Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

chuyên đề dạy học tích hợp môn âm nhạc trong trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.35 KB, 20 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS NGUYỄN KIẾN
---------------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG
DỤNG CHUYÊN ĐỀ
Tên chuyên đề:
“Dạy học tích hợp môn Âm nhạc trong trường THCS”

Tác giả sáng kiến: Lê Thị Hồng Minh

Vĩnh Tường, năm 2017
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Nội dung

Viết tắt

Khoa học xã hội

KHXH

Học sinh

HS

Giáo viên

GV


Trung học cơ sở

THCS

Giáo dục

GD

Đào tạo

ĐT


I. LỜI GIỚI THIỆU.
Từ lâu, Âm nhạc là một “món ăn tinh thần” không thể thiếu của con người.
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là: “giúp học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, tính thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân,
tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục
học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cũng đã nêu: “phải phát huy tính tích cực, chủ
động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng
học sinh; điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học,
khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Hiện nay, dạy học tích hợp đang là một xu thế được các quốc gia trên thế
giới quan tâm. Ở Việt Nam, hình thức dạy học này đang được ngành giáo dục
triển khai thực hiện một cách toàn diện trong tất cả các cấp. Trong bối cảnh
nước ta đang đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, hình thức dạy- học
này phát huy được khả năng chủ động sáng tạo của cả thầy và trò, nhằm phát

triển toàn diện năng lực của học sinh. Đây cũng là hình thức giảng dạy được


thực hiện ở tất cả các môn bởi tính tích hợp của nó. Trong phạm vi bài viết này,
người viết xin được đề cập tới việc tích hợp trong giảng dạy môn âm nhạc ở
trường THCS.
II. TÊN CHUYÊN ĐỀ.
DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔN ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG THCS
III. TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ.
Họ và tên: Lê Thị Hồng Minh
Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THCS Nguyễn Kiến
IV. LĨNH VỰC ÁP DỤNG CHUYÊN ĐỀ.
- Giảng dạy trong trường THCS: Lĩnh vực KHXH- môn Âm nhạc.
V. NGÀY CHUYÊN ĐỀ ĐƯỢC ÁP DỤNG THỬ.
Từ tháng 9 năm 2016.
VI. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA CHUYÊN ĐỀ.
1.Lí do chọn đề tài.
1.1.Cơ sở khoa học.
Chương trình THCS môn âm nhạc được Bộ GD và ĐT ban hành quy trình
mục tiêu như sau:
- Hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh tạo cho
các em có trình độ văn hóa âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện hài
hòa nhân cách.
- Khích lệ học sinh hăng hái tham gia hoạt động âm nhạc làm cho đời
sống tinh thần phong phú, lành mạnh tạo điều kiện cho các em bộc lộ và phát
triển năng khiếu.


- Mở rộng hiểu biết về truyền thống âm nhạc Việt Nam và tinh hoa âm nhạc
thế giới góp phần bồi dưỡng đạo đức, trí tuệ, tạo không khí vui tươi lành mạnh.

Để đạt được mục tiêu trên thì việc lồng ghép dạy học tích hợp vào các tiết
học âm nhạc chính khóa, ngoại khóa đem lại được hiệu quả cho học sinh. Dạy học
tích hợp không chỉ khích lệ tính độc lập sáng tạo mà còn giúp các em trở thành
chủ thể của hoạt động học, phải tự học, tự nghiên cứu để tìm ra kiến thức bằng
hành động của chính bản thân mình. Các nội dung dạy học âm nhạc gắn với cuộc
sống hàng ngày, với các tình huống có ý nghĩa. Các em được đặt vào những tình
huống của đời sống thực tế, phải trực tiếp quan sát, thảo luận, làm bài tập, giải
quyết nhiệm vụ đặt ra theo cách nghĩ của mình, tự lực tìm kiếm nhằm khám phá
những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu tri thức.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
Dạy học tích hợp đã được triển khai đến hầu hết các môn học nói chung
và môn âm nhạc nói riêng. Tuy nhiên, mức độ sử dụng chưa được đồng đều và
chưa đạt hiệu quả cao. Nguyên nhân thứ nhất là do nhận thức của giáo viên còn
chưa đầy đủ sâu sắc về vai trò, ý nghĩa của dạy học tích hợp. Thứ hai, năng lực
của giáo viên và cơ sở vật chất của nhiều trường còn chưa trang bị đầy đủ
và chưa đồng đều. Thực tế, các giáo viên chủ yếu xây dựng bài giảng phụ thuộc
vào sách giáo khoa âm nhạc, chưa tích cực, sáng tạo lồng ghép các nội dung
khác vào bài giảng dẫn đến các giờ học âm nhạc chưa được phong phú, hấp dẫn.
Chương trình SGK Âm nhạc tạo điều kiện cho giáo viên dạy ba phân môn
như một thể thống nhất. Trong đó mỗi phân môn giữ một đặc trưng riêng vừa
hòa nhập vào nhau cùng hình thành tri thức, kĩ năng âm nhạc thống nhất ở học


sinh. Để làm được điều đó người giáo viên đứng trước lớp phải thực hiện yêu
cầu một cách linh hoạt sáng tạo để tìm ra tính đồng quy giữa ba phân môn. Tích
hợp trong từng thời điểm, từng vấn đề, từng đối tượng tạo ra những tình huống
gây hứng thú trong học tập, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, phát
huy hiệu quả của mọi phương tiện dạy học các trang thiết bị dạy học hiện đại
Từ những cơ sở đó tôi chọn chuyên đề này nhằm cải thiện giờ học giúp học sinh
hứng thú trong học tập, học sinh được làm việc nhiều, tiếp thu nhanh hơn, hiểu

bài sâu và chắc hơn.
2. Mục đích.
Đưa ra một vài cách thức và phương pháp dạy tích hợp âm nhạc cho học sinh
cấp THCS nói chung để góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy Âm nhạc cho các em.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu đặc điểm của dạy tích hợp.
- Tìm hiểu các bài dạy có nội dung tích hợp trong chương trình THCS.
- Tìm hiểu và khảo sát thực trạng dạy- học các bài học để đưa nội dung
tích hợp vào cho khoa học.
- Đưa ra một vài kinh nghiệm trong giảng dạy có nội dung tích hợp, áp
dụng vào thực tế, có khảo sát và đối chiếu kết quả với trước khi áp dụng
4. Đối tượng nghiên cứu.
- Một vài kinh nghiệm trong việc lựa chọn nội dung tích hợp và phương
pháp dạy tích hợp.
- HS khối 6,7,8,9 - trường THCS Nguyễn Kiến
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.


- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các bài học hát và âm nhạc thường
thức trong chương trình toàn cấp THCS.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2016 – tháng 9/2017.
- Địa điểm nghiên cứu: Trường THCS Nguyễn Kiến.
6. Các phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm để kiểm nghiệm tính
khả thi của sáng kiến.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp tổng kết, đúc rút kinh nghiệm.
VII. NỘI DUNG.
1. Thực trạng.

Âm nhạc là một trong những môn học cần thiết cho sự phát triển cân đối,
hài hòa của HS. Hiện nay môn âm nhạc đưa vào chương trình học ở bậc THCS
của hầu hết các nước trên thế giới. Môn Âm nhạc là môn học độc lập có mục tiêu,
chương trình, SGK, sách hướng dẫn thiết bị riêng cho dạy và học, GV được đào
tạo cơ bản, kết quả học tập của HS được đánh giá một cách nghiêm túc.
2. Thuận lợi.
- Môn Âm nhạc là môn học nghệ thuật, thu hút rất nhiều học sinh.
- Cho đến nay các trường đều có giáo viên dạy Âm nhac, phong trào học
Âm nhạc ngày càng sôi nổi, hầu hết các em học sinh hào hứng với môn học và
môn học đó được chú ý. Vì vậy không ít giáo viên và học sinh luôn coi trọng và
đầu tư cho môn học. Qua đó các em thấy rằng Âm nhạc là môn học bổ ích, lý


thú và tươi vui, có tính giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cao là môn học bổ trợ tích
cực cho các môn học khác
- Khi thực hiện dạy học và đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng, GV
xác định được những nội dung cơ bản, cần thiết của mỗi bài học, mức độ cần đạt
cho tất cả đối tượng HS để cho bài học không khó, không dài. Chú trọng dạy sự
cảm nhận về cái hay, cái đẹp trong âm nhạc và trong cuộc sống, tiết học nhẹ
nhàng, hấp dẫn lôi cuốn nhiều HS tích cực tham gia vào quá trình học tập.
3. Khó khăn.
Là địa bàn ở nông thôn đời sống còn nghèo hầu hết là con em nông dân
nên điều kiện để phụ huynh tập trung đầu tư cho học tập của các em còn hạn
chế, vì thế hiểu biết về âm nhạc còn hạn chế.
Đa phần HS bị chi phối cho thi chuyển cấp, lo đánh giá nên sao nhãng
việc học môn Âm nhạc
Đa số cha mẹ HS chỉ quan tâm đến các môn học chính như Văn, Toán, ...
mà chưa quan tâm đến bộ môn Âm nhạc bởi họ cho rằng đây chỉ là môn học phụ.
Ngoài ra điều kiện nhà trường còn thiếu thốn như : phương tiện, đồ dùng
trực quan, phòng học chức năng chưa đạt chuẩn, ... vì thế cũng ảnh hưởng đến

kết quả giảng dạy - học tập của giáo viên và học sinh.
Một nguyên nhân khách quan khác cũng không kém phần quan trọng liên
quan đến hiệu quả và chất lượng bộ môn đó là thời gian dành cho bộ môn quá
ít(1 tiết/ tuần)
Với những thực trạng trên hầu như chưa đảm bảo được yêu cầu, nội dung,
phương pháp dạy học. Bản thân tôi suy nghĩ và đưa ra quyết định nghiên cứu,


học hỏi kinh nghiệm trong chuyên môn để áp dụng dạy tích hợp tốt môn Âm
nhac cấp THCS nói chung và từng phân môn nói riêng .
Để phát triển tốt nhất cho học sinh, giáo viên cần phải xây dựng các chủ đề
dạy học âm nhạc tự chọn thông qua hình thức dạy học tích hợp giúp cung cấp
cho các em bài dạy mang tính chất kiến thức tổng hợp, các em học tập một cách
chủ động. Để cụ thể hơn, chúng tôi xin đưa ra một số phương pháp hợp như sau:
4. Một số phương pháp tích hợp.
a. Tích hợp môn Âm nhạc với môn Địa lí
Sử dụng kiến thức địa lí: Như việc chỉ bản đồ để giới thiệu vùng miền nơi
bài hát ra đời.
Ví dụ 1: Khi dạy tiết 5(lớp 6). Học hát bài “Vui bước trên đường xa” dựa
theo điệu Lí con sáo Gò Công(dân ca Nam Bộ). Yêu cầu HS chỉ bản đồ miền đất
Nam Bộ.
GV kết luận: Gồm 2 tiểu vùng: Đông Nam Bộ, bao gồm: Bình Phước,
Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí
Minh. Tây Nam Bộ, bao gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà
Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà
Mau và Thành phố Cần Thơ.
Ví dụ 2: Khi dạy tiết 4 (lớp 7). Học hát bài lí cây đa (dân ca Quan họ Bắc
Ninh)
GV tiến hành cho HS nghe 1-2 trích đoạn dân ca:
- Bài Ngồi tựa mạn thuyền.

- Bài Bèo dạt mây trôi.


Khi cho HS nghe trích đoạn xong, GV tiến hành đặt câu hỏi có tính chất
tích hợp để khơi gợi và khai thác kiến thức của HS.
? Em cho biết bài hát vừa nghe thuộc thể loại gì.
- Đây là ca khúc thuộc thể loại dân ca.
? Em hiểu thế nào là dân ca.
- Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác không rõ tác giả là ai,
được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
? Bài hát vừa nghe thuộc dân ca vùng miền nào.
? Em hãy kể tên một số bài dân ca mà em biết.
Ví dụ 3: Khi dạy tiết 11(lớp 7). Giới thiệu về nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát
Hành quân xa. Giáo viên giúp học sinh nắm được vị trí địa lý căn cứ Điện Biên
Phủ, một căn cứ qui mô lớn nhất, bất khả xâm phạm tại Đông Dương.
Lòng chảo Mường Thanh, nơi địa đầu phía Tây Bắc Việt Nam vào năm
1954 đã diễn ra màn cuối của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược.
Ở nơi ấy, một đạo quân với đầy đủ các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh
hiện đại, tối tân, là một trong những quân đội mạnh nhất trên thế giới đã phải
đầu hàng một dân tộc “đất không rộng, người không đông”, những con người ăn
không đủ no, mặc không đủ ấm và một quân đội không phải là mạnh nhất trên
thế giới. Vậy tại sao một nơi hẻo lánh, xa xôi lại trở thành điểm quyết chiến,
chiến lược của cả hai bên, đánh dấu một bước ngoặt chiến tranh mà sức ảnh
hưởng của nó đã lan tỏa mạnh mẽ tới cuộc đấu tranh chính nghĩa, giành độc lập
dân tộc của các nước thuộc địa trên toàn cầu?


Về vị trí địa lý của Điện Biên khá đặc biệt, là một thung lũng rộng lớn
nhất ở vùng thượng du phía Tây Bắc, sát biên giới Việt Lào, cách biên giới các
nước Trung Hoa, Miến Điện, Thái Lan từ 150 đến 300km, cách Hà Nội gần

500km. Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân
Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp hai tỉnh Phong Saly và Luang
Prabang (Lào) với 170km đường biên giới, Điện Biên là tỉnh có chung đường
biên giới với hai quốc gia Trung Quốc và Lào.
b. Tích hợp môn Âm nhạc với môn Văn học
Đây là cách tích hợp thường được sử dụng trong quá trình tìm hiểu tác
giả, tác phẩm, nội dung ý nghĩa ca từ.
Ví dụ 1: Khi dạy bài hát “Lí cây đa” (Dân ca quan họ Bắc Ninh). GV đặt
câu hỏi:
?Bài hát “Lí cây đa” được bắt nguồn từ câu thơ nào, thuộc vùng miền nào.
- Bài hát được bắt nguồn từ lời thơ:

“Trèo lên quán dốc
…………………
Xem hội đêm rằm…”
- Lời thơ của bài hát thuộc vùng Kinh Bắc xưa
? Các em còn biết bài thơ nào khác liên quan đến vùng Kinh Bắc gắn với
sự kiện lịch sử năm (1075-1077) trong cuộc chiến tranh Tống - Việt không.
- Bài thơ “Nam quốc sơn hà” bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.
Nam quốc sơn hà


Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lại xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch thơ:
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
(Theo Lê Thước – Nam Trân dịch, Trong
Thơ văn Lí – Trần, tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977).
Với câu hỏi trên để giúp HS học cách chia sẻ, giúp đỡ và tôn trọng lẫn
nhau, tăng cường sự tham gia, khuyến khích sự tương tác, rèn luyện kĩ năng xã
hội và nâng cao hiệu quả học tập thì GV nên chọn phương pháp dạy học hợp tác
(Phương pháp hoạt động nhóm).
GD: Ở sự kiện lịch sử này bài thơ đã trở thành vũ khí đánh giặc (dùng lời
thơ đánh vào tâm lí giặc). GD học sinh cần phát huy tinh thần sáng tạo nghệ
thuật, sáng tác văn thơ cũng chính là góp phần bảo vệ quê hương đất nước.
Ví dụ 2: Khi dạy tiết 22(lớp 6). Học hát bài Ngày đầu tiên đi học.
Khi giới thiệu về tác giả, tác phẩm GV tích hợp kiến thức văn học bằng
cách đặt câu hỏi:
?Hãy nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Viễn Phương.


?Hãy kể tên một số bài thơ của Viễn Phương mà em biết.
?Em hãy đọc hoặc ngâm một bài (khổ) thơ của nhà thơ Viễn Phương.
Nhà thơ Viễn Phương tên thật Phan Thanh Viễn, quê gốc ở quận Tân
Châu, tỉnh Châu Đốc (ngày nay là thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang).Ông là Đảng
viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngoài bút danh Viễn Phương, ông còn lấy bút danh Phương Viễn và sáng tác cả
văn xuôi. Ông nổi tiếng với bài thơ “Viếng lăng Bác” (nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã
phổ nhạc cho bài thơ này). Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, ông
hoạt động ở Nam Bộ, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng
Văn nghệ Giải phóng miền Nam thời chống Mĩ.
Nhà thơ Viễn Phương mất ngày 21 tháng 12 năm 2005 tại Thành phố Hồ
Chí Minh.
Một số tác phẩm tiêu biểu của Viễn Phương:

Viếng lăng Bác (thơ, năm 1976).
Mắt sáng học trò (thơ, năm 1970)
Chiến thắng Hòa Bình (trường ca, năm 1952)
Như mây mùa xuân (thơ, năm 1978)
c. Tích hợp môn Âm nhạc với môn Lịch sử
GV liên kết các đơn vị kiến thức để giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
Ví dụ: Khi dạy tiết 11(lớp 7). Giới thiệu về Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát
Hành quân xa. GV cho học sinh nghe bài hát để cảm nhận giai điệu và tìm hiểu
nội dung ca từ để nắm được hoàn cảnh ra đời bài hát.
? Bài hát được ra đời trong hoàn cảnh như thế nào.


- Bài hát ra đời năm 1953, trên đường Đỗ Nhuận cùng đơn vị của mình là
Đại đoàn 308 vượt đèo Khế qua sông Hồng để chuẩn bị mở chiến dịch Điện
Biên Phủ lịch sử năm 1954.
- Bài hát kết thúc trong niềm tin cuộc kháng chiến thần thánh chống thực
dân Pháp của nhân dân ta nhất định thắng lợi.
Giáo viên giới thiệu cho học sinh diễn biến cuộc chiến tranh anh dũng của
quân và dân ta đánh thắng thực dân Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử
năm 1954.
GD: Giáo dục HS tinh thần yêu quê hương đất nước và đấu tranh bảo vệ
tổ quốc, biển đảo Việt Nam.
d. Tích hợp môn Âm nhạc với môn Mĩ thuật
GV đưa ra một số hình ảnh để khai thác kiến thức.
Ví dụ 1: Khi dạy bài hát Lí cây đa (dân ca quan họ Bắc Ninh). Đưa ra
hình ảnh sau:


?Quan sát tranh và cho biết đây là sinh hoạt văn hóa vùng miền nào.
- Đây là sinh hoạt văn hóa vùng Kinh Bắc



?Quan sát tranh và cho biết trang phục của người hát quan họ như thế nào.
Gồm trang phục của liền Anh và liền Chị:
- Liền Anh mặc áo dài năm thân đầu đội khăn xếp
- Liền Chị mặc áo tứ thân đầu đội khăn mỏ quạ, nón quai thao.
Ví dụ 2: Khi dạy tiết 11(lớp 7). Giới thiệu về Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài
hát Hành quân xa.
Giáo viên sử dụng hình ảnh, tranh vẽ để cho HS cảm nhận sâu sắc hơn về
sự tàn khốc của chiến tranh và tinh thần chiến đấu anh dũng của quân và dân ta
trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Xe tăng Pháp quần thảo trên cánh đồng Mường Thanh.
Trên đây là một số phương pháp về việc ứng dụng dạy học tích hợp trong
môn âm nhạc ở trường THCS. Thực tế, ở mỗi địa phương, mỗi nhà trường và


thậm chí mỗi giáo viên đều có cách tiến hành dạy và học riêng trên cơ sở những
quy chuẩn chung. Do đó có thể nói mỗi giáo viên cần căn cứ tình hình cụ thể của
lớp mình, trường mình, địa phương mình để lựa chọn hình thức tích hợp cũng
như thiết kế bài dạy cho phù hợp với đối tượng nhằm phát huy cao nhất hiệu quả
của giờ học cũng như môn học.
5. Liên hệ thực tế vào bài giảng.
Qua một thời gian áp dụng dạy học tích hợp trên, tôi nhận thấy
hiệu quả dạy học khá cao.
- Học sinh hứng thú hơn với các tiết học nhạc.
- Học sinh đã không hát theo cảm tính mà quan sát tìm hiểu nội dung ý
nghĩa của bài rất kĩ trước khi hát.
- Học sinh biết chọn lựa bài theo chủ đề để hoạt động âm nhạc ngoại khóa
của mình đạt chất lượng cao hơn.

- Hàng ngày các em đã có thói quen quan sát bối cảnh để sáng tác và đặt
lời mới cho bài hát, phân tích và ghi nhớ, khi giáo viên hỏi thì các em trả lời
tương đối chính xác.
Qua quá trình thực hiện tôi thấy học sinh có tiến bộ hơn trước. Do đó
tôi mạnh dạng áp dụng cho học sinh tất cả các khối qua các bài học.
6. Kết quả điều tra.
+ Trước khi áp dụng chuyên đề:
Tên khối
Khối 6
Khối 7

Sĩ số
45
44

Thích
Số lượng

%

Bình thường
Số lượng
%

28
26

62.2
59.1


12
12

Không thích
Số lượng
%

26.7 5
27.3 6

11.1
13.6


Khối 8
Khối 9

42
34

25
20

59.5
58.8

11
10

26.2 6

29.4 4

14.3
11.8

Thích
Số lượng

%

Bình thường
Số lượng
%

Không thích
Số lượng
%

36
32
32
25

80
72.7
76.2
73.5

9
11

8
8

0
1
2
1

+ Sau khi áp dụng chuyên đề:
Tên khối
Khối 6
Khối 7
Khối 8
Khối 9

Sĩ số
45
44
42
34

20
25
19
23.5

0
2.3
4.8
3


VIII. PHẦN KẾT LUẬN, Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.
1. Kết luận.
Qua nghiên cứu về chuyên đề : “Dạy học tích hợp môn Âm nhạc trong
trường THCS’’. Hy vọng rằng với những cách thức tích hợp và phương pháp
dạy học này sẽ đem lại hiệu quả cao hơn nữa cho hoạt động dạy học Âm nhạc
nói chung và phân môn học hát, âm nhạc thường thức nói riêng không chỉ đối
với trường THCS Nguyễn Kiến mà cũng có thể áp dụng cho nhiều trường
THCS khác.
2.Ý kiến đề xuất.
- Đối nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến môn Âm nhạc, nhà trường cần
phải phân tích và định hướng cho một số phụ huynh học sinh chưa thật sự xem
Âm nhạc là một môn học chính, độc lập như những môn học khác để phụ huynh
quan tâm hơn môn học này.


- Nhà trường cần đầu tư thêm các đồ dùng như tranh, ảnh, các tài liệu tham
khảo, đặc biệt là thiết bị nghe nhìn để phục vụ thuân lợi hơn cho việc dạy và học
môn Âm nhạc.
- Cần có phòng học chức năng chuẩn dành riêng cho môn Âm nhạc.
IX. TÀI LIÊU THAM KHẢO
1. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Âm nhạc trường THCS
– NXB giáo dục.
2. Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học - Nhà
xuất bản đại học sư phạm 2010
3. Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng môn Âm nhạc THCS – Bộ giáo dục
4. Phương pháp giảng dạy Âm nhạc. Nhà xuất bản giáo dục của Nguyễn
Quốc Toản 1999.
5. Dạy học và kiểm tra đánh giá môn Âm nhạc theo định hướng phát triển
năng lực HS - Bộ giáo dục 2014

6. Sách giáo khoa và sách giáo viên môn Âm nhạc 6, 7, 8, 9. Bộ giáo dục
và đào tạo ...
Tân Cương, ngày tháng 11 năm 2017
Người viết

Lê Thị Hồng Minh




×