Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG ĐỔI MỚI PPDH Ở TRƯỜNG THCS HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.67 KB, 4 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG THCS HIỆN NAY
Nguyễn Tài Đức
Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một cụm từ không còn xa lạ đối
với giáo viên (GV) trong tình hình dạy học hiện nay nữa. Bởi vấn đề này đã được
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) yêu cầu toàn ngành từng bước thực hiện từ rất
lâu rồi. Hơn nữa, trong thời đại ngày nay, thời đại của trí tuệ, thời đại của nền kinh
tế tri thức thì việc đào tạo ra nguồn nhân lực trí tuệ có chất lượng cao là một yêu
cầu tối quan trọng không chỉ riêng của ngành Giáo dục mà còn là của cả một hệ
thống chính trị. Từ Nghị quyết 29-NQ/TW khóa XI, Trung ương chỉ rõ yêu cầu cấp
thiết và nhiệm vụ cần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo đến Nghị quyết
số 88/2014/QH13 của Quốc hội khóa 13 cũng nhấn mạnh "Tạo chuyển biến căn
bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy
người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền
thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực,
hài hòa trí, đức, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh". Và trong
Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định “giáo dục là
quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị
kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi
với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội”. Trọng tâm là “... đổi mới căn bản và toàn diện giáo
dục đạo tạo phát triển nguồn nhân lực, phấn đấu trong những năm tới, tạo ra
chuyển biến căn bản, mạnh mẽ chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo làm cho giáo
dục đào tạo thật sự là quốc sách hàng đầu, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc
xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân, là yêu cầu bức thiết của
toàn xã hội, yêu cầu của hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa”. Điều này
có thể thấy rõ việc đổi mới PPDH trong trường THCS hiện nay là cần thiết và quan
trong như thế nào.
Đứng trước vấn đề này, người viết không nêu ra các PPDH tích cực hay các
kỹ thuật dạy học để hỗ trợ cho các PPDH đạt hiệu quả hơn bởi điều này đã được


nhiều chuyên gia và rất nhiều tài liệu, sách vở viết về nó. Trong khuôn khổ của bài
viết, người viết chỉ trình bày một số thực trạng đang tồn tại ở nhiều địa phương;
phân tích một số nguyên nhân để từ đó những người quan tâm đến công tác giáo
dục sẽ có những suy nghĩ và cách thức thực hiện hiệu quả hơn.
Có lẽ những ai làm công tác giáo dục nếu nhìn nhận một cách khoa học và
trách nhiệm thì đều có thể biết việc đổi mới PPDH trong trường THCS hiện nay
còn là một vấn đề phải hết sức nghiêm túc xem xét và đánh giá lại. Đơn cử một vài
trường hợp mà người viết khảo sát, nghiên cứu trong thời gian gần đây cho là có về
vấn đề.
Ví dụ ở tổ bộ môn Ngữ văn của một trường THCS nọ, suốt cả quá trình thực
hiện chương trình sách giáo khoa (SGK) hiện hành đến nay đã sắp kết thúc, thế mà
GV vẫn yêu cầu học sinh (HS) phải có ba quyển vở ghi chép bài học và ba quyển


vở làm bài tập cho ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Tập Làm Văn, điều này lẽ ra là
công việc của năm 2001 trở về trước.
Ở một trường THCS khác, tổ bộ môn Ngữ văn lại có một phương pháp dạy
hết sức lạ lẫm: trong giờ dạy phân môn Tiếng Việt thầy và trò cùng nhau phải lần
lượt giải quyết tất cả các ngữ liệu và câu hỏi trong SGK, điều đặc biệt là GV phải
thể hiện tất cả lên bảng và dĩ nhiên là HS phải chép vào vở. Còn giờ dạy Văn lẽ ra
cần có bình, có giảng và có lẽ phải viết nhiều thì giờ dạy này lại hết sức an nhàng
và học sinh ghi cực ngắn. Vấn đề muốn nói ở đây không phải là ghi ngắn hay dài
mà là việc sử dụng PPDH đã đúng đặc trưng bộ môn chưa.
Phần nhiều GV của nhiều bộ môn khác nhau ở nhiều trường THCS có một
điểm khá tương đồng với nhau trong việc thực hiện tiết dạy có ứng dung công nghệ
thông tin là miễn sao tiết dạy đó có sử dụng đến máy chiếu để trình chiếu một vài
hình ảnh, hay một hai sơ đồ hoặc một vài đoạn văn bản, ví dụ minh họa là coi như
hoàn thành nhiệm vụ.
Một số trường hợp khác mà người viết nhận thấy có điểm chung ở nhiều bộ
môn nữa là giờ dạy của GV nếu có người dự giờ, hay thanh tra kiểm tra thì GV

chuẩn bị đồ dùng dạy học hết sức phong phú, đến nổi tiết dạy ấy người GV phải
tranh thủ “xoay” và “diễn” sao để “chưng” cho được hết các đồ dùng ấy, và thường
thì các tiết dạy ấy luôn trễ giờ. Thế nhưng có một nghịch lý là những tiết dạy khác
(không có người dự giờ) thì GV hết sức nhàng hạ, trống đánh rồi mà cứ thông thả
di chuyển đến lớp, giờ dạy thì hết sức bình lặng, GV và HS ai nấy ngồi đúng vị trí
của mình, thỉnh thoảng thầy mới quay sang bảng một tí, còn HS có em cả năm học
chưa từng được một lần đứng lên trình bày nội dung bài học hay lên bảng giải một
bài tập…
Có lẽ còn nhiều vấn đề nữa chúng ta cần soi rọi thêm, tuy nhiên với những
gì được đơn cử trên rõ ràng thực trạng vận dụng các PPDH hiện nay ở trường
THCS quả thực có vấn đề.
Vậy vì sao có tình trạng như thế? Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đã có
nhiều cuộc nghiên cứu, khảo sát để tìm hiểu và thấy có nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất là năng lực và phẩm chất của người GV. Sinh thời cố Thủ tướng
Phạm Văn Đồng đã từng dạy “nghề dạy học là nghề cao quý trong tất cả những
nghề cao quý”, chính vì nó cao quý nên cần có những người thầy thật sự cao quý.
Nghĩa là người thầy phải thật sự có phẩm chất tốt, phải yêu quý nghề, yêu quý học
sinh, dạy học bằng lương tâm trách nhiệm chứ không phải dạy qua loa, đối phó.
Người GV lao động bằng năng lực chuyên môn của mình, không thể có sự làm hộ,
làm thay. Vì vậy chúng tôi cho rằng năng lực và phẩm chất của một bộ phận không
ít GV hiện nay có ảnh hưởng rất lớn đến việc đổi mới PHDH.
Thứ hai là tư duy đổi mới của GV. Như đã trình bày ở trên, yêu cầu đổi mới
PHDH đã được Bộ GD-ĐT ban hành từ lâu, cũng không ít lần GV được tập huấn
về đổi mới PHDH. Tuy nhiên cho đến nay đâu lại vào đấy, tập huấn xong, gấp
trang giấy lại, về địa phương mỗi người một vẻ, ai thực hiện được thì tốt, ai chưa
được thì từng bước thực hiện. Và tâm lý đi theo “đường cũ” cho chắc, kẻ cũ, người
mới cũng như nhau thậm chí những người yêu nghề, có tâm huyết, có tư duy đổi
mới đôi khi trở thành người lạc loài, không giống ai. Vì thế tư duy ngại đổi mới là
một biểu hiện của GV hiện nay.



Thứ ba là công tác quản lý. Có thể nói đây là nguyên nhân quan trọng nhất
của vấn đề đã nêu. Tại sao có trường, có địa phương chất lượng dạy học phải đáng
ngưỡng mộ còn có những trường, những địa phương thì ai tới đâu mình tới đó?
Tìm hiểu vấn đề này chúng tôi thấy rằng có một số địa phương đặt nặng tính hình
thức về hồ sơ sổ sách, về thanh kiểm tra nhưng lại thiếu sự hỗ trợ, giúp đỡ GV
nâng cao tay nghề cho nên GV thường làm việc mang tính chất đối phó. Một số
trường hợp khác thì Ban giám hiệu trường thiếu năng lực quản lý chuyên môn bao
phủ các bộ môn nên GV dễ dàng qua mặt, hoặc có trường hợp dễ dãi ừ à cho qua.
Thậm chí có nơi làm sao cũng được miễn sao cuối năm đạt được các tiêu chí: duy
trì được sĩ số và HS được lên lớp hết là tốt.
Bên cạnh đó về mặt khách quan chúng tôi nhận thấy cũng nhiều vấn đề làm
ảnh hưởng đến việc đổi mới PHDH của GV. Phải kể đến ở đây chính là cơ sở vật
chất. Bàn ghế hiện nay được bố trí trong một phòng học 64 m2 cho 42 đến 45 HS
quả là quá chật chội, HS khó xoay trở, GV không lối đi nhất là ở khối lớp 8, 9 khi
mà thể hình HS khá to lớn. Mặt khác đồ dùng dạy học, các điều kiện phương tiện
dạy học cũng chưa thuận lợi cho việc đổi mới PHDH.
Đứng trước thềm đón nhận và sẽ trực tiếp dạy học theo một chương trình
mới mang tính chất hiện đại, chương trình giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm
chất và năng lực, hài hòa trí, đức, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi
học sinh đòi hỏi toàn ngành phải có sự đổi mới mạnh mẽ. Trước tiên các cấp quản
lý cần có sự đổi mới đồng bộ từ khâu tập huấn chuyển giao cho GV đến việc điều
chỉnh cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho phù hợp với điều kiện giáo dục
mới. Việc đổi mới PPDH không ở đâu xa vời cả mà ngay tại cơ sở. Ban giám hiệu,
Tổ trưởng tổ bộ môn phải là người đầu tàu, dám nghĩ, dám làm, dám tổ chức cho
GV trong đơn vị thực hiện và đặc biệt là dám chấp nhận cái mới của GV, dám công
tâm nhận xét, đánh giá.
Mặt khác bản thân người GV phải đổi mới tư duy và hành động, đổi mới
bằng năng lực thực chất chứ không phải đổi mới bằng đầu môi cửa miệng. Bởi dạy
học là một nghệ thuật, mà người GV là một nghệ sĩ, người nghệ sĩ ấy có thu hút

được đối tượng của mình hay không là do bản lĩnh và sự khéo léo của mình vì vậy
giờ dạy của GV phải luôn mới tránh sự lặp lại nhàm chán thì mới thu hút được các
em chiếm lĩnh tri thức. Vả lại, sản phẩm do quá trình lao động của GV làm ra là
phẩm chất và năng lực của nhiều thế hệ con người, trong số đó là những con người
sẽ kiện toàn, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vai trò của người GV quả là quá lớn lao
phải không?


TỔ TRƯỞNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ:

………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….



×