Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YẾU KÉM HỌC TỐT MÔN TIẾNG ANH 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.25 KB, 25 trang )

PHÒNG GD - ĐT VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS LŨNG HÒA

=====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
-Tên sáng kiến kinh nghiệm:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP

GIÚP HỌC SINH YẾU KÉM HỌC TỐT MÔN TIẾNG ANH 9

- Tác giả sáng kiến : TRẦN THỊ KIM QUẾ
- Môn : Tiếng Anh
- Trường THCS Lũng Hòa.

LŨNG HÒA, THÁNG 10 NĂM 2019



BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
I. Người thực hiện : Trần Thị Kim Quế
Giáo viên Trường THCS Lũng Hoà-Vĩnh Tường-Vĩnh Phúc
II. Tên Sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh yếu kém học tốt môn
Tiếng Anh 9”
III. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp giúp nâng cao chất lượng giáo
dục môn tiếng anh của trường THCS Lũng Hòa so với toàn huyện, tỉnh
năm học 2018-2019.
1.Thực trạng:


Hiện nay môn Tiếng Anh đặc biệt là chương trình mới đã được đưa vào dạy ở
bậc phổ thông từ các Trường TH, THCS đến THPT. Môn Ngoại Ngữ là 1 trong
3 môn thi vào THPT bắt buộc hằng năm. Tuy nhiên, một thực tế là chất lượng
dạy và học môn Tiếng Anh trong các trường phổ thông còn thấp (nếu không nói
là quá thấp), chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế xã hội
trong thời kỳ hội nhập.
Thực trạng dạy và học Tiếng Anh ở trường THCS Lũng Hòa:
Đối với trường THCS Lũng Hòa: là 1 trường nằm trên địa bàn không gần
Thị Trấn, điều kiện học tập và giao lưu của học còn hạn chế nên chưa nhận thức
được tầm quan trọng của việc học, đặc biệt là môn Tiếng Anh. Từ đó dẫn đến 1
thực trạng là chất lượng môn Tiếng Anh của nhà trường trong các năm vừa qua
là rất thấp.
Theo khảo sát thực tế, tỷ lệ học sinh đạt điểm trung bình trở lên của môn
Tiếng Anh 9 ở trường THCS Lũng Hòa:chỉ đạt khoảng 40 % trong kỳ thi học kỳ
I, học kỳ II năm học 2018 – 2019 theo đề thi của PGD. Khảo sát đầu năm 20192020 cũng chỉ đạt gần 50%.Trong kỳ thi vào THPT những năm qua (thi theo
hình thức trắc nghiệm khách quan), tỷ lệ học sinh đạt điểm trung bình môn
Tiếng Anh của trường luôn thấp hơn so với các môn thi khác trong toàn huyện
cũng như toàn tỉnh. Kết quả thi vào THPT năm 2018-2019 như sau:

3
3


Môn thi
THPT

Xếp thứ hạng
ĐTB
Huyện


Tỉnh

Số học sinh
bị điểm liệt

Toán

5,5

14

37

0

Văn

6,1

16

50

0

T.Anh

4,4

24


72

6

V.Lý

6,6

21

67

0

L.Sử

5,2

27

106

0

5 Môn

5,5

23


66

Đây là 1 thực tế đáng buồn đối với những giáo viên dạy môn tiếng Anh
như chúng tôi. Cũng phải nói rằng Tiếng Anh là 1 môn học khó đối với tất cả
học sinh, sinh viên không chỉ ở thành phố mà còn ở vùng miền như chúng tôi.
Với Tiếng Việt học sinh còn nói và viết không đúng dẫn đến tình trạng học sinh
nói và viết sai từ Tiếng Anh là rất phổ biến. Mặc dù học sinh đã được học Tiếng
Anh 3 năm ở bậc TH nhưng khi vào lớp 6 rất nhiều em học sinh không biết viết
và nói 1 từ Tiếng Anh nào, hay không biết phân biệt các từ loại như: danh từ,
động từ, tính từ…
Tiếng Anh là môn thi bắt buộc trong kỳ thi vào THPT nhưng rất nhiều học
sinh vẫn không chịu khó học, hoặc chỉ học đối phó, chủ quan dẫn đến mất gốc,
học kém. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng này?
2. Nguyên nhân học sinh học kém Tiếng Anh:
- Về phía học sinh:
+ Đa số học sinh ở nông thôn, chưa nhận thức được về tầm quan trọng của
Tiếng Anh trong xã hội hiện nay, kiến thức về bộ môn bị hổng nhiều nên
nhiều em chưa thật sự yêu thích bộ môn này. Điều này dẫn đến ý thức tự
giác học tập của nhiều em chưa cao. Để đối phó với giáo viên các em thường
4
4


dùng sách “Học tốt Tiếng Anh” mà không chịu khó học từ vựng hay thực hành
các kỹ năng.
+ Một số em thiếu tìm tòi, sáng tạo trong học tập, không có sự phấn đấu
vươn lên, có thói quen chờ đợi lười suy nghĩ hay dựa vào giáo viên, bạn bè hoặc
xem lời giải sẵn trong sách giải một cách thụ động.
+ Nhiều học sinh học thấy Tiếng Anh là môn học khó, học không vào nên

có tâm lý sợ học môn Tiếng Anh, chỉ học đối phó ở trên lớp, về nhà không chịu
học. Môn Tiếng Anh đòi hỏi người học phải chịu khó, đầu tư nhiều thời gian,
phải có phương pháp. Trong khi đó, phần lớn học sinh khi về nhà hoặc ra khỏi
giờ học tiếng Anh là không bao giờ sử dụng đến. Điều đó dẫn đến việc học tiếng
Anh mang tính hình thức, chiếu lệ và đối phó là chính.
+ Đa số học sinh hầu như chỉ tập trung vào học 1 số môn tiếng Việt, có
điểm số là hệ số 2 khi thi vào THPT như văn, toán. Trong khi đó, môn tiếng Anh
chỉ là môn khi thi vào THPT là hệ số 1, chỉ cần tránh điểm liệt nên các em coi
nhẹ môn học này, ít chú ý trau dồi môn Tiếng Anh hoặc có tâm lý “khi nào học
đại học sẽ hay”.
+ Điều kiện học tập bộ môn tiếng Anh với các em học sinh ở đây còn thiếu
thốn rất nhiều: sách giáo khoa tham khảo, từ điển, băng đài, máy tính, mạng
Internet…
- Về chương trình sách giáo khoa: Chương trình SGK mới rất hay song
nội dung bài dạy nhiều, chương trình sách giáo khoa mới khó đối với các em, độ
khó cũng cao hơn, đối với những học sinh đã mất gốc thì không thể theo được.
Mặt khác, hiểu biết xã hội của các em còn nhiều hạn chế: như sự phân bố các
dân tộc ở các tỉnh thành rất nhiều học sinh không biết, thủ đô các nước trên thế
giới các em cũng không biết, đặc biệt các tỉnh thành ở ba miền Bắc Trung Nam
của Việt Nam các em còn bị nhầm lẫn, nhiều em còn không biết tỉnh đấy nằm ở
miền nào của Việt Nam. Chương trình có sự tích hợp, liên thông với các môn
văn hóa khác, đòi hỏi học sinh có 1 trình độ văn hóa nhất định mới đáp ứng
được yêu cầu. Vì vậy, nhiều học sinh không kham nổi chương trình SGK Tiếng
Anh mới. Mặt khác học sinh phải học quá nhiều môn, rồi còn học thêm ngoài
giờ học ở trường, do vậy mà thời gian dành cho môn Tiếng Anh càng bị san sẻ.
- Về phía giáo viên: Giáo viên tuy có nhiều cố gắng trong việc vận dụng
phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa các hoạt động của học sinh,
nhưng giáo viên chỉ có thể áp dụng được với 1 số bài, 1 số tiết dạy và 1 số bộ
phận học sinh. Nguyên nhân là 1 phần là do nội dung chương trình sách giáo
khoa quá tải, sĩ số đông trong 1 lớp, sức học của học sinh còn hạn chế, 1 phần do

một số giáo viên còn ít chịu khó đầu tư vào các tiết dạy, ít quan tâm tìm tòi
những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh nên chất
lượng và hiệu quả dạy học của bộ môn chưa thực sự như mong muốn. Nhiều
hoạt động dạy học tích cực chỉ mới được sử dụng có tính hình thức chưa được
5
5


đầu tư, chuẩn bị đúng mức và triển khai đúng quy trình nên chưa đạt hiệu quả
cao. Các đối tượng học sinh yếu chưa được quan tâm đúng mức để tạo điều kiện
cho các em vươn lên.
- Về phía các đoàn thể, tổ chuyên môn: Tổ chuyên môn chưa tạo được 1
môi trường học ngoại ngữ, chưa tạo được 1 sân chơi để thu hút, lôi cuốn các em
thích học bộ môn tiếng Anh và hiểu được tầm quan trọng của bộ môn tiếng Anh.
Trước tình hình như vậy tôi đã có kế hoạch xây dựng SKKN: “Một số
biện pháp giúp học sinh yếu kém học tốt môn tiếng anh”
IV. Đối tượng:
- Học sinh lớp 9 chưa đạt yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng.
- Dự kiến số tiết dạy: 10-12 tiết

6
6


V. Các dạng bài tập đặc trưng:
- Dạng 1: Kết hợp các trò chơi vào quá trình giảng dạy.
- Dạng 2: Phương pháp điền từ vào bài đọc
- Dạng 3: Cách học từ vựng khoa học và hiệu quả.
- Dạng 4: Phương pháp loại nhanh đáp án sai trong bài trắc nghiệm.
- Dạng 5: Dạng bài tìm lỗi sai.

- Dạng 6: Dạng bài điền từ vào câu.
- Dạng 7: Dạng bài chức năng giao tiếp.
- Dạng 8: Dạng bài tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
VI. Giải pháp giúp nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh:
* Về phía giáo viên:
Giáo viên cũng nên đầu tư thêm về chuyên môn, tìm tòi và vận dụng
phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. Ví dụ cùng 1 bài học nhưng
việc sử dụng phương pháp với từng đối tượng học sinh, từng trình độ khác nhau.
Ngoài ra 1 yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng anh là
đánh giá lại chất lượng đề kiểm tra, đề thi (về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, chủ
điểm, chủ đề có trong chương trình hay không, đúng trọng tâm không, đưa nó
vào bài tập trắc nghiệm, tự luận có phù hợp không?), chúng ta cũng cần đúc rút
kinh nghiệm lại.
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh.
- Tạo điều kiện cho học sinh thực hành nhiều hơn trong giờ học.
- Cần linh hoạt phối hợp tổ chức các hoạt động học tập ở trên lớp, tăng
cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
- Nói chuyện với học sinh về những thói quen tốt trong khi học tiếng Anh.
- Sắp xếp, bố trí chỗ ngồi hoặc tổ chức việc học nhóm để những học sinh khá
giỏi giúp đỡ những học sinh yếu kém.
- Kết hợp với giáo viên các bộ môn khác cũng như cha mẹ học sinh trong
việc giám sát, hỗ trợ học sinh học tập cả ở trường cũng như ở nhà.
- Linh hoạt trong việc sử dụng sách giáo khoa, điều chỉnh thời lượng và
phương pháp với từng loại đối tượng học sinh.
Kết hợp đánh giá của thầy cùng với sự tự đánh giá của trò.
* Về phía học sinh:
Cần tìm cho mình 1 phương pháp học tập tiếng Anh phù hợp nhất. Mỗi
ngày cần dành ít nhất 30 phút đến 1 tiếng học tiếng Anh. Không nên quá ràng
buộc mình trong việc học, hãy coi nó như một sở thích, học một cách thoải mái,

7
7


nhẹ nhàng sẽ giúp việc học tiếng Anh không còn nhàm chán và áp lực, kết quả
vì thế cũng được nâng lên. để việc học tiếng Anh hiệu quả, học sinh cần 3 yếu
tố là vốn từ vựng, kỹ năng đọc hiểu và kiến thức nền. Thiếu bất cứ yếu tố nào
trong này đều dẫn tới những kết quả không tốt. Chẳng hạn như trong đề thi vào
lớp 10 vừa qua, mặc dù chủ điểm là bảo vệ môi trường, xoay quanh những từ
vựng trong sách giáo khoa, rất đơn giản nhưng trong đề thi chỉ cần biến hóa,
thay đổi một chút là học sinh đã lúng túng không làm được bài.
Trên đây là ý kiến của tôi về thực trạng, nguyên nhân và 1 số giải pháp giúp
việc dạy và học Tiếng Anh tại trường THCS Lũng Hòa có chất lượng cao hơn.
VII. Các phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải làm các dạng bài tập:
1. Kết hợp các trò chơi vào quá trình giảng dạy.
Các trò chơi ngôn ngữ bao gồm một số các trò chơi quen thuộc như: Bingo,
Chain game, Crossword puzzle, Finding friends, Find someone Who, Guesing
game, Hangman, Jumbled words, Kim’s game, Lucky numbers, Matching,
Networks, Noughts and Crosses, Pemanism, Pyramid, Rub out and Remember,
Simon says, Slaps the board, Shark attack, Snakes and Ladders, What and Where,
Wordsquare.... là những trò chơi đã được chúng ta áp dụng ít nhiều.
Nhưng để kết hợp các trò chơi một cách hiệu quả trong mỗi một tiến trình
lên lớp đòi hỏi chúng ta phải có sự thử nghiệm từ đó rút ra được những cách tốt
nhất và hiệu quả nhất. Qua một số năm thực hiện công việc này bản thân tôi đã
rút ra được một số cách kết hợp các trò chơi ngôn ngữ trong từng tiến trình các
phần bài giảng trên lớp như sau:
*Trò chơi Crossword puzzles (Trò chơi ô chữ):
Trò chơi này được dùng để kiểm tra các từ vựng của của học sinh. Học sinh
làm việc theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ
A X N Z B Q S K đựa vào các gợi ý để tìm các chữ.

D

F

Y

Q

A

H

U

N

Y

L

M

P

K

T

W V


M

O

V

I

E

R

Y

X

C

W A

C

R

M

Z

B


N

E

H

T

Y

A

R

D

A

R

B

U

C

L

O


C

8
O

B

F

R

I

V

E

R

T

R

E

E

J

N


A

D

___________ ; 5__________
2 ___________ ; 6 __________
3 ____________; 7 ___________
4 ____________;
Các gợi ý cho học sinh lớp 9 nên là
các tranh vẽ minh hòa về từ, từ đồng
nghĩa, trái nghĩa hoặc nghĩa Tiếng Việt
*Trò chơi Jumpled words (trò
chơi tìm những từ bị xáo trộn vị trí các
chữ cái):
1

8


Để kiểm tra các từ đã học, giáo viên viết 5 hoặc 6 từ đã bị xáo trộn vào
bảng phụ treo trên bảng.
Ví dụ : lohet--> Hotel.
Sdetunt Student
Rafmr Farm
Chetare Teacher
Học sinh làm việc theo cặp để xếp lại trật tự các từ đó vào bảng phụ. Có
thể yêu cầu học sinh cho nghĩa tiếng việt của các từ đó để nâng cao tính thử
thách của trò chơi.
*Trò chơi Matching(Nối):

Thực hiện trò chơi này bằng cách viết các từ muốn kiểm tra thành hai cột.
Bên trái là các từ bằng tiếng Anh, bên phải là nghĩa tiếng việt hoặc bên trái là
câu hỏi , bên phải là câu trả lời nhưng không theo thứ tự .Học sinh lần lượt lên
bảng nối các từ với nghĩa tương ứng của nó. Nghĩa tiếng việt cũng có thể thay
thế bằng định nghĩa của từ hoặc từ trái nghĩa hoăc nối các câu hỏi với câu trả lời
tương ứng.....
VD: Nối cột A với cột B: phần 1 trang 19-T.anh 9 (Unit2 –A closer look2)
A

B

1) It’s not as

a) faster then ever

2) That skyscraper is one

b) to spell better

3) The exam was

c) Than being stuck in the traffic jam

4)Life in the past was

d)of the tallest building in the world

5) Mexico City is a lot

e) more difficult than expected


6) Kids are growing up

f) Simple as it looks!

7) Nothing is worse

g) bigger than Rome

8) These fun cards will encourage kids
1……..2…….3…….4……5…….6…….7…..8…..
*Trò chơi Networks (Hoàn thành mạng từ):
Đây là trò chơi quen thuộc dùng để ôn tập hoặc kiểm tra từ vựng của học
sinh về một chủ đề nào đó. Ví dụ: Jobs (Nghề nghiệp), Things at school/home,
subjects ,prepositions.........
*Trong phần 1 Unit1 page 14 English 9:
Painting
Pottery
Marble sculpture

Handicrafts

Silk

9
9


Lacquerware
Conical hats

Lanterns

10
10


* Trong phần 3 Unit 1: page 8-English9:
Entertaining: cinema, café, theatre, parks, house, club,…
Educational:library, museum, theatre….
Places of interest

Cultural: cinema, café, theatre, parks, house,
Historical: temple, building, market, beauty spot, craft village

Dạy từ theo chủ đề:
Blue
Green
Black

Red

Colors
White

Orange
White
Dangerous
Busy
Polluted


Noisy
Citylife
White
Expensive

Trafic jam
Good education
Fresh air
Friendly
peaceful

Cheap
White
Countryside
poor

quiet
11
11


Math
English
History
subjects
teachers
learners

School
White

Camping

play sports

picnic

walking
activities

cooking

dancing

*Trò chơi: “Word Snakes”
Đây là một trò chơi đơn giản về từ vựng để bắt đầu hoặc kết thúc một bài
học. Bạn có thể kiểm tra từ vựng của học sinh theo một chủ đề nào đó như:
* Adjectives: Big; Small; Tall; Short; long;
* Job: Student; Teacher; Doctor ; Farmer,
* Food: Chicken; Beef; Apple; Egg
* Animal: Elephant; Tiger; Lion; Monkey; Dog; Cat; Buffalo.
*Festival :Christmas ; Flowers ; Spring ;Valentine
* Face: Nose ; Eye; Mouth; Lips; Teeth.
* Parts of the body: Head; Shoulder; Arm; Chest; Hand; Leg; Foot
*Color: Red; Black; White; Green; Blue; Yellow; Gray
* Freetime: Watch TV; Read books; Play sports; Go swimming, fishing
Play soccer; Play marbles, Play chess; Chat; Listen to music; Travel;
Dance; Pollution hoặc tất cả cả các từ vựng mà học sinh đã gặp. Tuy nhiên đối
với học sinh lớp 9 vốn từ của các em rất ít vì vậy chúng ta không nên gói gọn số
từ vào một chủ đề cụ thể nào đó.
*Trò chơi Rub out and Remember: (Xóa và nhớ):

Sau khi giới thiệu từ mới chúng ta có thể áp dụng trò chơi này để kiểm tra
mức độ nhớ từ của học sinh, Giáo viên lần lượt xóa các từ vừa mới dạy trên
bảng nhưng không theo thứ tự. Sau khi xóa hết cho học sinh đọc đồng thanh lại
các từ đó. Sau khi tất cả các từ bị xóa hết yêu cầu học sinh lên bảng ghi lại tất
cả các từ vừa bị xóa.
12
12


*Trò chơi Slaps the board (vỗ vào bảng):
Đây cũng là trò chơi giáo viên có thể dùng để kiểm tra mức độ nhớ từ của
học sinh. Giáo viên viết từ mới mà học sinh vừa mới học hoặc dán tranh lên
bảng. Cho 2 nhóm học sinh gồm 4 đến 6 em tham gia trò chơi đúng cách bảng
một khoảng cách bằng nhau. Giáo viên lần lượt hô to các từ bằng tiếng việt và
ngược lại. Nếu là tranh thì hô bằng tiếng Anh. Nhóm nào chạy lên vỗ vào đúng
từ hoặc tranh trên bảng thì sẽ ghi điểm. Nhóm nào vỗ được đúng nhiều lần hơn
sẽ thắng cuộc.
*Trò chơi What and Where (Cái gì và ở đâu) :
Trò chơi này chơi gần tương tự như trò chơi Slap the board nhưng trước
khi chỉ vào từ giáo viên đọc học sinh phải nêu được nghĩa của từ đó. Trò chơi
này cũng giúp học sinh nhớ lại cách phát âm của từ mới thông qua giáo viên
đọc từ.
*Trò chơi Lucky numbers: (Con số may mắn):
Đây là trò chơi được dùng để kiểm tra phần trả lời các câu hỏi liên quan
đến một đoạn hội thoại, một đoạn văn, các câu hỏi về bản thân học sinh.......
Ví dụ: Trong phần Reading trong mỗi Unit , để trả lời các câu hỏi về bản
thân học sinh giáo viên cũng có thể tổ chức trò chơi này. Ngoài việc thực hành
tốt các mẫu câu trong bài học, giáo viên có thể thêm một số câu hỏi khác nhằm
ôn lại kiến thức cũ cho học sinh và cũng để cho phần chơi thêm phần hấp dẫn
hơn như:

1. LUCKY NUMBER.
2. What’s your name?
3. How old are you?
4. LUCKY NUMBER.
5. Where do you live?.
6. How are you?
7. LUCKY NUMBER.
8. How do you spell your name?

1

2

3

4

5

6

7

8

*Trò chơi Find someone who (Tìm người mà...) :
Để khắc sâu các mẫu câu, cấu trúc câu hoặc một đơn vị ngữ pháp trong
bài học.
13
13



Ví dụ : Để khắc sâu câu hỏi nghi vấn và câu trả lời ngắn ở dạng Yes/No,
Sau phần Reading, Listening giáo viên có thể cho học sinh thực hiện trò chơi
này. Học sinh có thể đi quanh lớp để hỏi các câu hỏi để hoàn thành câu hỏi của
mình.

14
14


S1: Do you what TV?
S2: Yes, I do.
S1: What’s your name?
S2: My name’s............

Find someone who.....

Name

........watch TV
.........play soccer
.........listen to music

2. Phương pháp điền từ vào bài đọc.
- Xác định từ loại cần điền cho chỗ trống trong bài và tìm từ có từ loại tương
ứng để điền vào chỗ trống.
- Dựa vào hàm ý và văn phong của đoạn văn để suy luận ra từ cần điền.
*Một số cấu tạo thông dụng.
Cấu tạo danh từ

- Danh từ được cấu tạo từ động từ bằng cách thêm các hậu tố như: -ment
(arrangement, management...); -tion, -ion (repetition, decision...); -ence
(reference, dependence). Chỉ người thì thêm các phụ tố như –ee (empoyee), -er
(teacher), -or (competitor), -ist (dentist...)...
- Danh từ được cấu tạo từ tính từ bằng cách thêm các hậu tố như:
- ty (difficulty...), -ness (carefulness...), -bility (responsibility...),
- ce (confidence...)...
Cấu tạo tính từ
- Tính từ thường được cấu tạo từ danh từ và động từ bằng cách thêm các hậu tố
như –ful (beautiful, helpful...), -less (harmless, careless...), -ous (dangerous,
continuous...), -al (financial, econimical...), - ic (climatic, politic...), - tive
(active, competitive...), -able (trainable...), -ible (defensible...)...
Cấu tạo động từ
- Động từ được cấu tạo bằng thêm một số phụ tố tố vào danh từ:
en- (encourage); -en (threaten)...
- Động từ được cấu tạo bằng thêm một số phụ tố vào tính từ: en- (enlarge);
- en (widen); -ise; -ize (modernize, industrialise), -fy (purify) ...
Cấu tạo trạng từ
15
15


- Trạng từ thường được cấu tạo bằng việc thêm đuôi –ly vào tính từ: quick –
quickly, beautiful –beautifully... Một số trạng từ có hình thức giống với tính từ:
fast, hard, far, much...
Các tiền tố làm đảo ngược nghĩa của từ
- Khi thêm một số tiền tố như un- (unhappy), in- (inactive), dis- (dislike), mis(misspell, misunderstand), ir- (irresponsible), il- (illegal)... thì nghĩa của từ sẽ
trái ngược hoàn toàn. Tuy nhiên mỗi từ lại chỉ có thể kết hợp với một loại phụ tố
nhất định, ví dụ như mis- chỉ kết hợp được với understand, spell chứ không kết
hợp được với happy hay active.

3. Cách học từ vựng khoa học và hiệu quả.
Từ vựng rất quan trọng trong việc học tiếng Anh dù người học với mục đích
giao tiếp hay thi cử, từ vựng chiếm hơn 50% số điểm trong các bài thi nhưng từ
vựng lại không có giới hạn. Vậy làm sao để cho vốn từ vựng phong phú???
Cùng bỏ túi những mẹo nhỏ sau đây nhé!


Dùng từ mới vào một câu văn cụ thể

Sau khi đọc từ mới và sơ qua về nghĩa của từ, bạn nên đặt câu với từ mới đó,
câu của riêng bạn theo ý bạn hiểu. Cách tốt nhất là viết một câu văn liên quan
đến cuộc sống hàng ngày của chính bạn.
* Tìm hiểu các cách sử dụng khác nhau về ngữ pháp của từ mới
Bạn hãy cố gắng tìm các cách sử dụng khác nhau (các trường hợp ngữ pháp
khác nhau) của từ mới. Ví dụ bạn học được một động từ “to consider”, bạn hãy
tìm dạng danh từ “consideration”, tính từ “considerable” của từ đó… Một cuốn
từ điển tốt sẽ giúp bạn làm điều đó. “Clever learn” khuyến khích bạn sử dụng
một cuốn từ điển giấy trong việc học từ vựng hơn là một cuốn từ điển trực tuyến
hay phần mềm trên máy tính. Khi đã học được nhiều dạng của từ mới tiếng Anh,
bạn có thể đặt những câu khác nhau với từng dạng của từ.


Liên kết các từ vựng với nhau

Bạn hãy thử liên kết từ mới với các từ vựng liên quan bằng các công cụ như
biểu đồ từ duy (mind map). Điều này không chỉ giúp bạn nhớ lâu nhiều từ đã
học mà còn tăng vốn kiến thức của bạn về từ vựng và những từ liên quan.
Ví dụ bạn có 1 từ mới là Computer (máy vi tính)

16

16


Liên tưởng đến danh từ là các bộ phận của computer - máy vi tính như:
monitor (màn hình), mouse (chuột máy tính), keyboard (bàn phím), speaker
(loa)
Liên tưởng đến động từ là các việc bạn có thể làm với computer - máy vi
tính: type (đánh máy), watch (a movie) (xem phim), surf (surf the internet, surf
the web) (lướt web), play (computer game) (chơi điện tử), send (e-mail) (gửi thư
điện tử)
4. Phương pháp loại nhanh đáp án sai trong đề thi trắc nghiệm Tiếng Anh

Khác với các môn học cần tính toán số liệu, với môn Tiếng Anh, bạn chỉ cần
đọc đề, suy luận và chọn đáp án. Vì thế, bạn có thể suy luận và loại bỏ phương
án sai và lựa chọn đáp án trong các phương án còn lại. Nếu gặp trường hợp khó
quá cũng phải loại dần từng phương án, sau đó chọn phương án thích hợp
nhất, không được bỏ trống bất kỳ câu nào.
Dưới đây là cơ sở để bạn nhận diện phương án sai nhanh nhất trong các dạng bài
tập thường gặp:
* Trọng âm
Để loại bỏ được đáp án sai, trước tiên bạn cần chọn từ có quy tắc đánh
trọng âm và loại trừ các từ không có quy tắc hoặc đang phân vân chưa rõ trọng
âm ở đâu. Bạn cần chỉ cần tìm ra trọng âm của 3 từ trong 4 phương án là có thể
hoàn thành bài tập này.
* Một số quy tắc đánh trọng âm:
Trọng âm thường rơi vào âm trước các từ có vần sau đây: ic, ics, ical, ial, ion,
ity, ety, ive, ilar, ular, ulous, age, ure...
Với động từ có hai âm tiết, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai
Danh từ và tính từ có hai âm tiết, trọng tâm thường rơi vào âm tiết thứ nhất
Đối với từ có ba âm tiết trở nên, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ ba từ sau ra

trước (hay từ phải sang trái)
Từ có đuôi: ate, y, ise hoặc ize, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ ba từ sau ra
trước hay từ phải sang trái
Ví dụ:
1. a. begin

b. forget

c. enjoy

d. basic

17
17


Đáp án là D vì theo quy tắc 1 động từ có 2 âm tiết trong âm rơi vào âm 2.còn
quy tắc 2 danh từ và tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm rời vào âm 1.

18
18


5. Dạng bài tìm lỗi sai.
Dạng bài xác định lỗi sai trong đề thi đại học là một dạng bài tương đối
khó vì nó kiểm tra kiến thức toàn diện của các em học sinh. Có 2 dạng bài xác
định lỗi: lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp.
* Lỗi sai chính tả
Người ra đề sẽ cho một từ viết sai chính tả (sai vì thừa hoặc thiếu chữ
cái). Nhiệm vụ của các em là phải tìm ra lỗi sai đó thông qua kiến thức từ vựng

đã học.
* Lỗi sai ngữ pháp
Đây là dạng phổ biến nhất trong dạng bài xác định lỗi sai. Dưới đây là
một số lỗi mà các đề thi thường yêu cầu các em tìm ra:
* Sai về sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ
Quy tắc cơ bản là chủ ngữ số ít đi với động từ chia ở dạng số ít, chủ ngữ
số nhiều đi với động từ chia ở dạng số nhiều. Ngoài ra còn có một số trường hợp
khác mà các em cũng phải nắm vững.
Ví dụ: Xác định lỗi sai trong câu sau:
I like (A) pupils (B) who works (C) very hard (D).
“Who” ở đây là thay cho “ pupils” vì vậy động từ trong mệnh đề quan hệ phải
phù hợp với chủ ngữ tức ở dạng số nhiều. Do đó lỗi sai cần tìm là C.
* Sai về thì của động từ
Nếu các em lưu ý đến trạng ngữ chỉ thời gian trong câu thì việc xác định
thì của động từ sẽ vô cùng dễ dàng.
Ví dụ: Xác định lỗi sai trong câu sau
We (A) only get (B) home (C) from France (D) yesterday.
Do có trạng từ yesterday (hôm qua) nên động từ phải chia ở thì quá khứ - lỗi sai
cần tìm là B.
* Sai đại từ quan hệ
Các đại từ quan hệ như: who, whose, whom, which, that... đều có cách
sử dụng khác nhau. Ví dụ “ who” thay thế cho danh từ chỉ người đóng vai trò là
chủ ngữ, “which” thay thế cho danh từ chỉ vật...
19
19


20
20



Ví dụ: Xác định lỗi sai trong câu sau:
She is (A) the most(B) beautiful girl whose (C) I have ever (D) met.
Whose là đại từ quan hệ có chức năng là tính từ sở hữu nhưng dạng bài
này ta dùng một đại từ làm chức năng tân ngữ bổ nghĩa cho cụm danh từ
beautiful girl nên ta phải dùng whom / that để thay thế - do đó lỗi sai cần tìm là
C
* Dạng bài ngữ âm, trọng âm
Với dạng bài ngữ âm, trọng âm, ngoài học thuộc một số quy tắc như phát
âm đuôi “ -ed, -s/es”, thì việc làm nhiều bài tập để biết được cách phát âm, đánh
trọng âm của từ là rất quan trọng. Ngoài ra, cần đặc biệt lưu ý các trường hợp
ngoại lệ.
Ví dụ: Tìm từ có phần gạch chân được phát âm khác:
A. blessed

B. curried

C. crooked

D. Kicked

Có đến trên 90% học sinh chọn B, nhưng đáp án của ví dụ này lại là D.
Cách phát âm các từ này như sau: blessed /'blesid/, curried /ˈkɜːrid/,
crooked /'krukid/, kicked /kikt/
Như vậy, kicked có phần gạch chân phát âm là /t/, còn lại đều là /id/. Đây
là một ngoại lệ điển hình mà học sinh cần ghi nhớ.
6. Dạng bài điền từ vào câu
Điền từ vào câu là dạng bài kiểm tra được rộng nhất kiến thức ngữ pháp
của học sinh và được đánh giá là dễ nhất trong cả đề thi. Học sinh nên làm đầu
tiên vì hoàn thành tốt dạng bài này sẽ tự tin hơn khi giải quyết các phần tiếp

theo.
Do độ phủ kiến thức cao nên để làm tốt dạng bài điền từ vào câu, học sinh
cần học chắc các chủ điểm ngữ pháp quan trọng trong chương trình sách giáo
khoa, đồng thời bổ sung nguồn từ vựng cơ bản.
Ví dụ:
It’s essential that every student _______ the exam before attending the course.
A. passes
B. would pass
C. passed
D. pass
21
21


Ví dụ trên là câu hỏi kinh điển trong dạng bài điền từ vào câu. Ví dụ sử
dụng cấu trúc giả định khá quen thuộc “ It is essential that S (should) V-inf ” và
đáp án là D.
Tương tự, các câu hỏi khác trong dạng bài này đa phần đều thuộc một chủ
điểm ngữ pháp nhất định.

22
22


7. Dạng bài chức năng giao tiếp
Dạng bài chức năng giao tiếp trong đề thi THPT quốc gia khá đa dạng về
các chủ đề giao tiếp trong cuộc sống, từ việc cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng, xin
phép, đề nghị… đến những câu hỏi, câu nói thường ngày. Cần lưu ý chọn câu trả
lời phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, phù hợp về ngữ nghĩa, và đảm bảo độ lịch
sự, lễ phép, thân thiện, không thái độ tồi, khó chịu, nhưng cũng cần tránh những

câu quá câu nệ, học thuật, không hợp với lối nói hàng ngày.
Ví dụ: “Excuse me! I’m looking for the library.” – “________”
A. Where’re your eyes? It’s in front of you.
B. Look no further!
C. Find it yourself. I’m busy.
D. Oh, nice to meet you.
Về nghĩa thì cả A, B, C đều không sai, nhưng câu A trả lời với thái độ gắt
gỏng, câu C thể hiện sự khó chịu, không muốn giúp đỡ, thì ta không chọn. Câu
D trả lời không đúng câu hỏi nên chỉ còn phương án B là đúng.
8. Dạng bài tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa
Bản chất của dạng bài này những từ in đậm mà đề bài cho thường là từ ít
xuất hiện và học sinh chưa gặp bao giờ, còn các phương án A, B, C, D thường là
những từ, cụm từ mà học sinh có khả năng hiểu được nghĩa. Tuy nhiên, dạng bài
này không kiểm tra vốn từ vựng của học sinh có rộng hay không mà là kỹ năng
đoán nghĩa từ dựa theo ngữ cảnh. Cách làm là dịch nghĩa của câu và sau đó suy
đoán nghĩa của từ. Nhớ lưu ý xem đề bài hỏi đồng nghĩa hay trái nghĩa bằng
cách gạch chân hay khoanh tròn từ CLOSEST - OPPOSITE trong đề, vì các
phương án đưa ra đều có cả từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ in đậm, học
sinh dễ bị đánh lừa.
Ví dụ: Chọn từ trái nghĩa với từ được gạch chân:
The government is not prepared to tolerate this situation any longer.
A. look down on

B. put up with

C.take away from

D.give on to

23

23


Chắc hẳn understand là từ rất nhiều người biết, nhưng đề bài hỏi từ trái
nghĩa nên chắc chắn đáp án phải làcụm từ trái nghĩa với từ understand.Vì
tolerate = khoan dung, tha thứ, đáp án B.put up with = chịu dựng, chấp
nhận.Còn A. look down on = xem thuờng ->Đáp án là A.

24
24


VIII. Kết quả triển khai SKKN tại trường:
Qua một thời gian tiến hành “Một số biện pháp giúp học sinh yếu kém
học tốt môn Tiếng Anh 9” mà đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 9 trường
THCS Lũng Hòa bản thân tôi đã thu được những kết quả sau. Thứ nhất, tâm lý
của học sinh trong lớp về môn học đã thay đổi rõ rệt. Từ chỗ phần lớp các em
không thích môn học, sợ sệt mỗi khi có môn học này thì sau một năm học các
em đã có thái độ trái ngược với ban đầu. Biểu hiện: Các em không còn sợ sệt khi
tham gia vào các hoạt động học tập, số học sinh giơ tay phát biểu xây dựng bài
tăng lên trông thấy. Thứ hai, điều quan trọng nhất, đó là kết quả khảo sát số
lượng học sinh yếu kém giảm xuống theo từng đợt khảo sát.
Đợt KS

Năm 2018-2019

Lần 1

45hs


Lần 2

44 hs

Lần 3

35 hs

Lần 4

Năm 2019-2020

15hs

Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên SKKN cũng không tránh
khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong các đồng chí giáo viên trong cụm góp
ý xây dựng SKKN của tôi được hoàn thiện hơn.

Lũng Hòa, ngày ..... tháng .... năm
20.....

Lũng Hòa, ngày .... tháng .... năm
20...

Thủ trưởng đơn vị

Tác giả sáng kiến.

Bùi Quang Ba


Trần Thị Kim Quế

25
25


×