Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

đề bài tlv 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.7 KB, 3 trang )

Tiết 11,12. Viết bài tập làm văn số 1.
( Văn tự sự)
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh Nguyệt.
I.Đề bài: Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
II.Đáp án: (dàn ý)
a. Mở bài:Viết lời giới thiệu sơ lựơc về kỉ niệm đó ( Hoàn cảnh không gian thời
gian, thời điểm gợi nhớ)
b. Thân bài: Kể lại kỉ niệm theo trình tự.
- Có thể là trình tự thời gian, không gian, hoặc diễn biến sự việc diễn biến tâm trạng .
- Có thể kết hợp nhiều các kể bằng thủ pháp đồng hiện( VD: Hôm nay- ngày trớc)
c. Kết bài: cảm xúc, suy nghĩ tâm trạng về ngày đầu tiên đi học đó.
- Thái độ suy nghĩ về việc học hiện tại.
III.Biểu điểm cụ thể:
- Điểm 9,10: Bài văn đủ bố cục 3 phần, lời kể rõ ràng, mạch lac, diễn đạt trôI chảy, liên
kết chặt chẽ. Sự việc, cảm xúc, tâm trạng cụ thể chân thật. Không sai về chính tả, dùng
từ và dấu câu.
- Điểm 7,8: Bố cục đầy đủ, diễn đạt rành mạch, sự việc đơn giản nhng yếu tố kể, tả, biểu
cảm phải chặt chẽ, cảm xúc chân thật, trong sáng. Không sai chính tả, dùng từ, dấu
câu.
- Điểm 5,6: Bài viết có đủ 3 phần, diễn đạt có thể vụng về, cảm xúc và sự việc còn sơ sài,
sai một vài lỗi về chính tả.
- Điểm 3,4: Bố cục cha hoàn chỉnh, diễn đạt vụng về, cảm xúc và sự việc hời hợt, đơn
giản, sai nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, dấu câu.
- Điểm 0,1,2: Bài viết bỏ giấy trắng hoặc không đáp ứng đợc các yêu cầu trên.
Tiết 35, 36. Viết bài tập làm văn số 2.
( Văn tự sự)
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh Nguyệt.
I. Đề bài: Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích.
II. Đáp án- dàn ý chi tiết:
1. Mở bài: Viết lời giới thiệu sơ lợc về con vật nuôI trong gia đìh, tháI độ, tình cảm của
ngời viết ( nhớ mãI về nó, yêu quí, gắn bó )


2. Thân bài:
- Kể lại câu chuyện, kỉ niệm đáng nhớ về con vật đó ( có thể kể theo trình tự diễn biến
của sự việc, có thể kể theo dòng hồi tởng kết hợp miêu tả chi tiết về ngoại hình, tính cách
con vật, xen tả cảnh thiên nhiên)
- Hoàn cảnh, lí do em có con vật đó; kỉ niệm đáng nhớ nhất.
- Miêu tả hình dáng, màu lông, tính cách thói quen của con vật.
- Thái độ, tình cảm của em về con vật ( miêu tả cụ thể)
3. Kết bài: Kết thúc sự việc, kỉ miệm đáng nhớ; suy nghĩ, tháI độ của em về kỉ niệm, về
con vật nuôi.
III. Biểu điểm:
- Điểm 9,10: Bài có đủ bố cục 3 phần, kể chuyện mạch lạc,có ý nghĩa giáo dục, kết hợp
nhuần nhuyễn yếu tố miêu tả, biểu cảm. Chữ viết sạch đẹp, đúng chính tả, dấu câu,
dùng từ.( có thể nhân hoá ẩn dụ con vật)
- Điểm 7,8: Có đủ bố cục 3 phần, biết kể rành mạch, lồng ghép các yếu tố miêu tả, biểu
cảm hợp lí. Dùng từ chính xác, chữ viết sạch, đủ dấu câu.
- Điểm 5,6: Bài đủ 3 phần của bố cục, kể rành mạch. Nội dung chuyện có thể sơ sài. Kết
hợp các yếu tố miêu tả - biểu cảm cha tốt.
- Điểm 3,4: Bài viết cha đảm bảo bố cục, nội dung chuyện sơ sài, cha biết kết hợp giữa
kể- tả- biểu cảm. Sai nhiều về dùng từ, dấu câu, chính tả.
- Điểm 0,1,2: Bài viết bỏ giấy trắng hoặc không đáp ứng các yêu cầu trên.
Tiết 55,56. Viết bài tập làm văn số 2.
Văn thuyết minh
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh Nguyệt.
I. Đề bài:
Thuyết minh về một thứ đồ dùng trong sinh hoạt ( kính đeo mắt, cái bút máy hoặc bút
bi, cái nón lá Việt Nam, đôi dép, áo dài..)
II. Đáp án- dàn ý chi tiết:
1. Dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu đồ dùng thuyết minh.
b. Thân bài: Trình bày cấu tạo, lợi ích các đặc điểm của đồ dùng đó.

c. Kết bài: Thái độ của ngời viết, công dụng vai trò của đồ dùng đó ..
2. Gợi ý:
VD1: Thuyết minh về kính đeo mắt.
- Kính đeo mắt đó ding để làm gi?
- Kính đeo mắt có những loại nào?
- Kính có nhữmg bộ phận nào? Giới thiệu cụ thể hình dáng, chất liệu màu sắc của các bộ
phận kính.
- Cách sử dụng và bảo quản kính.
VD2: Thuyết minh về cái bút:
- Bút dùng để làm gì?
- Có những loại bút nào?
- Cấu tạo của bút?
- Cách sử dụng và bảo quản bút.
VD3: Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam:
- Lịch sử của chiếc áo dài.
- Các đóng góp độc đáo của chiếc áo.
- Chất liệu, hình dáng, giá trị của áo trên trờng quốc tế , trong đời sống dân tộc, đối với
đạo lí và sức sống văn hoá
III. Biểu điểm:
- Điểm 9,10: Bài có bố cục 3 phần rõ ràng hợp lí; trình bày đầy đủ các đặc điểm nổi bật
của đồ dùng thuyết minh: Cấu tạo hình dáng, lợi ích, giá trị . Biết kết hợp các ph ơng
pháp thuyết minh; chữ viết đúng chính tả, dùng từ, dấu câu, ngữ pháp chính xác sạch
đẹp.
- Điểm 7,8: Bài có bố cục 3 phần, Nêu đợc các đặc điểm cơ bản của đồ dùng thuyết
minh. Sử dụng hợp lí các phơng pháp thuyết minh. Chữ viết sạch sẽ đúng chính tả. Diễn
đạt dùng từ hợp lí.
- Điểm 5,6: Có đủ bố cục , thuyết minh còn sơ sài, chữ viết còn sai chính tả; dấu câu
dùng từ có một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3,4: Bài cha đủ 3 phần của bố cục; nội dung thuyết minh sơ sài, lộn xộn; Viết
xấu, sai dấu câu, trình bày ẩu.

- Điểm 0,1,2: Bài viết bỏ giấy trắng hoặc không đáp ứng các yêu cầu trên.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×