“Nghiên cứu giá trị văn hóa truyền thống nhằm thay đổi hành vi trong ngơn
ngữ giao tiếp và văn hóa ứng xử của học sinh THPT”
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mỗi con người từ khi được sinh ra đến lúc trưởng thành và trong suốt
cuộc đời đều phải trải qua q trình học tập, tích lũy tri thức. Quá trình học tập
được bắt đầu từ nhỏ, khi “học ăn, học nói” đến việc chiếm lĩnh những tri thức
của nhân loại . Quá trình này diễn ra trong cuộc sống một cách tự nhiên, gần gũi
và sau đó là ở trường, lớp trong một hệ thống giáo dục. Những tri thức mà mỗi
chúng ta tiếp nhận, lĩnh hội được rất phong phú, ở nhiều phạm vi, lĩnh vực khác
nhau. Những tri thức đó khơng chỉ giúp chúng ta có thể sinh tồn, tạo nên những
giá trị vật chất và tinh thần, mà điều vơ cùng quan trọng đó là giúp mỗi con
người hồn thiện nhân cách, sống có đạo đức, có văn hóa.
Trong q trình học tập, nếu như các mơn khoa học tự nhiên giúp con
người hình thành tư duy logic, nhìn nhận, lý giải mọi hiện tượng khách quan của
đời sống thì các mơn khoa học xã hội lại có vai trị đặc biệt quan trọng đối với
việc giáo dục, hoàn thiện nhân cách, đạo đức, hành vi của mỗi con người.
Trong số các môn khoa học xã hội, môn Ngữ văn là một môn học được
mỗi người tiếp cận sớm và có ý nghĩa giáo dục một cách sâu sắc. Từ thưở ấu
thơ, chúng ta lớn lên đều thấm thía lời ru của mẹ, câu chuyện cổ tích của bà.
Đến khi học ở trường, mỗi hình tượng văn học, mỗi chi tiết nghệ thuật, mỗi
thông điệp đến từ tác phẩm đều có sức ám ảnh lớn, dường như theo suốt cuộc
đời mỗi con người.
Ở kho tàng văn học Việt Nam, ca dao, tục ngữ, thành ngữ là những thể
loại trong văn học dân gian đã trở nên quá quen thuộc với bạn đọc. Những câu
ca dao, tục ngữ, thành ngữ giáo dục nhân dân về những giá trị truyền thống,
những đạo lí tốt đẹp của dân tộc. Nhưng ít ai để ý rằng, ở một khía cạnh khác, ca
dao, tục ngữ, thành ngữ còn đề cập tới một nét đẹp văn hóa trong ngơn ngữ giao
tiếp, trong hành vi ứng xử của con người. Từ những câu ca dao, tục ngữ, thành
ngữ cách đây nhiều thế kỉ, trải qua những thăng trầm của thời gian, cho đến tận
1
ngày nay vẫn còn nguyên giá trị và ngày càng tơ đậm nét đẹp văn hóa của cộng
đồng người Việt.
Tuy nhiên, sự phát triển không ngừng của xã hội, của thời đại công nghệ
số, cuộc sống số đã ảnh hưởng không nhỏ tới ngôn ngữ giao tiếp và hành vi ứng
xử của con người, nhất là của giới trẻ hiện nay. Vậy làm thế nào để phát huy
được những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp? Gắn kết được truyền thống với
hiện đại? Kết nối được những giá trị của văn học- văn hóa dân gian với cuộc
sống đương đại? Giáo dục cho mọi người và đặc biệt là học sinh THPT có cách
ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội?...Đó
chính là lí do thơi thúc chúng em thực hiện đề tài này. Thơng qua việc tìm hiểu
phong tục, tập qn, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, nhất là thơng
qua tìm ca dao, tục ngữ, thành ngữ để hướng tới thay đổi nhận thức và hành vi
trong ngơn ngữ giao tiếp và văn hóa ứng xử của học sinh THPT.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Việc tìm hiểu, nghiên cứu một số câu ca dao, tục ngữ,
thành ngữ quen thuộc và những phong tục tập quán của người Việt cùng với sự
quan sát thực tế đời sống sẽ giúp chúng em phát hiện và khẳng định những giá
trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhất là trong quan hệ ứng xử giữa
người với người trong cộng đồng thông qua ngôn ngữ giao tiếp và văn hóa ứng
xử. Từ đó, giúp giới trẻ nói chung và học sinh THPT nói riêng có nhận thức
đúng đắn về vấn đền này. Đó cũng chính là q trình tự hồn thiện nhân cách để
biết sống một cách có trách nhiệm, sống có văn hóa.
Ý nghĩa thực tiễn: Thơng qua việc đề xuất phương hướng và một số số
giải pháp nhằm thay đổi ngôn ngữ giao tiếp và văn hóa ứng xử của học sinh
THPT, chúng em mong muốn đóng góp vào q trình giáo dục, hồn thiện nhân
cách, kỹ năng, thái độ sống và hành vi ứng xử cho học sinh THPT. Góp phần
xây dựng, bồi đắp vẻ đẹp tâm hồn của người Việt trẻ: Sống có đạo hiếu, nghĩa
tình, biết yêu thương và trân trọng tình yêu thương, biết coi trọng những giá trị
tinh thần, biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Viêt.
3. Mục tiêu nghiên cứu
2
- Mục tiêu chung: Nghiên cứu, tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống của
người Việt xưa và nay để từ đó đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm
thay đổi nhận thức và hành vi của học sinh THPT trong ngơn ngữ giao tiếp và
văn hóa ứng xử.
- Mục tiêu cụ thể:
Khảo sát, phân tích, tìm hiểu những phong tục, tập quán, thói quen của
người Việt trong sử dụng ngơn ngữ giao tiếp và văn hóa ứng xử. Qua đó, thừa
nhận, khẳng định từ xưa đến nay ngơn ngữ giao tiếp và văn hóa ứng xử đã trờ
thành một nét đẹp văn hóa của cộng đồng.
Nghiên cứu, tìm hiểu các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ để từ đó thấy
được những ý nghĩa sâu sắc mà người xưa muốn gửi gắm qua việc sử dụng lời
nói và cách ứng xử. Đồng thời gắn, nối với thực trạng nói năng, ứng xử của học
sinh THPT trong xã hội hiện nay.
Nghiên cứu, khảo sát thực trạng sử dụng ngơn ngữ giao tiếp và văn hóa
ứng xử để thấy được độ “chênh” giữa nét đẹp văn hóa truyền thống xưa với thực
trạng sử dụng ngôn ngữ giao tiếp và văn hóa ứng xử hiện nay của học sinh
THPT. Từ đó, đề xuất phướng hương và một số giải pháp nhằm cải thiện ngơn
ngữ giao tiếp và văn hóa ứng xử của học sinh THPT trên cơ sở phát huy những
giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Đánh giá mức độ tích cực và hiệu quả của đề tài thông qua việc khảo sát
sự thay đổi trong nhận thức và hành vi của học sinh sau khi đề tài đi vào thực
nghiệm. Từ đó tiếp tục hồn thiện và dự kiến hướng triển khai tiếp theo của đề
tài.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Do quỹ thời gian không nhiều và khả năng nghiên cứu của học sinh bậc
THPT còn có nhiều hạn chế nên chúng em nghiên cứu đề tài ở quy mô nhỏ.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài như vậy, nhóm nghiên cứu đề tài xác
định số lượng khảo sát, giới hạn thời gian nghiên cứu, giới hạn về mục tiêu, nội
dung nghiên cứu như sau:
3
Về số lượng khảo sát: Nhóm nghiên cứu triển khai đề tài tại trường THPT
Phương Xá ( xã Phương Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) với 1.145 học sinh
và 21 giáo viên dạy các môn khoa học xã hội.
Về thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2019 đến tháng 11/2019.
Về mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài này chúng em muốn thay đổi
nhận thức và hành vi của học sinh THPT hiện nay trong sử dụng ngôn ngữ giao
tiếp và văn hóa ứng xử.
Về nội dung nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu giá trị văn hóa truyền thống thể
hiện qua sử dụng ngơn ngữ giao tiếp và văn hóa ứng xử; nghiên cứu thực trạng
và đề xuất một số giải pháp nhằm thay đổi hành vi sử dụng ngôn ngữ giao tiếp
và văn hóa ứng xử đối với đối tượng là học sinh bậc THPT.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được những mục tiêu đã đặt ra, nhóm nghiên cứu đã sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu lí luận về việc kế thừa và
phát huy những giá trị truyền thống văn hóa nhằm góp phần giáo dục học sinh
THPT trong ngơn ngữ giao tiếp và văn hóa ứng xử để xây dựng cơ sở lí luận của
đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
5.2.1. Phương pháp khảo sát bằng câu hỏi (Phiếu điều tra).
Xây dựng các câu hỏi dành cho giáo viên và học sinh THPT để khảo sát,
các cuộc phỏng vấn nhanh để thu thập thông tin về ngôn ngữ giao tiếp và văn
hóa ứng xử của học sinh THPT.
5.2.2. Phương thức điều tra và cách thức xử lí số liệu.
Phương thức điều tra
- Xây dựng mẫu phiếu điều tra dành cho cha mẹ học sinh, học sinh và giáo viên
về việc sử dụng ngơn ngữ giao tiếp và văn hóa ứng xử hiện nay.
Cách thức xử lí số liệu.
4
- Sau khi tiến hành điều tra, khảo sát thông qua các phiếu, các cuộc phỏng vấn
nhanh, trên cơ sở thơng tin thu thập được, tiến hành phân tích, xử lí số liệu để
đưa ra những nhận xét mang tính trung thực, khách quan nhất về đề tài.
- Lập bảng tổng hợp và bieur đồ về hành vi sử dụng ngơn ngữ giao tiếp và văn
hóa ứng xử của học sinh THPT.
5.2.3. Phương pháp quan sát.
Tiến hành quan sát học sinh trong những giờ ra chơi, trong giao tiếp với
bạn bè để nắm được cách sử dụng ngôn ngữ giao tiếp và văn hóa ứng xử hiện
nay.
Sau khi tiến hành thực nghiệm ở các trường phổ thơng, nhóm nghiên cứu
tiếp tục khảo sát để đánh giá mức độ hiệu quả của đề tài, sự thay đổi trong nhận
thức và hành vi của học sinh THPT, từ đó dự kiến hướng triển khai tiếp theo của
đề tài.
6. Nội dung nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giá trị văn hóa truyền thống
nhằm thay đổi hành vi trong ngơn ngữ giao tiếp và văn hóa ứng xử của học
sinh THPT”, chúng em tiến hành nghiên cứu những nội dung sau:
Thứ nhất, nghiên cứu những hiểu biết về việc sử dụng lời ăn, tiếng nói và
văn hóa ứng xử của người Việt xưa và sự phản ánh những vấn đề đó ca dao, tục
ngữ, thành ngữ.
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng của vấn đề ngôn ngữ và ứng xử trong xã
hội nói chung và học sinh bậc THPT nói riêng.
Thứ ba, nghiên cứu sự kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyện
thống giúp học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và nét đẹp trong văn
hóa ứng xử.
Thứ tư, nghiên cứu các giải pháp nhằm thay đổi hành vi của học sinh
THPT ngôn ngữ giao tiếp và văn hóa ứng xử.
Thứ năm, tiến hành thảo luận và đánh giá hiệu quả của đề tài .
7. Điểm mới của đề tài
5
Lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội- hành vi từ lâu đã thu hút sự quan
tâm của các nhà khoa học, các nhà xã hội học…. Tuy nhiên, việc gắn nối các
phong tục tập quán, các tác phẩm văn học dân gian với thực tế cuộc sống hiện
tại, để từ đó rèn luyện, hình thành ý thức và kỹ năng sống cho học sinh chưa
được chú trọng đúng mức. Hơn nữa, việc gắn nối, phát huy những giá trị văn
hóa truyền thống để thay đổi hành vi sử dụng ngơn ngữ giao tiếp và văn hóa ứng
xử hồn tồn là một mảnh đất cịn bỏ ngỏ. Vì thế, chúng em hi vọng rằng, đề tài
có thể mở ra một hướng nghiên cứu mới, khai thác và tìm hiểu những trường
hợp tương tự.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, phụ lục…
đề tài gồm 4 chương, trong đó các chương gồm nhiều mục nhỏ được đánh số thứ
tự để tiện theo dõi. Cụ thể phần nội dung của đề tài được cấu trúc như sau:
Chương 1: Đi từ việc “Tìm hiểu nét đẹp văn hóa truyền thống của
người Việt trong ngơn ngữ giao tiếp và văn hóa ứng xử ở văn học dân gian”.
Chương 2: Đến “Thực trạng sử dụng ngơn ngữ giao tiếp và văn hóa
ứng xử của giới trẻ và học sinh THPT hiện nay.
Chương 3: Để “Kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống góp phần thay đổi hành vi trong ngơn ngữ giao tiếp và văn hóa ứng
xử của giới trẻ và học sinh THPT hiện nay”.
Chương 4: Từ đó “Đề xuất một số giải pháp nhằm thay đổi hành vi
trong ngôn ngữ giao tiếp và văn hóa ứng xử của giới trẻ và học sinh THPT
hiện nay”.
Chương 5: Cuối cùng tiến hành “Thảo luận và đánh giá hiệu quả của
đề tài ”.
6
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU NÉT ĐẸP VĂN HĨA TRUYỀN THỐNG CỦA
NGƯỜI VIỆT TRONG NGÔN NGỮ GIAO TIẾP VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ
Ở VĂN HỌC DÂN GIAN.
1.Khái niệm văn hóa và văn học dân gian.
1.1. Khái niệm văn hóa:
“ Văn hóa” là một khái niệm mang nội hàm rất rộng, bao gồm nhiều cách
hiểu khác nhau.
Theo tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc UNESCO: Văn
hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia, từ
những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán,
lối sống và lao động. Cách hiểu này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại
Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hố họp năm 1970 tại Venise”
[UNESCO 1989: 5].
Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thơng dụng để chỉ học
thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt để
chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn lịch sử- xã hội. Ví dụ : văn hóa Đơng
Sơn, văn hóa Sa Huỳnh…
Trong khi theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm
tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động... Chính với
cách hiểu rộng này, văn hố mới là đối tượng đích thực của văn hóa học.Tuy
nhiên, ngay cả với cách hiểu rộng này trên thế giới cũng có hàng trăm định
nghĩa khác nhau. Hiện nay, theo thống kê, có khoảng 300 định nghĩa khác nhau
về “ Văn hóa”.
Trong phạm vi hạn hẹp của đề tài, chúng em khơng hi vọng có thể đưa ra
một khái niệm mang tính chất hàn lâm nhất về “ văn hóa” mà chỉ đưa một cách
hiểu chung nhất về “ văn hóa”.
Theo đó, năm 1940, Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho
7
sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra
nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và địi hỏi của sự sinh tồn” [Hồ Chí
Minh 1995: 431].
Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm thì cho rằng: Văn hóa là một hệ thống
hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vật thể và phi vật thể…)
do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự
tương tác với mơi trường tự nhiên và xã hội của mình [Trần Ngọc Thêm 1991].
Định nghĩa về văn hóa của giáo sư Trần Ngọc Thêm đã bao quát được hầu hết
các khía cạnh của văn hóa và được đơng đảo các nhà nghiên cứu ủng hộ.
Như vậy, nói tóm lại có thể hiểu: Văn hóa là tất cả những giá trị do con
người sáng tạo nên trên nền thế giới tự nhiên.
1.2. Khái niệm văn học dân gian và một số thể loại:
1.2.1. Khái niệm văn học dân gian:
Văn học dân gian là những tác phẩm ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của
quá trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt
khác nhau trong đời sống cộng đồng.
Trước đây, văn học dân gian được gọi với nhiều cái tên khác nhau như
văn học bình dân, văn chương truyền miệng, văn học đại chúng. Hiện nay, khái
niệm văn học dân gian được hiểu tương đương với khái biệm folklore.
Vậy folklore là gì?
Thuật ngữ folklore do nhà nhân chủng học người Anh, ông William
Thoms sử dụng trong bài báo đăng trên tờ Athenaeum, với ý nghĩa là những di
tích của nền văn hóa vật chất và chủ yếu là di tích của nền văn hố tinh thần như
phong tục , đạo đức, tín ngưỡng , những bài dân ca, những câu chuyện kể của
cộng đồng. Sau khi xuất hiện, thuật ngữ này được hiểu với nhiều nghĩa rộng hẹp
khác nhau, liên quan tới đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học.
Tại Việt Nam, thuật ngữ này được dịch là văn hóa dân gian với những ý nghĩa
sau :
8
Hiểu theo nghĩa rộng, folklore gồm những giá trị vật chất và tinh thần do
dân chúng sáng tạo .
Theo nghĩa hẹp, đó là những sáng tạo của dân chúng mang tính nghệ
thuật.
Hiểu theo nghĩa chuyên biệt, folklore là văn học dân gian, theo đó tác
phẩm folklore là hình thức ngơn từ gắn với nhạc, vũ, kịch …do tập thể dân
chúng sáng tác.
Cùng với việc sử dụng folklore văn học để chỉ văn học dân gian , khái
niệm này cũng phân biệt nó với các đối tượng khác cũng thuộc phạm trù folklore
– văn hoá văn dân gian .
1.2.2. Một số thể loại văn học dân gian:
Thành ngữ: Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hồn
chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ
tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so
sánh.
Tục ngữ: là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức
của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ
nhớ, dễ truyền. ...Tục ngữ diễn đạt trọn vẹn một ý, có thể là một nhận xét, một
sự đánh giá, một kinh nghiệm, một tâm lý, một phong tục tập quán, một chân lý
quen thuộc, nhằm giáo dục khuyên răn, hướng dẫn con người trong ứng xử,
cuộc sống .
Ca dao: Là một thể loại văn học dân gian, thường kết hợp với âm nhạc
khi diễn xướng. Được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người. Ca
dao là nguồn sữa tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ qua lời hát ru.
2. Nét đẹp của ngơn ngữ giao tiếp và văn hóa ứng xử người Việt qua thành
ngữ, tục ngữ, ca dao.
Ngơn ngữ có vai trị vơ cùng quan trọng trong cuộc sống. Cuộc sống của
chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng ngơn ngữ nhanh chóng và hiệu
quả. Sở dĩ ngơn ngữ trở thành công cụ giao tiếp vạn năng của con người vì nó
9
hành trình cùng con người, từ lúc con người xuất hiện cho tới tận ngày nay.
Phương tiện giao tiếp ấy được bổ xung và hoàn thiện dần theo lịch sử tiến hoá
của nhân loại, theo những trào lưu và xu hướng tiếp xúc văn hố có từ cổ xưa
đến tận ngày nay.
Chính vì thế, từ xa xưa trong nền văn học dân gian Việt Nam, cha ơng ta
đã có rất nhiều câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao để khuyên răn, nhắc nhở con cháu
về cách giao tiếp ăn nói và ứng xử trong cuộc sống hằng ngày. Đó là những bài
học, kinh nghiệm quý báu được đúc rút trong cuộc sống từ đời này qua đời khác,
gửi đến thế hệ sau như những thông điệp sâu sắc của người xưa về ngôn ngữ
giao tiếp, giá trị của ngôn ngữ giao tiếp, cách thứ sử dụng ngôn ngữ giao tiếp,
cách thức ứng xử của con người trong cuộc sống.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu, chúng em đã tìm thấy những nét đẹp, thông
điệp sâu sắc của người xưa gửi gắm trong văn học dân gian (ở thể loại thành
ngữ, tục ngữ, văn học dân gian) về ngôn ngữ giao tiếp, cách ứng xử trong cuộc
sống cụ thể là:
2.1. Chú trọng sức mạnh của ngơn ngữ lời nói.
Người xưa từng đúc rút:
“Lời nói gói vàng” hay “Lời nói đọi máu”.
Lời nói tuy vơ hình nhưng lại có tác động to lớn đối với chúng ta. Sức
mạnh Của lời nói vượt xa những gì ta có thể nghĩ tới được.
Khơng ai có thể phủ nhận được vai trò và sức mạnh của lời nói trong đời
sống giao tiếp của con người. Nó khơng chỉ là một phương tiện giao tiếp, biểu lộ
tâm tư, tình cảm mà cịn là một phương tiện hữu hiệu để thực hiện các mục đích
khác trong cuộc sống này. Khi nói “Lời nói gói vàng”, trong câu tục ngữ, có hai
thứ được nhắc đến đó chính là "lời nói" và "vàng". Lời nói chính là lời ăn tiếng
nói hàng ngày của chúng ta, là phương tiện giao tiếp bằng ngơn ngữ nhằm thực
hiện một mục đích giao tiếp nào đó, ngồi giá trị về mặt ngữ nghĩa lời nói cịn
mang trong mình thái độ, cảm xúc và hàm ý của người nói. “Vàng” là một thứ
10
vật chất quý giá, đắt đỏ được nâng niu và gìn giữ, trân trọng, một chút vàng
cũng có giá trị rất lớn. Việc so sánh lời nói như gói vàng nhằm khẳng định lời
nói có giá trị quý như vàng, hơn giá trị của rất nhiều vàng.
Lời nói là “gói vàng” bời vì: Lời nói là ngơn ngữ riêng của mỗi người,
mỗi người có vốn lời nói của riêng mình và việc sử dụng chúng cũng hồn tồn
mang tính cá nhân, khơng ai có thể nói thay lời của bạn. Lời nói sẽ phản ánh
trình độ văn hóa, đạo đức và phẩm chất bên trong mỗi người, qua cách ăn nói
người ta có thể đánh giá về con người bạn. Nếu khơng giao tiếp, khơng sử dụng
lời nói của mình để khẳng định mình thì dù có dùng tiền hay vàng cũng không
thể mua được những đánh giá của người khác dành cho mình, khơng thể khẳng
định bản thân trước mọi người. Lời nói được sử dụng đúng hồn cảnh và phù
hợp mục đích giao tiếp cịn mang lại nhiều giá trị hơn thế, một lời động viên an
ủi kịp thời có thể xoa dịu nỗi đau của người khác, tiếp thêm sức mạnh cho người
ấy đứng dậy và bước tiếp. Một lời khuyên răn, ngăn cản hợp tình hợp lý có thể
kéo người đi sai đường trở về đúng đường, tránh những bước đi sai lầm dẫn đến
những hậu quả đáng tiếc. Lời nói trí tuệ, đúng thời cơ sẽ có giá trị đem lại cơ hội
phát triển cho một doanh nghiệp, cho một tập đoàn, một đất nước.
Nhưng sức mạnh, giá trị của ngôn từ không chỉ là giá trị vật chất và tinh
thần mà ngôn từ đem lại. Lời nói trong giao tiếp cịn là vấn đề sinh mệnh: ‘Lời
nói đọi máu”. Một lời nói có thể giết chết một con người cũng có thể cứu sống
một con người. Có người dùng lời nói như một thú vũ khí khiến cho những
người xung quanh cảm thấy bị tổn thương. Lời nói có mức sát thương cực lớn
hoặc gián tiếp gây nên những hệ luỵ mất mát, an nguy đến tính mạng của con
người.
2.2. Lời nói thể hiện phẩm chất, giá trị của con người:
Trong cuộc sống, con người thường dùng lời nói để trao đổi thơng tin, để
diễn đạt ý tưởng hoặc để bày tỏ, biểu lộ tâm tư tình cảm của mình. Và qua đó,
đối tượng tiếp nhận hoạt động giao tiếp sẽ cảm nhận, đánh giá người nói là
người như thế nào. Lời nói là sự biểu lộ phẩm giá, trí tuệ và nhân cách của một
11
con người. Về điều này, văn học dân gian đã có nhiều câu tục ngữ, ca dao để gửi
gắm:
- “Chim khơn kêu tiếng rảnh rang
Người khơn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe”
- “Khơn ngoan, chẳng lọ nói nhiều,
Người khơn, nói một vài điều cũng khơn”.
- “Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chng kêu chng đánh bên thành cũng kêu”
-“Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.”
- “Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng”
- “Đất rắn trồng cây khẳng khiu
Những người thơ tục nói điều phàm phu.”
Qua cách nói so sánh, hình ảnh, ơng cha chúng ta đã truyền lại cho thế hệ
sau những bài học quý giá về ngôn ngữ giao tiếp: Qua “tiếng dịu dàng”, “một
vài điều” có thể hiểu được trí tuệ của người nói - “người khơn”; và qua âm thanh
tiếng nói, có thể hiểu được phẩm chất của người nói, là người “ngoan”, ‘người
thanh lịch” hay kẻ “thơ tục”. Điều đó có nghĩa là: Qua giao tiếp, bằng giao tiếp
để thể hiện những phẩm chất, gia trị của bản thân. Và cũng qua việc tiếp nhận
ngôn ngữ trong giao tiếp để nhìn nhận, đánh giá con người.
2.3. Đề cao nội dung phản ánh sự thật của lời nói:
Trong giao tiếp, cần coi trọng nội dung phản ánh sự thật của lời nói. Lời
nói ngay thật khơng xảo trá, gian dối là khởi đầu cho mọi sự tốt lành trong cuộc
sống
Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.
12
2.4. Lời nói có giá trị khi gắn với việc làm - “Nói’’ đi đơi với “làm”:
Lời nói có vai trị vơ cùng quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, lời nói
chỉ có giá trị thực sự khi gắn với hành động, việc làm. Về điều này, ông cha
chúng ta đã răn dạy:
- Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay
Nói ra thì phải đảm bảo lời nói của mình là đúng,là chân thật, là có đạo lý, là
đảm bảo có văn hóa. Đặc biệt phải đảm bảo cho người khác tin tưởng tuyệt đối
vào lời nói của mình.
- Nói chín thì phải làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê
Nói ít, hứa hẹn ít mà chăm chỉ làm sẽ được mọi người yêu q; cịn nói nhiều,
hứa hẹn nhiều mà lại làm ít thì chỉ là kẻ ba hoa, lười biếng, ln bị dư luận cười
chê.
2.5. Những bài học về cách nói, cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp:
2.5.1. Phải biết “lựa lời”:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau
"Lời nói chẳng mất tiền mua" vì nó là ngôn ngữ cộng đồng, là tài sản
chung của cả dân tộc. Ngay từ lúc còn nằm trong bụng mẹ đến lúc cất tiếng chào
đời, rồi trưởng thành khôn lớn, tiếng mẹ đẻ luôn luôn gắn liền với tâm hồn và
cuộc sống của mỗi con người. Ngôn ngữ là tài sản chung, là vốn chung, nhưng
trong quá trình sử dụng, chúng ta phải biết "Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" .
"Lựa lời" nghĩa là biết cân nhắc, chọn từ ngữ, tìm cách diễn đạt chính xác nhất,
tế nhị nhất, phản ánh đúng tư tưởng tình cảm của mình lúc nói. Nói như thế nào
"cho vừa lịng nhau", nhân dân ta muốn lưu ý đến tính hiệu quả trong giao tiếp,
phải văn minh, lịch sự, hợp tình hợp lí và đúng lễ nghĩa, đạo lí. Tóm lại, câu tục
13
ngữ nêu lên một kinh nghiệm quý báu về cách ứng xử, giao tiếp nhằm giáo dục
mọi người cách ăn nói văn minh lịch sự, khơng được thơ lỗ, cục cằn. Để qua
giao tiếp, con người có thể thiết lập những mối quan hệ tốt đẹp, tạo dựng những
cơ hội thuận lợi cho đơi bên. Sự “vừa lịng nhau” qua giao tiếp sẽ mở ra những
cơ hội thuận lợi đó.
Và trong những trường hợp giao tiếp đặc biệt khác cũng vậy:
Thổi quyên, phải biết chiều hơi,
Khuyên người, phải biết lựa lời khôn ngoan.
“Lời khôn ngoan” là lời phù hợp, lời có tác dụng tác động tích cực đến đối
tượng được “khuyên”. Muốn như vậy, người nói phải “biết lựa lời”
2.5.2. Phải biết tiết chế lời nói:
- Rượu lạt uống lắm cũng say
Người khơn nói lắm dẫu hay cũng nhàm
- Ăn lắm, thì hết miếng ngon,
Nói lắm, thì hết lời khơn hóa rồ.
Khơng thể phủ nhận sức mạnh của lời nói, tuy nhiên trong thực tế giao
tiếp, bất kể đối tượng nào, vì mục đích gì, cũng cần phải chủ động tiết chế lời
nói. Tránh việc sử dụng lời nói tạo nên sự nhàm chán, hoặc tần suất lời nói nhiều
dẫn đến việc khơng thể kiểm sốt được nội dung, gây nên những tác hại khôn
lường .
2.6. Cảnh báo những hệ luỵ của lời nói :
Ngạn ngữ Phương Tây có nói: “Rượu đã uống, tên đã bắn, lời đã nói là
những thứ không thể lấy lại”. Đề cập đến điều này, tục ngữ, ca dao Việt Nam
cảnh báo cụ thể hơn:
- Vạ tay khơng bằng vạ mồm.
- Sảy chân cịn hơn sảy miệng.
14
- Sảy chân, gượng lại cịn vừa,
Sảy miệng, biết nói làm sao bây giờ.
- Vàng sa xuống giếng, khơn tìm,
Người sa lời nói, như chim sổ lồng.
Những câu ca dao, tục ngữ trên đều có một điểm chung: Tất cả nhưng cái
lỡ hữu hình cịn có thể gượng, nỗi đau do cái vạ thể xác gây nên không đau đớn
bằng cái lỡ của vạ miệng. Sự cảnh báo về những hệ lụy của lời nói đã lỡ là rất
lớn. Bởi lời nói cũng như mũi tên, đã bắn đi thì khơng lấy lại được nữa, mũi tên
rất có thể khiến người khác bị thương, hoặc gây tai vạ cho chính bản thân người
bắn. “Vạ tay không bằng vạ miệng” là vì thế. Người phát ngơn là người phải
chịu trách nhiệm về chính lời nói của mình, nếu nói khơng chuẩn xác thơng tin,
sai lệch là người nói dễ bị gánh tai họa từ chính lời nói của mình. Vạ tay hay lỡ
có làm gì sai sót, thì cịn có thể dùng lời nói để chống chế, nhưng vạ miệng thì
rất khó có thể cứu vãn.
2.7. Cách ứng xử của con người trong ngôn ngữ giao tiếp:
Luôn ý thức về giá trị của lời nói, cha ơng ta đã gửi gắm cách ứng xử của
con người trong giao tiếp:
Biết thì thưa thốt/ khơng biết thì dựa cột mà nghe,
Ý nói đã nói gì thì cần chắc chắn vào điều mình nói, còn chưa chắc chắn tốt nhất
là nên lắng nghe người khác. Nếu không muốn trở thành nhân vật gây cười cho
người khác, nói những điều bản thân khơng hiểu rõ, dẫn tới việc nói sai, nói dở
mà khơng hay biết, thì nói gì cần suy nghĩ, chắc chắn. Và cách tốt nhất là cần
học hỏi, tìm hiểu để mở mang hiểu biết.
Người Việt ta xưa ví “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, gặp nhau cứ niềm nở
cười chào, gây ấn tượng vui vẻ cho người khác. Những bài học của cổ nhân cho
đến hôm nay vẫn không hề cũ.
15
Và trên hết là “Một điều nhịn, chín điều lành”. “Nhịn” ở đây là sự nhường
nhịn, nhẫn nại trong giao tiếp và hành động. Còn “lành” là kết quả tốt đẹp, như
mọi người mong muốn. “Một” và “chín” đều là những số từ phiếm chỉ. Vậy, ý
của câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta rằng: Nên nhường nhịn, nhún nhường
một chút để đạt được kết quả tốt đẹp lâu dài về sau.
Câu tục ngữ đã thể hiện được sự tinh tế trong cách ứng xử của người xưa.
Trong cuộc sống, mọi chuyện không phải lúc nào cũng êm đẹp hay thuận buồn
xi gió. Đơi lúc chúng ta cũng sẽ gặp phải những chuyện không đâu, những bất
đồng làm cho bản thân khó chịu, tức giận, khơng giữ nổi bình tĩnh. Trong các
trường hợp ấy, nếu chúng ta vội vàng, hấp tấp, cố tìm hiểu, điều tra đến cùng,
kết quả chẳng những khơng được như mong muốn mà cịn làm rạn nứt các mối
quan hệ. Những lúc như thế, điều cần làm là ta phải bình tĩnh, suy xét đầu đi
kĩ càng, lời lẽ nhã nhặn, thậm chí có thể chịu thua thiệt về mình để lợi ích và
những mối quan hệ được bền lâu.
Vì thế, con người cần phải “Học ăn học nói, học gói học mở”.Đây là là
câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học
để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn
minh.
Tóm lại, qua các tác phẩm văn học dân gian, đặc biệt qua cách nói ngắn
gọn, hình ảnh của thành ngữ, tục ngữ, ca dao ơng cha ta từ xa xưa đã đúc kết
những kinh nghiệm về ngơn ngữ giao tiếp và văn hóa ứng xử nhằm răn dạy và
truyền lại cho con cháu mai sau. Nhưng điều quan trọng là thế hệ con cháu hôm
nay đã học được gì từ từ truyền thống quý báu mà cha ông để lại.
16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ GIAO TIẾP VÀ
VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA GIỚI TRẺ VÀ HỌC SINH THPT HIỆN NAY.
1. Khái quát chung về thực trạng sử dụng ngơn ngữ và văn hóa ứng xử.
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người, thông qua giao tiếp, mỗi cá
nhân gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, tiếp thu nền văn hoá xã hội lịch sử,
biến nó thành cái riêng của mình, đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển văn
hố chung. Xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật càng hiện đại càng ảnh hưởng
đến hành vi, sự suy nghĩ và cuộc sống con người nên mối quan hệ, giữa con
người với con người càng được quan tâm, vì thế giao tiếp, ứng xử được xem là
vấn đề thời sự trong nhiều lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực làm việc trực tiếp với
con người như giáo dục, ngoại giao… Ngày nay, giao tiếp và ứng xử là phương
tiện để con người hợp tác cùng nhau, hướng tới mục đích bình đẳng, hạnh phúc.
Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu quan trọng của con người. Để thỏa mãn nhu cầu
giao tiếp và ứng xử và tiến hành giao tiếp, ứng xử có kết quả, con người cần có
các kỹ năng.
Tuy nhiên, trong thực tế, giới trẻ nói chung và học sinh THPT nói riêng
chưa thực sự ý thức về vai trò quan trọng của giao tiếp, chưa chú trọng rèn kỹ
năng giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ cho đúng chuẩn mực, đem lại hiệu quả giao
tiếp. Ngược lại, thực trạng sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của học sinh đang tiềm
ẩn những vấn đề đáng lo ngại.
2. Thực trạng hoạt động giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của học
sinh THPT hiện nay.
2.1. Chưa ý thức về sức mạnh của lời nói nên chưa chú trọng kỹ năng
giao tiếp, cách thức sử dụng ngôn ngữ:
Cuộc sống hiện đại ngày nay, vai trị của kỹ năng mềm trong cuộc sống là
khơng hề nhỏ, trong đó có kỹ năng giao tiếp. Nếu khơng có giao tiếp, con người
sẽ khơng thể truyền đạt thơng tin và bị cô lập giữa thế giới thông tin mà không
thể phát triển, tiến bộ được. Xã hội là một cộng đồng có sự liên kết với nhau,
17
nếu khơng có giao tiếp thì cũng khơng có xã hội. Kỹ năng giao tiếp có tốt hay
khơng sẽ biểu hiện ở sự liên kết, kết nối giữa người với người. Kỹ năng giao tiếp
là khả năng tiếp xúc, trao đổi thơng tin, mong muốn, suy nghĩ tình cảm, cảm
xúc,…là khả năng thể hiện các mối quan hệ tương tác giữa người này với người
khác về các vấn đề khác nhau.
Tuy nhiên, trong thực tế, thực trạng hoạt động giao tiếp và sử dụng ngôn
ngữ giao tiếp của học sinh THPT hiện nay có những vấn đề rất đáng lo ngại. Cụ
thể là:
Trong cuộc sống thực: Một bộ phận không nhỏ các bạn học sinh chỉ chú
trọng đến việc học tập. Thậm chí, có những bạn quan niệm: Chỉ cần chú trọng
việc học, việc thi. Các bạn rất “kiệm lời” trong giao tiếp. Hoặc có bạn học rất
giỏi, nhưng khi đứng trước thầy cô, trước lớp rất lúng túng. Ở mối quan hệ bạn
bè thì giao tiếp khơ khan, ít biểu lộ thái độ, tình cảm trong giao tiếp. Chính từ
cách giao tiếp như vậy, các bạn đã tự đã tự tạo ra một khoảng cách. Bên cạnh đó,
một bộ phận khác sử dụng ngôn từ, thực hiện hành vi giao tiếp q lạm dụng:
“Chém gió” hoặc khi nói khơng cần ‘’lựa lời”, khơng chú ý đến hồn cảnh giao
tiếp, đối tượng giao tiếp; không ý thức đến hậu quả của lời nói nên đã gây nên
những hệ luỵ khơng đánh có: bạo lực học đường, hạ thấp danh dự, giá trị của
bản thân; không tạo dựng được niềm tin và mối quan hệ tốt đẹp….
Trên không gian mạng: Ở thời đại kết nối toàn cầu của mạng xã hội, vấn
đề giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ nảy sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống
của mỗi cá nhân và cộng đồng.Theo công bố của We are Social và Hootsuite
(cơng ty tồn cầu chun nghiên cứu về truyền thơng xã hội một dịch vụ quen
thuộc với các blogger) về digital Việt Nam, tại Việt Nam, internet và MXH đang
có bước đà tăng tốc ngoạn mục, phát triển với tốc độ chóng mặt.Năm 2018,
nước ta có 64 triệu người dùng internet, chiếm 67% dân số. Hiện có 400 mạng
xã hội được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, trong đó Facebook có khoảng 55
triệu tài khoản, chiếm 57% dân số và là một trong 10 nước có số lượng người sử
dụng mạng Facebook lớn nhất thế giới. Trong đó, lượng người học đang bị ảnh
18
hưởng bởi MXH quá lớn, với hơn 22 triệu học sinh, sinh viên cùng hàng triệu
học viên ở nhiều hệ đào tạo khác nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, MXH
cũng đang để lại những mặt trái, hệ lụy khôn lường đối với con người, xã hội.
Những biểu hiện đó là:
Thứ nhất là “cái gì cũng tham gia vào”: Thấy bất kỳ một vấn đề gì trên
mạng xã hội khi đã có nhiều người quan tâm, thì dù biết hay khơng biết, biết ít
hay biết nhiều cũng “comment” bình luận. Mạnh hơn là thi nhau “ném đá” mặc
dù không hiểu bản chất thật của vấn đề. Những ồn ào, thị phi trên mạng xã hội
nạn nhân có thể là bất kỳ ai, từ người nổi tiếng đến những người bình thường.
Hiệu ứng kéo theo là cuộc sống bị xáo trộn, cư dân mạng sẽ truy tìm, cày xới
cuộc sống riêng. Có những nạn nhân đã khơng vượt qua được sự khủng hoảng
về tâm lý. Thực tế xử dụng ngôn ngữ như vậy do người nói đã khơng thực hiện
đúng những quy tắc: ”Biết thì nói, khơng biết thì dựa cột mà nghe”.
Thứ hai là: Việc bình luận với ngơn ngữ khơng thể hiện văn hố, dịng
trạng thái bức xúc trên trang cá nhân thể hiện phẩm chất, năng lực, trình độ, tính
cách của chính bản thân mình.
Với thực trạng sử dụng ngôn ngữ giao tiếp trên không gian mạng như hiện
nay của một bộ phận không nhỏ giới trẻ, chắc chắn đã và sẽ kéo theo những hệ
luỵ :Ồn ào, thị phi, ném đá trên mạng xã hội; Bạo lực học đường và những vết
thương khó lành trong tâm hồn.
2.2. Sử dụng ngôn ngữ không đúng chuẩn mực:
Khi xã hội phát triển, quyền tự do ngôn luận của con người ngày càng
được bảo vệ. Bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ hay, đẹp, giàu văn hóa thì cũng
nảy sinh vấn đề lệch chuẩn trong giao tiếp, đặc biệt phổ biến với học sinh THPT.
Xu hướng “lệch chuẩn” văn hóa ngơn ngữ biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau.
Một thực trạng cho thấy ngày nay năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp
của học sinh chưa tốt. Tình trạng này cịn biểu hiện cả trong học tập. Khơng
những sử dụng không đúng chức năng ngôn ngữ mà lối giao tiếp còn bộc lộ sự
19
thô lỗ, thiếu lịch sự tế nhị. Học sinh ngày nay làm dụng quá nhiều tiếng lóng,
tiếng bồi trong giao tiếp. Điều này trước đây ít thấy hoặc khơng thấy xuất hiện.
Việc giao tiếp kém còn thể hiện cả bằng hành vi và lối sống.
Có thể đưa ra một vài minh chứng rõ ràng về hiện tượng này. Thay vì
nói “đồng ý” học sinh lại dùng “ok”, “tình yêu” thành “tềnh iu”, biến đơn vị
ngàn trong tiền tệ thành “k”. Chê bai ai thì gọi là “cùi bắp”, “cục gạch”, “sến”.
Lại còn lối bắt chước thành ngữ tạo nên những cụm từ vô nghĩa như: “chán như
con gián”, “ghét như con bọ chét”, “nhỏ như con thỏ”, “xinh như yêu tinh” .
Hay lối chơi chữ như: “tốc độ bàn thờ” (tốc độ chết người), “báo lá cải” (tờ
báo tự phát), “tin vịt” (khơng đáng tin cậy), “óc chó” (ngu ngốc), “hại
não” (khó hiểu), “thiếu muối” (ngu dốt).
Lại cịn có kiểu ghép từ nửa tây nửa ta hết sức khập khiễng: “Ugly
tiger” (xấu
hổ), “bye
nhé” (tạm
biệt), “4U” (For
you
là
cho
bạn), “2NT” (Tonight tối nay), “G92U” (Good night to you). “y2k” (thế hệ năm
2000) …
Không những thế, học sinh ngày nay còn nảy sinh lối viết tắt hết sức buồn
cười: “dzạy là zui rịi đó” ( vậy là vui rồi đó), “bjo mk di dau” (bây giờ mình đi
đâu), “vk ck vs nhau ko nen to tieng” (vợ chồng với nhau không nên to
tiếng), “m wen no tu bjo” (mình quen nó từ bao giờ).
Bên cạnh tiếng lóng, tiếng bồi, lối viết tắt cịn xuất hiện vấn đề chửi tục,
nói bậy khơng chỉ khiến cho tiếng Việt bị vẩn đục mà còn đáng báo động nữa là
tình trạng giới trẻ sử dụng “ký hiệu” đang trở nên phổ biến. Việc các bạn sinh
viên dùng ký hiệu tràn lan, “tây, ta” lẫn lộn khiến cho cả các nhà ngơn ngữ học
cũng phải “bó tay”. Trong thời đại thông tin hiện nay, việc sử dụng các ký hiệu
đơn giản là khơng sai. Nhưng điều đáng nói là họ đã lầm lẫn khi biến nó thành
ký hiệu chung để nói hoặc viết ở mọi nơi, mọi lúc. Tiếng Việt đang bị bóp méo
và xâm phạm đến đáng sợ. Tương lai của nó sẽ đi đến đâu, dưới bàn tay của
“sinh viên”, những chủ nhân tương lai của đất nước. Từ “bóp méo” ở đây mang
cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
20
Tiếng Việt bị vẩn đục, bị lạm dụng: Từ xưa, ông bà đã chú trọng rèn dạy
lời ăn tiếng nói, rằng “tiên học lễ, hậu học văn”, “học ăn, học nói, học gói, học
mở”. Vậy mà hiện nay, các em học sinh đang vơ tình làm mất đi bản sắc tiếng
Việt vốn vô cùng đẹp đẽ và thiêng liêng. Chắc chắn ai cũng phải thừa nhận rằng
chuyện chửi thề, văng tục là một thói xấu, khơng văn hóa. Thế nhưng lại có
khơng ít các bạn học sinh thường xun có những “phát ngơn khiến nhiều người
phải giật mình và cảm thấy khó chịu. Trong các câu chuyện phiếm và cả chuyện
nghiêm túc, học sinh cũng vận dụng triệt để ngôn ngữ tuổi teen thay thế câu
thông thường. Họ coi việc đó là để thể hiện cảm xúc…, ai khơng biết sẽ rất
“quê”. "Cách nói ấy" đã trở thành chủ đề nóng trên nhiều diễn đàn của các
trường, học viện trên các trang blog. Vấn đề này đã được tranh luận rất thẳng
thắn và đã có rất nhiều ý kiến trái chiều. Một số bạn tỏ ra ủng hộ, thông cảm,
thậm chí coi ngơn ngữ tuổi teen là “một phần tất yếu”. Nhưng cũng có một vài ý
kiến tỏ ra hồi nghi, lo lắng,
Sự biến dạng của những từ ngữ, chữ viết: Qua tìm hiểu được biết đây là
“mốt” ngơn ngữ riêng của giới trẻ. Đọc một đoạn tin nhắn trên điện thoại di
động, lướt qua vài trang blog hoặc diễn đàn của giới trẻ, dễ dàng bắt gặp những
mẩu đối thoại khác người. Thật là nực cười cho những kiểu viết qi gở: từ “rồi”
viết thành “rồi”, “khơng” thành “hơng”, “hem”, “biết” thành “bít”. Ồ, hãy thử
lắp vào một câu xem: “The la cau hem bit roai, hihi” Nhưng, đó chỉ là những
kiểu thay đổi “sơ khai”. Hẳn trí tuệ ln ln phát triển và họ dành nó để cho ra
đời những đứa con tinh thần quái gở hơn, từ “bóp méo” đến lúc này đã có thể
dùng theo nghĩa vốn có của nó. Chữ “a” viết thành 4, chữ e viết thành 3, i thành
j, g đổi sang 9, o thành 0, c thành k, b thành p.
3. Văn hóa ứng xử.
Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu, đa số học sinh có đạo đức tốt, lễ
phép, kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn tuổi, sống lành mạnh,
không sa vào tệ nạn xã hội. Bản thân mỗi học sinh có các phẩm chất như: nhân
ái, tương thân tương ái giúp đỡ nhau, sống có nghĩa tình, cần cù, kiên trì, hiếu
21
học, tơn sư trọng đạo, trung thực, đồn kết được phát huy. Trách nhiệm công dân
được tăng cường thông qua việc tích cực tham gia các hoạt động tập thể, các
phong trào, tình nguyện vì cộng đồng, bảo vệ mơi trường.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, học sinh THPT ln đề cao lịng tự hào, tự
tơn dân tộc, tự tin hội nhập với văn hóa văn minh của thế giới; ln có ý thức
vươn tới những giá trị tốt đẹp chân, thiện, mỹ. Học sinh ngày càng năng động,
thực tế hơn, có tinh thần tự chủ, bộc lộ cá tính ngày càng đậm nét.
Phần lớn học sinh có lối sống văn hóa, đời sống tinh thần lành mạnh và
biết phê phán những biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội và các hành vi thiếu văn
hóa, trái thuần phong mỹ tục, có tinh thần yêu nước, biết trân trọng các giá trị
truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Tuy nhiên, một số giá trị tốt đẹp về phẩm chất, đạo đức, ứng xử văn hóa
của một bộ phận học sinh bị xuống cấp, có biểu hiện suy thối, lệch lạc. Cụ thể
là:
Đối với cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn tuổi: Một số học sinh có biểu
hiện khơng vâng lời cha mẹ, vô lễ với thầy cô giáo, thiếu trung thực, thiếu trách
nhiệm với gia đình, cộng đồng, thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác,
thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai trái, tiêu cực không dám đấu tranh. Trong
khuôn viên nhà trường học sinh tỏ ra ngoan ngỗn, lễ phép nhưng ngồi trường
học, trên mạng xã hội thì có thái độ vơ lễ, xúc phạm thầy cô giáo.
Đối với bản thân và bạn bè: Một số học sinh đua đòi, chưa biết cách tiếp
thu chọn lọc văn hóa phương Tây, cách ứng xử khơng phù hợp với thuần phong
mỹ tục Việt Nam, thích thể hiện sự nổi trội trước bạn bè; sống thực dụng, thiếu
nghĩa tình và nhân văn. Một số ít học sinh sa vào nghiện chơi điện tử, đam mê
với cuộc sống ảo trên Internet, có hành vi bạo lực và hành xử thiếu văn hóa.
Học sinh sử dụng nhiều thời gian trong ngày để tham gia các hoạt động
trên Internet và mạng xã hội. Một số bạn học sinh xuyên chia sẻ, bình luận dung
tục, kỳ quặc trên mạng xã hội, truy cập vào các thông tin xấu độc, bạo lực, đồi
22
trụy, có hội chứng “nghiện Internet”, chạy theo lối sống ảo, đôi khi bị lôi kéo,
tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật thông qua môi trường mạng.
Đối với mơi trường: Một số học sinh chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo
vệ mơi trường xanh, sạch, đẹp trong trường học và cộng đồng, cụ thể là các hành
vi viết vẽ bậy lên tường, bàn ghế, xả rác bừa bãi, hái hoa, bẻ cành xảy ra ở nhiều
lứa tuổi học sinh; nghiêm trọng hơn cịn có hành động phá hoại tài sản, cơ sở vật
chất trường học và của công.
Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục, tình
hình vi phạm các chuẩn mực đạo đức của HS là khá nghiêm trọng. Có đến 60%
HS THPT thực hiện hành vi quay cóp trong thi cử .Hành vi nói dối cha mẹ cũng
gia tăng theo cấp học: tiểu học là 22%, trung học cơ sở là 50%, trung học phổ
thông là 64% (Trần Hữu Quang, 2012). Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, có khoảng 1.600 vụ HS đánh nhau ở trong và ngồi trường học trong một
năm học, tính trên phạm vi tồn quốc, trung bình xảy ra khoảng 5 vụ/ngày (Mai
Chi,2017) . Ngồi ra, cịn thấy những hành vi vi phạm phổ biến nhất là: chửi thề,
chửi bậy. Tỉ lệ 50% HS được khảo sát cho biết thỉnh thoảng có chửi thề và 12%
thường xuyên có những hành vi đó.
Như vậy, qua thực trạng trên cho chúng ta thấy: khi những giá trị văn hóa
truyền thống quý báu của cha ông được phát huy tích cực sẽ giúp cho chúng em
có những lời nói hay, những hành động đẹp, ngược lại sẽ tạo ra những lời nói,
hành động lệch chuẩn so với văn hóa truyền thống của cha ơng.
Học cái tốt thì rất khó, nhưng học điều xấu thì lại rất dễ bởi “nghe quen
tai, nói quen miệng”. Những ví dụ kể trên chỉ là một trong rất rất nhiều những
hành vi xấu về ngôn ngữ trong giao tiếp của một bộ phận học sinh hiện nay. Ông
bà ta từng dạy con cháu rằng: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, “Lời nói
chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau”… Đáng buồn là một bộ
phận học sinh hiện nay, những người là chủ nhân tương lai của đất nước đã và
đang làm “biến dạng” đi truyền thống tốt đẹp của cha ông.
23
CHƯƠNG 3: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA
TRUYỀN THỐNG GÓP PHẦN THAY ĐỔI HÀNH VI TRONG NGƠN
NGỮ GIAO TIẾP VÀ VĂN HĨA ỨNG XỬ CỦA HỌC SINH THPT HIỆN
NAY.
1. Kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống góp phần thay
đổi hành vi trong ngôn ngữ giao tiếp.
1.1. Chú trọng sức mạnh của ngơn ngữ lời nói.
Người xưa từng khun rằng:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau”.
Lời nói tuy vơ hình nhưng lại có tác động to lớn đối với chúng ta. Sức
mạnh của lời nói vượt xa những gì ta có thể nghĩ tới được. Bằng lời nói, ta có
thể khiến người khác thấy vui vẻ và hạnh phúc. Cũng bằng lời nói, ta có thể
khiến người khác căm ghét và hận thù.
Khơng ai có thể phủ nhận được vai trò và sức mạnh của lời nói trong đời
sống giao tiếp của con người. Nó khơng chỉ là một phương tiện giao tiếp, biểu lộ
tâm tư, tình cảm mà cịn là một phương tiện hữu hiệu để thực hiện các mục đích
khác trong cuộc sống này.
Vì thế, câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ khuyên tất cả mọi người, đặc biệt
là câu ca dao ấy đã giúp học sinh THPT phải biết cách lựa chọn lời nói trước khi
nói để:
1.1.1. Lời nói có sức mạnh gắn kết con người lại với nhau.
Những lời nói tốt đẹp chẳng khác gì phép màu nhiệm khiến người khác
cảm thấy được thấu hiểu, được yêu thương, được quan tâm. Lời nói sẻ chia tình
cảm, giúp người khác hiểu mình và mình thêm hiểu người khác. Cách nói và
cách lựa chọn lời nói khơng chỉ để thực hiện các giao kết xã hội mà còn là
phương tiện để con người bày tỏ tình cảm và thấu hiểu lẫn nhau.
24
Một lời nói đẹp, đúng đắn có thể tạo ra cho chúng em một tình bạn đẹp,
xua đi căng thẳng, hàn gắn được vết thương ở trong lịng. Lời nói tuy dễ thực
hiện nhưng chứa đựng sức mạnh lớn lao. Khi hai bạn xảy ra xung đột, một
người biết nhượng bộ, dùng lời lẽ mềm dẻo để hòa giải tất sẽ khơng có bạo lực
xảy ra. Việc lớn sẽ thành việc nhỏ, việc nhỏ trở thành khơng có. Khơng ai muốn
xảy ra bạo lực hay gây tổn thương cho bạn bè mình. Nếu biết nói lời dễ nghe thì
những điều đáng tiếc có thể đã khơng xảy đến.
Khi người khác buồn phiền, một lời động viên đúng lúc có thể khiến họ
vui lên, vơi bớt nỗi buồn đau. Họ cảm thấy được đồng cảm, sẻ chia. Từ đó, tạo
cho họ sức mạnh vươn lên để họ có thêm niềm tin và hy vọng vào cuộc sống.
Khi người khác buồn phiền, đừng quay lưng lại với họ. Cũng không cần bạn
phải làm gì lớn lao. Hãy kiên nhẫn nghe họ tỏ bày và có lời khuyên đúng đắn.
Lời nói chân thành, đúng lúc chẳng khác gì phép màu, làm tái sinh sự sống trong
một tinh thần vốn đã héo khô.
Sức mạnh của lời nói thật khơng sao có thể đo đếm được. Bởi thế mà
người xưa đã dùng lời nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng người để gắn kết con người
lại với nhau trong một mục đích, một nhiệm vụ, một chí hướng. Chỉ bằng bài
Hịch tướng sĩ ngắn ngủi mà Trần Hưng Đạo đã kích động được lịng qn, một
lịng cùng chủ tướng quyết tâm đánh giặc cứu nước. Cũng chỉ bằng lời nói mà
Nguyễn Trãi đã hàng phục biết bao thủ lĩnh, tướng sĩ bốn phương, giúp nghĩa
quân Lam Sơn tăng cường sức mạnh mà không tốn một binh một lính nào.
1.1.2. Lời nói có sức mạnh tạo dựng niềm tin.
Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
Khi lời nói đã nói ra thì phải đảm bảo lời nói của mình là đúng, là chân
thật , là có đạo lý, là đảm bảo có văn hóa. Đặc biệt, phải đảm bảo cho người
khác tin tưởng tuyệt đối vào lời nói của mình. Khi bạn, tơi đã hứa với ai đó bất
kì việc gì thì hãy luôn làm đúng và thực hiện đúng lời hứa ấy. Lúc ấy, lời nói của
25