Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Skkn biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 47 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
LỚP 4 TRONG MÔN TIẾNG VIỆT.

Họ và tên: Đào Thị Dung
Đơn vị công tác: Trường TH số 1 Hồng Thủy

Lệ Thủy, tháng 5 năm 2019
1


1 . PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết tất cả mọi sự đổi mới của giáo dục đều nhằm mục đích cuối
cùng là nâng cao chất lượng giáo dục để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và xu hướng hội nhập quốc tế.
Giáo dục Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học
sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể
chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở.
Bồi dưỡng kỹ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục ở Tiểu học.
Trong đó học sinh Tiểu học là đối tượng rất được quan tâm. Bồi dưỡng kỹ năng sống
cho học sinh với bản chất hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản
thân, khả năng ứng xử phù hợp với người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích
cực phù hợp trước các tình huống trong cuộc sống. Rõ ràng phải phù hợp với mục tiêu
giáo dục ở Tiểu học và rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Tiểu học.
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng
xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ
năng hoạt động xã hội. Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự


bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội. Đối
với học sinh tiểu học việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là
vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau
này.
Giáo dục kĩ năng sống là một nội dung được đông đảo cha mẹ học sinh và dư luận
quan tâm bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với học sinh.
Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có vai trò quan trọng góp phần quyết định chất
lượng giáo dục toàn diện cho mỗi học sinh tiểu học. Môn Tiếng việt có nhiệm vụ hình
thành, phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe - nói - đọc - viết ) để
học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Chương trình và nội dung môn Tiếng Việt ở tiểu học chứa đựng nhiều nội dung
liên quan đến kĩ năng sống và có khả năng tích hợp kĩ năng sống rất cao. Kĩ năng sống
2


đặc thù thể hiện tính ưu thế của môn Tiếng Việt là kĩ năng giao tiếp, sau đó là kĩ năng
nhận thức bao gồm nhận thức xung quanh, tự nhận thức, ra quyết định,... Vì vậy qua
mỗi bài học của môn Tiếng Việt học sinh sẽ có cơ hội hình thành, trau dồi và rèn luyện
kĩ năng sống. Khả năng giáo dục Kĩ năng sống của môn Tiếng Việt không chỉ thể hiện
ở nội dung môn học mà còn thể hiện qua phương pháp dạy học của mỗi giáo viên. Để
hình thành các kiến thức và rèn luyện kĩ năng mà chương trình môn Tiếng Việt đặt ra
với mỗi học sinh tiểu học, người giáo viên cần phải vân dụng nhiều phương pháp dạy
học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Thông qua các hoạt động
học tập, học sinh được trải nghiệm, rèn luyện kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá
nhân,...Tuy nhiên, giáo viên khi tổ chức thực hiện giáo dục kĩ năng sống qua môn
Tiếng Việt thì lúng túng không biết lựa chọn kĩ năng nào? Sử dụng phương pháp nào?
Và thực hiện vào thời điểm nào?...Chính vì vậy mà hiệu quả chưa cao hay còn mang
nặng tính hình thức.Với học sinh thì khái niệm kĩ năng sống là một cái gì đó rất mơ hồ,
không thiết thực và đặc biệt các em chưa có hứng thú rèn luyện và trau dồi kĩ năng
sống. Chính bởi những lí do đó mà hiệu quả của việc rèn luyện kĩ năng sống chưa cao.

Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, bản thân
tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp:"Biện pháp rèn ki năng sống cho học sinh
lớp 4 trong môn Tiếng Việt" với mong muốn góp một tiếng nói chung vào diễn đàn
đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học chú trọng rèn luyện kĩ năng sống mà cả bậc
học đang hết sức quan tâm và thực hiện.
1.2 Điểm mới của đề tài
Sáng kiến này do bản thân tôi đã trực tiếp nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng chung
cho môn Tiếng Việt lớp 4 mà tôi đang trực tiếp giảng dạy tại trường. Điểm mới của
sáng kiến ở chỗ là tôi đã tìm ra và sưu tầm thêm được các biện pháp rèn luyện các kĩ
năng sống cho học sinh trong môn Tiếng Việt. Giúp học sinh bồi dưỡng kỹ năng sống
nhằm chuyển hóa các kiến thức đã học thành hành động thực tế. Qua quá trình bồi
dưỡng sẽ giúp các em là giàu thêm kỹ năng sống cho bản thân và hòa đồng trong môi
trường lứa tuổi. Đồng thời đã tổng hợp lại một cách có hệ thống các biện pháp rèn kĩ
năng sống cho học sinh trong môn Tiếng Việt để anh, chị em đồng nghiệp cùng tham
khảo, thông qua đó nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.
3


2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. THỰC TRẠNG
2.1.1. Thuận lợi
* Giáo viên:
- Giáo viên được đào tạo bài bản, có đủ trình độ để dạy các em lồng ghép kĩ năng
sống trong phân môn Tiếng việt lớp 4.
- Giáo viên tâm huyết với nghề, hết mực yêu thương học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm cũng là giáo viên dạy Tiếng Việt, sẽ rất thuận lợi trong việc
nắm bắt sự tiến bộ của học trò mình.Từ đó có những biện pháp hợp lí giúp học sinh
khắc phục những hạn chế.
- Giáo viên được tiếp cận, trang bị đầy đủ công nghệ thông tin .
- Bản thân của người giáo viên chủ nhiệm luôn nhiệt tình, tích cực học hỏi, nhận

thức rõ tầm quan trọng của công tác phối, kết hợp với cha mẹ học sinh trong việc
nâng cao chất lượng giáo dục. Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn
trên 100%, có thời gian công tác lâu năm nên việc trao đổi, học tập các kinh nghiệm
trong công tác chủ nhiệm có nhiều thuận lợi.
- Luôn được cập nhật, nắm bắt kịp thời các thông tin, văn bản, chỉ thị có liên quan
về nội dung giáo dục kĩ năng sống của bậc học.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tới công tác chuyên môn chỉ đạo kịp
thời.
- Nhiều cha mẹ học sinh ngày càng quan tâm tới việc học của con em mình.
* Học sinh
- Học sinh ham học hỏi ,tích cực trao đổi , phản hồi với giáo viên.
- Học sinh có ý thức thi đua trong học tập trong nhóm, trong lớp.
- Học sinh được trang bị đầy đủ Tài liệu hướng dẫn học và các phương tiện liên
quan , yêu thích môn học.
- Học sinh ngày càng được tham gia nhiều hơn các hoạt động tập thể, hoạt động xã
hội.
2.1.2. Khó khăn
* Giáo viên:
4


Qua thực tế dự giờ thăm lớp của giáo viên trong trường cũng như trường bạn tôi nhận
thấy:
- Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở Tài liệu hướng dẫn học nên chưa
chịu khó tìm tòi các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động này nên
làm mất sự hứng thú của học sinh.
- Nhận thức của nhiều giáo viên còn mơ hồ, chưa rõ, chưa đầy đủ rèn kĩ năng sống
cho học sinh là rèn những kĩ năng gì; vì nhận thức chưa đủ, chưa rõ nên không thể tìm
ra được biện pháp, hình thức tổ chức hữu hiệu để rèn kĩ năng sống cho học sinh.

- Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tập trung nhiều
nội dung chung cho các bậc học, giáo viên chưa hiểu nhiều về nội dung phải dạy trẻ
theo từng khối lớp những kĩ năng sống cơ bản nào, chưa biết vận dụng từ những kế
hoạch định hướng chung để rèn luyện kĩ năng sống cho HS.
- Vẫn còn khá ít các buổi tập huấn về lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào các môn
học cho giáo viên nên việc truyền tải và thực hiện gặp không ít khó khăn.
* Học sinh:
- Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít sáng
tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động.
- Đa phần học sinh ở vùng nông thôn nghèo nên học sinh chỉ có học kiến thức,
khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, rụt rè, tính tự tin ít, tự ti
nhiều.
- Việc tổ chức học tập trên lớp của giáo viên chưa phát huy được tính sáng tạo,
sự hợp tác, khả năng giao tiếp của học sinh, chưa tạo cho học sinh sự mạnh dạn tự tin
trong học tập. Việc tiếp thu bài theo mô hình dạy học mới có nhiều bỡ ngỡ nên nó ảnh
hưởng đến chất lượng học tập của các em.
- Nhiều cha mẹ học sinh còn nặng về học tập kiến thức, ít chú trọng đến hình
thành các kĩ năng sống cho các em.

5


2.1.3. Thực trạng rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt ở
trường tiểu học hiện nay
Trong các năm gần đây, dưới sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục huyện Lệ Thủy,các
giáo viên trong nhà trường đều được tham gia các buổi tập huấn về rèn luyện kĩ năng
sống cho học sinh thông qua các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Tuy vậy việc triển khai nội dung này vẫn gặp nhiều khó khăn: Nhiều giáo viên
chỉ chú trọng đến hình thành kiến thức mà xem nhẹ đi phần giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh nên việc hình thành kĩ năng cho học sinh còn nhiều hạn chế.

Không ít giáo viên còn hiểu chưa rõ về rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh nên vấn
đề về sử dụng phương pháp và tổ chức chưa hữu hiệu.
Còn khá ít các hoạt động trải nghiệm thực tế trong môn Tiếng Việt do quỹ thời gian
hạn hẹp nên việc chuyển hóa kiến thức thành kĩ năng còn gặp khó khăn cho học sinh.
Vì vậy ngoài trang bị cho các em các kiến thức cơ bản của môn Tiếng Việt thì việc
hình thành cho các em các kĩ năng sống là vô cùng cần thiết, giúp học sinh có đủ khả
năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết
công việc, đem lại cho các em vốn tự tin ban đầu để trang bị cho các em những kĩ
năng cần thiết làm hành trang bước vào đời.
Qua thực tế giảng dạy lớp 4, tôi thấy kĩ năng sống của học sinh chưa cao. Chỉ một
số học sinh có hành vi, thói quen, kĩ năng tốt. Còn phần lớn các em có nhận xét, đánh
giá về sự việc nhưng chưa có thái độ và cách ứng xử, cách xưng hô chuẩn mực.
Khi mới bắt tay vào nghiên cứu đề tài này, tôi đã tiến hành khảo sát kĩ năng của
học sinh lớp tôi với chủ đề “ Kĩ năng của em”, kết quả như sau:
Số bài KT

36

Tổng

Ki năng tốt
SL
5

Tỉ lệ
13.9

Có hình thành
ki năng
SL

Tỉ lệ
20
55.6

Ki năng chưa tốt
SL
11

Tỉ lệ
30.5

Thực hành thảo luận nhóm
Biết cách lắng nghe,
Chưa biết cách lắng nghe, hay tách ra
hợp tác

khỏi nhóm
6


số học

SL

%

SL

%


sinh
36

13

36.1

23

63.9

2.1.4. Nguyên nhân
Qua số liệu trên ta thấy kỹ năng sống của các em còn đạt tỉ lệ rất thấp.
Sau khi tìm hiểu tôi được biết những tồn tại trên do nhiều nguyên nhân:
- Giáo viên còn thụ động kiến thức ở sách giáo khoa mà không chịu tìm tòi đọc
thêm tài liệu khác liên quan đến giảng dạy đặc biệt là dạy lồng ghép kĩ năng sống vào
các phân môn Tiếng Việt.
- Việc nghiên cứu, nắm bắt văn bản có liên quan chưa thật kĩ, chưa thực sự tâm
huyết với học sinh khi nhận xét đánh giá …
- Trong nhà trường, hiện tượng quá tải với các môn học đang gây nhiều áp lực
đối với người học. Cùng với đó là những tác động nhiều chiều của các nguồn thông
tin khác nhau từ xã hội khiến cho học sinh đứng trước nhiều thách thức khi hòa nhập
xã hội, các kĩ năng sống đã bị xem nhẹ trong một thời gian dài.
- Sự hướng dẫn của thầy cô giáo, nhà trường về kĩ năng sống cho học sinh chưa thật
dễ hiểu, chưa cụ thể.
- Học sinh thiếu sự quan tâm, ít trau dồi về kĩ năng sống, thể hiện kĩ năng còn đại
khái, chưa mạnh dạn thể hiện khả năng bản thân.
- Học sinh ngại nói, ngại viết, khả năng tự học, tự tìm tòi còn hạn chế.
2.2. BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG VÀO MÔN
TIẾNG VIỆT LỚP 4

Tuỳ theo nội dung, yêu cầu của mỗi đơn vị học và từng đối tượng học sinh, giáo
viên có thể áp dụng nhóm các giải pháp, hoặc một giải pháp chủ đạo kết hợp với một
số giải bổ trợ khác. Về cơ bản tôi thấy có một số giải pháp sau:
2.2.1 Biện pháp 1: Tích cực học hỏi, thay đổi nhận thức của bản thân về vai trò
quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các môn học và hoạt
động giáo dục

7


Tôi đã nghiên cứu kĩ lưỡng các văn bản, quyết định, nghị quyết của Bộ Giáo
dục và Đào liên quan đến vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các
môn học và hoạt động giáo dục để hiểu sâu sắc mục tiêu, yêu cầu, nội dung của
chương trình này, đặc biệt qua đó xác định rõ quyết tâm và trách nhiệm của bản thân
mình.
Hiểu và làm tốt công tác tư tưởng làm cho mỗi bậc cha mẹ học sinh tuyệt đối
tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, tin tưởng vào định hướng giáo dục và sự
đổi mới từ nội dung đến phương pháp dạy học, những nội dung liên quan đến giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh để họ cùng tham gia.
Thẳng thắn nhìn nhận vai trò của giáo viên trong việc giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh là trọng tâm, quyết định. Từ đó góp phần tạo nên những giải pháp thiết thực
nhất và sẽ tiên phong thực hiện các giải pháp.
Tôi cũng đã tích cực gia những buổi thảo luận, tọa đàm, để được chia sẽ những
băn khoăn trăn trở cũng như những kinh nghiệm trong công tác này.
Đã hiểu đầy đủ và sâu sắc mục đích, ý nghĩa và tác dụng của chương trình giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh từ đó tích cực phối hợp, giúp đỡ các bậc cha mẹ học
sinh thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình.
2.2.2 Biện pháp 2: Giáo viên phải xác định rõ nhiệm vụ của môn học và nhiệm
vụ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn học
Môn Tiếng Việt là một trong hai môn học chiếm nhiều thời lượng nhất trong

chương trình của cấp tiểu học. Môn Tiếng Việt có nhiều phân môn khác nhau, mỗi
phân môn lại có nét đặc thù riêng nhưng có mối quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau,
giúp giáo viên hoàn thành mục tiêu giáo dục. Theo chương trình dạy học mới thì môn
Tiếng Việt không phân tách thành các phân môn riêng nhưng nội dung chương trình
của bài dạy được phân theo các tiết cũng thiết kế theo các phân môn. Mục tiêu rèn kĩ
năng sống cho học sinh lớp 4 qua môn Tiếng Việt thể hiện rất rõ và nhiều nhất ở ba
phân môn, đó là phân môn tập đọc, phân môn Kể chuyện và phân môn Tập làm văn.
a) Rèn ki năng sống thông qua các bài Tập đọc:

8


Với phân môn Tập đọc ngoài việc củng cố và nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh
phân môn Tập đọc còn mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân
cách cho học sinh. Nội dung những bài Tập đọc trong sách Tiếng Việt lớp 4 phản ánh
một số vấn đề lớn nhưng lại gần gũi và thiết thực đang đặt ra trong cuộc sống thông
qua ngôn ngữ văn học và những hình tượng giàu chất thẩm mĩ và nhân văn. Do đó có
tác dụng mở rộng tầm hiểu biết, tầm nhìn về tự nhiên, xã hội và đời sống, bồi dưỡng
tư tưởng tình cảm và nhân cách cho học sinh.Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
lớp 4 của môn Tập đọc chiếm một ưu thế quan trọng, mỗi bài văn, bài thơ,...đều chứa
đựng những ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Bằng cách tổ chức và dẫn dắt khéo léo đầy tính
sư phạm của giáo viên các kĩ năng sống của các em sẽ được bồi dưỡng, hình thành và
phát triển.
Khi tiến hành dạy các bài Tập đọc, giáo viên phải thực hiện đúng quy trình hoặc
tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể, đối tượng học sinh cụ thể để điều chỉnh nội
dung dạy học cho phù hợp. Việc điều chỉnh nội dung dạy học một mặt giúp học sinh
chiếm lĩnh tri thức một cách dễ dàng hơn, mặt khác việc học sinh hoạt động theo các
logo được điều chỉnh cũng giúp các em hình thành được nhiều kĩ năng nhất định: kĩ
năng hợp tác nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp...Mục đích cuối cùng
là nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học. Bên cạnh đó, đảm bảo bồi dưỡng được kỹ

năng sống cho học sinh .
Bài soạn minh họa:
Tập đọc: Khuất phục tên cướp biển TV4 tập 2
I.Mục tiêu:
- Đọc - hiểu bài Khuất phục tên cướp biển. Bước đầu biết đọc diễn cảm, biết phân biệt
giọng từng nhân vật. Hiểu và trân trọng giá trị lòng quả cảm.
-Giáo dục ý thức bảo vệ lẽ phải, lên án cái xấu.
II. Các hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản

* Khởi động:
9


- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học.( Đóng vai xử
lí tình huống: Một bạn nhỏ nhìn thấy nhiều người lạ chuẩn bị đột nhập vào nhà dân
ăn cắp.
Khi nhìn thấy việc làm trên, nếu em là bạn nhỏ, em sẽ làm gì?)
- Các nhóm xử lí tình huống, chia sẻ cách xử lí.
- GV dẫn dắt vấn đề vào bài học mới.
- HS viết tên bài vào vở.
- HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp.
1. Quan sát các bức ảnh, trao đổi với các bạn(thực hiện như SHD)

- HĐTQ tổ chức cho các bạn cùng chia sẻ kết quả HĐ1

- GV tương tác với HS, HS nghe cô dẫn dắt vào bài

2.Nghe thầy (cô) hoặc bạn đọc bài: Khuất phục tên cướp biển
- Một bạn đọc toàn bài, cả lớp lắng nghe

3. Đọc lời giải nghĩa của các từ ngữ

-Em đọc thầm các từ ngữ và lời giải nghĩa ở SHD trang 43.

-Em trao đổi với bạn bên cạnh về nghĩa của các từ
4. Cùng luyện đọc

10


- Em đọc các đọc câu dài

- Một bạn đọc câu dài - một bạn nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn và ngược lại.

- Một bạn đọc 1 đoạn - một bạn nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn và ngược lại.

Việc 1: NT tổ chức cho mỗi bạn đọc một đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài.
Việc 2: Đổi lượt và đọc lại bài
Việc 3: NT tổ chức cho các bạn trong nhóm nhận xét, đánh giá và góp ý cho nhau.
5. Thảo luận trả lời câu hỏi

- Từng bạn đọc thầm, trả lời các câu hỏi và ghi ra nháp ý trả lời của mình.

Việc 1: Viết xong, em chủ động chia sẻ câu trả lời của mình với bạn bên cạnh để bạn
có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung(nếu thiếu).
Việc 2: Em và bạn đổi vai hỏi và trả lời.

Việc 1: Nhóm trưởng đọc câu hỏi ở và mời các bạn lần lượt phát biểu suy nghĩ riêng
của mình, các bạn khác chú ý nghe, đánh giá.
Việc 2: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn chọn ý kiến hay nhất và ghi vào vở.

Việc 3: Nhóm trưởng báo cáo với cô giáo khi đã hoàn thành.

11


- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ về các câu hỏi trong bài.
- GV tổng kết lại vấn đề. Câu hỏi mở rộng:
+ Ý nghĩa của lòng quả cảm?
+ Sau khi học xong bài tập đọc này các em rút ra được bài học gì?
+ Chúng ta cần làm những việc gì để bảo vệ lẽ phải?
- Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn trong lớp chia sẻ sau tiết học.
B. Hoạt động ứng dụng:
- Nếu em gặp bác sĩ Ly, em sẽ nói gì?
- Tuyên truyền, vận động người thân bảo vệ lẽ phải.
b) Rèn luyện ki năng sống thông qua các tiết Kể chuyện
Phân môn kể chuyện với nhiệm vụ giúp củng cố cho các em kĩ năng kể chuyện đã
được hình thành ở các lớp dưới còn có một vai trò quan trọng nữa là giúp học sinh mở
rộng vốn hiểu biết và cũng góp phần hình thành nhân cách của con người mới. Cùng
với nội dung học tập của các môn học học khác, những câu chuyện học sinh được
nghe, được đọc và được kể ở lớp 4 có tác dụng rất lớn trong việc mở rộng vốn kiến
thức về con người, về tình cảm, nhân cách. Để phát huy hết khả năng rèn kĩ năng sống
cho học sinh qua môn kể chuyện giáo viên cần chú ý tổ chức cho học sinh trao đổi,
đối thoại để nắm chắc ý nghĩa của câu chuyện, nói được nhận xét riêng của các em về
mỗi nhân vật, chi tiết trong câu chuyện, những bài học mình rút ra được cho bản thân
và cho mọi người.
Bài soạn minh họa:
Kể chuyện: Khát vọng sống TV4, tập 2
I.Mục tiêu:
- Kể được câu chuyện Khát vọng sống.
- HS biết khâm phục lòng dũng cảm, khát khao vượt lên mọi khó khăn để tìm sự sống

của nhân vật Giôn.

12


* GDKNS: Thể hiện sự trân trọng. ( Trân trọng trước niềm tin và khát khao sống
mãnh liệt).Biết những hành động cần thiết khi gặp tai nạn. Biết lắng nghe, phản hồi
tích cực.
II. Các hoạt động học:

* Khởi động:
- HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học.
- HS viết tên bài vào vở.
- HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp
B. Hoạt động thực hành
3. Kể lại câu chuyện Khát vọng sống.

Việc 1: Em nghe cô giáo kể câu chuyện.
Việc 2: Em dựa vào lời kể của cô, lời ghi dưới mỗi bức ảnh, giới thiệu thêm về mối
hình ảnh ở HĐ3b.
Việc 3: Em dựa vào gợi ý ở SGK kể lại câu chuyện

Em kể chuyện cho bạn nghe rồi cùng nhận xét, bổ sung(nếu có).
4. Cùng kể chuyện

- NT mời các bạn lần lượt kể lại câu chuyện, các bạn khác lắng nghe
- Mời các bạn nhận xét.
- NT yêu cầu các bạn lần lượt nêu ý nghĩa câu chuyện.
13



( + Các em có thể đặt các câu hỏi để phỏng vấn bạn mình sau khi nghe bạn kể lại câu
chuyện , ví dụ như:
- Chuyện giúp bạn hiểu được điều gì?
- Bạn suy nghĩ gì về nhân vật Giôn?
- Hành động của Bin đúng hay sai? Vì sao?)
(Mỗi câu trả lời sẽ là những suy nghĩ được các em bộc lộ ra và từ đó các em sẽ hiểu
được ý nghĩa của câu chuyện và có sự trân trọng với những nỗ lực không mệt mỏi của
nhân vật.)
- NT mời các bạn nhận xét
- Cả nhóm chọn bạn kể hay nhất để thi kể chuyện trước lớp.
-NT báo cáo với cô giáo khi đã hoàn thành.

- Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn thi kể chuyện trong lớp, bình chọn bạn kể
chuyện hay nhất.
C. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho bố mẹ nghe.
c) Rèn ki năng sống qua tiết Tập làm văn:
Ngoài việc trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm văn thì môn Tập làm văn
còn giúp học sinh mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc,
thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.
Bài soạn minh họa:
Tập làm văn:

LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
Điều chỉnh: Không làm bài tập 1, 2

I.MỤC TIÊU:
- HS Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời
gian ( BT3)
- GD cho HS biết cách kể một câu chuyện

- Năng lực: diễn đạt ngôn ngữ trôi chảy, phù hợp.
KNS:
-Tư duy sáng tạo, phân tích, phán đoán
14


-Thể hiện sự tư tin
-Xác định giá trị

II.CHUẨN BỊ:
- Truyện
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
Đánh giá:
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá: HS sôi nổi, hứng khởi tham gia trò chơi
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
a) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài

Việc 1: Em đọc đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã học (qua các bài tập
đọc, kể chuyện, tập làm văn), trong đó các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian
Việc 2: Gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng
Đánh giá:
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá: HS xác định được yêu cầu của đề bài. Gạch chân dưới các từ:

sắp xếp theo trình tự thời gian, được nghe, được đọc
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện

Việc 1: HS kể về câu chuyện của mình
Việc 2: Báo cáo kết quả làm việc với cô giáo
15


Việc 1: trưởng ban học tập cho HS kể chuyện trước lớp theo nhóm
Việc 2: Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện
Việc 3: Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
Đánh giá:
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
- Tiêu chí đánh giá: HS kể được câu chuyện đúng nội dung và yêu cầu. Lời kể tự
nhiên. Tình tiết truyện hấp dẫn, lôi cuốn người nghe. Nêu được nội dung, ý nghĩa của
câu chuyện và bài học cho bản thân
VD: Câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
Có mỗi cậu bé tên là An-đrây-ca chín tuổi sống với mẹ và ông ngoại. Ông cậu đã 96
tuổi nên sức khỏe rất yếu. Một buổi chiều mẹ ông nói với mẹ của An-đrây-ca. Bố thấy
khó thở lắm! Mẹ câu bảo cậu nhanh chân chạy đi mua thuốc cho ông. Dọc đường,
cậu gặp mấy đứa bạn rủ đá bóng, cậu nhập cuộc ngay. Chơi được một lúc, chợt nhớ
lời mẹ dăn, cậu vội vàng chạy đi mua thuốc mang về. Vừa bước vào phòng ông nằm,
cậu nghe tiếng mẹ khóc nức nở, cậu hoảng lên. Ông cậu đã qua đời. Cậu nghĩ: Có lẽ
mình mải chơi bóng, đưa thuốc về chậm mà ông qua đời. Cậu ân hận quá, òa lên
khóc và kể hết sự việc cho mẹ nghe. Mẹ cậu an ủi: Trong việc này, con không có lỗi.
Chảng ai cứu được ông cả. Con vừa đi ra khỏi nhà thì ông qua đời. Dù sự thật là như
thé nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm ấy, cậu không tài nào ngủ được.
Cậu ra ngồi khóc nức nở dưới gốc cây táo ông trồng. Rồi mãi sau này khi đã trưởng
thành cậu vận luôn dằn vặt mình: Giá như mình không mải đá bóng, mua thuốc về

nhanh thì ông cậu còn sống thêm được vài năm với mẹ con cậu.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Kể cho người thân nghe câu chuyện em vừa kể
Với bài này kĩ năng sống cần đạt được rèn luyện xuyên suốt cả bài học, điều quan
trọng là giáo viên phải biết chú trọng và tạo ra nhiều cơ hội để học sinh được trải
nghiệm và thể hiện. Cần phải lưu ý cho học sinh biết khi thuyết trình, tranh luận một
16


vấn đề nào đó, ta phải có ý kiến riêng, biết nêu lí lẽ để bảo vệ ý kiến một cách có có lí
có tình và phải thể sự tôn trọng người đối thoại. Đặc biệt hơn nữa là phải tự tin có như
vậy thì việc tranh luận thuyết trình mới có kết quả và phải hiểu hơn rằng trong cuộc
sống hằng ngày sẽ có rất nhiều vấn đề cần phải tranh luận, khi tham gia tranh luận thì
mỗi người sẽ được mở rộng tầm hiểu biết của mình hơn, sẽ tự tin mạnh dạn hơn trong
cuộcsống.
d) Rèn ki năng sống qua tiết Chính tả
Phân môn Chính tả ở tiểu học giúp các em hình thành và rèn luyện kĩ năng viết.
Không chỉ vậy nội dung của các tiết chính tả cũng chứa đựng việc giáo dục nhiều kĩ
năng sống cho học sinh như: rèn tính cẩn thận, chính xác; rèn kĩ năng khám phá, trải
nghiệm, chia sẻ, hợp tác, giáo dục bảo vệ môi trường... thông qua tìm hiểu nội dung
văn bản viết và phần bài tập chính tả.
Bài soạn minh họa:
CHÍNH TẢ

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I.MỤC TIÊU :

- Nghe-viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn:“Tuổi thơ của tôi… những vì
sao sớm” trong bài Cánh diều tuổi thơ.

- Viết đúng chính tả, phân biệt được những tiếng có dấu thanh hỏi, ngã
- Giáo dục các em viết đúng và trình bày sạch đẹp, yêu chữ viết.
- Giúp HS phát triển NL thẩm mỹ, NL tự học.
- Nội dung tích hợp về GDBVMT: Giáo dục ý thức yêu thích cái đẹp của thiên
nhiên và quý trọng những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng bìa
III HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

* Khởi động:

- HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi.
- HS nghe Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
17


*Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS hào hứng, vui vẻ khi chơi.
+ Phản xạ và tư duy nhanh.
+ Nghe, hiểu mục tiêu trọng tâm của tiết học
1. Hướng dẫn HS nghe- viết

Việc 1: Nghe GV đọc đoạn chính tả (Kết hợp GV BVMT: Giáo dục ý thức yêu thích
cái đẹp của thiên nhiên và quý trọng những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ)
Việc 2: Cá nhân tự đọc thầm bài
Trao đổi với bạn về các chữ khó viết
Đánh giá:

- Phương pháp:

Vấn đáp

- Kĩ thuật:

Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời

- Tiêu chí: + Hiểu nội dung đoạn chính tả: Truyện ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôncốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước
mơ lên các vì sao.
+ Trả lời to, rõ ràng, lưu loát... mạnh dạn
+ Hoạt động tích cực, hợp tác tốt, diễn đạt mạch lạc, tự tin.
2. Viết từ khó
Cá nhân viết ra vở nháp các từ khó, từ dễ lẫn khi viết

- Đổi chéo vở, kiểm tra cho bạn, tự chữa lỗi (nếu viết sai).
- Cùng kiểm tra và thống nhất kết quả những từ dễ viết sai:
Đánh giá:
18


- PP: quan sát, vấn đáp
- KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá : Kĩ năng viết viết đúng của HS
+ Viết chính xác từ khó: nâng, trầm bổng, sáo kép
+ Viết đúng chỉnh tả, chữ đều, đẹp.
3. Viết chính tả
Nghe cô giáo đọc, HS tự viết vào vở. (chú ý viết đúng, trình bày đẹp)
HS đổi chéo vở, soát lỗi cho nhau, cá nhân tự chữa lỗi (nếu viết sai).


- Trao đổi cách viết đúng các từ mà các bạn trong nhóm viết sai.
Ví dụ: trầm bổng, kép,..
Đánh giá:
- PP: quan sát; vấn đá;
- KT: ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
- Tiêu chí đánh giá : Kĩ năng viết chính tả của HS
+ Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp.
+ Có ý thức rèn chữ đẹp.
+ HS tự tin, mạnh dạn hợp tác nhóm
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài tập 2a: Tìm tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiếng bắt đầu tr hoặc ch?

Việc 1: Em tự đọc đề bài
Việc 2: Em tìm tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch rồi
viết vào giấy nháp
Trao đổi kết quả với bạn.

19


- Việc 1: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả bằng trò chơi “Ai nhanh ai
đúng”
,

- Việc 2: Cả lớp đọc lại các từ
*Đánh giá:

- Phương pháp: quan sát, vấn đáp,
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời

- Tiêu chí đánh giá: Tìm tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiếng bắt đầu tr hoặc ch
ch: chong chóng , chó bông, que chuyền, chọi dế, chọi gà, thả chim, chơi chuyền,…
tr: trống ếch, trống cơm, cầu trượt, đánh trống, trốn tìm, trồng hoa trồng nụ, cắm
trại, cầu trượt,…
+ Tự học tốt hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn.
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em về nhà cùng người thân tìm thêm những trò chơi

hoặc đồ chơi bắt đầu bằng tr hoặc ch.
e) Rèn ki năng sống qua tiết Luyện từ và câu.
Phân môn luyện từ và câu giúp các em củng cố và mở rộng được vốn từ của mình
cũng như bồi dưỡng thêm các kĩ năng về câu, đoạn văn, bài văn... Thực chất mà nói
Luyện từ và câu là một phân môn khó trong môn Tiếng Việt đòi hỏi người giáo viên
phải có kiến thức chắc chắn, vững vàng mới truyền tải được nội dung của nó. Nội
dung

của nó không chỉ gần gũi mà còn mang tính xã hội. Vì thế Luyện từ và câu

cũng như những phân môn khác luôn lồng ghép dạy kĩ năng sống cho học sinh vào đó.
Do đó đòi hỏi người giáo viên phải có vốn hiểu biết rộng,nhanh nhạy, linh hoạt trong
tổ chức thực hiện các nội dung dạy học và tích hợp giáo dục kĩ năng sống.
Bài soạn minh họa:
Luyện từ và câu:

DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC

I. MỤC TIÊU:
- Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi ( ND ghi nhớ )
20



- Nhận biết được tác dụng của câu hỏi (BT1) bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện
thái độ khen chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu mong muốn trong những tình
huống cụ thể (BT2, mục III ).
*HS có năng lực nêu được một vài tình huống có thể dùng CH vào mục đích
khác(BT3, mục III).
- Giáo dục HS đặt câu hỏi phù hợp với nội dung và mục đích.
- Năng lực: Phát triển năng lực ngôn ngữ, hợp tác nhóm.
KNS:
-Thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp
-Lắng nghe tích cực

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, bảng phụ
- HS: SGK
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

*Khởi động
Việc 1: Trưởng ban HT tổ chức trò chơi nhằm củng cố lại kiến thức ở bài trước.
Đánh giá:
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá: HS sôi nổi, hứng khởi tham gia trò chơi
Việc 2: Nghe GV giới thiệu bài và mục tiêu bài học
1. Tìm hiểu phần nhận xét:
Bài 1:Đọc lại đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với chú bé Đất trong truyện Chú Đất
Nung

Việc 1:Em tự đọc bài và ghi lại các câu hỏi trong bài.
21



Việc 2: Trao đổi với bạn về ý kiến của mình.

Việc 3: Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả
Đánh giá:
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá: HS ghi lại được các câu hỏi trong bài
+ Sao chú mày nhát thế ?
+ Nung ấy ạ ?
+ Chứ sao ?
Bài 2. Theo em các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không
? Nếu không chúng được dùng làm gì?

Các nhóm thảo luận, phân tích từng câu hỏi.
GV gợi ý để HS hiểu câu hỏi của ông Hòn Rấm.
Câu

Sao chú mày nhát thế ? Có dùng để hỏi về điều chưa biết không?

Câu Chứ sao ? của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi điều gì không?.
Vậy câu hỏi này có tác dụng gì ?
Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
Đánh giá:
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá: HS nắm được một số tác dụng phụ của câu hỏi
Bài 3: Nghe bạn đọc BT 3


HS đọc thầm BT, suy nghĩ và trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung
Đánh giá:
22


- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá: HS nắm được một số tác dụng phụ của câu hỏi. Câu “ Các cháu
có thể nói nhỏ hơn không?”. Câu hỏi không dùng để hỏi mà để yêu cầu: “ Các cháu
hãy nói nhỏ hơn”
2. Ghi nhớ: Em đọc ghi nhớ ở sgk
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1: Các câu hỏi sau được dùng làm gì? ( HS đọc câu hỏi ở sgk)

Việc 1: Em đọc các câu hỏi và tự làm vào vở BT

Việc 2: Em chia sẻ với bạn trong nhóm.
Việc 3: Đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung.
Đánh giá:
- Phương pháp: Vấn đáp; Quan sát
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi gợi mở, nhận xét bằng lời; Ghi chép ngắn, tôn vinh học tập
- Tiêu chí đánh giá: Nắm được tác dụng của dấu chấm hỏi: Câu a: yêu cầu
chê

Câu c: chê

câu b:

câu d: nhờ cậy
Mạnh dạn, tự tin chia sẻ trước lớp.


Bài 2: Đặt câu phù hợp với tình huống cho sau (sgk)

- Em tự đọc thầm các tình huống, suy nghĩ đặt câu hỏi phù hợp với mỗi
tình huống

- Em cùng bạn trao đổi về các câu hỏi của mình và của bạn

23


- Đại diện HS trình bày trước lớp nội dung các câu hỏi vừa nêu.
Đánh giá:
- Phương pháp: Vấn đáp; Quan sát
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi gợi mở, nhận xét bằng lời; Ghi chép ngắn, tôn vinh học tập
- Tiêu chí đánh giá: HS nắm được cách đặt câu phù hợp với từng tình huống.
Mạnh dạn, tự tin chia sẻ trước lớp.
Bài 3: ( HSNK)

Tự làm vào vở BT

Trình bày trước lớp
Đánh giá:
- Phương pháp: Vấn đáp; Quan sát
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi gợi mở, nhận xét bằng lời; Ghi chép ngắn, tôn vinh học tập
- Tiêu chí đánh giá: HS nắm được cách sử dụng câu hỏi để: Tỏ thái độ khen, chê;
khẳng định, phủ định; Thể hiện yêu cầu, mong muốn
Mạnh dạn, tự tin chia sẻ trước lớp.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:


Viết 3 câu hỏi tỏ thái độ khen, chê.
Đánh giá:
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- Tiêu chí đánh giá: Viết được ba câu hỏi bày tỏ thái độ.

24


Thực chất thiết kế hoạt động học như thế này cũng là cơ sở để hình thành và rèn
luyện cho các em các kĩ năng: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng chia sẻ
ý kiến... Tất cả các hoạt động đó được thiết kế theo hướng tích cực hóa người học với
mục đích giúp các em tự lĩnh hội được kiến thức và hình thành các kĩ năng sống cơ
bản.
2.2.3 Biện pháp 3: Xác định nội dung địa chỉ giáo dục kĩ năng sống cần đạt và
lựa chọn phương pháp - kĩ thuật dạy học môn Tiếng Việt lớp 4
Trong việc giáo dục KNS cho HS có thể thực hiện trong bất cứ giờ học nào. Các
nội dung và địa chỉ giáo dục KNS trong môn Tiếng Việt giúp GV có thể khai thác
một số KNS có trong nội dung dạy học hoặc bằng cách thức tổ chức các hoạt động
dạy học tăng cường thực hành, luyện tập các KNS cho học sinh đạt kết quả cao hơn.
Hay nói một cách khác là giáo viên phải xác định được các kĩ năng sống cần được
giáo dục trong nội dung bài học có liên quan và các phương pháp để thực hiện nội
dung đó

TÍCH HỢP GIÁO DỤC KNS TRONG MÔN TIẾNG VIỆT KHỐI 4
Tuần Môn

Tên bài dạy

Tích hợp


Phương pháp/ kỉ
thuật – Phương
thức/múc độ tích hợp

Tập
đọc

1

KNS:
-Thể hiện sự thông cảm.
Dế Mèn bênh vực
-Xác định giá trị.
kẻ yếu
-Tự nhận thức về bản thân

KNS:
Tập
-Thể hiện sự thông cảm.
Mẹ ốm
đọc
-Xác định giá trị.
-Tự nhận thức về bản thân
BVMT:
Kể
-Ý thức BVMT, khắc phục
Sự tích hồ Ba bể
chuyên
hậu quả do thiên nhiên gây

ra (lũ lụt)
KNS;
Tập
-Thể hiện sự thông cảm.
Dế Mèn bênh vực
đọc
-Xác định giá trị.
kẻ yếu
-Tự nhận thức về bản thân.
Tập Tả ngoại hình của KNS:
25

-Hỏi đáp
-Thảo luận nhóm
- Đóng vai (đọc theo
vai)
-Trải nghiệm
-Trình bày ý kiến cá
nhân
-Trực tiếp nội dung
bài
-Xử lí tình huống.
- Đóng vai (đọc theo
vai)
-Làm việc nhóm -


×