Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Một số thủ thuật giới thiệu ngữ liệu mới trong dạyhọc Tiếng anh 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.86 KB, 17 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS LŨNG HÒA
----------  ----------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Một số thủ thuật giới thiệu ngữ liệu mới
trong dạy-học Tiếng anh 6”

-Tác giả sáng kiến: Bùi Mạnh Hùng

Lũng Hòa, tháng 12 năm 2019


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của đất
nước. Trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang trên con đường đổi mới, chính
sách mở cửa quan hệ với các nước trên thế giới gia tăng đáng kể. Sự giao tiếp
rộng rãi với các nước trên thế giới bằng Tiếng Anh - Ngôn ngữ quốc tế đã trở lên
phổ biến và ngày được quan tâm hơn.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Tiếng Anh những năm qua bản thân tôi
nhận thấy rằng, việc giới thiệu ngữ liệu mới trong dạy-học là bước vô cùng quan
trọng, đặc biệt là các em khối lớp 6 cho dù cho các em đã được học suốt 3 năm ở
cấp tiểu học, ... rồi cuối cùng các em vẫn chưa thực sự hứng thú nếu Thầy Cô
chưa tạo ra một luồng cảm hứng mới trong quá trình giới thiệu ngữ liệu mới. Có
phải việc giới thiệu ngữ liệu mới có ảnh hưởng mạnh đến việc tiếp thu của học
sinh hay không? hay là phương pháp Thầy Cô háp dạy chưa phù hợp? cấu trúc
sách giáo khoa chưa hợp lý? hoặc các em chưa biết cách học?
Đối với học sinh trường THCS Lũng Hòa, thì việc học Tiếng Việt cho
chuẩn xác đã là một vấn đề không dễ, huống gì nói đến việc học Tiếng Anh lại


càng nan giải và khó khăn hơn nhiều; song không thể để cho học sinh học Tiếng
Anh cho vui, vô bổ.
Để giúp các em học sinh khối lớp 6 trường THCS Lũng Hòa đang tham gia
học Tiếng Anh chương trình 10 năm của nhà trường vượt qua trở ngại này tôi
chọn nội dung chuyên đề " Một số thủ thuật giới thiệu ngữ liệu mới trong dạyhọc cho học sinh lớp 6"
để nghiên cứu.
2. Tên sáng kiến:
" Một số thủ thuật giới thiệu ngữ liệu mới trong dạy-học cho học sinh lớp 6"
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Bùi Mạnh Hùng
- Địa chỉ: Trường THCS Lũng Hòa- huyện Vĩnh Tường- tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0989 885 333
- E-mail:
4. Chủ đầu tư sáng kiến:
- Bùi Mạnh Hùng
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- Đề tài này được vận dụng vào việc giảng dạy môn Tiếng Anh cho học
sinh khối 6 Trường THCS Lũng Hòa.

Page 2


6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
- Sáng kiến được áp dụng lần đầu trong học kì I năm học 2018- 2019
(tháng 9 năm 2018 đến tháng 1 năm 2019)
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:

PHẦN I:ĐẶT VẤN ĐỀ
I / Lý do chọn đề tài:
Giới thiệu ngữ liệu mới là nội dung đầu tiên và quyết định sự thành công

hay thất bại của một đơn vị bài học. Do đó để học sinh nắm vững ngữ liệu mới
giáo viên cần tập trung đầu tư cho tiết học này thật nhiều.
Ngoài ra, nhằm thực hiện triệt để cuộc vận động “hai không” gồm bốn nội
dung “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói
không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp” trong hầu hết các bài
thi học sinh đều có thi hình thức thức trắc nghiệm. Trong bài thi đòi hỏi các em
phải nhớ cách phát âm, mặt chữ,cấu trúc ngữ pháp của từ và mẫu câu. Vì vậy, giới
thiệu ngữ liệu mới cần chú trọng giới thiệu về từ vựng, ngữ pháp hay chức năng
ngôn ngữ thông qua bài hội thoại
Việc nắm chắc ngữ liệu mới không chỉ giúp cho học sinh có nền tảng kiến thức
trong một đơn vị bài học mà còn cả trong suốt năm học hay xa hơn nữa là suốt
trong cấp học để các em có kiến thức căn bản nhất của cấp học làm hành trang tốt
nhất cho các năm học tiếp theo.
Tóm lại, muốn học sinh luyện tập thành công, nắm vững kiến thức đòi hỏi
giáo viên phải giới thiệu ngữ liệu mới một cách hiệu quả nhất.
II/ Đối tượng, thời gian nghiên cứu.
- Với mong muốn nâng cao chất lượng của môn học cũng như giúp cho học
sinh có đủ kiến thức và kĩ năng giao tiếp với bạn bè thế giới, do vậy tôi chọn các
em học sinh khối lớp 6 trong trường là đối tượng nghiên cứu trong chuyên đề này
nhằm đưa ra giải pháp tối ưu nhất giúp các em tự tin nắm bắt kiến thức bài giảng
của giáo viên đồng thời hạn chế và khắc phục được những khó khăn trong khi
học.
- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2018- 2019
III/ Phạm vi nghiên cứu.
Bắt đầu bài “Getting started” của mỗi đơn vị bài học là một bài đọc hoăc
một bài hội thoại với tiêu đề “Listen and read” Đây là mục giới thiệu ngữ liệu
mới. Do đó đề tài được thực hiện trong phạm vi các tiết dạy “Listen and read” của
khối lớp 6 Trường THCS Lũng Hòa.
Page 3



IV/ Phương pháp nghiên cứu.
-Để thực hiện chuyên đề này tôi thực hiện các phương pháp sau:
1. Phương pháp quan sát.
Quan sát các giờ học Tiếng anh, đặc biệt trong các giờ dạy ngữ liệu mới để
xem các hoạt động đưa ra đã phù hợp chưa, có đạt hiệu quả không đồng thời rút
kinh nghiệm để đưa ra các hoạt động phù hợp hơn, hiệu quả hơn đối với từng bài,
từng phần cụ thể.
2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
Thông qua kết quả lĩnh hội kiến thức của học sinh,và khả năng vận dụng
kiến thức vào giao tiếp trong từng hoạt động cụ thể.
3. Phương pháp đàm thoại.
Thông qua trao đổi với giáo viên đồng môn, học sinh để tìm hiểu khả năng
sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh, qua đó để rút ra được những đóng
góp bổ ích.
4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Tìm đọc các tài liệu, sách báo có liên quan đến chuyên đề nghiên cứu.
5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Bằng kinh nghiệm đúc kết từ bản thân trong quá trình dạy học của mình.
Đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm giới thiệu ngữ liệu mới cho học sinh khối lớp 6
của các giáo viên dạy môn Tiếng Anh trong và ngoài trường.
6. Phương pháp thực nghiệm.
Thực nghiệm một số nội dung đã đề xuất phù hợp với khả năng và điều kiện của
mình.

Page 4


PHẦN II : NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
I/ Cơ sở lý luận:

Trước đây theo phương pháp dạy học cũ, thầy giáo đóng vai trò trung tâm
là người truyền đạt kiến thức còn học sinh là đối tượng tiếp nhận kiến thức một
cách thụ động. Phương pháp này ít mang lại hiệu quả giáo dục, nó không phù
hợp với tình hình phát triển của nước ta hiện nay
Đặc biệt, nước ta đã gia nhập nhiều tổ chức quốc tế lớn như WTO, UN,
ASEAN….với các hiệp định chiến lược và toàn diện với hầu hết các nước trên thế
giới hiện nay, học Tiếng Anh giúp học sinh không chỉ thể giao tiếp với bạn bè thế
giới mà còn làm chủ kho tàng kiến thức của nhân loại.
Ngày nay, phương pháp chủ đạo trong dạy ngoại ngữ “Lấy người học làm
trung tâm” thầy chỉ là người gợi mở vấn đề, hướng dẫn học sinh làm việc, học
sinh tự tìm tòi nắm bắt kiến thức cho bản thân mình. Việc đổi mới phương pháp
dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh yêu cầu học sinh phải biết tự
giác, chủ động sáng tạo , chiếm lĩnh làm chủ kiến thức. Thực hiện được yêu cầu
này, giáo viên phải là người có vai trò hướng dẫn, điều khiển, tổ chức học sinh
hoạt động. Do vậy việc tìm tòi và vận dụng các phương pháp mới luôn luôn đòi
hỏi mỗi giáo viên phải có.
Hơn thế nữa, ngoại ngữ là một môn học đòi hỏi học sinh phải có tính chăm chỉ,
học thường xuyên, ở mọi lúc mọi nơi thì mới phát triển được vốn ngữ liệu bởi lẽ
có vốn ngữ liệu khá thì học sinh mới vận dụng các kiến thức của mình vào các bài
học.
II. Cơ sở thực tiễn :
Theo thực tế, khi chưa áp dụng giải pháp này học sinh khá giỏi là nhân lực
chủ yếu thực hành bài học trong lớp, riêng học sinh trung bình, yếu kém rất hiếm
khi phát biểu ý kiến xây dựng bài và luyện tập bài học ở lớp.
Số học sinh đạt điểm trên trung bình khoảng 50% khi giáo viên kiểm tra mức độ
hiểu bài và áp dụng cấu trúc mới để đặt câu , trình bày quan điểm , ý kiến của
mình trước lớp.
Hơn nữa, chương trình sách giáo khoa lớp 6 có những điểm ngữ pháp tương đối
khó: câu điều kiện (conditional sentences), thì HTHT (Present perfect), So sánh
tính từ (comparative), động từ khuyết thiếu(modal verbs)……

Vì vậy, qua quá trình giảng dạy tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng chuyên đề
“Một số thủ thuật giới thiệu ngữ liệu mới trong dạy - học Tiếng Anh lớp 6”
nhằm mong muốn cải thiện kết quả học tập của học sinh khối lớp 6 và nâng cao
chất lượng bộ môn Tiếng Anh

Page 5


III. Nội dung đề tài:
1/ Đặt vấn đề.
Qua một thời gian dài nghiên cứu việc đổi mới PPDH, bản thân nhận thấy
rằng việc giới thiệu ngữ liệu mới đóng một vai trò rất quan trọng việc rèn luyện,
ứng dụng ngôn ngữ của học sinh sau này. Nếu không làm tốt bước GTNL học
sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn với việc vận dụng những kiến thức đã học vào các
tình huống thực tế, nhưng để làm tốt được điều này đòi hỏi người giáo viên sẽ gặp
không ít khó khăn.
Để giải quyết được thắc mắc lớn này tôi phải đi tìm câu trả lời cho các câu
hỏi như:
- Giới thiệu ngữ liệu mới như thế nào có hiệu quả? Các bước để giới thiệu
ngữ liệu mới như thế nào?
- Những thủ thuật nào để giúp học sinh nắm kiến thức nhanh?
- Có những cách củng cố và kiểm tra như thế nào để biết học sinh hiểu bài
và vận dụng kiến thức thành công?
- Nguyên tắc nào để giúp học sinh khắc ghi kiến thức được lâu?
2/ Giải quyết vấn đề:
a. Giới thiệu ngữ liệu mới như thế nào có hiệu quả? Các bước để giới thiệu
ngữ liệu mới
Trong một bài học mới giáo viên cần giới thiệu cho học sinh cấu trúc ngữ
pháp mới, cơ bản, được sử dụng nhiều lần trong bài học và chưa từng gặp trong
bài học trước.

Giáo viên giới thiệu ngữ liệu mới kết hợp với giới thiệu từ vựng, ngữ âm,
chức năng ngôn ngữ, chủ đề. Quan trọng là không giới thiệu cấu trúc riêng lẻ mà
giới thiệu chúng trong ngữ cảnh, tình huống cụ thể. Sau đây là bảy bước thường
sử dụng để giới thiệu cấu trúc :
+ Giáo viên dùng tranh hay nêu tinh huống và cho ví dụ
+ Giáo viên đọc từ/câu mẫu rồi yêu cầu học sinh đồng thanh đọc lại
+ Học sinh đọc cá nhân
+ Giáo viên viết từ/ mẫu câu lên bảng
+ Giáo viên giải thichnghĩa/ cấu trúc câu
+ Học sinh chép câu vào vở
+ Giáo viên nêu tình huống và các ví dụ khác
b, Những thủ thuật để giúp học sinh nắm kiến thức nhanh:
Tùy vào nội dung cấu trúc và điều kiện giảng dạy mà giáo viên có thể chọn
và áp dụng thủ thuật nào cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Những
thủ thuật cơ bản giới thiệu ngữ liệu mới theo quan điểm giao tiếp là:

Page 6


+ Sử dụng tranh ảnh: Tranh ảnh được dụng để học sinh ghép hình ảnh với
hành động, thời của các động từ trong câu và hoàn cảnh sử dụng câu đó.
Ví dụ: Giáo viên có thể lấy những tranh ảnh trong sách giáo khoa hoặc vẽ
những tranh khác khổ lớn hơn để cả lớp cùng có thể nhìn rõ được từ đó nêu ra câu
hỏi gợi mở như : What can you see in this picture?
+ Dùng động tác hay ngôn ngữ cử chỉ: Động tác hay ngôn ngữ cử chỉ giúp học
sinh nhận biết và ghép nghĩa của động tác với nghĩa của câu, nghĩa của động
từ hay tính từ …..
Ví dụ: Giáo viên giới thiệu cấu trúcthì hiện tại tiếp diễn: S+be + Ving…. ,
giáo viên làm một số hoạt động và nói: I am swimming hoặc I am playing
football.

+ Đồ vật thực, người thực: Đồ vật thật, người thực giúp gây ấn tượng về hình
ảnh để học sinh liên hệ trực tiếp.
Ví dụ: Giáo viên dùng những đồ vật thực gần gũi hay có sẵn ở lớp học như:
pen, rubber, calculator…..để giới thiệu từ vựng mới một cách nhanh chóng và
hiệu quả
+ Nêu tình huống: Giáo viên nêu tình huống để học sinh nhận ra khi nào thì
dùng mẫu câu đó, phát huy tính sáng tạo và khả năng suy luận của học sinh.
Cách giới thiệu này thường áp dụng cho các trường hợp cần sử dụng ngôn
ngữ tình huống, các cách nói mang tính đặc thù của ngôn ngữ.
Ví dụ, giới thiệu cấu trúc:

It takes + some amount of time + to do sth.

Giáo viên có thể tạo một tình huống sau:
My brother is a quick cyclist.
His school is 10 km away from home.
(Giáo viết lên bảng sơ đồ)
HOME--------------------10KM---------------------SCHOOL
He usually leaves home at 7 a.m and arrives at school at 7.15 a.m.
(Giáo viên ghi thêm vào sơ đồ thời gian đi và thời gian đến)
HOME---------------------10KM---------------------SCHOOL
7 a.m

7.15 a.m

So, it takes him only 15 minutes to cycle 10 km.
Page 7


+ Nêu ví dụ: Giáo viên nêu ví dụ nhằm cung cấp cho học sinh từ hoặc cấu trúc

câu chuẩn mực, từ đó học sinh có thể lắp ghép, thay thế từng thành phần câu
để tạo nhiều câu khác nhau.
Ví dụ: Giáo viên muốn giới thiệu từ “furniture” giáo viên đưa ra ví dụ “Tables,
chairs, beds…” và đặt câu hỏi “ What are they?”
Hoặc giáo viên giới thiệu “ câu mệnh lệnh ” bằng cách đưa ra câu mẫu
Stand up please!/ Open the door!.
Từ đó giáo viên đưa ra mẫu chung: V+ O/ V……………………
+ Đối chiếu cấu trúc mới với cấu trúc học sinh đã biết giúp cho học sinh củng
cố lại những mẫu câu đã học và tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa các
mẫu câu trên cơ sở cái đã biết, do đó học sinh không nhầm lẫn giữa cách sử
dụng và các mẫu câu.
Ví dụ: Sau khi dạy xong mẫu câu: “ There is…..” giáo viên dạy mẫu câu “ There
are two books on the table”, và yêu cầu học sinh so sánh sự giống và khác nhau
với câu “ There is a book on the table”
+ Dịch là cách diễn đạt ý nghĩa của một mẫu câu bằng hai ngôn ngữ khác
nhau giúp học sinh phân biệt sự khác nhau giữa cách diễn đạt ý của câu trong
tiếng mẹ đẻ và Tiếng Anh.
Ví dụ: Giáo viên có thể sử dụng thủ thuật này trong khi giới thiệu từ vựng
và cấu trúc mới. Để dạy một số từ khó Unit 3 chương trình Tiếng Anh 6
như :Aries, Gemini, scopio, Sagittarius, family gathering ….. Giáo viên có thể hỏi
“ How do you say ……….. in Vietnamese?”
c. Sau khi giới thiệu ngữ liệu mới giáo viên cũng cần củng cố và kiểm tra lại 4
điều:
* Về nghĩa:
Ngữ liệu mới có nghĩa là gì? Em hiểu nghĩa Tiếng Việt ngữ liệu mới là gì?
Nếu không có từ Tiếng Việt tương đồng thì em dịch ngữ liệu đó như thế nào?
* Cách sử dụng:
Ngữ liệu mới được sử dụng khi nào? Trong tình huống nào? Sử dụng đối
với đối tượng nào?
* Dạng thức:

Cấu trúc là gì? Những thành phần cấu tạo nên câu là gì? Các từ được xếp
đặt theo trật tự nào?
Page 8


* Ngữ âm:
Trọng âm của từ/ câu ở đâu? Nối âm như thế nào? Những từ nào không có
trọng âm? Ngữ điệu từ/ câu ra sao?
Dưới đây là những thủ thuật thường sử dụng để kiểm tra mức độ hiểu ngữ
liệu mới của học sinh . Kết quả về số lượng và tên các thủ thuật là đa dạng , phụ
thuộc vào loại ngữ liệu mới và nội dung của chúng. Thông qua đó giáo viên có thể
biết được học sinh nắm vững và có khả năng sử dụng ngữ liệu mới đến đâu.
1.Dialogue build / Mapped dialogue:
Giáo viên đọc một bài hội thoại ngắn không quá 6 dòng. Vừa đọc vừa viết một vài
từ, cấu trúc vừa mới được giới thiệu lên bảng. Học sinh tái tạo lại hội thoại từ
những ngữ liệu đó . Sau đó học sinh viết hội thoại lên bảng hoặc vào vở.
Ví dụ: Unit 3: Lesson 1: Getting started + Listen and read
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát những bức tranh và nhận dạng các nhân vật
trong tranh qua đoạn họi thoại ngắn như:
S1: Where are Phuc Duong going?
S2: They’re going for a picnic
S1: What is Phuc doing ?
S2: He is reading 4 Teen magazine.
…………………………………………
2.Dictation:
Giáo viên đọc một đoạn ngắn có chứa những từ, cấu trúc ngữ pháp mới cho HS
viết chính tả.
Ví dụ: Unit 5: Lesson 1: Getting started + Listen and read
Trong bài học này học sinh học cách sử dụng so sanh hơn nhất của tính từ và các
từ có liên quan dến chủ đề Natural wonders of the world. Giáo viên đọc đoạn văn

cho học sinh viết chính tả như sau: “Ayres Rock is not the highest mountain in
Australia , but it is the most beautiful! Its colour changes at different times of the
day. People think it is best in the evening ….. ”
3. Gap fill:
Giáo viên cung cấp cho học sinh một bài tập viết có những chỗ trống để họ điền
vào những dạng của động từ trong các cấu trúc câu mới được giới thiệu.
Ví dụ: Unit 6: Lesson 1: Getting started + Listen and read
Page 9


Trong bài học này học sinh vừa học về should/ shouldn’t. Giáo viên có thể kiểm
tra sự hiểu bài của học sinh như sau
“ You …(1).. make your house look beautiful at Tet so you …(2)... clean and
decorate it. You ..(3).. also buy flowers and plants. But you .(4)…. buy fireworks ”
4.Matching:
Giáo viên viết một nửa của một câu muốn kiểm tra học sinh sang một cột, viết
nửa còn lại của câu vào một cột khác.Yêu cầu học sinh kẻ một đường thẳng để nối
2 nửa câu làm thành câu đầy đủ.
Ví dụ: Unit 6: Lesson 1: Getting started + Listen and read
1.The Vietnamese celebrate Tet
2.You should
3.But you
……………………………………
5.Network / Brain storming:

a. clean and decorate yỏu house.
b. shouldn’t buy firework
c.at different time each year
………………………………..


Giáo viên tìm một ví dụ của mạng từ (theo chủ điểm) muốn kiểm tra học sinh lên
bảng rồi yêu cầu học sinh hoàn thành với từ đã học từ đã học .
Ví dụ: Unit 6: lesson 1: Getting started + Listen and read
Buider robot

ROBOTS

Home robot

6. Ordering words/ phrases:
Giáo viên cho một con chữ hay cụm từ đã được xáo trật tự, yêu cầu học sinh sắp
xếp chúng lại để làm thành từ, câu hoàn chỉnh và có nghĩa mà các em đã học.
Ví dụ: Unit 9: Lesson 1: Getting started + Listen and read
*Để kiểm tra từ vựng về các châu lục mà học sinh vừa mới học giáo viên có thể
kiểm tra bằng cách sắp xếp sau:
- arfica  Africa
- aisa

 Asia

- iraceam America
Page 10


…………………………………………….
*Hoặc giáo viên có thể kiểm tra khi học xong cấu trúc câu thì HTHT như:
- Reorder the words to make sentences.
1.you/ to/ all/ Have/ been/ places/ these/?/
2. been/ twice/ there/ We/ have/
…………………………………………………

7. Write- it- up:
Giáo viên viết một bảng thời khóa biểu hay đưa tranh ảnh học sinh viết thông tin
thành một hay vài câu sử dụng từ, cấu trúc vừa được giới thiệu .
Ví dụ:Unit 7: Lesson 1: Getting started + Listen and read
Sau khi học sinh đã học mẫu câu: Will be able to + V . Giáo viên đưa một số
tranh các hoạt động có thể sẽ diễn ra trong tương lai.
I will be able to sing an English song
She will be able to play the guitar
He will be able to climb a mountain
……………………………………
8. Language games:
Tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi ngôn ngữ theo cặp hay nhóm. Các
trò chơi này có thể bao gồm các loại khác nhau như sau:
- Chain game: Một học sinh đặt câu với những từ mới được giới thiệu , rồi lần
lượt các học sinh khác mở rộng câu bằng cách thêm vào câu cũ một từ nữa.
- Finding friends: Kẻ một bảng gồm dãy từ hàng ngang và hàng dọc. Học sinh
đánh dấu vào ô liên kết từ ở hai hàng ngang và dọc để tạo nên câu/cụm từ có
nghĩa .
Ví dụ: Let’s read short stories in English.
- Find someone who… : Giáo viên kẻ và viết lên bảng với các từ mới được giới
thiệu ở cột dọc. Học sinh dùng ngữ liệu mới này để đặt câu hỏi theo mẫu câu.
Ví dụ: Find someone who’s working ?
- Noughts and crosses: Trò chơi viết từ này giống như chơi cờ ca rô. Học sinh
nào có ba từ xếp theo hàng ngang, dọc hay chéo và đặt câu đúng với những từ đó
là người thắng cuộc.
- Pelmanism: giáo viên chuẩn bị một số tấm bìa, viết một nửa câu tiếng Anh vào
một tấm bìa, viết nửa còn lại của câu vào một tấm bìa khác.Có thể làm như vậy
Page 11



đối với 3-5 câu. Học sinh chơi theo nhóm, em nào lật được 2 tấm bìa mà làm
thành một câu hoàn chỉnh thì được có 2 tấm bìa đó. Ai trong nhóm có được nhiều
tấm bìa thì là người thắng cuộc.
- Simon says: giáo viên hô câu có Simon says, học sinh nghe mệnh lệnh và làm
động tác.
-What and where: Để luyện tập câu hỏi bắt đầu bằng các từ “What và Where”,
giáo viên vẽ vòng tròn rồi viết từ mới vào trong vòng tròn đó, cho học sinh đọc kĩ
và ghi nhớ từ.Giáo viên xóa từ đi. Yêu cầu học sinh hỏi What’s in A,B,C ? hay
Where’s in ……(một từ tiếng Anh ) giáo viên nghe câu trả lời rồi viết từ vào vòng
tròn đúng.

A
B
C
- Guessing game: Một học sinh ngồi bàn đầu, không quay mặt xuống phía cuối
lớp học, đoán xem người ngồi sau mình đang mang những tư trang gì .
Is he / she wearing……………?- Yes/ No
Is he/ she thin ………? Yes/ No
- Rub out and remember: giáo viên viết một câu tiếng Anh lên bảng rồi lần lượt
xóa đi từng thành phần hay một nửa câu rồi yêu cầu học sinh đọc đồng thanh câu
tiếng Anh đầy đủ đó.
-Lucky numbers: học sinh được yêu cầu chọn một số bất kì và đặt câu với từ vừa
chọn được. Mỗi từ mới tương ứng với một số. Nếu họ chọn được số may mắn thì
không phải đặt câu với những từ đó.
d, Nguyên tắc nào để giúp học sinh khắc sâu kiến thức lâu
- Nguyên tắc cơ bản nhất là giáo viên cho học sinh luyện tập từ dể đến khó, từ
đơn giản đến phức tạp, từ học sinh giỏi đến học sinh khá -> trung bình-> yếu ->
kém
- Ngoài ra, giáo viên phân công đôi bạn cùng tiến, nhóm học tập để học sinh giỏi
giúp đỡ học sinh yếu kém luyện tập thường xuyên hơn. Giáo viên nên động viên,

khuyến khích , khen ngợi học sinh khi các em có sự tiến bộ.

Page 12


IV. Kết quả đạt được:
Sau quá trình áp dụng những giải pháp trên, học sinh ngày càng trở nên hăng say
và tự tin hơn trong các tiết học. Các em học sinh yếu kém không còn rụt rè, e ngại
khi tham gia các hoạt động cùng tập thể lớp, các em học sinh Khá, Giỏi thoải mái,
hứng thú và tích cực tham gia bài giảng của cô/ thầy từ đó tạo bầu không khí sôi
nổi và làm tăng hiệu quả tiết học hơn.
- Kết quả khảo sát chất lượng học sinh khối 6 trước khi áp dụng chuyên đề như
sau:
Lớp

HS

6A
6B
6C
6D

40
40
40
40

Giỏi
SL
10

2
1
1

Khá
%
25
5
2,5
2,5

SL
14
12
11
10

%
35
30
27,5
25

Trung bình
SL
%
14
35
20
50

20
50
20
50

Yếu
SL
2
6
8
9

%
5
15
20
22,5

- Sau khi áp dụng đề tài kết quả cho đến thời điểm này thay đổi rõ rệt:

Lớp

HS

6A
6B
6C
6D

40

40
40
40

Giỏi
SL
13
3
2
2

%
32,5
7,5
5
5

Khá
SL
16
14
13
13

%
35
32,5
32,5

Page 13


Trung bình
SL
%
11
27,5
19
47,5
19
47,5
18
45

Yếu
SL
0
4
6
7

%
0
10
15
17,5


V/ Tiểu kết :
Từ việc tìm ra giải pháp mới hỗ trợ cho công tác giảng dạy của chính mình
và cùng trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong tổ bộ môn tôi đã mạnh dạn áp

dụng chuyên đề này với kết quả ban đầu tuy chưa phải là cao nhưng bản thân tôi
rút ra được kinh nghiệm cho bản thân là:
- Trong mỗi bài học giáo viên chỉ nên lựa chọn và giới thiệu số lượng từ và mẫu
câu phù hợp. Giáo viên cần cho học sinh luyện tập sử dụng mẫu câu trong các ngữ
cảnh khác nhau.
- Giáo viên cần lựa chọn thủ thuật phù hợp với nội dung của ngữ liệu mới. Giáo
viên có thể giới thiệu một ngữ liệu mới bằng những thủ thuật khác nhau.
- Trong thực tế các bước giới thiệu ngữ liệu mới rất đa dạng và linh hoạt. Chúng
ta không thể nói rằng có một trình tự tốt nhất để áp dụng giới thiệu tất cả các ngữ
liệu mới. Do vậy tuỳ hoàn cảnh, tình huống mà giáo viên lựa chọn các hình thức
tối ưu nhất
+ Do đó giáo viên có thể đưa ra một vài ví dụ ngay từ đầu: viết từ/ mẫu câu
lên bảng trước khi yêu cầu học sinh đọc.
+ Có thể chỉ sử dụng một số bước: Giáo viên nêu tình huống và ví dụ mà
không cần tranh ảnh, rồi đọc câu rõ ràng cho học sinh nghe mà không cần nhắc
lại, cũng có thể giáo viên viết mẫu câu lên bảng mà không giải thích gì
+ Có thể sử dụng toàn bộ các bước nêu trên hay một số bước phù hợp với
nội dung cấu trúc
- Giáo viên chú ý dạy ngữ pháp/ từ vựng tức là đề cập đến cấu trúc của ngữ pháp
hay từ, ngữ, vì thế bao gồm các thành phần về dạng thức cấu trúc (cấu trúc hình
vị, ngữ âm, chữ viết và cấu trúc ngữ pháp), ngữ nghĩa (ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa
ngữ pháp) và ngữ dụng (cấu trúc đó được sử dụng trong hoàn cảnh nào…).
- Khi kiểm tra việc nắm vững bài của học sinh giáo viên cũng cần tìm hiểu, đánh
giá xem học sinh có sử dụng được cấu trúc ngữ pháp mới đúng tình huống và
đúng nghĩa hay không.
- Có nhiều cách kiểm tra việc hiểu bài của học sinh, tuy vậy, giáo viên có thể áp
dụng một hay vài thủ thuật sao cho phù hợp với nội dung của cấu trúc, thời, thể
của động từ, số của danh từ… và phù hợp với đặc điểm đối tượng người học .

Page 14



PHẦN III: KẾT LUẬN
Lê nin nói “ Học, học nữa, học mãi” tôi nghĩ biển học là vô bờ. Chính vì
vậy, mỗi giáo viên cũng như mỗi học sinh đều có con đường riêng để đến với kiến
thức. Trong phạm vi nhỏ hẹp của chuyên đề này tôi chỉ mong mình có thể rút
ngắn quãng đường giúpcác em học sinh của mình tiếp cận được bờ của tri thức
của nhân loại.
Song hành với việc đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa, tăng cường
trang thiết bị dạy học…. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong trường THCS
hiện nay là nhu cầu thiết thực. Công việc đổi mới dạy học sẽ khó đồng bộ nếu như
không có một phương pháp dạy và học phù hợp với chương trình, sách giáo khoa
nhằm phát huy khả năng sáng tạo và sự phát triển toàn diện cho học sinh trong các
nhà trường.
Do vậy, thông qua chuyên đề này tôi đã tìm ra được một số phương cách hữu hiệu
để giáo viên có thể :
- Kích thích khả năng tư duy của học sinh trong quá trình tiếp cận kiến thức.
- Tạo cho học sinh tâm thế háo hức khi học từ mới, mẫu câu mới.
- Phát hiện ngay những lỗ hỏng kiến thức của học sinh khi giáo viên kiểm tra mức
độ hiểu bài của học sinh .
- Phát hiện những học sinh khá giỏi để bồi dưỡng cho các kì thi vòng huyện, tỉnh.
- Khắc sâu từ vựng và ngữ liệu mới sau mỗi bài học cho học sinh .
Mặt khác đối với học sinh, các em có thể ứng dụng kiến thức mới học ngay
lập tức sau khi các em hiểu và chiếm lĩnh được kiến thức đó. Học sinh trung bình,
yếu tích cực và tự tin hơn tham gia các hoạt động trong các giờ học.
Qua một thời gian áp dụng giải pháp tôi nhận thấy học sinh ở khối lớp 6 đã có sự
tiến bộ rõ ràng, yêu thích học tập bộ môn hơn, khắc phục tình trạng học sinh rụt
rè, nhút nhát khi tham gia các hoạt động luyện tập ở lớptừ đó làm cho lớp học trở
sinh động, sôi nổivà hấp dẫn các em hơn.
Dù đã có gắng rất nhiều song chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi những

thiếu sót, rất mong được sự góp ý thảo luận của quý thầy cô để việc chuyên đề
được hoàn thiện hơn trong thời gian tới

Page 15


MỤC LỤC
NỘI DUNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
2. Tên sáng kiến
3. Tác giả sáng kiến
4. Chủ đầutư sáng kiến
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
6. Ngày sáng kiến được áp dụng
7. Mô tả bản chất của sáng kién
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
II. Đối tượng, thời gian nghiên cứu
III. Phạm vi nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp quan sát
2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
3. Phương pháp đàm thoại
4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
6. Phương pháp thực nghiệm
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
I.Cơ sở lý luận
II. Cơ sở thực tiễn

III. Nội dung đề tài
1. Đặt vấn đề
2. Giải quyết vấn đề
a. Giới thiệu ngữ liệu mới như thế nào có hiệu quả..
b. Những thủ thuật để giúp học sinh nắm kiến thức nhanh
c. Sau khi giới thiệu ngữ liệu mới..
d. Nguyên tắc nào để giúp học sinh khắc sâu kiến thức lâu
IV. Kết quả đạt được
V. Tiểu kết
PHẦN III: KẾT LUẬN

TRANG
1
1
1
1
1
1
1
2
2
2
2
2
3
3
3
3
3
3

3
4
4
4
5
5
5
5
5-7
7-11
11
12
13
14

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- SGK tiếng anh
- Sách tham khảo tiếng anh
- Tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động dạy-học tiếng anh
Page 16


Lũng Hòa, ngày .... tháng .... năm
20....

Lũng Hòa, ngày ....tháng .... năm
20....

Thủ trưởng đơn vị


Người viết sáng kiến kinh nghiệm

Bùi Quang Ba

Bùi Mạnh Hùng

Page 17



×