Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.71 KB, 68 trang )

Luận văn tốt nghiệp
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ
THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU
1. Quá trình hình thành và phát triển
Trước đây có tên là nhà máy bánh kẹo Hải Châu, sau đổi thành công
ty bánh kẹo Hải Châu, trực thuộc Tổng công ty mía đường I-Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn.
Địa chỉ: Số 15, Mạc Thị Bưởi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Số đăng kí kinh doanh: 10013-DNNN
Số điện thoại: (04)8621664-(04)8624826
Fax: 84.8621520
Trải qua gần 40 năm trưởng thành và phát triển, Công ty bánh kẹo
Hải Châu đã và đang là một trong những lá cờ đầu của ngành công nghệ
thực phẩm của nước. Trong thời gian qua, công ty đã không ngừng đổi
mới, áp dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại. Sản phẩm của công ty
rất đa dạng và phong phú (hơn 50 chủng loại) và liên tục nhiều năm liền
được tặng thưởng huy chương vàng tại các kỳ hội chợ quốc tế hàng công
nghiệp VN và hội chợ triển lãm trong, ngoài nước. Cho đến nay sản phẩm
của công ty đã có chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong nước và đang
hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể tóm lược qua
các giai đoạn sau:
Thời kì đầu:( từ 1965 đến 1975)
Ngày 16-11-1964 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ ra quyết định số
305/QĐBT tách ban kiến thiết cơ bản ra khỏi nhà máy miến Hoàng Mai,
thành lập ban kiến thiết và chuẩn bị sản xuất gia công bột mì đánh dấu sự
ra đời của nhà máy bánh kẹo Hải Châu.
Ngày 2-9-1965 Bộ công nghiệp nhẹ đã chính thức cắt băng khánh
thành Nhà máy bánh kẹo Hải Châu- ghép tên 2 thành phố Thượng Hải và
Quảng Châu với nhiệm vụ sản xuất hàng thực phẩm công nghệ phục vụ


nhu cầu dân sinh và quốc phòng.
1
Nguyễn Thị Thanh Loan
1
Luận văn tốt nghiệp
Trong thời gian này, số lượng cán bộ công nhân viên của công ty
bình quân là 850 người/ năm. Nhà máy có 3 phân xưởng chính: phân
xưởng mỳ sợi, phân xưởng bánh, phân xưởng kẹo.
Thời kì 1976-1985:
Sang thời kì này công ty đã khắc phục những thiệt hại do chiến tranh
gây ra và bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất bình thường. Nhiệm vụ đặt ra
đối với Nhà máy bánh kẹo Hải Châu là phải vừa sản xuất, cung cấp những
mặt hàng lương thực thực phẩm chế biến là chủ yếu vừa phải cạnh tranh
trên thị trường bánh kẹo trong nước.
Năm 1976, Bộ điều động Nhà máy sữa đậu nành từ Mẫu sơn- Lạng
Sơn về nhà máy Hải Châu thành lập phân xưởng sấy phun. Phân xưởng này
sản xuất hai mặt hàng: sữa đậu nành và bột canh.
Năm 1978, Bộ Công nghiệp thực phẩm điều 4 dây máy mì ăn liền từ
Nhà máy Sam Hoa (TP HCM) ra lắp đặt tại kho lương thực, thành lập phân
xưởng mì ăn liền.
Đến năm 1982, do khó khăn về bột mì nhà nước bỏ chế độ độn mì
sợi thay lương thực, công ty được Bộ công nghệp thực phẩm cho phép
ngừng hoạt động phân xưởng mì lương thực.
Công ty đã tận dụng mặt bằng và lao động đồng thời đầu tư 12 lò sản
xuất bánh kem xốp công suất 240kg/ca. Đây là sản phầm đầu tiên ở phía
Bắc.
Số cán bộ công nhân viên bình quân trong thời kì này là 1250 người/
năm.
Thời kì 1986-1991:
Năm 1989-1990: công ty đã tận dụng nhà xưởng của phân xưởng sấy

phun, Công ty đã lắp đặt dây chuyền sản xuất Bia với công suất 2000
lít/ngày.
Năm 1990-1991: công ty lắp đặt thêm một dây chuyền sản xuất
bánh quy Đài Loan, nướng bánh bằng lò điện tại khu nhà xưởng cũ, công
suất 2.5-2.8 tấn/ca.
Số lượng cán bộ công nhân viên bị cắt giảm xuống còn bình quân
950 người/năm.
Thời kì 1992-2004:
2
Nguyễn Thị Thanh Loan
2
Luận văn tốt nghiệp
Năm 1993, công ty mua thêm một dây chuyền sản xuất bánh kem
của CHLB Đức công suất 1 tấn/ca với số tiền là 9 tỷ VND.
Năm 1994, công ty mua thêm một dây chuyền phủ sôcôla của CHLB
Đức công suất 500kg/ca, ngoài ra công ty còn đầu tư trang bị thêm bao gói
của Nam Triều Tiên.
Năm 1996, công ty liên doanh với Bỉ thành lập công ty liên doanh
sản xuất sôcôla. Sản phẩm này chủ yếu là xuất khẩu (70%). Đồng thời công
ty đã đưa bột canh iốt vào sản xuất. Công ty mua thêm 2 dây chuyền sản
xuất kẹo của CHLB Đức.
Số lượng công nhân bình quân: 705 người/năm.
Từ 01/02/2005, công ty bánh kẹo Hải Châu đã cổ phần hoá và đổi
thành: công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
Bộ máy quản lý của công ty sẽ có những thay đổi nhất định để phù
hợp với hình thức cổ phần. Việc thay đổi này chắc chắn sẽ thúc đẩy sự phát
triển của công ty, chiếm được thị phần cao hơn ở trong và ngoài nước.
2. Chỉ tiêu phản ánh quá trình phát triển của công ty
Chỉ tiêu 2002 2003 2004
Giá trị sản lượng(tỷ đồng)

TSLĐ và ĐTNH
TSCĐ và ĐTDH
Doanh thu(tỷ đồng)
Nộp ngân sách(tỷ đồng)
Lợi nhuận(tỷ đồng)
Vốn kinh doanh(tỷ đồng)
Lao động (người/năm)
TNBQ (nghìn đồng/tháng)
200
74
126
252,07
15,47
5,278
41,86
810
1.100
290
90,4
199,6
365,5
17,5
7,65
60,7
830
1.200
348
108,48
239,52
438,6

21,5
9,18
72,84
996
1.440
Hiện nay công ty bánh kẹo Hải Châu là công ty làm ăn phát đạt nhất
trong số các công ty thành viên của Tổng công ty mía đường I. Giá trị tổng
sản lượng của công ty năm sau tăng hơn năm trước khoảng 13%, bình quân
hàng năm công ty nộp cho ngân sách nhà nước khoảng hơn 11 tỷ đồng VN.
Trong một số năm 1999 và 2000 do giá đường hạ nên công ty đạt lợi nhuận
3
Nguyễn Thị Thanh Loan
3
Luận văn tốt nghiệp
trước thuế rất lớn, khoảng 2,9 tỷ đồng. Song đến năm 2001 thì giá đường
đã ổn đinh trở lại nên công ty có lợi nhuận không tăng là mấy so với năm
trước. Tuy nhiên, nhờ các chính sách và sự thay đổi công nghệ nên lợi
nhuận những năm gần đây đang có xu hướng tăng lên rõ rệt.
Theo số liệu bảng trên, số lượng công nhân thường dao động khoảng
830 người trên một năm. Do đặc thù sản xuất bánh kẹo chủ yếu vào các dịp
lễ, Tết nên trong thời gian này công ty thường tuyển thêm lao động hợp
đồng ngắn hạn để đảm bảo sản xuất. Khi không có việc số lao động này
tạm nghỉ không lương. Ngoài ra, công ty cũng luôn quan tâm đến chế độ an
toàn lao động, chế độ tiền lương, tiền thưởng. Thu nhập bình quân của một
lao động năm 2003 đạt 1.200.000đ/tháng, cố gắng phấn đấu các năm sau
chỉ tiêu này ngày càng tăng để đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân
viên của công ty.
3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Tại mỗi phân xưởng sản xuất của công ty đều có nhiệm vụ riêng biệt
để sản xuất ra 1 loại sản phẩm nhất định. Các khâu tại mỗi phân xưởng

cũng có những nét riêng. Song tất cả đều phải áp dụng những quy trình
công nghệ đã được nghiên cứu của phòng kĩ thuật. Công ty luôn đầu tư một
đội ngũ cán bộ kĩ thuật có trình độ chuyên môn cao, nghiên cứu nhiệt tình,
say mê không ngừng để mang lại những sáng kiến giúp quy trình sản xuất
thật khoa học, tiết kiệm, hiệu quả.
Ngoài ra, công ty hiện tại đang có những dây chuyền sản xuất nhập
ngoại với chất lượng cao.
Sau đây là hai ví dụ về quy trình sản xuất tại phân xưởng bánh, kẹo
và phân xưởng sản xuất bột canh:
Tại phân xưởng sản xuất bánh, kẹo có quy trình chung gần giống
nhau:
Đầu tiên là nguyên liệu đầu vào, được kiểm duyệt bởi KCS, sau đó
nguyên liệu sẽ chuyển đến PX bánh và phân xưởng kẹo. Giai đoạn tiếp là
nhào trộn, rồi cho vào khung tạo hình, tiếp đến, các khuôn sẽ được cho vào
lò nướng. Xong giai đoạn này KCS tiếp tục kiểm tra xem chất lượng và
mẫu mã đã đủ tiêu chuẩn chưa. Những sản phẩm dở dang đã đủ tiêu chuẩn
sẽ được chuyển sang giai đoạn đóng khay, đóng gói, in date (hạn sử dụng).
4
Nguyễn Thị Thanh Loan
4
NVL đầu vào
PX bánh
PX kẹo
Tạo khuônNhào trộn
lò nướngđóng khayIn date, đóng gói
NVL đầu vào Phối liệu Trộn nguyên liệu Cán thành hình Đóng hộp
Phết kemLàm lạnhChọn cắtBao gói, In dateNhập kho
Luận văn tốt nghiệp
KCS kiểm tra lần cuối trước khi sản phẩm hoàn thành đóng thùng, nhập
kho rồi chuyển đi bán.

Sau đây là sơ đồ quy trình sản xuất:
* Cụ thể: Quy trình sản xuất Bánh kem xốp
Công suất thực tế năm 2004: 1,2 tấn/1 ca
Đặc điểm: Dây chuyền mua của Tây Đức năm 1993, các công đoạn
tự động, bao gói bằng tay.
* Quy trình công nghệ sản xuất bánh phủ Sôcôla:

5
Nguyễn Thị Thanh Loan
đóng thùng
Đun mỡ Trộn NVL Giữ nhiệt Bơm phủ
Sôcôla
L m là ạnh
Bao gói,
In date
Bánh
Kem xốp
5
Phối trộn NVL Nấu kẹo Làm nguội Quạt kẹo
Vuốt kẹoCắt vào bao gói, in dateĐóng góithành phẩm
Rang muối
Xay hạt tiêu
Bột tỏi
Đường
NVL phụ
Nhào trộn Phun Iốt Bao gói
Đóng hộp
Nhập kho thành phẩm
Luận văn tốt nghiệp
Đặc điểm: dây chuyền mua của công ty Tây Đức năm 1994, các

công đoạn hoàn toàn tự động.
* Phân xưởng kẹo gồm có hai dây chuyền sản xuất tất cả các loại kẹo
của công ty, sản phẩm kẹo gồm có: kẹo cứng nhân sôcôla, kẹo mềm sôcôla
sữa, kẹo trái cây, kẹo sữa dừa……
Quy trình sản xuất các loại kẹo qua các công đoạn sau:
Nguyên liệu dùng trong chế biến sản phẩm:
+ Glucos, đường kính, dầu Shortening, sữa bột –cacao, lecothin, tinh
dầu, vani, muối.
Tại phân xưởng sản xuất bột canh:
Đầu tiên cần các nguyên liệu đầu vào: muối rang, hạt tiêu xay, bột
tỏi, đường, NVL phụ khác. Qua kiểm duyệt của KCS, sau đó đến khâu trộn
đều, Phun Iốt, tiếp đến là bao gói và đóng hộp, nhập kho Thành phẩm, rồi
chuyển bán.
Phân xưởng bột canh gồm có sản xuất bột canh thường và bột canh
Iốt. Hai dây chuyền đều có công nghệ đơn giản, máy móc thô sơ, các công
đoạn chủ yếu là thủ công.
Sơ đồ quy trình sản xuất bột canh:
6
Nguyễn Thị Thanh Loan
6
Luận văn tốt nghiệp
7
Nguyễn Thị Thanh Loan
7
Luận văn tốt nghiệp
4. Đặc điểm tổ chức quản lí, hoạt động kinh doanh:
Bộ máy tổ chức của công ty bao gồm các phòng ban như sau:
Đứng đầu là Giám đốc, người có quyền hạn cao nhất trong công ty.
Nắm mọi quyền quyết định các hoạt động tổ chức, kinh doanh, luôn đi sâu
vào tình hình thực tế để quản lí, điều hành chung công ty.

Tiếp đến là ba phó giám đốc, với chức năng riêng biệt, cụ thể: Phó
GĐ sản xuất – trực tiếp quản lí tình hình sản xuất kinh doanh của công ty,
PGĐ kế hoạch – quản lí, điều hành việc hoạch định kế hoạch, chương trình
dự án, các định hướng phát triển của công ty, và thứ ba là PGĐ kinh doanh,
với nhiệm vụ quản lý, điều hành việc kinh doanh các mặt hàng của công ty.
Tiếp đến là các phòng ban:
Phòng tổ chức, phòng kế toán tài chính, phòng kĩ thuật, phòng hành
chính, phòng kế hoạch vật tư, ban bảo vệ tự vệ. Mỗi phòng ban lại có
những chức năng riêng.
Trực thuộc dưới quyền của Giám đốc và phó giám đốc còn là 5 phân
xưởng sản xuất chính. Mỗi phân xưởng được phân nhiệm vụ sản xuất một
mặt hàng riêng biệt. Bao gồm phân xưởng bánh quy 1 và phân xưởng bánh
quy 2. Tiếp đến là PX kem xốp, PX bột canh, PX kẹo.
Các phân xưởng có quản đốc phụ trách chung, phó quản đốc phụ
trách kỷ luật lao động vật tư thiết bị. Các phân xưởng làm theo ca, tổ
trưởng chịu trách nhiệm về thời gian. Các phân xưởng sản xuất có trách
nhiệm:
Quản lý thiết bị công nghệ sản xuất, quản lý công nhân, thực hiện
các kế hoạch của công ty giao hàng tháng.
Bộ máy tổ chức của công ty hoạt động khá hoàn chỉnh và hiệu quả.
Mỗi bộ phận, chức năng luôn nắm vững quyền hạn và trách nhiệm của
mình, giúp công ty ngày càng đứng vững trên thị trường.
8
Nguyễn Thị Thanh Loan
8
Giám đốc
PGĐ SXPGĐ kế hoạch HHHÁDHOẠCHHOẠCHHOẠCHHHOẠCHHOẠCHPGĐKdoanh
Phòng tổ chức Phòng Kế toánPhòng Kỹ thuậtPhòng Hành chínhP. Kế hoạch,vật tưB. Bảo vệ,tự vệ
PX bánh quy 1 PX bánh quy 2 PX kem xốp PX bột canh PX kẹo
Luận văn tốt nghiệp

Sơ đồ bộ máy quản lí của công ty:





Song từ 01/02/2005, công ty có quyết định chuyển sang hướng cổ
phần hoá. Chính vì thế, bộ máy tổ chức đã có một số thay đổi nhất định.
Công ty có hội đồng quản trị, được bầu ra từ đại hội đồng cổ đông.
Trong hội đồng quản trị lại bầu ra Tổng giám đốc, tiếp đó là Phó tổng giám
đốc.
Các phòng ban và phân xưởng sản xuất vẫn không có gì thay đổi.
Sau đây là sơ đồ bộ máy quản lí của công ty khi chuyển sang hướng
cổ phần.
9
Nguyễn Thị Thanh Loan
9
PhòngTàichính PhòngKĩThuậtPhòngKế hoạch vật tư.PhòngTài chínhKế toánPhòng hành chính, bảo vệ
PhânXưởngBánh quy 1, 2Phân xưởngKem xốpPhân xưởngBột canh Phân xưởngkẹo
Đại HĐ cổ đông
HĐ quản trị
TGĐ điều hành
Phó tổng GĐ
Luận văn tốt nghiệp
Sơ đồ bộ máy quản lí của công ty từ 1/2/05
5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
5.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Phòng kế toán của công ty bánh kẹo Hải Châu có 11 người.
Cụ thể như sau: Một kế toán trưởng, hai phó phòng, một thủ quỹ,
còn lại là 8 nhân viên trực tiếp phụ trách các phần hành kế toán riêng biệt.

Kế toán trưởng có chức năng điều hành mọi hoạt động của phòng kế
toán. Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng. Nhiệm
vụ của kế toán trưởng là tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở xác định đúng
10
Nguyễn Thị Thanh Loan
10
Luận văn tốt nghiệp
khối lượng công tác kế toán, nhằm thực hiện hai chức năng cơ bản của kế
toán là thông tin và kiểm tra hoạt động kinh doanh. Kế toán trưởng sẽ phải
điều hành và kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm về
ngiệp vụ chuyên môn kế toán, tài chính của đơn vị thay mặt nhà nước kiểm
tra việc thực hiện chế độ, thể lệ quy định của nhà nước về lĩnh vực kế toán
cũng như lĩnh vực tài chính.
Hai phó phòng phụ trách hai mảng công việc riêng biệt. Phó phòng
thứ nhất phụ trách về tiêu thụ sản phẩm và thuế. Trực tiếp giám sát các
khoản công nợ của khách hàng, tổng hợp các số liệu về doanh thu và tiêu
thụ sản phẩm, và có nhiệm vụ làm việc với cơ quan thuế về việc đóng góp
nghĩa vụ cho nhà nước.
Phó phòng thứ hai phụ trách về vấn đề xây dựng cơ bản và tính giá
thành sản phẩm. Có trách nhiệm trực tiếp phụ trách về việc hạch toán NVL
đầu vào, chi phí để sản xuất sản phẩm, và tổng hợp giá thành sản phẩm
nhập kho.
Thủ quỹ có nhiệm vụ giữ tiền, quản lí lưu lượng tiền mặt, các phiếu
thu, chi, cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các nhân viên còn lại có công việc hạch toán các phần hành cụ thể
dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó phòng và kế toán trưởng.
Bao gồm: Kế toán Tiền mặt và công nợ mua, kế toán ngân hàng
kiêm tổng hợp, kế toán tiêu thụ sản phẩm và công nợ mua, kế toán kho
thành phẩm, kế toán nguyên vật liệu, kế toán tài sản cố định, kế toán tiền
lương, bảo hiểm công đoàn, bảo hiểm xã hội.

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty theo mô hình tập trung.
Đơn vị kế toán độc lập, chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ
máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế
toán. Phòng kế toán trung tâm của đơn vị phải thực hiện toàn bộ công tác
kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích
và tổng hợp
11
Nguyễn Thị Thanh Loan
11
Kế toán trưởng
Phó phòng, phụ trách TTSP và thuế Phó phòng, phụ trách NVLXDCB và Z sản phẩm
Kế toántiền mặtvà công nợ muaKế toánngân hàng kiêm tổng hợpKế toánTTSP vàcông nợ mua Thủ quỹ
Kế toánkhothành phẩm Kế toánNVL Kế toántài sản cố địnhKế toán tiền lương, BHXH, CĐ
Luận văn tốt nghiệp
Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty:
Phòng kế toán trung tâm của đơn vị phải thực hiện toàn bộ công tác
kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lí thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích
và tổng hợp của đơn vị.
5.2. Hệ thống chứng từ
Các chứng từ doanh nghiệp đang sử dụng gồm có:
* Lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương,
bảng thanh toán BHXH, bảng thanh toán tiền thưởng, hợp đồng lao động.
* Hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, biên bản
kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá.
12
Nguyễn Thị Thanh Loan
12
Luận văn tốt nghiệp
*Bán hàng: Hoá đơn giá trị gia tăng, tờ khai thuế GTGT, phiếu kê
mua hàng, bảng thanh toán hàng đại lý.

* Tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy thanh toán tiền tạm ứng, bảng
kiểm kê quỹ, phiếu uỷ nhiệm chi, phiếu ủy nhiệm thu, giấy báo Có, giấy
báo Nợ.
* Tài sản cố định: Biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản thanh
lý TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
Hầu hết các chứng từ của doanh nghiệp sử dụng đều mua theo mẫu có sẵn
từ Bộ Tài chính ban hành.
5.3. Hệ thông tài khoản kế toán
Trong công ty bánh kẹo Hải Châu, công tác kế toán áp dụng hệ
thống tài khoản theo đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành. Theo
quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính và các
văn bản đã sửa đổi bổ sung khác.
Hệ thống tài khoản này sắp xếp theo nguyên tắc cân đối giữa giá trị
tài sản và nguồn hình thành tài sản, phù hợp với các chỉ tiêu phản ánh trên
báo cáo tài chính. Các tài khoản được mã hoá, thuận lợi cho việc hạch toán
và xử lý thông tin cũng như thu thập thông tin.
Nhóm các TK thuộc Bảng cân đối kế toán: Gồm các tài khoản thuộc
loại 1 và loại 2 (phản ánh tài sản) và các TK thuộc loại 3 và 4.
Nhóm các TK ngoài Bảng cân đối kế toán: TK loại 0.
Nhóm các TK thuộc báo cáo kết quả kinh doanh: Gồm các TK phản
ánh chi phí (loại 6, loại 8) phản ánh doanh thu và thu nhập (loại 5, loại 7)
và tài khoản xác định kết quả kinh doanh (loại 9).
Sau đây là các TK cấp 1 công ty đang sử dụng:
TK 111,TK 112, TK113, TK 133, TK 136, TK 138,TK139, TK141,
TK 142, TK 144, TK 151, TK 152, TK 153, TK 154, TK 155,
TK 156, TK 159, TK 211, TK 213, TK 214, TK 333A, TK 334,
TK 336, TK 338, TK 341, TK 344, TK 411, TK 412, TK 413,
TK 414, TK 415, TK 421, TK 431, TK 451, TK 461
TK 511, TK 512, TK 531, TK 532, TK 521, TK 515, TK 621,
TK 622, TK 627, TK 632, TK 635, TK 641, TK 642, TK 711,

TK 811, TK 911, TK 004, TK 009, TK 001
13
Nguyễn Thị Thanh Loan
13
Luận văn tốt nghiệp
Trên đây là toàn bộ các TK công ty đang sử dụng. Các TK đều được
mở theo đúng như chuẩn mực kế toán ban hành. Các TK đều chỉ mở đến
TK cấp 2, chứ chưa mở đến TK cấp 3.
5.4. Hệ thống sổ kế toán
Tại công ty bánh kẹo Hải Châu áp dụng hình thức Nhật kí chung.
Nhìn chung sổ sách kế toán đều theo hình thức này, đúng quy định
của chuẩn mực kế toán Nhà Nước ban hành. Song hiện nay máy tính đã
được trang bị đầy đủ, và các nhân viên trong phòng kế toán hầu như sử
dụng phần mềm của Kế toán máy và Ecxel. Việc tính toán, tổng hợp số liệu
rất thuận tiện, khoa học, và chính xác.
Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật kí chung được diễn giải bằng sơ
đồ như sau:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, định kỳ
Quan hệ đối chiếu
Các mẫu sổ công ty đang sử dụng bao gồm:
* Sổ kế toán tổng hợp:
14
Nguyễn Thị Thanh Loan
Chứng từ
gốc
Nhật ký
chung
Sổ, thẻ
chi tiết

Sổ Cái
Bảng tổng
hợp chi tiết
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo
t i chínhà
14
Luận văn tốt nghiệp
- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái
* Sổ chi tiết
Sổ chi tiết Nguyên vật liệu
Sổ chi tiết thành phẩm
Sổ chi tiết các đối tượng thanh toán, gồm có:
- Công nợ mua, công nợ bán, công nợ phải thu khác, công nợ phải trả khác.
- Sổ TSCĐ
Được chi tiết theo từng loại TSCĐ và theo đơn vị sử dụng
- Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh
Được dùng cho các TK: 621, 622, 627, 154, 641, 642
- Thẻ tính giá thành thành phẩm, dịch vụ
Được chi tiết theo tên thành phẩm
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua (Cho TK 131)
- Sổ chi tiết thanh toán với người bán (Cho TK 331)
Ngoài ra còn một số các sổ chi tiết của các TK như: 136, 138, 144,
333, 336, 338, 411, 421, 441…
Các sổ sách kế toán đều được lưu trữ và làm trên máy. Với đặc điểm
sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú, yêu cầu phải có trình độ
quản lý cao, lại thêm các đối tượng mua hàng đa dạng. Song nhờ có phần
mềm kế toán nên hầu như mọi công việc hạch toán của các kế toán đã đơn

giản, thuận tiện và nhanh chóng hơn rất nhiều.
e. Hệ thống Báo cáo kế toán doanh nghiệp đang áp dụng:
Công ty áp dụng hệ thống báo cáo tài chính theo đúng quy định của
của Nhà nước.
Hệ thống Báo cáo được lập với mục đích tổng hợp và trình bày một
cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, tình hình
và kết quả hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ
hạch toán.
Các thông tin của Báo cáo tài chính là những căn cứ quan trọng cho
việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất-kinh
doanh, hoặc đầu tư vào doanh nghiệp của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư,
các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.
15
Nguyễn Thị Thanh Loan
15
Luận văn tốt nghiệp
Báo cáo tài chính của công ty cũng bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo:
- Bảng cân đối kế toán, mẫu số B01- DN.
- Kết quả hoạt động kinh doanh, mẫu số B02-DN.
- Lưu chuyển tiền tệ, mẫu số B03-DN.
- Thuyết minh báo cáo tài cính, mẫu số B09-DN.
Nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu
trong từng báo cáo được áp dụng thống nhất theo chế độ quy định.
Báo cáo tài chính được lập và gửi vào cuối mỗi quý, để phản ánh quý
đó. Và được gửi muộn nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.
Nơi nhận Báo cáo tài chính sẽ là: Cục thuế Hà Nội, Sở tài chính Hà
Nội, Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Nhưng từ 1/2/05 công ty chuyển sang hình thức cổ phần nên sẽ chỉ
nộp báo cáo cho Cục thuế và Cục Thống Kê Hà Nội.
Biểu mẫu của 4 loại báo cáo đều như quy định Nhà nước, nên em

không trình bày trong bài báo cáo này.
Ngoài ra, phòng kế toán còn sử dụng một số các báo cáo chi tiết khác như:
Báo cáo giá thành sản phẩm, dịch vụ.
Báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh
Báo cáo chi tiết chi phí bán hàng
Báo cáo chi tiết công nợ: Bao gồm có công nợ mua và công nợ bán
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN THÀNH PHẨM
1. Đặc điểm thành phẩm của công ty
Thành phẩm của công ty rất đa dạng phong phú về mẫu mă,
chủng loại, với 3 loại sản phẩm chính là bánh, kẹo và bột canh.
Trong đó, bánh gồm có các loại như: Bánh quy bơ, bánh phủ
sôcôla, bánh kem xốp… Kẹo gồm có các loại kẹo sữa dừa, kẹo cốm, kẹo
nhân sôcôla….Bột canh gồm bột canh thường, bột canh cao cấp…
Hiện nay công ty đang sản xuất khoảng trên 60 các loại bánh kẹo
và bột canh. Các đặc điểm riêng biệt của thành phẩm tại công ty gồm có:
- Tính chất lý hoá của sản phẩm dễ bị chảy nước, khi ở nhiệt độ
cao, hoặc ẩm. Sản phẩm bánh dễ vỡ nếu như không vận chuyển nhẹ nhàng.
- Thành phẩm sản xuất mang tính mùa vụ, vì thế vào các dịp lễ
Tết, sản phẩm bánh kẹo bán rất chạy, nhưng vào mùa hè, doanh thu tiêu thụ
lại không cao.
16
Nguyễn Thị Thanh Loan
16
Luận văn tốt nghiệp
- Quy trình công nghệ để sản xuất thành phẩm thường ngắn, hầu
như không có những sản phẩm dở dang.
- Tình hình biến động nhập, xuất, tồn diễn ra hàng ngày, thường
xuyên.
Chính vì những đặc điểm riêng biệt của thành phẩm như vậy nên
việc hạch toán thành phẩm là khâu rất quan trọng để nắm vững được số

lượng cũng như chất lượng các thành phẩm, từ đó có được những quyết
định tiêu thụ đúng đắn giúp công ty đạt hiệu quả cao nhất.
Vì đặc điểm thành phẩm của công ty rất đa dạng nên em chỉ xin
trình bày cụ thể 3 loại thành phẩm tiêu biểu gồm:
Bánh quy bơ, bánh kem xốp, và bánh phủ sôcôla.
2. Tình hình quản lý thành phẩm tại công ty
Để đạt hiệu quả trong việc quản lý các thành phẩm cả về số lượng và
chất lượng, công ty đã giao trách nhiệm cho cả 3 bộ phận chính là phòng kế
toán, phòng kế hoạch vật tư và kho thành phẩm.
Ngoài ra, các phòng kỹ thuật, nhân viên thống kê, quản đốc phân
xưởng, các trưởng ca, đội bảo vệ cũng tham gia trong vấn đề quản lý thành
phẩm cho công ty.
Trách nhiệm của từng phòng ban được phân công rõ ràng như sau:
- Phòng kỹ thuật:
Có riêng bộ phận KCS chuyên kiểm tra chất lượng các thành phẩm
trước khi nhập kho, hoặc thậm chí sau mỗi khâu ra lò trong quy trình còn
đang chế biến sản phẩm.
-Phòng kế hoạch vật tư:
Ngoài công tác chính là chỉ đạo sản xuất kinh doanh và lập kế hoạch
cho sản xuất, phòng còn có nhiệm vụ nắm được số lượng N-X-T thành
phẩm theo từng loại để có kế hoạch cụ thể và biện pháp tiêu thụ hợp lý.
- Phòng kế toán: Công ty có kế toán thành phẩm chuyên theo dõi,
kiểm tra, giám sát các thành phẩm cả về số lượng và chất lượng. Kế toán
thành phẩm còn luôn đôn đốc kiểm tra việc ghi chép của thủ kho và quản
đốc để có được các thông tin về thành phẩm đúng thời hạn, kịp thời sao cho
kế toán hoàn thành được chức năng thông tin và kiểm tra giám sát của
mình.
17
Nguyễn Thị Thanh Loan
17

Giá thực tếTP nhập kho Số lượng TPNhập kho
Giá thành đơn vị
=
x
Giá thực tế TPxuất kho Số lượng TPxuất kho Đơn giábình quân
= x
Giá đơn vị bìnhquân cả kỳ dự trữ
=
Giá thực tế tồn ĐK,nhập trong kỳ
Lượng TP thực tế tồnĐK, nhập trong kỳ
Luận văn tốt nghiệp
- Tại kho thành phẩm:
Đây là nơi tiếp nhận thành phẩm từ bộ phận sản xuất chuyển sang và
kho sẽ làm nhiệm vụ vừa bảo quản thành phẩm nhập kho vừa sẵn sàng
chuẩn bị cho khâu tiêu thụ khi có khách hàng đến mua hàng.
Mặt khác, các mặt hàng của công ty vô cùng đa dạng, vì thế kho
thành phẩm là nơi dễ xảy ra các sai lệch về số lượng nhập, xuất, tồn thành
phẩm. Do vậy đòi hỏi thủ kho phải có những kế hoạch cụ thể để sắp xếp
từng loại thành phẩm theo thứ tự sao cho thật khoa học, bảo quản đạt hiệu
quả cao.
Hàng ngày, khi có các thành phẩm nhập, xuất, tồn phát sinh tại kho,
thủ kho phải ghi chép thật đầy đủ, không được thiếu sót, nhầm lẫn. Đến
cuối tháng, thủ kho sẽ tổng hợp số lượng N-X-T của riêng từng loại thành
phẩm rồi mới báo cáo lên phòng kế toán.
3. Tính giá thành phẩm
3.1. Đối với thành phẩm nhập kho
Cuối tháng, kế toán giá thành tại phòng kế toán sẽ tập hợp các chi
phí phát sinh trong kỳ bao gồm có: Chi phí nhân công trục tiếp sản xuất tại
phân xưởng, chi phí sản xuất chung, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp rồi
phân bổ cho số sản phẩm sản xuất ra, từ đó tính ra giá thành thực tế thành

phẩm nhập kho.

3.2. Đối với thành phẩm xuất kho
Hiện nay, công ty đang sử dụng phương pháp giá bình quân cả kỳ
dự trữ để tính giá thực tế thành phẩm xuất kho.
18
Nguyễn Thị Thanh Loan
18
Luận văn tốt nghiệp
VD: Bánh quy bơ là một loại thành phẩm trong công ty.
Tồn đầu tháng 01/2005: 5.530 kg Tương ứng: 50.599.500 (đ)
Nhập trong tháng 01/2005: 103.740 kg 949.221.000 (đ)
Xuất trong tháng 01/2005: 105.270 kg 949.009.050 (đ)
50.599.500 + 949.221.000
Giá đơn vị bình quân = = 9.150 (đ/kg)
tháng 1/2005 5.530 + 103.740
4. Hạch toán chi tiết thành phẩm
Để hạch toán chi tiết thành phẩm, công ty sử dụng phương pháp thẻ
song song. Các chứng từ được sử dụng để hạch toán gồm có:
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, sổ kho, sổ chi tiết thành phẩm, bảng
kê lượng thành phẩm nhập kho, bảng kê lượng thành phẩm xuất kho, bảng
tổng hợp nhập, xuất, tồn thành phẩm.
4.1. Hạch toán được diễn ra tại kho:
a. Nhập kho thành phẩm:
-Nhập từ sản xuất:
Công ty có đặc điểm riêng biệt là dây chuyền sản xuất rất ngắn, hầu
như không có sản phẩm dở dang, việc nhập, xuất, tồn diễn ra thường xuyên
liên tục. Sản phẩm sau khi ra lò, được KCS của phòng kỹ thuật kiểm tra sẽ
vận chuyển lên kho, nhập vào trong kho. Tại đây nhân viên vận chuyển và
thủ kho sẽ kiểm tra số lượng thành phẩm nhập. Thủ kho ghi số lượng thực

tế nhập rồi vào sổ giao nhận thành phẩm cùng với nhân viên vận chuyển.
Trong biên bản giao nhận phải có chữ ký đầy đủ của cả hai bên.
Đến lúc này, thành phẩm mới được coi là đã nhập kho.
Cuối mỗi ca sản xuất, thống kê phân xưởng sẽ tiến hành tổng hợp số
lượng thành phẩm thực tế đã nhập trong ca và lập phiếu nhập kho.
19
Nguyễn Thị Thanh Loan
19
Luận văn tốt nghiệp
Như vậy, số lượng nhập trên phiếu nhập kho là số tổng cộng của các
lần nhập trong ca.
Việc sử dụng sổ giao nhận thành phẩm có ưu điểm là đơn giản, hạn
chế việc phải lập quá nhiều phiếu nhập kho. Ngoài ra còn giảm bớt được
công việc ghi chép của thủ kho, kế toán thống kê và phân xưởng.
Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên:
+ Liên 1: Lưu tại bộ phận thống kê phân xưởng
+ Liên 2: Luân chuyển lên phòng kế toán để ghi sổ.
Việc lập phiếu nhập kho sẽ giúp cho từng bộ phận theo dõi độc lập và
chính xác số thành phẩm nhập kho hàng ngày.
Mẫu 01
Đơn vị: Công ty bánh kẹo Hải Châu
Địa chỉ: Số 15 Mạc Thị Bưởi, Hà Nội
PHIẾU NHẬP KHO Số: 30 Mẫu: 01-VT
QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT
Họ tên người giao hàng: PX Bánh I
Theo…số…ngày…tháng…năm…2005 của…
Nhập tại kho: Thanh Phúc
Tên, nhãn hiệu,
quy cách, phẩm
chất…

Đơn vị
tính
Số lượng Đơn
giá
Thàn
h tiền
Theo CT Thực
nhập
Bánh quy bơ
Bánh kem xốp
Bánh phủ sôcôla
79
85
87
Kg
Kg
Kg
175
245
265
175
245
265
Cộng 685 685
Nhập, ngày 10 tháng 1 năm 2005
Phụ trách cung tiêu Người giao hàng thủ kho TTđơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (kí, họ tên) (kí, họ tên)
-Nhập từ nguồn khác
20
Nguyễn Thị Thanh Loan

20
Luận văn tốt nghiệp
Ngoài việc nhập thành phẩm từ sản xuất, kho còn có thể nhập các
thành phẩm khi bán hàng bị trả lại, hoặc được biếu tặng (nhưng không
nhiều). Trong các trường hợp này, khi được sự đồng ý của giám đốc, phòng
kế hoạch vật tư sẽ lập phiếu nhập kho thành 2 liên.
Liên 1: Được lưu tại phòng kế hoạch vật tư
Liên 2: Luân chuyển để ghi sổ kế toán
Căn cứ vào phiếu nhập kho, thủ kho sẽ ghi vào cột nhập của Sổ kho.
Tại kho công ty dùng Sổ kho để theo dõi tổng hợp N-X-T thành
phẩm về mặt lượng. Sổ kho được mở cho nhiều loại thành phẩm, giảm bớt
được khối lượng ghi chép và việc phải dùng quá nhiều thẻ kho, vì khi dùng
thẻ kho, mỗi loại thành phẩm 1 thẻ kho, khi đó phải dùng rất nhiều thẻ do
sản phẩm của công ty quá đa dạng.
Như vậy tại công ty sử dụng sổ kho thay cho thẻ kho. Một sổ kho có
thể dùng cho nhiều loại thành phẩm một lúc, số lượng công việc của thủ
kho sẽ được giảm đi đáng kể. Song, việc không lập thẻ kho cũng có hạn
chế, số nhập, xuất, tồn của từng loại thành phẩm không được nêu rõ, cụ thể
trên một sổ. Như vậy, khi cần biết số liệu của một loại thành phẩm nhất
định thủ kho sẽ phải tìm trên sổ kho, đôi khi có thể gây nhầm lẫn.
21
Nguyễn Thị Thanh Loan
21
Luận văn tốt nghiệp
Mẫu 02:
SỔ KHO
Tháng 1 năm 2005
Tên thủ kho: Vũ Văn Phúc Đơn vị tính: Kg
Ngày,
tháng

Diễn giải Số
chứng
từ
Bánh quy bơ Bánh kem xốp Bánh phủ sôcôla
N X T N X T N X T
30/12
2/1/05
5/1/05
18/1/05
20/1/05
21/1/05
Tồn kho
Nhập kho TP
Xuất bán- Linh
Nhập khp TP
Xuất bánThanh
Nhập kho TP
..........
30
04415
04416
04417
51
1.260
17.800
559
.........
5.530
…….
589

8.900
267
4.450
1.230
468
1.405
Cộng 103.740 105.270 4.000 65.215 60.000 9.665 55.121 45.015 55.121
22
Nguyễn Thị Thanh Loan
22
Luận văn tốt nghiệp
Mẫu: 03
Công ty bánh kẹo Hải Châu Mẫu 01- GTKT/3LL
Số:
HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Ngày 15 tháng 1 năm 2005
Đơn vị bán hàng: Công ty bánh kẹo Hải Châu
Địa chỉ: 15 Mạc Thị Bưởi- Hai Bà Trưng- Hà Nội
Số Tài khoản: 7301.0660FNĐTPT
Điện thoại: 048260486 Mã số: 0100114184-1
Họ tên người mua hàng: Lê Xuân Dũng
Địa chỉ: 179 Xuân Bắc, Hà Tây
Hình thức thanh toán: TM
ST
T
Tên hàng hoá
dịch vụ
ĐV
tín
h

Số
lượn
g
Đơn
giá
Thành tiền
A B C 1 2 3=1*2
1
2
3
4
Bánh kem xốp
Bánh phủ sôcôla
Bánh quy bơ
Bánh hương thảo
Kg
Kg
Kg
Kg
100
45
125
250
10300
13000
12000
10300
1.075.000
455.000
1.960.000

3.585.000
Cộng tiền hàng:………………………………….: 7.075.000
Thuế suất thuế GTGT 10%:……………………...: 707.500
Tổng cộng giá thanh toán:………………………..: 7.782.500
Số tiền viết bằng chữ: Bảy triệu bảy trăm tám mươi hai nghìn năm trăm
đồng.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu, họ tên)
23
Nguyễn Thị Thanh Loan
23
Luận văn tốt nghiệp
b. Xuất kho thành phẩm:
+ Xuất bán:
Hàng ngày, khi có khách hàng đến mua hàng tại công ty, theo số dư
nợ của khách mà phòng kế hoạch vật tư sẽ lập hoá đơn GTGT kiêm phiếu
xuất kho. Hoá đơn này chính là chứng từ gốc để ghi sổ, thủ kho xuất hàng
Sau đó, thủ kho sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hoá đơn và tiến hành xuất
hàng theo hoá đơn và giữ lại liên màu xanh của hoá đơn GTGT kiêm phiếu
xuất kho.
+ Xuất cho cửa hàng giới thiệu sản phẩm:
Phòng kế hoạch vật tư tiến hành lập phiếu xuất kho theo yêu cầu của
cửa hàng trưởng. Sau đó thủ kho xuất thành phẩm cho cửa hàng giới thiệu
sản phẩm.
Phiếu xuất kho lập thành 3 liên:
Liên 1: lưu tại phòng kế hoạch vật tư
Liên 2: Luân chuyển lên phòng kế toán để ghi sổ
Liên 3: Cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Căn cứ vào phiếu xuất kho thủ kho ghi cột xuất của sổ kho
Mẫu 04 Mẫu số 02-VT-3LL

Đơn vị:Công ty bánh kẹo Hải Châu Theo QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT
Địa chỉ: Số 15 Mạc Thị Bưởi, Hà Nội
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 25/01/05
Họ tên người nhận hàng: Kim Anh
Địa chỉ: Phòng kế hoạch vật tư
Lý do xuất kho: Bán cho công ty Vĩnh Hà, Hà Tây
Xuất tại kho: Chị Xuyên
STT Tên, nhãn
hiệu
Mã số
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn
giá
Thàn
h
tiền
Theo CT Thực nhập
1
2
3
Bánh quy bơ
Bánh sôcôla
Bánh kem
xốp
1221
1225
1227

Kg
Kg
Kg
750
565
455
750
565
455
Cộng 1.770 1.770
24
Nguyễn Thị Thanh Loan
24
Luận văn tốt nghiệp
Xuất, ngày 25 tháng 01 năm 2005
Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
+ Xuất khác:
Nếu hàng bán bị trả lại đã nhập kho được xuất đưa đến phân xưởng
để chế biến lại, sau khi giám đốc đồng ý phòng kế hoạch vật tư lập phiếu
xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Phiếu này lập thành 2 liên:
Liên 1: Lưu tại phòng kế hoạch vật tư.
Liên 2: Luân chuyển lên phòng kế toán để ghi sổ.
Sau mỗi 1 lần xuất thủ kho sẽ tính ra số tồn để biết chính xác số
thành phẩm còn lại trong kho và báo cáo với phòng kế hoạch vật tư để chỉ
đạo hoạt động sản xuất và tiêu thụ. Cuối mỗi ngày thủ kho sẽ tính ra số tồn
và đầu giờ hôm sau lên báo cáo với phòng kế hoạch vật tư.
Tồn cuối ngày = Tồn đầu ngày + Nhập trong ngày – Xuất trong ngày.
Cuối tháng thủ kho sẽ tiến hành tổng hợp số lượng thành phẩm nhập
kho, xuất và tồn kho vào sổ kho rồi báo cáo gửi lên phòng kế toán để đối

chiếu với báo cáo nhập- xuất tồn của kế toán thành phẩm. Kế toán thành
phẩm và thủ kho sẽ đối chiếu nếu có chênh lệch.
4.2. Tại phòng kế hoạch vật tư:
Thông qua quản lý chi tiết thành phẩm phòng kế hoạch vật tư sẽ biết
được mặt hàng nào đang được ưa chuộng, phù hợp với thị hiếu người tiêu
dùng, còn mặt hàng nào bị ứ đọng để còn đề ra được kế hoạch sản xuất và
tiêu thụ thành phẩm.
-Với thành phẩm nhập kho:
Cuối ngày thủ kho sẽ tổng hợp các số liệu và đầu giờ hôm sau mang
phiếu nhập kho lên phòng kế hoạch vật tư, dựa vào các số liệu này phòng
kế hoạch vật tư sẽ biết được số lượng nhập kho của các thành phẩm.
-Với thành phẩm xuất kho:
Khách hàng đến mua hàng thì phòng kế hoạch vật tư sẽ lập hoá đơn
GTGT.
Như vậy phòng kế hoạch vật tư sẽ theo dõi lượng thành phẩm N,X,T
hàng ngày do thủ kho chuyển lên vào đầu giờ sáng để xem xét đến khả
25
Nguyễn Thị Thanh Loan
25

×