Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

xây dựng đề kiểm tra môn địa lý 10 trương trình cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.29 KB, 43 trang )

MỤC LỤC
TÊN

TRANG

MỤC LỤC

1

1. LỜI GIỚI THIỆU

2

2. TÊN SÁNG KIẾN

2

3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

2

4. CHỦ ĐẦU TƯ SÁNG KIẾN

2

5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

2

6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP
DỤNG DÙNG THỬ



2

7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN

2

7.1.NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN

3

PHẦN MỞ ĐẦU

41

PHẦN NỘI DUNG

41

PHẦN KẾT LUẬN

42

7.2 KHẢ NĂNG ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

42

8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN BẢO MẬT
9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN


42

10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

42

10.1. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
THEO Ý KIẾN CỦA TÁC GIẢ.

43

10.2 ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH CÓ THỂ THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TỔ CHỨC.

43

11. DANH SÁCH CÁ NHÂN, TỔ CHỨC THAM GIA ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU

43

TÀI LIỆU THAM KHẢO

44

42

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN


1


1. LỜI GIỚI THIỆU
Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới việc đánh giá quá trình dạy
học và đánh giá thành tích học tập của học sinh. Đánh giá kết quả học tập của học sinh là
quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lí thông tin, giải thích thực trạng việc đạt
được mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm giúp học
sinh ngày càng tiến bộ.
Việc đánh giá phải dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng ở từng môn học, cấp học.Tuy
nhiên có một thực tế là khả năng tiếp thu bài của học sinh phổ thông ở các vùng miền
trên cả nước, trong một địa phương và trong một trường không đồng đều. Để nắm bắt
được khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của học sinh đòi hỏi phải có nhiều biện pháp
kiểm tra, đánh giá phù hợp. Hoạt động kiểm tra đánh giá trong dạy học nói chung, dạy
học môn Địa lí nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt.
Đánh giá cần đúng đối tượng, phù hợp với trình độ, tránh đánh giá sai, lệch lạc sẽ
không mang lại hiệu quả như mong muốn. Ngược lại làm giảm hiệu quả của giáo dục.
Một thực tế đặt ra là nhiều đơn vị nhà trường, nhiều giáo viên chưa coi trọng việc đổi
mới kiểm tra, đánh giá, đánh giá cho song hoặc đánh giá chưa hiệu quả.
Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:” Xây dựng đề kiểm
tra môn Địa lí 10 chương trình cơ bản”
2. TÊN SÁNG KIẾN
“Xây dựng đề kiểm tra môn Địa lí 10 chương trình cơ bản”
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Tô Thị Thanh Vân
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Tam Dương II.
- Số điện thoại: 0946 020 529
- Email: tothithanhvan.gvtamdươ
4. CHỦ ĐẦU TƯ SÁNG KIẾN
- Tô Thị Thanh Vân – Trường THPT Tam Dương II

5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
- Lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Sử dụng trong giảng dạy môn địa lí 10.
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG DÙNG THỬ
15/10/2018 đến 30/4/2019
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN

2


7.1. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
PHẦN MỞ ĐẦU
I. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Khái niệm kiểm tra, đánh giá, yêu cầu cơ bản của kiểm tra đánh giá.
- Căn cứ để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá trong trường trung học phổ thông.
- Cách thức biên soạn đề kiểm tra.
- Minh họa một số đề kiểm tra 1 tiết, học kì của môn địa lí 10 cơ bản.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp quan sát, đánh giá.
- Phương pháp kết hợp thực tiễn giáo dục ở trường trung học phổ thông….
III. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
1. Các bước.
- Bước 1: Tìm hiểu về lí luận, các khái niệm cơ bản về kiểm tra, đánh giá.
- Bước 2: Tìm hiểu về thực trạng kiểm tra, đánh giá tại trường trung học phổ thông đang
công tác và các trường trong địa bàn tỉnh.
- Bước 3: Tìm hiểu về văn bản chỉ đạo của ngành, của sở, của trưởng về kiểm tra đánh
giá, làm căn cứ để xây dựng kế hoạch.
- Bước 4: Tìm hiểu cách thức biên soạn đề kiểm tra.

- Bước 5: Xây dựng một số đề kiểm tra 1 tiết, học kì của môn địa lí 10 chương trình cơ
bản.
- Bước 6: Hoàn thành đề tài theo mẫu.
2. Thời gian, địa điểm.
- Thời gian: Chính thức từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019
- Địa điểm: tại trường trung học phổ thông Tam Dương II.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh trung học phổ thông, đặc biệt là lớp 10.
PHẦN NỘI DUNG
A. CƠ SỞ LÍ LUẬN
I. KHÁI NIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

3


1. Kiểm tra
Theo từ điển tiếng việt, kiểm tra được hiểu là: Xem xét tình hình thực tế để đánh giá,
nhận xét. Như vậy kiểm tra sẽ cung cấp dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho
việc đánh giá học sinh.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng:”Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động
của giáo viên sử dụng để thu thập về biểu hiện kiến thức, kĩ năng và thái độ học tập của
học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ liệu làm cơ sở cho việc đánh giá”; Kiểm tra
được hiểu theo nghĩa rộng như là theo dõi quá trình học tập và cũng có thể được hiểu
theo nghĩa hẹp như là công cụ kiểm tra trong các kì thi.
2. Đánh giá
Có nhiều khái niệm về đánh giá, theo từ điển Tiếng Việt:”Đánh giá được hiểu là nhận
định giá trị”. Dưới đây là một số khái niệm thường gặp trong các tài liệu về đánh giá kết
quả học tập của học sinh.
- “Đánh giá là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng,
khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo

dục, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo nhằm
phát huy kết quả, sửa chữa thiếu sót”
- “Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trinh thu thập và xử lí thông tin về trình
độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập cảu học sinh cùng với tác động và nguyên nhân
của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà
trường để học sinh học tập ngày một tiến bộ hơn”
- “Đánh giá có nghĩa là: thu thập thông tin đủ, thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy; và
xem mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các
mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin; nhằm ra một
quyết định”
- “Đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả
công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu
chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều
chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục”
- “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa ra
những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã đưa ra trong các
chuẩn hay kết quả học tập”(mô hình ARC)
Đánh giá bao gồm 3 khâu chính là: Thu thập thông tin, xử lí thông tin và ra quyết định.
Đánh giá là một quá trình bắt đầu khi chúng ta định ra một mục tiêu phải theo đuổi và kết
thúc khi đưa ra quyết định liên quan đến mục tiêu đó, đồng thời cũng lại mở đầu cho một
chu trình giáo dục tiếp theo.
Đánh giá, thực hiện đồng thời hai chức năng: vừa là nguồn thông tin phản hồi về quá
trình dạy học, vừa góp phần điều chỉnh hoạt động dạy học.

4


Chuẩn đánh giá là căn cứ quan trọng để thực hiện việc đánh giá, chuẩn được hiểu là
yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đath được trong việc xem xét chất lượng sản phẩm.
II. YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Việc đánh giá phải đảm bảo các yêu cầu sau
1. Đảm bảo tính khách quan chính xác
Phản ánh chính xác kết quả như nó tồn tại trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đề ra,
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người đánh giá.
2. Đảm bảo tính toàn diện
Đầy đủ các khía cạnh, các mặt cần đánh giá theo yêu cầu và mục đích.
3. Đảm bảo tính hệ thống
Tiến hành liên tục và đều đặn theo kế hoạch nhất định, đánh giá thường xuyên, có hệ
thống sẽ thu được những thông tin đầy đủ, rõ ràng và tạo được cơ sở để đánh giá toàn
diện.
4. Đảm bảo tính công khai và tính phát triển
Đánh giá được tiến hành công khai, kết quả được công bố kịp thời, tạo ra động lực để
thúc đẩy đối tượng được đánh giá mong muốn vươn lên, có tác dụng thúc đẩy các mặt tốt,
hạn chế mặt xấu.
5. Đảm bảo tính công bằng
Đảm bảo rằng những học sinh thực hiện các hoạt động học tập cùng một mức độ và thể
hiện cùng một nỗ lực sẽ nhận được kết quả đánh giá như nhau.
B. ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
I. Phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp quản lí giáo dục
Đổi mới kiểm tra, đánh giá là một yêu cầu cần thiết phải tiến hành khi đổi mới phương
pháp dạy học cũng như đổi mới giáo dục. Đổi mới giáo dục cần đi từ tổng kết thực tiễn để
phát huy ưu điểm, khắc phục các biểu hiện hạn chế, lạc hậu, yếu kém, trên cơ sở tiếp thu,
vận dụng các thành tựu hiện đại của khoa học giáo dục trong nước và quốc tế vào thực
tiễn nước ta. Các cấp quản lí giáo dục cần chỉ đạo chặt chẽ, coi trọng việc hướng dẫn các
cơ quan quản lý giáo dục cấp dưới, các trường học, các tổ chuyên môn và từng giáo viên
trong tổ chức thực hiện, sao cho đi đến tổng kết, đánh giá được hiệu quả cuối cùng. Thước
đo thành công của các giải pháp chỉ đạo là sử đổi mới cách nghĩ, cách làm của từng cán
bộ quản lí, của mỗi giáo viên và đưa ra được các chỉ số nâng cao chất lượng giáo dục.
II. Phải có sự hỗ trợ của đồng nghiệp nhất là giáo viên cùng bộ môn
Đơn vị tổ chức đổi mới kiểm tra, đánh giá là trường học, môn học với một điều kiện tổ

chức dạy học cụ thể.
Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá phải gắn với đặc trưng mỗi môn học, nên phải coi trọng
vai trò của các tổ chuyên môn, là nơi trao đổi kinh nghiệm, giải quyết những khó khăn,
vướng mắc.

5


Phải coi trọng đội ngũ giáo viên cốt cán, giáo viên giỏi, giáo viên có nhiều kinh nghiệm,
không để giáo viên nào đơn độc.
Phải coi hình thức hội thảo, thao giảng, dự giờ thăm lớp để rút kinh nghiệm kịp thời,
đánh giá hiệu quả của từng giải pháp cụ thể: ra đề kiểm tra đảm bảo chất lượng, kết hợp
hình thức tự luận và trắc nghiệm phù hợp với đặc trưng từng môn cụ thể.
III. Cần lấy ý kiến xây dựng của học sinh
Đổi mới kiểm tra, đánh giá chỉ mang lại hiệu quả khi học sinh phát huy vai trò tích cực,
chủ động, sáng tạo, biết tìm cho mình phương pháp học tập hữu hiệu, biết tự học, tự đánh
giá kết quả học tập.
Trong môi trường sư phạm thân thiện, việc thu thập ý kiến xây dựng của học sinh giúp
giáo viên đánh giá đúng về mình, tìm ra con đường khắc phục những hạn chế, thiếu sót.
IV. Đổi mới kiểm tra, đánh giá phải đồng bộ với các khâu liên quan và nâng cao các
điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học
Đổi mới kiểm tra, đánh giá phải gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học của giáo
viên và đổi mới phương pháp học tập của học sinh, kết hợp đánh giá trong với đánh giá
ngoài.
Đổi mới kiểm tra, đánh giá chỉ có hiệu quả kh kết hợp đánh giá của giáo viên với tự
đánh giá của học sinh.
Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá phải đồng thời với nâng cao phẩm chất và năng lực
của đội ngũ giáo viên, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trong đó có thiết bị dạy học và tổ
chức tốt các phong trào thi đua mới phát huy đầy đủ hiệu quả.
V. Phát huy vai trò thúc đẩy đổi mới kiểm tra đánh giá với đổi mới phương pháp dạy

học.
Trong mối quan hệ hai chiều giữa đổi mới kiểm tra đánh giá với đổi mới phương pháp
dạy học, khi đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học sẽ đặt ra yêu cầu đối với đổi mới
kiểm tra đánh giá, đảm bảo đồng bộ cho quá trình hướng tới nâng cao chất lượng dạy học.
Khi đổi mới kiểm tra đánh giá đảm bảo yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng sẽ tạo
điều kiện môi trường sư phạm thân thiện, tạo động lực mới thúc đẩy phương pháp dạy
học. Từ đó giúp giáo viên và các cơ quan quản lí xác định đúng đắn hiệu quả giảng dạy,
tạo điều kiện để mỗi giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy và các cấp quản lý đề ra
giải pháp quản lý phù hợp.
VI. Phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá vào trọng tâm cuộc vận
động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực”
Trong nhà trường, hoạt động dạy học là trung tâm để thực hiện nhiệm vụ chính trị được
giao, thực hiện sứ mệnh” Trồng người” . Hoạt động dạy học chỉ đạt hiệu quả cao khi tạo
lập được môi trường sư phạm lành mạnh, bầu không khí thân thiện, phát huy ngày càng
cao vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
C. CÁCH THỨC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

6


I. Xác định mục tiêu kiểm tra
Đánh giá kết quả học tạp của học sinh nhằm mục đích làm sáng tỏ mức độ đạt được của
học sinh về kiến thức, kĩ năng, thái độ so với mục tiêu dạy học đề ra, công khai hóa các
nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh, của tập thể lớp, giúp học sinh
nhận ra sự tiến bộ cũng như những tồn tại của cá nhân học sinh. Từ đó thúc đẩy việc học
tập của học sinh, tạo điều kiện để học sinh được tham gia vào quá trình đánh giá và tự
đánh giá kết quả học tập của mình.
Kiểm tra là việc làm thường xuyên nhằm thu thập được các thông tin đầy đủ, khách
quan về các kết quả học tập của học sinh so với mục tiêu cụ thể đặt ra cho từng giai đoạn

nhất định để tạo ra những căn cứ đúng đắn để đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Kiểm tra, đánh giá không chỉ giúp cho học sinh biết mình đạt ở mức độ nào so với mục
tiêu môn học để tiếp tục cố gắng, phấn đấu trong học tập mà còn có tác dụng giúp giáo
viên biết được những điểm đạt được, chưa đạt được của hoạt động dạy học từ đó có kế
hoạch điều chỉnh hoạc bổ sung cho công tác chuyên môn, hỗ trợ học sinh đạt được kết
quả như mong muốn. Các kết quả kiểm tra, đánh giá hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý
giáo dục, chỉ đạo chuyên môn cũng như việc xây dựng và hoàn tất chương trình, sách
giáo khoa.
Kiểm tra, đánh giá giúp cho phụ huynh học sinh trong việc lựa chọn cách giáo dục,
chọn hướng nghề nghiệp cho con em.
II. Xác định hình thức kiểm tra
Đề kiểm tra có các hình thức sau
- Đề kiểm tra tự luận
- Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
- Đề kiểm tra kết hợp hai hình thức trên.
Mỗi hình thức kiểm tra đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp
lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao
hiệu quả, tạo điều kiện đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn.
Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức trên thì nên cho học sinh làm bài kiểm tra phần
trắc nghiệm khách quan độc lập với phần kiểm tra tự luận.
III. Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung dạy hay mạch kiến thức cần đánh giá,
một chiều là các cấp độ nhân thức của học sinh: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận
dụng cao.
Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số
lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.
Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của chuẩn đánh giá,
lượng thời giam làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức,
từng cấp độ nhận thức.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA


7


Cấp độ
Chủ đề 1

- Số câu
- Số điểm
- Tỉ lệ
Chủ đề 2

- Số câu
- Số điểm
- Tỉ lệ
……………
Chủ đề n

- Số câu
- Số điểm
- Tỉ lệ
Tổng số câu
Tổng số điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng
Cấp độ thấp

Chuẩn kiến Chuẩn
kiến Chuẩn kiến
thức,
kĩ thức, kĩ năng thức, kĩ năng
năng
cần cần kiểm tra
cần kiểm tra
kiểm tra
- Số câu
- Số câu
- Số câu
- Số điểm
- Số điểm
- Số điểm
Chuẩn kiến Chuẩn
kiến Chuẩn kiến
thức,
kĩ thức, kĩ năng thức, kĩ năng
năng
cần cần kiểm tra
cần kiểm tra
kiểm tra
- Số câu
- Số câu
- Số câu
- Số điểm
- Số điểm
- Số điểm
Chuẩn kiến Chuẩn
kiến

thức,
kĩ thức, kĩ năng
năng
cần cần kiểm tra
kiểm tra
- Số câu
- Số câu
- Số điểm
- Số điểm
- Số câu
- Số câu
- Số điểm
- Số điểm
- Tỉ lệ
- Tỉ lệ

Cộng
Cấp độ cao
Chuẩn kiến
thức, kĩ năng
cần kiểm tra
- Số câu
- Số điểm

- Số câu…
Số
điểm…

Chuẩn kiến
thức, kĩ năng

cần kiểm tra
- Số câu
- Số điểm

- Số câu…
Số
điểm…

Chuẩn kiến Chuẩn kiến
thức, kĩ năng thức, kĩ năng
cần kiểm tra
cần kiểm tra
- Số câu
- Số điểm

- Số câu
- Số điểm

- Số câu
- Số điểm
- Tỉ lệ

- Số câu
- Số điểm
- Tỉ lệ

- Số câu…
Số
điểm…
- Số câu

- Số điểm

IV. Viết đề kiểm tra từ ma trận
Dựa vào ma trận xây dựng đề kiểm tra có thế sử dụng hình thức tự luận, trăc nghiệm
hoạc kết hợp cả hai hình thức.
Mỗi câu kiểm tra có thể là một chuẩn và hơn một chuẩn, tùy vào nội dung của chuẩn có
thể tích hợp lại với nhau để biên soạn câu hỏi.
Trong một câu hỏi có thể có một hoặc một vài mức độ nhận thức, tuy nhiên nên ghép
các mức độ nhận thức có cùng nội dung vào một câu hỏi và không nên ghép lớn hơn hai
mức độ nhận thức.
Cho điểm từng câu trong đề kiểm tra: dựa vào ma trận để tính điểm cho các câu hỏi
kiểm tra. Chý ý ở các câu hỏi ghép chuẩn hoặc ghép mức độ nhận thức thì cộng điểm của
các phần chuẩn ghép lại hoặc mức độ nhận thức thành điểm câu hỏi.

8


V. Làm đáp án
VI. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Sau khi biên soạn song đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các
bước sau:
- Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc
thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo
tính chính xác khoa học.
- Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn đánh giá
không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?
- Thử đề kiểm tra tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối
tượng học sinh(nếu có điều kiện)
- Hoàn thiện đề và hướng dẫn chấm, thang điểm.
D. MINH HỌA ĐỀ KIỂM TRA MÔN ĐỊA LÍ 10 CƠ BẢN

I. Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1
1. Mục tiêu kiểm tra
- Nhằm đánh giá học sinh về các mặt : Tư duy lôgic địa lý, biết phân tích tổng hợp các
thành phần địa lý, các mối liên hệ địa lý. Nắm được một số quan hệ nhân quả giữa các
hiện tượng tự nhiên.
- Để từ đó giúp cho giáo viên có thể định hướng đề ra những giải pháp hợp lý nhất trong
công tác giảng dạy ở quãng thời gian tiếp theo.
- Nâng cao kỹ năng làm bài thi. Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích các vấn đề
có liên quan.
2. Hình thức kiểm tra
Trắc nghiệm
3. Ma trận
Cấp độ/chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dung
Cấp độ thấp Cấp độ cao
Vũ trụ. Hệ Mặt -Hệ quả chuyển Nguyên
nhân Hiện tượng
Trời. Trái Đất
động
xung gây ra sự luân Mặt Trời lên
quanh Mặt Trời phiên ngày, đêm thiên
đỉnh
của TĐ
Hiện tượng mùa xảy ra ở khu
- Cấu tạo thiên
vực nào

-Khoảng cách

trung bình từ
Mặt Trời tới
Trái Đất
1,98 điểm
3câu
2câu
1câu

9


19,8%

0,99điểm- %

0,66điểm- %

- Cấu tạo Trái -Tác nhân gây ra
Cấu trúc của Trái Đất
quá trình thổi
Đất. Tác động của - Dạng địa hình mòn
nội lực, ngoại lực bồi tụ
-Tác nhân của
lên địa hình bề
quá trình phong
mặt đất
hóa hóa học
-Nguyên nhân
sinh ra ngoại lực
-Địa hào, địa lũy

là kết quả của
vận động
2,64 điểm
3câu
4câu
26,4%
0,99điểm- %
1,32 điểm
Khí quyển
-Khí áp
- VN có những
- Gió Tây ôn loại gió nào
đới, gió phơn
-Nhận định nào
- Phân bố nhiệt sau đây không
độ của không chính xác về khí
khí trên Trái áp
Đất
- Frong
-Nguồn
cung
cấp nhiệt chủ
yếu cho không
khí ở tầng đối
lưu
-Trên Trái Đất
có mấy khối khí
-Hoạt động của
gió đất và gió
biển

- Khí quyển
5,28
9câu
2câu
52.8%
2,97 điểm % 0,66điểm- %
Tổng số câu: 30
Tổng số điểm: 10

0,33
%

điểm-Những
vùng
khí hậu khô hạn
(hoang mạc, sa
mạc) có quá
trình phong hóa
lí học diễn ra
mạnh mẽ là do:

-Nhận
xét
bảng số liệu
-Nhiệt
độ
không
khí
thay đổi theo
độ cao

-Độ cao địa
hình
ảnh
hưởng đến
lượng mưa
thể hiện qua
các đặc điểm
-Thứ tự các
đới khí hậu
trên Trái Đất
theo thứ tự
từ xích đạo
đến cực
4câu
1,32 điểm

1câu
0,33 điểm-Khu vực
có nhiệt
trung bình
cao nhất
Trái Đất

%
nào
độ
năm
trên

1câu

0,33 điểm- %

15 câu- 5điểm- 8
câu 5
câu 2
câu
50%
-2,64điểm1,65điểm0,33điểm-6,6%

10


Tỉ lệ%
4. Đề

26,4%

17%

Câu 1: Nguyên nhân gây ra hiện tượng sự luân phiên ngày, đêm là gì?
A. Do dạng hình cầu của Trái Đất và chuyển động quay xung quanh Mặt Trời của Trái
Đất.
B. Do Trái Đất tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời.
C. Do dạng hình cầu của Trái Đất và chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
D. Do dạng hình cầu của Trái Đất.
Câu 2: Theo quy định, nếu đi từ phía Tây sang phía Đông qua đường chuyển ngày quốc
tế thì:
A. Lùi 1 ngày lịch.
B. Tùy mỗi quốc gia.
C. Không thay đổi lịch.

D. Tăng 1 ngày lịch.
Câu 3: Cho bảng số liệu sau:
Nhiệt độ, lượng mưa các tháng trong năm của Hà Nội
Tháng
I II
III
IV
V VI
VII VIII IX
X XI
XII
Nhiệt độ 16,7 17,2 19,9
23,6 27,2 28,8 28,6 28,2 27,2 24,6 21,2 18,1
(˚C)

Lượng mưa
(mm)

18

29

39

79

193

234


322

333

248

116

44

18

Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu?
A. Tháng VI có nhiệt độ cao nhất, tháng I có nhiệt độ thấp nhất.
B. Chênh lệch lượng mưa và nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá lớn.
C. Biên độ nhiệt năm của Hà Nội là 11˚C.
D. Mưa nhiều từ tháng V đến tháng X, mưa ít từ tháng XI đến tháng IV năm sau.
Câu 4: Thành phần cấu tạo của mỗi thiên hà gồm:
A. Các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi…
B. Các thiên thể, khí, bụi và bức xạ điện từ.
C. Các thiên thể, khí, bụi.
D. Các hành tinh và các vệ tinh của nó.
Câu 5: Các khu áp cao thường có mưa ít hoặc không mưa do:
A. Chỉ có không khí khô bốc lên cao.
B. Không khí ẩm không bốc lên được, lại có gió thổi đi, không có gió thổi đến.
C. Có ít gió thổi đến.
D. Nằm sâu trong lục địa.
Câu 6: Lớp chiếm thể tích và khối lượng lớn nhất của Trái Đất là:
A. Lớp Bao Manti.
B. Lớp nhân.

C. Lớp vỏ Trái Đất.
D. Không thể xác định được.
Câu 7: Gió Tây ôn đới có nguồn gốc từ:

11


A. Từ áp thấp xích đạo đến áp cao cận nhiệt đới.
B. Từ áp thấp ôn đới đến áp cao cận nhiệt đới.
C. Từ áp cao cận nhiệt đới về áp thấp ôn đới.
D. Từ áp cao cận nhiệt đới về áp thấp xích đạo.
Câu 8: Nhận xét nào sau đây không đúng về sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái
Đất?
A. Đại dương có biên độ nhiệt năm lớn, lục địa có biên độ nhiệt năm nhỏ.
B. Nhìn chung, càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm, biên độ nhiệt
năm càng lớn.
C. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao địa hình.
D. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi.
Câu 9: Frông ôn đới là mặt ngăn cách giữa hai khối khí:
A. Khối khí cực và khối khí ôn đới.
B. Khối khí ôn đới và khối khí xích đạo.
C. Khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo.
D. Khối khí ôn đới và khối khí chí tuyến.
Câu 10: Các dạng địa hình tiêu biểu được tạo thành do quá trình bồi tụ là:
A. Cồn cát, bờ biển, đồng bằng châu thổ…
B. Các cột đá, nấm đá.
C. Các ốc đảo.
D. Khe rãnh xói mòn, phio.
Câu 11: Việt Nam chịu ảnh hưởng của các loại gió nào?
A. Gió Mậu Dịch, gió mùa, gió biển, gió đất, gió phơn.

B. Gió mùa, gió biển, gió đất, gió phơn.
C. Gió Tây ôn đới, gió mùa, gió phơn.
D. Gió Tây ôn đới, gió Mậu Dịch, gió biển, gió đất, gió phơn.
Câu 12: Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là:
A. Nhiệt độ của các tầng khí quyển từ trên cao đưa xuống.
B. Nhiệt của Mặt Đất được Mặt Trời đốt nóng.
C. Nhiệt bên trong lòng đất.
D. Bức xạ trực tiếp từ Mặt Trời được không khí tiếp nhận.
Câu 13: Tác nhân gây ra quá trình thổi mòn là gì?
A. Gió.
B. Băng hà.
C. Nước chảy.

D. Sóng biển.

Câu 14: Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, cứ lên cao 1000m và xuống thấp
1000m, nhiệt độ thay đổi lần lượt là:
A. Tăng 0,6˚C – Giảm 1˚C.
B. Tăng 6˚C – Giảm 10˚C.
C. Giảm 0,6˚C – Tăng 1˚C.
D. Giảm 6˚C – Tăng 10˚C.
Câu 15: Tác nhân của quá trình phong hóa hóa học là gì?
A. Tác động của sinh vật (vi khuẩn, nấm, rễ cây…)

12


B. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự đóng băng của nước và sự kết tinh của các chất
muối. sự va đập của sóng, gió, nước…
C. Nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cacbonic, ôxi, axit hữu cơ của sinh

vật thông qua các phản ứng hóa học.
D. Tác động ma sát và va đập của sóng, gió, nước chảy, hoạt động sản xuất của con
người.
Câu 16: Khu vực nào có nhiệt độ trung bình năm cao nhất trên Trái Đất?
A. Khu vực xích đạo. B. Khu vực chí tuyến.
C. Khu vực ôn đới.
D. Khu vực cực.
Câu 17: Những vùng khí hậu khô hạn (hoang mạc, sa mạc) có quá trình phong hóa lí học
diễn ra mạnh mẽ là do:
A. Sinh vật.
B. Bão cát.
C. Gió mạnh.
D. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Câu 18: Trên Trái Đất có mấy khối khí?
A. 4
B. 7

C. 5

D. 6

Câu 19: Nhận xét nào sau đây không đúng về hoạt động của gió đất, gió biển?
A. Gió biển thổi ban ngày từ biển vào đất liền, gió đất thổi ban đêm từ đất liền ra biển.
B. Hình thành ở vùng ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm.
C. Gió biển thổi ban đêm từ đất liền ra biển, gió đất thổi ban ngày từ biển và đất liền.
D. Nguyên nhân hình thành gió biển, gió đất do sự hấp thụ nhiệt độ khác nhau của mặt
đất và nước giữa ngày và đêm.
Câu 20: Khoảng cách trung bình từ Mặt Trời tới Trái Đất là:
A. 196,4 triệu km.
B. 149,6 km. C. 149,6 triệu km. D. 149,6 nghìn km.

Câu 21: Nhận xét nào sau đây không đúng về hiện tượng các mùa?
A. Mùa là một phần thời gian của năm nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và
khí hậu.
B. Nguyên nhân sinh ra mùa là do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo và
không đổi phương trong suốt quá trình chuyển động nên có thời kì bán cầu Bắc ngả vê
phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.
C. Một năm chia làm 4 mùa, mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau.
D. Các nước ở bán cầu Nam lấy 4 ngày 21/3, 22/6,23/9 và 22/12 là 4 ngày bắt đầu của
4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.
Câu 22: Gió phơn là gió:
A. Gió mát ẩm thổi tới một dãy núi, bị chặn lại đẩy lên cao gặp nhiệt độ thấp gây ra
mưa, sang sườn khuất gió trở nên khô nóng.
B. Từ trên cao thổi xuống thấp nên nhiệt độ tăng dần theo tiêu chuẩn giảm độ cao

13


C. Từ thung lũng thổi lên sườn núi vào ban ngày và từ sườn núi thổi xuống thung lũng
sườn bên kia vào ban đêm
D. Gây ra bởi sự chênh lệch khí áp giữa 2 bên sườn núi.
Câu 23: Nguyên nhân sinh ra ngoại lực là:
A. Do sự di chuyển của vật chất trong lớp Manti.
B. Động đất, núi lửa, sóng thần….
C. Vận động kiến tạo.
D. Năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
Câu 24: Độ cao địa hình ảnh hưởng đến lượng mưa thể hiện qua các đặc điểm:
A. Cùng sườn đón gió, càng lên cao lượng mưa càng tăng.
B. Trên đỉnh núi thường mưa nhiều hơn so với sườn núi và chân núi.
C. Càng lên cao lượng mưa càng giảm.
D. Cùng sườn đón gió, càng lên cao lượng mưa càng tăng, đến một độ cao nhất định sẽ

không còn mưa.
Câu 25: Khí quyển là:
A. Quyển chứa toàn bộ các chất khí trên Trái Đất.
B. Khoảng không gian bao quanh Trái Đất.
C. Lớp không khí nằm trên bề mặt Trái Đất đến độ cao 500m.
D. Là lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ,
trước hết là Mặt Trời.
Câu 26: Nhận định nào sau đây không chính xác về khí áp?
A. Trên Trái Đất có 7 đai khí áp chính.
B. Các đai khí áp phân bố liên tục theo các vĩ tuyến.
C. Gió thường xuất phát từ các khu áp cao.
D. Hai đai áp cao được ngăn cách với nhau bởi một đai áp thấp.
Câu 27: Địa hào, địa lũy là kết quả của vận động
A. Theo phương thẳng đứng ở vùng có đá cứng.
B. Theo phương nằm ngang ở vùng đá cứng
C. Theo phương thẳng đứng.
D. Theo phương nằm ngang
Câu 28: Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh xảy ra ở khu vực nào?
A. Khu vực xích đạo.
B. Khu vực nội chí tuyến.
C. Khu vực từ xích đạo đến đường chí tuyến Bắc.
D. Khu vực từ xích đạo đến đướng chí tuyến Nam.
Câu 29: Phương pháp kí hiệu thường dùng để thể hiện các đối tượng nào?
A. Sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội.

14


B. Các đối tượng phân bố phân tán, lẻ tẻ.
C. Các đối tượng phân theo những điểm cụ thể.

D. Giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ nhất định.
Câu 30: Thứ tự các đới khí hậu trên Trái Đất theo thứ tự từ xích đạo đến cực là:
A. Đới khí hậu cực, đới khí hậu cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận nhiệt, đới
khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu cận xích đạo, đới khí hậu xích đạo.
B. Đới khí hậu xích đạo, đới khí hậu cận xích đạo, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu
cận nhiệt, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận cực, đới khí hậu cực.
C. Đới khí hậu cận xích đạo, đới khí hậu xích đạo, đới khí hậu cận nhiệt, đới khí hậu
nhiệt đới, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận cực, đới khí hậu cực.
D. Đới khí hậu xích đạo, đới khí hậu cận xích đạo, đới khí hậu cận nhiệt, đới khí hậu
nhiệt đới, đới khí hậu cận cực, đới khí hậu cực, đới khí hậu ôn đới.
5. Đáp án
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10 11
12 13 14 15
B
D
C
B
B
A
C
A

D
A
A
B
A
D
C
16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
B
D
B
C
B
D
A
D
D
D
B
A
B
C
B
II. Đề kiểm tra học kì 1.
1. Mục tiêu
- Nhằm giúp giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh trong suốt học kỳ I. Để từ đó
giúp cho giáo viên có thể định hướng những giải pháp hợp lý nhất trong công tác giảng
dạy ở quãng thời gian tiếp theo.
- Nhằm giúp học sinh nâng cao kỹ năng làm bài, vận dụng kiến thức đã học để giải thích
các vấn đề có liên quan.

2. Hình thức kiểm tra
Trắc nghiệm và tự luận
3. Ma trận
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng
thấp
cao
Bản đồ

Phương pháp chấm điểm

Số điểm

1 câu TN
0,33

Vũ Trụ. Hệ -Thời gian dài ngắn theo
quả các chuyển mùa và theo vĩ độ
động của Trái
- Dải ngân hà
Đất

15


Số điểm


2 câu TN
0,66

Cấu trúc của -Các nhân tố ảnh hưởng Giới hạn của
Trái Đất. Các đến phát triển và phân bố đới nóng
quyển của lớp của sinh vật
vỏ địa lí
-Khái niệm thạch quyển
-Khái niệm ngoại lực
-Giới hạn của sinh quyển
-KN sóng biển
-Đặc điểm gió mậu dịch
- Phân bố mưa theo vĩ độ
Số điểm

7 câu TN

1 câu TN

2,33

0,33

Dân số

Nêu đặc điểm của đô thị
hóa và ảnh hưởng tích
cực của đô thị hóa đến
phát triển kinh tế - xã
hội.


-Cơ cấu sinh - Vẽ biểu đồ so
học, cơ cấu sánh dân số
theo độ tuổi nam và dân số
của dân số
nữ của nước ta.

Số điểm

1 câu TL

5 câu TN

1 câu TL

1 câu TL

1,0

1,67

3,0

1,0

4,0

2,0

3,0


1,0

Tổng số điểm

Nhân
tố
nào
ảnh
hưởng
quyết định
đến phân
- nhận xét bảng - Nhận xét sự
bố dân cư
số liệu
thay đổi dân số
thế giới. Vì
nam và dân số
sao?
nữ của nước ta.

4. Đề thi
Phần trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1: Cơ cấu sinh học bao gồm

16


A. cơ cấu dân số già, cơ cấu dân số trẻ, cơ cấu dân số vàng.
B. cơ cấu dân số già, cơ cấu dân số trẻ.

C. cơ cấu dân số theo giới, cơ cấu dân số theo độ tuổi.
D. cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa, cơ cấu dân số theo lao động.
Câu 2: Thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố động vật chủ yếu là do
A. thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật.
B. thực vật là nơi cư trú của nhiều loài động vật.
C. sự phát triển thực vật làm thay đổi môi trường sống của động vật.
D. sự phát tán một số loài thực vật mang theo một số loài động vật nhỏ.
Câu 3: Thạch quyển bao gồm
A. bộ phận vỏ lục địa và vỏ đại dương.
B. lớp vỏ Trái Đất.
C. tầng badan, tầng trầm tích, tầng granit.
D. phần trên của lớp Manti và lớp vỏ Trái Đất.
Câu 4: Ngoại lực là
A. lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.
B. lực phát sinh từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
C. lực phát sinh từ lớp vỏ Trái Đất.
D. lực phát sinh từ các thiên thể trong Hệ Mặt Trời.
Câu 5: Khối khí có đặc điểm “rất nóng” là
A. khối khí chí tuyến.
C. khối khí ôn đới.

B. khối khí cực.
D. khối khí xích đạo.

Câu 6: Giới hạn trên của sinh quyển là
A. đỉnh của tầng đối lưu (ở Xích đạo là 16 km, ở cực khoảng 8 km).
B. nơi tiếp giáp lớp ô dôn của khí quyển (22 km).
C. đỉnh của tầng đối lưu (50 km).
D. đỉnh của tầng giữa (80 km).
Câu 7: Sóng biển là

A. hình thức dao động của nước biển theo chiều ngang.
B. sự di chuyển của các khối nước biển theo các hướng khác nhau.
C. hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
D. sự chuyển động của nước biển từ ngoài khơi xô vào bờ.
Câu 8: Cho bảng số liệu sau
SỐ DÂN TRÊN THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM (Đơn vị: tỉ người)
Năm
1804
1927
1959
1974
1987
1999
2011
Số dân

1

2

3

4

5

6

7


2025
(dự kiến)
8

17


Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Thời gian để dân số tăng thêm 1 tỉ người ngày càng giảm.
B. Thời gian để dân số tăng thêm 1 tỉ người luôn bằng nhau.
C. Thời gian để dân số tăng thêm 1 tỉ người ngày càng tăng.
D. Thời gian để dân số tăng thêm 1 tỉ người tăng theo cấp số nhân.
Câu 9: Mùa nào trong năm có ngày dài hơn đêm và xu hướng ngày càng dài ra, đêm càng
ngắn lại?
A. Mùa đông.
B. Mùa thu.
C. Mùa xuân.
D. Mùa hạ.
Câu 10: Gió Mậu Dịch là loại gió
A. thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp ôn đới.
B. thổi từ khu vực ôn đới về khu vực cận nhiệt đới.
C. thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về Xích đạo.
D. thổi từ Xích đạo về khu vực cận nhiệt đới.
Câu 11: Trên bề mặt Trái Đất, theo chiều vĩ tuyến, nơi có lượng mưa ít nhất là
A. vùng ôn đới.
B. vùng chí tuyến. C. vùng cực. D. vùng Xích đạo.
Câu 12: Phương pháp chấm điểm được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm
A. phân bố theo luồng di chuyển.
B. phân bố thành vùng.
C. phân bố theo những điểm cụ thể.

D. phân bố phân tán lẻ tẻ.
Câu 13: Dải Ngân hà là
A. tên gọi khác của Hệ Mặt Trời.
B. một tập hợp của Thiên hà trong Vũ Trụ.
C. dải sáng trong Vũ Trụ, gồm vô số các ngôi sao tập hợp lại.
D. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó.
Câu 14: Cơ cấu dân số thể hiện được tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân
số và nguồn lao động của một quốc gia là
A. cơ cấu dân số theo lao động.
B. cơ cấu dân số theo độ tuổi.
C. cơ cấu dân số theo giới.
D. cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.
Câu 15: Cho bảng số liệu
PHÂN BỐ DÂN CƯ CỦA CÁC KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2015
(Đơn vị: người/km²)
Khu vực
Mật độ dân số
Khu vực
Mật độ dân số
Bắc Phi
28,8
Đông Á
139,5
Đông Phi
59,2
Đông Nam Á
145,9
Nam Phi
23,6
Tây Á

53,5
Tây Phi
58,2
Trung – Nam Á
183,0
Trung Phi
23,4
Bắc Âu
60,1
Bắc Mĩ
19,2
Đông Âu
16,2
Ca ri bê
191,2
Nam Âu
117,7

18


Nam Mĩ
24,0
Tây Âu
175,9
Trung Mĩ
70,4
Châu Đại Dương
4,6
Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Phân bố dân cư không đều trong không gian.
B. Dân cư phân bố rất đều giữa các khu vực.
C. Khu vực Trung – Nam Á có mật độ dân số lớn nhất.
D. Châu Phi có mật độ dân số thấp nhất thế giới.
Phần tự luận (5,0 điểm)
Câu 16 (2,0 điểm)
a. Nêu đặc điểm của đô thị hóa và ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa đến phát triển kinh tế
- xã hội.
b. Nhân tố nào ảnh hưởng quyết định đến sự phân bố dân cư trên thế giới. Vì sao?
Câu 17 (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 – 2010 (Đơn vị: triệu người)
Năm
1995
1999
2000
2009
2010
Số dân nam

35,2

37,7

38,2

42,5

43,0


Số dân nữ

36,8

38,9

39,5

43,5

43,9

Vẽ biểu đồ cột so sánh số dân nam và số dân nữ của nước ta giai đoạn 1995 – 2010. Nhận
xét.
5. Đáp án
Phần trắc nghiệm(5, 0 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,33 điểm
1

2

3

4

5

6

7


8

9

10 11

12 13 14 15

A
B
C
D
Phần tự luận(5, 0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
1
a. Nêu đặc điểm của đô thị hóa và ảnh hưởng tích cực của đô thị 1,0
(2,0
hóa đến phát triển kinh tế - xã hội.
- Đặc điểm đô thị hóa:
điểm)
+ Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh.
0,25
+ Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
+ Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

0,25
0,25


19


- Ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa: đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng 0,25
kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi phân
bố dân cư và lao động….
b. Nhân tố nào ảnh hưởng quyết định đến sự phân bố dân cư 1,0
trên thế giới. Vì sao?
- Nhân tố mang tính quyết định là trình độ phát triển của lực lượng 0,5
sản xuất và tính chất của nền kinh tế.
- Vì:
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: lực lượng sản xuất 0,25
làm thay đổi phân bố dân cư trên thế giới. Ngày nay, nhiều trung tâm
công nghiệp mọc lên ở những vùng băng giá, núi cao, hoang mạc đã
thu hút dân cư từ nơi khác đến.

2
(3,0
điểm)

+Tính chất của nền kinh tế: nơi diễn ra hoạt động công nghiệp,
dịch vụ dân cư đông đúc hơn so với nông nghiệp. Trong công nghiệp
mật độ dân cư cao hay thấp tùy theo tính chất từng ngành. Trong
nông nghiệp, trồng trọt lại có mật độ cao hơn chăn nuôi.
Vẽ biểu đồ cột so sánh số dân nam và số dân nữ của nước ta giai
đoạn 1995 – 2010. Nhận xét.
Biểu đồ cột ghép (biểu đồ khác không cho điểm)
Yêu cầu: chính xác, đầy đủ, đẹp (nếu thiếu hoặc sai mỗi yếu tố trừ
0,25 điểm)

Nhận xét:
- Số dân nam và số dân nữ của nước ta liên tục tăng (số dân nam
tăng 1,2 lần; số dân nữ tăng 1,19 lần).

0,25

- Số dân nam tăng nhanh hơn số dân nữ.

0,25

- Số dân nữ luôn cao hơn số dân nam.

0,25

TỔNG ĐIỂM

5,00

2,0

1,0
0,5

III. Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2
1. Mục đích kiểm tra
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học phần công nghiệp
- Đánh giá kỹ năng về vẽ và nhận xét biểu đồ
- Đánh giá thái độ nhằm giáo dục học sinh sau khi học xong phần công nghiệp có ý thức
góp phần phát triển công nghiệp của địa phương cũng như nước nhà
- Thông qua bài kiểm tra rút kinh nghiệm trong giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng

cuối năm.

20


2. Hình thức kiểm tra
Kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
Tỉ lệ tự luận 20%; trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn 80%
(Trong đó Nhận biết 9 câu Trắc nghiệm: 3.6 điểm
Thông hiểu 8 câu Trắc nghiệm: 3.2 điểm
Vận dụng 1 câu Tự luận: 2.0 điểm
Vận dụng cao 3 câu Trắc nghiệm: 1.2 điểm)
3. Ma trận đề
Tên chủ đề

Nhận biết

1. phần công - Nhận biết vai trò
nghiệp
đặc điểm của sản
xuất công nghiệp

1,0 điểm

Tổng:
điểm

Thông hiểu

Vận

dụng
-Phân bố sản xuất và thị -Kỹ năng
trường tiêu thụ của dệt vẽ biểu
may
đồ

- Nguyên nhân phân bố nhận xét
của ngành công nghiệp
thực phẩm
- Vai trò của ngành công
nghiệp điện tử, tin học
- sự phát triển và phân bố
của ngành công nghiệp
điện

- Phân bố ngành
công nghiệp năng
lượng
- Đặc điểm của
ngành
công
nghiệp điện tử, tin
học; sản xuất hàng
tiêu dùng
- Đặc điểm của
điểm công nghiệp
3,6 điểm/9 câu 3,2 điểm/8 câu TN
TN
10 3.6 điểm


3.2 điểm

2,0
điểm/1
câu TL
2.0 điểm

Vận dụng cao
- Nhân tố quan
trọng nhất ảnh
hưởng đến phát
triển và phân bố
công nghiệp
- So sánh đặc
điểm của sản xuất
nông nghiệp và
công nghiệp
- Ảnh hưởng của
khaóng sản đến
công nghiệp

1.2 điểm/3 câu TN

1.2 điểm

4. Đề
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Sản xuất công nghiệp bao gồm mấy giai đoạn
A. 1


B. 2

C. 3

D. 4

21


Câu 2: Nói các giai đoạn trong sản xuất công nghiệp có thể tiến hành đồng thời?
A. đúng

B. Sai

Câu 3: Đây là đặc điểm của sản xuất công nghiệp
A. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế
B. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, phân công tỉ mỉ và có sự phối
hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng
C. Công nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản xuất vật chất nào sánh
được
D. Các giai đoạn trong sản xuất công nghiệp phải tiến hành tuần tự
Câu 4: Khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới là
A. Bắc Mĩ

B. Mĩ La Tinh

C. Trung Đông

C. Bắc Phi


Câu 5: Nước có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn nhất thế giới là
A. Hoa Kì

B. Liên Bang Nga

C. I Rắc

D. Ả rập Xê út

Câu 6: Nước có sản lượng điện lớn nhất là
A. Nhật bản

B. Hoa Kì

C. Liên Bang Nga

D. Trung Quốc

Câu 7: Ngành công nghiệp ít gây ô nhiễm môi trường, không chiếm diện tích rộng, không
tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước, song lại yêu cầu cao về trình độ lao động
A. công nghiệp năng lượng

B. công nghiệp luyện kim

C. công nghiệp điện tử, tin học

D. Công nghiệp hoá chất

Câu 8: Ngành công nghiệp có cơ cấu ngành đa dạng nhất
A. công nghiệp thực phẩm


B. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

C. công nghiệp điện tử, tin học

D. Công nghiệp hoá chất

Câu 9: Hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất công nghiệp đồng nhất với một điểm dân cư
A. khu công nghiệp tập trung

B. trung tâm công nghiệp

C. điểm công nghiệp

D. Vùng công nghiệp

Câu 10: Trong cơ cấu ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, ngành công nghiệp
phát triển nhất là
A. dệt may

B. da giầy

C. nhựa

C. Sành-sứ-thuỷ tinh

Câu 11: Các nước có ngành dệt may phát triển là
A. Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Nhật Bản

22



B. Hàn Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Nhật Bản
C. Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản
D. Trung Quốc, Liên Bang Nga, Hoa Kì, Nhật Bản
Câu 12: Thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt may lớn ở:
A. EU, Nhật bản, Bắc Mĩ, Liên Bang Nga, Đông Âu
A. Apec, Nhật bản, Bắc Mĩ, Liên Bang Nga, Đông Âu
A. ASEAN, Nhật bản, Bắc Mĩ, Liên Bang Nga, Đông Âu
A. Nam Mĩ, Nhật bản, Bắc Mĩ, Liên Bang Nga, Đông Âu
Câu 13: Ngành công nghiệp thực phẩm phân bố
A. Gần khu đông dân cư, có nhiều lao động

B. Gần nơi tiêu thụ

C. gần nơi tiêu thụ và gần vùng nguyên liệu

D. gần thành phố, thị xã

Câu 14: Ngành công nghệp được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, thước đo
trình độ kinh tế-kĩ thuật của mọi quốc gia
A. công nghiệp cơ khí

B. công nghiệp điện tử, tin học

C. công nghiệp năng lượng

D. công nghiệp luyện kim

Câu 15: Nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến phát triển và phân bố công nghiệp là

A. nhân tố tự nhiên

B. nhân tố kinh tế-xã hội

C. nhân tố vị trí địa lí

D. Nhân tố khoáng sản

Câu 16: Sản xuất nông nghiệp và sản xuất công nghiệp khác nhau ở?
A. đều là những ngành sản xuất vật chất
B. đều có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
C. công nghiệp có tính tập trung cao độ còn nông nghiệp thì phân tán trong không gian
D. có nhiều giai đoạn sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng
Câu 17: Khoáng sản ảnh hưởng như thế nào đến sản suất công nghiệp
A. Qui mô, cơ cấu, phân bố công nghiệp
C. tình hình phát triển công nghiệp

B. giá trị công nghiệp
D. mặt hàng xuất khẩu trong công nghiệp

Câu 18: Ngành kinh tế tạo ra khối lượng sản phẩm khổng lồ mà không ngành sản xuất vật
chất nào sánh được
A. công nghiệp

B. nông nghiệp

C. dịch vụ

D. Du lịch


23


Câu 19: Ngành công nghiệp điện phát triển mạnh ở nhóm nước nào?
A. phát triển

B. đang phát triển

Câu 20: Ngành công nghiệp điện mà đòi hỏi trình độ công nghệ cao trong cơ cấu nguồn
điện là
A. thuỷ điện

B. điện hạt nhân

C. nhiệt điện

D. điện sưc gió

Phần tự luận
Cho bảng số liệu
Sản lượng than và dầu mỏ của thế giới giai đoạn 1970-2003
Đơn vị: triệu tấn
Năm

1970

1990

2003


Than

2936

3387

5300

Dầu mỏ

2336

3331

3904

a. Vẽ biển đồ thể hiện sản lượng than và dầu mỏ của thế giới giai đoạn 1970-2003
b. Nhận xét
5. Đáp án
Phần tự luận(2.0 điểm)
a. Vẽ biểu đồ(1.0 điểm)
- Biểu đồ cột ghép
- Đầy đủ các yếu tố: năm, khoảng cách năm, đơn vị, ghi chú....
b. Nhận xét(1.0 điểm)- mỗi ý đúng cho 0.25 điểm
Trong giai đoạn 1970-2003
- Sản lượng than tăng: 1.8 lần
- Sản lượng dầu mỏ tăng: 1.6 lần
- Sản lượng than luôn lớn hơn sản lượng dầu mỏ
- Sản lượng than có tốc độ tăng nhanh hơn.
Phần trắc nghiệm(8.0 điểm)

1
2
3
4
5
6
B
A
B
C
B
B
16 17 18 19 20
C
A
A
A
B

7
C

8
B

9
C

10
A


11
A

12
A

13
C

14
B

15
C

24


- Mỗi câu đúng được 0.4 điểm.
IV. Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2
1. Mục đích kiểm tra
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học phần công nghiệp
- Đánh giá kỹ năng về vẽ và nhận xét biểu đồ
- Đánh giá thái độ nhằm giáo dục học sinh sau khi học xong phần công nghiệp có ý thức
góp phần phát triển công nghiệp của địa phương cũng như nước nhà
- Thông qua bài kiểm tra rút kinh nghiệm trong giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng
cuối năm.
2. Hình thức kiểm tra
- Trắc nghiệm

3. Ma trận đề
Tên chủ đề
Nhận biết

Thông hiểu

Vận
dụng
-Kỹ năng
biểu đồ
Phân
tích các
nhân tố
ảnh
hưởng
quyết
định đến
sản xuất
công
nghiện

Công nghiệp - Nhận biết vai trò - Biện pháp quan trọng
đặc điểm của sản để giảm khí thải CO2
xuất công nghiệp
- Đặc điểm của công
nghiệp sản xuất hàng tiêu
- Đặc điểm của dùng.
ngành
công -Nguyên liệu của ngành
nghiệp khai thác công nghiệp chế biến

than và dầu mỏ, lương thực – thực phẩm
điện tử tin học
- Thị trường dệt may
- Phân bố dầu mỏ - Phát biểu đúng về các
- Vai trò của hình thức tổ chức lãnh
ngành điện lực
thổ công nghiệp
- Hiểu về các hình thức
tổ chức lãnh thổ công
nghiệp
1,0 điểm
3,63 điểm/11câu 2.64 điểm/8 câu TN
3.33điểm
TN
/10
câu TN
Tổng:
10 3.66 điểm
2.66 điểm
3.34
điểm
điểm

Vận dụng cao
- So sánh đặc
điểm sản xuất
công nghiệp với
nông nghiệp

0.33 điểm/1 câu

TN
0.33 điểm

25


×