Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Câu hỏi, đáp án thi viên chức mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.39 KB, 7 trang )

1
Câu 1. Các hành vi giáo viên không được làm quy định tại Văn bản hợp
nhất số 04/VBHN-BGDDT ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về ban hành Điều lệ truờng mầm non,
1. Các hành vi giáo viên không được làm:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng
nghiệp;
b) Xuyên tạc nội dung giáo dục;
c) Bỏ giờ; Bỏ buổi dạy; Tùy tiện cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc
giáo dục;
d) Đối xử không công bằng đối với trẻ em;
e) Ép buộc trẻ học thêm để thu tiền;
f) Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em; Làm việc riêng khi đang tổ chức các
hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Câu 2. Quyền của giáo viên mầm non quy định tại Văn bản hợp nhất số
04/VBHN-BGDDT ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
về ban hành Điều lệ truờng mầm non,
1. Được đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ em.
2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, được
hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật khi được
cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo
vệ sức khỏe theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo.
4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự.
5. Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Câu 3. Quyền của trẻ em và chính sách đối với trẻ em quy định tại Văn
bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDDT ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về ban hành Điều lệ truờng mầm non,
1. Được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo mục tiêu, chương trình giáo
dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trẻ em khuyết tật học hòa


nhập theo quy định và được lập kế hoạch giáo dục cá nhân.
2. Được chăm sóc sức khỏe ban đầu; được khám bệnh, chữa bệnh không
phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.
3. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu.
4. Được giảm phí đối với các dịch vụ vui chơi, giải trí công cộng.
5. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Câu 4. Nhiệm vụ của trẻ em quy định tại Văn bản hợp nhất số
04/VBHN-BGDDT ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
về ban hành Điều lệ truờng mầm non,


2
1. Đi học đều; Tham gia đầy đủ các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục dành cho trẻ em; Thực hiện các quy định của nhà trường.
2. Có lời nói, cử chỉ lễ phép, có thói quen vệ sinh văn minh phù hợp lứa
tuổi.
3. Trang phục sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp lứa tuổi, thuận tiện cho các hoạt
động vui chơi và học tập.
4. Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, nhà trường, nhà trẻ và
nơi công cộng.
Câu 5. Yêu cầu về thiết bị, đồ dùng đồ chơi, tài liệu đối với trẻ em quy
định tại Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDDT ngày 24/12/2015 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Điều lệ truờng mầm non,
1. Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi và tài liệu hướng dẫn được sử dụng trong nhà
trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập theo quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
2. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập có trách nhiệm trang
bị thiết bị, đồ dùng, đồ chơi và tài liệu phục vụ chương trình giáo dục mầm non;
khuyến khích giáo viên sử dụng tài liệu, thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

3. Tài liệu hướng dẫn chăm sóc trẻ khuyết tật theo quy định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
Câu 6. Quy định phòng sinh hoạt chung tại Văn bản hợp nhất số
04/VBHN-BGDDT ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
về ban hành Điều lệ truờng mầm non,
1. Phòng sinh hoạt chung: Đảm bảo 1,5 - 1,8m2 cho một trẻ; đủ ánh sáng tự
nhiên và thoáng; nền nhà láng xi măng, lát gạch màu sáng hoặc gỗ. Được phép sử
dụng phòng sinh hoạt chung làm nơi ăn, ngủ cho trẻ mẫu giáo. Phòng sinh hoạt
chung có các thiết bị sau:
- Bàn, ghế của trẻ đúng quy cách và đủ cho số trẻ trong lớp;
- Bàn, ghế, bảng cho giáo viên;
- Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu;
- Hệ thống đèn, hệ thống quạt.
Câu 7. Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ quy định tại Văn bản hợp nhất
số 04/VBHN-BGDDT ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo về ban hành Điều lệ truờng mầm non,
Đối với nhóm trẻ: trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức
thành các nhóm trẻ. Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:
- Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ;
- Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ;
- Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ.


3
Câu 8. Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định tại Văn bản
hợp nhất số 04/VBHN-BGDDT ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về ban hành Điều lệ truờng mầm non,
Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi được tổ chức thành các
lớp mẫu giáo. Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:
- Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 25 trẻ;

- Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi: 30 trẻ;
- Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 35 trẻ.
Câu 9. Các tiêu chuẩn yêu cầu về phẩm chất, năng lực ở từng lĩnh vực
của chuẩn nghề nghiệp giảo viên mầm non theo Thông tư số 26/2018/TTBGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo.
- Tiêu chuẩn 2: phát triển chuyên môn, nghiệp vụ;
- Tiêu chuẩn 3: Xây dựng môi trường giáo dục;
- Tiêu chuẩn 4: Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng
đồng;
- Tiêu chuẩn 5: Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc thiếu số), ứng dụng
công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Câu 10. Quy trình đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non quy
định tại Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
Quy trình đánh giá
- Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
- Cơ sở giáo dục mầm non tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ
chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
mầm non;
- Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non thực hiện đánh giá và thông báo
kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến
của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua các
minh chứng xác thực, phù hợp.
Câu 11. Chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
được quy định tại Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ mỗi năm một lần vào cuối năm học.
2. Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non tổ chức đánh giá giáo viên theo
chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.

3. Trong trường hợp đặc biệt theo yêu cầu của cấp trên quản lý, cơ sở giáo
dục mầm non rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.
Câu 12. Các tiêu chí yêu cầu trong Tiêu chuẩn 2 (Phát triển chuyên
môn, nghiệp vụ) quy định tại Thông tư số 26/2018/TT-BGDDT ngày


4
08/10/2018 của Bộ truớng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy định
chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
Nắm vững chuyên môn nghiệp vụ sư phạm mầm non; thường xuyên cập
nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục, tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển toàn
diện trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non.
Câu 13. Mục đích ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên
GVMN quy dịnh tại Thông tư số 12/2019/TT-BGDDT ngày 26/8/2019 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trình bồi dường
thường xuyên giáo viên mầm non.
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non nhằm bồi dưỡng
kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với giáo viên mầm non;
là căn cứ để quản lý, chỉ đạo, tổ chức và biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi
dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo
viên mầm non (GVMN), đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, nâng cao mức độ đáp
ứng của giáo viên mầm non với yêu cầu phát triển giáo dục mầm non (GDMN)
và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Câu 14. Các module bồi dưồng thuộc tiêu chuẩn 1 (Phẩm chất nhà giáo)
quy định tại Thông tư 12/2019/TT-BGDDT ngày 26/8/2019 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trinh bồi dưỡng thuờng xuyên
giáo viên mầm non.
Các module bồi dưỡng thuộc tiêu chuẩn 1 (Phẩm chất nhà giáo) được quy

dịnh tại Thông tu 12/2019/TT-BGDDT ngày 26/8/2019 ban hành Chương trinh
bối dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non:
- GVMNI: Đạo đức nghề nghiệp của người GVMN
-GVMN 2: Quản lý cảm xúc bản than của người GVMN trong hoạt động
nghề nghiệp;
- GVMN 3: Rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMN.
Câu 16. Các module bồi dưỡng thuộc tiêu chuẩn 4 (Phối hợp với gia
đình và cộng đồng) quy định tại Thông tư 12/2019/TT-BGDDT ngày
26/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Dào tạo về ban hành Chương trinh
bối dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non.
- GVMN28: Phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng để bảo vệ
quyền trẻ em;
- GVMN29. Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em lửa tuổi mầm
non dựa vào cộng đồng:
- GVMN30: Vẫn đề lồng ghép giới trong GDMN;
- GVMN31: Quyền trẻ em, phòng, chống bạo hành và xứ lý vi phạm về
quyền trẻ em trong cơ só GDMN;
Câu 17. Các lĩnh vực phát triển của mục tiêu chương trình giáo dục
mẫu giáo quy dịnh trong chương trình GDMN


5
1. Phát triển thể chất,
2. Phát triển nhận thức;
3. Phát triển ngôn ngữ;
4. Phát triển tinh cảm và kỹ năng xa hội;
5. Phát triển thắm mỹ:
Câu 18. Những điều kiện giáo viên cần phải chú ý khi xây dụng các góc
hoạt động trong lớp học
1. Diện tích phòng học và đồ dùng học liệu;

2. Nội dung cụ thể từng chủ điểm;
3. Độ tuổi và số trẻ trong lớp.
Câu 19. Mục tiêu giáo dục mầm non quy định trong chương trình
GDMN.
- Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tinh
cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị
cho trẻ em vào lớp một;
- Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh li, năng lực và
phẩm chất mang tinh nền táng, những kl năng sống cần thiết phủ hợp với lửa
tuổi;
- Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm in, đặt nền tảng cho việc
học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Câu 20. Yêu cầu về nội dung giáo dục mầm non quy định trong chương
trình GDMN.
- Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ
dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và
cấp tiểu học;
- Thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc hiện thực, gắnvới cuộc sống
và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống.
- Phừ hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hải hòa giữa nuôi duỡng,
chăm sóc và giáo dục: giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh
nhẹn;
- Cung cấp kỹ năng sống phủ hợp với lứa tuổi, giúp trẻ em biết kinh trọng,
yêu mền, lễ phép với ông bà, cha me, thấy giáo, cô giáo, yêu quý anh, chị, em,
bạn bè, thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết,
thích đi học.
Câu 21. Mục đích đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo quy định
trong Chuơng trình GDMN.
Nhằm điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ một cách phù hợp.
* Đánh giá trẻ hàng ngày: Đành giá nhằm kịp thời diều chinh kể hoạch hoạt

động châm sóc, giáo dục trẻ hàng ngày.


6
* Đánh giá trẻ theo giai đoạn: Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh
vực phát triển theo giai đoạn (cuối chủ đếnháng, cuối mỗi độ tuổi) trên cơ sở đó
điều chính kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho giai đoạn tiếp theo.
Câu 22. Năng lượng phân phối cho các bữa ăn trong chương trình giáo
dục nhà trẻ quy định trong chương trình GDMN.
- Bữa ăn buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày.
- Bữn ăn buổi chiều cung cấp từ 25% đến 30% năng lượng cả ngày.
- Bữn ăn phụ cung cấp khoảng 5% đến 10% năng lượng cả ngày.
Câu 23. Yêu cầu về đánh giá sự phát triển của trẻ quy định trong
chương trình GDMN.
- Đánh giá sự phát triển của trẻ (bao gồm đánh giá trẻ hång ngày và đánh giá
trẻ theo giai đoan) nhằm theo dôi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây
dựng kế hoạch và kịp thời điều chinh kế hoạch giáo dục cho phủ hợp với trẻ, với
tỉnh hình thực tế ở địa phương.
- Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh
giá, coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua
quan sát hoạt động hằng ngày.
Câu 24. Nội dung giáo dục phát triển thế chất trong chương trình giáo
dục nhà trẻ quy định trong chương trình GDMN.
* Phát triển vận động
- Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
- Các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu;
- Các cử động bàn tay, ngón tay.
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khóe
- Tập luyện nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt;
- Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe;

- Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn.
Câu 25. Yêu cầu về phương pháp GDMN đổi với giáo dục nhà trẻ quy
định trong chương trình GDMN.
- Phương pháp giáo dục phải chú trọng giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự
yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ;
- Chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp,
tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc,
hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các
chức năng tâm - sinh lý:
- Tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích
nghi với nhà trẻ.
Câu 26. Các hoạt động giáo dục đối với trẻ mẫu giáo quy định trong
chương trình GDMN.


7
- Hoạt động chơi;
- Hoạt động học
- Hoạt động lao động.
- Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân.
Câu 27. Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường mầm non một
ngày của trẻ nhà trẻ (12 tháng tưởi đến 36 tháng tuổi) quy định trong
chương trình GDMN.
- Đối với trẻ 12-18 tháng và 18-24 tháng tuổi: 600 - 651 Kcal;
- Đối với trẻ 24 - 36 tháng: 765 - 893 Kcal.
Câu 28. Các hoạt động giáo dục lứa tuổi nhà trẻ quy định trong chương
trình GDMN.
- Hoạt động giao lưu cảm xúc;
- Hoạt động với đồ vật;

- Hoạt động chơi;
- Hoạt động chơi - tập có chủ định;
- Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân.
Câu 29. Các phương pháp giáo dục lứa tuổi mẫu giáo quy định trong
chương trình GDMN.
- Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm;
- Nhóm phương pháp trực quan - minh họa (quan sát, làm mẫu, minh hoạ).
- Nhóm phương pháp dùng lời nói;
- Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ;
- Nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá.
Câu 30. Lượng nước uống trong một ngày (kế cả nước trong thức ăn)
đối với trẻ nhà trẻ, trẻ mẫu giáo quy định trong chương trình GDMN.
Lượng nước uống trong một ngày (kể cả nước trong thức ăn) đối với trẻ nhà
trẻ, trẻ mẫu giáo được quy định tại Chương trình GDMN cụ thể:
- Đối với nhà trẻ: 0,8-1,6 lit/tré/ngày (kể cả nước trong thức ăn);
- Đối với trẻ mẫu giáo: 1,6-2,0 lit/tre/ngày (kể cả nước trong thức ăn).



×