Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy tập viết cho học sinh lớp 2 trong trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.97 KB, 18 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
a. Tác giả sáng kiến: Trần Thị Ngọc Phương
- Ngày tháng năm sinh: 08/12/1977 Nam, nữ: Nữ
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Sơn Lôi B
- Chức danh: Giáo viên - Tổ trưởng chuyên môn khối 4+5
- Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Tiểu học.
- Tỉ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%
b. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Thị Ngọc Phương
c. Tên sáng kiến: “ Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy Tập viết cho
học sinh lớp 2 trong trường Tiểu học”.
-Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Khối Tiểu học : Khối 2+3.
+ Vấn đề sáng kiến giải quyết là: Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ vào
việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tập viết để tìm ra phương pháp giúp
giáo viên rèn luyện cho học sinh lớp 2 viết đẹp hơn, đặc biệt viết chữ hoa tốt
hơn và viết nét thanh nét đậm đúng .
- Mô tả sáng kiến:
+Về nội dung của sáng kiến:

1


- Chữ viết là một công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương
tiện ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hoá, khoa học và đời sống… Do
vậy, ở trường Tiểu học, việc dạy chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là
yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt. Như chúng ta biết đọc thông,
viết thạo gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách rời. Vì vậy việc rèn chữ, rèn
đọc cho học sinh là vô cùng quan trọng. Cần rèn cho các em viết đúng,viết cẩn


thận, viết đẹp là giúp các em có đức tính cần cù, nhân đạo và lòng tự trọng đối
với bản thân cũng như thầy cô giáo và bạn đọc bài vở của mình. Nền giáo dục
của chúng ta đã lần lượt trải qua nhiều thời kì cải cách. Và sau mỗi lần cải cách
như vậy, mẫu chữ viết cho học sinh tiểu học lại thay đổi. Thực trạng, chữ viết
của học sinh còn xấu và thiếu chính xác, trình bày không sạch sẽ, rõ ràng, một
bộ phận học sinh viết còn quá chậm hoặc quá nhanh, điều đó ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng học môn tiếng việt nói chung và môn tập viết nói riêng.
- Là một giáo viên gắn bó với nghề được 21 năm tôi luôn coi trọng chữ viết là
yếu tố hàng đầu. Để giúp học sinh lớp 2 học tốt môn Tiếng việt nói chung và
phân môn Tập viết nói riêng là một việc làm có ý nghĩa hết sức thiết thực nhằm
góp phần thực hiện tốt mục tiêu của môn Tập viết đó là rèn nét chữ, nét người.
Thực tế là giáo viên chủ nhiệm lớp qua giảng dạy tôi nhận thấy rằng một số em
học sinh khối 2 và lớp tôi dạy các em viết chữ rất xấu, sai lỗi chính tả nhiều,
một số lớp ‘Vở sạch; chữ đẹp’ kết quả còn thấp, hoặc năm nay đạt năm sau mất,
chữ viết không đúng độ cao, thiếu nét, thừa nét, khoảng cách giữa các chữ chưa
đều, chưa chuẩn. Với lí do đó cũng ảnh hưởng phần nào đến chất lượng chữ viết
2


của học sinh, có những lớp các em viết chữ rất xấu, mất nét, nghiêng ngả dẫn
đến thiếu ý thức học tập trong các môn học khác.
Vì vậy tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng chất lượng rèn chữ viết đúng, viết
đẹp cho học sinh lớp mình đạt hiệu quả cao nhất.Đồng thời để cho học sinh
thích thú học có niềm say mê luyện viết. Do đó bản thân tôi luôn học hỏi đồng
nghiệp, những người có kinh nghiệm, nghiên cứu tìm tòi vận dụng đổi mới các
phương pháp dạy học Tập viết. Từ thực tiễn giảng dạy trong những năm qua tôi
đưa ra được giải pháp sau :
*Giải pháp 1 : Củng cố, nhớ lại và nắm chắc các nét cơ bản:
- Có 3 loại nét cơ bản đó là:
+ Nét cong

+ Nét móc
+ Nét khuyết
( Gọi các nét trên là nét cơ bản và nó là những nét chính cấu tạo nên chữ.)
+Nét cong:
- Học sinh thường viết nét tròn quá cỡ viết méo mó. Vậy muốn học sinh viết
được nét tròn đẹp giáo viên phải chỉ cho học sinhthấy: Nét cong đẹp là nét cong
có hình dáng tròn trịa nhưng thon thả về hai đầu. Có thể dùng hình tượng quả
trứng gà để ví với nét tròn đẹp. Cho học sinh sửa dần, giáo viên nhắc nhở kịp
thời sẽ giúp các em sẽ giúp các em viết được nét cong đẹp như mong muốn.

3


-Ví dụ :Các chữ viết nét cong là :o,ô,ơ, a ,ă ,â ,q ,d ,đ ,e,ê ,c ,x .Khi dạy viết nét
cong này giáo viên chỉ việc dạy và phân tích chữ đầu tiên sau đó hướng dẫn để
các em có thể tự viết các chữ còn lại.
+ Nét móc:
- Loại nét thứ hai cần phải viết đẹp là nét móc. Nét móc có trong các chữ cái.
- Nét móc đẹp là nét móc phải viết ngay ngắn, đều nét, đầu móc không quá to,
không quá nhọn. Sửa nét móc cho học sinh cần gắn với từng chữ cụ thể.
-Ví dụ :Các nét móc là :i ,t ,u ,ư ,m ,n ,p
+Nét khuyết: Có thể nói loại nét khó viết nhất mà học sinh hay viết sai không
đúng chữ. Có hai kiểu nét khuyết đó là nét khuyết trên và nét khuyết dưới .Nét
khuyết đẹp là nét khuyết phải lưng thẳng, đầu nét tròn và thon hình giọt nước .
- Khi viết nét khuyết không to quá cũng không nhỏ quá hoặc không bị vuông
đầu, bị gù và đặc biệt điểm gặp nhau của hai nét phải ở đường kẻ 2 từ dưới lên
(với nét khuyết trên) đường kẻ 1(với nét khuyết dưới).
- Không chỉ vậy, đối với những chữ khó viết giáo viên phải cho học sinh luyện
viết nhiều lần vào bảng con, khi nào học sinh viết tương đối đồng đều thì mới
cho học sinh viết vào vở. Những học sinh viết xấu, viết chậm hoặc không đúng

mẫu thậm chí giáo viên phải cầm tay uốn nắn.
-Ví dụ :Học sinh nhận biết đúng các con chữ này là :l, b,h ,k ,g ,y.
*Giải pháp 2:Luyện viết chữ hoa:
- Để thuận tiện cho công việc giảng dạy và cho học sinh dễ dàng hơn trong Tập
viết, tôi đã phân loại các chữ cái theo nhóm sau:
4


+Nhóm 1gồm các chữ cái: U, Ư, X, Y.
+Nhóm 2 gồm các chữ cái: A, Ă, Â, M, N
+Nhóm 3 gồm các chữ cái: C, G, E, Ê, T
+Nhóm 4 gồm các chữ cái: I, K, H, V, S, L ,P, R ,B ,D ,Đ
+Nhóm 5 gồm các chữ cái: O, Ô,Ơ , Q, Z
- Việc chia nhóm như vậy sẽ giúp cho học sinh so sánh được cách viết các chữ,
tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau. Từ đó, học sinh nắm chắc được
cách viết các em sẽ viết chuẩn hơn.
- Ứng dụng từng nhóm chữ cái hoa vào các tuần ở vở tập viết và cách viết như
sau:
- Ví dụ cụ thể :Nhóm 1 các chữ cái hoa được dạy ở tuần 24, tuần 26, tuần 28
+ Cách viết: Khi viết các chữ hoa ở nhóm này cần tập trung luyện kĩ nét móc
hai đầu có biến điệu ở các chữ X, N, M, điều khiển nét bút ở phần cong (lượn)
sao cho mềm mại, đúng hình dạng của chữ mẫu.
- Ví dụ: Nhóm 2 các chữ cái hoa được dạy ở tuần 1, tuần 2, tuần 14, tuần 15,
tuần 31
+ Cách viết: Khi viết các chữ hoa ở nhóm 2, trọng tâm rèn luyện là nét móc
ngược có biến điệu ở các chữ M, N, chú ý đưa bút đúng quy trình (nét 1 viết từ
dưới lên), độ nghiêng hoặc lượn ở đầu nét móc và phần cong cuối nét móc sao
cho vừa phải, đúng mẫu.
-Ví dụ :Nhóm 3 các chữ cái hoa được dạy ở tuần 3, tuần 5, tuần 6, tuần 21


5


+ Cách viết: Các chữ viết hoa của nhóm này chủ yếu được tạo bởi những nét
cong và có sự phối hay biến điệu của những nét cong. Vì vậy, cần luyện cách
điều khiển đầu bút để tạo được những nét cong cho đúng mẫu. Trong 5 chữ cái
viết ở nhóm 3, hai chữ cái C, E tương đối khó viết, cần luyện tập nhiều lần cho
thạo ,tạo được dáng chữ mềm mại và đẹp.
-Ví dụ :Nhóm 4 các chữ cái hoa được dạy ở tuần 10, tuần 11, tuần 12, tuần 25.
+ Cách viết: Hầu hết các chữ cái của nhóm 4 đều có nét cơ bản được biến điệu
hoặc có sự kết hài hoà các nét cơ bản trong một nét viết: Ví dụ: Chữ H hoa cỡ
vừa cao 5 li, được viết bởi 3 nét:
-Nét 1 là nét kết hợp của 2 nét cơ bản: cong trái và lượn ngang ( giống nét 1 ở
chữ hoa / )
-Nét 2 là sự kết hợp của 3 nét cơ bản: Khuyết ngược, khuyết xuôi và móc
ngược phải.
-Nét 3 là nét thẳng đứng ( giữa đoạn nối của 2 nét khuyết )
Việc luyện tập có thể bắt đầu từ nét thẳng đứng ,chuyển ngang viết nét móc
ngược trái có biến điệu (giống như nét 1 ở các chữ hoa P, R, B …) Các nét cong
có biến điệu hoặc có sự kết hợp các nét cơ bản trong một nét viết sẽ được luyện
tập ở từng chữ hoa cụ thể .Ví dụ :Nét 2 ở chữ hoa P, nét 2 ở chữ hoa H
-Ví dụ :Nhóm 5 các chữ cái hoa được dạy ở tuần 7, tuần 8, tuần13, tuần 16, tuần
22, tuần 17, tuần 23, tuần 32, tuần 33
+ Cách viết: Các chữ cái viết hoa ở nhóm 5 thường được viết bởi 1 hoặc 2 nét
nhưng có nét đòi hỏi viết liền mạch và điều khiển đầu bút theo nhiều hướng.
6


Cũng như khi luyện viết chữ o thường, chữ O hoa cũng cần được quan tâm
nhiều hơn để tạo dáng đều đặn, cân đối, đúng mẫu. Viết đẹp được chữ O hoa,

giáo viên sẽ dễ dàng hướng dẫn các em viết đẹp được các chữ còn lại trong
nhóm.
*Giải pháp 3: Rèn kỹ năng đánh dấu:
- Phần lớn học sinh đánh dấu tuỳ tiện .Điều đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng
chữ viết của học sinh. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách đánh giá
ghi từng loại dấu.
+ Các dấu thanh ghi trên hoặc dưới âm chính.
Ví dụ: quý, quá, ảnh, việt, học…
+ Các dấu phụ của các con chữ : ơ, ư, ô, â, ă.
+ Các dấu câu ghi gần với chữ đằng trước, cách chữ số đằng sau một nét tròn và
nằm trên đường kẻ đậm.
*Giải pháp 4: Rèn kỹ năng viết đúng khoảng cách:
- Học sinh cần nắm được khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ là ½ nét
tròn, khoảng cách giữa các chữ là một nét tròn.
- Học sinh thường viết sai khoảng cách trong các trường hợp ví dụ như sau:
+ Nối từ a sang c, từ u sang c, từ h sang u hay i.
Trường hợp này cần sửa độ cao của nét hất cho đủ nửa li.
+ Nối từ các nét tròn sang c, n cũng hay bị hẹp.
Trường hợp này cần điều chỉnh nét thắt giữa hai con chữ.

7


+ Một khó khăn nữa với học sinh là khoảng cách khi viết các con chữ đằng
trước không có nét nối sang.
Trường hợp này cần để trống một khoảng rất nhỏ.
* Giải pháp 5:Rèn kỹ năng trình bày.
- Trình bày theo mẫu: Nên trình bày như trong vở Tập viết tập 1 + tập 2 của lớp
2, học sinh dựa vào mẫu để điều chỉnh cỡ chữ, khoảng cách giống như vở tập
viết.

- Trình bày một bài viết: Học sinh phải nhớ luật chính tả, thống nhất về kiểu chữ
viết, cách lề, cách dòng… Muốn có được kỹ năng tự trình bày thành thạo, học
sinh phải rèn luyện thường xuyên trong các môn học.
- Với các bài (đoạn) văn xuôi: Khi bắt đầu viết cần cách lề một ô.
- Với các bài (khổ) thơ: Đầu dòng thơ phải viết hoa .
+ Thơ lục bát: Dòng 6 viết cách lề 2 ô, dòng 8 viết cách lề 1 ô.
+ Thơ 3, 4 chữ: Viết cách lề 4 ô.
+ Thơ 5 chữ: Viết cách lề 3 ô.
+ Thơ tự do: Cách trình bày phải linh hoạt sao cho dòng thơ cân đối .
*Giải pháp 6 : Rèn kỹ năng viết nét thanh, nét đậm, điều chỉnh độ thẳng, độ
nghiêng của chữ.
- Muốn học sinh viết được nét thanh, nét đậm cần phải hướng dẫn các em như
sau: Các nét đưa lên là nét thanh các nét đưa xuống là nét đậm. Các nét đưa lên
là đưa nhẹ tay còn các nét đưa xuống thì ấn vừa phải không quá mạnh. Sau đó

8


cho học sinh luyện nhiều lần để cho các em quen tì lực vào những nét đưa
xuống.
- Muốn viết kiểu chữ thẳng thì các nét đưa xuống phải thẳng. Muốn viết kiểu
chữ nghiêng thì các nét đưa xuống phải là nét xiên trái. Khi viết chữ nghiêng thì
vở của các em cũng phải để nghiêng.
+ Viết nét thẳng: ||||||||||||||||||||||…….
+ Viết nét nghiêng: ///////////////…….
-Ví dụ :Với phong trào rèn chữ đẹp ,giữ vở sạch nhà trường thường tổ chức thi
viết chữ đẹp giữa giáo viên và học sinh vào các ngày lễ trong năm học
như:Ngày 20 /11, ngày 26/3.Các em đã hăng say tham gia và viết chữ rất đẹp về
chữ nghiêng ,chữ thẳng nét thanh đậm rõ ràng theo mẫu và có nhiều bài đạt giải
cao .

*Sau khi áp dụng từng giải pháp trong việc dạy học Tập viết cho học sinh thì
ngoài việc hướng dẫn các em viết theo mẫu thì quan trọng hơn cả là việc chấm
chữa của học sinh trong vở Tập viết phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu đặt ra
cho từng bài học theo chương trình quy định. Qua việc chấm bài, Giáo viên cần
giúp học sinh tự nhận thức được ưu khuyết điểm (thành công) để phát huy, thấy
rõ những thiếu sót, hạn chế để khắc phục, sửa chữa, kịp thời động viên được
những cố gắng, nỗ lực của học sinh khi viết chữ.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến :
Tôi đã áp dụng sáng kiến này cho học sinh lớp 2 vào giờ dạy học Tập viết
trong trường Tiểu học tôi thấy học sinh có sự tiến bộ rõ rệt. Các em viết chữ
9


đúng mẫu hơn, đều đẹp hơn. Đặc biệt trong khi viết chính tả các em không viết
sai chữ, viết đảm bảo tốc độ quy định.
Rèn tính cẩn thận,óc sáng tạo cho các em trong quá trình luyện viết, biết viết
nét thanh, nét đậm đúng quy trình viết.Từ đó tiếp thu kiến thức của môn học sẽ
tốt hơn ,tư duy phát triển nhanh hơn và dẫn đến khả năng đọc ,nói cũng tốt hơn.
Tăng sự nhận thức kiến thức môn học của học sinh về chất lượng học sinh
lớp 2 trong trường.
-Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau :
+ So sánh lợi ích kinh tế ,xã hội thu được khi áp dụng giải pháp :
Nâng cao trình độ năng lực chuyên môn cho mỗi giáo viên khi dạy môn Tập
viết .Đồng thời rèn cho học sinh tính cẩn thận ,sự khéo léo ,kĩ năng nghe viết
tốt.
+ Số tiền làm lợi :Giáo viên và học sinh không mất kinh phí để mua những sách
tham khảo và tài liệu nhiều mà chỉ rèn luyện theo vở Tập viết sẵn có .Giảm
nguồn đầu tư bút đắt tiền để viết mà vẫn dùng bút viết hàng ngày thông thường
với giá thành rẻ mà chữ vẫn đẹp.

Ví dụ :Một cuốn sách hướng dẫn dạy học Tập viết ở Tiểu học có giá là
16900đ/1 quyển .Trong khi đó dựa vào sự hướng dẫn của giáo viên các em có
thể sử dụng quyển vở Tập viết lớp 2 (Tập 1+Tập 2) có giá là 2900đ/1 tập .Như
vậy giúp các bậc phụ huynh giảm được một phần nguồn chi phí đầu tư sách cho
các em ,đồng thời tiết kiệm được thời gian không phải đi tìm tài liệu nào thêm .
10


+ Mang lại hiệu quả kinh tế :Giảm chi phí mua tài liệu để rèn luyện chữ viết
,các em có nhiều thời gian tập trung vào để tập viết chữ thanh đậm đúng mẫu
quy định .
+ Mang lại lợi ích xã hội :Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh
noi theo .Chúng ta thấu hiểu sâu sắc câu nói của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Nét chữ -Nết người .Vậy chữ viết cũng là một sự biểu hiện của nết người .
- Những thông tin cần được bảo mật: Không có.
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;
Qua việc áp dụng thành công sáng kiến kinh nghiệm “Giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng dạy học Tập viết cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học ”, bản
thân tôi thấy được các điều kiện cần thiết khi thực hiện sáng kiến này:
- Mỗi người giáo viên cần nhận thức được rằng Tập viết là phân môn thực hành.
Được thể hiện ở hoạt động của người thầy cô giáo. Do vậy hoạt động khi dạy
Tập viết cho học sinh viết đúng ,đều đẹp phụ thuộc nhiều vào điều kiện ban đầu
về cơ sở vật chất ,phòng học ,ánh sáng theo tiêu chuẩn học đường, có bảng
chống loá có dòng kẻ ,bàn ghế đúng kích cỡ tiêu chuẩn đối với học sinh lớp 2.
- Đồ dùng học tập được giáo viên và phụ huynh chuẩn bị đầy đủ, có chất lượng.
Đồng thời giáo viên phải nhắc nhở về tư thế ngồi viết rất quan trọng và cách
cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa ) của bàn tay phải. Đầu
ngón trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón giữa phía bên trái, phía bên phải của đầu bút
tựa vào đầu đốt giữa ngón tay giữa. Vì nếu các em cầm bút sát ngòi hoặc sai tư


11


thế thì làm cho chữ xấu mà mực bị giây ra tay, ra vở. Một điều cần lưu ý trong
khi dạy tập viết cho học sinh thì đồ dùng trực quan có tác dụng không nhỏ nó hỗ
trợ và là phương tiện giúp cho việc học sinh khắc sâu những biểu tượng về chữ
viết, có ý thức viết đúng mẫu và tạo không khí sôi nổi phấn chấn trong quá trình
dạy viết.
- Ngoài sự nỗ lực lòng nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm cần phải có sự chỉ
đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường và sự hỗ trợ của các đồng nghiệp có
nhiều kinh nghiệm nhằm phục vụ tốt nhất trong công tác giảng dạy của mình.
đ) Khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng ,cơ quan ,tổ chức
nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có)
- Sáng kiến kinh nghiệm “ Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tập viết
cho học sinh lớp 2”có thể áp dụng rộng rãi cho học sinh khối 2 trong trường tôi
và các trường bạn trong huyện .

Số

Tên

TT
1

lớp
2A

2
3


2B
2C

Địa chỉ

Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng

Trường Tiểu học

sáng kiến
Trường học, lớp 2A/ môn

Trường Tiểu học

Tập viết
Trường học, lớp 2B/ môn

Trường Tiểu học

Tập viết
Trường học, lớp 2C / môn

Tập viết
Sau mỗi tiết học Tập viết và giờ viết chính tả tôi đều cho học sinh viết bài để
khảo sát.
12


*Kết quả khảo sát của học sinh trước khi áp dụng sáng kiến:
Số HS tham gia


Điểm 9 - 10

khảo sát lớp 2A
25

5 = 20 %

Điểm 7- 8
6= 24 %

Điểm 5 - 6
8 = 32 %

Điểm dưới 5
6 = 24 %

* Kết quả khảo sát của học sinh sau khi áp dụng sáng kiến:
Số HS tham gia

Điểm 9 - 10

Điểm 7- 8

Điểm 5 - 6

Điểm dưới 5

khảo sát lớp 2A
25

10 = 40 % 11 = 44 %
4 = 16 %
0=0%
Khi áp dụng đề tài này trong năm học lớp tôi năm nào cũng có học sinh tham
gia thi viết chữ đẹp của trường tổ chức đều đạt 1 giải nhất ,2 giải nhì . Trong đó
chất lượng học tập của phân môn Tập viết cuối năm của lớp đạt như sau:
Sĩ số học sinh
25

Hoàn thành tốt
16 em = 64%

Hoàn thành
9 em = 36 %

Chưa hoàn thành
0 em = 0 %

Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công
nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,
đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn
toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Sơn Lôi, ngày tháng năm 2019
Người viết đơn
13


(Ký và ghi rõ họ tên)


Trần Thị Ngọc Phương

14


15


16


.

17


18



×