Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bản tin pháp luật công thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.08 KB, 7 trang )












































BỘ CÔNG THƯƠNG
VỤ PHÁP CHẾ
______

SỐ THÁNG 5 – 2009








Phụ trách nội dung
Hoàng Xuân Bắc


Nhóm cộng tác
Lại Thị Lan Hương

Trần Thị Mai Hương
Bùi Bích Hiền
Đào Thanh Dung
Bùi Thế Hưng
Bùi Thị Bình Giang
Ngô Đức Minh
Phạm Thành Trung
Nguyễn Đức Hạnh












Địa chỉ liên hệ
54 Hai Bà Trưng - Hà Nội
ĐT: 22205492 - 22202584
Eil
Bản tin

Pháp luật
Công Thương











¾ Thủ tướng Chính phủ chỉ thị đổi
mới quy trình lập pháp, lập quy
¾ Việt Nam ra nhập Trung tâm tư vấn
luật WTO
¾ Quy tắc xuất xứ mới theo Hiệp định
thương mại hàng hóa ASEAN
¾ Quy định mới của Chính phủ về vật
liệu nổ công nghiệp
¾ Quy tắc xuất xứ mới theo Hiệp định
đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản
¾ Danh mục văn bản tháng 5 năm
2009





NỘI DUNG
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

đổi mới quy trình lập pháp, lập quy
Trần Thị Mai Hương

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị
số 636/CT-TTg ngày 20/5/2009 về
triển khai thực hiện Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật
(VBQPPL) và các biện pháp thi hành
Luật, đổi mới một bước quy trình lập
pháp, lập quy nhằm nâng cao chất
lượng của VBQPPL.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ xác định
công tác lập dự kiến chương trình xây
dựng VBQPPL và xây dựng pháp luật
là nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ
chính trị quan trọng hàng đầu trong
chương trình công tác; trực tiếp chỉ
đạo công tác soạn thảo văn bản và
chịu trách nhiệm về chất lượng và thời
gian trình các dự án, dự thảo.
Áp dụng một văn bản sửa đổi,
thay thế, bãi bỏ nội dung nhiều văn
bản
Thủ tướng Chính phủ nhấn
mạnh, khi đề nghị xây dựng, soạn
thảo, ban hành dự án, dự thảo, cần
quan tâm áp dụng có hiệu quả kỹ thuật
dùng "một văn bản sửa đổi, bổ sung,
thay thế, bãi bỏ nội dung nhiều văn
bản" nhằm tiết kiệm các nguồn lực và
bảo đảm tính thống nhất của hệ thống

pháp luật. Đồng thời, phải rà soát, hệ
thống hóa VBQPPL để kịp thời sửa
đổi, bổ sung thay thế, bãi bỏ các văn
bản, quy định trái pháp luật hoặc
không còn hiệu lực thi hành.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo các
đơn vị thuộc Bộ, ngành đánh giá tác
động của luật, pháp lệnh, nghị định
sau khi có hiệu lực và đối chiếu với
kết quả đánh giá trong từng giai đoạn
soạn thảo, xác định tính hợp lý, tính
khả thi của các quy định để kịp thời
kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền
giải pháp nâng cao hiệu quả của văn
bản hoặc hoàn thiện văn bản trong
trường hợp cần thiết.
Lập chuyên mục lấy ý kiến xây
dựng dự thảo VBQPPL
Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu
lập chuyên mục lấy ý kiến trên Trang
thông tin điện tử của cơ quan để tiếp
nhận các ý kiến đóng góp; đồng thời,
tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá
nhân liên quan, các chuyên gia, nhà
khoa học và các đối tượng chịu sự
điều chỉnh trực tiếp của dự án, dự thảo
dưới các hình thức phù hợp, nhất là
những dự án, dự thảo liên quan trực

tiếp đến quyền và nghĩa vụ của công
dân, doanh nghiệp.
Kiện toàn tổ chức pháp chế và
đội ngũ cán bộ, công chức làm công
tác xây dựng pháp luật theo hướng
chuyên nghiệp, đủ về biên chế và bảo
đảm chất lượng cao.
Việt Nam gia nhập Trung tâm tư vấn luật WTO

Bùi Thị Bình Giang

Ngày 19/5/2009, tại Giơ ne vơ
(Thụy Sỹ), Đại sứ Vũ Dũng đã thay
mặt Chính phủ ký Nghị định thư về
việc CHXHCN Việt Nam gia nhập
Trung tâm tư vấn luật WTO (gọi tắt là
ACWL).

ACWL được thành lập từ năm
1999 và là một tổ chức liên chính phủ
hoạt động độc lập với WTO. Chức
năng của Trung tâm là trợ giúp các
nước đang phát triển, các nước kém
phát triển và các nước có nền kinh tế
chuyển đổi là thành viên của WTO
trong các lĩnh vực: tư vấn pháp luật về
WTO; hỗ trợ các bên và bên thứ ba
trong giải quyết tranh chấp; đào tạo về
pháp luật của WTO cho các cán bộ
của Chính phủ. Hiện nay Trung tâm

có 39 thành viên, trong đó có 10 nước
phát triển và 29 nước đang phát triển
(hai phần ba số lượng nước đang phát
triển là thành viên của WTO đã gia
nhập Trung tâm). 45 nước kém phát
triển là thành viên của WTO hoặc
đang trong quá trình gia nhập WTO
đã đăng ký sử dụng dịch vụ của
ACWL.

Việc trở thành thành viên của
ACWL có thể đem lại nhiều lợi ích
đối với Việt Nam. Thứ nhất, Trung
tâm sẽ giúp Việt Nam đào tạo cán bộ
pháp lý các Bộ ngành (luật sư của
Chính phủ) để dần dần đảm nhận công
tác tham mưu pháp lý về WTO cho
Chính phủ. Thứ hai, Việt Nam sẽ
nhận được các tư vấn pháp lý miễn
phí liên quan tới các quy định của
WTO. Thứ ba, trong trường hợp Việt
Nam tham gia vào một vụ việc tranh
chấp tại WTO với tư cách nguyên
đơn, bị đơn, hay bên thứ ba, Trung
tâm có thể cung cấp hỗ trợ kỹ thuật
trong toàn bộ quá trình giải quyết
tranh chấp.

Hiện nay, Bộ Công Thương với
tư cách chủ trì việc Việt Nam gia nhập

ACWL đang có những kế hoạch cụ
thể để triển khai hợp tác với ACWL
một cách có hiệu quả nhất.

Quy tắc xuất xứ mới theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
Nguyễn Đức Hạnh

Ngày 22/5/2009, Bộ trưởng
Công Thương đã ký ban hành Thông
tư số 22/2009/TT-BCT về việc thực
hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp định
thương mại hàng hóa ASEAN thay
thế
thay thế Quyết định số
19/2008/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ
Công Thương ngày 24
/7/2008 ban
hành Quy chế cấp Giấy chứng nhận
xuất xứ hàng hóa Mẫu D để hưởng các
ưu đãi theo Hiệp định về chương trình
ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
(CEPT) để thành lập Khu vực thương
. Thông tư
này được ban hành nhằm quy định
việc thực hiện chuẩn hóa quy trình thủ
tục cấp C/O cho các đối tượng là
thương nhân (hay người đại diện hợp
pháp của thương nhân), phù hợp với
thông lệ và các quy định quốc tế về
nguyên tắc xuất xứ cũng như thực thi

những cam kết của Việt Nam trong
các Hiệp định thương mại song
phương, đa phương mà Việt Nam là
thành viên.
Thông tư này là nhằm nội luật
hóa những cam kết của Việt Nam
trong
Hiệp định thương mại hàng hoá
ASEAN ký ngày 26
/02/2009 tại Hội
nghị
thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14,
tại Cha-am, Thái Lan
.
Thông tư quy định chi tiết, đầy
đủ, minh bạch trình tự, thủ tục đăng
ký hồ sơ thương nhân, cấp C/O cũng
như các trường hợp từ chối và thu hồi
C/O. Ngoài ra, thông tư này cho thấy
việc cơ quan quản lý nhà nước tận
dụng tối đa
hệ thống quản lý và cấp
chứng nhận xuất xứ điện tử của Việt
Nam
(eCOsys) rút ngắn thời gian làm
thủ tục xin cấp C/O của doanh nghiệp
(bằng cách khai báo trước trên mạng
eCOsys, chỉ mang hồ sơ đến làm thủ
tục khi tổ chức cấp C/O thông báo
đồng ý cấp) đồng thời giám sát được

việc thực thi thủ tục hành chính của
các tổ chức cấp C/O thông qua báo
cáo định kỳ. Thông tư cũng quy định
cụ thể danh sách các tổ chức cấp C/O.

Thông tư này sẽ chính thức có
hiệu lực từ ngày 6/7/2009./.


Quy định mới của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp
Phạm Thành Trung
Ngày 23/4/2009, Thủ tướng
Chính phủ đã ký ban hành Nghị định
số 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ
công nghiệp. Nghị định này sẽ có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 22/6/2009 và
thay thế Nghị định số 27/CP ngày
20/4/1995 của Chính phủ về quản lý,
sản xuất, cung ứng và sử dụng vật liệu
nổ công nghiệp; thay thế Điều 9 Nghị
định số 47/CP ngày 12/8/1996 của
Chính phủ về quản lý vũ khí, vật liệu
nổ và công cụ hỗ trợ; thay thế Chương
IV Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ
và công cụ hỗ trợ ban hành kèm theo
Nghị định 47/CP ngày 12/8/1996.
Nghị định số 39/2009/NĐ-CP cũng
đồng thời bãi bỏ khoản 3 của Danh
mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh
doanh (Phụ lục II) ban hành kèm theo

Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày
12/6/2006 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật Thương mại về hàng
hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế
kinh doanh và kinh doanh có điều
kiện.
Theo quy định mới, Nhà nước
độc quyền về sản xuất, kinh doanh vật
liệu nổ công nghiệp. Số lượng, phạm
vi, quy mô các doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp do
Thủ tướng Chính phủ quyết định trên
cơ sở phù hợp với quy hoạch phát
triển vật liệu nổ công nghiệp và điều
kiện kinh tế - xã hội cụ thể của từng
thời kỳ, chống lạm dụng vị trí độc
quyền, bảo đảm lợi ích quốc gia,
quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận, Giấy phép
cấp cho tổ chức, cá nhân hoạt động
vật liệu nổ công nghiệp theo quy định
của pháp luật trước ngày Nghị định số
39/2009/NĐ-CP có hiệu lực thi hành
được tiếp tục thực hiện theo thời hạn
quy định tại Giấy chứng nhận, Giấy
phép.
Cũng theo quy định mới, tổ
chức, cá nhân đang hoạt động vật liệu
nổ công nghiệp phải xây dựng kế
hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố phù

hợp với quy định của Nghị định số
39/2009/NĐ-CP trong thời hạn 06
tháng, kể từ ngày Nghị định này có
hiệu lực.

Quy tắc xuất xứ mới theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản
Ngô Đức Minh

Ngày 18/5/2009, Bộ trưởng
Công Thương đã ký ban hành Thông
tư số 10/2009/TT-BCT quy định việc
cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho
hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị
trường Nhật Bản.
Thông tư này là nhằm nội luật
hóa các cam kết của Việt Nam về quy
tắc xuất xứ trong Hiệp định đối tác
kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (Hiệp
định VJEPA). Đây là Hiệp định tự do
hóa thương mại song phương đầu tiên
giữa Việt Nam với nước ngoài.
Thông tư quy định cụ thể quy tắc
xuất xứ áp dụng đối với hàng hóa Việt
Nam xuất sang thị trường Nhật Bản và
ngược lại, đồng thời ban hành mẫu
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
mẫu VJ (C/O VJ) của Việt Nam và
của Nhật Bản. Bên cạnh đó, Thông tư
cũng quy định rõ trình tự, thủ tục cấp
C/O VJ áp dụng đối với người sản

xuất và người xuất khẩu Việt Nam
muốn xuất khẩu hàng hóa sang thị
trường Nhật Bản.
Cùng với C/O VJ, tính đến nay,
Việt Nam đã có tổng cộng 7 loại C/O
ưu đãi. Trong đó, với riêng thị trường
Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam có
hai lựa chọn. Đó là C/O AJ hoặc C/O
VJ. C/O AJ là Giấy chứng nhận xuất
xứ nội luật hóa cam kết của Việt Nam
trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn
diện ASEAN-Nhật Bản.


×