

cũng kết hợp được việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một
quyển sổ và cùng một quá trình ghi chép. Do đó, có tác dụng giảm bớt khối lượng
ghi chép hàng ngày, thuận tiện cho việc làm báo cáo tài chính và nâng cao trình độ
chun mơn hố cơng tác kế toán. Măt khác, hệ thống chứng từ sổ sách kế toán
được luân chuyển giữa các phần hành một cách trình tự và được kiểm tra đối chiếu
thường xuyên giúp cho việc xác định kết quả kinh doanh của đơn vị dễ dàng hơn.
*Về hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ.
Trong kỳ kinh doanh, cơng tác kế tốn ln đảm bảo đã phản ánh đầy đủ các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách trung thực. Sau quá trình quan sát, phản ánh
lên sổ sách kế tốn và xử lý thơng tin về tình hình xuất bán, thanh tốn tiền hàng,
hàng tồn kho, tổng doanh thu cũng như các khoản giảm trừ ..., kế toán tiêu thụ sẽ
tiến hành tập hợp các khoản doanh thu, chi phí để xác định kết quả tiêu thụ một
cách thường xun vào cuối các kỳ hạch tốn.
Nhìn chung, cơng tác kế tốn tại Cơng ty được tổ chức gọn nhẹ, hợp lý, áp
dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ phù hợp, việc tổ chức công tác hạch toán tiêu
thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh được thực hiện đơn giản, đầy đủ
khơng có sự chồng chéo. Bên cạnh đó, một đội ngũ kế tốn viên nhiệt tình, tận tâm
có nhiều kinh nghiệm, được cập nhật chế độ kế tốn mới thường xun thơng qua
các khố bồi dưỡng nghiệp vụ, tin học chính là một ưu điểm lớn của Công ty cổ
phần Dệt 10/10 trong hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ.
2. Những hạn chế còn tồn tại và phương hướng hồn thiện nội dung hạch
tốn tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần Dệt
10/10.
Bên cạnh những ưu thế trên, công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác
định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Dệt 10/10 cũng bộc lộ những hạn chế
nhất định. Mặc dù chủ trương cơ giới hố cơng tác quản lý nói chung


cũng như cơng tác kế tốn nói riêng đã được thực hiện thơng qua việc đầu tư máy
vi tính (năm 1999) nhưng quá trình này chưa tạo được sự đồng bộ và nhìn chung

Cơng ty chưa có sự đầu tư thích đáng cho cơng tác kế tốn. Trong q trình tiêu
thụ, Công ty chỉ sử dụng duy nhất một phương thức là bán hàng trực tiếp, điều này
có thể hạn chế khả năng tiêu thụ sản phẩm và do đó có ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ
tiêu lợi nhuận. Trong khả năng cho phép của một sinh viên thực tập, em xin mạnh
dạn nêu ra những hạn chế còn tồn tại trong cơng tác hạch tốn tiêu thụ thành phẩm
và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Dệt 10/10 cùng với một số
kiến nghị và giải pháp tham khảo với mong muốn khắc phục phần nào những hạn
chế đó.
* Về kế tốn thành phẩm xuất kho:
Tuy Cơng ty hạch tốn hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên nhưng Công ty không thể theo dõi số lượng hàng tồn kho trong từng thời
điểm nhất định cho từng mặt hàng cụ thể do “Bảng kê nhập- xuất- tồn kho thành
phẩm” mà Công ty tự mở chỉ theo dõi ở chỉ tiêu khối lượng tổng hợp vào cuối kỳ
kế toán. Trong kỳ hạch toán, việc nhập, xuất kho diễn ra thường xuyên. Do vậy, để
có thể khắc phục tình trạng trên đồng thời để tạo ra sự thuận tiện cho việc hạch
toán ghi chép hàng ngày, kế toán nên sử dụng giá hạch toán.
Giá hạch toán là giá được quy định trong phạm vi thống nhất toàn doanh
nghiệp và được sử dụng ổn định trong một thời gian dài.
Việc sử dụng giá hạch toán sẽ giảm bớt được khối lượng cơng việc kế tốn,
đáp ứng được nhu cầu hạch toán hàng ngày của đơn vị và phát huy vai trị của kế
tốn trong cơng tác quản lý thành phẩm. Đến cuối quý, Công ty sẽ tiến hành điều
chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế của thành phẩm xuất kho dựa vào hệ số giá
theo công thức sau:
Giá thực tế TP tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Hệ số giá loại TP
Giá hạch toán TP tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Giá thực tế TP xuất Giá hạch toán TP xuất trong kỳ số giá
trong kỳ
Hệ



Sử dụng giá hạch toán trong kế toán giá vốn hàng xuất kho có thể theo
dõi giá trị hàng hố tồn kho trong từng thời điểm và cho từng loại sản phẩm
giúp cho kế tốn cung cấp thơng tin cần thiết cho lãnh đạo Công ty đề ra
phương án kinh doanh tối ưu.
Trong giá trị của thành phẩm, trị giá nguyên vật liệu chiếm khoảng
50% giá thành, các chi phí khác coi như cố định. Vì vậy, một sự biến động
nhỏ về giá cả của nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của
sản phẩm sản xuất ra. Do vậy, nếu một Bảng tính giá thành kế hoạch được
xây dựng sẽ giúp Công ty rất nhiều trong chiến lược nhập nguyên vật liệu
một cách hiệu quả nhất. Có như vậy, Cơng ty mới hạn chế được tối thiểu
những tổn thất ảnh hưởng đến thu nhập do sự biến động của giá cả nguyên
vật liệu.
Ví dụ: Tại thời điểm quý IV năm 2000, ta có thể xây dựng giá hạch toán dựa
vào giá thành xuất kho kỳ trước như sau:
Số màn sản xuất trong quý IV/ 2000: 96.345 cái
Giá thành thực tế : 34.954,42 đồng.
Giá thành MĐ 01A quý III năm 2000- giá hạch toán: 37.047,063 đồng
Số màn tồn kho quý III năm 2000: 15.067 cái.
Ta có hệ số giá của loại thành phẩm MĐ 01 A như sau:
34.954,42 x 15.067 + 34.954,42 x 96.345
Hệ số giá

0,9435

37.047,063 x 15.067 + 37.047,063 x 96.345
Như vậy, giá thành sản xuất của loại thành phẩm MĐ 01A quý III/ 2000 so
với quý IV/ 2000 giảm 5,65%.
Về sổ sách sử dụng trong cơng tác kế tốn giá vốn, Cơng ty nên mở Bảng kê
số 8 Nhập - Xuất- Tồn kho thành phẩm để theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho



thành phẩm theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo mẫu được ban hành theo
quyết định 1141 TC/ CĐKT ngày 01/11/1995 – Hình bên.
Về tính giá thành sản phẩm xuất kho, Công ty nên lập Bảng kê số 9 cho mỗi
sản phẩm trên một trang sổ theo mẫu đã được ban hành.

BẢNG KÊ SỐ 8
NHẬP XUẤT TỒN KHO THÀNH PHẨM.
Quý năm


* Đối với thành phẩm tồn kho:
Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh của sản phẩm trong và ngoài
nước ngày càng trở nên gay gắt. Sản phẩm của Công ty không phải bao giờ sản
xuất ra cũng tiêu thụ được hết ngay. Hơn nữa, sản phẩm của Công ty mang tính
chất là hàng hố tiêu dùng nên việc nó bị giảm giá do lạc hậu so với nhu cầu thị
trường hoặc do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính là điều khơng
thể tránh khỏi. Để giải phóng một lượng hàng tồn kho, tiêu thụ được số thành
phẩm bị lạc hậu, Công ty sẽ phải “hy sinh” một phần lợi nhuận. Để sự “hy sinh” ấy
không ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ trong kỳ, Công ty nên lập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho. Việc làm này sẽ giúp Công ty hạn chế được những tổn thất do sự
biến động của giá cả trên thị trường gây ra.
Hiện nay, Cơng ty khơng lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho cho nên trong
trường hợp giá cả sản phẩm của Công ty trên thị trường bị biến động gây nên ảnh
hưởng xấu đến kết quả tiêu thụ trong kỳ.
*Về thanh toán với người mua và việc lập dự phịng.
Cơng ty cổ phần Dệt 10/10 có quan hệ kinh tế với mọi khách hàng thuộc mọi
thành phần kinh tế khác nhau. Trong q trình tiêu thụ, Cơng ty cho phép những
khách hàng có uy tín và quan hệ thường xuyên với doanh nghiệp (chủ yếu là đơn vị

kinh tế Nhà nước và các cơ sở có giấy phép kinh doanh) được thanh toán theo
phương thức trả chậm. Đa số những đơn vị này đều có khả năng thanh toán nợ, tuy
nhiên, thực tế cho thấy một số khách hàng do tình hình tài chính gặp nhiều khó
khăn vì các lý do nào đó đã khơng thanh tốn được nợ đúng hạn hoặc mất khả năng
thanh toán. Trong thực tế, Cơng ty khơng dự phịng trước những trường hợp này
gây nên những tổn thất khơng đáng có. Để khắc phục tình trạng này, Cơng ty nên
lập dự phịng những khoản phải thu khó địi vào cuối mối niên độ kế tốn. Khi xác
định mức trích lập dự phịng các khoản phải thu khó địi, kế tốn ghi:


Nợ TK 642 (6426)
Có TK 139

Nếu có số nợ phải thu khó địi thực sự khơng thu được, phải xử lý khố sổ và ghi:
Nợ TK 642
Có TK 131
Đồng thời ghi đơn: Nợ TK 004- Nợ khó địi đã xử lý
Nếu số nợ khó địi đã xử lý trước đây nay thu hồi lại được, ghi:
Nợ TK 111, 112, ...
Có TK 721
Đồng thời ghi đơn: Có TK 004
Cuối niên độ kế tốn tiếp theo:
Hồn nhập dự phịng:
Nợ TK 139
Có TK 721
Đồng thời lập dự phịng mới:
Nợ TK 642 (6426)
Có TK 139
* Về hạch tốn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:
Để xác định một cách chính xác lỗ lãi cho từng loại sản phẩm, từ đó giúp

cho lãnh đạo Công ty xây dựng chiến lược tiêu thụ thành phẩm cho từng mặt hàng
cụ thể, Công ty nên hạch tốn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
cho từng loại sản phẩm.
Ngoài ra, khi phát sinh chi phí về vật liệu dùng cho đóng gói, bảo quản sản
phẩm, Cơng ty có thể hạch tốn trực tiếp vào giá thành công xuởng. Chúng ta biết
rằng thị hiếu tiêu dùng ngày nay khơng những địi hỏi sản phẩm phải có chất lượng


cao mà cịn phải có mẫu mã đẹp. Để đáp ứng được điều đó, việc phát sinh về chi
phí vật liệu, bao bì bảo quản là tất yếu khách quan. Cho nên, nếu Cơng ty đưa các
chi phí trên vào TK 641 sẽ không phản ánh đúng lợi nhuận thực tế của sản phẩm
tiêu thụ trong q.
Ví dụ: Cơng ty nên tính và phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp cho mặt hàng màn tuyn đơi trơn để phân tích chi phí tiêu thụ của mặt
hàng này trong quý như sau:

12.225.600
626.206.208 Chi phí bán hàng phân bổ cho màn tuyn đơi trơn
=
9.769.358.854

70.501.311
1.025.627.730 hí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho màn tuyn đôi trơn
=
9.769.358.854

2.719.715.104 =170.927.525,3

2.719.715.104 =265.899.921,03


Về nội dung của chi phí bán hàng tại Cơng ty khơng có chi phí khấu hao
TSCĐ. Điều này cũng góp phần làm sai lệch kết quả tiêu thụ trong kỳ tại Cơng ty.
Kế tốn cần xem xét lại tình hình khấu hao nhà xưởng cũng như các thiết bị cần
thiết dùng cho bán hàng để tính tốn và phân bổ khấu hao tính vào chi phí bán
hàng trong kỳ.
Mặt khác trong q, kế tốn khơng mở các Sổ chi tiết TK 641, 642 mà chỉ
dựa vào các Nhật ký chứng từ có liên quan để theo dõi các khoản phát sinh cũng
như các khoản giảm trừ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Đây là
một hạn chế và gây khó khăn cho kế tốn trong việc theo dõi và kiểm ra đối chiếu
số liêụ cũng như thiếu sự rõ ràng khi giải trình cho cấp trên vì khơng theo dõi được
các khoản giảm trừ chi phí. Vì vậy, kế tốn nên mở Sổ chi tiết cho các TK này, tuy
cơng việc kế tốn có tăng lên nhưng nó góp phần nâng cao tính khoa học và chặt
chẽ trên các sổ tổng hợp đồng thời giúp kế tốn đẽ dàng theo dõi và quản lý thơng
tin kế toán.


* Về hệ thống chứng từ, sổ sách sử dụng:
Với hình thức Nhật ký chứng từ như hiện nay về cơ bản là phù hợp với điều
kiện hạch toán kế tốn cụ thể tại Cơng ty cổ phần Dệt 10/10, tuy nhiên hệ thống sổ
sách này chưa được mở một cách đầy đủ và còn bộc lộ một số hạn chế trong ghi
chép.
Để hạch tốn q trình tiêu thụ, Cơng ty sử dụng chủ yếu các hình thức sổ
như: sổ Nhật ký chứng từ số 8, Sổ chi tiết, tổng hợp tiêu thụ, Sổ chi tiết thanh toán
với người bán, Bảng kê số 5, 11 và Sổ Cái của các tài khoản có liên quan. Sổ Nhật
ký chứng từ số 8 có vai trị quan trọng và nó phản ánh tất cả các bút toán xác định
kết quả trong kỳ. Trong quý, kế toán vẫn mở một số Sổ chi
tiết khác chủ yếu về thuế như Sổ chi tiết TK 3331, TK 3334, TK 133, TK 421..
nhưng lại không mở Sổ chi tiết cho các TK xác định chi phí cho các TK 641, 642,
kế toán căn cứ vào các NKCT số 1, 2 để tập hợp số liệu phát sinh của hai TK này
và đưa vào Bảng kê số 5; Công ty mở Sổ chi tiết tiêu thụ cho cả doanh thu nội địa

và doanh thu xuất khẩu...
Trong quá trình ghi chép và vào sổ kế tốn cịn bộc lộ một số hạn chế nhỏ.
Ví dụ trên Nhật ký chứng từ số 8, Cột ghi Có TK 421 nên đưa vào Nhật ký chứng
từ số 10 là NKCT phản ánh số phát sinh bên Có của các TK trong đó có TK 421,
cuối q khố sổ NKCT số 10, xác định số phát sinh bên Có TK 421 để ghi vào Sổ
Cái TK 421.
Nhìn chung, hệ thống sổ sách kế tốn áp dụng tại Cơng ty vẫn đáp ứng được
yêu cầu phản ánh các nghiệp vụ phát sinh đầy đủ, thơng tin kế tốn trung thực và
xác định kết quả chính xác nhưng những hạn chế trên sẽ gây khó khăn trong việc
phân tích số liệu kế tốn.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT 10/10.
Tiêu thụ sản phẩm là công việc hàng ngày của các doanh nghiệp đồng thời là
mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh doanh. Trong thời đại bùng nổ thông tin,


thời đại khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt, sản phẩm cần tiêu thụ
có tới hàng ngàn, hàng vạn loại khác nhau. Có những sản phẩm vừa mới ra đời,
thậm chí vẫn cịn nằm trong ý tưởng thì đã có những sản phẩm ưu việt hơn xuất
hiện, làm cho nhu cầu tiêu dùng của con người thường xuyên thay đổi. Trong thực
tế, có những doanh nghiệp sản phẩm tồn đọng đến hàng tỷ đồng, để thu hồi vốn
đành phải ngậm đắng nuốt cay bán kiểu phá giá, chấp nhận sự thua lỗ.
Thực tiễn kinh doanh trên thương trường quốc tế cũng như nước ta từ khi
chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế cho thấy, những nguyên nhân dẫn đến việc sản
phẩm không tiêu thụ được bao gồm:


Sản phẩm kém chất lượng;




Sản phẩm không hợp thị hiếu và xu thế tiêu dùng của thời đại;



Định giá bán sản phẩm quá cao không phù hợp mức thu nhập của người tiêu
dùng;



Khơng tính đúng nhu cầu thị trường nên đã sản xuất quá nhiều sản phẩm tạo ra
khủng hoảng thừa;



Sản phẩm không tiếp cận được người tiêu dùng;



Chưa làm cho người tiêu dùng hiểu rõ giá trị sử dụng của sản phẩm.
Để khắc phục những nguyên nhân trên, giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ sản

phẩm, bảo đảm cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường, doanh nghiệp
cần phải quan tâm chủ yếu đến những vấn đề sau:


Phải nghiên cứu, nắm bắt đúng tình hình thị trường sản phẩm, hàng hoá để kịp
thời chuyển hướng sản xuất, thay đổi sản phẩm nhằm chiếm lĩnh thị trường;




Không ngừng cải tiến hình thức, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những
mẫu mã, kiểu dáng, kích cỡ phù hợp với xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật
và lối sống hiện đại.;



Phải bằng mọi cách cải tiến tổ chức quản lý, nâng cao năng suất lao động, hạ
giá thành sản phẩm tạo điều kiện giảm giá bán;




Tăng cường việc quảng cáo, giới thiệu sản phẩm gây tiếng tăm nhằm thu hút
khách hàng. Đồng thời thực hiện việc hướng dẫn tiêu dùng để có thể thay đổi
tập quán và lối sống của xã hội



Mở rộng mạng lưới tiêu thụ với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, nhất là hệ
thông các trung gian, tạo thành cầu nối vững chắc giữa sản xuất và tiêu dùng;



áp dụng linh hoạt các hình thức và phương thức thanh tốn, kết hợp với việc sử
dụng hệ thống giá linh hoạt, mềm dẻo nhằm mục đích tối đa hố sự tiện lợi cho
khách hàng trong mua bán, trên cơ sở đó, kích thích nhu cầu tiêu dùng và tạo
điều kiện khai thác triệt để các nhu cầu tiềm năng;




Tạo dựng và giữ gìn sự tín nhiệm cho khách hàng đối với sản phẩm nói riêng và
doanh nghiệp nói chung bằng các dịch vụ sau tiêu thụ như bảo hành, hướng dẫn
sử dụng, giải đáp thắc mắc...



Và cuối cùng là phải đón bắt được nhu cầu tiếm tàng của khách hàng đối với
từng loại sản phẩm cụ thể của doanh nghiệp để chuẩn bị cho tương lai
Năm 2000, Công ty cổ phần Dệt 10/10 dưới sự lãnh đạo của Hội đồng quản

trị đã vượt qua mọi khó khăn thử thách để thực hiện thành công mục tiêu đặt ra.
Kết quả thực hiện trong năm đều vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch và có sự tăng
trưởng đáng kể so với năm 1999. Cụ thể:
* Chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng tiêu thụ thực hiện: 40.328.262.000 tăng 8%
* Chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ: 39.088.366.214 tăng 13% trong đó doanh thu
xuất khẩu đạt: 16.840.845.802 tăng 51,13%
* Lợi nhuận thực hiện: 1.033.936.057 tăng 611,88%
Bên cạnh đó, Cơng ty thực hiện mọi biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành
sản phẩm, phấn đấu đạt các chỉ tiêu cao hơn trong năm 2001. Mặt khác, Công ty
cần phải thường xuyên nâng cao tay nghề cho CBCNV và tăng cường đảm bảo sự
ổn định về mặt tài chính bằng cách giải quyết tốt hơn vấn đề thu hồi nợ phải thu


của khách hàng, tránh ứ đọng vốn lưu động, giảm khả năng bị chiếm dụng vốn ảnh
hưởng đến tình hình sản xuất chung của Công ty.
Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh trong các năm tới,
Công ty cần tăng cường các công tác sau:
* Về phương thức bán hàng:
Hiện nay Công ty chỉ áp dụng mỗi một phương thức tiêu thụ là bán hàng

trực tiếp. Trong thực tế, Công ty nên chăng nghiên cứu và mở rộng các phương
thức bán hàng phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể tại Cơng ty nhằm đẩy mạnh
khả năng tiêu thụ đồng thời có thể thực hiện được mục tiêu mở rộng thị phần. Một
mạng lưới tiêu thụ với nhiều hình thức phong phú , đa dạng nhất là hệ thống các
trung gian sẽ tạo thành cầu nối vững chắc giữa người sản xuất và ngươì tiêu dùng.
Ví dụ: Với các loại sản phẩm tiêu dùng phổ biến của mình, Cơng ty có thể mở
rộng thị phần của mình ở trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam bằng các hình thức đại
lý...
Ngồi ra, Cơng tác nghiên cứu thị trường có vai trị quan trọng trong việc
khai thác thị trường tiềm năng và lập kế hoạch sản xuất đáp ứng được nhu cầu
cũng như thị hiếu tiêu dùng của xã hội. Nghiên cứu thị trường cịn trợ giúp Cơng ty
tích cực tìm thêm bạn hàng mới, do vậy sẽ tránh được cho Công ty rơi vào thế bị
động nếu khách hàng truyền thống của Cơng ty gặp khó khăn hay phá sản .Khi
nghiên cứu thị trường, Công ty cần giải đáp được các vấn đề sau:
- Đâu là thị trường có triển vọng nhất đối với sản phẩm của Công ty?
- Khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường đó ra sao?
- Doanh nghiệp cần xử lý những vấn đề gì có liên quan và có thể sử dụng
những biện pháp nào để tăng cường khối lượng sản phẩm tiêu thụ?
* Về quảng cáo giới thiệu sản phẩm:
Trong những nguyên nhân thất bại của việc tiêu thụ sản phẩm có ngun nhân
do người bán khơng gặp được người mua, không nắm được nhu cầu, thị hiếu của
khách hàng và không làm cho khách hàng hiểu rõ giá trị sử dụng của sản phẩm. Vì
thế, để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, nâng cao khối lượng tiêu thụ sản phẩm


bán ra, bên cạnh việc tích cực tham gia các Hội chợ triển lãm, Hội nghị khách hàng,
tiến hành chào hàng, tặng mẫu,... Cơng ty có thể nghiên cứu và xem xét để tổ chức tốt
việc quảng cáo giới thiệu sản phẩm của mình.
* Tăng cường cơng tác quản lý chi phí, hạ giá thành thành phẩm:
Giá cả ln được coi là công cụ đắc lực trong cạnh tranh. Để có giá cạnh tranh

mà vẫn đảm bảo có lãi Cơng ty phải cố gắng hạ giá thành sản phẩm cũng như xây
dựng các mức giá mềm dẻo đảm bảo có lãi tuỳ theo sự biến động của giá nguyên vật
liệu đầu vào (Do tồn bộ NVL của Cơng ty đều phải nhập ngoại nên giá cả đầu vào
không thể kiểm sốt được). Cơng ty phải thực hiện:
- Tiết kiệm ngun nhiên vật liệu, năng lượng trong sản xuất, thu hồi các chế phẩm

trong q trình sản xuất.
- Cơng ty nên rút ngắn thời gian dự trữ và bảo quản vật liệu nhằm tiết kiệm chi phí

bảo quản, giảm thất thốt, hao hụt NVL trong q trình bảo quản.
Ngồi ra, Cơng ty khơng ngừng cải tiến hình thức, nâng cao chất lượng sản
phẩm, tạo ra những mẫu mã, kiểu dáng, kích cỡ phù hợp với lối sống hiện đại.
*Về dịch vụ sau bán hàng:
Tạo dựng và giữ gìn sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm nói riêng
và với doanh nghiệp nói chung là việc làm rất quan trọng sau bán hàng. Để thực
hiện được điều này, Công ty cần có nghiệp vụ bảo hành sản phẩm khi bán hàng.
Thơng thường, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn sản phẩm có nhiều đặc điểm
cạnh tranh hơn và khi sản phẩm được bảo hành sẽ tạo cho người mua tâm lý thoải
mái, tin tưởng vào chất lượng sản phẩm cũng như độ an tồn khi sử dụng.
* Về chính sách định giá bán:
Định giá sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ là vấn đề cực kỳ quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp tới khả năng tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận và do đó, đến sự tồn tại
và phát triển của sản xuất nói chung và sự sống cịn của doanh nghiệp nói riêng.Vì
thế, trong q trình sản xuất kinh doanh, không thể định giá một cách tuỳ tiện, chủ
quan và càng khơng thể xuất phát từ lịng mong muốn.
Thực tế cuộc sống cho thấy, mỗi chúng ta đều đã có lúc là người bán và
người mua. Xuất phát từ lợi ích kinh tế của mình khi là người bán ta ln muốn giá
cao, thậm chí là giá “cắt cổ” thiên hạ. Nhưng khi ở địa vị của người mua, ta chẳng



dại gì “ném tiền qua cửa sổ”, và cũng chẳng dại gì để người bán dễ dàng cắt cổ
mình. Đó chính là cái mâu thuẫn mn thuở giữa người mua và người bán, xét về
lợi ích kinh tế trong quan hệ thị trường. Mâu thuẫn này chỉ được giải quyết khi, sản
phẩm được định giá đúng đắn, thoả mãn được lịng mong muốn trong giới hạn có
thể chấp nhận giữa hai bên mua và bán.
Công ty cổ phần Dệt 10/10 áp dụng chính sách định giá khá linh hoạt tuỳ
theo mục tiêu đặt ra trong mỗi thời kỳ cụ thể. Hiện nay Công ty đang thực hiện
đồng thời hai mục tiêu quan trọng là mở rộng thị phần và tăng cường lợi nhuận, do
vậy, việc ấn định mức giá cụ thể cho từng sản phẩm phải được kết hợp hài hoà
giữa các yếu tố khác nhau để bảo đảm cho hai mục tiêu trên được thực hiện. Tuy
nhiên trong tương lai, Công ty nên xem xét chú trọng việc xây dựng nhiều mức
giá khác nhau cho từng mặt hàng áp dụng cho từng loại khách hàng cụ thể nhằm
đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ thành phẩm. Mặt khác, sản phẩm của Công ty là sản
phẩm cạnh tranh nên Công ty cần chủ động định giá theo giá thị trường và nếu có
các biện pháp về giá cả như bớt giá nếu mua nhiều, bán có kèm theo tặng phẩm,
sẵn sàng chuyên chở phục vụ theo yêu cầu của khách hàng khơng lấy tiền,... thì đó
chính là những biện pháp khuyến khích người tiêu dùng mua nhiều hàng đồng thời
tạo được sức thu hút khách hàng rất lớn.

KẾT LUẬN
Bổng lộc không phải là thứ dùng để ban phát cho tất cả mọi người.Trong
kinh doanh lợi nhuận cũng không phải để chia đều cho tất cả những ai muốn có..
Sự nghiệt ngã của thị trường đã làm cho vấn đề tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp, khâu có tính chất quyết định, khơng cịn chỉ là một khoa học, một nghệ
thuật mà cịn là một kỹ thuật mang tính tiểu xảo.Vì thế, doanh nghiệp cần phải
luôn luôn tỉnh táo, linh hoạt và sáng tạo trước sự thiên biến vạn hoá của hệ thống
các mối quan hệ kinh tế đa dạng và phức tạp trong nền kinh tế thị trường để có thể
đưa ra cách ứng xử tốt nhất và lượng sản phẩm tiêu thụ là nhiều nhất trong khả
năng có thể.
Trên góc độ người làm kế toán, em thấy rằng việc nhận thức đầy đủ và đúng

đắn về lý luận cũng như thực tiễn về vấn đề này trên những góc độ khác nhau là rất


cần thiết, có như vậy mới đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu thông tin cho quản lý
và đặc biệt là có thể tư vấn cho các nhà quản trị đưa ra những phương án kinh
doanh cũng như các cách thức tiêu thụ có hiệu qủa nhất, đó có lẽ cũng chính là
mục tiêu cuối cùng của hạch tốn kế toán trong tiêu thụ.
Trong thời gian thực tập, mặc dù với thời gian có hạn song với những gì nắm
bắt được, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp trong hạch toán tiêu thụ thành
phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Dệt 10/10 . Tuy nhiên,
do những hạn chế nhất định, bài viết khơng tránh khỏi những sai sót, vì thế, em rất
mong được sự hướng dẫn và chỉ bảo của các thầy cô giáo.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn Cô giáo Trần Thị Phượng, người đã
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp em hồn thành bản chuyên đề tốt nghiệp
này. Em cũng xin cảm ơn các thầy cơ giáo trong khoa cũng như tồn trường đã
trang bị cho em những kiến thức khoa học quý báu, cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty
cổ phần Dệt 10/10 , các cơ, chú trong phịng tài vụ và phịng tổ chức hành chính
cùng các bạn sinh viên đã giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề này.

Hà nội, tháng 5/ 2001



×