Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Xác định một số đặc tính sinh vật học của vi khuẩn Pasteurella multocida và Streptococcus suis gây bệnh viêm phổi ở lợn nuôi tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang và đề xuất biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.05 KB, 87 trang )

HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––

NGUYỄN QUỐC MỸ

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC
CỦA VI KHUẨN PASTEURELLA MULTOCIDA
VÀ STREPTOCOCCUS SUIS GÂY BỆNH VIÊM PHỔI
Ở LỢN NUÔI TẠI HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

THÁI NGUYÊN - 2016


HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––

NGUYỄN QUỐC MỸ

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC
CỦA VI KHUẨN PASTEURELLA MULTOCIDA
VÀ STREPTOCOCCUS SUIS GÂY BỆNH VIÊM PHỔI
Ở LỢN NUÔI TẠI HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Chuyên ngành: Thú Y
Mã số: 60 64 01 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TÔ LONG THÀNH
2. TS. NGUYỄN QUANG TÍNH

THÁI NGUYÊN - 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác và chưa từng sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên
cứu và hoàn thành luận án đều đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn chính
xác và đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Quốc Mỹ


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Thú y Quốc gia; Phòng
Đào tạo, Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên;

Chi cục Thú y tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện và giúp tôi hoàn thành tập
luận văn này.
Hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận
được sự hướng dẫn tận tình, đầy trách nhiệm và hết lòng vì khoa học của các
thầy: PGS.TS. Tô Long Thành; TS. Nguyễn Quang Tính.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Hoàng Đăng Huyến, TS. Lê Văn Dương,
Chi cục Thú y tỉnh Bắc Giang và tập thể cán bộ trạm Chăn nuôi Thú y huyện
Việt Yên, trạm Chăn nuôi Thú y huyện Hiệp Hòa. Cảm ơn các đồng nghiệp
Thú y viên cơ sở, các hộ chăn nuôi đã giúp tôi hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình, bạn bè đã luôn tạo điều kiện
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2016

Tác giả

Nguyễn Quốc Mỹ


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................... 3
1.1. Một số hiểu biết cơ bản về P. multocida và S. suis gây bệnh viêm phổi lợn ............. 3
1.1.1. Vi khuẩn P. multocida và bệnh viêm phổi do vi khuẩn P. multocida
gây ra ở lợn ..................................................................................................................... 3
1.1.2. Vi khuẩn S. suis và bệnh liên cầu khuẩn do S. suis gây ra ở lợn ......................... 10
1.2. Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ................. 17
1.2.1. Một số đặc điểm tự nhiên của huyện Hiệp Hòa................................................... 17
1.2.2. Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn ......................................................................... 18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 19
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu....................................................................... 19
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 19
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 19
2.2.3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................... 19
2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 19
2.3. Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu ................................................................ 20
2.3.1. Mẫu bệnh phẩm ................................................................................................... 20
2.3.2. Các loại môi trường, hoá chất .............................................................................. 20
2.3.3. Động vật thí nghiệm............................................................................................. 20
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 21


iv

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ.......................................................................... 21
2.4.2. Thu thập mẫu và phân lập vi khuẩn ..................................................................... 23
2.4.3. Phương pháp kiểm tra các đặc tính sinh hoá và khả năng lên men đường của
các chủng vi khuẩn phân lập được ................................................................................. 25

2.4.4. Phương pháp xác định serotype của các chủng vi khuẩn phân lập được ............ 27
2.4.5. Phương pháp xác định độc lực của các chủng vi khuẩn phân lập được .............. 30
2.4.6. Phương pháp xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi
khuẩn phân lập được ...................................................................................................... 31
2.4.7. Thử nghiệm Autovaccine phòng viêm phổi lợn .................................................. 31
2.4.8. Xây dựng phác đồ điều trị bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi ở lợn tại
huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ................................................................................... 31
2.4.9. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 32
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 33
3.1. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh viêm phổi ở lợn tại
huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ........................................................................... 33
3.1.1. Tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết do viêm phổi tại một số xã của huyện Hiệp Hòa
tỉnh Bắc Giang ............................................................................................................... 33
3.1.2. Tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết do viêm phổi theo mùa vụ tại một số xã của
huyện Hiệp Hòa ............................................................................................................. 36
3.1.3. Tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết do viêm phổi theo lứa tuổi tại một số xã của
huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ................................................................................... 39
3.2. Kết quả phân lập, xác định một số đặc tính gây bệnh của vi khuẩn P.
multocida và S. suis gây viêm phổi ở lợn ............................................................... 42
3.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn P. multocida và S. suis từ mẫu bệnh phẩm lợn
mắc bệnh viêm phổi tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ............................................ 42
3.2.2. Kết quả giám định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn P. multocida và S.
suis phân lập được.......................................................................................................... 44
3.2.3. Xác định serotype của các P. multocida và S.suis phân lập được ....................... 49
3.2.4. Kết quả xác định độc lực của các chủng vi khuẩn P. multocida phân
lập được ........................................................................................................................ 52


v


3.2.5. Kết quả kiểm tra độc lực của một số chủng vi khuẩn S. suis phân lập được
trên chuột nhắt trắng ...................................................................................................... 54
3.2.6. Kết quả xác định tính mẫn cảm kháng sinh của P. multocida và S. suis phân
lập được .......................................................................................................................... 55
3.3. Kết quả thử nghiệm autovaccine phòng viêm phổi lợn .................................... 57
3.4. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị lợn mắc viêm phổi ...................... 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 62
1. Kết luận ............................................................................................................. 62
2. Kiến nghị ........................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 66
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO ĐỀ TÀI ............................................ 72


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. So sánh yếu tố nguy cơ ........................................................................22
Bảng 2.2. Trình tự các cặp mồi dùng để xác định serotype A, B, D của vi
khuẩn P. multocida ....................................................................... 27
Bảng 2.3. Trình tự các cặp mồi dùng để xác định các serotype 1, 2, 7 và 9
của vi khuẩn S. suis ...................................................................... 29
Bảng 2.4. Thành phần các chất trong phản ứng MP - PCR dùng để xác
định một số gen mã hoá các yếu tố độc lực ................................... 29
Bảng 2.5. Các chu kỳ nhiệt của phản ứng PCR dùng để xác định một số
gen mã hoá các yếu tố độc lực ...................................................... 30
Bảng 2.6. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ mẫn cảm và kháng kháng sinh
theo NCCLS (1999) ...................................................................... 31
Bảng 3.1. Tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết do viêm phổi tại một số xã ................ 33
Bảng 3.2. So sánh nguy cơ mắc viêm phổi ở lợn giữa các xã ....................... 35
Bảng 3.3. Tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết do viêm phổi theo mùa vụ ................. 36

Bảng 3.4. So sánh nguy cơ lợn mắc viêm phổi giữa các mùa ....................... 38
Bảng 3.5. Tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết do viêm phổi theo lứa tuổi ................. 40
Bảng 3.6. So sánh nguy cơ mắc viêm phổi giữa các lứa tuổi lợn .................. 41
Bảng 3.7. Kết quả phân lập vi khuẩn P. multocida và S. suis từ mẫu bệnh
phẩm lợn mắc bệnh viêm phổi các lứa tuổi khác nhau .................. 42
Bảng 3.8. Kết quả kiểm tra một số đặc tính sinh học của P. multocida
phân lập được ............................................................................... 44
Bảng 3.9. Kết quả kiểm tra một số đặc tính sinh học của S. suis phân lập được ....... 45
Bảng 3.10. Kết quả xác định một số đặc tính sinh hóa học của S. suis phân
lập được bằng hệ thống API 20 Strep ........................................... 47
Bảng 3.11. Kỹ thuật PCR giám định gen gdh ............................................... 48
Bảng 3.12. Kết quả xác định serotype của P. multocida phân lập được
bằng phản ứng PCR ...................................................................... 50


vii

Bảng 3.13. Kết quả xác định serotype của một số chủng S. suis phân lập được....... 51
Bảng 3.14. Kết quả kiểm tra độc lực của các chủng vi khuẩn P. multocida .. 53
Bảng 3.15. Kết quả kiểm tra độc lực của một số chủng vi khuẩn S. suis
phân lập được trên chuột nhắt trắng .............................................. 54
Bảng 3.16. Kết quả xác định mức độ mẫn cảm kháng sinh các chủng
P. multocida, S. suis ..................................................................... 56
Bảng 3.17. Kết quả xác định tỷ lệ lợn mắc viêm phổi ở vùng tiêm và vùng
không tiêm autovaccine phòng viêm phổi lợn ............................... 58
Bảng 3.18. Kết quả điều trị thử nghiệm lợn mắc viêm phổi .......................... 59


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Thể hiện tỷ lệ mắc bệnh và chết do viêm phổi tại một số xã của
huyện Hiệp Hòa .......................................................................... 34
Hình 3.2. Tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết do viêm phổi theo mùa vụ ................. 38
Hình 3.3. Thể hiện tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết do viêm phổi theo lứa tuổi .... 40
Hình 3.4. Kết quả phân lập vi khuẩn P. multocida và S. suis từ mẫu bệnh
phẩm lợn mắc bệnh viêm phổi các lứa tuổi khác nhau .............. 43


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang là huyện có nghề chăn nuôi lợn khá phát
triển đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình. Theo thống kê của Chi
Cục thống kê huyện Hiệp Hòa (01/7/2015), tổng đàn lợn của huyện là 120.246
con (trong đó lợn nái là 22.460 con, lợn thịt là 97.641 con). Trong huyện có trên
100 trại chăn nuôi lợn tập trung (quy mô 20 nái và 100 lợn thịt trở lên). Đây thực
sự là một bước tiến mới trong chăn nuôi lợn của huyện, góp phần phát triển chăn
nuôi lợn bền vững, tạo ra sản phẩm an toàn có sức cạnh tranh cao trên thị trường.
Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, chăn nuôi lợn tập
trung theo quy mô vừa và nhỏ ở huyện đã và đang gặp rất nhiều khó khăn,
đặc biệt là dịch bệnh, đã ảnh hưởng lớn tới năng suất chăn nuôi. Trong vài
năm gần đây, hội chứng viêm phổi đã xuất hiện rất phổ biến trên đàn lợn của
huyện Hiệp Hòa gây thiệt hại lớn về kinh tế do bệnh thường kéo dài, chi phí
thuốc thú y cao, đặc biệt nghiêm trọng khi bệnh xẩy ra đồng thời với hội
chứng rối loạn sinh sản và hô hấp làm tổn thất nặng nề về kinh tế, gây
hoang mang cho người chăn nuôi.
Hội chứng viêm phổi ở lợn do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do một hay
nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau hoặc tạo điều kiện cho nguyên nhân thứ phát

gây bệnh làm cho đặc điểm của bệnh đường hô hấp rất đa dạng. Trong số đó, phải
kể đến bệnh viêm phổi ở lợn thường do các loại vi khuẩn như: Pasteurella
multocida (P. multocida) và Streptococcus suis (S. suis) gây ra. Do đó, việc
nghiên cứu diện về vi khuẩn P. multocida và S. suis gây viêm phổi ở lợn tại huyện
Hiệp Hòa trở nên rất cần thiết và là một yêu cầu cấp bách, từ đó xác định được
giải pháp phòng chống bệnh có hiệu quả và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho
người chăn nuôi.


2

Xuất phát từ thực tiễn sản xuất, nhằm mục đích hiểu kỹ hơn về bệnh
viêm phổi ở lợn, cũng như ảnh hưởng của nó tới chăn nuôi lợn, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: Xác định một số đặc tính sinh vật học của vi khuẩn
Pasteurella multocida và Streptococcus suis gây bệnh viêm phổi ở lợn nuôi
tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang và đề xuất biện pháp phòng trị.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định một số đặc điểm dịch tễ bệnh viêm phổi lợn tại một số xã
thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
- Phân lập, xác định một số đặc tính sinh vật học và xác định serotype
các chủng vi khuẩn P. multocida và S. suis ở lợn mắc bệnh viêm phổi.
- Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh viêm phổi ở lợn do P.multocida và
S.suis gây ra.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề tài là một công trình nghiên cứu có hệ thống, gắn liền với thực tiễn sản
xuất, từ đó xác định được một số đặc tính sinh vật hóa học của vi khuẩn
P. multocida và S. suis gây viêm phổi ở lợn tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học phục vụ cho các
nghiên cứu tiếp theo như bào chế các chế phẩm sinh học phòng bệnh
(vacxin, kháng thể…), đồng thời đóng góp thêm tư liệu tham khảo cho

nghiên cứu và giảng dạy cho cán bộ thú y cơ sở và người chăn nuôi.
- Từ kết quả nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng trị bệnh viêm
đường hô hấp, viêm phổi ở lợn có hiệu quả cao góp phần giúp cho cán bộ
thú y cơ sở, người chăn nuôi trong phòng trị bệnh, giảm thiệt hại và tăng
thu nhập cho người chăn nuôi lợn.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số hiểu biết cơ bản về P. multocida và S. suis gây bệnh viêm phổi lợn
1.1.1. Vi khuẩn P. multocida và bệnh viêm phổi do vi khuẩn P. multocida gây
ra ở lợn
1.1.1.1. Phân loại
Vi khuẩn P. multocida gây bệnh cho nhiều loài động vật, mỗi một serotype
lại gây ra một thể bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tụ huyết trùng (bại huyết xuất
huyết) ở lợn do P. multocida serotype A và B gây ra. P. multocida thường gặp 5
serotype A, B, C, D, E trong đó thường gặp ở lợn là serotype A, B, D.
P. multocida nằm trong bộ Eubacteriales, thuộc họ Pasteurellaceae,
giống Pasteurella và thuộc loài P. multocida. Tất cả các loài Pasteurella gây
bệnh cho gia súc, gia cầm đều thuộc một giống duy nhất, có các đặc tính cơ
bản giống nhau về mặt hình thái, nuôi cấy,... chỉ khác nhau ở tính thích nghi
gây bệnh ở các loài vật chủ (Nguyễn Như Thanh, 2001) [21].
1.1.1.2. Hình thái vi khuẩn và tính chất bắt màu
Theo Smith và cs (1992) [48], kích thước của vi khuẩn P. multocida
có sự thay đổi phụ thuộc vào nguồn gốc của chúng, vi khuẩn phân lập từ bò
có kích thước đồng nhất từ 0,5 - 1,2 µ m, trong khi đó vi khuẩn phân lập từ
lợn có dạng tròn hơn, kích thước từ 0,8 - 1,0 µm. Vi khuẩn P. multocida có
dạng cầu trực khuẩn nhỏ, ngắn, hình trứng, hình bầu dục hay hình cầu, có

kích thước 0,6 - 2,5 x 0,2 - 0,4 µm.
Phạm Sỹ Lăng và cs (2012) [9] cho biết, vi khuẩn P. multocida gây
bệnh ở lợn là loại cầu trực khuẩn, bắt màu G(-), có kích thước 0,2 - 0,41 x
0,04 - 1,5 µm, hai đầu tròn, không di động, không sinh nha bào, thường bắt
màu sẫm ở hai đầu trong các tiêu bản máu, phủ tạng còn tươi.
1.1.1.3. Đặc tính nuôi cấy của vi khuẩn P. multocida
P. multocida là loại vi khuẩn hiếu khí hoặc yếm khí tùy tiện, nhiệt độ
thích hợp 370C (có thể nuôi ở 130C - 380C), pH thích hợp từ 7,2 - 7,4. Trên các
môi trường nuôi cấy thông thường vi khuẩn phát triển kém, khi môi trường
được bổ sung huyết thanh hay máu vi khuẩn phát triển tốt.


4

Trên thạch P. multocida mọc thành 3 dạng khuẩn lạc: Khuẩn lạc dạng S,
khuẩn lạc dạng M và khuẩn lạc dạng R. Dạng S thường có độc lực cao, dạng M
có độc lực yếu hơn, dạng R có độc lực rất yếu, thậm chí không có độc lực. Tính
biến dạng của vi khuẩn này rất lớn khi nuôi cấy chuyển sang môi trường dinh
dưỡng nhiều lần hoặc tiêm qua động vật từ dạng S chúng có thể chuyển sang
dạng M hoặc dạng R và ngược lại. Tính biến dạng này càng thấy rõ khi vi
khuẩn này được nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng có các loại đường mà
chúng lên men (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2005) [8].
Môi trường thạch máu: Vi khuẩn rất thích hợp trên môi trường thạch máu
hoặc có huyết thanh, khuẩn lạc nhỏ, dạng S, máu trắng đục hoặc hơi xám. Trên
môi trường này vi khuẩn P. multocida không gây dung huyết, nhưng vi khuẩn
Pasteurella hemolytica lại gây dung huyết. Đây là đặc điểm cơ bản phân biệt hai
loài Pasteurella gây bệnh tụ huyết trùng thể viêm phổi ở lợn. Trên môi trường
thạch máu vi khuẩn Pasteurella phát triển tạo ra mùi rất đặc trưng, nên đã được
rất nhiều nhà nghiên cứu công nhận như một đặc điểm chẩn đoán.
Trên môi trường Mac Conkey agar: Loài P. multocida không phát triển

được (chỉ có loài Pasteurella hemolytica phát triển được).
Môi trường nước thịt: Canh khuẩn 370C 24 giờ đục, lắc thấy hiện tượng
vẩn mây, lắng cặn nhày ở đáy ống nghiệm. Vi khuẩn mọc tốt hơn khi cho vào
môi trường vài giọt huyết thanh.
Trong môi trường Gelatin: Cấy dọc theo đường trích sâu vi khuẩn
mọc thành khuẩn lạc mịn hình hạt, không làm tan chảy Gelatin.
1.1.1.4. Đặc tính sinh vật học của vi khuẩn P. multocida
Carter (1955) [29] P. multocida có khả năng lên men đường glucose,
saccharose, mannit, sozbit, xylose. Không lên men đường lactose, maltose,
arabinose, rammo, salixin, dunxid, adonit. Các phản ứng indol, catalase, oxidase,
H2S dương tính; VP, MR , urearse âm tính, không làm tan chảy gellatin.
Các phản ứng sinh hóa khác:
Indol
: Dương tính (loài Pasteurella hemolytica âm tính).
VP
: Âm tính.
MR
: Âm tính.
H2S
: Sản sinh bất thường.
Catalaz
: Dương tính.
Oxydaza
: Dương tính.


5

1.1.1.5. Sức đề kháng của vi khuẩn P. multocida
P. multocida dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ, ánh sáng mặt trời và các chất

sát trùng thông thường: Vi khuẩn bị diệt sau khi đun ở 580C trong 20 phút,
800C trong 10 phút, 1000C trong vài giây. Ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp
diệt vi khuẩn trong canh trùng sau 1 ngày. Các chất sát trùng thông thường
diệt vi khuẩn nhanh chóng: Axit phenic 5% diệt vi khuẩn trong 1 phút, nước
vôi 1% trong 3 - 5 phút. Vi khuẩn sống khá lâu và sinh sản trong đất ẩm có
nhiều nitrat và thiếu ánh sáng. Trong tổ chức của cơ thể động vật bị thối nát vi
khuẩn sống được 1 - 3 tháng. Trong chuồng nuôi súc vật, trên đồng cỏ, trong
đất vi khuẩn có thể sống hàng tháng, có khi hàng năm.
1.1.1.6. Tính kháng nguyên của vi khuẩn P. multocida
Kháng nguyên của P. multocida rất phức tạp, cho đến nay, các nhà
nghiên cứu đã xác định được vi khuẩn P. multocida có 2 loại kháng nguyên:
kháng nguyên vỏ nhày (K) và kháng nguyên thân (O). Kháng nguyên K bao
xung quanh thân vi khuẩn che chở kháng nguyên thân O khỏi bị các tác nhân
tác dụng nhưng đồng thời cũng ngăn cản sự tiếp xúc giữa kháng nguyên O và
kháng thể O (Nguyễn Như Thanh, 2001) [24]. Vi khuẩn P. multocida được
chia thành các type giáp mô A, B, D, E, F tuỳ thuộc vào cấu trúc
polysaccharide bề mặt, trong đó các serotype A, B, D đã được thông báo là
gây bệnh cho lợn (Đỗ Ngọc Thuý và cs, 2009) [25].
Kháng nguyên K được cấu tạo từ protein và polysaccarit, ngoài ra còn
một số ít các Lipopolysaccarit (LPS). Kháng nguyên K của vi khuẩn P.
multocida còn có khả năng gắn với thụ thể của tế bào hồng cầu. Một số chủng
P. multocida serotype D có sinh ra một yếu tố được gọi là độc tố gây hoại tử
da (Dermonecrotic Toxin - DNT). DNT của P. multocida serotype D có liên
quan đến bệnh viêm teo mũi ở lợn.
Kháng nguyên thân O chỉ được bộc lộ khi kháng nguyên K được tách
ra. Kháng nguyên O là một phức hợp protein - lipid - polysaccarit, nó có 16
yếu tố ký hiệu từ 1- 16.
1.1.1.7. Cơ chế gây bệnh
Vi khuẩn P. multocida có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp,
tiêu hoá hoặc qua da có vết thương. Tuy nhiên, trong điều kiện bình thường

một tỷ lệ nhất định lợn khoẻ mạnh có vi khuẩn P. multocida ký sinh ở niêm


6

mạc phần phía trên của bộ máy hô hấp. Giữa cơ thể và mầm bệnh ở trạng thái
cân bằng động. Khi điều kiện ngoại cảnh bất lợi hay sự xuất hiện đồng thời
của các bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vius, vi khuẩn khác,... làm trạng thái
cân bằng trên bị phá vỡ, nhân cơ hội này, do sức đề kháng của cơ thể giảm sút
làm mầm bệnh trỗi dậy, tăng lên về số lượng, độc lực và gây bệnh.
Bệnh có thể truyền trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn khỏe qua đường hô hấp
khi lợn thở hoặc truyền gián tiếp qua dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, nước uống. Từ
một cơ sở bị bệnh có thể lây lan sang các vùng lân cận do vận chuyển lợn hoặc
các chất thải chăn nuôi và di chuyển của con người. Hiện tượng truyền bệnh từ
lợn mẹ sang lợn con qua nhau thai và tiếp xúc trực tiếp đều phát hiện được
nhưng chưa tìm ra cơ chế lây truyền, theo Lê Văn Tạo (2005) [18].
Vi khuẩn P. multocida có thể là nguyên nhân nguyên phát hoặc thứ
phát gây ra thể bệnh viêm phổi ở lợn, bệnh có thể gây chết lợn hoặc làm giảm
khả năng tăng trọng của lợn do vậy gây thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi.
Bệnh do P. multocida gây ra nguyên phát được gọi là bệnh tụ
huyết trùng, nhưng trong đa số các trường hợp vi khuẩn thường kết hợp
với các vi khuẩn đường hô hấp khác như: A. pleuropneumoniae, S. suis,
B. bronchiseptica, Haemophilus parasuis,… gây nên hội chứng bệnh
đường hô hấp.
1.1.1.8. Bệnh viêm phổi do vi khuẩn P. multocida gây ra
P. multocida được biết đến là nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng cho
các loài gia súc trong đó có lợn. Tuy nhiên nó cũng là một trong các tác nhân
gây viêm phổi ở lợn.
- Đặc điểm dịch tễ:
Bệnh viêm phổi ở lợn do P. multocida gây ra là kết quả của sự lây

nhiểm vi khuẩn vào phổi. Bệnh thường thấy ở giai đoạn cuối của bệnh viêm
phổi cục bộ hay ở những bệnh ghép ở đường hô hấp của lợn. Hội chứng viêm
phổi rất thường thấy ở lợn. Những số liệu gần đây của Mỹ cho thấy trong
6.634 mẫu lấy từ lợn để kiểm tra thì 74% lợn bị viêm phổi và 13% bị viêm
màng phổi. Hiện nay, vi khuẩn vẫn thấy trong tất cả các đàn lợn và có thể
phân lập từ mũi hay hạch hầu của cả những lợn khỏe mạnh bình thường. Vi
khuẩn lây lan chủ yếu qua đường không khí. Tuy nhiên, vi khuẩn có thể xâm
nhập vào cơ thể lợn qua đường tiêu hóa hay các vết thương. Theo Nguyễn


7

Vĩnh Phước (1979) [17] lợn khỏe mạnh có thể bị nhiễm vi khuẩn P.
multocida do tiếp xúc với gia súc bệnh, gia súc mang trùng hay tiếp xúc trực
tiếp với các chất thải của động vật bị bệnh. Nguồn lây lan chủ yếu là lợn bị
bệnh và lợn mang trùng, Các động vật khác như gà, chuột và các loài gặm
nhấm cũng được coi là nguồn lây nhiễm vi khuẩn.
Bệnh viêm phổi do vi khuẩn P. multocida xuất hiện rộng khắp trên thế
giới nhưng bệnh hay xảy ra và gây thiệt hại nặng ở các nước nhiệt đới và cận
nhiệt đới như: Ấn Độ, Thái Lan, Philippine, Lào, Campuchia, Việt Nam… vì
vi khuẩn thường cư trú ở đường hô hấp trên của lợn do vậy thường rất khó
tiêu diệt. Vi khuẩ n P. multocida thường kết hợp với các tác nhân gây bệnh
khác như M. hyopneumoniae làm cho quá trình viêm phổi càng thêm phức tạp
- Triệu chứng lâm sàng:
Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm phổi do P. multocida gây ra rất khác
nhau tùy thuộc vào từng chủng vi khuẩn gây bệnh, thường xuất hiện 3 thể:
+ Thể quá cấp tính: Ở thể này hiện tượng ho và thở thể bụng thường
thấy ở những lợn lớn. Ho ở lứa tuổi này thường được coi là biểu hiện để xác
định mức độ nghiêm trọng của bệnh. Triệu chứng lâm sàng của bệnh ở thể
này giống như viêm màng phổi do A. pleuropneumoniae gây ra nhưng những

đặc điểm phân biệt chính là bệnh viêm phổi do P. multocida thì hiếm khi gây
ra chết đột ngột, hơn nữa lợn mắc bệnh viêm phổi do P. multocida gây ra có
thể tồn tại một thời gian dài.
+ Thể cấp tính: Thể này thông thường do hầu hết các chủng P.
multocida thuộc serotype B gây ra. Những con vật mắc bệnh thường có biểu
hiện khó thở, hóp bụng vào để thở, gõ vào bụng có âm đục “bịch, bịch”, sốt
cao nhiệt độ lên tới 41 - 420C, tỷ lệ chết cao (5 - 40%). Ở những con vật chết
và hấp hối có thể thấy những vết đổi màu tím ở vùng bụng có thể là do sốc
nội độc tố.
+ Thể mãn tính: Đây là thể đặc trưng thường thấy của bệnh, bệ nh tí ch
chủ yếu ở phổi như: Viêm phổi với các mức độ khác nhau từ sưng đến thủy
thũng, nhục hóa hoặc gan hóa, nếu kế phát các loại cầu khuẩn có thể tạo thành
các ổ viêm có mủ, ổ bã đậu. Mức độ viêm khác nhau có thể tiến triển của
từng kỳ, từng vùng hay ở cả phổi cũng khác nhau. Màng phổi, bao tim viêm
dính vào lồng ngực (Lê Văn Tạo, 2005) [19].


8

- Bệnh tích:
Bệnh tích của bệnh do P. multocida gây ra chủ yếu ở phần xoang ngực
và thường kèm với bệnh tích của M. hyopneumoniae. Đặc trưng của bệnh này
xuất hiện ở thùy đỉnh và mặt trong của phổi, cùng với việc có bọt khí trong
khí quản. Có sự phân ranh giới rõ rệt giữa vùng tổ chức phổi bị tổn thương và
vùng tổ chức phổi bình thường. Phần bị ảnh hưởng của phổi sẽ có sự biến đổi
màu sắc từ đỏ sang xám xanh phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh.
Các trường hợp bệnh nghiêm trọng có thể xuất hiện viêm phế mạc và
áp se ở các mức độ khác nhau. Trong các trường hợp này thường thấy phế
mạc dính chặt vào thành xoang ngực và phế mạc có vùng mờ đục, khô. Đây là
bệnh tích chủ yếu để phân biệt bệnh viêm phổi do Pasteurella với viêm phổi

do Actinobacillus, trong đó thường thấy mủ chảy ra có màu vàng và dính
cùng với rất nhiều sợi fibrin (Pijoan C, 1996) [45].
- Chẩn đoán:
Việc chẩn đoán đúng bệnh do vi khuẩn P. multocida gây ra là hết sức
cần thiết, do đó cần tiến hành đồng thời nhiều phương pháp như: Dịch tễ học,
chẩn đoán lâm sàng, giải phẫu bệnh lý và đặc biệt là dựa trên kết quả xét
nghiệm vi khuẩn học trong phòng thí nghiệm.
+ Dựa vào đặc điểm dịch tễ: Vùng có gia súc mắc bệnh, thời tiết nóng
ẩm hay lúc chuyển mùa, trạng thái stress, gia súc phải làm việc nặng nhọc,
chăm sóc nuôi dưỡng kém.
+ Dựa vào triệu chứng lâm sàng: Dựa vào các triệu chứng của bệnh
như con vật sốt cao, xuất huyết ở các vùng da mỏng, hạch hầu sưng to, có
triệu chứng đường hô hấp, tiêu hóa. Chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác
(bệnh viêm phổi, màng phổi, bệnh suyễn lợn…).
+ Chẩn đoán vi khuẩn học: Với lợn sống có thể lấy dịch ngoáy mũi để
xét nghiệm và chẩn đoán, lợn chết có thể lấy bệnh phẩm từ gan, lách, hạch
lâm ba, vùng hầu,…để xét nghiệm và phân lập vi khuẩn gây bệnh.
Để chẩn đoán phân biệt có thể dựa vào một số triệu chứng lâm sàng và
bệnh tích như sau:
Phân biệt một số bệnh đường hô hấp ở lợn qua triệu chứng lâm sàng và
bệnh tích


9
Triệu chứng lâm sàng
Bệnh tích
Tên bệnh
Tần số
ở phổi
Ho

Thể thở
Nước mũi
hô hấp
Nhiều, lúc
Những đám tụ
đầu trong
Tụ huyết Ho không nhiều, Thở nhiều thóp
Tăng
huyết, hoại tử
ho tiếng nặng
bụng lúc thở
sau đặc
trùng
ở 2 lá phổi
và đục
Gan hóa đỏ
Ho nhiều ở
Lúc có lúc toàn bộ 2 lá
Viêm phổi
giai đoạn đầu Thể bụng rất rõ Tăng
không
phổi thẩm
màng phổi
của bệnh
xuất dịch
Ho vào thời
Thay đổi,
gian nhất định không rõ ở giai
Không
Hai lá phổi

trong ngày.
đoạn đầu của
thay
bệnh tích đối
Không có
Suyễn lợn Lúc sáng sớm và bệnh, chỉ khi
đổi
xứng nhau,
đêm, ho khan rất nặng thì thở
nhiều
phổi nhục hóa
tiếng vang kéo khó, ngồi như
dài từng cơn chó ngồi để thở

Bên cạnh đó còn có thể sử dụng các phương pháp khác như: Phản ứng
kết tủa khuếch tán miễn dịch trên gel thạch AGID (Agargel Immuno Diffuse)
để xác định kháng nguyên thân (O) từ vi khuẩn phân lập được với kháng
huyết thanh chuẩn, phương pháp ngưng kết nhanh trên phiến kính để định loại
kháng nguyên vỏ (K), phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp để xác định
kháng nguyên vỏ, phản ứng ELISA, kỹ thuật PCR,...
Việc xác định chủng vi khuẩn P. multocida phân lập được thuộc serotype
nào là hết sức cần thiết để có thể xác định được thể bệnh mà chúng gây ra, từ đó
có biện pháp phòng trị bệnh phù hợp. Gần đây, kỹ thuật PCR đã được ứng dụng
rộng rãi trong nghiên cứu và chẩn đoán bệnh do vi khuẩn gây ra ở vật nuôi, trong
đó có P. multocida và đã được OIE chuẩn hóa thành quy trình chung, có thể áp
dụng ở các phòng thí nghiệm để định type giáp mô của vi khuẩn P. multocida.
- Phòng và điều trị bệnh:
+ Phòng bệnh:
Giảm bớt số lượng vi khuẩn gây bệnh bằng biện pháp tiêu độc, khử
trùng chuồng nuôi trước khi chuyển đàn mới lên mỗi ô chuồng, định kì phun

thuốc sát trùng chuồng nuôi 1 lần/tuần, chuồng khô sạch, không ứ đọng phân,
nước, chất thải. Tăng sức đề kháng tự nhiên cho lợn bằng việc thực hiện chăm
sóc, nuôi dưỡng.


10

Ngoài việc thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh thật tốt. Biện pháp
tiêm phòng vacxin, định kỳ điều đặn, đúng quy định là biện pháp phòng bệnh
hữu hiệu nhất. Ở nước ta hiện nay đang sử dụng các vacxin sau để phòng bệnh:
Vaccine tụ huyết trùng lợn vô hoạt keo phèn tiêm 2 ml/con, miễn dịch
6 tháng; Vaccine nhị giá tụ huyết trùng phó thương hàn nhược độc khô, tiêm
1ml đến 2ml/con.
+ Điều trị:
Do P. multocida có nhiều biến chủng kháng lại các thuốc kháng sinh
thông thường, vì vậy muốn điều trị có hiệu quả cao cần phải làm kháng sinh
đồ để chọn loại kháng sinh có hiệu quả. Khi gia súc bị bệnh cần phả i chẩn
đoán đúng, dùng thuốc càng sớm càng tốt khi con vật vẫn đang khỏe mạnh và
vi khuẩn chưa gây tác hại nhiều. Khi dùng kháng sinh phải dùng kháng sinh
liều cao ngay từ đầu trước khi xuất hiện triệu chứng đặc trưng của bệnh.
Kháng sinh rất đa dạng và sự kết hợp giữa các loại kháng sinh đã được
sử dụng thường xuyên như: oxytetracyline 11mg/kg; oxytetracyline chậm:
20mg/kg và rất nhiều loại kháng sinh khác. Tuy nhiên việc điều trị bằng
kháng sinh ngày càng khó khăn hoặc không thành công, điều này là do tính
kháng thuốc rộng rãi ở vi khuẩn P. multocida.
Người ta đã thông báo rằng cephalosporins và fluorinated quinolone
thế hệ thứ 3 là thuốc có hiệu quả nhất. Một số thuốc kháng sinh đã được dùng
có hiệu quả cho điều trị P. multocida: lincomycin - spectinomycin, một số
cephalosporin và nhiều quinolones: enrofloxacin và danofloxacin. Trong đó
ceftiofur đã được một số tác giả chứng minh là kháng sinh tốt để chống lại vi

khuẩn P. multocida.
1.1.2. Vi khuẩn S. suis và bệnh liên cầu khuẩn do S. suis gây ra ở lợn
Vi khuẩn S. suis thuộc giống Streptococcus, họ Streptococcaceae, bộ
Lactobacillales, lớp Bacilli. Vi khuẩn S. suis là một trong những loại vi sinh
vật gây bệnh ở lợn làm tổn thất lớn về kinh tế. Bệnh sảy ra ở nhiều nơi trên thế
giới. Các biểu hiện bệnh lý của lợn bao gồm viêm màng não, viêm khớp, viêm
phổi, nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc, các ổ áp xe. Nghiêm trọng hơn, vi
khuẩn có thể gây bệnh cho người với các biểu hiện của viêm màng não, nhiễm
trùng máu, viêm nội tâm mạc. v.v. Chính vì vậy, bệnh được xếp vào nhóm
các bệnh chung của người và động vật. Người có nguy cơ nhiễm và phát bệnh


11

khi tiếp xúc với lợn bệnh hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh. Do hiệu quả điều trị
bằng kháng sinh cũng như hiệu quả tiêm phòng bằng vác-xin chưa cao nên
những hiểu biết cơ bản về bệnh rất quan trọng trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe
của đàn lợn và sức khỏe cộng đồng, hạn chế thiệt hại kinh tế do bệnh gây ra.
1.1.2.1. Hình thái
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2005)[8] cho biết, Streptococcus là vi khuẩn
Gram dương, hình cầu hoặc hình trứng đường kính nhỏ hơn 1µm, chúng
thường đứng riêng lẻ, xếp thành đôi hoặc thành từng chuỗi ngắn như chuỗi
hạt, có độ dài ngắn không đều nhau. Chiều dài của chuỗi tuỳ thuộc vào điều
kiện môi trường.
S.suis được phân chia thành 35 type huyết thanh khác nhau ở thành
phần polysaccharides tạo thành kháng nguyên ở vách tế bào. Các type huyết
thanh này được đánh số thứ tự từ 1 đến 34. Trong số đó, type 2 được ghi nhận
là type huyết thanh thường gây bệnh cho heo và người.
1.1.2.2. Đặc tính nuôi cấy
S. suis là vi khuẩn kỵ khí không bắt buộc, mọc được trong điều kiện kỵ

khí lẫn hiếu khí nhưng không thể mọc trong dung dịch có chứa 6,5% NaCl và
đòi hỏi môi trường có 5-10% CO2, mọc dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy
giàu chất dinh dưỡng như môi trường thạch máu, thạch Chocolat, nhưng mọc
tốt nhất là trên môi trường Columbia, nhiệt độ thích hợp 370 C, nhưng có thể
phát triển được ở một khoảng nhiệt độ rất rộng từ 10-450 C, pH thích hợp
7-7,2. Sau 24 giờ ở 370 C, vi khuẩn mọc tạo những khuẩn lạc nhỏ, tròn, lồi,
bờ đều, màu xám hoặc trong suốt, hơi nhầy, không dung huyết.
Trên thạch máu cừu tạo ra những vùng tiêu huyết không hoàn toàn (tiêu
huyết α). Riêng Streptococcus suis type 2 gây tiêu huyết α (tiêu huyết không
hoàn toàn) trên thạch máu cừu trong khi đó gây tiêu huyết β trên thạch máu
ngựa (tiêu huyết hoàn toàn).
Vi khuẩn được nuôi cấy sau 18 giờ chủ yếu có dạng hình cầu, kích
thước 0,5 - 1 µm, đứng thành dạng chuỗi 5-10 tế bào. Trong canh trùng già,
sau 30 giờ nuôi cấy, vi khuẩn có thể thay đổi tính chất bắt màu, chuỗi cũng
thấy dài hơn. Vi khuẩn bắt màu dễ dàng với một số loại thuốc nhuộm thông
thường, thuộc nhóm vi khuẩn Gram dương, phát triển trong điều kiện hiếu khí
hoặc yếm khí tuỳ tiện và không di động.


12

Đặc biệt, khi nuôi cấy trong môi trường dạng lỏng, hình thái các chuỗi
được nhìn thấy rõ nhất, vi khuẩn mọc không làm đục môi trường mà tạo
những hạt nhỏ lắng xuống đáy ống nghiệm, hoặc vi khuẩn mọc chỉ gây đục
nhẹ môi trường, nhuộm Gram canh khuẩn sẽ thấy vi khuẩn xếp thành những
chuỗi khá dài. Khi làm tiêu bản trực tiếp từ bệnh phẩm lấy từ động vật, có thể
quan sát thấy vi khuẩn có hình cầu, nhưng ở môi trường phân lập ban đầu, có
thể nhầm với trực khuẩn ngắn.
1.1.2.3. Đặc tính sinh vật học
Vi khuẩn không sinh nha bào, nhưng có khả năng hình thành giáp mô.

Sự hình thành giáp mô có thể xác định được khi chúng sinh sống trong các
mô hoặc phát triển trong các môi trường nuôi cấy có chứa huyết thanh.
Trong điều kiện nhiệt độ 600C, S. suis sống được trong vòng 10
phút, ở nhiệt độ 500C - 2 giờ và sống trong xác súc vật đến 6 tuần ở 100C.
Dưới nhiệt độ là 00C, liên cầu khuẩn heo sống trong bụi 1 tháng và trong
phân - hơn 3 tháng. Trong khi đó, ở nhiệt độ 250C - sống được 24 giờ
trong bụi vài ngày trong phân. S. suis bị diệt dễ dàng dưới tác dụng của
chất tẩy pha loãng 5%.
Vi khuẩn S. suis có khả năng lên men đường: glucose, lactose, saccarose,
salicin, innulin, trehalose, maltose. Vi khuẩn không có khả năng lên men đường:
mannit, sorbitol, mannitol, dextrose, xylose, glyxerol. Các phản ứng sinh hóa
khác: catalase âm tính, oxidase âm tính, indol âm tính, coagulase âm tính.
1.1.2.4. Sức đề kháng
Lê Văn Tạo (2005) [18] cho biết: S. suis dễ bị diệt bởi nhiều chất sát
trùng như: phenol, iod, hypochlorid, acid phenic 3 - 5% diệt vi khuẩn trong
vòng 3- 15 phút, formol 1% diệt vi khuẩn trong vòng 60 phút, cồn 700 diệt vi
khuẩn trong vòng 30 phút. Vi khuẩn có thể sống trong xác lợn chết ở 400C
trong 6 tuần. Vi khuẩn tồn tại lâu trong đờm, chất bài xuất có protein. Tuy
nhiên, vi khuẩn có thể tồn tại ở trên hạch amidan lợn mang trùng hơn 1 năm.
S. suis có sức đề kháng kém với nhiệt độ và hoá chất. Trong phân, ở
00C vi khuẩn có thể sống 104 ngày, ở 90C vi khuẩn sống được 10 ngày, ở
22-250C vi khuẩn có thể sống được 8 ngày. Ở 700C vi khuẩn chết trong 35- 40
phút, ở 1000C vi khuẩn chết trong 1 phút; vi khuẩn sống trong bụi 25 ngày ở


13

90C nhưng không phân lập được vi khuẩn ở bụi trong nhiệt độ phòng (18- 200C)/
24 giờ. Vi khuẩn bị diệt dưới ánh sáng mặt trời sau 40 - 60 phút.
1.1.2.5. Tính kháng nguyên

Streptococcus có cấu trúc kháng nguyên rất phức tạp. Có rất nhiều
kháng nguyên đã được tìm thấy:
Kháng nguyên polyozit hay kháng nguyên “C” do Lancefield phát hiện
năm 1928, đây là một kháng nguyên thân. Thành phần kháng nguyên thân có
ý nghĩa quan trọng, quyết định đến tính độc lực của vi khuẩn Streptococcus
và nó nằm ở thành vi khuẩn (Cell wall). Thành tế bào vi khuẩn S. suis gồm 3
lớp: Lớp ngoài có chứa acid và protein gọi là kháng nguyên M, T, R,..., Map
(M - Assotated Protein), SOF (Serua Oparty Factor). Phía ngoài cùng của lớp
này thường chứa các fimbriae; lớp giữa chứa polysaccharide; lớp trong cùng
là peptidoglycan. Những Streptococcus khác nhau có cấu tạo chất “C” khác
nhau, dựa vào đó người ta chia Streptococcus thành các nhóm: A, B, C, D,...,
R, trong đó Streptococcus type A, B thuộc loại tan máu type β.
Kháng nguyên protein M là yếu tố độc lực chống lại quá trình thực bào
và là kháng nguyên đặc hiệu của Streptococcus type A. Người ta đã xác định
có khoảng 42 type trong đó có 12 type quan trọng và thường hay gây bệnh.
Các mucopeptit: làm cho vách tế bào của Streptococcus cứng rắn và còn
có khả năng gây độc.
Kháng nguyên bám dính: fimbriae có lipoteibic acid (LTA) giúp vi
khuẩn bám dính vào tế bào biểu mô và ở tế bào lympho đa nhân có điểm tiếp
nhận (receptor) tương ứng với LTA trong quá trình thực khuẩn (Nguyễn Như
Thanh và cs 1997) [22].
Trong đó nguyên vỏ, có cấu trúc polychaccarides đặc hiệu, kháng nguyên
này đóng vai trò quan trọng trong khả năng gây bệnh của vi khuẩn. Hiện nay vi
khuẩn S. suis có 20 nhóm huyết thanh và 25 serotype khác nhau trong đó các
týp 1 và 2 thường gây bệnh cho lợn và có khả năng lây sang người.
Yếu tố độc lực của vi khuẩn liên hệ đến khả năng sinh độc tố, khả năng
bám dính của vi khuẩn. Bằng kỹ thuật ELISA người ta có thể xác định 2 yếu
tố độc lực của vi khuẩn, đó là yếu tố MRP (muramidase-related protein) và
EF (extracellular protein factor). Những vi khuẩn có các yếu tố này mới có
khả năng gây bệnh.



14

Vi khuẩn S. suis thuộc nhóm D có 9 serotype; nhóm R và nhóm S có 2
serotype gây ra các thể bệnh viêm họng, nhiễm trùng huyết và viêm khớp ở lợn.
Vi khuẩn S. suis thuộc nhóm E có 6 serotype, trong đó serotye 2, 4, 1, 6,
7 gây các thể bệnh apxe hạch và các nội quan khác.
Vi khuẩn S. suis thuộc nhóm L và C gồm 11 serotype gây các thể bệnh
nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc và viêm đa khớp ở lợn.
1.1.2.6. Cơ chế gây bệnh
- Nguồn bệnh:
S. suis luôn có mặt trong môi trường và ký sinh bình thường ở lợn
nhưng không gây bệnh, hoặc chỉ gây các bệnh viêm nhiễm không thành dịch
như viêm họng, nhiễm trùng mủ, nhiễm trùng phổi. Liên cầu lợn chủ yếu sống
ở các loài lợn đã thuần hoá, nhưng đôi khi cũng tìm thấy ở các loài lợn rừng,
ngựa, chó, mèo và chim. Nơi cư trú của liên cầu lợn ở lợn là ở đường hô hấp
trên đặc biệt là ở mũi, đường tiêu hoá và sinh dục.
Hiện có 2 týp liên cầu lợn thường gây bệnh ở lợn, týp 1 hay gây dịch bệnh lẻ
tẻ ở các đàn lợn dưới 8 tuần tuổi, týp 2 gây bệnh ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Cả 2
týp này đều cư trú ở amidal. Tỷ lệ mang liên cầu lợn không triệu chứng trong một
đàn lợn khoảng 60%-100%. Lợn trưởng thành có tỷ lệ mang vi khuẩn cao nhất.
- Đường lây truyền:
Vi khuẩn liên cầu lợn có thể tồn tại lâu trong phân, nước, rác. Vì thế,
môi trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền bệnh của vi khuẩn.
Vi khuẩn S. suis lây truyền theo đường hô hấp xâm nhập vào hạch amidan,
vòm họng, từ đó di chuyển theo hệ lâm ba tới hạch dưới hàm, cư trú ở các mô;
lúc này, cơ thể chưa có dấu hiệu về lâm sàng của bệnh. Ở các tổ chức cư trú,
chúng sống và nhân lên trong tế bào monocyt rồi chuyển vào xoang dịch não
tuỷ, gây nên viêm màng não, có thể thông qua con đường nhiễm trùng huyết để

xâm nhập vào màng não, khớp xương và các mô khác (Lê Văn Tạo, 2005) [19]
Dịch bệnh ở lợn thường bùng phát khi có các yếu tố thuận lợi như
chuồng trại quá chật chội, đàn lợn quá đông, thiếu thông khí hoặc khi lợn cai
sữa. Tình trạng lợn lành mang mầm bệnh không có bất cứ triệu chứng gì có
thể là nguyên nhân gây lây lan dịch bệnh thầm lặng và nguy hiểm. Một con
đường lây lan khác cũng rất hay gặp là thông qua ruồi, ruồi có thể bay từ


15

trang trại nọ sang trang trại kia và mang theo các tác nhân gây bệnh khác nhau
bao gồm cả Streptococcus suis.
Điều cần đặc biệt quan tâm là bệnh liên cầu khuẩn có thể lây truyền từ
lợn ốm sang người và ngược lại. Vi khuẩn xâm nhập cơ thể người nếu có sự
tiếp xúc với lợn, thịt lợn nhiễm bệnh chưa nấu chín kỹ. Vi khuẩn liên cầu lợn
đi vào người qua các vết thương hở trên da hoặc niêm mạc mũi, miệng. Như
vậy, nguy cơ mắc bệnh cao gặp ở những người có tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp
xúc gần với lợn hoặc các sản phẩm tươi sống từ lợn nhiễm khuẩn như thợ giết
mổ lợn, công nhân lò mổ, người bán hàng thịt, người chế biến thịt tươi, người
ăn tiết canh lợn… Hiện nay chưa có bằng chứng nào về việc bệnh liên cầu
khuẩn có thể lây trực tiếp từ người sang người.
1.1.2.7. Bệnh liên cầu khuẩn do S. suis gây ra ở lợn
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2005) [8], bệnh do vi khuẩn S. suis gây ra ở
lợn hay còn gọi là bệnh liên cầu ở lợn xảy ra ở lợn mọi lứa tuổi, nhưng phổ
biến ở lợn con một vài tuần tuổi đến sau cai sữa vài tuần. Đặc trưng lâm sàng
của bệnh là nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm khớp và viêm phế quản
phổi. Đặc biệt S. suis type 2 có thể gây bệnh cho người.
Thể nhiễm trùng huyết và viêm não có dịch (thường thấy ở lợn từ 2 - 3
tháng tuổi); thể viêm đường hô hấp (ở lợn từ 2 tuần tuổi đến 2 tháng tuổi); thể
viêm âm đạo, tử cung (ở lợn cái hậu bị và lợn mang thai); thể viêm vú (ở lợn

đang nuôi con); thể viêm hạch (ở lợn sau cai sữa và vỗ béo).
- Triệu chứng và bệnh tích: thời gian nung bệnh từ 6 giờ đến 3 ngày,
tuỳ thuộc số lượng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, lứa tuổi và sức đề kháng
của cơ thể. Các thể bệnh thường thấy:
+ Thể nhiễm trùng huyết: lợn bệnh sốt rất cao 410 - 420C, chảy nước
mắt, ly bì, nằm bệt, niêm mạc đỏ sẫm, da đỏ tím từng mảng, lợn bệnh chết
trong khoảng 1 - 3 ngày, tỷ lệ chết lên đến 100 %. Bệnh tích: da đỏ tím từng
mảng, tụ huyết và xuất huyết ở một số phủ tạng (lách, thận, hạch lâm ba).
+ Thể viêm não tuỷ: sốt cao, bỏ ăn, đi lại siêu vẹo, run rẩy, co giật, nôn
mửa, hôn mê và chết sau 2 - 3 ngày. Bệnh thường thấy ở lợn sau cai sữa, lợn
từ 2 - 3 tháng tuổi. Tỷ lệ chết 100 %. Bệnh tích: màng não tụ huyết và xuất
huyết, dịch não và tủy vẩn đục.


×