Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

tiểu-luận-nhóm-21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.38 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
***

TIỂU LUẬN
KINH TẾ LƯỢNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA 4 YẾU TỐ: TỈ GIÁ
HỐI ĐOÁI,CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG, GIÁ VÀNG THẾ
GIỚI VÀ GIÁ DẦU THẾ GIỚI LÊN GIÁ VÀNG SJC
CỦA VIỆT NAM
Nhóm: 21
Lớp tín chỉ: KTE309(1.1/2021).2
Người hướng dẫn: TS Chu Thị Mai Phương

CÁC THÀNH VIÊN
Họ và tên
MSSV
Ma Việt Hà
1911110122
Nguyễn Thị Thanh Hiền
1911110148
Đặng Thị Lan
1911110215
Đào Việt Hoàng
1911110162
Trần Thảo Linh
1611110361

Hà Nội, tháng 10 năm 2020



Trang 1


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................2
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
GIÁ VÀNG SJC............................................................................................4
1. Các khái niệm và cơ sở lý thuyết..........................................................4
1.1. Tổng quan về vàng, vàng SJC và thị trường vàng Việt Nam.........4
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng SJC......................................5
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu......................................................7
2.1. Các nghiên cứu định lượng............................................................7
2.2. Các nghiên cứu định tính...............................................................8
2.3. Lỗ hổng nghiên cứu.......................................................................8
3. Giả thuyết nghiên cứu...........................................................................9
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MƠ
HÌNH VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐỐI, CHỈ SỐ GIÁ TIÊU
DÙNG, GIÁ VÀNG THẾ GIỚI VÀ GIÁ DẦU THẾ GIỚI ĐẾN GIÁ
VÀNG TRONG NƯỚC..............................................................................10
1. Phương pháp nghiên cứu....................................................................10
2. Xây dựng mơ hình...............................................................................10
3. Mơ tả số liệu........................................................................................11
CHƯƠNG III. KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH HỒI QUY ẢNH HƯỞNG CỦA
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG, TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI, GIÁ VÀNG THẾ GIỚI
VÀ GIÁ DẦU THẾ GIỚI ĐẾN GIÁ VÀNG TRONG NƯỚC..................13
1. Mô tả thống kê các biến......................................................................13
2. Ma trận tương quan giữa các biến:.....................................................13
3.Kết quả ước lượng mơ hình.................................................................14
3.1 Kết quả ước lượng mơ hình 1.......................................................14

3.2 Kết quả ước lượng mơ hình 2.......................................................15
4. Giải thích và biện luận........................................................................18
PHỤ LỤC....................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................20

Trang 2


LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Vàng đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong nền kinh tế. Vàng khơng
chỉ tạo lực ổn định cho hệ thống tài chính thông qua tối thiểu các khoản thua lỗ
khi thị trường chứng khốn đối diện với những cú sốc mà cịn giúp đa dạng hóa
danh mục đầu tư, là cơng cụ thay thế cho đồng USD. Ngồi ra, vàng cịn được
dùng trong việc dự trữ ngoại hối. Nền kinh tế của một quốc gia chịu ảnh hưởng
đáng kể từ sự biến động của giá vàng. Do đó, nghiên cứu ảnh hưởng của các
nhân tố đến giá vàng như thế nào là cần thiết. Nhận biết được xu hướng thay đổi
của giá vàng khi có các tác nhân thay đổi sẽ giúp chúng ta dự đoán được các tác
động đến nền kinh tế và có thể đưa ra các chính sách, giải pháp phù hợp. Trong
bài tiểu luận này, chúng ta sẽ nghiên cứu về 4 yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng
trong nước là giá dầu thế giới, giá vàng thế giới, tỷ giá hối đoái USD và chỉ số
giá tiêu dùng.
Mục tiêu nghiên cứu
● Xác định mối quan hệ của giá dầu thế giới, giá vàng thế giới, chỉ số USD
và chỉ số giá tiêu dùng với giá vàng trong nước.
● Đo lường tác động của các nhân tố đó đến giá vàng Việt Nam.
● Đưa ra khuyến nghị, giải pháp ổn định thị trường vàng Việt Nam.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
● Đối tượng nghiên cứu: Sự ảnh hưởng của giá dầu thế giới, giá vàng thế
giới, tỷ giá hối đối đồng Đơ la Mỹ và chỉ số giá tiêu dùng đến giá vàng Việt

Nam.
● Phạm vi nghiên cứu: Giá vàng SJC
Phương pháp nghiên cứu:

Trang 3


Phương pháp được sử dụng trong bài nghiên cứu này là phương pháp ước
lượng OLS, để đo lường tương quan giữa giá vàng SJC và các yếu tố tác động:
giá dầu thế giới, giá vàng thế giới, chỉ số USD và chỉ số giá tiêu dùng.

Kết cấu của đề tài:
Đề tài nghiên cứu gồm 3 chương:
● Chương 1: Cơ sở lý thuyết về sự ảnh hưởng của giá dầu thế giới, giá vàng
thế giới,tỷ giá hối đoái đồng USD và chỉ số giá tiêu dùng đến giá vàng SJC
● Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và xây dựng mơ hình về ảnh hưởng
của giá dầu thế giới, giá vàng thế giới, tỷ giá hối đoái đồng USD và chỉ số
giá tiêu dùng đến giá vàng SJC
● Chương 3: Kiểm định sự ảnh hưởng của giá dầu thế giới, giá vàng thế
giới, tỷ giá hối đoái đồng USD và chỉ số giá tiêu dùng đến giá vàng SJC
Kết quả nghiên cứu là cơ sở dự báo giá vàng khi các yếu tố giá dầu, giá vàng
thế giới, tỷ giá hối đoái đồng USD và chỉ số giá tiêu dùng thay đổi.

Trang 4


CHƯƠNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
GIÁ VÀNG SJC
1. Các khái niệm và cơ sở lý thuyết
1.1. Tổng quan về vàng, vàng SJC và thị trường vàng Việt Nam

a. Vàng và đặc điểm của vàng

Vàng là một kim loại quý: Vàng là kim loại quý, được dùng trong ngành
trang sức, y học, công nghiệp,... Vàng nguyên chất có độ dẻo cao, dễ dát thành
lá mỏng và kéo sợi nên vàng rất phù hợp với việc chế tác đồ kim hoàn, các linh
kiện và vi mạch điện tử… Theo ước tính, trên thế giới chỉ có 19 mét khối vàng.
Vàng là một hàng hóa đặc biệt: Với tính chất ưu việt và được cơng nhận
rộng rãi, vàng đã trở thành một vật chất đặc biệt mang hình thái hàng hóa – tiền
tệ. Khi đóng vai trị là tiền thì vàng đã có đầy đủ các chức năng của tiền tệ nói
chung: chức năng phương tiện thanh tốn, thước đo giá trị và phương tiện tích
trữ.
Vàng là dự trữ Quốc gia: Mức dự trữ vàng của toàn thế giới tính đến tháng
7/2020 lên đến 34900 tấn. Trong điều kiện suy thối kinh tế tồn cầu như hiện
nay, để tránh nguy cơ giảm giá trị tài sản do lạm phát và phá giá tiền tệ, các quốc
gia, ngân hàng và quỹ đầu tư trên toàn thế giới tăng cường giữ vàng trong danh
mục đầu tư của mình để tránh nguy cơ giảm giá trị tài sản do lạm phát và phá giá
tiền tệ.
b. Vàng SJC và thị trường vàng Việt Nam

Vàng SJC là một nhãn hiệu vàng do Cơng ty vàng bạc đá q Sài Gịn sản
xuất. Hiện tại, SJC đã trở thành công ty thuộc quản lý của NHNN, là đơn vị
100% vốn nhà nước, trực thuộc UBND thành phố Hồ Chí Minh. Vàng SJC là
loại vàng ngun chất, là loại vàng 24K hầu như khơng có lẫn tạp chất (chiếm
0.01%). Chính vì thế vàng SJC là một loại vàng giá trị được ưa chuộng tích trữ
như là của cải, tài sản. Vàng miếng SJC có giá trị về mặt tích trữ, của cải hơn là
giá trị về mặt trang sức.

Trang 5



Thị trường vàng Việt Nam : Hiện nay, thị trường vàng Việt Nam sơi động
với nhiều giao dịch. Trong đó, vàng miếng SJC chiếm hơn 95% thị phần cả
nước, do Nhà nước quản lý, độc quyền sản xuất. Ngoài ra cịn có khoảng 480
doanh nghiệp có quy mơ lớn, vừa và nhỏ sản xuất và kinh doanh vàng trang sức.
NHNN quản lý hoạt động xuất khẩu vàng dựa trên nguyên tắc bảo đảm
quyền và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, ổn định thị trường trong
nước, thông qua cơ chế độc quyền và quy định mức thuế xuất tùy hàm lượng
vàng, theo từng năm. Việt Nam đóng vai trị là nước nhập khẩu hơn là xuất khẩu,
hàng năm Việt Nam nhập khẩu trên 95% vàng nguyên liệu từ thị trường bên
ngoài. Do độc quyền sản xuất vàng miếng SJC nên Nhà nước độc quyền nhập
khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.
Giá vàng nhập về Việt Nam được quy đổi theo công thức:
Giá vàng quy đổi (VND/lượng SJC) = Giá vàng thế giới (USD/Oz) * 1.20556
* Tỷ giá USD/VND (1)
(Nguồn: www.acb.com.vn)
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng SJC
a. Giá vàng thế giới

Việt Nam nhập khẩu 95% lượng vàng nguyên liệu nên giá vàng SJC phụ
thuộc rất nhiều vào giá vàng thế giới. Từ công thức (1), ta có thể thấy giá vàng
SJC và giá hàng thế giới có mối quan hệ chặt chẽ, cùng chiều với nhau.
b. Tỷ giá hối đoái USD/VND

Tỷ giá USD/VND thể hiện giá trị giữa đồng tiền Việt Nam (VNĐ) và đồng
tiền Đô la Mỹ (USD). Tỷ giá này được Nhà nước điều tiết và việc xác định cũng
như công bố tỷ giá chính thức sẽ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện.
Tác động của tỷ giá USD/VND đến giá vàng SJC. Giá trị đồng ngoại tệ
thay đổi sẽ làm thay đổi giá vàng được định giá theo ngoại tệ đó. USD là đồng
tiền thanh tốn mang tính tồn cầu nên các hàng hóa, giao dịch trên thế giới chủ
yếu được định giá theo đồng USD trong đó bao gồm cả vàng. Do đó bất cứ tác


Trang 6


động nào ảnh hưởng đến giá trị đồng USD cũng làm biến động đến giá vàng.
Mặt khác, các tổ chức lớn coi vàng là một công cụ phổ biến để phòng ngừa rủi ro
khi đồng USD mất giá. Khi đồng USD mất giá so với các loại tiền tệ còn lại thì
vàng tăng giá và ngược lại nhưng điều này khơng phải lúc nào cũng đúng vì cịn
phải tính đến nhiều nhân tố khác.
Ta có thể thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa giá vàng SJC và tỷ giá
USD/VND thông qua công thức (1). Hơn nữa, VN nhập khẩu vàng là chính nên
tỷ giá USD/VND biến động thì sẽ làm giá vàng trong nước biến động theo.
c. Dầu thô

Công dụng của dầu thô: Dầu là một trong những loại hàng hóa theo nhu cầu
được giao dịch rộng rãi nhất. Sự biến động của giá dầu thế giới có thể có tác
động lớn đến nền kinh tế của các quốc gia, bất kể các quốc gia đó là nhà sản xuất
dầu hay tiêu thụ dầu. Việc tăng hay giảm giá dầu có ảnh hưởng lớn đến các nền
kinh tế sản xuất dầu mỏ. Tuy nhiên, các nước nhập khẩu dầu dễ bị tổn thương
hơn bởi dầu được định giá và bán bằng đô la. Mặc dù các quốc gia đang nỗ lực
để chuyển đổi sang các nguồn nhiên liệu bền vững hơn, dầu thơ vẫn có nhu cầu
cao và nguồn dự trữ hạn chế.
Ảnh hưởng của dầu thô đến giá vàng: Dầu là đầu vào quan trọng của quá
trình sản xuất. Bất cứ sự biến động nào của giá dầu mỏ cũng tác động dây
chuyền lên toàn bộ nền kinh tế thế giới. Do đó, với mục đích phát triển ổn định
nền kinh tế, các nước có xu hướng xây dựng các kho dự trữ dầu mỏ và tăng
cường dự trữ vàng. Tuy nhiên, dầu mỏ khơng chỉ đóng vai trị hàng hóa tích trữ

nó cịn là ngun nhiên liệu quan trọng dùng trong sản xuất, khi tăng giá sẽ
dẫn đến thay đổi trong giá trị tiền USD, và từ đó cũng kéo theo sự thay đổi trong

giá vàng.
d. Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh sự biến động giá của một giỏ hàng hóa và
dịch vụ tiêu biểu của một người tiêu dùng.

Trang 7


Giá vàng SJC chịu ảnh hưởng gián tiếp từ chỉ số CPI. Cụ thể, chỉ số CPI
thể hiện sự biến động giá cả của một giỏ hàng hóa tiêu dùng tiêu biểu, chính vì
thế chỉ số CPI của một thời kỳ cũng thể hiện mức độ lạm phát trong thời kỳ đó.
Chỉ số CPI càng cao, tức là người tiêu dùng càng mất nhiều tiền hơn để mua
cùng một giỏ hàng hóa , nghĩa là lạm phát càng cao. Trong tình huống đồng tiền
mất giá như vậy, người tiêu dùng sẽ phải dùng đồng tiền đang bị mất giá của họ
để mua vàng, một tài sản có giá trị nội tại. Khi đó cầu về vàng SJC sẽ tăng, kéo
theo giá vàng SJC tăng theo. Ngược lại ta cũng có, nếu ở trong tình trạng CPI
giảm, có nghĩa là giảm phát đang tăng, giá trị của đồng tiền được nâng cao, thì
người tiêu dùng có sẽ xu hướng giữ tiền mặt bởi tính thanh khoản của chúng, từ
đó cầu về vàng SJC giảm xuống, giá vàng giảm.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Rất nhiều nghiên cứu khoa học đi trước đã được thực hiện để chỉ ra và phân
tích về sự biến động của giá vàng. Theo đó, giá vàng biến động phụ thuộc vào
các nhân tố của chính sách tiền tệ chủ yếu như: giá vàng thế giới, tỷ giá hối đoái
USD so với VND, lạm phát và một số các nhân tố khác như giá dầu thô, chính
trị.
2.1. Các nghiên cứu định lượng
Sử dụng kỹ thuật hồi quy đồng liên kết với các số liệu từ 2005 đến
2014,Th.S Võ Thị Xuân Hạnh đã chỉ ra được chỉ số tiêu dùng và tỷ giá hối đối
có ảnh hưởng đến giá vàng. Tuy vậy, không thể áp dụng nghiên cứu này để phát

hiện các xu hướng của giá vàng trên thị trường Việt Nam do thiếu dữ liệu và các
biến giải thích cho mơ hình.
Tác giả Ký Viet Tran (2009) sử dụng mơ hình VAR để đo lường tác động
của những cú sốc giá vàng có liên quan đến tỷ giá và lạm phát trong nước. Kết
quả cho thấy có sự tương quan giữa giá vàng trong nước với tỷ giá lạm phát. Tuy
nhiên, trong nghiên cứu, tác giả mới chỉ chỉ rõ tác động giữa giá vàng thế giới
đến giá vàng trong nước chứ chưa nêu rõ được tác động của các biến lạm phát và
tỷ giá đến giá vàng.

Trang 8


Bằng cách áp dụng mơ hình hồi quy OLS với số liệu từ năm 1970 đến
2010, nghiên cứu về sự tương quan giữa giá dầu và giá vàng trên thị trường thế
giới của tác giả Jana Šimáková (Séc, 2011) cho thấy trong dài hạn giá vàng chịu
ảnh hưởng của giá dầu, cụ thể khi giá dầu tăng lên 1%, giá vàng trung bình sẽ
tăng lên tương ứng 0,64%.
Năm 2013 Ts. Sindu đã dùng ANOVA để nghiên cứu và tìm ra những nhân
tố ảnh hưởng đến giá vàng tại Ấn Độ, bao gồm: tỷ giá, giá dầu, lạm phát và repo
rate. Kết quả cho thấy, giá dầu và lạm phát có quan hệ cùng chiều với giá vàng,
tỷ giá có quan hệ nghịch chiều, trong khi đó, repo rate có giai đoạn cùng chiều,
có giai đoạn nghịch chiều.
2.2. Các nghiên cứu định tính
Năm 2011, trong bài “Kinh doanh vàng trong thời lạm phát” ở tạp chí Thị
trường tài chính tiền tệ số 8 ngày 15/4/2011, TS. Nguyễn Minh Phong và TS.
Nguyễn Thị Kim Nhã cho rằng giá vàng chịu tác động của giá thế giới, lạm phát
và tâm lý tích trữ của người dân. Tuy nhiên, các tác giả sử dụng phương pháp
định tính, thống kê mơ tả để lý luận tại thị trường Việt Nam nên chưa có số liệu
cụ thể.
Trong bài báo “The Golden Dilemma” (2013), hai nhà kinh tế học là

Claude B.Erb và Campbell Harvey đã nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến
giá vàng và đi đến kết luận rằng vàng có tương quan đến lạm phát, nhưng không
phải là tương quan tốt. Khi lạm phát tăng lên, vàng khơng cịn là một rào cản hữu
hiệu như trong quá khứ nữa, và đồng nghĩa với việc vàng khơng cịn là một kênh
đầu tư tốt. Các tác giả sử dụng nghiên cứu mang tính định tính, dựa vào những
quan sát và theo dõi từ thị trường.
2.3. Lỗ hổng nghiên cứu
Các nghiên cứu định lượng tại Việt Nam mới chỉ sử dụng các biến độc lập
còn hạn chế là các nhân tố về chính sách tiền tệ (như lạm phát, tỷ giá, giá vàng
thế giới) mà chưa đưa được các nhân tố bên ngồi vào mơ hình. Ngồi ra, các
nghiên cứu định tính dù chỉ ra được những lý luận là kết quả của các theo dõi và

Trang 9


quan sát thị trường nhưng không chỉ ra được các mơ hình và số liệu cụ thể. Hơn
nữa, các nghiên cứu trên đều sử dụng những số liệu cũ từ 1970 đến 2014 nên
chưa có một cái nhìn tổng thể và cập nhật hơn về tình hình thị trường vàng Việt
Nam hiện nay.
3. Giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên các lý thuyết và nghiên cứu đi trước, nhóm chúng tơi nhận thấy
tồn tại một số nhân tố xác định có tương quan và tác động đến giá vàng SJC ở
Việt Nam, đó là: giá vàng thế giới, tỷ giá hối đối USD, chỉ số giá tiêu dùng và
giá dầu thô thế giới. Trong bài nghiên cứu này, để đo lường tác động của các
nhân tố này đến giá vàng SJC nhóm chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp định
lượng .

Trang 10



CHƯƠNG II.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MƠ
HÌNH VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI, CHỈ SỐ GIÁ TIÊU
DÙNG, GIÁ VÀNG THẾ GIỚI VÀ GIÁ DẦU THẾ GIỚI ĐẾN GIÁ VÀNG
TRONG NƯỚC
4. Phương pháp nghiên cứu
Để ước lượng những kiểm định trong mơ hình, nhóm nghiên cứu sẽ sử
dụng mơ hình hồi quy tuyến tính và ước lượng bằng phương pháp bình phương
nhỏ nhất OLS (Ordinary Least Squares).
5. Xây dựng mơ hình
Phương trình giá vàng trong nước (Vangvn) bao gồm 4 biến độc lập: tỷ giá
hối đoái USD (Exr), chỉ số giá tiêu dùng (cpi), giá vàng thế giới (Vangtg) và giá
dầu thế giới (Dautg).
Vangvn = f (Exr, Vangtg, Dautg,cpi )
Nhóm nghiên cứu đề xuất mơ hình kinh tế lượng tương ứng:
Vangvn = β0 + β1*Exr + β2*Vangtg + β3*Dautg+ β4*cpi
Trong đó biến phụ thuộc được nghiên cứu là Giá vàng trong nước
(Vangvn).


Giá vàng trong nước
Kí hiệu: Vangvn
Đơn vị: nghìn đồng/lượng
(Quy đổi: 1 cây vàng = 10 chỉ vàng = 37,50 gram)

● Tỷ giá hối đối USD
Kí hiệu: Exr (exchange rate)
Đơn vị: USD/VND
● Giá vàng thế giới
Ký hiệu: Vangtg

Đơn vị: USD/Ounce
(Trong đó 1 ounce= 31,103468 grams = 8,29426 chỉ = 0,829426 lượng)
● Giá dầu thế giới
Ký hiệu: Dautg
Đơn vị: USD/ thùng
(Trong đó 1 thùng = 42 gallon tương đương 159 lít)
● Chỉ số giá tiêu dùng

Trang 11


Ký hiệu: cpi
Đơn vị: %
6. Mô tả số liệu
a. Mô tả số liệu

Những nguồn cơ sở dữ liệu mà nhóm đã sử dụng trong quá trình nghiên
cứu bao gồm:
- Giá vàng trong nước (Vangvn): giá vàng trong nước biến thiên trong ngày
nên trung bình giá vàng trong nước tháng 1/2010 được nhóm nghiên cứu tính
bằng trung bình giá vàng SJC bán ra niêm yết trên Webgia.vn tại cuối phiên giao
dịch mỗi ngày của tháng đó. Từ bảng Chỉ số giá vàng trong năm tính theo tháng
trước của Tổng cục thống kê (phần phụ lục), trung bình giá vàng tháng 2/2018
bằng tích của giá trung bình tháng 1/2018 và chỉ số vàng tháng 2, lần lượt tính ra
trung bình giá vàng trong nước đến tháng 12/2019
- Tỷ giá hối đoái USD (Exr): tỷ giá hối đối đồng Đơ la Mỹ từ tháng
1/2010 đến tháng 12/2019 được niêm yết trên Vn.investing.com
- Giá vàng thế giới (Vangtg): trung bình giá vàng thế giới theo tháng từ
tháng 1/2010 đến tháng 12/2018 từ Kitco.com
- Giá dầu thế giới (Dautg): trung bình giá bán tại nơi giao hàng của các loại

dầu thô tiêu chuẩn là Brent, Dubai, WTI (West Texas Intermediate) từ tháng
1/2010 đến tháng 12/2019 từ investing.com
- Chỉ số giá tiêu dùng (cpi): chỉ số giá tiêu dùng của các tháng trong năm so
với tháng trước từ 1/2010 đến 12/2019 từ website của tổng cục thống kê
gso.gov.vn
b. Phương pháp ước lượng

Từ mơ hình ban đầu, nhóm tiến hành hồi quy để kiểm định hệ số hồi quy
của các biến nhằm loại bỏ những biến không có ý nghĩa thống kê khỏi mơ hình.
Tiếp theo sử dụng phương pháp kiểm định Ramsey RESET để kiểm định bỏ sót
biến với giả thuyết Ho: Mơ hình khơng có biến bỏ sót với mức ý nghĩa =5%. Nếu
P-value > 0.05, khơng bác bỏ giả thuyết Ho, mơ hình khơng có biến bị bỏ sót. Do
hệ số tương quan chưa có nhiều ý nghĩa giữa các biến phụ thuộc nên nhóm thực

Trang 12


hiện kiểm định đa cộng tuyến giữa các biến phụ thuộc với kiểm định VIF. Nếu
tất cả các vif (hệ số phóng đại phương sai) của các biến đều có giá trị nhỏ hơn 10
thì các biến độc lập khơng có sự tương quan tuyến tính với nhau và do đó khơng
có hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình. Để tiếp tục ước lượng mơ hình,
nhóm thực hiện kiểm định phương sai sai số thay đổi với cặp giả thuyết Ho: Mơ
hình khơng có phương sai sai số thay đổi và H1: Mơ hình có phương sai sai số
thay đổi. Nếu p-value < 0,05, ta bác bỏ giả thuyết Ho, thừa nhận giả thuyết H1,
tức là mơ hình gặp phải hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Tiếp theo, thực
hiện kiểm định nhiễu không phân phối chuẩn với cặp giả thuyết: Ho: nhiễu phân
phối chuẩn, H1: nhiễu không phân phối chuẩn. Nếu p-value > 0,05 ta không bác
bỏ giả thuyết Ho, tức là mơ hình khơng gặp hiện tượng nhiễu khơng phân phối
chuẩn. Do mơ hình hồi quy có chứa số liệu chuỗi thời gian, nhóm nghiên cứu
phải thực hiện kiểm định tự tương quan bằng kiểm định Breush – Godfrey với

giả thuyết Ho: Khơng có tự tương quan và mức ý nghĩa 5%. Nếu p-value < 0,05,
ta bác bỏ giả thuyết Ho, có nghĩa là mơ hình gặp phải hiện tượng tự tương quan.

Trang 13


CHƯƠNG III.
KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH HỒI QUY ẢNH HƯỞNG CỦA
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG, TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI, GIÁ VÀNG THẾ GIỚI
VÀ GIÁ DẦU THẾ GIỚI ĐẾN GIÁ VÀNG TRONG NƯỚC
7. Mô tả thống kê các biến
Bảng 1. Mô tả thống kê các biến
Số
Sai số
Giá trị
Giá trị nhỏ
Biến quan
tiêu
trung bình
nhất
sát
chuẩn
37250.91
vangvn 120
4676.560 27012.410
0
vangtg 120 1346.737 177.997
1068.250
21612.78
exr

120
1204.758 18474.000
0
cpi
120
100.501
0.663
99.470
dautg
120
76.769
24.131
29.780
- Giá vàng SJC Việt Nam (Vangvn):
+ Số quan sát: 120
+ Giá trị trung bình: 37250.910
+ Sai số chuẩn mẫu: 4676.560
+ Giá trị nhỏ nhất trong mẫu:
27012.410
+ Giá trị lớn nhất trong mẫu: 48186.23
- Tỷ giá hối đoái (Exr):
+ Số quan sát: 120
+ Giá trị trung bình: 21612.780
+ Sai số chuẩn mẫu: 1204.758
+ Giá trị nhỏ nhất trong mẫu: 18474
+ Giá trị lớn nhất trong mẫu: 23345.5
- Giá vàng thế giới (Vangtg):
+ Số quan sát: 120
+ Giá trị trung bình: 1346.737
+ Sai số chuẩn mẫu: 177.997

+ Giá trị nhỏ nhất trong mẫu: 1068.25
+ Giá trị lớn nhất trong mẫu: 1771.88

Giá trị lớn
nhất
48186.230
1771.880
23345.500
103.320
117.790

- Giá dầu thế giới (Dautg)
+ Số quan sát: 120
+ Giá trị trung bình: 76.769
+ Sai số chuẩn mẫu: 24.131
+ Giá trị nhỏ nhất trong mẫu: 29.780
+ Giá trị lớn nhất trong mẫu: 117.790
- Chỉ số giá tiêu dùng (cpi)
+ Số quan sát: 120
+ Giá trị trung bình: 100.501
+ Sai số chuẩn mẫu: 0.663
+ Giá trị nhỏ nhất trong mẫu: 99.470
+ Giá trị lớn nhất trong mẫu: 103.320

Trang 14


8. Ma trận tương quan giữa các biến:
Bảng 2. Ma trận tương quan giữa các biến
vangvn vangtg

vangvn 1.000
vangtg 0.899
1.000
dautg
0.442 0.6245
exr
0.185 -0.201
cpi
0.149
0.311

dautg

exr

cpi

1.000
-0.5785
0.342

1.000
-0.334

1.000

R (Vangvn, vangtg) = 0.899: Mức độ tương quan giữa hai biến này rất cao.
Hệ số dương cho thấy mối tương quan thuận chiều giữa giá vàng trong nước và
giá vàng thế giới.
R (Vangvn, exr) = 0.185: Mức độ tương quan khá thấp. Hệ số dương cũng

cho thấy mối tương quan thuận chiều giữa giá vàng ở Việt Nam và tỉ giá hối
đoái.
R (Vangvn, Dautg) = 0.442: Mức độ tương quan ở mức trung bình. Hệ số
dương cho thấy mối tương quan thuận chiều giữa giá vàng trong nước và giá dầu
thế giới.
R (Vangvn, cpi) = 0.442: Mức độ tương quan ở mức tương đối thấp. Hệ số
dương cho thấy mối tương quan thuận chiều giữa giá vàng trong nước và chỉ số
giá tiêu dùng.
9. Kết quả ước lượng mô hình
9.1. Kết quả ước lượng mơ hình 1
a. Kết quả ước lượng mơ hình 1

Ta có mơ hình 1:
Vangvn = β0 + β1*vangtg + β2*dautg + β3*exr+ β4*cpi
Sử dụng lệnh reg vangvn vangtg dautg exr cpi ta thu được kết quả hồi quy :
Bảng 3. Kết quả ước lượng mô hình 1
vangvn
vangtg
dautg
exr
cpi
Hệ số

Hệ số hồi
Sai số
quy
chuẩn
23.960
0.703
26.291

6.120
1.688
0.101
-246.369
154.133
-8760.512 15938.760

p
Khoảng tin cậy
value
34.100 0.000
22.568
25.352
4.300 0.000
14.168
38.414
16.860 0.000
1.490
1.886
-1.600 0.113
-551.677
58.939
-0.550 0.584 -40332.130 22811.110
t


chặn
Source
Model
Residua

l

SS
df
2.4845e+09 4

Total

2.6026e+09 119 21870213.400

118066926

MS
621122118

Số quan sát
Prob > F

115 1026668.920

120
0.0000

R-squared
0.9546
Adj
Rsquared
0.9531
Root MSE
1013.2


b. Kiểm định hệ số hồi quy mơ hình 1

Bảng 4. Kiểm định hệ số hồi quy mơ hình 1
Hệ số
β1
β2
β3
β4

Giá trị p-value
0.000 < = 5%
0.000 < = 5%
0.000 < = 5%
0.113 > = 5%

Kết luận
Có ý nghĩa thống kê
Có ý nghĩa thống kê
Có ý nghĩa thống kê
Khơng có ý nghĩa thống kê

Vì β4 khơng có ý nghĩa thống kê nên ta loại khỏi mơ hình hồi quy. Mơ hình
được rút gọn lại thành:
Vangvn = β0 + β1*vangtg + β2*dautg + β3*exr
9.2. Kết quả ước lượng mơ hình 2
a. Kết quả ước lượng mơ hình 2

Ta có mơ hình 2:
Vangvn = β0 + β1*vangtg + β2*dautg + β3*exr

Sử dụng lệnh reg vangvn vangtg dautg exr ta thu được kết quả của mơ hình
hồi quy 2 như sau:
Bảng 5. Kết quả ước lượng mơ hình 2
vangv
n
vangtg
dautg
exr
hệ số
chặn

Hệ số hồi
quy
23.751
25.957
1.723
-33976.320

Sai số
chuẩn
0.695
6.157
0.098
2290.89
4

t
34.170
4.220
17.530


p
value
0.000
0.000
0.000

Khoảng tin cậy

22.375
13.761
1.529
-14.830 0.000
38513.730

25.128
38.152
1.918
29438.920


b. Kiểm định mơ hình hồi quy 2

 Kiểm định bỏ sót biến
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định Ramsay RESET bằng
câu lệnh “estat ovtest” trên STATA thu được kết quả:
p-value =0.07> = 5%
nên suy ra không bác bỏ H0
Kết luận: Mơ hình khơng mắc khuyết tật bỏ sót biến
 Kiểm định đa cộng tuyến

Nhóm nghiên cứu kiểm định đa cộng tuyến bằng lệnh VIF trên Stata.
Bảng 6. Kiểm định đa cộng tuyến mơ hình 2
Biến

VIF

dautg
vangtg
exr
Mean VIF

2.53
1.75
1.60
1.96

1/VIF
0.396
0
0.571
0.623

Qua kiểm định vif, tất cả các vif (hệ số phóng đại phương sai) của các biến
đều có giá trị nhỏ hơn 10. Có nghĩa là các biến độc lập khơng có sự tương quan
tuyến tính với nhau.
Kết luận: Khơng có hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình.

 Kiểm định nhiễu khơng phân phối chuẩn
Trước hết nhóm nghiên cứu thực hiện tạo biến phần dư trên STATA bằng
câu lệnh “predict e, residuals”. Sau đó tiến hành kiểm định phân phối chuẩn của

nhiễu bằng kiểm định Skewness – Kurtosis thông qua câu lệnh “sktest e” thu
được kết quả:
p value của Skewness>0,05 và Kurtosis <0,05
Nên ta khơng bác bỏ Ho.
Kết luận: mơ hình không gặp hiện tượng nhiễu không phân phối chuẩn.


 Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Sử dụng kiểm định Breusch-Pagan để kiểm định PSSS thay đổi với lệnh:
estat hettest
P-value = 0.0357 < 0.05
Ở mức ý nghĩa 5%, ta bác bỏ giả thuyết Ho, thừa nhận giả thuyết H1.
Kết luận: mơ hình gặp phải hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
 Kiểm định tự tương quan
Dùng lệnh Bgodfrey để kiểm định tự tương quan bằng kiểm định Breusch –
Godfrey với giả thuyết Ho: Khơng có tự tương quan và mức ý nghĩa 5%.
Chọn biến chuỗi thời gian là biến month. Lệnh: tsset month
Kết quả: biến thời gian: month, từ 1 đến 120, khoảng cách: 1 đơn vị
Kiểm định Breusch – Godfrey với bậc tự do là 2. Lệnh: bgodfrey, lag(2)
Từ kết quả kiểm định ta có P_value = 0.0000 < 5%
Như vậy, với mức ý nghĩa 5%, ta bác bỏ giả thuyết Ho
Kết luận: Mơ hình gặp phải hiện tượng tự tương quan.
c. Khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự

tương quan
Khi mơ hình có hiện tượng PSSS thay đổi, các ước lượng OLS cho các hệ
số vẫn là ước lượng khơng chệch, chỉ có phương sai của các hệ số ước lượng và
hiệp phương sai giữa các hệ số ước lượng thu được bằng phương pháp OLS là
chệch. Khi có hiện tượng tự tương quan, các ước lượng OLS là tuyến tính, khơng
chệch, nhưng phương sai của chúng bị chệch (thường nhỏ hơn so với giá trị

thực). Do đó các kiểm định t, F khơng cịn đáng tin cậy.
Để khắc phục cả hai hiện tượng trên ta có thể sử dụng phương pháp sai số
chuẩn mạnh Robust Standard Errors đưa phương sai của hệ số hồi quy ước lượng
về tiệm cận với giá trị đúng của nó.
Ta tiến hành sử dụng mơ hình Robust Standard và chạy lại mơ hình.
Bảng 7
vangv

Hệ số hồi

Sai số

t

P-

Khoảng tin cậy


n

quy

chuẩn
Robust
0.782
5.258
0.107

value


Vangtg
23.751
30.360
Dautg
25.957
4.940
Exr
1.723
16.050
hệ số
-33976.320 2522.680 -13.470
chặn
Số quan sát
F(3, 116)
Prob > F
R-squared
Root MSE

0.000
0.000
0.000

22.202
15.541
1.511

25.300
36.372
1.936


0.000 -38972.810 -28979.840
120
555.030
0.0000
0.9536
1020

Nhóm nghiên cứu tiến hành tổng hợp để đưa ra bảng so sánh kết quả ước
lượng của 2 mô hình như sau:
Bảng 8

B1

B2

B3

Hệ số chặn
Kiểm định bỏ sót biến
Kiểm định phân phối
chuẩn của nhiễu
Kiểm định PSSS thay
đổi
Kiểm định tự tương quan

Giá trị
t
Sai số chuẩn
Giá trị

t
Sai số chuẩn
Giá trị
t
Sai số chuẩn
Giá trị
t
Sai số chuẩn

Mơ hình hồi quy
rút gọn
23.751
34.17
0.695
25.957
4.22
6.157
1.723
17.53
0.098
-33976.320
-14.83
2290.894
p value = 0.07
p value của
Skewness>0,05
và Kurtosis
<0,05
P_value =
0.0357 < 0.05

P_value =
0.0000 < 5%.

Mô hình hồi
quy Robust
23.751
30.36
0.782
25.957
4.94
5.258
1.723
16.05
0.107
-33976.320
-13.47
2522.680
p value = 0.07
p value của
Skewness>0,0
5 và Kurtosis
<0,05
Đã được khắc
phục
Đã được khắc
phục

Nhận xét: Từ bảng 8, nhóm nghiên cứu nhận thấy sau khi sử dụng phương
pháp hồi quy Robust, khuyết tật PSSS thay đổi và tự tương quan đã được khắc



phục. Vì vậy, nhóm nghiên cứu lựa chọn sử dụng mơ hình 2 là mơ hình tốt nhất
để tiến hành giải thích, biện luận và sử dụng để phân tích những phần sau này
10. Giải thích và biện luận
Kết quả hồi quy cho thấy các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê tại mức
ý nghĩa 5% (tức là có p_value < 0,05). Cụ thể, các biến Exr với p_value = 0,000,
biến Vangtg với p_value = 0,000 và biến Dautg với p_value = 0,000 đều có ý
nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%. Các hệ số hồi quy ứng với các biến độc lập
trong mơ hình có ý nghĩa thống kê thể hiện biến độc lập Exr, Vangtg và Dautg
đều thực sự có ảnh hưởng tới biến phụ thuộc VangVN.
F quan sát = 555.030 với hệ số p_value bằng 0,0000 (p_value < 0,05), điều
này có nghĩa là mơ hình nghiên cứu là hồn tồn phù hợp. R bình phương =
0.9536 là hồn tồn có ý nghĩa. Điều này có nghĩa là 03 biến độc lập trong mơ
hình đã giải thích được 95,36 % sự thay đổi của giá vàng trong nước.
Kết quả ước lượng của mơ hình như sau:
vangVN = -33976.32 + 23.751*vangtg + 25.957*dautg + 1.723*exr
+ Hệ số chặn của mơ hình: -34762.62
+ Hệ số hồi quy của biến Exr là 1,723 có nghĩa là với giả định các yếu tố khác
không nếu nếu tỷ giá chuyển đổi VND/USD tăng lên 1 đơn vị thì giá vàng trong
nước trung bình sẽ tăng 1,723 nghìn đồng/lượng. Kết quả hồi quy cho thấy mối
tương quan thuận chiều giữa tỷ giá VND/USD và giá vàng trong nước.
+ Hệ số hồi quy của biến Vangtg là 23.751 có nghĩa là với giả định các yếu tố
khác khơng đổi thì nếu giá vàng thế giới tăng lên 1 USD/Ounce thì giá vàng
trong nước tăng trung bình 23.751 nghìn đồng/lượng. Kết quả cũng cho thấy mối
tương quan thuận chiều giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới.
+ Hệ số hồi quy của biến Dautg là 25.957 có nghĩa là với giả định các yếu tố
khác khơng đổi thì nếu giá dầu thơ thế giới tăng lên 1 USD/thùng thì trung bình
giá vàng Việt Nam tăng lên 25.957 nghìn đồng/lượng. Kết quả hồi quy của biến
này cho thấy mối tương quan thuận chiều giữa giá dầu thế giới và giá vàng của
Việt Nam.



Như vậy, nhận định ban đầu về dấu của các biến độc lập lên biến phụ
thuộc là chính xác và phù hợp với kết quả hồi quy ước lượng.


PHỤ LỤC
Các câu lệnh dùng trong bài tiểu luận
use "C:\Users\Phong Vu\Downloads\data.dta", clear
su vangvn vangtg exr cpi dautg
corr vangvn vangtg dautg exr cpi
reg vangvn vangtg dautg exr cpi
reg vangvn vangtg dautg exr
estat ovtest
vif
predict e, residuals
sktest e
estat hettest
tsset month
bgodfrey, lag(2)
reg vangvn vangtg dautg exr, robust


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Baur, D.G. and Lucey, B.M (2010). Is gold a hedge or a safe haven? An
analysis of stocks, bonds and gold. The Financial Review, 45(2), 217-229
2. Claude B.Erb và Campbell Harvey (2013). The Golden Dilemma. Applied
Financial Economics Letters, (4), 259 -262
3. Jana Šimáková (T1/2011). Analysis of the Relationship between Oil and Gold
Prices. Journal of Finance.

4. Levin, E.J., & Wright, R.E. (2006). Short run and long run determinants of the
gold price. London: World Gold Council
5. Nair., G.K., Choudhary, N. and Purohit, H (2015). The Relationship between
Gold Prices and Exchange Value of US Dollar in India. Emerging Markets
Journal, 5(1), 17-25.
6. Sindhu (2013). The impact of select factors on the price of gold. Journal of
Business and Management, số (8), 84 -93.
7. Võ Thị Xuân Hạnh (2015). Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái và lạm phát
lên giá vàng tại Việt Nam, luận văn tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Sư phạm
kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Thị Kim Nhã (2011). Kinh doanh vàng trong thời lạm phát. Tạp chí
Thị trường tài chính tiền tệ, số (8), 11-22.
9. Thái Thị Hạnh Nhi (2011). Mơ hình dự báo giá vàng Việt Nam, luận văn thạc
sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Hồ Thanh Trí và Võ Thị Nga (2019). Factors affecting the Disparity between
Vietnamese gold price and worldwide gold price. Journal of competitive,
11(3),160-172.
11. Các nguồn số liệu: Tổng cục thống kê (gso.vn), Kitco.com, Webgia.vn,
Indexmundi.com.
12. Giáo trình Kinh tế Vĩ mơ cơ bản, Trường Đại học Ngoại Thương, PGS.TS

Hồng Xn Bình chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×