Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

BAI DU THI đã CHINH sưa KHKTHV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.17 KB, 17 trang )

LỜI CẢM ƠN
Thời gian vừa qua, được sự động viên khích lệ của thầy cô, bạn bè, em đã hoàn
thành một dự án nghiên cứu về đề tài khoa học kỹ thuật hành vi.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Cảnh Hùng- Hiệu trưởng
trường THCS Hương Sơn đã định hướng và tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Bằng tất cả sự chân thành và biết ơn, em xin gửi tới cô giáo Đặng Thị Thủy lời
cảm ơn sâu sắc vì đã giúp đỡ em một cách nhiệt thành để hoàn thành dự án này. Em
đã được cô hướng dẫn trong quá trình chọn lựa ý tưởng, trao đổi thẳng thắn về các
dự kiến mà em sẽ làm cũng như những kiến thức về đề tài mà chúng em đang ấp ủ
nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến sự quan tâm, sự động viên khích lệ,
sự tạo điều kiện rất tốt cho em hoàn thành tốt đề tài này từ các thầy cô giáo trong
Ban giám hiệu Nhà trường, các thầy giáo cô giáo tại nơi trường em đang theo họctrường THCS Hương Sơn, Phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Kỳ.
Ngoài ra, em cũng muốn nói lời cảm ơn đến các bạn ở ba trường trong huyện
đã giúp đỡ chúng em hêt sức trong quá trình điều tra về thông tin, thu thập số liệu,
cung cấp hình ảnh để có được những kết quả chính xác và sát thực nhất.
Em kính chúc các thầy cô giáo dồi dào sức khỏe để công tác thật tốt, chúc các
bạn học sinh luôn chăm ngoan học giỏi.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hương Sơn, ngày 5 tháng 11 năm 2019
Học sinh
Chu Thị Ngọc Linh

1


TÓM TẮT DỰ ÁN
Em mạnh dạn đưa khoa học hành vi – một bộ phận của tâm lí học không hề dễ tìm
hiểu cũng như áp dụng vào quá trình nghiên cứu và giải quyết những vấn đề thực tiễn,
đó là vấn đề tâm lý đám đông đối với lứa tuổi học sinh THCS, thực trạng của tâm lý


đám đông và những giải pháp nhằm tích cực hóa. Thấy được rõ những đặc điểm và
tác hại của tâm lí đám đông. Tiến tới đưa ra những giải pháp cụ thể và phù hợp chứ
không đơn thuần chỉ là nghiên cứu như các sách tâm lí hiện hành:
+ Đưa ra một số mô hình hoạt động cụ thể, có hiệu quả cho các tổ chức Đội TNTP
HCM, trường học, gia đình và địa phương nhằm tích cực hóa tâm lý đám đông trong
thanh thiếu niên.
+ Đưa ra các giải pháp cụ thể giúp mỗi cá nhân tự giúp mình tránh xa những tiêu cực
do mặt trái của tâm lý đám đông đem lại; đồng thời phát huy được tính tích cực của
tâm lý đám đông.
Để hoàn thành dự án nghiên cứu này, em đã nghiên cứu lý luận, soạn phiếu khảo
sát và tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 300 học sinh lớp 8 ở 3 trường: trường THCS
Hương Sơn, trường THCS Tân An, trường THCS Nghĩa Phúc. Cung cấp kết quả
thống kê thực nghiệm trên số lượng lớn phiếu điều tra về ảnh hưởng của tâm lý đám
đông đến lứa tuổi thanh thiếu niên; cũng như kết quả thống kê về tính hiệu quả của
một số giải pháp cụ thể được đề xuất trong dự án đến nhận thức và hành động của
thanh thiếu niên. Từ đó làm cơ sở chứng minh tính hiệu quả của mỗi giải pháp

2


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
- Xuất phát từ thực trạng đang diễn ra trong cuộc sống, và đặc biệt là tầng lớp
thanh niên học sinh: Chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của tâm lí đám đông, tâm lí bầy
đàn theo hướng tiêu cực, gây ra các tệ nạn xã hội như bạo lực học đường, các hành vi
bạo lực xã hội.
- Xuất phát từ những tác hại tiêu cực của tâm lí đám đông gây ra trong quá
trình học tập và sinh hoạt trong cuộc sống.
- Xuất phát từ vốn kiến thức sinh học, ngữ văn, kĩ năng sống cùng các kiến
thức khoa học hành vi để áp dụng giải quyết nhằm làm giảm thiếu tối đa những tác

hại tiêu cực từ tâm lí đám đông trong tiềm thức và trong quá trình học tập, sinh hoạt
của học sinh trung học phổ thông.
- Xuất phát từ mong muốn xây dựng một môi trường lành mạnh và tích cực cả
trong học tập và sinh hoạt đời sống, xã hội.
2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Điều tra, phân tích, nghiên cứu và tìm hiểu về tình trạng thực tiễn đang xảy ra trong
xã hội và ở xung quanh mình về ảnh hưởng của tâm lí đám đông.
Đồng thời đưa ra các giải pháp để hạn chế tối đa tác động tiêu cực, phát triển mặt ý
nghĩa tích cực của tâm lí đám đông.
3. Giả thiết khoa học
- Hầu hết học sinh được khảo sát đều bị ảnh hưởng và sự chi phối bởi tâm lý
đám đông.
- Trong những ảnh hưởng đó, có những ảnh hưởng tích cực và những ảnh
hưởng tiêu cực đã tác động đến cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ, lời nói, thái độ, hành vi
của học sinh THCS.
Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn, có thể đề xuất các biện pháp khắc phục những
ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những tác dụng tích cực của tâm lý đám đông đối với
lứa tuổi học sinh THCS. Học sinh biết nhận thức đúng sai khi quyết định làm theo
một đám đông nào đó trong thế giới học đường.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Tâm lí đám đông là gì? Biểu hiện, đặc tính của tâm lí đám đông ?
- Tâm lí đám đông gây ra những hậu quả tiêu cực nào?
- Mặt tích cực của tâm lí đám đông là gì?
- Làm sao để hạn chế tối đa tác động tiêu cực của tâm lí đám đông và phát huy
những ý nghĩa tích cực?
3


- Giải pháp cụ thể và mô hình hoạt động cho gia đình, nhà trường, tổ chức
Đoàn thanh niên trong hạn chế tác động tiêu cực và phát huy ý nghiac tích cực của

tâm lí đám đông trong thanh thiếu niên là gì ?
- Ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề tâm lí đám đông trong con người với bản
thân, gia đình và xã hội?
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu ảnh hưởng của tâm lý đám đông đến nhận thức, thái độ, tình cảm hành vi
của học sinh ở một số trường THCS trên địa bàn huyện Tân Kỳ. Trên cơ sở đó, đề
xuất các biện pháp khắc phục những mặt tiêu cực bị tác động bởi tâm lý đám đông
trong đại đa số học sinh THCS hiện nay.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài như: Biểu hiện, đặc
tính của tâm lý đám đông, mặt tích cực, mặt tiêu cực của tâm lý đám đông.
- Khảo sát thực tế ảnh hưởng của tâm lí đám đông đến học sinh THCS hiện
nay
- Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát huy mặt tích cực của tâm lí đám đông
đến nhận thức, thái độ, tình cảm hành vi của học sinh THCS.
6. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu
- Ảnh hưởng của tâm lí đám đông đến học sinh THCS hiện nay
6.2. Khách thể nghiên cứu
- Học sinh trung học cơ sở đang học hoặc đang sống trong khu vực địa
phương.
- Mở rộng ra là những người xung quanh mình và các cá nhân trong xã hội.
7. Phạm vi nội dung nghiên cứu
7.1. Về phạm vi
Học sinh THCS tại các trường THCS Hương Sơn, trường THCS Tân An
7.2. Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của tâm lí đám đông đối với lứa tuổi học
sinh THCS và những giải pháp nhằm tích cực hóa
8. Phương pháp nghiên cứu

8.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
4


Nghiên cứu lý thuyết, khảo nghiệm thực tiễn, xây dựng các giải pháp và kiểm
chứng hiệu quả của mỗi giải pháp bằng thống kê kết quả phiếu điều tra.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1. Phương pháp điều tra bằng câu hỏi (Phiếu điều tra)
Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của tâm
lí đám đông đến học sinh THCS
8.2.2. Phương pháp quan sát
Người nghiên cứu quan sát các hành vi, các biểu hiện ảnh hưởng của tâm lí
đám đông tác động đến nhận thức, thái độ, tình cảm, hành vi của học sinh THCS.
8.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Thu thập, xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm Execel
PHẦN II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN
I. Cơ sở lí luận
1.Tâm lí đám đông
- Đám đông hiểu theo nghĩa thông thường là một tập hợp của nhiều phần tử
riêng biệt. Tuy nhiên trong tâm lí học, đám đông mang một ý nghãi khác. Lúc này,
một tập hợp gồm nhiều phần tử riêng biệt chưa thể được coi là có tâm lí đám đông.
“Trong một điều kiện nhất định và chỉ ở đó mà thôi, một tập hợp những con người sẽ
có những đặc tính hoàn toàn khác biệt với những đặc tính của riêng từng con người
trong đó. Cá tính có ý thức bị biến mất, tình cảm và suy nghĩ của mọi cá nhân đều
hướng về một phía. Một tâm hồn chung được hình thành, nó dĩ nhiên có thể biến đổi,
nhưng hoàn toàn là một thể loại xác định”, đó là những gì mà Gustave Le Bon nói về
đám đông tâm lí. Và từ đám đông tâm lí đó, tâm lí đám đông sẽ xuất hiện.
- Như vậy, có thể hiểu sơ bộ về tâm lí đám đông như sau: Tâm lí đám đông
là một hiện tượng mà trong đó cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ, lời nói, thái độ, hành vi

của một cá nhân bị tác động rất lớn bởi những người bên ngoài, sự tác động đó lớn tới
mức cá nhân có thể “đánh mất chính mình”, có những cảm xúc, thái độ, hành vi mà
lúc ở một mình họ không thể nào có được.
2. Biểu hiện, đặc tính đám đông
2.1. Đặc tính của đám đông nhìn từ góc độ tâm lí
- Không đổi hướng suy nghĩ và tình cảm của từng cá nhân thuộc đám đông và
sự lu mờ cá ính của họ,
- Đám đông luôn bị điều khiển từ sự vô thức.
5


- Hoạt động của não bộ suy giảm nhường ưu thế cho hệ thần kinh thực vật.
- Giảm sút khả năng tư duy và sự thay đổi hoàn toàn về tình cảm.
- Sự biến đổi tình cảm có thể đi theo chiều hướng tốt lên hoặc xấu đi so với
thành phần tạo nên đám đông. Đám đông đều dễ trở nên anh dũng hoặc tàn ác
như nhau.
2.2. Tâm lí đám đông tồn tại và dễ dàng tác động đến suy nghĩ và hành
động của tất cả chúng ta
- Trong đám đông, các thành viên của nó vô danh. Khác với lúc đứng
riêng rẽ một mình, cái vô danh trong đám đông đem lại cho người ta một sự an toàn
và cảm giác được bảo vệ nhất định.
- Thứ hai, đám đông gây phấn khích. Những người đã ở trong một sân vận
động khổng lồ đều biết cảm giác đó khác với cảm giác có được khi xem trận bóng
trước màn hình ti vi. Số đông cộng hưởng và tạo ra một năng lượng đặc biệt, một sự
hưng phấn có sức lây lan lớn.
- Đám đông cũng đem lại cho các cá nhân trong nó một cảm giác về quyền
lực. Trong đám đông, những người vốn thấp cổ bé họng bỗng có cảm giác mình mạnh
mẽ. Chúng ta hẳn còn nhớ một người đàn ông Đồng Nai trong vụ hôi bia, vừa bê bia
vừa trừng mắt quát tài xế xe tải : “Báo công an đi, ông thách đấy!”. Lẫn vào đám
đông, chúng ta thấy mình mạnh mẽ và có thể làm bất cứ việc gì.

II. Cơ sở thực tiễn
1. Mặt tích cực của tâm lí đám đông
Tâm lí đám đông có những mặt tích cực nếu chúng ta biết tìm hiểu và phát
huy. Trong đó, điểm tích cực lớn nhất là về mặt truyền thông, tuyên truyền. Nếu biết
sử dụng tâm lí đám đông trong việc đưa ra và hướng con người đến những điều thiện,
điều tốt, hướng con người đi theo hững con đường sáng thì là điều rất tốt. Những
người làm công tác dân vận, công tác phong trào cần thiết ứng dụng tâm lí đông. Ví
dụ như lúc đầu bố trí một nhóm người tiên phong đi đầu trong các phong trào, được
Đội và Nhà trường quan tâm, khen thưởng sẽ tạo nguồn động lực cho những người
khác trong trường noi theo.Trong nhà trường, nếu biết vận dụng tâm lí đám đông sẽ
tạo ra các cuộc thi đua lành mạnh giữa các lớp, tạo được sự hưởng ứng phong trào
cao. Ví dụ như khi phát động một cuộc thi tìm hiểu, nếu có một vài tập thể lớp hăng
hái, làm tốt, được nhà trường tuyên dương khen thưởng, thì các tập thể lớp khác cũng
sẽ tích cực hơn trong việc tham gia, hưởng ứng phong trào.
2. Mặt tiêu cực của tâm lí đám đông
2.1. Tác động tiêu cực của tâm lí đám đông có thể gây ra tình trạng bạo lực
học đường
Có thể dễ thấy rằng, càng gần về đây, tình trạng bạo lực học đường diễn ra càng
nhiều và gây những hậu quả càng ngày càng ngày càng lớn hơn, thậm chí là gây án
6


mạng. Tâm lí đám đông là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng
này. Các vụ bạo lực thường bắt đầu với những xích mích của cá nhân này với cá nhân
kia, nhưng lại đem đến kết quả là của một đám người này với những cá nhân khác
hoặc với đám người khác. Tất cả các cá nhân trong cái tập thể tham gia bạo lực ấy đều
có xích mích với cá nhân kia hay chỉ là a dua, hùa theo vào đám đông gây tội lỗi?
2. 2. Tâm lí đám đông gây ra hiện tượng chia bè kéo cánh, gây mất đoàn kết và
tạo môi trường học tập không lành mạnh cho học sinh
Trong một môi trường học tập bất kì, luôn có một số người giỏi hơn, có điều

kiện tốt hơn, được mọi người yêu quý hơn. Họ có những người sẵn sàng ủng hộ. Và
tâm lí đám đông sẽ khiến những người khác tự động nghe theo, trở thành một cá thể
hoà vào đám đông hội đồng đó, hành động theo hội đồng. Và nếu trong môi trường đó
đồng tồn tại những cá nhân chưa nổi bật, có điều kiện không tốt,… thì sẽ bị cô lập, xa
lánh,nhiều khi còn gây hiện tượng trêu đùa, lăng nhục xúc phạm theo đám đông.
2.3. Tâm lí đám đông khiến con người không dám thể hiện ý kiến cá nhân của
chính mình
Trong một đám đông nhất định, thường thì khi có ý kiến, tâm lí đám đông sẽ
khiến các bạn học sinh rụt rè, chưa dám thể hiện ra, mà phải thông qua việc quan sát ý
kiến của người khác, rồi mới đưa ra ý kiến của mình
Cũng như vậy, trong một tập thể, ví dụ, trong lớp học, khi cô giáo hỏi ý kiến
của các bạn học sinh, tâm lí đám đông sẽ khiến các bạn không dám đưa ra ý kiến là
suy nghĩ thực sự của mình. Nếu yêu cầu cho ý kiến qua việc giơ tay,sẽ có những bạn
chờ người khác giơ tay, xem phần đông các bạn có ý kiến thế nào rồi mới bắt đầu đưa
ra ý kiến theo số đông trước đó.
Còn rất nhiều những tác động tiêu cực khác nữa do tâm lí đám đông gây ra
trong môi trường học tập, tuy nhiên, đây là ba tác động lớn nhất theo em nghĩ và
nghiên cứu cụ thể trong bài viết này.
2.4. Trong đời sống xã hội
2.4.1. Bạo lực
Tình trạng bạo lực xảy ra khi các nhóm thanh thiếu niên chơi với nhau xảy ra
xích mích với các nhóm khác hoặc cá nhân khác. Việc “ gọi bang”, “ gọi hội”,… đã
khiến gây ra những vụ bạo lực lớn, thậm chí là nhiều án mạng đã xảy ra, ngay trong
địa phương và nhiều nơi khác trên đất nước
2.4.2. Tình trạng suy giảm đạo đức xã hội
Tình trạng này diễn ra như một mặt tiêu cực nghiêm trong của tâm lí. Ở vào
đám đông, con người sẵn sàng làm những việc mà thậm chí không có ích, không cần
thiết với họ chỉ vì đám đông bảo thế.

7



Ví dụ như vụ hôi bia ở Đồng Nai chẳng hạn. Trong số những con người tham
gia vào vụ hôi của ấy, có những người không thích uống bia, không biết uống bia. Họ
lao vào và giành giật trong khi họ không cần, chỉ là thấy số đông làm vậy. Sẽ là hời
hợt nếu chúng ta chỉ nhìn vào vụ việc mà vội kết luận về “người Việt bị suy đồi văn
hoá, suy đồi đạo đức”,.. mà không nhìn vào nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng
này là do tâm lí đám đông gây ra.
Thêm nữa, rất nhiều những tệ nạn xã hội xảy ra trong tầng lớp thanh thiếu niên
mà phần nhiều là do tâm lí đám đông, do đám đông tác động. Ví dụ như đua xe,
nghiện hút, sử dụng các chất kích thích, cờ bạc,… Trong đám đông và chịu tác động
của tâm lí đám đông, con người dễ trở nên hưng phấn và sa vào các tệ nạn hơn bao
giờ hết. Thử hình dung mà xem, ta đang chơi trong một đám bạn đã tham gia vào các
tệ nạn, và việc ta tham gia vào tệ nạn ấy như một kết quả có thể hiểu được.
3. Nguyên nhân
Do phần lớn một bộ phận thanh thiếu niên học sinh thường bị chi phối bởi
những mặt tiêu cực của tâm lí đám đông gây ra những hậu quả không chỉ ảnh hưởng
đến môi trường học tập mà còn ảnh hưởng lớp đến xã hội. Sự xuất hiện của mạng xã
hội đem lại nhiều lợi ích, cũng gây ra nhiều những bất cập. Dưới sức ảnh hưởng của
mạng xã hội, tâm lí đám đông đã gây ra nhiều hiện tượng khác nhau. Mà tầng lớp
thanh thiếu niên học sinh có số lượng sử dụng lớn các mạng xã hội đặc biệt là
facebook.
Không những thế, hiện tượng nhiều like, nhiều share, nhiều comment trên
mạng xã hội cũng tác động và đồng thời chịu ảnh hưởng của tâm lí đám đông. Một
bức hình nhiều người thích, chưa cần biết có đẹp hay không, sẽ có những bạn thích và
share một cách vô tội vạ. Tầng lớp thanh niên còn nhiều non nớt.
4. Hậu quả
Tâm lí đám đông có thể dẫn đến những hâụ quả khôn lường vì trong đám đông
cá nhân là vô danh, mọi người bị chi phối bởi đám đông mà không cần biết đến đúng
sai. Khi tiếp cận với những sự việc, câu chuyện được đem ra bàn tán trên mạng xã

hội,hay ngoài thực tế, thường sẽ dựa chủ yêu vào ý kiến của đám đông bình luận.
Đám đông chê bai, ta cũng sẽ nảy sinh tâm lí chê bai. Và trước một sự việc, một cử
chỉ không đẹp, lẽ ra nếu ở lúc bình thường, ta cũng sẽ cho qua và thông cảm, thì xuất
hiện trên mạng xã hội, hùa theo tâm lí đám đông, ta sẵn sàng thể hiện thái độ một
cách quyết liệt. Điều này đã tạo nên “ tâm lí bức xúc”, một căn bệnh phổ biến của
người Việt nói chung và học sinh nói riêng. Cá nhân có thể bị lôi kéo vào những hành
vi tiêu cực, vi phạm pháp luật, không làm chủ được bản thân mình.
5. Biện pháp:
Để tránh bị lôi kéo vào tâm lí đám đông, bạn cần biết nhận
thức việc đám đông đang làm là đúng hay sai. Nếu đúng bạn nên cổ
8


vũ đồng tình nếu sai bạn nên phản đối, tránh a dua sai theo họ dẫn
đến những hậu quả khôn lường.
Bạn nên tham gia vào các hoạt động của các tổ chức như Đội
TNTP HCM, các CLB trong nhà trường giúp bạn rèn luyện các kỹ
năng sống tích cực.
Mỗi người chúng ta nên cố gắng tự chủ với ý kiến và cảm xúc
của mình. Điều đó không chỉ khẳng định sự tồn tại độc lập của bản
thân mà còn có thể tránh bị vướng vào những cuộc thị phi, những
công kích sai lầm, có thể gây thiệt hại cho ai đó một cách không
đáng có.

CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP VÀ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
II.1. Phương pháp nghiên cứu
II.1.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Sử dụng các PP: tổng hợp, thống kê,
phân tích, đánh giá, so sánh.
II.1.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
II.1.2.1. Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp về ảnh hưởng của tâm lí

đám đông đến học sinh THCS hiện nay, ghi chép lại kết quả quan sát được.
II.1.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi: Có phần mở đầu và kết
thúc, sử dụng các câu hỏi ngắn gọn hợp lí hướng vào nội dung cần nghiên cứu.
II.1.2.3. Phương pháp điều tra khảo sát: Điều tra bằng phiếu khảo sát ý kiến
của các bạn học sinh THCS Hương Sơn, THCS Tân An
II.1.3. Phương pháp nghiên cứu thống kê
Điều tra bằng bảng hỏi, phiếu khảo sát, quan sát một cách khách quan để đưa
ra con số chính xác. Từ đó tìm kiếm các giải pháp để phát huy các ảnh hưởng tốt của
tâm lí đám đông, hạn chế các ảnh hưởng xấu của tâm lí đám đông đến nhận thức thái
độ tình cảm hành vi của học sinh THCS hiện nay.
II.2. Kế hoạch nghiên cứu
II.2.1. Tổ chức nghiên cứu lí luận
II.2.1.1. Mục đích: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp của tâm lí đám đông
trong thanh thiếu niên học sinh hiện nay, đưa ra các giải pháp để phát huy mặt tích
cực của tâm lí đám đông.
II.2.1.2. Nội dung: Đưa ra những thực trạng về ảnh hưởng tích cực và những
ảnh hưởng tiêu cực của tâm lí đám đông đối với việc học tập cũng như trong đời sống
9


xã hội của học sinh. Soạn thảo phiếu điều tra và khảo sát, xây dựng các tiêu chí đánh
giá để tìm ra giải pháp cụ thể
II.2.1.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Chúng em sử dụng các PP: Phân
tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa liên quan đến vấn đề nghiên cứu
II.2.2. Tổ chức nghiên cứu thực tiễn
Nghiên cứu thực tiễn tại các trường THCS Hương Sơn, THCS Tân An . GV
hướng dẫn đã định hướng cho chúng em về cách điều tra, tiếp xúc với các bạn học
sinh ở các trường trên.
II.3. Tiến hành nghiên cứu:
II.3.1. Giai đoạn bắt đầu: Hình thành ý tưởng:

Tìm hiểu tư liệu, tài liệu cho đề tài và phác thảo đề cương sơ bộ, nghiên cứu lí
luận, chuẩn bị phương pháp và công cụ nghiên cứu. Đọc tài liệu, tìm hiểu kỹ về vấn
đề tâm lí đám đông. Soạn thảo bản đánh giá và cách đánh giá hực nghiệm. Điều tra
thử 20 phiếu tại lớp học và các buổi sinh hoạt để kiểm tra.
II.3.2. Giai đoạn 2: Tổ chức nghiên cứu
Phát phiếu điều tra cho các bạn học sinh trong diệ nghiên cứu. Thu phiếu, xử lý
số liệu đầu vào và đánh giá thực trạng.
II.3.3 Giai đoạn 3: Thực nghiệm kết quả
Chia thành 2 nhóm tìm hiểu. Thực nghiệm và so sánh kết quả.
II.3.4. Giai đoạn 4: Hoàn thiện và chỉnh sửa đề tài
Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực tiễn và viết phần kết quả nghiên cứu. Chỉnh
sửa và hoàn thiện đề tài.
Bảng 1: Kế hoạch nghiên cứu cụ thể:
Thời gian

Công việc

1/4/2019 – 1/5/2019

Lựa chọn tên dự án nghiên cứu

2/5/2019 – 2/7/2019

Tìm tài liệu, soạn đề cương nghiên cứu

3/7/2019 – 3/9/2019

Hoàn chỉnh đề cương dự án nghiên cứu

4/9/2019 – 25/9/2019


Nghiên cứu cơ sở lý luận và soạn phiếu khảo sát

26/9/2019 – 6/10/2019

Hoàn thiện phiếu khảo sát

7/10/2019 – 15/10/2019

Tiến hành phát phiếu khảo sát

10


16/10/2019 – 26/10/2019

Xử lý số liệu

27/10/2019 – 3/11/2019

Viết báo cáo kết quả khảo sát thực trạng và đề xuất các
biện pháp
Hoàn thiện dự án nghiên cứu

4/11/2019 - 6/11/2019
7/11/2019

Nộp dự án nghiên cứu

Tiểu kết chương II

Để nghiên cứu đề tài có hiệu quả, chúng em đã lập kế hoạch cụ thể, phân chia
nhiệm vụ rõ ràng đồng thời quan sát kỹ lưỡng, thâm nhập thực tế và sử dụng các
phương pháp nghiên cứu như: tổng hợp, thống kê, phân tích, đánh giá so sánh. Mỗi
phương pháp nghiên cứu đều được thực hiện nhằm giải quyết những nhiệm vụ của đề
tài để tìm ra thực trạng, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh
hưởng tích cực đến các cá nhân và cộng đồng bởi những ảnh hưởng từ tâm lí đám
đông.
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
III.1 Kết quả điều tra khảo sát và thực nghiệm
Em tiến hành khảo sát trên 300 học sinh THCS ở 3 trường: THCS Hương Sơn,
THCS Tân An, THCS Nghĩa Phúc. Kết quả như sau:
III. 1. Câu hỏi điều tra:
Câu 1: Bạn hiểu tâm lí đám đông là gì? ( Câu hỏi ở phiếu khảo sát phần phụ lục)

Như vậy với câu hỏi nhận thức về khái niệm tâm lí đám đông, có 75 % học sinh
THCS hiểu khái niệm TLĐĐ, có 25% học sinh được hỏi không hiểu về TLĐĐ. Như
vậy còn một số bạn chưa hiểu về TLĐĐ. Tâm lí đám đông là một hiện tượng mà trong
đó cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ, lời nói, thái độ, hành vi của một cá nhân bị tác động
rất lớn bởi những người bên ngoài, sự tác động đó lớn tới mức cá nhân có thể “đánh
mất chính mình”, có những cảm xúc, thái độ, hành vi mà lúc ở một mình họ không thể
nào có được.
Câu 2: Biểu hiện, đặc tính của Tâm lí đám đông là gì ?
Với câu hỏi Tâm lí đám đông có biểu hiện, đặc tính như thế nào có 45% số bạn
được hỏi hiểu biểu hiện đặc tính của Tâm lí đám đông.Tâm lí đám đông có biểu hiện,
đặc tính là: không đổi hướng suy nghĩ và tình cảm của từng cá nhân thuộc đám đông
và sự lu mờ cá tính của họ. Đám đông luôn bị điều khiển từ sự vô thức.Hoạt động của
11


não bộ suy giảm nhường ưu thế cho hệ thần kinh thực vật. Giảm sút khả năng tư duy

và sự thay đổi hoàn toàn về tình cảm. Sự biến đổi tình cảm có thể đi theo chiều hướng
tốt lên hoặc xấu đi so với thành phần tạo nên đám đông. Đám đông đều dễ trở nên anh
dũng hoặc tàn ác như nhau.
Có 55% các bạn được hỏi không hiểu được đặc tính của Tâm lí đám đông,
nhưng phần đông các bạn đều ùa theo đám đông.
Câu 3 : Tâm lí đám đông gây ra những hậu quả tiêu cực nào?
Với câu hỏi về hậu quả tiêu cực của Tâm lí đám đông có 35% các bạn hiểu về
các hậu quả tiêu cực của Tâm lí đám đông và 65% các bạn chưa hiểu những hậu quả
không lường hết được do đám đông gây ra. Tâm lí đám đông có thể gây ra bạo lực
học đường, kéo bè kéo cánh gây mất đoàn kết tạo ra môi trường học tập thiếu lành
mạnh cho học sinh.Tâm lí đám đông khiến con người không dám thể hiện cá tính của
mình.
Như vậy do không hiểu những mặt tiêu cực của Tâm lí đám đông mà đa phần
các bạn cứ thấy đám đông làm là mình làm theo ùa theo mà không nghĩ đến hậu quả
của nó.
Câu 4: Khi quyết định đồng tình hay phản đối, bạn có để ý đến quyết định của
người xung quanh mình không?

Có đến 70% các bạn được hỏi khi đưa ra quyết định thì đều phụ thuộc vào quyết định
của những người xung quanh mình, có 20% các bạn không phụ thuộc những người
xung quanh, có 10% lưỡng lự chỉ có một số việc.
Câu 5: Bạn có đang chịu tác động của người xung quanh khi quyết định?

80% các bạn phụ thuộc vào những người xung quanh khi đưa ra quyết định. Như vậy
có thể khẳng định rằng đa số các bạn thường chịu tác động của Tâm lí đám đông và bị
chi phối bởi tâm lí đám đông.
Câu 6: Khi bạn nêu ý kiến mà người khác không đồng tình với mình, bạn có tiếp
tục nêu ý kiến của mình không?

12



Như vậy, tâm lí đám đông đã ăn sâu và ảnh hưởng lớn đến như thế nào trong tiềm
thức và hành vi của con người, và nhất là đối tượng thanh thiếu niên học sinh. Thêm
nữa, rất nhiều những tệ nạn xã hội xảy ra trong tầng lớp thanh thiếu niên mà phần
nhiều là do tâm lí đám đông, do đám đông tác động
III.2.Một số giải pháp nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực và phát huy
những ứng dụng tích cực của tâm lí đám đông
1. Giải pháp nhằm hạn chế những tiêu cực
1.1. Tôn trọng và khuyến khích mỗi cá nhân mạnh dạn thể hiện cái “tôi” của
mình nếu những quan điểm và hành động đó là không đi ngược lại luật pháp và giá
trị nhân văn
Để giải quyết thực trạng cụ thể này,cả cha mẹ, thầy cô và Đội TNTP HCM của
trường cần phải có những giải pháp riêng để khắc phục
- Về phía cha mẹ ( gia đình)
+ Lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của con em mình bằng một thái độ nghiêm
túc, tôn trọng, bình đẳng và chia sẻ.
+ Hướng con tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, giao tiếp xã hội, trải
nghiệm thực tế,… làm giàu vốn sống, kĩ năng sống.
+ Tránh những trách móc thái quá và hình phạt nặng nề khi con làm sai mà nên giúp
con hiểu để tự sửa sai và tránh mắc phải lần sau.
- Về phía thầy cô ( Nhà trường)
+ Trong hoạt động giáo dục, cần tôn trọng những ý kiến cá nhân của học sinh
+ Khuyến khích học sinh tranh luận với bạn bè và thầy cô trên sự công bằng và lịch
sự.
+ Bình đẳng trong đối xử với mọi học sinh.
+ Quan tâm, yêu thương và chia sẻ.
+ Tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong các hoạt động dạy học.
Em cũng đã làm một phiếu khảo sát cho 300 bạn học sinh về các CLB trong các
trường. Bảng kết quả cho thấy ý nghĩa của các câu lạc bộ đối với các bạn học sinh, và

13


hơn 95% các bạn đều muốn trong mô hình trường mình có những câu lạc bộ giúp phát
triển toàn diện.

Câu hỏi



Không

Câu 7: Bạn có tham gia vào CLB nào trong trường không?
Câu 8: Hoạt động của CLB có phát huy được năng lực cá nhân
của bạn không?
Câu 9: Bạn có thấy tự tin hơn khi tham gia các CLB không?
Câu 10: Các thành viên trong CLB của bạn có hoạt động tích
cực, tôn trọng bạn và đoàn kết không?
Câu 11: Theo bạn, học sinh có nên tham gia vào các CLB trong
nhà trường không?

65%
95%

35%
5%

80%
80%


20%
20%

95%

5%

1.2. Đánh thức và bồi dưỡng tinh thần nghĩa hiệp, dám tố cáo, đấu tranh chống lại
cái xấu, cái tiêu cực
1.3. Nên sử dụng phương thức bỏ phiếu kín để đảm bảo tính khách quan và công
bằng
Câu 12: Bạn có mong muốn được bỏ phiếu kín khi biểu quyết hay không? Và đây là
kết quả: Có 72,2% là muốn bỏ phiếu kín.

Như vậy đa số các bạn đều mong muốn bỏ phiếu kín khi đưa ra quyết định để đảm
bảo tính khách quan và công bằng tránh tâm lí e ngại nhau, hoặc hùa theo nhau.
14


2. Giải pháp giúp phát huy tính tích cực
2.1. Thực hiện các cuộc vận động, tuyên truyền để phát huy mặt tích cực của tâm lí
đám đông
Nhờ có các cuộc vận động, tuyên truyền và giáo dụng định hướng cụ thể về cách phát
huy mặt tích cực của tâm lí đám đông trong nhà trường cũng như địa phương thì sẽ dễ
đạt được những kết quả tích cực hơn. Cụ thể, trong trường có thể có những chương
trình ngoại khoá, tuyên truyền về việc cùng nhau chung tay xây dựng một tập thể
vững mạnh, ủng hộ việc xây dựng những tập thể đoàn kết, cùng nhau phấn đấu đi lên.
2.2. Tuyên dương, khen thưởng các điển hình làm tốt để khích lệ phong trào: Một
phong trào muốn được hưởng ứng cao thì cần phải có sự khích lệ. Nếu các thành viên
đã tham gia nhận được sự cổ vũ thì sẽ càng hăng hái và cố gắng nhiều hơn.

2.3. Vai trò của người thủ lĩnh
Trong tất cả các giải pháp, em xinh nhấn mạnh về vai trò của người thủ lĩnh. Trong
một tập thể hay cộng đồng, người thủ linh mang một vai trò rất quan trọng. Nếu người
thủ lĩnh cứng rắn, có những quyết định đúng đắn thì cả tập thể đó sẽ có những hành
động đúng đắn và ngược lại, tâm lí đám đông sẽ ảnh hưởng xấu đến từng cá nhân nói
riêng và tập thể nói chung nếu người thủ lĩnh thiếu tài năng và bản lĩnh vững vàng.
Như vậy, việc cần làm để hạn chế các tác động tiêu cực và phát huy tính tích cực
của tâm lí đám đông chính là việc đào tạo ra những người thủ lĩnh giỏi. Nhà trường
cần phối hợp với Đội TNTP HCM tổ chức các lớp tập huấn, huấn luyện, đào tạo
những người đứng đầu có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao. Đồng thời, cũng phải
có những bằng khen, hoặc các phần thưởng nhỏ, tuyên dương khen thưởng đối với
những người thủ lĩnh giỏi để khích lệ các bạn thêm cố gắng trong những năm sau.
V. Ý nghĩa của việc nghiên cứu và giải quyết những ảnh hưởng của tâm lí đám
đông
15


- Hiểu được rõ những nguyên nhân cụ thể và ảnh hưởng của tâm lí đám đông đối với
con người
- Có những biện pháp cụ thể để giảm những tác hại tiêu cực do tâm lí đám đông gây ra
và phát huy những tác dụng tích cực.
- Phòng tránh các tệ nạn xã hội như đua xe, nghiện hút, cờ bạc, sử dụng chất kích
thích,.. và bạo lực học đường
- Xây dựng một môi trường sống, học tập và làm việc lành mành đối với cá nhân và xã
hội.
- Giúp cá nhân có được những quan niệm tích cực về cách sống và tránh những ảnh
hưởng tiêu cực của tâm lí đám đông, làm mất đi cái “tôi” sáng tạo của mình. Giúp mỗi
cá nhân nhận ra “tôi khác nhưng tôi không lạc” (thông điệp của học sinh trường
THCS Hương Sơn) để không ngừng sáng tạo, dám đấu tranh chống lại thói hư tật xấu.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
- Dự án đã đi sâu vào nghiên cứu, phân tích:
+ Ảnh hưởng của tâm lý đám đông đối với học sinh THCS hiện nay.
+ Thực trạng tiêu cực do lợi dụng tâm lý đám đông và hệ lụy đến nhận thức, đời
sống và nhân cách của học sinh hiện nay.
+ Những mặt tích cực có thể phát huy từ tâm lý đám đông.
- Dự án đã đưa ra từng giải pháp cụ thể, thuộc về cả 2 nhóm:
+ Hạn chế những tiêu cực do lợi dụng tâm lý đám đông đối với thanh thiếu niên.
+ Tích cực hóa tâm lý đám đông nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách và hành động
của thanh thiếu niên hiện nay.
- Với mỗi giải pháp, dự án đã nêu các mô hình hoạt động cụ thể đối với cá nhân, với
gia đình, nhà trường, tổ chức Đội và địa phương.
II. KIẾN NGHỊ
Do còn hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như sự triển khai một sô mô hình tổ
chức hoạt động còn ít nên dự án chưa cung cấp được số liệu thống kê đủ lớn để chứng
minh tính đúng đắn và hiệu quả của các giải pháp đã nêu. Vì vậy, nếu được nhân rộng
16


mô hình tổ chức hoạt động ở nhiều trường, nhiều đơn vị trường, chắc chắn sẽ đem lại
hiệu quả cao hơn trong việc tích cực hóa tâm lý đám đông trong bộ phận lớn học sinh
hiện nay.
En xin chân thành cảm ơn!
Học sinh:

Chu Thị Ngọc Linh

17




×