Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

sử dụng phương pháp khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử trong sách giáo khoa lịch sử 11(ban cơ bản) nhằm tạo hứng thú và hiệu quả học tập cho học sinh lớp 11 ở trung tâm GDNN – GDTX yên lạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.37 KB, 52 trang )

MỤC LỤC

1. LỜI GIỚI THIỆU...........................................................................................1
2. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..............................................................3
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN...................................................................................3
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN..........................................................3
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.............................................................3
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG
THỬ......................................................................................................................4
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN.......................................................4
PHẦN I: MỞ ĐẦU..............................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................5
2. Mục đích của đề tài........................................................................................6
3. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................7
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu..................................7
5. Đối tượng áp dụng.........................................................................................8
PHẦN II: NỘI DUNG.........................................................................................9
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC
NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN YÊN LẠC......9
1. Thực trạng dạy và học ở Trung Tâm GDNN&GDTX Yên Lạc....................9
2. Giải Pháp thực hiện......................................................................................14
CHƯƠNG II: CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN...................16
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài:...........................................................16
2. Các giải pháp thực hiện................................................................................18
3. Các biện pháp tổ chức thực hiện..................................................................36
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM..........................39
1. Kết quả đạt được:.........................................................................................39
2. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả..........................................................41


3. Bài học kinh nghiệm....................................................................................43


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................45
1. Kết luận........................................................................................................45
2. Kiến nghi......................................................................................................46
8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT.......................................47
9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN..................47
10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO SÁNG KIẾN.............................47
11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐÃ ÁP DỤNG THỬ
HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU....................................................48
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................49


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. LỜI GIỚI THIỆU
Lich sử là một môn khoa học xã hội. Lich sử là những sự kiện, hiện tượng
đã xảy ra trong quá khứ xã hội của loài người, nó tồn tại độc lập, khách quan với
ý muốn con người. Do đặc trưng môn Lich sử khác với các môn học khác trong
chương trình dạy học ở phổ thông đó là: học sinh không được trực tiếp chứng
kiến sự kiện, vì lich sử đó không lặp lại, không được biểu diễn trong phòng thí
nghiệm. Hơn nữa, vấn đề nhận thức môn Lich sử cũng khác so với các môn học
khác: nó có nhận thức chung của quy luật loài người từ trực quan sinh động đến
tư duy trừu tượng và thực tiễn. Đồng thời nhận thức lich sử cũng có sắc thái
riêng: nhận thức các sự kiện lich sử phải tuân theo logic sự kiện, sự thật khách
quan chứ không phải tùy theo trí tưởng tượng của con người. Mỗi tác động của
giáo viên đều ảnh hưởng đến học sinh. Vì vậy, giảng dạy môn lich sử mỗi giáo
viên phải dạy thế nào đó để tác động vào đúng quy luật nhận thức, giúp học sinh
lĩnh hội được đầy đủ những kiến thức mà mình truyền tải, từ đó biết đánh giá,
nhận đinh cũng như chủ động lĩnh hội kiến thức trên lớp.
Là bộ môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, từ lâu môn Lich sử
đã giữ một vi trí đặc biệt quan trọng trong chương trình giáo dục ở các nước, có

ưu thế và vi trí rất quan trọng trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. Tri thức
lich sử là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ nền văn hóa nhân loại, được các
nhà sử Hi Lạp khẳng đinh "Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống", "Lịch sử là bó
đuốc soi đường đi tới tương lai"... Ở nước ta, từ xa xưa bộ môn Lich sử đã giữ
một vi trí quan trọng trong quá trình đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục
vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay việc dạy học lich sử ở
trường phổ thông không chỉ trang bi cho học sinh (HS) những kiến thức cơ
bản, có hệ thống về lich sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và xã hội loài
người, mà còn giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, rèn luyện năng lực tư duy và thực hành bộ môn.
Hơn nữa, trong điều kiện nền kinh tế thi trường đang phát triển, trước tác
động ngày càng mạnh của xu thế toàn cầu hóa, chúng ta đang gặp nhiều khó
khăn trở ngại do chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp hơn so với
yêu cầu. Hơn thế nữa khi hòa nhập vào nền kinh tế thế giới thì cũng kéo theo đó
1


có nhiều nền văn hóa du nhập vào nước ta, hơn bao giờ hết chúng ta hiểu rằng
những tinh hoa, văn hóa dân tộc đang bi lung lay khi bản sắc dân tộc đang dần
mất đi. Khi chính những con người Việt Nam lại quên đi nguồn gốc, lich sử dân
tộc. Đặc biệt là những năm gần đây, khi kết quả thi tốt nghiệp Phổ thông và thi
vào Đại học của môn Lich sử quá thấp đã đặt ra cho chúng ta một vấn đề là vì
sao lại như vậy? Có lẽ học sinh không thích học môn Lich sử vì cho rằng đó chỉ
là môn phụ, không quan trọng, nội dung kiến thức quá dài, khó nhớ, nhiều sự
kiện. Và ngay cả ngoài xã hội cũng không xem trọng đối với môn học này. Vậy
thì phải làm sao để thu hút được học sinh có hứng thú và chuyên tâm hơn trong
môn Lich sử? Việc dạy và học lich sử đang thu hút sự quan tâm, chú ý của toàn
xã hội. Từ năm 2006 – 2007, Bộ Giáo Dục – Đào Tạo bắt đầu triển khai chương
trình thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học. Vậy mục tiêu của
chương trình đổi mới là gì ? Đó là nhằm thay đổi cách học và học theo hướng

tích cực hóa hoạt động của học sinh. Muốn làm được diều đó đòi hỏi mỗi người
thầy, người cô cần tạo cho các em học sinh nguồn cảm hứng và sự hứng thú
trong mỗi giờ học lich sử.
Trong những năm gần đây chúng ta đang đổi mới nội dung và phương pháp
dạy học theo chương trình cải cách giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, giáo
viên là người hướng dẫn học sinh tìm hiểu, đó là hình thức học rất hay và thông
minh tạo cho các em hứng thú học tập cao hơn so với chương trình học trước
đây. Vì vậy làm thế nào để nâng cao được chất lượng dạy và học là yêu cầu cấp
thiết của ngành giáo dục hiện nay, đặc biệt là các trường nằm trong hệ Giáo dục
thường xuyên, làm sao đó đáp ứng được mục tiêu của ngành về công tác phổ cập
giáo dục trong nhân dân, đáp ứng nhiệm vụ của ngành giáo dục đề ra, đưa đất
nước phát triển tiến kip với các nước trong khu vực. Có nhiều yếu tố và biện
pháp để nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục. Gây hứng thú là một biện pháp
quan trọng trong việc dạy và học lich sử hiện nay vì biện pháp này nó thể hiện
trên các mặt tư tưởng tình cảm, nhận thức và hành động trong các hoạt động dạy
và học, song sự hứng thú trong nhận thức không phải là sự ngẫu hứng, tuỳ thích
mà là sự đinh hướng có lựa chọn, nhằm mục đích nắm vững kiến thức học tập
một cách sâu sắc và toàn diện đồng thời giúp người học biết vận dụng những
kiến thức đã học vào cuộc sống.
Những năm qua, việc nghiên cứu về đề tài làm thế nào để tạo hứng thú cho
học sinh qua mỗi giờ học lich sử đã có nhiều tác giả đề cập. Tuy nhiên, nghiên
cứu và ứng dụng cụ thể vào đề tài: “sử dụng phương pháp khắc họa biểu
2


tượng nhân vật lịch sử trong sách giáo khoa lịch sử 11(ban cơ bản) nhằm tạo
hứng thú và hiệu quả học tập cho học sinh lớp 11 ở Trung tâm GDNN –
GDTX Yên Lạc” thì chưa có tác giả nào đề cập đến. Chính vì vậy, tôi chọn vấn
đề này làm hướng nghiên cứu sáng kiến của mình và giới thiệu đến đồng nghiệp
đang giảng dạy bộ môn Lich sử ở các trường phổ thông, Trung tâm GDTX trong

và ngoài tỉnh.
2. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP KHẮC HỌA BIỂU TƯỢNG NHÂN VẬT
LỊCH SỬ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ 11 (BAN CƠ BẢN) NHẰM
TẠO HỨNG THÚ VÀ HIỆU QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 11 Ở
TRUNG TÂM GDNN – GDTX YÊN LẠC
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền
- Đia chỉ: 153 Hùng Vương – Tích Sơn – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0912821255
- Email:
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
Tác giả sáng kiến đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Sáng kiến được áp dụng trong dạy học chương trình Lich sử lớp 11 - ban
cơ bản, có thể áp dụng mở rộng đối với dạy học môn Lich sử ở trường phổ
thông và Trung tâm GDTX nói chung.
Sáng kiến tập trung giải quyết một số vấn đề cụ thể sau:
- Tìm hiểu vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài nhằm đưa ra
phương pháp tạo hứng thú học tập lich sử cho học sinh thông qua việc khắc họa
biểu tượng nhân vật lich sử trong SGK lớp 11
- Tìm hiểu chương trình SGK lớp 11 (ban cơ bản) để xác đinh vi trí, mục
tiêu và khai thác kiến thức cơ bản qua các nhân vật lich sử để hình thành cho
học sinh hứng thú và lòng hăng say qua mỗi giờ học lich sử.
- Đề xuất các biện pháp sư phạm trong việc tạo hứng thú học tập cho học
sinh qua việc khắc họa biểu tượng nhân vật lich sử trong SGK lich sử 11– ban
3


cơ bản.

- Soạn bài và thực nghiệm sư phạm, trên cơ sở đó đánh giá rút ra kết luận về tính
khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP
DỤNG THỬ
Ngay từ đầu năm học khi tiếp nhận giảng dạy Lich sử 11 – Trung tâm
GDNN & GDTX Yên Lạc, người viết đã quan tâm, điều tra, khảo sát, thăm nắm
tình hình học tập của học sinh khối 11 để có thể đưa ra phương pháp dạy học
học sinh, đinh hướng học sinh phù hợp, tạo lòng say mê học tập cho học sinh.
Sáng kiến này chính thức được áp dụng lần đầu từ tuần học thứ 2 khi bắt đầu
năm học 2017 – 2018 cụ thể từ ngày 13/09/2017.
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
7.1. Nội dung sáng kiến
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung sáng kiến
được trình bày trong ba chương:
Chương I: Thực trạng dạy và học ở Trung tâm GDNN & GDTX Yên Lạc
Chương II: Các giải pháp và tổ chức thực hiện
Chương III: Kết quả, bài học kinh nghiệm và kiến nghi đề xuất
Nội dung từng phần sẽ được trình bày chi tiết dưới đây.

4


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội những tri thức kỷ năng cũng
như những kinh nghiệm nhằm chuẩn bi hành trang bước vào cuộc sống, lao
động, sinh hoạt … đây là nhu cầu tất yếu của xã hội loài người đảm bảo sự tồn
tại và phát triển của con người.
Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy
học đổi với môn học lich sử ở trường THPT nói riêng đều có ý nghĩa quan

trọng vừa là cơ sở lý luận, vừa là cơ sở phương pháp luận cho đinh hướng đổi
mới phương pháp dạy học, tiếp cận hoạt động nhân cách và là sự vận dụng lí
luận hoạt động giữa thầy và trò, thầy tác động vào nhân cách học sinh, hoạt
động của học sinh là hoạt động chủ đạo. Người giáo viên không còn là người
truyền đạt tri thức một chiều mà là người tổ chức điều khiển hướng dẫn, cố vấn
cho học sinh học tập. Học sinh không chỉ là đối tượng tiếp nhận thông tin thụ
động mà chủ động tiếp nhận chiếm lĩnh tri thức một cách tích cực chủ động, học
sinh không chỉ làm việc tích cực riêng lẻ mà phải biết hợp tác tích cực với nhau
trong quá trình học tập.
Đối với môn Lich sử đã có quan niệm sai lầm cho rằng học lich sử chỉ cần
học thuộc lòng sách giáo khoa, ghi nhớ các sự kiện - hiện tượng lich sử là đạt,
không cần phải tư duy - động não, không có bài tập thực hành… Đây là một
trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môn học.
Người giáo viên trong dạy học lich sử đa số chỉ làm nhiệm vụ nói lại nội
dung sách giáo khoa, lại càng khó khăn hơn trong việc phát triển bài giảng được
soạn trên cở sở sách giáo khoa. Như vậy, bài giảng không thể gây hứng thú cho
học sinh học tập, gây nhàm chán trong tâm lý dạy - học của cả giáo viên lẫn học
sinh
Nhằm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực
- chủ động của học sinh; những năm gần đây các trường phổ thông đã chú ý đến
việc đổi mới soạn - giảng ở giáo viên và tổ chức học tập ở học sinh, trong đó coi
trọng vi trí, vai trò của người học - vừa là đối tượng - vừa là chủ thể. Thông qua
quá trình học tập, dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải tích cực, chủ
động cải biến chính mình.

5


Trên thế giới, các nước đều coi môn Lich sử là một trong những môn học
cơ bản trong chương trình giáo dục phổ thông. Nước ta trên con đường công

nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, môn Lich sử, trước hết là môn
quốc sử, càng giữ vai trò quan trọng trong trang bi kiến thức cơ sở, giáo dục các
giá tri truyền thống, góp phần xác lập bản lĩnh con người để thế hệ trẻ cùng với
nền tảng giáo dục phổ thông, có thể bước vào đời, thực hiện trách nhiệm công
dân đối với xã hội. Nhưng, sau bậc học phổ thông, chỉ có một số ít học sinh đi
vào các ngành của khoa học lich sử, còn đại bộ phận đi vào các ngành khoa học
khác mà không còn tiếp tục học môn Lich sử. Vì vậy đối với thế hệ trẻ, kiến
thức Lich sử chỉ được trang bi chủ yếu qua cấp học phổ thông, cộng với những
hiểu biết được bổ sung qua đọc sách báo hay tự học.
Nếu không sớm cải cách môn Lich sử ở cấp học phổ thông, khắc phục tình
trạng sa sút đến mức báo động như hiện nay thì sẽ tạo ra những hẫng hụt trong
kiến thức về lich sử Việt Nam và thế giới, để lại những hệ quả rất đáng lo ngại
trong kế thừa các giá tri di sản lich sử và văn hóa dân tộc, trong gìn giữ bản sắc
dân tộc, trong đinh hướng phát triển nhân cách, bản lĩnh con người Việt Nam
nhất là khi giao lưu và đối thoại với các nền văn minh, văn hóa trên thế giới.
Trong đề tài này, tôi nghiên cứu việc “sử dụng phương pháp khắc họa
biểu tượng nhân vật lịch sử trong sách giáo khoa lịch sử 11(ban cơ bản)
nhằm tạo hứng thú và hiệu quả học tập cho học sinh lớp 11 ở Trung tâm
GDNN – GDTX Yên Lạc” và coi đó là nguồn cung cấp thông tin tạo hứng thú
học tập, giúp HS nắm rõ bản chất sự kiện, hiện tượng lich sử.
2. Mục đích của đề tài
Sau khi nghiên cứu, thực nghiệm sư phạm và rút kinh nghiệm, hy vọng đề
tài này sẽ tìm ra những giải pháp nhằm phát huy tốt việc sử dụng phương pháp
khắc họa biểu tượng nhân vật lich sử trong SGK 11 để nâng cao hứng thú học
tập của học sinh qua từng bài học, nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lich sử
nói chung và Lich sử 11 nói riêng. Việc áp dụng các phương pháp đổi mới vào
bài giảng là rất quan trọng, nó quyết đinh đến sự hình thành tư duy lich sử cho
học sinh tạo điều kiện cho việc lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng. Phát
huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới. Giúp
cho học sinh hiểu và nắm bài nhanh nhất đồng thời tạo hứng thú cho học sinh

trong học tập bộ môn Lich sử.

6


3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập với việc sử dụng
phương pháp khắc họa biểu tượng nhân vật lich sử trong SGK 11 nhằm tạo hứng
thú và hiệu quả học tập cho học sinh khi học lich sử theo hướng phát huy tính
tích cực của HS.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở phương pháp luận
- Đề tài đứng trên lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước về nghiên cứu và dạy học
lich sử.
- Ngoài ra, đề tài còn dựa trên cơ sở lí luận về Tâm lí, Giáo dục học,
Phương pháp dạy học lich sử... của các nhà khoa học giáo dục, giáo dục lich sử
liên quan đến đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Tôi sử dụng phương pháp này theo
hướng sưu tầm tìm đọc các tài liệu liên quan để phục vụ cho việc xây dựng cơ
sở lí luận của đề tài
- Phương pháp thực nghiệm: Tôi đã tiến hành dạy lớp 11A1 và 11A2 một
lớp dạy theo phương pháp khắc họa sâu sắc biểu tượng nhân vật lich sử trong
SGK 11, một lớp sử dụng phương pháp dạy truyền thống, sau đó cho làm bài
kiểm tra 15 phút, bài kiểm tra 1 tiết.
- Phương pháp toán học thống kê: Sử dụng công thức toán học thông kê để
tính điểm kiểm tra đã chấm trong thực nghiệm sư phạm.
- Đúc rút kinh nghiệm trong việc dạy học của bản thân thông qua phương
pháp thực nghiệm sư phạm tiến hành dạy thử lớp 11A1 và 11A2.

Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp trao đổi rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy.
Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học lich sử.
Sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên lich sử 11
Sử dụng các câu hỏi điều tra có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của
việc đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh trong việc giảng dạy môn
lich sử lớp 11, để khắc phục nhược điểm trong phương pháp kiểm tra đánh giá
7


cần phối hợp các phương pháp hiện đại, trong đó có phương pháp kiểm tra bằng
câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
5. Đối tượng áp dụng
Học sinh khối 11 Trung tâm GDNN & GDTX Yên Lạc.

8


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC
NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN YÊN LẠC
1. Thực trạng dạy và học ở Trung Tâm GDNN - GDTX Yên Lạc
1.1. Thuận lợi:
Giáo viên có nhiều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo
hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học
như: sử dụng dồ dùng trực quan, phương pháp giải quyết vấn đề, miêu tả, kể
chuyện, nêu đặc điểm nhân vật …. Giáo viên tích cực hướng dẫn học sinh thảo
luận nhóm, hỗ trợ kiến thức cho nhau, thông qua hoạt động này những học sinh
yếu kém sẽ được sự hướng dẫn của giáo viên và các học sinh khá giỏi, học sinh
sẽ nắm chắc kiến thức và hiểu sâu hơn về bản chất của sự kiện, hiện tượng lich
sử. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp và khai thác triệt để các đồ

dùng và phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, mô hình, ứng dụng
công nghệ thông tin…
Học sinh có chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi giáo
viên đặt ra, một số em có chuẩn bi bài mới ở nhà. Học sinh tham gia tích cực
trong việc thảo luận nhóm và đã đưa hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến
thức. Học sinh yếu, kém đã và đang nắm bắt kiến thức trọng tâm cơ bản thông
qua các hoạt động như thảo luận nhóm, đọc sách giáo khoa, vấn đáp… các em
đã mạnh dạn trả lời các câu hỏi ghi nhớ các sự kiện, nhân vật, một quá trình
cách mạng trong việc chiếm lĩnh kiến thức của mình.
Đây là phương pháp học tập mới thoải mái, vui vẻ và sáng tạo, thú vi ….
Đây là xu thế chung của giáo dục Việt Nam nên đựơc sự ủng hộ từ các cấp, xã
hội, phụ huynh, học sinh…
Chương trình môn lich sử 11 có nhiều nội dung phù hợp với phương pháp
dạy bài mới, việc khắc họa sâu sắc hiện tượng nhân vật lich sử sẽ giúp các em
học sinh hiểu rõ hơn về vai trò của các nhân vật lich sử đó với sự kiện, qua đó
các em nắm bắt rõ hơn về sự kiện và khắc sâu hơn kiến thức.
Về cơ sở vật chất đã có một số đổi mới tạo điều kiện cho hoạt động học
tập: phòng CNTT, đèn chiếu, bảng phụ…
Xã hội hiện nay tạo điều kiện cho con người (giáo viên và học sinh) có
điều kiện tiếp cận nhiều nguồn thông tin từ nhiều phương tiện khác nha. Phương
9


pháp sử dụng sơ đồ trong dạy bài mới, củng cố bài phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi
học sinh, khắc phục được sự nhàm chán của phương pháp dạy học truyền thống.
Vì vậy, gây hứng thú cho người học, kích thích học sinh tư duy tích cực.
1.2. Hạn chế:
Đặc thù của học sinh Trung Tâm GDTX là nhận thức của các em còn hạn
chế, tư duy chậm, lười suy nghĩ. Gặp phải những câu hỏi tư duy học sinh chưa
trả lời được, ý thức chuẩn bi bài của một số em chưa tốt đã ảnh hưởng đến hiệu

quả giờ dạy trên lớp của giáo viên. Mặt khác, vẫn còn một số ít giáo viên chưa
tích cực hóa hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, nắm
vững kiến thức, vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học “thầy nói, trò nghe’,
“thầy đọc, trò chép”. Do đó nhiều học sinh chưa nắm kiến thức mà chỉ học thuộc
một cách máy móc, trả lời câu hỏi thì nhìn sách giáo khoa hoàn toàn. Một số câu
hỏi giáo viên đặt ra khó, học sinh không trả lời được nhưng lại không có câu hỏi
gợi ý nên nhiều khi phải trả lời thay cho học sinh. Một số tiết giáo viên chỉ nêu
vài câu hỏi và chỉ gọi một số học sinh khá, chưa có câu hỏi giành cho đối tượng
học sinh yếu, kém, làm cho đối tượng này ít được chú ý và không được tham gia
hoạt động đều này làm cho các em tự ti về năng lực của mình, các em cảm thấy
chán nản và không yêu thích môn học.
Nội dung kiến thức chương trình và sách giáo khoa môn Lich sử ở trường
THPT còn quá nặng, bài giảng thiên về lý thuyết khô khan, HS khó nắm vững,
dẫn đến chán nãn không thích thú học môn Lich sử.
Quan niệm của xã hội, gia đình và đặc biệt là của HS đối với bộ môn Lich
sử còn khá lệch lạc: không đầu tư, không chú ý thậm chí xem thường hoặc học
cho xong. Việc dạy và học lich sử ở bậc phổ thông hiện nay dường như chỉ chú
tâm vào học thuộc bài là chính, hay còn gọi là “học vẹt”.
Ở mỗi lớp học, trình độ không đồng đều, HS cá biệt ngày càng nhiều ở
trường, lớp làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giảng dạy của GV.
Học sinh chưa có tinh thần học tập, một số em vừa học vừa làm, việc tiếp
thu bài chậm, đặt câu hỏi phải cụ thể, lặp lại nhiều lần. Các em chưa xác đinh
được động cơ học tập, học như thế nào? học cho ai? học để làm gì? Vì thế các
em chưa phát huy hết vai trò và trách nhiệm của người học sinh. Học sinh chưa
xác đinh nội dung của bài học, tiếp thu bài một cách máy móc, các em luôn có
tư tưởng lich sử là môn phụ nên không cần thiết.
10


Đây là phương pháp dạy học mới nên giáo viên và học sinh không tránh

khỏi lúng túng trong một số kĩ năng như sưu tầm, xử lý thông tin, vẽ, ý tưởng…
Đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kĩ năng khác ngoài kĩ năng sư phạm. Giáo
viên khó khăn trong việc đánh giá cụ thể hiệu quả làm việc của từng học sinh.
Năng lực học sinh không đồng đều nên đôi khi việc vẽ sơ đồ tư duy trong học
tập là sự máy móc không hiệu quả. Mặt khác, hạn chế của học sinh là chưa biết
cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc
một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không
nắm được “sự kiện nổi bật” trong bài học, trong tài liệu tham khảo, hoặc không
biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau. Với đặc thù môn
học, lich sử có nhiều nội dung kiến thức nên học sinh không nhớ nổi toàn bộ
kiến thức, phần lớn các em chỉ học thuộc lòng hay nhớ máy móc .
Chính vì vậy để học sinh nắm vững nội dung bài học, giáo viên phải có kĩ năng
vận dụng tốt bản đồ tư duy vào dạy học lich sử, góp phần nâng cao chất lượng
bộ môn
Việc giáo viên sử dụng cách dạy học theo kiểu đọc – chép, có thể kể ra một
số nguyên nhân sau:
Do một số bài học của chương trình có lượng kiến thức nhiều, trong một
tiết học chỉ có 45 phút, mà đã mất 10 đến 15 phút ổn đinh tổ chức, kiểm tra bài
cũ, dặn dò học, làm bài tập ở nhà…Như vậy, chỉ còn khoảng 30 phút để giảng
bài mới nên giáo viên chọn cách “đọc – chép”.
Học sinh hiện nay khả năng tự ghi bài là rất chậm, rất hạn chế, thụ động
trong học tập đặc biệt là khối bổ túc văn hóa nên cũng có thầy cô chọn cách đọc
bài, học trò chép bài. Học sinh về nhà chỉ cần học thuộc nội dung đã được ghi,
khi kiểm tra bài chỉ cần đọc đúng, ghi đúng là được điểm cao…
Cũng còn một số giáo viên không chịu khó đầu tư cho việc thiết kế bài dạy
sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh mình đang phụ trách, sợ mất sức,
cứ sẵn giáo án mẫu đọc cho học sinh chép, khi cần thỉnh thoảng mới dừng lại
ghi vài chữ lên bảng. Như thế, vừa không sợ sai kiến thức cơ bản, lại vừa không
tốn sức.
Trang thiết bị và các phòng học chức năng không đủ hoặc không có để đáp

ứng nhu cầu dạy học theo hướng đổi mới, hiện đại hóa, học sinh không có nhiều
điều kiện để thực hành hoặc học theo phương pháp trực quan sinh động.
11


Khắc phục tình trạng đọc – chép là một yêu cầu cần thiết để nâng cao chất
lượng dạy học đối với tất cả các môn học. Đó là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn
phức tạp trong điều kiện hiện nay của nhiều trường. Thực hiện tốt việc chống
dạy học theo kiểu “đọc – chép” là cả một quá trình lâu dài với sự cố gắng của
nhiều đối tượng khác nhau trong đó sự tận tâm của thầy cô giáo là điều hết sức
quan trọng mới có thể có kết quả.
Dạy theo kiểu “đọc cái có sẵn cho học sinh chép vào vở” cứ lặp đi lặp lại
nhiều năm, khiến công việc của các nhà giáo trở nên nhàm chán, không có động
lực để đổi mới. Còn với học sinh, dẫu biết rằng phải chép bài của thầy đọc từ
sách giáo khoa, cái mà các em có thể tự đọc – là một sự miễn cưỡng. Nhưng biết
làm sao, khi thầy yêu cầu trả bài phải đúng, thậm chí đúng nguyên văn những lời
thầy đọc.
Đã có những bài thi ngây ngô đến mức khó tin, bởi thiếu phương pháp tư
duy, rập khuôn máy móc do việc học lệ thuộc hoàn toàn vào thầy, còn thầy thì lệ
thuộc sách giáo khoa. Cách dạy và học này còn tiếp tay cho nạn quay cóp, gian
lận trong thi cử, tạo ra sự thiếu công bằng giữa những người học nghiêm túc và
những người thầy thực sự muốn đổi mới cách dạy học.
Thầy đọc, trò chép trên lớp, cộng với việc học quá tải liên miên khiến các
em không đủ thời gian suy ngẫm và tự học, thì lấy đâu ra việc tìm tòi, suy luận
để có kiến thức thực sự? Nhưng vấn đề đặt ra, thế nào là thầy không đọc, trò
không chép? Không đọc kiến thức đã có sẵn trong sách giáo khoa, thì thầy sẽ
nói gì để các em ghi lại và phát triển tư duy?
Đội ngũ giáo viên hiện nay phần lớn cũng được đào tạo bằng phương pháp
“đọc – chép” nên để thay đổi cách giảng dạy cũng khó có thể đạt kết quả một
sớm một chiều. Trong khi đó, bộ sách giáo khoa bậc phổ thông đang tiếp tục

được thay đổi và nội dung còn khá nặng nề cũng là một lực cản trong quá trình
nói không với “đọc – chép”.
Thực tế những năm qua có nhiều giáo viên (kể cả bậc đại học) đã áp dụng
phương pháp giảng dạy không đọc chép cho học sinh, sinh viên và đem lại hiệu
quả rõ nét. Nhưng vì không có động lực, thiếu sự khuyến khích, động viên và
tiêu chí rõ ràng, nên cách làm này chỉ có tính tự phát ở một số ít người.
Chấm dứt tình trạng không đọc chép sẽ trở thành hiện thực nếu đội ngũ
giáo viên được coi trọng, nếu đội ngũ giáo viên có động lực và sự đánh giá
nghiêm túc, công bằng từ các cơ quan quản lý.
12


1.3. Nguyên nhân
- GV ít đầu tư sưu tầm và sử dụng tư liệu.
- Phương pháp dạy học sử dụng trong môn Lich sử chưa phát huy được tính
tích cực của HS, chưa tạo được sự hứng thú của HS. Các sự kiện, hiện tượng
lich sử, nhân vật lich sử, ... không được trình bày một cách cụ thể, sinh động.
- Việc giảng dạy được xem là “lối dạy truyền thống” (thầy đọc, trò chép,
nói lại những điều trong sách giáo khoa, học sinh chỉ ghi nhớ, học thuộc mà
không hiểu nên chóng quên…) đã ăn sâu vào suy nghĩ, thói quen trong cách dạy
và học của GV và HS, chi phối việc chỉ đạo dạy học, việc tổ chức kiểm tra, thi
cử.
- Tư tưởng xem nhẹ bộ môn chính, phụ.
- Việc tích cực chủ động tìm tòi tài liệu lich sử ở HS còn hạn chế.
1.4. Điều tra cụ thể:
Trong quá trình vừa giảng dạy vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập
bộ môn của học sinh vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy.Việc điều
tra được thực hiện thông qua những câu hỏi phát triển tư duy trên lớp, kiểm tra
15 phút, kiểm tra 1 tiết ….
Qua điều tra, đa số học sinh chỉ trả lời những câu hỏi mang tính chất trình bày, còn

những câu hỏi giải thích tại sao, so sánh, đánh giá nhận thức thì trả lời chưa được tốt, chưa
biết vận dụng và liên hệ kiến thức giữa các bài các chương, chưa nắm rõ các sự kiện lich sử
qua các giai đoạn hay lẫn lộn giữa sự kiện này với sự kiện khác. Cụ thể:

Lớp

Sĩ số

Giỏi

Khá

SL

%

SL

Trung bình

%

SL

11A1

30

0


0

4

13,3 18

11A2

30

0

0

2

6.7

11A3

30

0

0

2

11A4


32

0

0

3

%

Yếu
SL

Kém

%

SL

%

60

7

23,3

1

3,3


19

63,3

9

30

0

0

6,7

19

63,3

8

26,7

1

3,3

9,4

17


53,1

12

37,5

0

0

Qua một thời gian thử nghiệm sử dụng phương pháp khắc họa nhân vật
trong SGK lich sử 11 bản thân tôi thấy có nhiều tác dụng sau:
13


- Kết quả thực tế đã đạt được ở trên cho thấy chất lượng trung bình bộ môn
được nâng cao, trong đó tỉ lệ học sinh khá tăng, tỉ lệ học sinh yếu giảm.
- Phát huy được tính tích cực của HS trong quá trình hoạt động trên lớp
cũng như việc nghiên cứu bài mới và học bài cũ ở nhà.
- Việc nắm kiến thức của HS vững chắc hơn, có hệ thống hơn và xóa được
lỗ hổng kiến thức bộ môn.
- Qua những việc khắc họa nhân vật lich sử học sinh đã xác đinh được
trọng tâm vấn đề dễ dàng hơn, ghi nhớ kiến thức được lâu hơn và tiết kiệm được
nhiều thời gian ôn tập.
- Sử dụng phương pháp khắc họa nhân vật lich sử có tính mở nên kích thích
được tất cả mọi đối tượng HS, phát huy cao tính độc lập, và có thể chấp nhận
kiến thức của các em theo các cung bậc khác nhau.
2. Giải Pháp thực hiện
2.1. Đối với học sinh:

Học sinh phải đọc trước bài mới trong sách giáo khoa, khai thác hình ảnh
nhân vật lich sử trong SGK, chuẩn bi tất cả các câu hỏi trong SGK phần sẽ học.
Trong giờ học phải chú ý nghe giảng bài, tích cực phát biểu ý kiến, xây
dựng bài, không tiếp thu máy móc phải có suy nghĩ.
Biết cách làm việc theo nhóm, hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ
giáo viên giao cho.
Học sinh tự giác học tập, dựa vào kiến thức giáo viên truyền thụ học sinh
phải biết tự mình tìm tòi, sáng tạo, phân tích sự kiện hoặc so sánh sự kiện này
với sự kiện khác thông qua việc tìm hiểu các nhân vật lich sử.
Học sinh cần có quyển sổ tay để ghi những vấn đề, những thông tin giáo
viên cung cấp mà không có trong sách giáo khoa.
2.2. Đối với giáo viên:
Chuẩn bi tất cả đồ dùng dạy học khi lên lớp: giáo án (hoặc giáo án điện tử),
bản đồ tranh ảnh, sơ đồ, những mẩu chuyện về các nhân vật lich sử….
Hạn chế giảng giải, thuyết trình, hạn chế đưa ra những câu hỏi vụn vặt nên
tập hợp các câu hỏi thành gợi ý, hướng giải quyết vấn đề.

14


Khi giảng bài mới phải kết hợp nhiều phương pháp và kết hợp với liên hệ
kiến thức cũ.
Khi học sinh làm việc theo nhóm, giáo viên cần theo dõi, giải đáp ngay các
thắc mắc của học sinh.
Không nên đưa ra những câu hỏi quá đơn giản như: có, đúng, không, sai.
Nếu đặt câu hỏi như vậy phải kèm theo vế sau như vì sao? Hoặc tại sao?
Câu hỏi phải đi từ dễ đến khó, nếu đặt câu hỏi khó sẽ làm cho học sinh
căng thẳng. Nếu câu hỏi khó giáo viên nên gợi ý cho học sinh trả lời, không nên
cho học sinh suy nghĩ quá lâu làm không khí lớp nặng nề.
Trong lúc học sinh suy nghĩ trả lời, giáo viên không nên hối thúc học sinh,

có thể nêu gợi ý tạo cho học sinh không khí thoải mái.

15


CHƯƠNG II: CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài:
Với thực trạng trên, là cô giáo dạy lich sử tôi luôn tìm tòi đưa ra những giải
pháp cụ thể để giải quyết vấn đề. Trong bài viết này bản thân tôi trình bày một
kinh nghiệm nhỏ được rút ra sau nhiều năm dạy học chương trình Lich sử 11 hệ
Giáo dục thường xuyên với đề tài: “ Sử dụng phương pháp khắc họa biểu tượng
nhân vật lich sử trong SGK Lich sử 11 (Ban cơ bản) nhằm tạo hứng thú học tập
cho học sinh lớp 11”.
Môn lich sử ở nhà trường phổ thông nói chung, môn Lich sử lớp 11 hiện
nay nói riêng, cho ta thấy rằng sách giáo khoa lich sử lớp 11 phần lich sử thế
giới tác giả đã soạn thảo nội dung và chương trình thật sự không khô khan,
không kém phần hấp dẫn, so với sách cũ thì sách cải cách lần này nhà biên soạn
đã đưa rất nhiều các kiến thức mới để làm tư liệu cho giáo viên và học sinh, nếu
thầy cô giáo biết cách sử dụng và khai thác nó một cách có hiệu quả trong giờ
lên lớp thì kết quả đạt được rất cao.
Để làm được điều đó, yêu cầu ở người giáo viên rất cao trong tất cả mọi
hoạt động mọi khâu trong quá trình lên lớp như: hướng dẫn học sinh học tập,
chuẩn bi đồ dùng dạy học, chuẩn bi tài liệu tham khảo, các câu hỏi mở rộng, có
sự liên hệ thực tế với cuộc sống…Giáo viên chuẩn bi được tất cả những điều
kiện trên thì khâu lên lớp sẽ là một quá trình hoàn hảo, làm chủ của giáo viên,
nhằm gây cho các em hứng thú học tập, tiếp thu bài giảng có hiệu quả, để nâng
cao chất lượng dạy và học, trong đó phương pháp gây hứng thú học tập lich sử
lớp 11 bằng cách khắc hoạ sâu sắc biểu tượng nhân vật lich sử là một trong
những biện pháp gây hứng thú học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
môn lich sử hiện nay.

Như chúng ta đã biết, sử học Mác-xít đã làm sáng tỏ quan điểm con người
là chủ thể là nhân vật trung tâm của lich sử, còn các vi Thần linh, Đức phật,
Chúa trời…qua các câu chuyện kể chỉ là do con người nghĩ ra mà thôi. Vì vậy,
sử học Mác-xít cũng khẳng đinh chân lý rằng, quần chúng là người làm nên lich
sử, là động lực quyết đinh sự phát triển của lich sử là sức mạnh của lich sử, đó là
qui luật. Nhưng sử học Mác-xít không phủ nhận vai trò của cá nhân trong lich
sử. Các-Mác khẳng đinh: “Mỗi thời đại xã hội đều cần có những con người vĩ
đại của nó và nếu không có những con người như thế thì…thời đại sáng tạo ra
con người ”.
16


Trong chương trình và nội dung bài học lich sử thế giới lớp 11 có nhiều
nhân vật lich sử tiêu biểu cho cả thế giới và Việt Nam. Vậy nên, khi lên lớp giáo
viên cần phải chú ý khắc sâu các biểu tượng nhân vật lich sử đó trong giờ dạy
nhằm gây sự hứng thú học tập cho các em, đồng thời việc khắc sâu các biểu
tượng nhân vật lich sử trong giờ dạy không những giúp các em khắc sâu được
kiến thức mà cụ thể là các sự kiện lich sử quan trọng trong bài học mà còn giáo
dục các em học tập, noi gương những đức tính tốt đẹp của các nhân vật lich sử
bấy giờ để rút ra được bài học cho bản thân của các em trong cuộc sống cũng
như khi vào đời.
Trong chương trình và nội dung sách giáo khoa lich sử lớp 11 (phần lich sử
thế giới) hiện hành có trên 20 nhân vật lich sử, những biểu tượng nhân vật lich
sử mà giáo viên cần phải khắc sâu đó là những “vĩ nhân” lich sử như: Ô-li-vơ
Crôm-Oen (nhà lãnh đạo Cách mạng tư sản Anh); Rô-bex-spi-e (nhà lãnh đạo
Cách mạng tư sản Pháp); Oa-sinh-tơn (nhà lãnh đạo cuộc chiến tranh giành độc
lập ở Bắc Mỹ); Mông-tex-ki-ơ; Rút-xô; Vôn-te… (các nhà tư tưởng, triết học
ánh sáng lớn ở Châu Âu thế kỷ XVIII); C.Mác; Ăng-ghen (các nhà lãnh đạo
cách mạng vĩ đại trong phong trào công nhân quốc tế ); Lê-nin (Vi lãnh tụ vĩ đại
Cách mạng tháng Mười Nga); V.A.Mô-Za; Bét-thô-ven; Sô-panh (các nhạc sĩ

nỗi tiếng thế giới ở thế kỷ XVIII) ; Giêm-oát; Niu-tơn; Đác-uyn…(các nhà phát
minh khoa học). Các nhà lãnh đạo cách mạng trong phong trào giải phóng dân
tộc ở Châu Á như: Ti-Lắc (Ấn Độ); Áp-đun-ra-man (Mã Lai); A.Xu-các-nô (Inđô-nê-xi-a)… và một số nhân vật lich sử khác.
Phần lich sử Việt Nam có nhiều nhân vât lich sử nổi tiếng gắn với quá trình
đấu tranh xâm lược, đặc biệt phong trào chống Pháp của nhân dân ta trong
những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX như Nguyễn Tri Phương, Trương
Đinh, Nguyễn Trung Trực, Hoàng Diệu, Tôn Thất Thuyết, Hàm Nghi, Nguyễn
Thiện Thuật, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, vua Duy Tân...và đặc biệt là Nguyễn Tất Thành
người đã ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc trong bối cảnh đất nước gặp
nhiều đau thương khi Pháp xâm lược, nhất là chứng kiến sự thất bại của nhiều
bậc tiền bối đi trước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, đây là nhân vật lich
sử có vai trò quan trọng đối với lich sử dân tộc nên SGK có phần bài riêng nói
về nhân vật này. Vì vậy, giáo viên cần lưu ý chú trọng vì nó còn liên quan tới
lich sử 12 sau này.
17


Như vậy, toàn bộ chương trình lich sử thế giới lớp 11 hiện hành học sinh
phải nhớ trên 25 nhân vật lich sử, cùng với hơn 15 nhân vật chính trong phần
lich sử Việt Nam, do đó một trong những điều gây khó khăn đã làm giảm hứng
thú học tập của học sinh đối với bộ môn này .
Vì vậy muốn các em nhớ lâu và hiểu sâu sắc các nhân vật lich sử đó thì
giáo viên phải biết khắc sâu những biểu tượng nhân vật lich sử đó vào trong tâm
trí của các em bằng cách nêu những đặc điểm, hình dáng của từng nhân vật thì
các em thấy được tư liệu thầy cô cung cấp kiến thức ngoài hấp dẫn, tạo cho các
em sự hào hứng học tập. Từ các nhân vật lich sử đó các em biết rút ra những bài
học quý báu cho bản thân vừa để học tập, vừa phấn đấu. Nhưng nếu ngược lại
thầy (cô) giáo chỉ giới thiệu qua loa như: cho xem tranh ảnh minh hoạ trong
SGK thôi, đọc những phần giới thiệu mà sách cung cấp, rồi thầy cô giáo bắt các

em phải nhớ tên, nhớ năm sinh, quê hương… của từng nhân vật lich sử dẫn đến
các em nhàm chán trong quá trình học tập.
Muốn dạy tốt và học tốt môn lich sử, ngoài những nguyên tắc và phương
pháp bắt buộc khi lên lớp, giáo viên cần phải biết khắc sâu nhân vật lich sử ngay
trong giờ học. Việc khắc sâu biểu tượng nhân vật lich sử ngay trong giờ học có
nhiều cách làm, song bản thân tôi xin nêu vài kinh nghiệm đã thu được ở 2 lớp
thử nghiệm là 11A1 và 11A2.
2. Các giải pháp thực hiện
Trong chương trình lich sử 11hệ GDTX, trước khi lên lớp giáo viên cần xác
đinh cho được những đặc điểm, hình dáng…của nhân vật lich sử, rồi khắc hoạ
cho học sinh nắm được, nhằm gây hứng thú học tập cho các em. Theo tôi được
phân ra nhiều biện pháp sau:
2.1. Trước hết giáo viên cần phải khắc sâu hình dáng nhân vật lịch sử
Mỗi nhân vật lich sử đều có một hình dáng, tác phong riêng của mình. Nếu
thầy cô giáo chỉ giới thiệu sơ lược cho học sinh về hình dáng nhân vật qua hình
ảnh trong SGK cung cấp thì các em không có cảm nhận về nhân vật đó và không
có tác dụng giáo dục cao, mà kinh nghiệm cho thấy là, khi dạy đến nhân vật lich
sử, giáo viên phải giới thiệu một vài đặc điểm về hình dáng nhân vật, khắc sâu
hình dáng riêng, đặc điểm riêng để các em dễ làm quen, dễ hiểu biết và nhớ lâu
về nhân vật đó, để dễ so sánh với các nhân vật lich sử khác trong quá trình học.
Để từ đó chúng ta đánh giá được ngay con người ấy qua từng hình ảnh sinh
động riêng mà giáo viên cần phải là người hướng dẫn tìm lối đi cho học sinh.
18


Qua quá trình dạy và áp dụng biện pháp này, bản thân có 3 sáng kiến xử lý
như:
a) Có nhân vật lịch sử chúng ta cần phải mô tả một số nét chân dung nhằm
mục đích giúp học sinh biết kỹ và hiểu sâu sắc về nhân vật đó.
Ví dụ: Khi dạy bài 1 “Nhật Bản” (SGK), Ở mục 2: “Cuộc Duy Tân Minh

Tri” giáo viên sử dụng hình 1 SGK và cho học sinh quan sát về Thiên Hoàng
Minh Tri (1852 - 1912).

Thiên hoàng Minh Trị (1852 – 1912)
Vì trong SGK chỉ có tranh mà không có một tư liệu nào nói về nhân vật
này, trong khi đó vua Minh Tri có vai trò rất lớn đối với nước Nhật đó là tiến
hành cải cách trên mọi lĩnh vực những năm 60 của thế kỷ XIX, đưa đất nước
Nhật Bản từ một nước phong kiến trở thành một nước tư bản rồi tiến lên trở
thành một đế quốc hùng mạnh ở Châu Á và đi xâm lược các nước khác trên thế
giới (đặc biệt là tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). SGK
không miêu tả hình dáng Minh Tri, nếu giáo viên chỉ đưa ảnh trong SGK cho
học sinh xem thì không có ý nghĩa gì, mà giáo viên cần phải vừa cho các em
xem ảnh (nếu photo càng tốt) vừa giới thiệu cho học sinh thấy rõ Vua Minh Tri
(Mutsôhitô) là một người trẻ tuổi lên ngôi năm 1867 lúc đó ông mới 15 tuổi,
dáng người nhỏ, có đôi mắt sáng, cái nhìn tinh anh, sắc và đôi lông mày rậm, tư
thế nghiêm trang dáng con nhà dòng tộc...Chứng tỏ rằng Minh Tri là một con
người cương nghi cứng rắn nhưng táo bạo có năng lực, có học thức, có đầu óc
cách tân trong chính phủ. Với cách tả hình dáng như vậy nhằm mục đích khắc
hoạ sâu sắc hình ảnh của Vua trong đầu học sinh và làm cho các em mau chóng
19


hiểu biết về nhân vật này, qua đó giáo dục cho các em lòng kính trọng yêu quí
những người đã có công với đất nước, chúng ta cần phải trân trọng và luôn ghi
nhớ, từ đó giúp các em tìm hiểu thêm về cuộc đời của Minh Tri trong bài học
cũng như tài liệu khác ngoài SGK.
Trên cơ sở đó, nhân vật Tôn Trung Sơn trong bài 3: “Trung Quốc”- Mục 3:
“Tôn Trung Sơn và Cách Mạng Tân Hợi (1911)” hình 7(SGK) giáo viên gợi mở
câu hỏi cho học sinh như:
- Nhìn vào bức chân dung em thấy Tôn Trung Sơn như thế nào?

- Em có suy nghĩ gì về nhân vật này?
- Ông có tác động như thế nào đối với Trung Quốc nói chung và thế giới
nói riêng?
Với những câu hỏi gợi mở như vậy bắt buộc học sinh phải suy nghĩ về
nhân vật này, điều đó tạo cho học sinh sự khám phá tìm tòi... Sau đó giáo viên
gợi mở cho các em những gì cần phải lưu tâm và bằng sự chuẩn bi của mình
người giáo viên hướng dẫn chi tiết cụ thể về lich sử Trung Quốc ở giai đoạn này,
sau đó cho học sinh xem bức chân dung của Tôn Trung Sơn:

Tôn Trung Sơn (1866 - 1925)
Giáo viên hướng dẫn học sinh xem bức chân dung của ông trong SGK và
thấy khuôn mặt của ông luôn đăm chiêu suy nghĩ, lông mày rậm mắt sáng, vầng
chán cao, là người thông minh, luôn lo lắng cho cuộc sống của nhân dân trước
tình cảnh đất nước một lúc có 8 nước đế quốc xâm lược. Ngoài những kiến thức
trong SGK cung cấp, giáo viên có thể thêm tư liệu về Tôn Trung Sơn, nhất là về
mối tình của ông với Tống Khánh Linh một trong ba chi em gái sinh đẹp tài giỏi
20


được sinh ra trong một gia đình tư sản lớn ở Thượng Hải. Cha của Tống Khánh
Linh là Tống Giá Thụ một mục sư đạo cơ đốc đã từng học ở Mĩ, lại cũng là một
gia đình cách mạng dân chủ. Tôn Trung Sơn phát động cuộc chiến tranh chống
Viên Thế Khải bi thất bại, đầu tháng 8/1913 phải chạy sang Nhật. Lúc này Tống
Khánh Linh vừa tốt nghiệp Đại học, trên đường về nước có ghé qua Nhật Bản,
bà nghe nói Tôn Trung Sơn đang tìm một người thư ký liền đến xin làm không
một chút do dự. Tống Khánh Linh hết sức giúp đỡ Tôn Trung Sơn làm việc. Bà
đảm nhiệm mọi công việc chỉnh lý văn kiện, xử lý điện mật... hai người đều có
sức cuốn hút lẫn nhau vì đều có chung mục tiêu cách mạng, cùng có lòng yêu
nước nồng nàn... đã giúp nhau trong khó khăn gian khổ và bắt đầu lặng lẽ yêu
nhau. Và một năm sau hai người đính hôn với nhau, gia đình Tống Khánh Linh

không chấp nhận, cho rằng cuộc kết hôn này không thích hợp và đủ lý do khác
nhưng Tống Khánh Linh không hề giao động, bà nói rằng bà chỉ sung sướng khi
được làm việc với Tôn Trung Sơn... và bà quyết tâm đi Nhật. Ngày 25/10/1915
Tống Khánh Linh kết hôn với Tôn Trung Sơn.
Hoặc với Tổng thống Rurơven bài 13: “Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh
thế giới” (1918 – 1939); Gan-đi, Mao Trạch Đông trong bài 15: “Phong trào
cách mạng Trung Quốc và Ấn Độ”; Xucácnô bài 16: “Các nước Đông Nam Á
giữa hai cuộc chiến tranh” (1918 - 1939)... giáo viên cũng lần lượt mô tả hình
dáng của các ông thật sâu sắc gây cảm xúc cho học sinh qua chân dung trong
sách giáo khoa, gây cho học sinh có những ấn tượng khó quên về các bậc lãnh tụ
đó.

(Tổng thống Mĩ Ru – dơ – ven công bố Chính sách mới qua đài phát thanh)

21


(Mao Trạch Đông trên đường Vạn lí trường chinh)
b) Có những nhân vật lịch sử cần mô tả về phong thái và đặc điểm chung
Giáo viên không thể đặc tả tỉ mỉ chi tiết từng nhân vật lich sử, nhưng cũng
không vì vậy mà bỏ đi hoặc lướt qua. Do đó giáo viên có thể lược tả chung
chung nhưng vẫn nêu được đặc điểm đáng ghi nhớ và vẫn phải đạt được yêu cầu
là qua đặc tả phong thái và một vài nét chung đó có thể làm cho học sinh thấy
được phẩm chất của nhân vật lich sử đó.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 7: “Những thành tựu văn hoá thời cận đại” đã giới
thiệu vài nét về Betthôven (năm sinh 1770 - 1827, nơi ở Đức) hình 16-SGK

là nhạc sĩ, nhà soạn nhạc người Đức. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền
thống lâu đời về âm nhạc. Tám tuổi Betthôven tham gia trình diễn trong dàn
nhạc cung đình,12 tuổi bắt đầu sáng tác âm nhạc,16 tuổi đã nổi tiếng. Vì vậy

khuôn mặt của ông trong bức chân dung hình 16 SGK thể hiện sự đăm chiêu suy
nghĩ của nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn thời gian ông sống ở Viên,
Áo. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời
kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ông có thể được coi là
22


người dọn đường (Wegbereiter) cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethôven được
khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều
những nhà soạn nhạc, nhạc sỹ, và khán giả về sau.
Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao
hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), Giao
hưởng số 5 Đô thứ (Đinh mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng quê), Giao
hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui), các tác phẩm cho
dương cầm như Für Elise và các sonata Bi tráng (Pathétique), Ánh trăng
(Moonlight), Bình minh (Waldstein), Khúc đam mê (Appasionata)... các sonata
cho vĩ cầm như Mùa xuân (Spring), Kreutzer... các Piano Concerto số 2, số 3, số
5 Emperor (Hoàng đế), Violin Concerto D major... các khúc mở màn Overture
Coriolan, Leonore, Egmont...
Năm 1781, Beethoven 11 tuổi, ông đã biểu diễn như một nghệ sĩ piano điêu
luyện tại Hà Lan. Cũng trong thời gian này, ông cũng được cử làm phụ tá chơi
đàn organ trong nhà thờ tại Bon. Năm 1782 chính Neefe đã cho xuất bản tác
phẩm đầu tiên của Beethoven, bản "Các variation cho clavecin của bản march
của Ernst Christoph Dressler". Cũng chính trong năm này, Beethoven trở thành
người đại diện cho Neefe ở dàn nhạc hoàng gia với vai trò nghệ sĩ đại phong
cầm. Năm 14 tuổi, Beethoven giành được vi trí chính thức là nghệ sĩ chơi đại
phong cầm trong dàn nhạc này. Tuy nhiên trong thời gian này ông vẫn tiếp tục
luyện tập dương cầm.
Năm 1795, Beethoven bắt đầu nổi danh là một nghệ sĩ piano với bản
Concerto cung trưởng. Nhưng chẳng may từ năm 1780 ông bắt đầu bi lãng tai.

Lúc đầu ông mất hết hy vọng nhưng rồi cố gắng thích nghi với điều kiện sống và
bắt đầu tập trung tư tưởng tình cảm cao độ hơn bất cứ lúc nào hết trong sáng tác.
Những tác phẩm của Beethoven hoàn thành trong khoảng 1803-1805 vượt
trội hẳn những gì mà ông sáng tác trước đó. Đó là bản Sonate Kreutzar (1803)
viết cho violon và piano. Bản Giao hưởng Số 3 Anh hùng ca (1804) có sức cuốn
hút mạnh mẽ và gây xúc động sâu xa, lúc đầu ông đề tặng Napoléon nhưng khi
Napoléon lên ngôi Hoàng đế thì ông đã xé đi lời đề tặng. Các Sonate cho piano,
Bình minh (1804) và Appasionta (1805), Bản Giao hưởng Số 4 (1806), Bản
Giao hưởng Số 5 Đinh mệnh (1808) đều có giá tri nghệ thuật lớn lao. Ông muốn
lột tả trong âm thanh về một cuộc sống trong sự đấu tranh với cái chết bằng một
sức mạnh khủng khiếp cuối cùng đã ca khúc khải hoàn, như nhân vật nữ trong
23


×