Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Điều trị bại liệt và một số rối loạn chức năng của chó, mèo bằng châm, cứu và xoa bóp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 61 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA THÚ Y
-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐIỀU TRỊ BẠI LIỆT VÀ MỘT SỐ RỐI LOẠN
CHỨC NĂNG CỦA CHÓ, MÈO BẰNG CHÂM,
CỨU VÀ XOA BÓP

VŨ THỊ HƯƠNG
LỚP: K59 - TYH


HÀ NỘI - 2018

2


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA THÚ Y
-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐIỀU TRỊ BẠI LIỆT VÀ MỘT SỐ RỐI LOẠN
CHỨC NĂNG CỦA CHÓ, MÈO BẰNG CHÂM,


CỨU VÀ XOA BÓP

Người thực hiện

: VŨ THỊ HƯƠNG

Lớp

: K59 – TYH

Mã SV

: 598775

Người hướng dẫn : TS. NGUYỄN BÁ TIẾP
PGS. TS. PHẠM THỊ XUÂN VÂN
Bộ môn

: GIẢI PHẪU- TỔ CHỨC

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin chân thảnh cảm ơn các thầy cô giáo trong nhà trường
dặc biệt là thầy cô khoa thú y đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy trong suốt quá
trình học tập để em có thể vận dụng những kiến thức quý giá đó thực hiện đề tài
của mình.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bà NSƯT.PGS.TS Phạm
Thị Xuân Vân và thầy giáo T.S. Nguyễn Bá Tiếp đã tận tình chu đáo, giúp đỡ em

trong suốt quá trình thực tập để em có thể hoàn hành khóa luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn thầy T.S. Trần Văn Nên – phụ trách tại
phòng khám thú y Cộng Đồng – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, các thành
viên hoạt động trong Hội châm cứu tại phòng khám thú y Cộng Đồng đã nhiệt
tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập tại
phòng khám.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên trong
suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận.
Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, em
kính mong nhận được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến để khóa luận của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 30 tháng 11 năm 2018
Sinh viên thực hiện
VŨ THỊ HƯƠNG


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................i
MỤC LỤC.............................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH..............................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.......................................................................................vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề........................................................................................................1
1.2 Mục đích.........................................................................................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................3
2.1 Các yếu tố và nguyên nhân gậy bại liệt và rối loạn cơ năng...........................3
2.1.1 Ảnh hưởng của giống...................................................................................3
2.1.2 Ảnh hưởng của dinh dưỡng..........................................................................4

2.1.3 Ảnh hưởng của tình trạng sức khỏe..............................................................4
2.1.4 Ảnh hưởng của các phương pháp điều trị....................................................5
2.1.5 Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh...........................................................6
2.1.6 Ảnh hưởng của chấn thương........................................................................6
2.2 Các phương pháp điều trị bại liệt....................................................................6
2.2.1 Phẫu thuật.....................................................................................................6
2.2.2 Dùng thuốc...................................................................................................7
2.2.3 Châm, cứu và xoa bóp..................................................................................7
2.2.4 Kết hợp nhiều phương pháp.......................................................................10
2.2 Kết quả ứng dụng châm, cứu, và xoa bóp tại Việt Nam................................10
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
...................................................................................................................14
3.1 Đối tượng.......................................................................................................14
3.2 Nội dung........................................................................................................14
3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu.............................................................15


3.3.1 Vật liệu.......................................................................................................15
3.3.2 Các phương pháp nghiên cứu.....................................................................18
3.3.3 Các phương pháp kiểm tra cận lâm sàng....................................................19
3.3.4 Phương pháp châm.....................................................................................19
3.3.5 Phương pháp cứu........................................................................................22
3.3.6 Phương pháp xoa bóp................................................................................23
3.3.7 Phương pháp phân tích số liệu...................................................................24
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................25
4.1 Phân loại các ca bệnh bại liệt, rối loạn chức năng và các bệnh khác được
điều trị bằng châm, cứu và xoa bóp..........................................................25
4.2 Kết quả điều trị bại liệt bằng”châm, cứu và xoa bóp”...................................25
4.2.1 Điều trị bại liệt do chấn thương..................................................................25
4.2.2 Điều trị bại liệt do thiếu canxi....................................................................28

4.2.3 Điều trị bại liệt do nguyên nhân khác.........................................................31
4.3 Kết quả điều trị một số rối loạn chức năng...................................................34
4.3.1 Điều trị chứng khó đại tiện.........................................................................34
4.3.2 Điều trị chứng khó tiểu tiện.......................................................................36
4.3.3 Điều trị khó thở..........................................................................................39
4.3.4 Điều trị rối loạn thân nhiệt.........................................................................41
4.3.5 Tăng tiết nước bọt.......................................................................................42
4.4 Kết quả điều trị một số bệnh khác.................................................................43
4.5 Ảnh hưởng của châm cứu đến thân nhiệt......................................................45
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................48
5.1 Kết luận.........................................................................................................48
5.2 Kiến nghị.......................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................50


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Số ca bệnh được điều trị bằng châm, cứu trong 6 năm gần đây tại
phòng khám thú ý Cộng Đồng..................................................................11
Bảng 4.1 Phân loại các ca bệnh trên chó và mèo được điều trị bằng châm cứu
và xoa bóp.................................................................................................25
Bảng 4.2 Tổng hợp kết quả điều trị bại liệt bằng châm, cứu, xoa bóp................33
Bảng 4.3 Tổng hợp kết quả điều trị rối loạn chức năng bằng châm, cứu và
xoa bóp......................................................................................................41


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Máy điện châm....................................................................................15
Hình 3.2. Các loại kim châm...............................................................................16
Hình 3.3. Điếu ngải.............................................................................................16
Hình 3.4 Calci B12 và calavit.............................................................................17

Hình 3.5 Đơn vị đo xác định vị trí huyệt.............................................................20
Hình 3.6 Bệnh súc đang được châm vê tay.........................................................21
Hình 3.7 Phương pháp cứu trực tiếp cho con vật................................................23
Hình 3.8 Xoa bóp theo đường kinh.....................................................................24
Hình 4.1 Bon ngày đầu đến.................................................................................26
Hình 4.2 “Bon” sau 10 ngày điện châm..............................................................28
Hình 4.3 “Bi” ngày đầu đến phòng khám...........................................................29
Hình 4.4 “Bi” sau 7 ngày điều trị........................................................................31
Hình 4.5 “Lu” ngày đầu đến phòng khám...........................................................31
Hình 4.8 “Lu” sau 10 ngày điều trị.....................................................................33
Hình 4.9: Bệnh súc “Cơm” đang được điện châm..............................................34
Hình 4.10: Bệnh súc “Min”.................................................................................36
Hình 4.11: Bệnh súc “Lucky” đang điện châm...................................................38
Hình 4.12: Bệnh súc “Đậu” châm về tay.............................................................40
Hình 4.13: Bệnh súc “Đen”.................................................................................42
Hình 4.14 “Milu” sau 11 ngày điều trị................................................................44


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Thân nhiệt của “Bon” trong 10 ngày điện châm.............................45
Biểu đồ 4.2. Thân nhiệt của “Bi” trong 10 ngày điện châm................................46
Biểu đồ 4.3. Thân nhiệt của “Lu” trong 10 ngày châm......................................46
Biểu đồ 4.4. Thân nhiệt của “Cơm” trong 20 ngày châm..................................47


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là một đất nước đang ngày càng phát triển và có sự đổi mới về
nhiều mặt, đời sống con người ngày càng được nâng cao, con người coi trọng
đời sống tinh thần hơn vì vậy số người yêu thích thú cưng ngày càng nhiều. Có

thể nói, vai trò của thú cưng đang ngày càng thay đổi là niềm vui giúp giải tỏa
căng thẳng trong cuộc sống, cũng như là người bạn nhỏ của nhiều gia đình. Đặc
biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh là nơi có nhiều hộ gia
đình khá giả có xu hướng nuôi những loại thú cảnh quý, nhập ngoại. Chính điều
đó đã tạo ra một môi trường kinh doanh chó, mèo cảnh tấp nập và ngày càng
được mở rộng.
Cùng với việc đó là diễn biến tình hình dịch bệnh trên chó, mèo ngày
càng phức tạp. Do các giống chó nhập đòi hỏi cần có chế độ chăm sóc, nuôi
dưỡng, phòng bệnh đặc biệt nhằm thích nghi được với điều kiện sống ở Việt
Nam. Nhưng thực tế, điều kiện nuôi dưỡng còn hạn chế và sự thếu hiểu biết
trong kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng làm xuất hiện nhiều bệnh tật gây tổn thất
cho cả người nuôi và những nhười yêu chó, mèo.
Vì thế mà nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc thú cưng, điều trị bệnh cho
thú cưng ngày càng được nâng cao. Các phòng khám thú y ngày càng hiện đại,
phong phú về phương pháp điều trị. Ngoài các phương pháp ngoại khoa, hóa
học trị liệu, vật lý trị liệu cũng ngày càng được quan tâm.
Trong đó phòng khám thú y Cộng Đồng trực thuộc khoa Thú y – Học
viện Nông nghiệp Việt Nam có chi hội châm cứu thú y dưới sự hướng dẫn, cố
vấn PGS.TS Phạm Thị Xuân Vân là người đầu tiên đưa môn châm cứu thú y vào
giảng dạy ở Học viện chuyên điều trị các trường hợp suy nhược chức năng cơ,
thần kinh rất khó thậm chí không điều trị được bằng thuốc hóa học trị liệu.


Do đó để góp phần phổ biến rộng rãi, nâng cao hiệu quả điều trị cho vật
nuôi, chúng em đã thực hiện đề tài:”Điều trị bại liệt và một số rối loạn chức
năng của chó, mèo bằng châm, cứu và xoa bóp.”
1.2 Mục đích
Ứng dụng châm cứu và xoa bóp trong điều trị bệnh cho chó mèo tại
phòng khám.
Kết quả đề tài nhằm bổ sung dữ liệu thực tế và chứng minh khả năng của

châm cứu trong điều trị bệnh cho các đối tượng thú cảnh đặc biệt là chó, mèo.


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Các yếu tố và nguyên nhân gậy bại liệt và rối loạn cơ năng
2.1.1 Ảnh hưởng của giống
Trên thực tế, chó và mèo được đưa tới khám có nguồn gốc khác nhau và
đa dạng về giống. Qua theo dõi chúng em đã thu số liệu về bại liệt và rối loạn
chức năng trên 2 nhóm (chó nội và chó ngoại).
Kết quả cho thấy, tỷ lệ các ca bệnh mắc các loại bệnh trên chó ngoại là
cao hơn nhiều so với trên chó nội.
Tại “Hội châm cứu thú y”có tổng 115 bệnh súc được điều trị thì chỉ có 7
ca là giống chó nội (chiếm 6%). Do khả năng thích nghi với điều kiện sống của
giống chó ngoại kém hơn chó nội. Ngoài ra, nguyên nhân của việc này là do
nhiều người dân ưa chuộng nuôi thú cảnh nhưng đôi khi nuôi theo phong trào
mà thiếu những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe của chó, mèo.
Ngoài ra, các bệnh gặp do yếu tố di truyền cũng bị ảnh hưởng bởi giống
đó là chứng loạn sản xương hông. Đây là một chứng bệnh do sự phát triển lệch
lạc của khớp xương. Sự liên kết lỏng lẻo giữa các đầu khớp khiến các xương chi
của chó phải chuyển động nhiều hơn bình thường, dẫn đến thoái hóa, viêm
nhiễm và gây đau đớn cho con vật.
Đây là một trong những vấn đề về xương thường thấy nhất ở chó. Nguy
cơ mắc bệnh không phụ thuộc vào tính biệt, mà thay vào đó là những nguyên
nhân thuộc về yếu tố di truyền. Những giống chó lớn như Great Dane, Saint
Bernard, Labrador Retriever thường có khả năng mắc bệnh cao nhất. Trong khi
đó, các giống chó nhỏ ít mắc bệnh hơn và hầu như không thể hiện dấu hiệu mắc
bệnh lâm sàng.
Khi phát hiện ra các triệu chứng rõ ràng, thì tiên lượng xấu. Kết quả điều
trị thấp. Gây nhiều biến chứng, nặng nhất là liệt nửa thân sau.



2.1.2 Ảnh hưởng của dinh dưỡng
Khẩu phần ăn thiếu Ca, P lâu ngày, hoặc tỷ lệ Ca/P không thích hợp. Cơ
thể thiếu Vitamin D, gia súc thiếu vận động, ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Cơ thể gia súc giai đoạn mang thai, nhất là giai đoạn cuối không được
cung cấp đủ các muối photphat canxi trong khi thai lại phát triển nhanh hình
thành bộ xương cần đến một lượng lớn muối canxi.
Do thiếu lượng canxi huyết một cách đột ngột ở gia súc cái sau khi đẻ.
Sau khi đẻ gia súc cái cho nhiều sữa, trong đó có nhiều muối canxi của con là do
mẹ truyền qua sữa. Việc đó làm cho lượng canxi của mẹ giảm xuống đột ngột
trong máu gây ra bệnh bại liệt sau khi đẻ.
2.1.3 Ảnh hưởng của tình trạng sức khỏe
Tình trạng sức khỏe tốt đồng nghĩa với khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt,
con vật ít mắc các bệnh do thiếu hoắc mất cân bằng dinh dưỡng, muốn được như
vậy thì con vật cần được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật.
Gia súc mắc các bệnh đường tiêu hoá mạn tính làm giảm sự hấp thu
Canxi, Phospho.
Bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính do giun móc (Ancylostoma caninum):
giun móc có những móc nhọn bằng kitin cắm vào vách ruột non ở phần tá tràng,
không tràng để hút máu, tạo ra những tổn thương và xuất huyết trong tổ chức
niêm mạc ruột. Vi khuẩn có sẵn trong niêm mạc ruột sẽ xâm nhập vào những
chỗ bị tổn thương kế phát bệnh viêm ruột cấp.
Do virus: Virus Parvo, virus Care khi xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa của
chó phát triển nhanh chóng, phá hoại niêm mạc dạ dày và ruột.
Do vi khuẩn: Chó ăn uống phải thức ăn và nước uống có chứa vi khuẩn
thương hàn, vi khuẩn yếm khí... Những vi khuẩn này sẽ phát triển trong niêm
mạc đường tiêu hóa gây ra bệnh viêm dạ dày và ruột cấp.


Tình trạng sức khỏe còn bị ảnh hưởng nhiều bởi độ tuổi: Đối với con non

hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh con vật dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, trúng gió,
sốt cao làm tổn thương thần kinh…Đối với con vật già quá trình lão hóa xảy ra
liên tục. Hệ xương khớp có sự giảm dần sức căng cơ, tính mềm dẻo và sức mạnh
của cơ. Một số nơi trên cơ thể cơ được thay thế bằng mô mỡ và trở nên mềm
nhão. Theo thời gian hệ xương từ từ giảm calci, mật độ xương cũng giảm dần.
Xương trở nên xốp và dễ gãy. Ở gia súc cái hiện tượng này nổi bật hơn do sự
giảm mật độ xương diễn ra nhanh hơn do sự tiết estrogen giảm. Luợng canxi giảm
do cơ thể ít hấp thụ được canxi từ thức ăn. Mật độ xương đốt sống giảm, đĩa đệm
giữa các đốt sống cũng ít dịch hơn và mỏng hơn làm cho cột sống ngắn lại.
Lớp sụn nằm giữa các khớp mỏng đi, các mặt khớp không còn cử động
lên nhau tốt như trước nên dễ bị tổn thương. Sự tổn hại của khớp do vận động
qua thời gian dài và chấn thương tái diễn nhiều lần dẫn đến viêm xương khớp.
Các dây chằng dùng nối các khớp với nhau hay các dây gân để nối cơ vào
xương trở nên kém mềm dẻo và linh hoạt. Các dây chằng dễ bị rách và khi rách
thì chậm lành.
2.1.4 Ảnh hưởng của các phương pháp điều trị
Liệt do can thiệp thú y có thể do quá trình phẫu thuật chạm vào dây thần
kinh hông lớn, khi tiêm sai cách, sai vị trí, khi tiêm vào dây thần kinh hoặc tủy
sống hoặc khi sử dụng thuốc trong điều trị bệnh cần chú ý đặc biệt là nhóm
polypeptit ảnh hưởng đến thần kinh tất cả đều có thể gây liệt.
Trên thực tế cũng gặp nhiều trường hợp liệt do can thiệp thú y, nếu như được
phát hiện và điều trị kịp thời thì tiên lượng tốt, nếu để lâu thì tiên lượng xấu.
Phương pháp điều trị có ý nghĩa rất quan trọng trong điều trị bệnh bại liệt.
Lựa chọn đúng phương pháp sẽ đạt hiệu quả điều trị cao, ngược lại lựa chọn sai
phương pháp thì hiệu quả điều trị sẽ thấp, con vật có thể không khỏi bệnh hoặc
bệnh tình sẽ trầm trọng hơn.


Tùy theo tình trạng bệnh của con vật để lựa chọn phương pháp điều trị
cho thích hợp (dùng thuốc, vật lý trị liệu, châm cứu hoặc kết hợp các phương

pháp với nhau)
2.1.5 Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh
Các yếu tố này cũng ảnh hưởng lớn đến một số nguyên nhân gây bại liệt.
Nếu điều kiện môi trường tốt (thời tiết thuận lợi, điều kiện dinh dưỡng tốt,
không gian và điều kiện cơ sở vật chất tốt, môi trương sạch sẽ ít mầm bệnh...)
thì con vật khỏe mạnh. Ngược lại, nếu điều kiện môi trường kém thì sức khỏe
con vật giảm sút, dễ mắc bệnh hơn những con được chăm sóc tốt.
Trong nuôi dưỡng chăm sóc thú cảnh cần chú ý đến các yếu tố từ môi
trường xung quanh và điều kiện sao cho phù hợp.
2.1.6 Ảnh hưởng của chấn thương
Chấn thương là các tác động bên ngoài gây tổn thương cho các cấu trúc
giải phẫu bình thường của tổ chức, gây ra sự giảm, rối loạn hay mất đi chức
năng sinh lý bình thường của tổ chức đó.
Sau chấn thương, các tế bào thần kinh của não bộ và tủy sống phản ứng lại
chấn thương và tổn thương theo cách khác với phần lớn các tế bào khác của cơ
thể, kể cả những tế bào trong hệ thần kinh ngoại biên. Bộ não và tủy sống bị giới
hạn trong các khoang xương bảo vệ nhưng việc này lại làm cho chúng dễ bị tổn
thương sức ép do tình trạng sưng tấy hoặc chấn thương mạnh. Từ đó dẫn đến tổn
thương các dây thần kinh, làm bệnh súc bị liệt cục bộ hoặc liệt toàn bộ cơ thể.
Các tác động cơ giới như là gia súc lớn đè, cắn. Bị tai nạn giao thông, di
chuyển trên địa hình trơn trượt dễ ngã.
2.2 Các phương pháp điều trị bại liệt
2.2.1 Phẫu thuật
Phẫu thuật là các thủ thuật dùng trong ngoại khoa để chữa bại liệt trong
các trường hợp chấn thương, tai nạn có thể do con vật bị tai nạn giao thông, bị


ngã, bị cắn, đánh đập dẫn đến tổn thương thần kinh (ví dụ: đám rối vùng hông
khum), tổn thương cột sống dẫn đến chèn ép đây thần kinh. Trong các trường
hợp trên, đường truyền thần kinh bị tổn thương, chèn ép con vật có thể mất khả

năng vận động hoặc vận động kém cần đưa xương về vị trí cũ.
Ưu điểm: Cho kết quả nhanh nếu lựa chọn chính xác phương pháp
phẫu thuật
Nhược điểm: Đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, thiết bị hiện đại, chi phí
đắt, dễ xảy ra các biến chứng hậu phẫu .
2.2.2 Dùng thuốc
Điều trị bằng thuốc là sử dụng một số loại thuốc nhằm điều trị nguyên
nhân gây liệt hoặc làm tăng cường khả năng điều khiển cũng như cảm giác của
bộ phận cần điều trị hay toàn bộ cơ thể.
Các loại thuốc thường sử dụng như:
Thuốc bổ thần kinh: H5000 (thành phần B1, B6, B12).
Thuốc giảm đau, kháng viêm: voltaren (thành phần diclofenac),
prednisone.
Ưu điểm: Dễ thao tác, dễ thực hiện.
Nhược điểm: Chỉ điều trị được những bệnh bại liệt thể nhẹ, bại liệt do
thiếu canxi… khi con vật mới bị bệnh.
2.2.3 Châm, cứu và xoa bóp
Châm
Là phương pháp dùng vật nhọn (như kim, que nhọn...) đâm vào hoặc kích
thích vào huyệt.
Cứu
Là phương pháp dùng nhiệt (hơi nóng) tác động lên huyệt. Ví dụ dùng
trong trường hợp bệnh súc bị hạ nhiệt độ, cứu bằng điếu ngải được đốt nóng.
Tác dụng của châm cứu nhằm đón chính khí, đánh đuổi tà khí, giúp con


vật lập lại thế cân bằng âm dương.
Xoa bóp
Xoa bóp giúp làm tăng hiệu quả điều trị, nó đóng vai trò rất quan trọng,
quyết định tới 50% kết quả điều trị.

Ảnh hưởng của xoa bóp đến da:
Xoa bóp làm bong lớp tế bào chết ở lớp ngoài cùng của da. Qua đó làm da
hô hấp được tốt hơn, tăng cường sự bài tiết của tuyến nhờn và tuyến mồ hôi,
tăng tốc độ di chuyển của máu vào trong mạch quản và tốc độ của tế bào
lympho tới cơ quan đích cần được bảo vệ, qua đó làm tăng dinh dưỡng và thải
nhanh các sản phẩm hủy hoại.
Xoa bóp còn làm tăng khả năng đàn hồi của da.
Ảnh hưởng của xoa bóp đến hệ thần kinh trung ương:
Xoa bóp trước tiên tác động vào các đầu mút thần kinh nằm ở dưới da,
qua da liên hệ với não tủy và hệ thần kinh thực vật.
Xoa bóp làm tăng cường các chức năng sinh lý của cơ thể.
Sự thay đổi lực, thời gian của các động tác xoa bóp có thể làm thay đổi
trạng thái của vỏ đại não, làm tăng hoặc giảm sự hưng phấn, tăng phản xạ, tăng
sự dinh dưỡng của các tế bào cũng như tăng sự hoạt động của các cơ quan nội
tạng khác nhau.
Đối với hệ thần kinh ngoại vi, xoa bóp làm giảm hoặc làm mất cảm giác
đau, tăng sự dẫn truyền của hệ thần kinh, qua đó tăng các quá trình lành của các
dây thần kinh bị tổn thương.
Các động tác xoa bóp tác động vào hệ thần kinh, các động tác nhào cơ,
bóp đấm… làm hưng phấn thần kinh
Ảnh hưởng của xoa bóp đến máu:
Qua máu các tế bào của cơ thể nhận được dinh dưỡng oxy và thải các sản
phẩm trao đổi chất. Máu mang đến cho cơ thể các hormone (các sản phẩm nội tiết


tố), các hormone này điều hòa hoạt của nhiều cơ quan trong cơ thể.
Ảnh hưởng của xoa bóp đến các cơ:
Nhờ xoa bóp, tế bào các cơ hấp thu oxy, các chất dinh dưỡng tốt hơn và
thải các sản phẩm hủy hoại nhanh hơn.
Xoa bóp 5 phút hồi phục mệt mỏi sao vận động nặng bằng 20 phút nghỉ ngơi

đơn thuần. Điều này rất cần thiết đối với những chú cún, mèo bị bại liệt, vì lúc đó
cơ của chúng không được vận động, máu không được lưu thông như bình thường
do vậy cần phải thường xuyên xoa bóp để tránh hiện tượng cơ không được hấp thu
đầy đủ chất dinh dưỡng và vận động mà bị teo. Nên xoa bóp thật nhiều, ít nhất 30
phút mỗi ngày để đạt hiệu quả điều trị cao nhất có thể.
Ảnh hưởng của xoa bóp đến dây chằng bao khớp:
Xoa bóp làm tăng tính đàn hồi, tăng sự vững chắc các dây chằng và tăng
sự linh hoạt của các khớp. Điều này đặc biệt cần đối với chó, mèo bị liệt hoặc
khả năng hoạt động của chúng yếu.
Xoa bóp làm tăng tuần hoàn máu ở các khớp (vì ở khớp sự tuần hoàn máu
rất thấp) và các tế bào xung quanh khớp. Xoa bóp làm tăng tuần hoàn dịch mà
các hoạt dịch này dùng để nuôi các tế bào sụn.
Ảnh hưởng của xoa bóp đối với sự trao đổi chất.
Xoa bóp làm tăng lượng nước tiểu bài tiết ra nhưng không thay đổi độ axit
trong máu. Xoa bóp 2, 3 ngày sau chất Nito trong nước tiểu tăng và kéo dài trong
vài ngày do tác dụng phân giải protit của xoa bóp gây nên. Xoa bóp toàn thân có
thể tăng nhu cầu về dưỡng khí 10%, đồng thời cũng tăng lượng bài tiết thận khí.
Vì vậy việc xoa rất cần thiết đối với cún, mèo bị bại liệt, vì lúc đó cơ của
chúng không được vận động, máu không được lưu thông như bình thường do
vậy cần phải thường xuyên xoa bóp để tránh hiện tượng cơ không được hấp thu
đầy đủ chất dinh dưỡng và vận động mà bị teo. Nên xoa bóp thật nhiều, ít nhất 1
tiếng mỗi ngày để đạt hiệu quả điều trị cao nhất có thể.


Ưu điểm: Là một phương pháp chữa bệnh động vật hiệu quả, giải quyết
rất nhiều trường hợp không xử lý được bằng thuốc thông thường một cách an
toàn, không gây tác dụng phụ.
Nhược điểm: Đòi hỏi bác sỹ thú y, kĩ thuật viên phải có tay nghề cao,
đào tạo bài bản. Đôi lúc thời gian điều trị sẽ kéo dài, đòi hỏi chủ vật nuôi phải
kiên trì.

2.2.4 Kết hợp nhiều phương pháp
Trong nhiều trường hợp bệnh yêu cầu sử dụng nhiều phương pháp với
nhau để đạt được hiệu quả cao nhất như trong trường hợp chấn thương (gãy
xương, rạn xương, vẹo cột sống), các chứng viêm (viêm cơ, viêm khớp, viêm
dây thần kinh), sốt cao… cần phẫu thuật hay sử dụng thuốc để đưa con vật về
tình trạng sức khỏe tốt nhất rồi mới tiến hành châm cứu nếu cần.
Ví dụ trong các trường hợp viêm cơ, dây thần kinh, khớp cần sử dụng
thuốc làm giảm tình trạng viêm.
2.2 Kết quả ứng dụng châm, cứu, và xoa bóp tại Việt Nam
Sau cách mạng tháng 8, Hội đồng Chính phủ ra Nghị quyết 266/CP về vấn
đề kết hợp Y học hiện đại với Y học cổ truyền để xây dựng nền Y học Việt Nam.
Thực hiện nghị quyết, một trong các hướng nghiên cứu của Khoa Chăn nuôi –
Thú y thuộc Đại học Nông nghiệp I lúc đó đã ứng dụng châm cứu trong điều trị
bệnh cho gia súc.
Năm học 1977-1978, nhóm nghiên cứu của khoa đứng đầu là bác sỹ Thú
y Phạm Thị Xuân Vân kết hợp với Viện Y học dân tộc trung ương tiến hành
nghiên cứu nhằm ứng dụng, thăm dò và tìm hiểu tác dụng của châm tê trên gia
súc, thử nghệm tác dụng của châm tê cho phẫu thuật không cần đến thuốc gây
tê, thuốc gây mê. Sau thành công của nghiên cứu thử nghiệm, ứng dụng châm
cứu gây tê từng vùng phẫu thuật cũng được tiến hành trên nhiều loại gia súc


khác nhau. Các gia súc trở lại bình thường sau phẫu thuật với phương pháp gây
tê bằng điện châm.
Sau ứng dụng thành công của châm tê, các thử nghiệm sau được tiến
hành: Thăm dò tác dụng huyệt trong cơ chế hoạt động của các chức năng, tìm
các đơn huyệt (gồm các huyệt để điều trị cho một bệnh nhất định). Áp dụng
phương pháp châm, cứu, xoa bóp trong điều trị đã giúp cho hàng ngàn bệnh súc
khỏi nhiều bệnh như: các bệnh sinh sản của bò, chó: viêm tử cung, viêm vú, sa
tử cung, sát nhau, khó đẻ. Các bệnh đường tiêu hóa của ngựa: Ỉa chảy, dau bụng;

bò (chướng hơi dạ cỏ, nghẽn dạ lá sách). Các bệnh thuộc dạng thần kinh như co
giật của lợn con, bại liệt (ngựa, bò, lợn, chó). Các bệnh khác: cảm nắng, cảm
mưa, cúm bò.
Một số công trình nghiên cứu được công bố tiếp theo như: Điện châm
điều trị bệng gia súc (Tạp chí KHKNT Nông nghiệp, 10/1982), Châm cứu điều
trị bệnh sát nhau ở bò (Tạp chí Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm, 3/1989),
Châm cứu điều trị viêm vú và viêm tử cung ở bò (Tạp chí Châm cứu số 1/1991),
Tác dụng của huyệt Tam âm giao và huyệt Thận môn (Tạp chí Châm cứu số
1/1991), Châm cứu điều trị bệnh bại liệt trên gia súc ( TT KHKN Nông nghiệp
trường ĐHNNI, 1/1991). Năm 1986, lần đầu tiên môn học Châm cứu Thú y
được đưa vào giảng dạy trong chương trình đạo tạo bậc Đại học của khoa Thú y,
Đại học Nông nghiệp I Hà Nội ( nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam).
Hiện nay, việc áp dụng phương pháp châm cứu để điều trị bệnh trong thú
y tại Việt Nam nói chung và phòng khám Thú y Cộng Đồng, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam nói riêng ngày càng phát triển, ứng dụng rộng rãi và đạt hiệu
quả cao.
Sau đây là bảng thống kê tổng các ca bệnh và kết quả đã đạt được trong 6
năm gần đây tại “Hội châm cứu thú y” phòng khám thú y Cộng Đồng.
Bảng 2.1 Số ca bệnh được điều trị bằng châm, cứu trong 6 năm gần đây tại
phòng khám thú ý Cộng Đồng


Ca bệnh
Số ca
Bại liệt sau đẻ

Liệt do chấn
thương

Sập bàn, liệt


Tỷ lệ khỏi (%)
Số ca
Tỷ lệ khỏi (%)
Số ca

do thiếu canxi

Tỷ lệ khỏi (%)

Bại liệt không

Số ca

rõ nguyên
nhân
Dị dạng

Bị đau dây
thần kinh

Co giật, trúng
gió

Di chứng care

2013

2014


2015

2016

2017

2018

5

-

-

-

-

4

-

-

-

-

4


10

30

8

42

50,0

60,0

0

0

9

9

44,4

60,0

4

0

-


-

80,0
0

50,00 37,50 57,14
18

47

32

50,00 68,09 57,35
6

37

68

0
57
35.0
9
37
64.8
6
44
43.1

Tỷ lệ khỏi (%)


-

-

Số ca

-

-

-

-

-

6

Tỷ lệ khỏi (%)

-

-

-

-

-


0.00

Số ca

9

-

-

-

-

3

-

-

-

-

5

18

Tỷ lệ khỏi (%)


88,8
9

66,67 51,35 57,35

75.0

Số ca

-

1

Tỷ lệ khỏi (%)

-

0,00

-

Số ca

-

-

1


Tỷ lệ khỏi (%)

-

-

100

40,00 72,22
-

8

33.3
3
19
52.6
3

2

-

0,00

-


Ca bệnh


2013

2014

2015

2016

2017

2018

Viêm tuyến

Số ca

-

1

-

-

-

-

nước bọt


Tỷ lệ khỏi (%)

-

100

-

-

-

-

Số ca

-

-

-

1

-

3

Tỷ lệ khỏi (%)


-

-

-

100

-

Số ca

-

-

-

-

1

Tỷ lệ khỏi (%)

-

-

-


-

100

Số ca

-

-

-

-

-

Tỷ lệ khỏi (%)

-

-

-

-

-

27


20

54

93

143

Liệt dương

Rối loạn tiết
niệu

Bí ỉa

Tổng

33.3
3
26
65.3
8
12
83.3
3
211

Qua bảng trên cho thấy các ca bại liệt được điều trị bằng phương pháp
châm cứu tăng lên qua từng năm, đặc biệt bại liệt do tai nạn chấn thương ngày
càng tăng cao và chiếm số lượng lớn trong 3 năm gần đây. Các trường hợp bại

liệt do thiếu canxi, không rõ nguyên nhân, trúng gió cũng tăng cao. Trường hợp
rối loạn tiêu hóa tiết niệu (bí đái, bí ỉa, táo bón…) rất ít gặp ở các năm trước lại
gặp trong nhiều ca bệnh vào năm 2018. Có rất nhiều trường hợp hiếm gặp vào
các năm trước nhưng gần đây lại gặp như: liệt dương, viêm dây thần kinh, dị
dạng, chảy nước bọt…
Do ứng dụng của châm cứu ngày càng rộng rãi và đạt hiệu quả điều trị
cao nên đã thu hút được nhiều sự quan tâm của sinh viên thú y cũng như các bác
sỹ thú y vào lĩnh vực châm cứu. Số lượng sinh viện theo học châm cứu ngày


càng đông và tăng qua các năm. Cụ thể khi hội thành lập năm 2012 có 8 thành
viên, đến năm 2018 đã có hơn 300 thành viên gia nhập. Không những vậy, lĩnh
vực châm cứu trên thú cảnh ngày càng được nhiều người biết đến và tìm đến
châm cứu để khám chữa bệnh, nhờ các ca bệnh được điều trị sớm và kịp thời mà
hiệu quả điều trị cũng tăng cao đã cho thấy sự phát triển của châm cứu trong
tương lai còn mạnh mẹ hơn.

PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng
Chó, mèo bại liệt và rối loạn một số chức năng được khám và điều trị tại
Hội châm cứu Thú y, phòng khám Thú y Cộng đồng
Thời gian từ ngày 01/06/2018 đến ngày 30/11/2018
3.2 Nội dung
Chẩn đoán và điều trị bại liệt do các nguyên nhân khác nhau:
Bại liệt do chấn thương
Bại liệt do thiếu canxi
Bại liệt do các nguyên nhân khác
Điều trị một số rối loạn chức năng bằng châm cứu:
Chứng khó đại tiện

Chứng khó tiểu tiện
Chứng khó thở


Chứng rối loạn thân nhiệt
Tăng tiết dịch: chảy nước dãi
Điều trị một số bệnh khác bằng châm cứu
Viêm tử cung, liệt dương
Vẹo cổ, đi xoay tròn
Ảnh hưởng của điện châm đến thân nhiệt của chó mèo.


3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Vật liệu
Dụng cụ
Máy điện châm

Hình 3.1. Máy điện châm.
Máy Điện châm do công ty đầu tư phát triển công nghệ và xây lắp K&N
sản xuất. Dùng pin 6V, dao động sử dụng cả phần âm và phần dương, tần số 0,5
- 50 Hz, biên độ xung ra 90 – 120µA.
Cách sử dụng máy điện châm:
Bật công tắc, cho máy chạy, xem đèn báo.
Phải xoay núm vặn theo chiều kim đồng hồ để điều khiển tần số, để chọn
tần số kích thích đúng yêu cầu (công suất này được quy định bởi điện thế, cường
độ, tần số), công suất sẽ biến đổi từ nhỏ nhất đến mạnh nhất.
Mỗi đôi điện cực chuyền kích thích đều có núm vặn điều khiển riêng để
điều khiển công suất kích thích đặt lên 2 điện cực ấy. Vì thế phải lần lượt điều
khiển từng núm vặn để đưa công suất đạt tới yêu cầu.



×