Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH VƯỢT YẾU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.54 KB, 11 trang )

SKKN: Năm học 2010-2011 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH VƯỢT YẾU
ڤ ڤ ڤ ڤ ڤ ڤ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình giáo dục, “ Học sinh yếu” là vấn đề mà mỗi giáo viên
chúng ta phải trăn trở từng ngày: Làm thế nào để tất cả học sinh của chúng ta
đều tiếp thu được những phần kiến thức cơ bản của mỗi bài học, làm cơ sở để
các em tiếp tục tiếp thu những kiến thức mới; Làm thế nào để tất cả học sinh
của chúng ta đều được trang bị đầy đủ kiến thức để các em tự tin khi được lên
lớp; Làm thế nào để chúng ta mãi mãi xoá bỏ được hiện tượng “học sinh ngồi
nhầm lớp”… Những trăn trở ấy chính là lí do tôi chọn đề tài: Một số biện
pháp giúp học sinh vượt yếu.
II. THỜI GIAN THỰC HIỆN
Thời gian chọn đề tài: 20/08/2010 đến 20/9/2010
Thời gian khảo sát thực trạng: 21/09/2010 đến 05/10/2010
Thời gian thực nghiệm: 06/10/2010 đến 30/03/2011
Thời gian viết và hoàn thành: 01/04/2011 đến 15/04/2011
III.CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Sự nghiệp của chúng ta là sự nghiệp Trồng người. Nhà trường nói
chung và trường tiểu học nói riêng là nơi để mỗi người thầy thực hiện nhiệm
vụ Trồng người cao cả ấy. Mỗi người thầy được xã hội giao cho trọng trách:
Giúp các em từng bước tiếp cận với kho tàng tri thức của xã hội loài người;
hình thành nhân cách cho học sinh theo mục tiêu giáo dục.
Một số biện pháp giúp học sinh vượt yếu
1
SKKN: Năm học 2010-2011 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Ông bà ta có câu “Bàn tay có ngón dài ngón ngắn” và các em học sinh
của chúng ta cũng thế: Có những em năng động, có tư duy và trí tuệ phát
triển, học hành giỏi giang….Nhưng bên cạnh đó vẫn có những em trí tuệ kém
phát triển, tư duy yếu, không thể tập trung chú ý trong một thời gian dài,…


làm cho các em gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt và học tập. Những em
này được xếp vào dạng những học sinh có khó khăn về học.
Một lớp học luôn tập hợp nhiều đối tượng học sinh khác nhau: có đặc
điểm tâm lí khác nhau, có trình độ khác nhau… Vì vậy muốn dạy - học đạt
hiệu quả cao, người giáo viên phải nắm vững trình độ và khả năng tiếp thu bài
của từng em, nắm vững yếu tố tâm lí, suy nghĩ, nguyện vọng của từng học
sinh…để từ đó vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp, ứng xử các tình
huống sư phạm hợp lí…Mỗi người thầy giáo luôn nêu cao tinh thần trách
nhiệm; có tình thương yêu, lòng tin và sự tôn trọng đối với tất cả các đối
tượng học sinh; Phải đối xử công bằng, khách quan, tế nhị đối với các em.
Đặc biệt là những trẻ có khó khăn về học thì rất cần sự quan tâm đặc biệt của
người thầy.
Mỗi người thầy luôn ý thức được rằng một giờ lên lớp không phải chỉ
dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức cho các em mà chúng ta cần quan tâm
đến các đối tượng tiếp thu các kiến thức đó: các em có tiếp thu được không?
Các em tiếp thu được những gì? Các em tiếp thu ở mức độ nào? Các em có
biết vận dụng những điều đã học không? Và cái đích cuối cùng của mỗi giờ
học là tất cả các đối tượng học sinh trong lớp phải hiểu được kiến thức đã học,
biết vận dụng các kiến thức đó ở mức độ phù hợp với khả năng của mình.
IV.KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
Vào thời điểm cuối tháng 9, tôi đã tiến hành khảo sát tình hình học tập
của học sinh và thu được kết quả như sau:
Một số biện pháp giúp học sinh vượt yếu
2
SKKN: Năm học 2010-2011 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Môn/
Xếp loại
TIẾNG VIỆT TOÁN
Lớp Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu
5A 1 10 11 1 6 5 4 8

5B 2 10 5 4 9 5 3 4
5C 0 3 11 6 3 2 9 6
V.NỘI DUNG
Chúng ta biết rằng lứa tuổi của các em học sinh tiểu học có đặc thù là
mau quên. Một bài học, một kiến thức kĩ năng cụ thể các em vừa học xong
mà không được luyện tập thường xuyên thì các em sẽ nhanh chóng quên
ngay. Đặc biệt đối với những trẻ có khó khăn về học, các em hiểu cái mới rất
chậm và quên cái vừa tiếp thu được rất nhanh; các em tiếp thu bài chậm, chỉ
có khả năng ghi nhớ máy móc mà không có khả năng ghi nhớ ý nghĩa. Cụ thể
như trẻ có thể nhắc lại từng từ, từng câu bài tập đọc nhưng không thể hiểu nội
dung, ý nghĩa của bài tập đọc đó; hoặc vẫn có những trường hợp các em học
thuộc lòng các quy tắc, công thức toán học nhưng lại không biết vận dụng các
công thức đó để giải các bài toán đơn giản…Và đặc biệt đối với những trẻ có
khó khăn về học thì các em hay mặc cảm, tự ti, dấu dốt, thụ động, không tích
cực tham gia tiết học. Các em thiếu đi sự tự tin vào bản thân, tự tin trong học
tập và giao tiếp. Giáo viên chúng ta đừng quá nôn nóng bù đắp kiến thức cho
các em mà quên đi đặc điểm tâm lí của các em. Các em không thể tiếp thu bài
tốt trong tâm trạng tự ti, mặc cảm, thụ động, thiếu tập trung,…Chính vì vậy,
song song với việc giúp các em bổ sung, ôn tập, củng cố kiến thức, chúng ta
cần chú trọng đến việc giúp các em ổn định tâm lí, tạo cho các em sự tự tin
Một số biện pháp giúp học sinh vượt yếu
3
SKKN: Năm học 2010-2011 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
trong giao tiếp và học tập; tạo cho các em niềm tin vào bản thân, niềm tin vào
cuộc sống.
Với những khó khăn như vậy thì việc giúp các học sinh có khó khăn
về học vượt yếu là cả một quá trình và đòi hỏi người thầy phải thực sự tâm
huyết và nổ lực hết mình.
VI. BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH.
1. Điều tra:

- Ngay từ đầu năm học, tôi đã phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm năm
học trước, phụ huynh, người thân của trẻ, bạn bè trẻ…để tiến hành điều tra,
tìm hiểu nhằm nắm được điều kiện gia đình, thể chất, điểm mạnh, điểm yếu,
sở thích, những mặt hạn chế, khó khăn, nhu cầu cần hỗ trợ của trẻ…Khảo sát
xem học sinh của mình yếu những môn nào, mức độ yếu, nguyên nhân nào
dẫn đến các em học yếu, những phần kiến thức nào bị hỏng cần bổ sung, ôn
tập, củng cố….
2. Xây dựng mục tiêu giáo dục:
Sau khi điều tra nắm rõ tình hình của trẻ, căn cứ vào nội dung chương
trình giáo dục, dưới sự hướng dẫn của ban giám hiệu, tôi đã xây dựng mục
tiêu giáo dục cụ thể cho từng trẻ. Mục tiêu giáo dục này bao gồm cả hai
phương diện:
+ Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng cần đạt.
+ Mục tiêu về phát triển nhận thức, phục hồi những vấn đề về tâm lí,
tình cảm của trẻ.
3. Lập kế hoạch giáo dục:
Căn cứ vào mục tiêu giáo dục đã xây dựng, dựa vào mặt mạnh, khó
khăn, nhu cầu, sở thích của trẻ; nguyên nhân học yếu của trẻ, những phần
kiến thức trẻ bị hỏng cần được bổ sung kịp thời,…tôi đã lập một kế họach
giáo dục bao gồm những việc làm cụ thể, trong từng thời điểm cụ thể nhằm
giúp trẻ từng bước đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Kế hoạch này được
Một số biện pháp giúp học sinh vượt yếu
4
SKKN: Năm học 2010-2011 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
xây dựng theo từng tháng, cuối mỗi tháng có đánh giá kết quả và có sự điều
chỉnh, bổ sung và rút kinh nghiệm cho phần kế hoạch ở tháng tiếp theo.
4. Quá trình giáo dục, giảng dạy:
+ Xây dựng một lớp học thân thiện:
Đây cũng là việc đầu tiên và là việc quan trọng. Muốn giúp trẻ có khó
khăn về học vượt yếu, người giáo viên nên chú trọng giáo dục các học sinh

bình thường trong lớp. Qua hình thức xây dựng đôi bạn cùng tiến, nhóm học
tốt…chúng ta giáo dục các em sự cảm thông, chia sẻ, tinh thần giúp đỡ bạn
…; quan tâm đến bạn bằng những việc làm cụ thể, sẵn sàng giảng cho bạn
một bài toán mà bạn chưa hiểu với thái độ chân tình, …Nhằm tạo nên một tập
thể thật sự thân thiện. Được học tập và sinh hoạt trong môi trường thân thiện
đó, trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ hơn, thích được đến trường hơn và tích cực tham
gia vào tiết học hơn.
+ Giúp trẻ tự khẳng định mình:
Trong quá trình giáo dục, giáo viên nên chú ý tập trung giúp trẻ phát
huy mặt mạnh, sở thích; không tập trung vào những điểm yếu của trẻ. Ví dụ
sở thích của trẻ là vẽ, ta sẽ tập trung khuyến khích trẻ phát huy mặt mạnh này:
Con hãy hướng dẫn bạn vẽ bức tranh này; con vẽ giúp cô một bức tranh để
trang trí lớp học…Nếu sở thích của trẻ là ca múa, hãy tạo điều kiện cho trẻ
tham gia vào các tiết mục văn nghệ của lớp, trường… Theo sau mỗi việc làm
đó là lời động viên, khuyến khích kịp thời. Cách làm này sẽ giúp trẻ cảm thấy
mình cũng có thể giúp đỡ người khác…Dần dần trẻ sẽ nhận ra giá trị của
chính bản thân mình. Điều này sẽ giúp trẻ xoá bỏ mặc cảm, tự ti, trẻ trở nên
tự tin hơn. Khi đã tự tin thì việc học tập của trẻ sẽ đạt kết quả cao hơn.
+ Sử dụng phương pháp hợp tác nhóm:
Đây là môi trường thuận lợi giúp trẻ rèn luyện một số kĩ năng sống, kĩ
năng giao tiếp, quan hệ bạn bè, tính mạnh dạn, tạo điều kiện cho trẻ tham gia
vào hoạt động, tạo cơ hội cho trẻ trình bày ý kiến của mình. Giáo viên bám
sát nhóm có học sinh có khó khăn về học, giao cho trẻ những nhiệm vụ cụ
Một số biện pháp giúp học sinh vượt yếu
5
SKKN: Năm học 2010-2011 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
thể, vừa sức, cố gắng thay đổi các thành viên trong nhóm, tạo điều kiện cho
trẻ được giao lưu, tiếp xúc, hoà đồng với tất cả các bạn trong lớp. Trẻ sẽ học
được rất nhiều từ nhóm bạn của mình.
+Tạo niềm tin cho trẻ qua việc điều chỉnh nội dung chương trình

phù hợp:
Thiết kế nội dung bài dạy phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh.
VD trong một giờ lên lớp, cùng một bài học đó, giáo viên thiết kế bài
dạy sao cho học sinh khá giỏi nắm được kiến thức, vận dụng kiến thức ở mức
độ gián tiếp; học sinh yếu chỉ yêu cầu nắm được kiến thức, luyện tập, vận
dụng kiến thức ở mức độ trực tiếp. Nhằm tránh sự nhàm chán đối với học sinh
khá giỏi và sự quá sức đối với học sinh yếu.
Việc điều chỉnh, soạn giảng nội dung, chương trình phù hợp với mọi
đối tượng học sinh trong lớp không những giúp trẻ tiếp thu được nội dung bài
học phù hợp với mức độ và khả năng của trẻ mà còn giúp trẻ có niềm tin
trong học tập. Trong từng bài học, ta nên dành cho trẻ những câu hỏi vừa sức,
những câu hỏi mà chắc chắn trẻ sẽ trả lời được. Giáo viên thường xuyên
khuyến khích, động viên trẻ phát biểu. Trong mỗi tiết học ít nhất trẻ phải
được phát biểu 2 lần. Trẻ sẽ cảm nhận được rằng mình không phải là người
thừa, mình là một thành viên trong lớp học, mình cùng được tham gia học tập
như mọi người xung quanh. Dần dần trẻ sẽ cảm thấy hứng thú và tự tin hơn
trong học tập, càng tích cực tham gia vào tiết học.
+ Ôn tập, củng cố, bổ sung kiến thức cho trẻ:
- Thiết kế hệ thống câu hỏi, hoặc một số bài tập thuộc phần kiến thức
mà học sinh cần bổ sung và liên quan đến nội dung bài mới (những kiến thức
này có thể là kiến thức ở các lớp dưới).Trước khi học bài mới giáo viên giúp
học sinh ôn lại phần kiến thức đó.
- Khi giao bài tập về nhà, chọn những bài tập vừa sức, thuộc lĩnh vực
kiến thức đã học mà học sinh chưa nắm được cần bổ sung, những bài tập này
không nhất thiết là bài tập nằm trong bài vừa học xong.
Một số biện pháp giúp học sinh vượt yếu
6
SKKN: Năm học 2010-2011 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
- Trong mỗi giờ học, giáo viên cần ưu tiên thời gian cho trẻ, sắp xếp
chỗ ngồi hợp lí để giáo viên tiện theo dõi và giúp đỡ trẻ; Giúp đỡ, hướng dẫn

kịp thời khi trẻ lúng túng, gặp khó khăn trong lúc học. Cố gắng giúp trẻ nắm
được phần kiến thức cơ bản sau mỗi bài học.
- Ở buổi thứ hai, giáo viên tổ chức cho học sinh ôn tập, củng cố lại kiến
thức mà các em vừa được học ở buổi sáng. Thiết kế những bài tập vừa sức,
phù hợp với trẻ nhằm giúp trẻ vận dụng trực tiếp kiến thức trẻ vừa học ở buổi
sáng, giúp trẻ từng bước ghi nhớ và khắc sâu kiến thức đã học; Sau đó bổ
sung những kiến thức có liên quan đến bài học ngày hôm sau nhằm giúp các
em không bị lúng túng khi tiếp thu bài mới.
- Cuối mỗi tuần, giáo viên giúp học sinh ôn tập, hệ thống lại các kiến
thức đã học trong tuần tập trung vào những phần khó khăn, những phần học
sinh còn lúng túng, nắm chưa chắc, đồng thời bổ sung các kiến thức cơ bản,
cần thiết liên quan đến các bài học mới sẽ học trong tuần tiếp theo. Nhằm
giúp các em có cơ sở để tiếp thu bài mới.
+ Tích cực giúp trẻ rèn đọc, rèn viết:
Những trẻ có khó khăn về học vẫn còn gặp phải những khó khăn nhất
định trong quá trình đọc và viết. Chính vì vậy, giáo viên chúng ta cần tích cực
giúp trẻ rèn đọc, rèn viết.
Giáo viên tiến hành rèn đọc cho trẻ ở tất cả các tiết học: đọc các bài tập
đọc ở tiết tập đọc; đọc từng phần nhỏ trong các bài lịch sử, địa lí ở các tiết
lịch sử, địa lí;…đọc yêu cầu bài tập, đề toán ở các tiết toán; khuyến khích
trẻ đọc truyện tranh trong các giờ ra chơi
Bên cạnh đó giáo viên thường xuyên cho học sinh tập chép. Nhưng
trong quá trình tập chép, đa số các em tập chép một cách máy móc, chép cho
xong. Đến khi giáo viên đọc lại cho viết lại bài đã tập chép học sinh viết vẫn
sai. Biện pháp để học sinh tập chép có ý thức hơn là vào mỗi đầu hoặc cuối
buổi học giáo viên kiểm tra lại phần tập chép của học sinh bằng cách đọc một
số từ bất kì có trong bài tập chép đó cho học sinh viết vào bảng con; lớp + gv
Một số biện pháp giúp học sinh vượt yếu
7
SKKN: Năm học 2010-2011 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

nhận xét, sửa sai. Với hình thức này, giáo viên sẽ giúp học sinh tập chép có ý
thức hơn, trẻ chú ý hơn tới cách dùng dấu thanh, âm, vần của từng chữ trong
khi tập chép dần dần sẽ hình thành được thói quen và qui tắc viết đúng.
- Khi đọc chính tả cho học sinh viết, gv đọc toàn câu một lần sau đó
mới đọc từng cụm từ, nhằm giúp hs hiểu được nghĩa của từ trong văn cảnh. Ở
các tiết LTVC, TĐ giáo viên cần tích cực giúp trẻ nắm nghĩa của từ, mở rộng
vốn từ .
+ Phối hợp với phụ huynh học sinh:
Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên trao đổi với phụ huynh về những
vấn đề của trẻ. Cần có sự phối hợp đồng bộ về cách giáo dục giữa gia đình và
nhà trường. Giáo viên có thể tư vấn thêm cho phụ huynh một số nội dung và
biện pháp dạy trẻ khi ở nhà. Hàng tháng thông báo cho phụ huynh kết quả học
tập, những vấn đề cần khắc phục để cả hai cùng có những biện pháp, kế hoạch
phù hợp trong tháng tới. Mỗi thành viên trong gia đình cần có sự quan tâm,
tình yêu thương và tôn trọng trẻ; giúp trẻ có một tâm lí ổn định, hạnh phúc
trong chính ngôi nhà của mình; nhằm tạo cho trẻ niềm tin vào cuộc sống. Từ
đó trẻ sẽ tự tin hơn trong mỗi ngày đến trường, giúp trẻ cảm thấy việc học là
niềm vui chứ không còn là gánh nặng.
VII. Kết quả đạt được:
Qua một quá trình thực hiện , tôi đã thu được kết quả tương đối khả
quan, trẻ có khó khăn về học của khối lớp 5 đã có sự tiến bộ rõ rệt về chất
lượng học tập cũng như về vấn đề tâm lí, tình cảm, trẻ tự tin hơn trong mọi
lĩnh vực, tích cực tham gia học tập, tham gia các hoạt động trong lớp,
trường…
Giáo dục một tập thể học sinh biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau;
giúp trẻ có khó khăn về học từng bước xoá bỏ mặc cảm, thay đổi thái độ sống,
tích cực học tập, vui chơi, hoà nhập cùng bạn bè…Tạo nên một môi trường sư
phạm thực sự thân thiện, nhân ái…Mỗi học sinh đều cảm nhận được mỗi
Một số biện pháp giúp học sinh vượt yếu
8

SKKN: Năm học 2010-2011 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
ngày đến trường là một ngày vui. Đó cũng là một trong những yếu tố góp
phần xây dựng “Trường học thân thiện- Học sinh tích cực”.
Kết quả cụ thể là:
Môn/
Xếp loại
TIẾNG VIỆT TOÁN
Lớp Giỏi Khá

TB Yếu Giỏi Khá

TB Yếu
5A 2 10 11 0 10 11 2 0
5B 6 9 5 1 8 9 4 0
5C 4 11 5 1 9 9 3 0
VIII.Bài học kinh nghiệm:
- Bước điều tra phải được tiến hành kĩ để nắm rõ tình hình của trẻ nhằm
xây dựng được mục tiêu dạy học và kế hoạch dạy học phù hợp.
- Nắm được mức độ tiếp thu bài, phần kiến thức bị hỏng, cần bổ sung
của học sinh khó khăn về học.
- Không vội vàng, nôn nóng khi dạy trẻ có khó khăn về học. Sự vội
vàng nôn nóng chỉ đem kết quả ngược lại.
- Phối hợp với cha mẹ học sinh là điều không thể bỏ qua.
- Giáo viên chủ nhiệm nên dành cho trẻ: thời gian, tình thương yêu và
sự kiên nhẫn.
Tôi rất mong được quý thầy cô giáo đóng góp ý kiến để đề tài Một số
biện pháp giúp học sinh vượt yếu được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cám ơn.
Một số biện pháp giúp học sinh vượt yếu
9

SKKN: Năm học 2010-2011 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Đồng Kho, ngày 16 tháng 4 năm 2011
Người thực hiện
Nguyễn Thị Ánh Tuyết.
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Xếp loại: . . . . . . . . .
Một số biện pháp giúp học sinh vượt yếu
10
SKKN: Năm học 2010-2011 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
TỔ TRƯỞNG
Nguyễn Minh Thanh
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT SKKN TRƯỜNG
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Xếp loại: . . . . . . . .
TM.HĐKH TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG
Cao Thống Súy
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH HUYỆN
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Xếp loại: . . . . . . . . . . . .

Một số biện pháp giúp học sinh vượt yếu
11

×