Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Một số giải pháp hướng dẫn giáo viên dạy trẻ làm quen với toán ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.08 KB, 18 trang )

Mẫu số 5

Mã số

- Tên sáng kiến: “Một số giải pháp hướng dẫn giáo viên dạy trẻ làm quen
với toán ở trường mầm non”
- Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục
- Họ tên tác giả: Nguyễn Thị Thịnh
- Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoa Phượng – Bá Hiến – Bình Xuyên


Bình Xuyên, tháng 01/2019

Họ tên, chữ ký người chấm điểm

Điểm

Mã số


Người số 1:…………………………………………
Người số 2:…………………………………………
- Tên sáng kiến: “Một số giải pháp hướng dẫn giáo viên dạy trẻ làm
quen với toán ở trường mầm non”

- Mô tả sáng kiến:

+ Về nội dung của sáng kiến: Áp dụng các giải pháp dưới đây để nâng cao
chất lượng cho đội ngũ giáo viên của nhà trường:

1. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện, bồi dưỡng chuyên môn


nghiệp vụ cho giáo viên:

Ngay vào đầu năm học, tôi cùng với các tổ trưởng chuyên môn bàn bạc, trao
đổi để xây dựng kế hoạch nội dung và yêu cầu cụ thể cho môn dạy trẻ làm quen với
Toán ở các độ tuổi.

Đáp ứng với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nên tôi phải chọn bài dạy phù hợp
với từng lứa tuổi, đảm bảo mục đích yêu cầu và đạt được kết quả mong đợi của mỗi
bài dạy.


Cùng tổ trưởng chuyên môn trao đổi về phương pháp tổ chức các bài dạy, bài
nào khó, chưa hiểu chúng tôi hệ thống lại để tổ chức tập huấn cho các giáo viên
trong tổ.

Khi xây dựng kế hoạch cụ thể xong, tôi đề nghị với Ban giám hiệu nhà
trường cho chúng tôi tổ chức tập huấn cho các giáo viên trong tổ cùng nhau trao
đổi, chia sẻ kinh nghiệm và tháo gỡ những bài có nội dung khó.

Khi tổ chức tập huấn bồi dưỡng chuyên môn hàng tháng của các tổ, tôi chỉ
đạo các tổ trưởng triển khai đến các giáo viên trong tổ đưa ra các bài dạy khó, chưa
hiểu trong tháng để cùng nhau giải quyết và đi đến thống nhất khi tổ chức các nội
dung.

Toán là một môn học khô khan, lại cần có câu từ chuẩn xác nên không thể
cung cấp kiến thức sai cho trẻ, đó là điều rất cần thiết mà bản thân tôi phải suy nghĩ
để tìm ra giải pháp giúp giáo viên thực hiện tốt môn Toán và nhất là không cung
cấp sai kiến thức cho trẻ.

2. Giải pháp 2: Công tác tự làm đồ dùng dạy học.



Ngay từ đầu năm học, ngoài việc tham mưu với nhà trường đầu tư mua sắm
đồ dùng dạy học cho các lớp, tôi xây dựng kế hoạch tự làm đồ dùng dạy học phục
vụ các môn học.

Đối với môn Làm quen với Toán cần phải có rất nhiều đồ dùng bởi Toán rất
thực tế và gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ và xuyên suốt trong cuộc sống
con người chúng ta.

Để thực hiện được chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm thì số lượng đồ dùng, đồ chơi trong lớp cần rất nhiều, chính vì vậy bản
thân giáo viên phải tích cực thường xuyên làm đồ dùng dạy học, cũng chính những
đồ dùng đó phục vụ rất nhiều cho các hoạt động làm quen với Toán.

Trang trí các góc trong lớp thì góc học tập cũng chiếm khá nhiều diện tích,
chính vì vậy mà giáo viên phải đầu tư nhiều công sức thời gian để làm đồ dùng, đồ
chơi cho trẻ được trải nghiệm khám phá.

Muốn có được kết quả đó, giáo viên phải vận động phụ huynh ủng hộ
nguyên vật liệu, nhà trường phải đầu tư kinh phí mua nguyên vật liệu để giáo viên
làm đồ dùng dạy học.


Từ những nguyên vật liệu đó tôi đã tổ chức cho các tổ làm đồ dùng dạy học
theo chủ đề, có nhận xét đánh giá giáo viên, đánh giá tổ để làm một yếu tố bình xét
thi đua hàng tháng.

Tổ chức cho giáo viên các tổ giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm làm đồ
dùng, học những mẫu mới và nhân rộng trong tổ của mình.


3. Giải pháp 3: Tổ chức thực hiện tiết dạy mẫu.

Sau khi xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể của từng độ tuổi, thảo luận, trao
đổi các tiết học mới, khó, tôi đã phối hợp với các tổ trưởng chuyên môn, xin ý kiến
chỉ đạo của nhà trường cho phép chúng tôi lên tiết dạy mẫu tới toàn thể giáo viên
cùng trao đổi.

Tôi cùng các tổ trưởng chuyên môn xây dựng các tiết mẫu, chọn nội dung
phù hợp, phương pháp tổ chức, chọn giáo viên thực hiện để giáo viên trong toàn
trường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, rút ra được bài học để cùng nhau thực hiện tốt
ở nhóm lớp của mình.


Trong học kỳ I tôi đã phân công và tổ chức được 4 tiết dạy mẫu để giáo viên
toàn trường được nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm. Kết quả là có 03 tiết dạy
đạt tốt, 01 tiết dạy đạt khá. Tiết dạy khá là do kỹ năng của giáo viên còn hạn chế,
chưa tự tin, chưa linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức hoạt động và được giáo viên dự
đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm để cùng nhau khắc phục và phát huy điểm mạnh.

Đây là một hình thức mà tất cả các giáo viên cùng được học tập, trao đổi,
chia sẻ kinh nghiệm và đi đến thống nhất trong toàn bộ nhà trường, giáo viên không
còn bỡ ngỡ khi gặp những bài mới, nội dung khó để cung cấp kiến thức không
chính xác cho trẻ.

Về khả năng áp dụng của sáng kiến:

- Sáng kiến này tôi đã thực hiện và áp dụng tại Trường Mầm non từ năm học
2017 – 2018 đến năm học 2018 – 2019, kết quả sau khi áp dụng rất khả quan, được
giáo viên trong nhà trường đánh giá tốt, có thể áp dụng cho những năm học tiếp

theo và cho các trường mầm non.

* Lợi ích thu được hoặc dự kiến do áp dụng sáng kiến


Kết quả nghiên cứu khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Những giải pháp nêu trên đã giúp cho chất lượng chuyên môn ở Trường
Mầm non thực sự được nâng lên trong năm học 2018 - 2019, đội ngũ giáo viên
vững vàng hơn nhiều trong chuyên môn, nhiều giáo viên là giáo viên giỏi cấp
trường và cấp Huyện, hàng năm đều có giáo viên đạt Chiến sỹ thi đua cơ sở và giáo
viên đạt Lao động tiên tiến. Hiện nay đội ngũ giáo viên đã đạt chuẩn 100%. Giáo
viên đạt trình độ trên chuẩn là: 92.8%

Năm học 2017 – 2018 có 01/15 Giáo viên được Chủ Tịch UBND Tỉnh tặng
Bằng khen đạt 6.7%; 02/15 giáo viên đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở đạt 13%;
10/15 giáo viên đạt Lao động tiên tiến đạt 67%.

BẢNG ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

+ Tổng số giáo viên: 14 người

T

So sánh kết

Nội dung đánh giá
Trước khi thực hiện

Ghi


Kết quả sau khi
quả thực

T

đề tài

thực hiện đề tài
hiện

Đạt

Chưa đạt

Đạt

Chưa đạt

Tăng

Giảm

chú


1 Giáo viên có kỹ năng

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

%

%

8

57

6

43

10

71


4

29

14

0

9

64

36

12

86

14

22

0

6

43

57


9

64

36

21

0

tổ chức hoạt động
linh hoạt, sáng tạo
2 Giáo viên có kỹ năng

5

2

làm đồ dùng, đồ chơi
3 Kết quả giờ dạy của

8

5

giáo viên xếp loại giỏi

* Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Giáo viên đã nắm chắc chuyên môn và có kỹ năng sư phạm, biết xây dựng

môi trường học tập tại lớp học của mình, xây dựng được môi trường lấy trẻ làm
trung tâm, xây dựng được các góc học mở, trang trí lớp và trang trí chủ đề, làm đồ
dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động.
Biết xây dựng kế hoạch cụ thể cho các hoạt động trong ngày khoa học, phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.


Thường xuyên trau dồi kiến thức, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, phấn
đấu hoàn thành các tiêu chí thi đua cuối năm, không có giáo viên vi phạm quy chế
chuyên môn.
Được sự ủng hộ của BGH nhà trường và của tập thể giáo viên đã giúp đỡ tôi,
đóng góp ý kiến để tôi áp dụng đề tài này vào Trường mầm non trong năm học
2017 – 2018 và năm học 2018 - 2019.

- Các thông tin cần được bảo mật (nếu có); Không có

d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;

Điều kiện về cơ sở vật chất:

- Các trang thiết bị cần thiết: Môi trường trang trí trong và ngoài lớp đầy đủ
đồ dùng cá nhân phục vụ cho trẻ.

- Phòng học rộng rãi, các lớp được trang trí theo môi trường giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm.

Điều kiện về giáo viên:


- Giáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, yêu nghề mến trẻ,

nhiệt tình, ham học hỏi, linh hoạt sáng tạo.

- Giáo viên có kiến thức phương pháp dạy trẻ học Toán.

- Các giáo viên làm Tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên thực hiện các
tiết dạy mẫu.

- Thời gia tập huấn và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

Điều kiện về trẻ:

- Trẻ mẫu giáo từ 3 – 5 tuổi của trường mầm non.

đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào
hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có); Không


Mẫu số 02


PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG MN HOA PHƯỢNG

Số: /BNX - MNHP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Bá Hiến, ngày 28 tháng 01 năm 2019

BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

VÀ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên

- Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoa Phượng nhận được đơn đề nghị
công nhận sáng kiến của bà: Nguyễn Thị Thịnh

- Ngày tháng năm sinh: 01/02/1980 Nam, nữ: Nữ

- Đơn vị công tác (hoặc hộ khẩu thường trú): Trường mầm non Hoa Phượng


- Chức danh: Phó Hiệu trưởng

- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non

- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác
giả, nếu có)

- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (nếu có): Trường hợp tác giả sáng kiến không
đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến thì nêu rõ chủ đầu tư tạo ra sáng kiến là cơ
quan, tổ chức hoặc cá nhân nào. Nếu sáng kiến được tạo ra do Nhà nước đầu tư
kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật thì ghi rõ thông tin này; không có

- Tên sáng kiến: “Một số giải pháp hướng dẫn giáo viên dạy trẻ làm quen
với toán ở trường mầm non”


- Lĩnh vực áp dụng: Áp dụng đối với giáo viên trường mầm non Hoa
Phượng, giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
trường mầm non Hoa Phượng.

Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị công nhận sáng kiến.

- Tôi tên là: Dương Thị Hà


- Chức vụ: Hiệu trưởng

Thay mặt Trường Mầm non Hoa Phượng nhận xét, đánh giá như sau:

1.Đối tượng được công nhận sáng kiến: Là giải pháp nào trong các giải pháp
nêu dưới đây:

- Giải pháp quản lý: trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm
non.

2. Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến: Nêu rõ quan điểm của cá nhân theo
các nội dung (bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây):

a) Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo: vì

- Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp
trước;

- Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến
mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;



- Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng
thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp
dụng, phổ biến;

- Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải
thực hiện.

b) Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực:

- Mang lại lợi ích xã hội: nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên trong
nhà trường, rèn cho trẻ có kỹ năng học toán sau này.

c) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ
chức: Áp dụng trong trường mầm non.

3. Kiến nghị đề xuất:

- Nêu rõ đề xuất của mình (công nhận hay không công nhận sáng kiến): Sáng
kiến được công nhận.

- Trường Mầm non Hoa Phượng Đề nghị Hội đồng sáng kiến xét công nhận
sáng kiến.


Xin trân trọng cảm ơn./.

HIỆU TRƯỞNG


Dương Thị Hà




×