Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

BÀI dự THI ĐẶNG THỦY KHXHHV 2019 EM LINH 8b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 38 trang )

LỜI CẢM ƠN
Thời gian vừa qua, được sự động viên khích lệ của thầy cô, bạn bè, em đã hoàn
thành một dự án nghiên cứu về đề tài khoa học kỹ thuật hành vi.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Cảnh Hùng- Hiệu trưởng trường
THCS Hương Sơn đã định hướng và tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Bằng tất cả sự chân thành và biết ơn, em xin gửi tới cô giáo Đặng Thị Thủy lời cảm
ơn sâu sắc vì đã giúp đỡ em một cách nhiệt thành để hoàn thành dự án này. Em đã được
cô hướng dẫn trong quá trình chọn lựa ý tưởng, trao đổi thẳng thắn về các dự kiến mà em
sẽ làm cũng như những kiến thức về đề tài mà chúng em đang ấp ủ nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến sự quan tâm, sự động viên khích lệ, sự
tạo điều kiện rất tốt cho em hoàn thành tốt đề tài này từ các thầy cô giáo trong Ban giám
hiệu Nhà trường, các thầy giáo cô giáo tại nơi trường em đang theo học-trường THCS
Hương Sơn, Phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Kỳ.
Ngoài ra, em cũng muốn nói lời cảm ơn đến các bạn ở ba trường trong huyện đã
giúp đỡ chúng em hêt sức trong quá trình điều tra về thông tin, thu thập số liệu, cung cấp
hình ảnh để có được những kết quả chính xác và sát thực nhất.
Em kính chúc các thầy cô giáo dồi dào sức khỏe để công tác thật tốt, chúc các bạn
học sinh luôn chăm ngoan học giỏi.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hương Sơn, ngày 5 tháng 11 năm 2019
Học sinh
Chu Thị Ngọc Linh

1


TÓM TẮT DỰ ÁN
Em mạnh dạn đưa khoa học hành vi – một bộ phận của tâm lí học không hề dễ tìm hiểu
cũng như áp dụng vào quá trình nghiên cứu và giải quyết những vấn đề thực tiễn, đó là vấn
đề tâm lý đám đông đối với lứa tuổi học sinh THCS, thực trạng của tâm lý đám đông và


những giải pháp nhằm tích cực hóa. Thấy được rõ những đặc điểm và tác hại của tâm lí
đám đông. Tiến tới đưa ra những giải pháp cụ thể và phù hợp chứ không đơn thuần chỉ là
nghiên cứu như các sách tâm lí hiện hành:
+ Đưa ra một số mô hình hoạt động cụ thể, có hiệu quả cho các tổ chức Đội TNTP HCM,
trường học, gia đình và địa phương nhằm tích cực hóa tâm lý đám đông trong thanh thiếu
niên.
+ Đưa ra các giải pháp cụ thể giúp mỗi cá nhân tự giúp mình tránh xa những tiêu cực do
mặt trái của tâm lý đám đông đem lại; đồng thời phát huy được tính tích cực của tâm lý
đám đông.
Để hoàn thành dự án nghiên cứu này, em đã nghiên cứu lý luận, soạn phiếu khảo sát và
tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 300 học sinh lớp 8 ở 3 trường: trường THCS Hương Sơn,
trường THCS Tân An, trường THCS Nghĩa Phúc. Cung cấp kết quả thống kê thực nghiệm
trên số lượng lớn phiếu điều tra về ảnh hưởng của tâm lý đám đông đến lứa tuổi thanh
thiếu niên; cũng như kết quả thống kê về tính hiệu quả của một số giải pháp cụ thể được đề
xuất trong dự án đến nhận thức và hành động của thanh thiếu niên. Từ đó làm cơ sở chứng
minh tính hiệu quả của mỗi giải pháp

2


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
- Xuất phát từ thực trạng đang diễn ra trong cuộc sống, và đặc biệt là tầng lớp thanh
niên học sinh: Chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của tâm lí đám đông, tâm lí bầy đàn theo
hướng tiêu cực, gây ra các tệ nạn xã hội như bạo lực học đường, các hành vi bạo lực xã
hội.
- Xuất phát từ những tác hại tiêu cực của tâm lí đám đông gây ra trong quá trình học
tập và sinh hoạt trong cuộc sống.
- Xuất phát từ vốn kiến thức sinh học, ngữ văn, kĩ năng sống cùng các kiến thức khoa
học hành vi để áp dụng giải quyết nhằm làm giảm thiếu tối đa những tác hại tiêu cực từ

tâm lí đám đông trong tiềm thức và trong quá trình học tập, sinh hoạt của học sinh trung
học phổ thông.
- Xuất phát từ mong muốn xây dựng một môi trường lành mạnh và tích cực cả trong
học tập và sinh hoạt đời sống, xã hội.
2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Điều tra, phân tích, nghiên cứu và tìm hiểu về tình trạng thực tiễn đang xảy ra trong xã hội
và ở xung quanh mình về ảnh hưởng của tâm lí đám đông.
Đồng thời đưa ra các giải pháp để hạn chế tối đa tác động tiêu cực, phát triển mặt ý nghĩa
tích cực của tâm lí đám đông.
3. Giả thiết khoa học
- Hầu hết học sinh được khảo sát đều bị ảnh hưởng và sự chi phối của tâm lý đám đông.
- Trong những ảnh hưởng đó, có những ảnh hưởng tích cực và những ảnh hưởng tiêu cực
3


tác động đến cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ, lời nói, thái độ, hành vi của học sinh THCS.
Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn, có thể đề xuất các biện pháp khắc phục những ảnh hưởng
tiêu cực và phát huy những ảnh hưởng tích cực của tâm lý đám đông đối với lứa tuổi học
sinh THCS. .
4. Câu hỏi nghiên cứu
-

Tâm lí đám đông là gì? Biểu hiện, đặc tính của tâm lí đám đông ?
Tâm lí đám đông gây ra những hậu quả tiêu cực nào?
Mặt tích cực của tâm lí đám đông là gì?
Làm sao để hạn chế tối đa tác động tiêu cực của tâm lí đám đông và phát huy những

ý nghĩa tích cực?
- Giải pháp cụ thể và mô hình hoạt động cho gia đình, nhà trường, tổ chức Đoàn thanh
niên trong hạn chế tác động tiêu cực và phát huy ý nghiac tích cực của tâm lí đám

đông trong thanh thiếu niên là gì ?
- Ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề tâm lí đám đông trong con người với bản thân,
gia đình và xã hội?
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu ảnh hưởng của tâm lý đám đông đến nhận thức, thái độ, tình cảm hành vi của học
sinh ở một số trường THCS trên địa bàn huyện Tân Kỳ. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện
pháp khắc phục những mặt tiêu cực bị tác động bởi tâm lý đám đông trong đại đa số học
sinh THCS hiện nay.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài như: Biểu hiện, đặc tính của tâm lý
đám đông, mặt tích cực, mặt tiêu cực của tâm lý đám đông.
- Khảo sát thực tế ảnh hưởng của tâm lí đám đông đến học sinh THCS hiện nay

4


- Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát huy mặt tích cực của tâm lí đám đông đến nhận thức,
thái độ, tình cảm hành vi của học sinh THCS.
6. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu
- Ảnh hưởng của tâm lí đám đông đến học sinh THCS hiện nay
6.2. Khách thể nghiên cứu
- Học sinh trung học cơ sở đang học hoặc đang sống trong khu vực địa phương.
- Mở rộng ra là những người xung quanh mình và các cá nhân trong xã hội.
7. Phạm vi nội dung nghiên cứu
7.1. Về phạm vi
Học sinh THCS tại các trường THCS Hương Sơn, trường THCS Tân An
7.2. Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của tâm lí đám đông đối với lứa tuổi học sinh

THCS và những giải pháp nhằm tích cực hóa
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu lý thuyết, khảo nghiệm thực tiễn, xây dựng các giải pháp và kiểm chứng hiệu
quả của mỗi giải pháp bằng thống kê kết quả phiếu điều tra.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1. Phương pháp điều tra bằng câu hỏi (Phiếu điều tra)
Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của tâm lí đám
đông đến học sinh THCS
5


8.2.2. Phương pháp quan sát
Người nghiên cứu quan sát các hành vi, các biểu hiện ảnh hưởng của tâm lí đám đông tác
động đến nhận thức, thái độ, tình cảm, hành vi của học sinh THCS.
8.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Thu thập, xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm Execel

( Đám đông trong quần chúng)

6


PHẦN II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN
I. Cơ sở lí luận
1.Tâm lí đám đông
1.1. Tâm lí đám đông là gì ?
- Đám đông hiểu theo nghĩa thông thường là một tập hợp của nhiều phần tử riêng biệt. Tuy
nhiên trong tâm lí học, đám đông mang một ý nghãi khác. Lúc này, một tập hợp gồm nhiều

phần tử riêng biệt chưa thể được coi là có tâm lí đám đông. “Trong một điều kiện nhất định
và chỉ ở đó mà thôi, một tập hợp những con người sẽ có những đặc tính hoàn toàn khác
biệt với những đặc tính của riêng từng con người trong đó. Cá tính có ý thức bị biến mất,
tình cảm và suy nghĩ của mọi cá nhân đều hướng về một phía. Một tâm hồn chung được
hình thành, nó dĩ nhiên có thể biến đổi, nhưng hoàn toàn là một thể loại xác định”, đó là
những gì mà Gustave Le Bon nói về đám đông tâm lí. Và từ đám đông tâm lí đó, tâm lí
đám đông sẽ xuất hiện.
- Như vậy, có thể hiểu sơ bộ về tâm lí đám đông như sau: Tâm lí đám đông là một hiện
tượng mà trong đó cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ, lời nói, thái độ, hành vi của một cá nhân bị
tác động rất lớn bởi những người bên ngoài, sự tác động đó lớn tới mức cá nhân có thể
“đánh mất chính mình”, có những cảm xúc, thái độ, hành vi mà lúc ở một mình họ không
thể nào có được.
2.2 Biểu hiện, đặc tính đám đông
2.2.1. Đặc tính của đám đông nhìn từ góc độ tâm lí
- Không đổi hướng suy nghĩ và tình cảm của từng cá nhân thuộc đám đông và sự lu mờ
cá ính của họ,
- Đám đông luôn bị điều khiển từ sự vô thức.
- Hoạt động của não bộ suy giảm nhường ưu thế cho hệ thần kinh thực vật.
7


- Giảm sút khả năng tư duy và sự thay đổi hoàn toàn về tình cảm.
- Sự biến đổi tình cảm có thể đi theo chiều hướng tốt lên hoặc xấu đi so với thành phần tạo
nên đám đông. Đám đông đều dễ trở nên anh dũng hoặc tàn ác như nhau.
Tôi đã làm một phiếu khảo sát nhỏ với 100 bạn thanh thiếu niên về tầm ảnh hưởng
của tâm lí đám đông đối với họ. Và kết quả đã cho thấy sức ảnh hưởng lớn của tâm lí đám
đông đối với mỗi người.
- Khi được hỏi về việc có quan tâm đến cách nhìn của người khác về mình không thì câu trả
lời là : 85% là có và chỉ có 15% là không.
- Khi quyết định đồng tình hay phản đối, bạn có để ý đến quyết định của người xung

quanh mình không?

- Bạn có đang chịu tác động của người xung quanh khi quyết định?
- Khi bạn nêu ý kiến mà người khác không đồng tình với mình, bạn có tiếp tục nêu ý
kiến của mình không?
Từ đó có thể thấy, tâm lí đám đông đã ăn sâu và ảnh hưởng lớn đến như thế nào
trong tiềm thức và hành vi của con người.
2.2.2. Tâm lí đám đông tồn tại và dễ dàng tác động đến suy nghĩ và hành động của tất
cả chúng ta
- Trong đám đông, các thành viên của nó vô danh. Khác với lúc đứng riêng rẽ một
mình, cái vô danh trong đám đông đem lại cho người ta một sự an toàn và cảm giác được
bảo vệ nhất định.
- Thứ hai, đám đông gây phấn khích. Những người đã ở trong một sân vận động khổng
lồ đều biết cảm giác đó khác với cảm giác có được khi xem trận bóng trước màn hình ti vi.
Số đông cộng hưởng và tạo ra một năng lượng đặc biệt, một sự hưng phấn có sức lây lan
lớn.
8


- Đám đông cũng đem lại cho các cá nhân trong nó một cảm giác về quyền lực. Trong
đám đông, những người vốn thấp cổ bé họng bỗng có cảm giác mình mạnh mẽ. Chúng ta
hẳn còn nhớ một người đàn ông Đồng Nai trong vụ hôi bia, vừa bê bia vừa trừng mắt quát
tài xế xe tải : “Báo công an đi, ông thách đấy!”. Lẫn vào đám đông, chúng ta thấy mình
mạnh mẽ và có thể làm bất cứ việc gì.

Đám đông hò hét trong sân vận động

Trong đám đông, ta vô danh!
II. Cơ sở thực tiễn
1. Trong đời sống và học tập của học sinh

1.1. Tác động tiêu cực của tâm lí đám đông có thể gây ra tình trạng bạo lực học đường
9


Có thể dễ thấy rằng, càng gần về đây, tình trạng bạo lực học đường diễn ra càng nhiều và
gây những hậu quả càng ngày càng ngày càng lớn hơn, thậm chí là gây án mạng. Tâm lí
đám đông là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này. Các vụ bạo lực
thường bắt đầu với những xích mích của cá nhân này với cá nhân kia, nhưng lại đem đến
kết quả là của một đám người này với những cá nhân khác hoặc với đám người khác. Tất
cả các cá nhân trong cái tập thể tham gia bạo lực ấy đều có xích mích với cá nhân kia hay
chỉ là a dua, hùa theo vào đám đông gây tội lỗi?
Gõ cụm từ “ bạo lực học đường”, “học sinh đánh nhau” vào Google, ta thấy xuất hiện hàng
triệu những dòng tít chạy, mà nổi bật là những vụ đánh nhau hội đồng: “Nhóm nữ sinh cấp
2 đánh hội đồng bạn”, “ truy tố 6 học sinh đánh hội đồng chết người trong sân trường”, “
nữ sinh lớp 7 bị 4 bạn học đánh dã man”, “ thêm một nữ sinh lớp 6 bị đánh hội đồng gây
chấn động”,… Tâm lí đám đông khiến những cá nhân ngày thường nhút nhát, hiền lành đã
đột nhiên trở nên ác độc, dã man. Thậm chí có những bạn cũng không ngờ mình có thể làm
những việc như thế khi đứng vào một đám đông, những việc mà bình thường khi một mình
riêng lẻ, họ không bao giờ làm và cũng không bao giơ dám làm.

Tình trạng bạo lực học đường
1. 2. Tâm lí đám đông gây ra hiện tượng chia bè kéo cánh, gây mất đoàn kết và tạo môi
trường học tập không lành mạnh cho học sinh
Trong một môi trường học tập bất kì, luôn có một số người giỏi hơn, có điều kiện tốt hơn,
được mọi người yêu quý hơn. Họ có những người sẵn sàng ủng hộ. Và tâm lí đám đông sẽ
khiến những người khác tự động nghe theo, trở thành một cá thể hoà vào đám đông hội
đồng đó, hành động theo hội đồng. Và nếu trong môi trường đó đồng tồn tại những cá nhân
10



chưa nổi bật, có điều kiện không tốt,… thì sẽ bị cô lập, xa lánh,nhiều khi còn gây hiện
tượng trêu đùa, lăng nhục xúc phạm theo đám đông.
1.3. Tâm lí đám đông khiến con người không dám thể hiện ý kiến cá nhân của chính mình
Trong một đám đông nhất định, thường thì khi có ý kiến, tâm lí đám đông sẽ khiến các bạn
học sinh rụt rè, chưa dám thể hiện ra, mà phải thông qua việc quan sát ý kiến của người
khác, rồi mới đưa ra ý kiến của mình
Cũng như vậy, trong một tập thể, ví dụ, trong lớp học, khi cô giáo hỏi ý kiến của các bạn
học sinh, tâm lí đám đông sẽ khiến các bạn không dám đưa ra ý kiến là suy nghĩ thực sự
của mình. Nếu yêu cầu cho ý kiến qua việc giơ tay,sẽ có những bạn chờ người khác giơ tay,
xem phần đông các bạn có ý kiến thế nào rồi mới bắt đầu đưa ra ý kiến theo số đông trước
đó.
Còn rất nhiều những tác động tiêu cực khác nữa do tâm lí đám đông gây ra trong môi
trường học tập, tuy nhiên, đây là ba tác động lớn nhất theo em nghĩ và nghiên cứu cụ thể
trong bài viết này.

2. Trong đời sống xã hội
2.1. Bạo lực

11


Tình trạng bạo lực xảy ra khi các nhóm thanh thiếu niên chơi với nhau xảy ra xích mích
với các nhóm khác hoặc cá nhân khác. Việc “ gọi bang”, “ gọi hội”,… đã khiến gây ra
những vụ bạo lực lớn, thậm chí là nhiều án mạng đã xảy ra, ngay trong địa phương và
nhiều nơi khác trên đất nước

(Bạo lực học đường)

2.2. Tình trạng suy giảm đạo đức xã hội
Tình trạng này diễn ra như một mặt tiêu cực nghiêm trong của tâm lí. Ở vào đám đông, con

người sẵn sàng làm những việc mà thậm chí không có ích, không cần thiết với họ chỉ vì
đám đông bảo thế.
Ví dụ như vụ hôi bia ở Đồng Nai chẳng hạn. Trong số những con người tham gia vào vụ
hôi của ấy, có những người không thích uống bia, không biết uống bia. Họ lao vào và giành
giật trong khi họ không cần, chỉ là thấy số đông làm vậy. Sẽ là hời hợt nếu chúng ta chỉ
nhìn vào vụ việc mà vội kết luận về “người Việt bị suy đồi văn hoá, suy đồi đạo đức”,.. mà
không nhìn vào nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do tâm lí đám đông gây ra.
Thêm nữa, rất nhiều những tệ nạn xã hội xảy ra trong tầng lớp thanh thiếu niên mà phần
nhiều là do tâm lí đám đông, do đám đông tác động. Ví dụ như đua xe, nghiện hút, sử dụng
12


các chất kích thích, cờ bạc,… Trong đám đông và chịu tác động của tâm lí đám đông, con
người dễ trở nên hưng phấn và sa vào các tệ nạn hơn bao giờ hết. Thử hình dung mà xem,
ta đang chơi trong một đám bạn đã tham gia vào các tệ nạn, và việc ta tham gia vào tệ nạn
ấy như một kết quả có thể hiểu được.

(Hình ảnh hôi bia trong một vụ tai nạn giao thông)
2.3. Đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng của tâm lí đám đông trên mạng xã hội gây ra
hậu quả thực tiễn
Em muốn tách riêng phần này ra, vì phần này có ảnh hưởng đặc biệt, và không chỉ ảnh
hưởng đến môi trường học tập mà còn ảnh hưởng lớp đến xã hội. Sự xuất hiện của mạng
xã hội đem lại nhiều lợi ích, cũng gây ra nhiều những bất cập. Dưới sức ảnh hưởng của
mạng xã hội, tâm lí đám đông đã gây ra nhiều hiện tượng khác nhau. Mà tầng lớp thanh
thiếu niên trung học phổ thông lại có số lượng sử dụng lớn các mạng xã hội đặc biệt là
facebook.
Không những thế, hiện tượng nhiều like, nhiều share, nhiều comment trên mạng xã hội
cũng tác động và đồng thời chịu ảnh hưởng của tâm lí đám đông. Một bức hình nhiều
người thích, chưa cần biết có đẹp hay không, sẽ có những bạn thích và share một cách vô
tội vạ. Tầng lớp thanh niên còn nhiều non nớt, khi tiếp cận với những sự việc, câu chuyện

được đem ra bàn tán trên mạng xã hội, thường sẽ dựa chủ yêu vào ý kiến của đám đông
bình luận. Đám đông chê bai, ta cũng sẽ nảy sinh tâm lí chê bai. Và trước một sự việc, một
cử chỉ không đẹp, lẽ ra nếu ở lúc bình thường, ta cũng sẽ cho qua và thông cảm, thì xuất
13


hiện trên mạng xã hội, hùa theo tâm lí đám đông, ta sẵn sàng thể hiện thái độ một cách
quyết liệt. Điều này đã tạo nên “ tâm lí bức xúc”, một căn bệnh phổ biến của người Việt
Nam, đặc biệt là giới trẻ. Ví dụ như một tư thế ngồi không đẹp, một lời nói và hành động
không đúng trong một thời điểm nào đó được cư dân mạng chia sẻ, và người người bức
xúc, ta bức xúc khi chưa tìm hiểu rõ nguyên cớ sự việc. Ta sẵn sàng bình luận, chia sẻ lại
bài viết cùng những lời nói gây tổn thương, thậm chí là nhục mạ người khác theo đám
đông xung quanh và trong xã hội. Ta dường như đã mất đi phương hướng, mất đi cách để
suy xét mọi việc thấu đáo, mà chỉ dựa vào ý kiến của đám đông.

Tâm lí đám đông cũng trở thành một thứ vũ khí lợi hại để những kẻ làm truyền thông và
showbiz lợi dụng. Rất nhiều những hiện tượng nổi lên vì những scandal không tốt đẹp gì.
Và chúng ta xem,chúng ta like và chia sẻ tự do. Và chúng ta vô hình chung đã khiến những
con người ấy đạt được mục đích. Như vậy, có thể thấy, tâm lí đám đông có ảnh hưởng rất
lớn đến con người trong xã hội hôm nay, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên.
III. Mặt tích cực của tâm lí đám đông
Tuy tồn tại nhiều tiêu cực, song nếu chú ý, ta sẽ thấy tâm lí đám đông cũng có những mặt
tích cực nếu chúng ta biết tìm hiểu và phát huy. Trong đó, điểm tích cực lớn nhất là về mặt
truyền thông, tuyên truyền. Nếu biết sử dụng tâm lí đám đông trong việc đưa ra và hướng
con người đến những điều thiện, điều tốt, hướng con người đi theo hững con đường sáng
thì là điều rất tốt. Những người làm công tác dân vận, công tác phong trào cần thiết ứng
dụng tâm lí đông. Ví dụ như lúc đầu bố trí một nhóm người tiên phong đi đầu trong các
phong trào, được Đảng và Nhà nước quan tâm, khen thưởng sẽ tạo nguồn động lực cho
những người khác trong xã hội.
14



Trong nhà trường, nếu biết vận dụng tâm lí đám đông sẽ tạo ra các cuộc thi đua lành mạnh
giữa các lớp, tạo được sự hưởng ứng phong trào cao. Ví dụ như khi phát động một cuộc thi
tìm hiểu, nếu có một vài tập thể lớp hăng hái, làm tốt, được nhà trường tuyên dương khen
thưởng, thì các tập thể lớp khác cũng sẽ tích cực hơn trong việc tham gia, hưởng ứng
phong trào.

Tuyên truyền hoạt động Đoàn

15


5. Giải pháp nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực và phát huy những ứng

dụng tích cực củ

a tâm lí đám đông

1. Giải pháp nhằm hạn chế những tiêu cực
1.1. Tôn trọng và khuyến khích mỗi cá nhân mạnh dạn thể hiện cái “tôi” của mình nếu
những quan điểm và hành động đó là không đi ngược lại luật pháp và giá trị nhân văn
Hiện nay nhiều bậc phụ huynh, nhiều gia đình và cả nhiều thầy cô giáo thường so
sánh con em mình với các bạn cùng trang lứa và gò ép các em theo một khuôn mẫu nào đó.
Điều này làm hạn chế sự tự tin thể hiện nét riêng, hạn chế cái tôi cá nhân của các em ngay
từ nhỏ. Sự “vâng lời” hay “nghe lời” đó chính là khởi điểm của việc dễ bị tâm lý đám đông
chi phối. Các bạn cần được thể hiện cái “ tôi” cá nhân của mình, thể hiện ý kiến của riêng
mình chứ không thể trở thành một bản sao của ai, hoặc giống ai được.
Để giải quyết thực trạng cụ thể này,cả cha mẹ, thầy cô và đoàn thanh niên của trường cần
phải có những giải pháp riêng để khắc phục

16


- Về phía cha mẹ ( gia đình)
+ Lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của con em mình bằng một thái độ nghiêm túc,
tôn trọng, bình đẳng và chia sẻ. Thái độ lắng nghe của cha mẹ sẽ là nguồn động lực mạnh
mẽ giúp cho con em mình mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ cá nhân. Các bạn trẻ sẽ sẵn sàng chia
sẻ những gì mà mình còn phân vân, vướng mắc để có một ý kiến đúng đắn nếu cha mẹ sẵn
sàng lắng nghe, dù là đúng hay sai. Trước cái sai của con em mình, cũng nên nhẹ nhàng
khuyên bảo, không nên mắng mỏ nhiều hay có những biện pháp nặng nề về vật chất, tinh
thần, khiến các bạn thanh niên vốn tâm lí nhạy cảm sẽ rơi vào khủng hoảng và sẽ không
chia sẻ lòng mình nữa.

Cha mẹ, thầy cô nên lắng nghe, khuyên bảo nhẹ nhàng chứ không nên quát mắng,khiển trách nặng nề

+ Tìm hiểu những nguyên nhân khiến con em mình cảm thấy mất tự tin trước đám đông (ví
dụ có khiếm khuyết nào đó hoặc đã từng có trở ngại về mặt tâm lý nào đó…) để giúp con
em mình vượt qua những rào cản đó.
+ Khuyến khích con độc lập, sáng tạo trong tư duy, hành động và lối sống. Ví dụ, với mỗi
vấn đề trong cuộc sống nên hỏi con: Con nghĩ sao? Con cảm thấy thế nào? Con muốn giải
quyết vấn đề này như thế nào? … Nếu con đã ở lứa tuổi học sinh THCS thì cha mẹ càng
không nên áp đặt ý kiến chủ quan của mình đối với con mà chỉ nên tư vấn để con có lựa
chọn phù hợp.

17


+ Hướng con tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, giao tiếp xã hội, trải nghiệm
thực tế,… làm giàu vốn sống, kĩ năng sống.
+ Tránh những trách móc thái quá và hình phạt nặng nề khi con làm sai mà nên giúp con

hiểu để tự sửa sai và tránh mắc phải lần sau. Điều quan trọng là giúp con hiểu được: ai
cũng có thể mắc sai lầm, nhưng quan trọng là phải biết nhận ra và tự chịu trách nhiệm, tìm
cách khắc phục và tránh tái phạm. “Dám nghĩ dám làm” mới là đáng quí.
- Về phía thầy cô ( Nhà trường)
+ Trong hoạt động giáo dục, cần tôn trọng những ý kiến cá nhân của học sinh, miễn là
những ý kiến đó không vi phạm về đạo đức hay luật pháp. Hãy để học sinh tự xây dựng
nội qui lớp học trên cơ sở học sinh tự thảo luận để đảm bảo được sự hài hòa về lợi ích của
mọi thành viên cũng như thầy cô, lớp học và Nhà trường.
+ Khuyến khích học sinh tranh luận với bạn bè và thầy cô trên sự công bằng và lịch sự.
Tranh luận với bạn bè thì dễ, nhưng để tranh luận được với thầy cô lại là một điều khó
khăn, nhất là trong giờ học vì học sinh luôn bị ảnh hưởng bởi quan hệ” người trên, người
dưới”, hoặc ngại những ánh nhìn của các bạn xung quanh. Tuy nhiên, các thầy cô nên
khuyến khích học trò của mình tranh luận, tạo sự tương tác trong giờ học. Khi tranh luận,
các em đã thể hiện được ý kiến cá nhân của riêng mình, học chủ động hơn và cũng là cơ
hội để các em thể hiện những ý sáng tạo riêng ( nếu có). Kể cả điều tranh luận có sai hay
đúng, thì tranh luận cũng là một điều tốt đối với học sinh, vì nó giúp các bạn học sinh có
suy nghĩ độc lập, chứ không đơn thuần là tuân theo. Và để tranh luận được thì cũng phả
lắng nghe một cách sâu sắc, chú ý những gì mà thầy cô và các bạn đẫ nói. Việc tranh luận
cũng giúp thầy cô biết được vấn đề vướng mắc của bạn học sinh này là nàm ở đâu, đồng
thời tạo tiền đề cho việc dám thể hiện ý kiến cá nhân của học sinh.

18


Học sinh nên tranh luận và phát biểu ý kiến của riêng mình

+ Bình đẳng trong đối xử với mọi học sinh.
+ Quan tâm, yêu thương và chia sẻ.
+ Tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong các hoạt động dạy học.
Hiện nay việc tích hợp các hoạt động dạy và học trong nhà trường là vô cùng cần

thiết. Học sinh đến trường không chỉ để học về kiến thức lí thuyết mà còn phải được hướng
dẫn về kĩ năng sống để có một vốn sống và một kĩ năng sống tốt, có thể ứng phó trước mọi
tình huống và biết điều gì là đúng, điều gì là sai, nên làm hoặc không nên làm. Kĩ năng
sống bao gồm nhiều việc, nhưng trong bài viết này, chúng tôi hướng đến việc thể hiện ý
kiến của cá nhân trong đời sống xã hội, giáo dục định hướng cho học sinh để tránh mắc
phải các tệ nạn xã hội.
+ Ngoài hoạt động học tập trên lớp, hãy hướng học sinh tích cực tham gia vào các câu lạc
bộ do trường thành lập phù hợp với năng lực và niềm say mê riêng của mỗi em. Hiện nay,
trong địa bàn tỉnh đã có một số trường có những câu lạc bộ để rèn luyện khả năng toàn
diện cho học sinh, tiêu biểu là trường THCS Hương Sơn. Trường gồm nhiều các câu lạc bộ
19


hữu ích và hoạt động tích cực, nhằm phát triển học sinh. Các câu lạc bộ giúp học sinh có
thể phát huy được năng lực cá nhân của mình, cảm thấy tự tin hơn rất nhiều.

20


21


( Hoạt động của các Câu Lạc Bộ )
Và còn rất nhiều các câu lạc bộ khác nữa giành cho các bạn học sinh như : CLB Bóng rổ,
CLB bóng chuyền, CLB Tiếng Anh, CLB Cầu lông, .....Em cũng đã làm một phiếu khảo
sát nhỏ cho 100 bạn học sinh về các CLB trong trường. Bảng kết quả cho thấy ý nghĩa của
các câu lạc bộ đối với các bạn học sinh, và hơn 96% các bạn đều muốn trong mô hình
trường mình có những câu lạc bộ giúp phát triển toàn diện.

Câu hỏi




Không

Bạn có tham gia vào CLB 63.5%
nào trong trường không?
Hoạt động của CLB có phát 76.5%
huy được năng lực cá nhân
của bạn không?
Bạn có thấy tự tin hơn khi 73.1%
tham gia các CLB không?
Các thành viên trong CLB 76.9%
của bạn có hoạt động tích
cực, tôn trọng bạn và đoàn
kết không?

33.5%
24.5%
26.9%
23.1%

22


Theo bạn, học sinh có nên 95.2%
tham gia vào các CLB trong
nhà trường không?

4.8%


- Về phía Đội TNTP HCM:
Phối hợp tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm phát huy sự sáng tạo, cái “tôi” tích
cực trong mỗi Đội viên, giúp mỗi Đội viên có nhiều cơ hội để thể hiện mình, bộc lộ năng
lực cá nhân. Một khi có được cái “tôi” vững vàng, thì mỗi cá nhân sẽ tránh được những
ảnh hưởng tiêu cực của tâm lí đám đông.

( Truyền thông về giới)

23


(Hiểu biết hơn, tự tin hơn)

1.2. Đánh thức và bồi dưỡng tinh thần nghĩa hiệp, dám tố cáo, đấu tranh chống lại cái
xấu, cái tiêu cực
Tinh thần nghĩa hiệp, hiểu một cách đơn giản chính là năng lực tinh thần của con
người mà có nó, con người có thể dũng cảm đứng lên chống lại cái xấu cái ác, bênh vực,
ủng hộ điều tốt đẹp, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Tinh thần nghĩa hiệp
chính là một liều thuốc hữu hiệu để áp chế tâm lí đám đông. Thực tế, tinh thần nghĩa hiệp
luôn tồn tại bên trong bản thân của mỗi người. Con người vốn phức tạp, là tổng hoà của hai
mặt đối lập, giữa cái thiện với cái ác, cái xấu với cái tốt, sự dũng cảm và sự yếu đuối hèn
nhát. Những khi chịu tác động của tâm lí đám đông, tức là khi ấy sự hèn yếu đã chiến
thắng sự dũng cảm, tinh thần nghĩa hiệp bên trong chính chúng ta. Để khắc phục điều đó,
chúng ta cần phải biến tinh thần nghãi hiệp thành một năng lực mạnh mẽ, có sức mạnh và
điểm tựa vững chắc để vượt lên trên chính sự yếu đuối của bản thân, chiến thắng chính bản
thân mình.
Không chỉ vậy, dù luôn tồn tại bên trong, song tinh thần nghĩa hiệp cũng bị những tác động
bên ngoài và tâm lí của con người khống chế, kìm hãm. Trước những hành động xấu xa,
24



con người vẫn có ý thức muốn chống lại, song ý thức ấy lại bị ngăn chặn bởi nhiều nguyên
do. Có thể vì do mình là số ít, nên sinh ra sợ hãi, thiếu tự tin về sức mạnh của mình. Có thể
do cá nhân ấy sợ sự trả thù, sợ các “luật ngầm” vẫn tồn tại trong xã hội. Nói chung, có rất
nhiều những nguyên nhân cản trở sự chiến thắng của tinh thần nghĩa hiệp. Vậy chúng ta
phải làm gì?
Ví dụ như có một bạn học sinh đang đi trong trường thì bắt gặp một đám bạn đang hà hiếp,
sỉ nhục, đánh một bạn học sinh khác. Trước tình thế ấy, học sinh đó có thể đứng ra giúp đỡ,
hoặc có thể lặng im vì sợ hãi. Vậy chúng ta cần có những biện pháp gì để đánh thức tinh
thần nghĩa hiệp, giúp cho bạn học sinh đó có khả năng dũng cảm đứng lên giúp đỡ người
bạn bị đánh?
- Tăng cường giáo dục về tinh thần nghĩa hiệp trong nhà trường và gia đình
Tâm lí là một vấn đề thuộc về ý thức, nên khó có một biện pháp nào hữu hiệu
hơn là việc tác động trực tiếp và tâm thức của con người, mà chỉ có giáo dục nhận thức
mới có thể làm được. Tuy nhiên, việc giáo dục ở đây không phải theo lối cũ, đưa ra những
lời khuyên mang tính ép buộc, khuôn sáo như kiểu hô hào, khẩu hiệu chúng ta phải thế
này, chúng ta phải thế kia,.. Tâm lí học sinh, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông rất
nhạy cảm với những kiểu hô hào sáo mòn như thế. Bởi lẽ các em đã tiếp xúc phần nào với
cuộc sống và nhận ra những kiểu hô hào ấy không có tác dụng, các em đã quá chán với
những tiết học đạo đức như kiểu hồi còn học tiểu học vậy. Vì thế, giáo viên cần phải có
những phương pháp khác khả quan hơn, vừa có tính giáo dục lại vừa gây hứng thú.
Ví dụ, chúng ta có thể cho các em xem một vài bộ phim ngắn mang tính giáo dục cao,
kể về một số tấm gương con người nghĩa hiệp đã biết giúp đỡ người khác như thế nào, dám
dũng cảm đứng lên đấu tranh ra sao. Bộ phim với những hình tượng cụ thể, nhân vật có số
phận, cuộc đời cụ thể sẽ dễ giúp các em nhận thức được vấn đề và có khả năng tác động
trực tiếp vào tâm lí hơn những bài giảng khô khan thiếu tính thực tế.

25



×