Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Báo cáo kiến tập tại báo báo gia đình xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 29 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Kiến tập nghiệp vụ là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình
học tập. “Kiến” ở đây nghĩa là xem, là việc quan sát cách làm, đúc kết kinh
nghiệm thực tế để từ đó áp dụng cho bản thân.
Đối với sinh viên Báo chí nói chung và sinh viên khoa QHQT nói
riêng, kiến tập nghiệp vụ được coi là một môn học bắt buộc trong chương
trình đào tạo. Để đáp ứng yêu cầu bộ môn cũng như mong muốn của bản thân
được trải nghiệm thực tế tôi đã liên hệ kiến tập tại cơ quan Báo Gia đình và
Xã hội. ( />Trong thời gian kiến tập tại cơ quan (28/3/2016 – 22/4/2016), tôi đã
được anh chị trong cơ quan Báo Gia đình và Xã hội chỉ bảo tận tình, được
hướng dẫn cách làm báo,tham gia trực tiếp vào công việc nhờ đó tôi đã phần
nào tiếp cận được với thực tế nghề báo, vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã
học trên lớp để áp dụng vào thực tế.
Những kiến thức nền tảng đã được học trên ghế nhà trường đã giúp
chúng tôi bớt bỡ ngỡ trong thời gian đầu kiến tập, tuy thế thực tế chúng tôi đã
trải qua khó khăn hơn rất nhiều, nhưng cũng nhờ đó mà tôi đã rút ra nhiều
kinh nghiệm cho bản thân.

1


Giới thiệu về cơ quan kiến tập Báo Gia đình & Xã Hội

I.

Cơ quan báo in ra đời vào ngày 04/10.1999, báo điện tử Giadinh.net.vn
ra đời vào năm 2007. Báo Gia đình & Xã hội là cơ quan ngôn luận của Tổng
cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình – Bộ Y Tế, thực hiện chức năng báo chí
về dân số & kế hoạch hóa gia đình, Báo hoạt động theo quy định của luật báo
chí, tôn chỉ mục đích hoạt động của báo và quy định của tổng cục trưởng.
Báo là đơn vị sự nghiệp công lập, có tư cách pháp nhân, có có dấu


riêng, được mở tài khoản tại các Ngân hàng nhà nước.
Nhiệm vụ của cơ quan báo Gia đình & Xã hội

I.1
-

Thực hiện tôn chỉ, nhiệm vụ được ghi trong giấy phép xuất bản

-

Tổ chức biên tập, in ấn, xuất bản các sản phẩm báo chí truyền thông phục vụ
dân số, kế hoạch hóa gia đình theo yêu cầu

-

Tổ chức các hoạt động công tác xã hội, từ thiện, các hoạt động kinh doanh
nhiệm vụ theo quy định của pháp luật

-

Quản lí đội ngũ cán bộ, viên chức, phóng viên thuộc báo, các tài sản chính
được giao

-

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục giao

I.2

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Báo Gia đình & Xã Hội


I.2.1

Tổng biên tập
+ Là người đứng đầu cơ quan, trực tiếp lãnh đạo tòa toạn
+ Chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản về nội dung, ké hoạch hoạt
động của báo theo nhiệm vụ được giao
+ Quản lí cán bộ viên chức trong tòa soạn báo
+ Chịu trách nhiệm duyệt tin bài trước khi đăng.

I.2.2

Phó tổng biên tập
+ Là trợ thủ đắc lực của tổng biên tập
+ Duyệt tin bài trước khi đưa lên Tổng biên tập
+ Quản lí cán bộ nhân viên của cơ quan

2


+ Chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản về nội dung, ké hoạch hoạt
động của báo theo nhiệm vụ được giao
+ Đại diện cho Báo giữ mối quan hệ với các cơ quan tỉnh, thành phố
với đài phát thanh truyền hình và các cơ quan báo chí khác.
I.2.3

Thư kí tòa soạn.
+ Giúp lãnh đạo tòa soạn xây dưng kế hoạch chọn lọc, xử lí tin bài, ảnh
của phóng viên, cộng tác viên để trở thành sản phẩm báo chí
+ Quản lí những nguồn tin mới, trước khi làm thư kí tòa soạn đều phải

trải qua thời gian làm Phóng viên – biên tập viên.
+ Điều hành chung tin bài trên báo điện tử
1.2.4 Trưởng chuyên mục.
+ Định hướng nội dung cho CTV
+ Nhận tin bài từ phóng viên, CTV
+ Biên tập nội dung tin trước khi trình lên thư kí tòa soạn
1.2.5 Các bộ phận khác

-

Biên tập viên

-

Phóng viên

-

Bộ phận đánh máy

-

Dàn trang

-

Họa sĩ

-


Trực nhà in
1.3

Các ấn phẩm báo Gia đình & Xã hội

-

Báo gia đình xã hội có 4 ấn phẩm/tuần, và một số báo đặc biệt cuối tháng.

-

Các các chuyên san Sức khỏe phát hành 2 kì/ tháng

-

Chuyên san mẹ và bé phát hành mỗi kì /tháng

-

Các chuyên đề vùng sâu, vùng xa do nhà nước đặt để gửi về các vùng sâu
vùng xa

-

Các tờ tin biển đảo được phát miễn phí tới các vùng biển đảo cho bạn đọc

-

Ấn phẩm Tiềm năng Việt tiếng Nhật
3



1.4. Các hoạt động thông tin đối ngoại của tòa soạn
-

Là cơ quan ngôn luận của Tổng cục Dân số KHH – GĐ, có nhiệm vụ chính trị
là tuyên truyền đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về dân
số và KHH GĐ

-

Đưa tin tức về vấn đề dân số, y tế và những vấn đề khác trên thế giới

-

Triển khai các đề án, hợp đồng, tuyên truyền với các tổ chức nước ngoài dưới
sự cho phép của cơ quan chủ quản

-

Thực hiện các chương trình truyền thông của bộ y tế trên lĩnh vực y tế ra nước
ngoài

-

Phỏng vấn các cơ quan nước ngoài có trụ sở tại VN về lĩnh vực dân số

-

Thường xuyên đưa tin các cuộc họp báo của bộ ngoại giao

1.5 Liên hệ tòa soạn báo Gia đình & Xã Hội
Tòa soạn báo inToà soạn: 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
Tòa soạn báo điện tử: Tòa nhà lô D20 - Ngõ số 8 Tôn Thất Thuyết –
Mỹ Đình 2 – Nam Từ Liêm - Hà Nội.
Liên hệ
Điện thoại: 04.22120681 | Fax: 04.8463556
Điện thoại báo in Gia đình và Xã hội: 043.8463567 – Fax:
043.8463556
Đường dây nóng: Hà Nội: 043.8235807 máy lẻ 24 - 0904852222
Đường dây nóng: TP HCM: 082.2405776
Email:

4


Các hoạt động kiến tập

II.
1.
2.

Thời gian thực tập: Từ ngày 28/3-22/4/2016
Địa điểm thực tập: Tòa soạn báo điện tử: Tòa nhà lô D20 - Ngõ số 8 Tôn
Thất Thuyết – Mỹ Đình 2 – Nam Từ Liêm - Hà Nội.

3.

Hướng dẫn thực tập: Nguyễn Việt Anh – Thư kí tòa soạn

4.


Mục đích của đợt thực tập nghiệp vụ
Vận dụng những kiến thức đã học ở trường vào các công việc, hoạt
động của Báo, rèn luyện khả năng thích nghi với môi trường làm việc năng
động. Tăng cường sự hiểu biết về các kỹ năng như viết bài, dịch bài, phỏng
vấn, biên tập…
Mạnh dạn hơn trong công việc, từ những vấn đề gặp phải trong quá
trình thực tập rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu. Được trải
nghiệm, làm quen với môi trường làm việc tại cơ quan.
5. Các công việc được tham gia thực hiện tại cơ quan
Thời gian kiến tập tại cơ quan, nhờ sự hướng dẫn tận tình của các anh
chị trong tòa soạn và đặc biệt là anh Nguyễn Việt Anh tôi đã có thêm rất nhiều
kinh nghiệm quý báu. Những kiến thức trên nhà trường góp phần giúp chúng
tôi bớt bỡ ngỡ thế nhưng những gì trên thực tế mà chúng tôi được trải qua đã
giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều.

-

Được tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của cơ quan, quy trình đăng tải một bài báo
lên trang mạng điện tử

-

Đi cùng các anh chị trong cơ quan báo chí thực hiện một số đề tài được giao.

-

Thử sức với một số đề tài được giao

-


Tự nghĩ một số đề tài và thực hiện

-

Tham gia các cuộc họp báo của bộ ngoại giao

-

Tham gia một số hoạt động văn nghệ, thể thao tại cơ quan

5


6. Nhật kí kiến tập
Ngày
28/3 – 30/3

- Làm thủ tục xin kiến tập tại cơ qu
- Gặp mặt và làm quen với các anh
- Gặp cán bộ hướng dẫn Nguyễn V

1/4

- Tới cơ quan tìm hiểu về cơ cấu tổ

- Cùng tham gia đi phỏng vấn và h

2/4 – 3/ 4


- Thực hiện bài viết: Hà Nội “đẹp”

6


4/4 – 5/4

- Tiếp nhận đề tài Đêm nhạc Trịnh

6/4 – 7/4

- Lên tòa soạn tìm hiểu thông tin, đ
- thực hiện ý tưởng về ô nhiễm tại

8/4 – 9/4

- Tự ở nhà tìm đề tài viết : Ô nhiễm

10/4 – 11/ 4

- Lên cơ quan đọc sách báo, các ẩ

- Cùng chị Nông Thị Thuyết thực h

7


12/4

- Tìm kiếm thông tin trên internet đ

- Thực hiện đề tài: Người đàn ông

- Lên tòa soạn, đọc sách báo và ng
- Liên hệ với một số bạn bè đang k
13/4
14/4

- Cùng anh Nguyễn Việt Anh tới h

8


15/4 – 17/4
18/4 – 19/4

Sinh viên được nghỉ lễ Giỗ tổ Hùn
- Lên tòa soạn báo tìm hiểu thông t

- Cùng chị Nông Thị Thuyết thực h
20/4

21/4

- Lên cơ quan đọc sách báo, tìm hi

22/4

- Gặp cán bộ hướng dân Nguyễn V
- Cảm ơn các anh chị trong tòa soạ
- Bắt đầu viết báo cáo kiến tập


9


LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian kiến tập tại báo Gia đình & Xã hội, tôi xin chân thành
cảm ơn anh chị cán bộ hướng dẫn, các anh chị phóng viên, biên tập viên, cộng
tác viên của tòa soạn đã sắp xếp, hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình và tạo
mọi điều kiện thuận lợi để các sinh viên hoàn thành tốt đợt kiến tập đồng thời
có thêm sự trải nghiệm, kinh nghiệm và bài học quý báu cho công việc sau
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa quan hệ quốc tế
trong thời gian giảng dạy đã cung cấp cho sinh viên nhiều kiến thức, kinh
nghiệm quý báu và bổ ích để sinh viên có thể áp dụng vào thực tế khi đi thực
tập tại các cơ quan nghiệp vụ.
Thời gian kiến tập tại cơ quan, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên
không tránh khỏi nhiều thiếu sót mong các anh chị trong cơ quan chiếu cố và
giúp đỡ

Sinh viên
Bùi Thị Điểm lớp TTĐN K33A2

10


III.

Các sản phẩm kiến tập
Bài 1 Trẻ bị lạm dụng tình dục mặc cảm và kinh hãi sự "bẩn thỉu" của

người lớn

GiadinhNet - Trẻ em là đối tượng non nớt, xâm hại tình dục trẻ em lại
mang tính an toàn cao (khả năng lây bệnh). Trong khi xã hội nhiều phức
tạp, đạo đức xuống cấp, nhiều gia đình lại mang tâm lý xấu hổ... đã khiến
cho tình trạng này ngày càng gia tăng.
Theo số liệu thống kê mới đây, đã có khoảng 5300 vụ xâm hại tình dục trẻ em
trong vòng 5 năm (2011-2015), đặc biệt, nạn nhân là trẻ em nam đang có xu
hướng gia tăng.
Trong tháng 3/2016 đã có nhiều vụ việc khiến dư luận bàng hoàng: Một thầy
giáo ở Nghệ An bị tố có hành vi dâm ô với nhiều học sinh lớp 3 hồi đầu
tháng; thầy giáo luồn tay qua nách học sinh (THCS) để… chỉ bài; công an xã
hiếp cháu họ; bảo vệ ở một trường tiểu học bán trú tại Lào Cai dâm ô 23 học
sinh từ 6 – 11 tuổi.
Ngày 1/4, PV Báo Gia đình & Xã hội có cuộc trao đổi với bà Ninh Thị Hồng Ủy viên Thường vụ, Thường trực Trung ương Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt
Nam. Bà Hồng cho biết,đối tượng trẻ em bị xâm hại tình dục thường là những
trẻ không được quan tâm đúng mức; trẻ em lang thang, cơ nhỡ; trẻ em ở vùng
sâu, vùng xa.

11


Trường tiểu học bán trú La Pán Tẩn (Mường Khương, Lào Cai) - nơi xảy ra
vụ việc bảo vệ dâm ô hơn 20 học sinh nữ. Ảnh: Cao Tuân
Bà Hồng đánh giá: “Không chỉ ở những nơi nghèo khó mà ngay cả trong gia
đình đầy đủ nhưng bố mẹ sao nhãng, không quan tâm đến con mình thì trẻ
cũng rất dễ bị kẻ xấu lạm dụng. Trẻ em lang thang, cơ nhỡ, đi làm xa gia đình
và tiếp xúc với những đối tượng không tốt. Những em bé đi bán báo, đánh
giầy, ăn xin…, vào những tụ điểm tập trung những đối tượng xấu, “vô công
rồi nghề” thì sẽ rất dễ bị xâm hại.

Thứ ba, trẻ em ở vùng xâu, vùng xa: dân cư thưa thớt, khoảng cách giữa các
gia đình quá xa, bản thân trẻ cũng thiếu hiểu biết nên rất dễ bị các đối tượng
xấu lợi dụng. Chỉ đơn giản như có người bán hàng đi ngang qua, xin nhờ vào
ngồi nghỉ và thấy không có ai khác ở nhà thì tự nhiên sẽ nảy sinh ý định xâm
hại – điều này rất dễ xảy ra”.
Dễ hận thù, bế tắc
Về tác hại nghiêm trọng đối với trẻ em nam khi bị xâm hại tình dục, bà Hồng
nói: “Tuy chưa có nghiên cứu về tác hại nghiêm trọng khác biệt với trẻ em nữ
bị xâm hại tình dục. Nhưng thường thì các em nam sẽ cảm thấy rất ngỡ
ngàng, ghê tởm vì không hiểu tại sao người lớn lại có hành vi như thế đối với
mình, dẫn tới xấu hổ, mặc cảm và kinh hãi sự “bẩn thỉu” của người lớn, vì
thế mà rơi vào bế tắc, khinh ghét dẫn đến sự phát triển không bình thường.
Không thể khẳng định chính các em bị lạm dụng thì sau này sẽ trở thành tội
phạm lạm dụng tình dục, nhưng chắc chắn các em sẽ phát triển không bình
thường, dễ hận thù và bế tắc với cuộc sống, dễ sa vào các tệ nạn xã hội
khác."

12


Bà Ninh Thị Hồng - Ủy viên Thường vụ, Thường trực Trung ương Hội Bảo
vệ Quyền trẻ em Việt Nam. Ảnh: Việt Nguyễn
Theo đại diện Trung ương Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam, đối với trẻ em
nữ, đối tượng xâm hại tình dục chủ yếu là người thân quen, đã lấy được lòng
tin của các bé. Đối với các em nam đi bán vé số, đánh giầy, bán báo ở những
khu du lịch… thì các em có thể gặp những người chưa thân quen bao giờ
nhưng lại rất dễ bị họ dụ dỗ: cho tiền, rủ rê đi chơi… thì các em thường tin và
đi theo.
Xâm hại tình dục trẻ em nam hầu như không xảy ra ở nơi vùng xâu, vùng xa.
Ngược lại, những nơi như khu du lịch, thành phố sôi động, nhiều quán bar,

nhiều tụ điểm của những người đồng tính thì mới hay xảy ra xâm hại tình dục
trẻ em nam.
Xâm hại trẻ em “an toàn” hơn xâm hại người lớn
Có nhiều nguyên nhân khiến cho tình trạng này gia tăng. Theo bà Hồng, trước
hết là do tính phức tạp trong xã hội hiện nay: “Trật tự xã hội của chúng ta
hiện nay bị đảo lộn, khó quản lý, đặc biệt là văn hóa phẩm độc hại trên
Internet. Đơn cử như trên Facebook hiện nay, rất nhiều những hình ảnh đồi
trụy mà trẻ em không nên xem; hoặc trong sách báo, phim ảnh thì cũng
không có những chương trình giáo dục riêng cho trẻ em trong khi trẻ không
hiểu đó là gì nhưng lại rất tò mò.
Thứ hai, đạo đức xã hội xuống cấp, nhiều người lớn, đặc biệt là nhiều đối
tượng không nghề nghiệp, đua đòi, ăn chơi, khi có nhu cầu quan hệ tình dục
thì thường “nhắm” vào đối tượng là trẻ em. Vì các em còn non nớt, chưa biết
tự bảo vệ, đồng thời – xâm hại tình dục trẻ em lại mang tính an toàn hơn (khả
năng bị lây bệnh thấp).
Thứ ba, tâm lý của nhiều gia đình người Việt cho rằng đó là điều đáng xấu hổ
nên không dám tố cáo mà chỉ âm thầm thương lượng để giải quyết nên dẫn
đến nhiều kẻ có hành vi xấu nhưng vẫn nhởn nhơ và dẫn đến nguy cơ tái diễn
hành vi".
Phải cho trẻ biết: "Không phải người lớn nào cũng tốt”
Từ nhỏ, trẻ em đã được dạy là phải biết nghe lời người lớn, tuân theo những
chuẩn mực mà người lớn đặt ra. Vì vậy nhiều em khi gặp người xấu thì vẫn
nghe theo nên việc xâm hại tình dục càng dễ xảy ra.

13


“Phụ huynh cần phải cho con mình biết rằng không phải người lớn nào cũng
tốt, nhất là không được nghe lời người lạ, đặc biệt là những người “xui” các
em làm việc và lại nói là “đừng nói với ai nhé”.

Các đối tượng này thường hăm dọa các em, ví dụ nếu nói ra thì sẽ giết
chết…, thì bố, mẹ phải nói với trẻ rằng đừng sợ, nếu gặp phải trường hợp
như vậy thì phải nói ra cho bố mẹ, người lớn khác biết để giúp các em”.
Từ vụ việc hàng loạt trẻ em bị xâm hại tại trường tiểu học bán trú ở Lào Cai,
bà Hồng cho biết:
“Hội BVQTE đã có kiến nghị những nơi nuôi dưỡng trẻ em tập trung thì cần
phải rất chú ý. Phải thi tuyển nhân viên, cán bộ để phải chọn những người có
phẩm chất đạo đức tốt. Dù vậy thì vẫn không thể tin tưởng hoàn toàn mà phải
luôn cảnh giác”.
Nông Thuyết - Bùi Điểm/Báo Gia đình & Xã hội
Link: />
Bài 2
Hà Nội “đẹp” khó tin trong những ngày nồm ẩm khó chịu

GiadinhNet - Ảnh hưởng của đợt không khí lạnh, Hà Nội và các tỉnh Miền
Bắc đã duy trì thời tiết rét vào ban đêm, có mưa và sương mù từ sáng sớm
suốt từ 28/3.
GiadinhNet – Trời nồm ẩm khiến nền, tường nhà và các vật dụng trong gia
đình trở nên ẩm mốc. Một vài gợi ý dưới đây có thể khắc phục tình trạng trên.
Diễn biến thời tiết này khiến trời nồm ẩm trên diện rộng. Nhiều tuyến đường
ở Hà Nội được bao phủ bởi sương mù dày đặc, đặc biệt là vào ban đêm, rạng
sáng.
Độ ẩm không khí lớn, có thể trên 75% thậm chí xấp xỉ 100% kèm mưa phùn
kéo dài khiến hơi nước đọng trên bề mặt đường lẫn nền nhà, tường nhà. Dân
gian thường gọi đây là hiện tượng nhà bị “đổ mồ hôi”.

14


Trời nồm ẩm kéo dài nhiều ngày cũng làm nhiều người mắc các chứng bệnh

liên quan đến đường hô hấp, cơ thể dễ mệt mỏi, khó chịu.
Bắt đầu từ sáng nay (3/4), nền nhiệt chung của toàn miền Bắc đã tăng nhẹ, độ
ẩm không khí cũng giảm mạnh, trời không thoáng hơn.
Một số hình ảnh do phóng viên ghi nhận trong các ngày Hà Nội bị sương mù,
mưa phùn bao phủ:

Hiện tượng sương mù bao trùm thành phố khiến việc lưu thông trên đường
khó khăn hơn.

15


Hình ảnh chụp buổi trưa ngày 2/4 tại Hà Nội.

Mặt đường ẩm ướt dễ bám bẩn khiến công nhân vệ sinh môi trường cũng vất
vả hơn.

16


Sương mù giấu mất một phần những tòa cao ốc.

Nhưng với ai yêu sự lãng mạn, khung cảnh buổi đêm với sương mù mịt làm
cho Hà Nội... có vẻ đẹp hơn.

17


Mặt đường, dù lượng mưa không đáng kể, luôn ướt át.


Những con phố như nên thơ hơn nhờ... trời nồm.

18


Dù vậy, ít người muốn ra đường trong tiết trời không mấy dễ chịu thế này.
Hồng Thúy - Bùi Điểm/Báo Gia đình & Xã hội
Link bài: />
19


Bài 3: Danh ca Khánh Ly nhớ lại tiếng gọi "Mai!" của Trịnh Công Sơn
GiadinhNet - Trong đêm nhạc Khánh Ly -Trịnh Công Sơn - "Đời cho ta thế!",
danh ca Khánh Ly vừa hát tặng sinh viên vừa bồi hồi ôn lại những kỉ niệm với
cố nhạc sỹ.
Kỷ niệm 15 năm (1/4) ngày mất của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tối 4/4, tại
sân khấu của đại học Văn hóa Hà Nội, đêm nhạc Khánh Ly -Trịnh Công Sơn
-"Đời cho ta thế!” đã thu hút được hàng trăm bạn sinh viên Thủ đô tới dự.
50 năm trước Khánh Ly và Trịnh Công Sơn đã ấp ủ giấc mơ cùng nhau lãng
du trên khắp mọi miền đất nước để hát cho sinh viên nghe những bản tình ca
về cuộc đời, về con người. Giấc mơ đó đã trở thành hiện thực.

Khánh Ly trong đêm nhạc Đời cho ta thế!. Ảnh: Đình Việt
Nữ danh ca đã trên 72 tuổi nên giọng hát có phần đuối hơn trước. Bà cũng
chia sẻ thẳng thắn: “Tôi học ít lắm, cũng chẳng biết gì về âm nhạc cả. Trước
đây ông Trịnh Công Sơn cũng không hề dạy tôi hát, ông chỉ hát hai, ba lần rồi
tôi nghe và hát lại. Có nhiều lần tôi hát sai, nhưng ông Trịnh cũng không nói
tôi hát sai thì phải hát lại nên thành thử tôi sai luôn 50 năm rồi”.
Dù vậy mỗi khi “Diễm Xưa” hay “Còn tuổi nào cho em”… cất lên, khán giả
trẻ vẫn vỗ tay không ngớt.


20


Nhớ lại lần gặp gỡ định mệnh đưa đến nhân duyên âm nhạc, Khánh Ly rưng
rưng nước mắt: “Trước khi gặp Trịnh Công Sơn tôi là một cô bé khá ngớ
ngẩn. Tôi ở Đà Lạt, tôi nghĩ không bao giờ tôi bỏ nơi đây mà đi được, đến khi
gặp ông. Ông tập nhạc cho tôi rồi kêu tôi đi cùng về Sài Gòn hát.
Lần ấy tôi từ chối vì tôi nghĩ là chẳng ai biết mình là ai, Sài Gòn không có
chỗ cho mình. Một đứa vô danh tiểu tốt hát hò chẳng đến đâu, nhiều khi ban
nhạc, phòng trà không cho hát, thì tôi cứ ở Đà Lạt mà là người của Đà Lạt đã
là hạnh phúc lắm rồi”.

Nữ danh ca 72 tuổi tự nhận mình đã được Trịnh Công Sơn cho quá nhiều.
Ảnh: Đình Việt
Đến năm 1967, Khánh Ly gặp lại nhạc sĩ Trịnh Công Sơn một cách đầy bất
ngờ trên đường Lê Thánh Tôn, Sài Gòn. Nữ danh ca nhớ lại: “Tự dưng thấy
tiêng kêu "Mai!", thì ra là ông Trịnh Công Sơn. Thú thật là lúc đó tôi không
mừng lắm đâu, chỉ là gặp lại một người biết mình thôi, chưa biết họ đối xử
với mình thế nào. Ông ấy rủ đi hát, hát ở ngay đó, rồi chỉ sau một đêm thôi,
tôi được mọi người biết đến, có một con bé ở đà lạt về nó tên là Khánh Ly”.
Bà cũng chia sẻ, với những ai yêu nhạc Trịnh thì những ngày đầu tháng Tư là
thời gian tưởng nhớ cố nhạc sĩ nhân từ Trịnh Công Sơn, nhưng đối với bà thì
ngày nào cũng nhớ bởi những gì bà nhận được từ ông là quá lớn.

21


“Ông cho tôi những điều hạnh phúc quá lớn đến nỗi tôi nghĩ rằng, được hạnh
phúc đó tôi có thể mất đi những niềm vui khác trong cuộc đời mình tôi cũng

chấp nhận”, Khánh Ly trải lòng.

Bùi Điểm/Báo Gia đình & Xã hội
Link: />
22


Bài 4 : Người đàn ông chờ 22 năm mới được làm bố: "Tôi từng nghĩ
mình lấy phải của nợ!"
GiadinhNet - Anh Dương Văn Chiên (Hà Đông, Hà Nội) – người đàn ông
hiếm muộn con này từng nghĩ “mình đã rước về một của nợ”, nhưng chính
“của nợ” ấy đã cho anh có 2 đứa con sau 22 năm khát khao làm bố.
Không có con – 13 năm vợ chồng tan thành mây khói
Ngôi nhà cấp 4 tuềnh toàng tại tổ dân phố Hoàng Văn Thụ (Dương Nội, Hà
Đông) là tổ ấm của gia đình anh Dương Văn Chiên (48 tuổi) và chị Vương
Thị Thân (36 tuổi).
Trước đó, anh Chiên đã có một đời vợ (kết hôn năm 1990). Sau đó, anh phát
hiện mình bị bệnh tim, vì thế càng vội vàng muốn sinh con nhưng mãi không
được.
Năm 1992, bệnh viện báo anh bị vô sinh bẩm sinh. Từ đó, anh hết lực làm
việc và chạy chữa khắp nơi, uống đủ loại thuốc nhưng cũng không hiệu quả.
Anh thất vọng, nhiều lần tìm đến cái chết. Sau 13 năm chung sống thì cuộc
hôn nhân ấy tan vỡ (ly hôn năm 2005).

Ngôi nhà cấp 4 tuềnh toàng của anh Chiên và chị Thân hiện tại. Ảnh: Bùi
Điểm

23



Chiều 11/4, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, anh Chiên nói: “Tôi đã
nhịn, vì đứa con đầu không phải con mình nhưng vẫn cố nuôi, nhưng không
may lại mắc bệnh qua đời, đến đứa thứ hai thì tôi không nhịn được nữa.
Cô ấy không thổi cơm phần tôi, không đổ bã thuốc tôi uống... 10 ngày ăn mì
tôm, ăn quán, lại đang ốm yếu, thèm cơm quá nên một hôm tôi tự nấu cơm ăn,
không ngờ ăn xong thì bị nôn hết ra và lẫn cả máu. Người nhà đưa tôi đi viện,
nhưng cô ta đã không buồn đưa tôi đi!
Rồi khi đến thì cô ấy buông cho tôi một câu tức tưởi: “Anh không nghĩ gì đến
em!”. Tôi chảy nước mắt, trong khi đã nhẫn nhịn nuôi hai đứa con “hoang”
của cô ta thì cô còn muốn tôi phải nghĩ thế nào nữa…?”.
“Tôi quyết tâm làm lại cuộc đời! Tôi cố gắng đi trong thiên hạ xem có ai đồng
ý lấy mình không… Tôi không cần phải xinh đẹp hay khôn khéo, chỉ cần họ
đồng ý và có hy vọng sinh được con. Thế là tôi bảo với bố: “Cho con đi tìm
gái “quá lứa lỡ thì” mà họ đang thèm khát có chồng, cũng là làm phúc đức
giúp họ.
Ở đâu có người “quá lứa lỡ thì” thì tôi vào hỏi thăm. Nhưng gặp nhiều trục
trặc lắm, vì nếu người trong nhà họ biết thì lại phá ngang, ngăn cản không cho
lấy, hoặc là lại bảo tôi đến nhà khác tìm…”.
Tìm bò, “mua” được vợ mới
Năm 2007, anh Chiên khi đó 39 tuổi đi tìm mua bò về nuôi. Anh bảo: "Có
người “vẽ” cho là ở làng So (xã Cộng Hòa, Hoài Đức) có một người chưa có
chồng”. Đó chính là chị Vương Thị Thân, sinh năm 1980, khi đó 28 tuổi.

Hai bé - Lập và Công chào đời 4 năm trước, là niềm hạnh phúc của đôi vợ
chồng luống tuổi. Ảnh: Bùi Điểm
24


"Trông thì cũng biết là cô ấy “chậm”, không phải người nhanh nhảu. Chỉ
nghĩ “thôi, không nhanh nhảu nhưng lấy về bảo ban nhau làm ăn, lấy một, hai

đứa con rồi trông cậy về sau.
Tôi “mặc cả” đến nơi đến chốn: “Người ta nói bỏ vợ là thất đức, ông trời sẽ
trừng phạt. Nếu là tại tôi thì vợ chồng dắt nhau đi viện sinh con, nếu tại cô thì
tôi sẽ lấy thêm vợ lẽ. Đồng ý vậy thì nên vợ chồng, không thì thôi. Tôi đã
nghĩ là cô ấy sẽ không đồng ý, nghĩ rằng mình sẽ phải đi “chỗ khác”. Dù bố
mẹ bên đó đồng ý nhưng cô ấy từ đầu không nhận lời, nhưng được 10 ngày –
tôi nói 3 lần thì cô ấy đồng ý”, anh Chiên kể.
“Của nợ" mang đến "báu vật trần gian"
Một người hàng xóm nói: “Ông chiên cũng đáo để lắm đấy. Được cái cô Thân
này hiền, biết nhẫn nhịn nên mới sống được với nhau”.
Chị Thân vốn không phải là người lanh lợi - theo lời anh Chiên. Mặc dù ban
đầu đã nhận lời nhưng khi lấy về lại không đồng ý cùng chồng đến bệnh viện
chạy chữa.

Nhiều người không biết thì cứ nhầm tưởng anh Chiên (48 tuổi) đang chơi đùa
với cháu. Ảnh: Nông Thuyết

25


×