Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Tuyển chọn hệ thống bài tập thực tiễn phần kim loại – hóa học 12 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung tâm GDNN GDTX phúc yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.3 KB, 39 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. Lời giới thiệu:
Phát triển năng lực (NL) cho học sinh (HS) thông qua dạy học (DH) và
giáo dục phổ thông là một xu hướng tất yếu của Giáo dục thế giới nói chung và
Giáo dục phổ thông Việt Nam nói riêng. Định hướng phát triển NL cho HS đã
được thể hiện rõ trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo
dục và Đào tạo Việt Nam được ban hành vào tháng 7 năm 2017. Các NL cốt lõi
đã được xác định cần hình thành và phát triển cho HS, trong đó có NL giải quyết
vấn đề (GQVĐ).
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI và Nghị quyết số 29-NQ/TW
ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về
đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo đã xác định mục tiêu “Tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi
trọng phát triển phẩm chất, NL của người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ,
thể chất, hình thành phẩm chất, NL công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng
khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ,
tin học, NL và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển
khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. “Đổi mới giáo dục
từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận NL”.
NL GQVĐ là một trong những NL rất quan trọng đối với HS khi học tập
cũng như đối với mỗi con người trong cuộc sống, công việc. Nhưng thực tế hiện
nay, NL này của HS còn rất hạn chế, việc tìm ra các biện pháp cũng như có các
tài liệu cụ thể để phát triển NL này một cách hiệu quả là rất cần thiết cho giáo
viên (GV) phổ thông.
Đối với môn Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, có tính trừu tượng
cao, cung cấp cho HS những tri thức khoa học phổ thông cơ bản về các chất, sự
biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hóa học, môi trường và con
người. Vì thế, bên cạnh việc nắm vững lý thuyết, HS cần phải biết vận dụng linh


hoạt, sáng tạo các môn học để giải quyết những vấn đề đặt ra trong môn học và
1


trong thực tiễn. Do đó, môn Hóa học phổ thông có khả năng phát triển nhiều NL
cho HS trong đó, có NL GQVĐ.
Sử dụng bài tập hóa học (BTHH) là một phương pháp (PP) DH hiệu quả
đối với việc phát triển NL GQVĐ, điều này đã được nhiều công trình nghiên cứu
khẳng định. Tuy nhiên, đối với HS thuộc khối Trung tâm Giáo gục nghề nghiệp
– Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), chất lượng đầu vào thấp, khả năng
tư duy, logic tiếp thu kiến thức thuần túy còn hạn chế thì phương pháp (PP) cũng
như các bài tập được sử dụng để phát triển NL GQVĐ cho HS cần có những yêu
cầu, đặc điểm nhất định. Chính vì vậy, việc xây dựng được các bài tập phù hợp
và có biện pháp sử dụng hợp lí, hiệu quả để phát triển NL GQVĐ cho đối tượng
HS là một vấn đề cần được quan tâm.
Hiện nay, công trình nghiên cứu một cách đầy đủ, hoàn thiện và có hệ
thống về việc tuyển chọn hệ thống bài tập thực tiễn phần kim loại - Hóa học 12
phát triển NL GQVĐ cho HS còn hạn chế.. Với những lý do trên, tôi lựa chọn
vấn đề nghiên cứu sau: “Tuyển chọn hệ thống bài tập thực tiễn phần kim loại
– Hóa học 12 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Trung
tâm GDNN - GDTX Phúc Yên”.
Qua quá trình nghiên cứu nhằm đề xuất và bồi dưỡng kĩ năng, PPDH
trong việc giáo dục HS ở trường THPT nói chung và HS ở Trung tâm GDNN GDTX nói riêng đặc biệt với Trung tâm GDNN - GDTX Phúc Yên; góp phần
nâng cao chất lượng học tập và đổi mới PPDH theo hướng tích cực phát triển
NL cho người học.
Sáng kiến được sử dụng phối hợp các nhóm PP nghiên cứu đặc trưng của
nghiên cứu khoa học giáo dục:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ
thống hóa, khái quát hóa các văn bản, tài liệu nhằm tổng quan tài liệu về cơ sở lí
luận của đề tài.

- Phương pháp thực tiễn: Sử dụng PP điều tra để nghiên cứu thực trạng
phát triển NL GQVĐ cho HS và sử dụng bài tập trong DH hóa học tại Trung tâm
GDNN - GDTX nhằm phát triển NL GQVĐ cho HS.
PP thực nghiệm sư phạm (TNSP): TNSP để kiểm chứng tính đúng đắn
của giả thuyết khoa học, đánh giá tính phù hợp, tính khả thi và hiệu quả của các
đề xuất trong đề tài.
2


- Phương pháp toán học thống kê: Sử dụng toán học thống kê để xử lý kết
quả TNSP.
Sáng kiến được chia 3 phần:
Phần I: Cở sở lý luận và cơ sở thực tiễn về vấn đề: Tuyển chọn hệ thống bài tập
thực tiễn phần kim loại – Hóa học 12 nhằm phát triển NL GQVĐ cho học sinh
Trung tâm GDNN – GDTX Phúc Yên.
Phần II: Nghiên cứu và vận dụng xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn phần kim
loại – Hóa học 12 nhằm phát triển NL GQVĐ cho HS Trung tâm GDNN –
GDTX Phúc Yên.
Phần III: Thực nghiệm sư phạm, phân tích dữ liệu, kết luận.
Sáng kiến có tham khảo các nguồn tư liệu liên quan đến đổi mới PP dạy
học và đổi mới kiểm tra, đánh giá của các tác giả trong và ngoài nước; các
nguồn thông tin của Bộ, Sở Giáo dục & đào tạo và GV các trường.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp.
Trân trọng!
2. Tên sáng kiến:
Tuyển chọn hệ thống bài tập thực tiễn phần kim loại – Hóa học 12 nhằm
phát triển NL GQVĐ cho HS Trung tâm GDNN - GDTX Phúc Yên.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Tô Thị Quyên.

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trung tâm GDNN - GDTX Phúc Yên.
- Số điện thoại: 0988.029.224 Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Tô Thị Quyên
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- Phần kim loại của hóa học lớp 12.

3


- Tập trung làm rõ một số khái niệm về NL, NL GQVĐ, nội dung kiến thức cơ
bản về kim loại, bài tập thực tiễn và xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn cho
phần kim loại – Hóa học 12.
- Ngoài ra, sáng kiến còn có thể áp dụng với các bài học của môn hóa học và của
các môn học khác.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Sáng kiến được áp dụng ngày 10 tháng 01 năm 2019 đến ngày 15 tháng 5
năm 2019.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
- Về nội dung của sáng kiến:

4


PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ:
TUYỂN CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC TIỄN PHẦN KIM
LOẠI – HÓA HỌC 12 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRUNG TÂM GDNN – GDTX
PHÚC YÊN.
I.1. Năng lực và cấu trúc của năng lực

I.1.1. Khái niệm về năng lực
Phạm trù NL thường được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Có rất nhiều
các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lí học, giáo dục học, triết học và kinh tế học
đã đưa ra khái niệm NL khác nhau. Tuy nhiên, tôi thấy được trong tài liệu [22],
[34] đã trình bày một cách tổng thể về NL của người học. Trong đó, NL được
định nghĩa như sau:
“NL của HS phổ thông là khả năng làm chủ những kiến thức. kĩ năng,
thái độ… phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào
thực hiện thành công nhiệm vụ học tập hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra
cho chính các em trong cuộc sống”.
I.1.2. Cấu trúc của năng lực
NL có nhiều cách phân loại khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu trong từng
lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp khác nhau. Hơn nữa, nội dung DH theo quan
điểm phát triển NL không chỉ giới hạn trong tri thức và kĩ năng chuyên môn mà
phải có những nhóm nội dung để phát triển các NL thành phần khác.
Cụ thể là:
- Học nội dung chuyên môn gồm: các tri thức, kĩ năng chuyên môn (các
khái niệm, phạm trù, quy luật, mối liên hệ,…), ứng dụng và đánh giá chuyên
môn. Từ đó, hình thành NL chuyên môn.
- Học PP chiến lược là biết lập kế hoạch học tập, kế hoạch làm việc, học
các PP nhận thức chung: thu thập, xử lí, đánh giá, trình bày thông tin và các PP
chuyên môn. Qua đó, sẽ hình thành NL PP.

5


- Học giao tiếp – xã hội bằng cách học làm việc trong nhóm, tạo điều kiện
cho sự hiểu biết về phương diện xã hội và học cách ứng xử, tinh thần trách
nhiệm, khả năng giải quyết xung đột. Từ đó, sẽ hình thành NL xã hội.
- Học tự trải nghiệm – đánh giá: người học biết cách tự đánh giá điểm

mạnh, điểm yếu, xây dựng được kế hoạch phát triển cá nhân, đánh giá, hình
thành các chuẩn mực giá trị, đạo đức và văn hóa, lòng tự trọng... Thông qua đó
mà NL cá thể được hình thành cho HS.
I.1.3. Các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh thông qua dạy
học hóa học
I.1.3.1. Năng lực cốt lõi
Đối với sự nghiệp giáo dục phổ thông ở Việt Nam, theo “Chương trình
Giáo dục phổ thông tổng thể” của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ban hành
vào tháng 7 năm 2017, các NL cần hình thành cho HS gồm:
a. NL chung gồm có:
- NL tự chủ và tự học
- NL giao tiếp và hợp tác
- NL GQVĐ và sáng tạo
.
► NL GQVĐ là một phần của NL GQVĐ và sáng tạo.
b. NL chuyên môn gồm có:
- NL ngôn ngữ
- NL tính toán
- NL tìm hiểu tự nhiên và xã hội
- NL công nghệ
- NL tin học
- NL thẩm mỹ
- NL thể chất có các biểu hiện:
I.1.3.2. Năng lực hóa học
Theo tài liệu [2], môn Hoá học góp phần hình thành và phát triển ở HS
NL tìm hiểu tự nhiên, cụ thể là NL hoá học, bao gồm các NL thành phần sau:
- NL nhận thức kiến thức hóa học
- NL tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học
- NL vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
I.2. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

6


I.2.1. Khái niệm về năng lực giải quyết vấn đề
Đối với “Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể” của Bộ Giáo dục và
Đào tạo Việt Nam ban hành vào tháng 7 năm 2017, đã định hướng phát triển NL
cho người học trong đó có NL GQVĐ và sáng tạo. Có nhiều cách định nghĩa NL
GQVĐ khác nhau, được nhiều chương trình giáo dục trên thế giới đề cập đến.
Từ các tài liệu [1], [22], tôi thấy được NL GQVĐ cũng đòi hỏi HS có sự sáng
tạo trong việc giải quyết các vấn đề đặt ra. Do vậy, trong đề tài này, tôi sử dụng
khái niệm như sau:
“NL GQVĐ là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận
thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống
vấn đề mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường. NL
GQVĐ thể hiện khả năng của cá nhân (khi làm việc độc lập hoặc theo nhóm) để
tư duy suy nghĩ về tình huống có vấn đề và tìm kiếm, thực hiện giải pháp cho
vấn đề đó”.
I.2.2. Cấu trúc và các biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề
Theo khái niệm NL GQVĐ, để phù hợp với việc đánh giá NL GQVĐ dựa
trên những nghiên cứu của các tác giả, đề tài này tôi sử dụng cấu trúc NL
GQVĐ gồm bốn NL thành phần với một số tiêu chí của cá nhân khi làm việc
độc lập hoặc khi làm việc nhóm trong quá trình GQVĐ như sau:
Bảng 1.1. Bảng cấu trúc của NL GQVĐ
NL thành phần

Biểu hiện/ Tiêu chí

1. Tìm hiểu vấn đề

- Phân tích bài tập, phát hiện vấn đề.

- Xác định và tìm hiểu các thông tin liên quan đến
vấn đề phát hiện được.

2. Đề xuất giải pháp

- Huy động và làm rõ các thông tin cần sử dụng để
GQVĐ với các kiến thức đã có.
- Đề xuất PP GQVĐ (cách/các bước giải quyết)

3. Lập kế hoạch và - Thực hiện thành công giải pháp GQVĐ theo PP
thực hiện giải pháp
lựa chọn.
4. Đánh giá và phản - Đánh giá và khái quát hóa vấn đề vừa giải quyết.
7


ánh giải pháp

I.3. Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học
I.3.1. Khái niệm, phân loại bài tập hoá học
Khi đề cập đến khái niệm bài tập, có nhiều quan điểm khác nhau. Dưới
góc độ Hóa học, tôi hiểu rằng: “BTHH là những bài tập được lựa chọn một cách
phù hợp với nội dung rõ ràng, cụ thể. Muốn giải được những bài tập này người
HS phải biết suy luận logic dựa vào những kiến thức đã học, phải sử dụng những
hiện tượng hóa học, những khái niệm, những định luật, học thuyết, những phép
toán,... người học phải biết phân loại bài tập để tìm ra hướng giải có hiệu quả”.
* Phân loại BTHH (Theo tài liệu [45])
Hiện nay, có nhiều cách phân loại BTHH dựa trên cơ sở khác nhau:
 Dựa vào mức độ kiến thức gồm có: bài tập cơ bản và bài tập nâng cao.
Dựa vào tính chất bài tập gồm có:bài tập định tính, bài tập định lượng.

Dựa vào hình thái hoạt động của HS gồm có: bài tập lý thuyết và TN.
Dựa vào mục đích DH gồm có: bài tập dùng để DH bài mới, bài tập dùng
để ôn tập, hệ thống hóa kiến thức, luyện tập và bài tập dùng để kiểm tra, đánh
giá kết quả DH.
Dựa vào cách tiến hành trả lời gồm có: bài tập trắc nghiệm khách quan và
bài tập tự luận.
Dựa vào kĩ năng, PP giải bài tập gồm có: bài tập lập công thức, hỗn hợp,
tổng hợp chất, xác định cấu trúc...
Dựa vào loại kiến thức trong chương trình gồm có các bài tập về dung
dịch, điện hoá, động học, nhiệt hoá học, phản ứng oxi hoá - khử...
Dựa vào đặc điểm bài tập chia thành: bài tập định tính (giải thích hiện
tượng, nhận biết, điều chế, tách hỗn hợp) và bài tập định lượng (có lượng dư,
giải bằng trị số trung bình, giải bằng đồ thị, ...)
Hiện nay, đã có Bài báo, Tạp chí, Luận án, Luận văn của nhiều tác giả khác
nhau đề cập đến một số dạng bài tập theo định hướng NL như: Bài tập tình
huống, bài tập thực tiễn, bài tập thực nghiệm, bài tập sử dụng đồ thị, bài tập
thuần túy kiến thức (hay bài toán hóa học),.... Trong đề tài, tôi xây dựng hệ
thống BTHH với các dạng bài tập thực tiễn. Trong tài liệu [8], [15], tác giả đưa
ra dạng bài tập thực tiễn nhằm phát triển NL cho HS. Bài tập thực tiễn được khái
8


niệm và xây dựng như sau:
+ Khái niệm: “Bài tập thực tiễn là những bài tập đòi hỏi HS phải vận
dụng kiến thức, kĩ năng hóa học (những điều kiện và yêu cầu) cùng với các kiến
thức của các môn học khác kết hợp với kinh nghiệm, kĩ năng sống để giải quyết
một số vấn đề đặt ra từ những bối cảnh, tình huống thực tiễn”
+ Cách xây dựng bài tập thực tiễn gồm 4 bước: Liên hệ kiến thức với vấn
đề thực tiễn; Xác định mục tiêu xây dựng bài tập; Tìm tư liệu và viết nội dung
bài tập; Làm thử, điều chỉnh và đưa vào thử nghiệm.

I.3.2. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hoá học trong dạy học
BTHH vừa là PP vừa là công cụ trong DH hóa học. Do vậy, trong DH
không thể thiếu bài tâp, sử dụng bài tập là một biện pháp quan trọng để nâng cao
chất lượng dạy và học. Đó là do BTHH có những ý nghĩa, tác dụng to lớn. Trong
tài liệu [7], [45], đã trình bày cụ thể các ý nghĩa như sau:
a. Ý nghĩa trí dục
b. Ý nghĩa phát triển
c. Ý nghĩa giáo dục
I.3.3. Các phương pháp xây dựng bài tập hóa học
Theo tài liệu [45], để tạo ra BTHH có các PP sau đây:
- PP tương tự: PP này được dùng khi có bài tập có nhiều tác dụng đối với
HS, ta có thể dựa vào bài tập đó để tạo ra những bài tập khác bằng PP này.
- PP đảo cách hỏi: Từ một bài, bằng cách đảo cách hỏi giá trị các đại lượng
đã cho, ta tạo ra được nhiều bài tập mới có độ khó tương đương.
- PP tổng quát: Thay các số liệu trong bài đã cho bằng chữ để tính tổng
quát.
- PP phối hợp: Ta chọn những chi tiết hay ở các bài tập khác nhau để phối
hợp lại thành một bài mới.
- PP biên soạn bài tập hoàn toàn mới: Để xây dựng bài tập mới cần tiến
hành qua các bước sau:
+ Chọn nội dung kiến thức để ra bài tập.
+ Xét tính chất và mối quan hệ qua lại giữa các chất đã chọn mà chọn chất
cho phản ứng với các chất đó để tạo ra các biến đổi hóa học. Trên cơ sở đó, xây
dựng các giả thiết và kết luận của bài toán. Sau đó, viết đề bài tập.
+ Giải bài tập bằng nhiều cách, phân tích ý nghĩa, tác dụng của mỗi cách và
xem xét cách giải đó ứng với mức độ tư duy của đối tượng HS nào. Sau đó, sửa
9


chữa các dữ kiện để hoàn thiện đề bài.

- PP thay đổi mức độ yêu cầu, nhận thức: Khi bài tập được giải có thể thay
đổi các mức độ: biết, hiểu, vận dựng, vận dụng cao.
I.4. Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông
qua bài tập hóa học tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường
xuyên Phúc Yên
* Đặc điểm học sinh tại Trung tâm GDNN - GDTX Phúc Yên.
- Khác HS THPT, phần lớn HS hệ giáo dục thường xuyên vừa đi học, vừa
đi làm. HS ở đây gồm nhiều thành phần, các em vừa học nghề, vừa học văn hóa,
nhiều em đã đi làm nên việc học không được thường xuyên.
- Đại đa số HS ở Trung tâm GDNN - GDTX có đầu vào thấp, nhận thức
còn hạn chế. Gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên điều kiện vật chất cũng như
tinh thần phục vụ cho học tập còn hạn chế.
- Tệ nạn xã hội ảnh hưởng tới môi trường học đường
- Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho học tập còn hạn chế.
- Nội dung học tập tập trung vào các mức độ nhận biết, thông hiểu. Phần
yêu cầu kiến thức vận dụng, vận dụng cao chỉ có số ít HS làm được cho nên GV
không dành nhiều thời gian cho những nội dung đó.
- Khi điều tra HS của Trung tâm GDNN – GDTX Phúc Yên, tôi nhận
thấy việc DH môn Hóa học còn chưa sử dụng đa dạng các loại bài tập đặc biệt là
bài tập định hướng NL trong đó có bài tập thực tiễn, chưa chú trọng nhiều đến
việc phát triển NL GQVĐ cho HS.
Trên đây, là những cơ sở vững chắc để tôi lựa chọn nghiên cứu và viết
sáng kiến kinh nghiệm này.

10


PHẦN II: NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI
TẬP THỰC TIỄN PHẦN KIM LOẠI – HÓA HỌC 12 NHẰM PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH

TRUNG TÂM GDNN – GDTX PHÚC YÊN.
II.1. Nội dung phần kim loại
Bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
Bài 26: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ
Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm
Bài 28: Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và một số
hợp chất của chúng
Bài 29: Luyện tập Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm
Bài 30: Thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng
Bài 31: Sắt
Bài 32: Hợp chất của sắt
Bài 33: Hợp kim của sắt
Bài 34: Crom và hợp chất của crom
Bài 35: Đồng và hợp chất của đồng (Giảm tải)
Bài 36: Sơ lược về Niken, Kẽm, Chì, Thiếc (Giảm tải)
Bài 37: Luyện tập: Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt
Bài 38: Luyện tập: Tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất của chúng
Bài 39: Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và những hợp chất của sắt,
Crom.
Nội dung phần này chủ yếu nghiên cứu về chất và nguyên tố cụ thể, sử
dụng nhiều kiến thức liên quan và có sự liên hệ thực tiễn, đó là điều kiện thuận
lợi để lựa chọn, xây dựng các bài tập thực tiễn nhằm phát triển NL GQVĐ cho
HS.
II.2. Thiết kế công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
thông qua bài tập hóa học
Để đánh giá NL GQVĐ, tôi chọn 2 PP là đánh giá thông qua bảng kiểm và
11


PP tình huống, cụ thể:

+ Với PP đánh giá thông qua bảng kiểm: xây dựng bảng quan sát của GV và
phiếu tự đánh giá của HS.
+ Với PP tình huống: xây dựng bài kiểm tra dùng BT, trong đó đưa ra một
tình huống có thật hoặc giả định trong thực tiễn, học tập hoặc thực hành thí nghiệm
để HS giải quyết.
Dưới đây là bảng kiểm quan sát của GV và tự đánh giá của HS.
Theo định nghĩa của NL GQVĐ ở phần 1, để phù hợp với việc đánh giá
NL GQVĐ thông qua BT, chúng tôi xác định cấu trúc tiêu chí và mức độ đánh
giá NL GQVĐ của HS thông qua bài tập như sau:
Bảng 2.1. Bảng mô tả các tiêu chí và mức độ đánh giá NL GQVĐ thông qua
BTHH
NL
thành
phần

Mức độ
Tiêu chí

1. Phân tích
nội dung bài
tập, phát hiện
vấn đề trong
BTHH

Mức 1

Mức 2

Mức 3


Chưa nêu được
vấn đề cần giải
quyết của bài
tập

Nêu được vấn
đề cần giải
quyết của bài
tập nhưng chưa
được rõ ràng

Nêu được vấn
đề cần giải
quyết của bài
tập một cách
rõ ràng

a) Tìm
hiểu vấn
đề

2. Xác định và
Chưa chỉ ra
Chỉ ra được một
tìm hiểu các
Chỉ ra được
được các dấu
số dấu hiệu,
thông tin liên
các dấu hiệu,

hiệu, thông tin thông tin của bài
quan đến vấn
thông tin của
của bài tập cần tập cần sử dụng
đề cần giả
bài tập cần sử
sử dụng để
để phân tích và
quyết trong
dụng để phân
phân tích, giải
GQVĐ trong
BTHH với các
tích và GQVĐ
quyết vấn đề
BTHH nhưng
kiến thức đã
trong BTHH
của BTHH
chưa đầy đủ


b) Đề
xuất giải

3. Huy động
và làm rõ các

Nêu được một
số thông tin


Nêu được một
số thông tin liên

Nêu được đầy
đủ các thông
12


pháp

c) Lập kế
hoạch và
thực
hiện giải
pháp

d) Đánh
giá và
phản
ánh giải
pháp

thông tin liên
quan cần sử
dụng để
GQVĐ

trong đó chỉ có
một phần liên

quan đến vấn
đề cần giải
quyết

tin liên quan
quan đến vấn đề
đến vấn đề cần
cần giải quyết
giải quyết

4. Đề xuất PP
GQVĐ trong
BTHH
(cách/các
bước giải bài
tập)

Chưa xác định
được cách giải
BTHH.

Xác định được Xác định được
đầy đủ cách
nhưng chưa đầy
giải BTHH.
đủ cách giải
BTHH.

5. Thực hiện
thành công

giải pháp
GQVĐ theo
PP lựa chọn

Thực hiện được
cách giải bài tập
Thực hiện
nhưng chưa đưa được cách giải
Chưa thực hiện
ra được lời giải bài tập và đưa
cách giải
chính xác, đầy
ra được lời
BTHH
đủ/ thực hiện
giải chính xác,
được một phần
đầy đủ
cách giải

Chưa đánh giá
6. Đánh giá và
được cách/lời
khái quát hóa
giải bài tập của
vấn đề vừa
mình hoặc
giải quyết
người khác.


Đánh giá đúng
được một phần
cách/lời giải bài
tập của mình
hoặc người
khác.

Đánh giá
đúng, đầy đủ
được cách/lời
giải bài tập
của mình hoặc
người khác.

13


Bảng 2.2. Bảng kiểm quan sát NL GQVĐ của HS thông qua giải BTHH
(dành cho GV)
STT

Học
sinh

Điểm đánh giá các tiêu chí
TC1

TC2

TC3


TC4

TC5

TC6

1
2
3
...

* Ghi chú:
TC1 Phân tích bài tập, phát hiện các tình huống có vấn đề trong BTHH
TC2

Xác định và tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề cần giải quyết
trong BTHH với các kiến thức đã có

TC3

Huy động và làm rõ các thông tin cần sử dụng để GQVĐ trong BTHH
với các kiến thức đã có

TC4 Đề xuất PP GQVĐ trong BTHH (cách/các bước giải bài tập)
TC5 Thực hiện thành công giải pháp GQVĐ theo PP lựa chọn
TC6 Đánh giá và khái quát hóa vấn đề vừa giải quyết
Mức 1: 1 điểm

Mức 2: 2 điểm


Mức 3: 3 điểm

14


Bảng 2.3. Bảng kiểm tự đánh giá NL GQVĐ của HS thông qua giải BTHH
(dành cho HS)
Họ tên HS:...........................................................................................................
Lớp...................................................Trường.......................................................
NL
thành
phần

a) Tìm
hiểu vấn
đề

Điểm
đạt được

Mức độ
Tiêu chí
Mức 1

Mức 2

Mức 3

1. Phân tích

Nêu được
Chưa nêu
nội dung
vấn đề cần
được vấn đề
bài tập, phát
giải quyết
cần giải
hiện vấn đề
của bài tập
quyết của
trong
nhưng chưa
bài tập
BTHH
được rõ ràng

Nêu được
vấn đề cần
giải quyết
của bài tập
một cách rõ
ràng

Chưa chỉ ra Chỉ ra được
được các
một số dấu
dấu hiệu,
hiệu, thông
thông tin

tin của bài
của bài tập
tập cần sử
cần sử dụng
dụng để
để phân
phân tích và
tích, giải
GQVĐ trong
quyết vấn
BTHH
đề của
nhưng chưa
BTHH
đầy đủ

Chỉ ra được
các dấu hiệu,
thông tin của
bài tập cần
sử dụng để
phân tích và
GQVĐ trong
BTHH

2. Xác định
và tìm hiểu
các thông
tin liên
quan đến

vấn đề cần
giả quyết
trong
BTHH

b) Đề
3. Huy động Nêu được
Nêu được
Nêu được
xuất giải
và làm rõ
một số
một số thông
đầy đủ các
pháp
các thông
thông tin
tin liên quan thông tin liên
tin cần sử trong đó chỉ đến vấn đề quan đến vấn
dụng để
có một phần
cần giải
đề cần giải
GQVĐ
liên quan
quyết
quyết
trong
đến vấn đề
15



BTHH với
các kiến
thức đã có

cần giải
quyết

4. Đề xuất
PP GQVĐ
trong
BTHH
(cách/các
bước giải
bài tập)

Chưa xác
định được
cách giải
BTHH.

Xác định
được nhưng
chưa đầy đủ
cách giải
BTHH.

Chưa thực
hiện cách

giải BTHH

Thực hiện
được cách
giải bài tập
nhưng chưa
đưa ra được
lời giải chính
xác, đầy đủ/
thực hiện
được một
phần cách
giải

Thực hiện
được cách
giải bài tập
và đưa ra
được lời giải
chính xác,
đầy đủ

Chưa đánh
6. Đánh giá
giá được
và khái quát
cách/lời giải
hóa vấn đề
bài tập của
vừa giải

mình hoặc
quyết
người khác.

Đánh giá
đúng được
một phần
cách/lời giải
bài tập của
mình hoặc
người khác.

Đánh giá
đúng, đầy đủ
được cách/lời
giải bài tập
của mình
hoặc người
khác.

c) Lập
5. Thực
kế
hiện thành
hoạch
công giải
và thực
pháp
hiện giải GQVĐ theo
pháp

PP lựa chọn

d) Đánh
giá và
phản
ánh giải
pháp

Xác định
được đầy đủ
cách giải
BTHH.

II.3. Tuyển chọn hệ thống bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải
quyết vấn đề cho học sinh
* Nguyên tắc tuyển chọn bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực
giải quyết vấn đề cho học sinh
16


Sau khi tham khảo một số tài liệu, trong luận văn này, chúng tôi đề xuất
bốn nguyên tắc cơ bản để tuyển chọn bài tập nhằm phát triển NL GQVĐ cho HS
như sau:
Nguyên tắc 1: Đảm bảo mục tiêu DH, qua đó phát triển NL GQVĐ cho HS.
Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính chính xác, khoa học về nội dung kiến thức hóa học
và các môn học có liên quan.
Nguyên tắc 3: Phù hợp với khả năng, trình độ nhận thức của HS. BTHH nhằm
đáp ứng nâng cao chất lượng kết quả học tập của HS.
Nguyên tắc 4: BTHH được lựa chọn góp phần phát triển NL GQVĐ cho HS.
* Quy trình tuyển chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực giải

quyết vấn đề cho học sinh
Để lựa chọn bài tập theo định hướng phát triển NL GQVĐ cho HS chúng
tôi xác định và tiến hành theo 5 bước :
Bước 1: Lựa chọn chủ đề, liệt kê các nội dung và xác định mục tiêu DH
về kiến thức – kĩ năng của từng nội dung cụ thể của chủ đề.
Bước 2: Tìm tài liệu và lựa chọn bài tập theo các nội dung ở bước 1.
Bước 3: Tiến hành giải bài tập theo các cách khác nhau, phân tích ý nghĩa
và tác dụng của bài tập.
Bước 4: Đối chiếu bài tập với các nguyên tắc đã nêu trên, để chọn sử
dụng hay chỉnh sửa.
Bước 5: Vận dụng trong DH, rút kinh nghiệm và chỉnh sửa (nếu có).
II.4. Hệ thống bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề
cho học sinh trong dạy học phần kim loại – Hóa học 12
Bài 1. Trong xương động vật, nguyên tố canxi và photpho tồn tại chủ yếu dưới
dạng Ca3(PO4)2. Vậy khi ninh xương bằng nước thì nước xương thu được có
giàu canxi và photpho hay không? Nếu muốn nước xương thu được có nhiều
canxi và photpho ta nên có thêm gì vào nước ninh mà vẫn an toàn?
Hướng dẫn trả lời:
Trong nước hầm xương canxi thu được không cao, còn photpho thì
thấp. Nếu muốn nước xương thu được nhiều canxi và phopho phải cho thêm
vào nước ninh xương một ít quả chua (me, sấu, khế...)
17


Bài 2. Khi làm bánh từ bột mì, người ta có thể trộn thêm vào bột mì một ít nước
phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) và xôđa (Na2CO3.10H2O) thì bánh nở
phồng, xốp sau khi nướng, bánh ăn sẽ ngon hơn.
1. Hãy giải thích hiện tượng trên.
2. Cần cho phèn và xôđa theo tỉ lệ khối lượng nào thì hợp lí?
Hướng dẫn trả lời:

1. Cho thêm phèn chua vào có tác dụng làm tăng độ trắng, giòn cho sản
phẩm. Cho xôđa vào làm bánh phồng, xốp do tạo khí CO 2.
2. Tỉ lệ khối lượng ¼.
Bài 3. Muối natri hiđrocacbonat (natri bicacbonat) có rất nhiều ứng dụng trong
thực tế: dùng trong chế biến thực phẩm, làm xốp bánh (bột nở), dùng để hỗ trợ
chữa bệnh đau dạ dày do thừa axit...

Hãy giải thích:
1. Tại sao muối NaHCO3 được dùng làm bột nở? Viết PTHH xảy ra (nếu có).
2. Vì sao dung dịch natri hiđrocacbonat có tính kiềm và khi đun nóng dung dịch
này thì tính kiềm lại mạnh hơn?
3. Vì sao muối NaHCO3 được dùng để chữa đau dạ dày do thừa axit? Có thể thay
NaHCO3 bằng các chất có tính kiềm như Na2CO3 hay không? Tại sao?
Hướng dẫn trả lời:
1. Dưới tác dụng của nhiệt độ, NaHCO 3 bị phân hủy tạo khí CO2 làm phồng, xốp
bánh. NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O
2. Dung dịch NaHCO3 có tính kiềm do được tạo bởi muối của bazơ mạnh và axit
yếu. Khi đun nóng dung dịch có tính kiềm mạnh hơn do NaHCO 3 bị phân hủy
tạo ra Na2CO3 có tính kiềm mạnh hơn.
3. Dùng NaHCO3 để chữa đau dạ dày do thừa axit vì HCO3- trung hòa với H+
18


trong dịch vị dạ dày. Không thể thay bằng dung dịch NaOH vì có tính kiềm
mạnh, ăn da.
Bài 4. Trước khi ăn rau sống, người ta thường ngâm rau trong dung dịch nước
muối ăn loãng trong thời gian từ 10 -15 phút để sát trùng. Vì sao dung dịch nước
muối ăn (NaCl) có tính sát trùng? Có thể thay dung dịch NaCl loãng bằng dung
dịch NaCl đặc được không? Tại sao?


Hướng dẫn trả lời:
Dung dịch NaCl có tính sát trùng vì khi tan vào trong nước tạo ra áp suất
thẩm thấu nghĩa là làm cho nước di chuyển từ môi trường có áp lực thẩm thấu
thấp sang môi trường có áp lực thẩm thấu cao, làm vi khuẩn mất nước và chết.
Không thể thay bằng dung dịch NaCl đặc.
Bài 5. Để dập tắt những đám cháy do dầu hoặc khí đốt gây nên, hiện nay người
ta sử dụng một loại bột dập lửa khô có thành phần chính là bột natri
hiđrocacbonat. Phương pháp này đem lại hiệu quả cao hơn so bới bình dập lửa
phun bọt. Hãy giải thích tại sao?
Hướng dẫn trả lời:
Dùng bình dập lửa chứa NaHCO3 đem lại hiệu quả cao hơn bình dập lửa
phun bọt vì trong bình thường bơm thêm vào khí đẩy (N 2) để đẩy phun bột chữa
cháy vào đám cháy từ xa. Khi có đám cháy bột phun vào vật cháy, phản ứng với
nhiệt sinh ra khí CO2 khiến nống độ oxi trong môi trường giảm, đám cháy nhỏ
dần và tắt đi.
Bình dạng bọt có thành phần gồm: nước, bọt cô đặc và không khí. Với
đám cháy do dầu và khí đốt không nên dùng do dầu và khí đốt nhẹ hơn nước nổi
nên trên và vẫn cháy nên hiệu quả không cao.
19


Bài 6. Trộn đều một phần vôi với bốn phần cát và lượng nước vừa đủ ta thu
được một khối nhão gọi là vữa vôi dùng để kết dính các viên gạch, đá với nhau
trong các công trình xây dựng. Sau một thời gian, vữa vôi đông cứng dần và gắn
chặt với gạch, đá.
1. Có phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình trộn vôi vữa không? Viết PTHH
xảy ra (nếu có).
2. Vạn lí trường thành của Trung Quốc dài khoảng 5000 km, được xây dựng từ
ngàn năm trước. Vữa để xây dựng trường thành chủ yếu gồm vôi, cát, nước. Vì
sao vữa vôi lại đông cứng dần và gắn chặt vào gạch, đá.

Hướng dẫn trả lời:
1. CaO + H2O → Ca(OH)2
2. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O; Ca(OH)2 + SiO2 → CaSiO3 + H2O
Bài 7. Nước ngầm hay nước bề mặt ở vùng đá vôi khi sử dụng trong sinh hoạt
và trong công nghiệp có nhiều điều bất lợi. Một trong số những bất lợi đó là hiện
tượng khi đun sôi nước rồi để nguội thấy xuất hiện một lớp cặn trắng lắng xuống
đáy ấm đun. Trong công nghiệp, nếu sử dụng loại nước này cho nồi hơi cao áp
có thể dẫn đến hiện tượng lãng phí năng lượng, thậm chí có thể gây tai nạn khi
vỡ nồi hơi.

1. Giải thích hiện tượng trên bằng kiến thức hóa học?
2. Hãy đề xuất cách làm sạch cặn trắng bám trong đáy ấm đun nước hoặc phích
nước.
Hướng dẫn trả lời:
1. Nước ở vùng đá vôi là nước cứng tạm thời, khi đun sôi xuất hiện lớp cặn
trắng là CaCO3 và MgCO3
20


PTHH: Ca(HCO3)2 →
CaCO3 + CO2 + H2O ;
o
t

Mg(HCO3)2 → MgCO3 + CO2 + H2O
2. Dùng nước chanh hoặc giấm ăn.
Bài 8. Trong các hang động của núi đá vôi, nhiều chỗ nhũ đá tạo thành bức rèm
đá lộng lẫy, nhiều chỗ lại tạo thành rừng măng đá, có chỗ lại tạo thành các cây
cột đá vĩ đại (do nhũ đá và măng đá, có chỗ lại tạo thành cột đá vĩ đại) (do nhũ
đá và măng đá nối với nhau) trông rất đẹp. Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy

giải thích sự tạo thành nhũ đá, măng đá. Viết phương trình hóa học?
Hướng dẫn trả lời:
CaCO3 + CO2 + H2O ↔ Ca(HCO3)2
Bài 9. Nhôm là một kim loại có nhiều ứng dụng trong thực tế. Dưới đây là hình
ảnh một số ứng dụng của kim loại nhôm:

1. Hãy nêu một số ứng dụng của nhôm và cho biết tính chất vật lí quan trọng
làm cho nhôm có những ứng dụng ưu việt như trên.
2. Trong dãy điện hóa, nhôm đứng trước sắt, có nghĩa là nhôm có tính khử mạnh
21


hơn sắt nhưng tại sao trong thực tế các vật dụng bằng sắt dễ bị gỉ còn các vật
dụng bằng nhôm thì không ?
3. Trong cuốn sách “800 mẹo vặt trong đời sống” có viết: nồi nhôm chỉ nên
dùng để nấu cơm, nấu nước; không nên dùng để nấu canh chua, không nên để
canh chua quá lâu trong nồi nhôm. Em hãy giải thích vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
1. Màu trắng bạc, mềm, dễ dát mỏng, dễ kéo sợi, nhẹ, dẫn điện tốt,
2. Do bên ngoài luôn có lớp oxit nhôm bền vững bảo vệ ngăn không cho nhôm
tiếp xúc với không khí nên khó bị gỉ hơn sắt.
3. Khi nấu canh chua oxit nhôm và nhôm sẽ phản ứng với axit tạo muối nhôm
gây hại cho sức khỏe.
Bài 10. Bình chữa cháy phun bọt có cấu tạo như sau:
- Ống thuỷ tinh hở miệng đựng dung dịch nhôm sunfat.
- Bình đựng dung dịch natri hiđrocacbonat có nồng độ cao.
Bình thường, bình chữa cháy được để đứng thẳng, không được để nằm. Khi
chữa cháy phải dốc ngược bình lên.
Vì sao, khi bảo quản, bình chữa cháy phải để thẳng đứng? Vì sao khi chữa
cháy lại phải dốc ngược bình lên?

Viết PTHH xảy ra (nếu có).
Hướng dẫn trả lời:
Khi bảo quản phải để thẳng đứng vì nếu ống thủy tinh vỡ thì muối nhôm
có tính axit sẽ phản ứng với natri hiđrocacbonat có nồng độ cao, khi cần sử dụng
sẽ không sử dụng được nữa. Khi chữa cháy phải dốc ngược để dưới tác dụng của
áp suất CO2 phun ra mạnh. PTHH:
Al2(SO4)3 + 6NaHCO3 → 2Al(OH)3 + 3Na2SO4 + 6CO2

Bài 11. Để có được những tấm đệm cao su êm ái, người ta phải tạo độ xốp cho
cao su trong quá trình sản xuất. Chất tạo xốp là những chất khi bị nhiệt phân có
khả năng phóng thích các chất khí nhằm tạo ra những khoảng trống như những
tổ ong nhỏ hoặc cực nhỏ làm cho cao su trở nên xốp. Một trong những chất tạo
22


xốp đó là natri hiđrocacbonat. Vì sao natri hiđrocacbonat được chọn làm chất
tạo xốp cho cao su?
Hướng dẫn trả lời:
Trong quá trình tạo độ xốp cho cao su người ta dùng NaHCO 3 vì khi bị
nhiệt phân sinh ra chất khí: 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O.
Bài 12. Trong nọc của một số con côn trùng như kiến, ong có chứa một lượng
axit formic (HCOOH) gây hiện tượng bỏng da, rát và ngứa khi bị các loài côn
trùng này đốt. Để làm giảm hiện tượng đó người ta có thể bôi một ít vôi tôi vào
chỗ bị đốt đó. Hoặc người ta cũng có thể thay vôi tôi bằng một số loại kem đánh
răng chứa thành phần có tính chất tương tự như kem đánh răng P/S thì cũng có
tác dụng làm giảm cảm giác ngứa và rát.
Em hãy giải thích vì sao vôi tôi lại có tác dụng như vậy?
Hướng dẫn trả lời:
Trong vôi có tính kiềm, trung hòa axit có trong nọc độc của kiến, ong
2HCOOH + Ca(OH)2 → (HCOO)2Ca + H2O

Bài 13. Ở các vùng núi đá vôi, nước giếng khoan (nước ngầm) thường rất trong.
Tuy nhiên, sau một thời gian đun nấu với loại nước này, dưới đáy nồi/ấm thường
xuất hiện 1 lớp cặn (lớp chất rắn) màu trắng. Để rửa sạch lớp cặn đó, người ta
thường cho vào nồi/ấm đun nước một ít dấm ăn rồi ngâm hoặc đun lên để lớp
chất rắn tan ra.
Hãy giải thích tại sao lại có hiện tượng đóng cặn và có thể sử dụng dấm ăn
lại để làm tan lớp cặn ở đáy nồi/ấm đun nước.
Hướng dẫn trả lời:
Có hiện tượng đóng cặn là do nước cứng tạm thời khi đun sôi tạo cặn là
CaCO3 và MgCO3. Dùng giấm ăn để lớp cặn tác ra do trong giấm ăn có axit,
CaCO3 và MgCO3 tan trong axit.
Bài 14: Hồi đầu thế kỉ 19 người ta sản xuất natrisunfat bằng cách cho axit
sunfuric đặc tác dụng với muối ăn. Khi đó, xung quanh các nhà máy sản xuất
bằng cách này, dụng cụ của thợ thủ công rất nhanh hỏng và cây cối bị chết rất
nhiều. Người ta đã cố gắng cho khí thải thoát ra bằng những ống khói cao tới
300m nhưng tác hại của khí thải vẫn tiếp diễn, đặc biệt là khi khí hậu ẩm. Hãy
23


giải thích tại sao lại có ảnh hưởng như trên với môi trường xung quanh và tại
sao việc sử dụng ống khói cao không khắc phục được ảnh hưởng này?
Hướng dẫn trả lời:
2NaCl + H2SO4 đặc → Na2SO4 + 2HCl
Các dụng cụ nhanh bị hỏng là do khi sản suất natrisunfat sinh ra axit,
ngoài ta còn sinh ra khí SO2 làm oxi hóa các dụng cụ, cây cối bị chết. Ống khói
cao không khắc phục được do SO2 nặng hơn không khí. Khi khí hậu ẩm tạo ra
môi trường axit phá hủy càng nhanh.
Bài 15. Natri peoxit (Na2O2), kali supeoxit (KO2) là những chất oxi hoá mạnh,
dễ dàng hấp thụ khí cacbonic và giải phóng khí oxi. Do đó chúng được sử dụng
trong bình lặn hoặc tàu ngầm để hấp thụ khí cacbonic và cung cấp khí oxi cho

con người trong hô hấp.
1. Viết các phương trình hóa học, biết rằng trong các phản ứng đó, nguyên tử oxi
trong Na2O2, KO2 vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử.
2. Theo nghiên cứu, khi hô hấp, thể tích khí cacbonic một người thải ra xấp xỉ
thể tích khí oxi hít vào. Vậy cần trộn Na 2O2 và KO2 theo tỉ lệ số mol như thế nào
để thể tích khí cacbonic hấp thụ bằng thể tích khí oxi sinh ra?
3. Du khách đến với Nha Trang, Phú Quốc rất thích được lặn xuống biển để
ngắm rừng san hô. Với một giờ lặn dưới biển thì trong bình lặn của mỗi du
khách cần có khối lượng hỗn hợp Na 2O2 và KO2 (trộn theo tỉ lệ tính được ở câu
b) tối thiểu là bao nhiêu? Biết rằng trong một phút, trung bình mỗi người cần
250 ml khí oxi và cũng thải ra từng đó khí cacbonic. Giả thiết thể tích các khí
được đo ở đktc.
Hướng dẫn trả lời:
1. Na2O2 + 2KO2 + 2CO2 → Na2CO3 + K2CO3 + 2O2
2. Dựa vào phản ứng trên người ta dùng hỗn hợp Na 2O2 và KO2 với tỉ lệ mol 1:2
sử dụng trong bình lặn hoặc tàu ngầm để hấp thụ khí cacbonic và cung cấp khí
oxi cho người trong hô hấp.
3. m = 73,64 gam.
Bài 16. Có những vật bằng sắt tráng thiếc (sắt tây), sắt tráng kẽm (tôn). Nếu trên
bề mặt những vật đó có những vết xước sâu tới lớp sắt bên trong. Hiện tượng gì
24


sẽ xảy ra khi đặt những vật đó trong không khí ẩm?
Hướng dẫn trả lời:
* Sắt tây sẽ ăn mòn dần rồi bị thủng còn tôn chỉ bị ăn mòn lớp ngoài nhưng
không bị thủng.
* Cực dương: Trong không khí ẩm có oxi hoà tan tạo môi trường điện li:
2H2O + O2 +4e = 4OHCực âm:
- Sắt tây (Fe, Sn), sắt là kim loại có tính khử mạnh hơn:

Fe → Fe2+ + 2e
⇒ Fe2+→ Fe3+ + 1e
Cứ thế sắt tây bị ăn mòn rồi thủng.
- Tôn (Fe, Zn) có kẽm là kim loại có tính khử mạnh hơn:
Zn → Zn 2+ + 2e
Nên kẽm bị ăn mòn nhưng sắt thì không nên tôn không bị thủng.
Bài 17. Trong thành phần của nước giếng ở vùng đồng bằng thường có muối
Fe(II). Khi sử dụng nước giếng khoan, người ta thấy có một số hiện tượng như
sau: nước mới múc lên từ giếng khoan thì rất trong, nhưng để một thời gian
trong không khí thì thấy nước bị đục, có màu vàng nâu và các thùng múc nước
giếng này để lâu ngày cũng bị bám một lớp màu vàng nâu. Hãy giải thích
nguyên nhân của những hiện tượng này.
Hướng dẫn trả lời:
Nước giếng khoan (nước ngầm) thường chứa sắt (II) dưới dạng muối hòa
tan như muối bicacbonat, sunfat, clorua, đôi khi dưới dạng keo của axit humic
hoặc keo silic. Hợp chất sắt (II) dễ bị oxi hóa, tuy nhiên ở dưới lòng đất do
không tiếp xúc với chất oxi hóa nên bền. Khi múc nước giếng khoan lên và để
một thời gian trong không khí thì thấy nước bị đục hơn và có màu vàng nâu, các
thùng múc nước giếng khoan lâu ngày thường bị bám một lớp màu vàng nâu do
hợp chất sắt (II) bị oxi hóa bởi oxi trong không khí thành hợp chất sắt (III) và
muối sắt (III) bị thủy phân thành Fe(OH)3 màu đỏ nâu.
4Fe2+ + O2 + 2H2O  4Fe(OH)2+
Fe(OH)2++ 2H2O ↔ Fe(OH)3 + 2H+
Bài 18. Trong công nghiệp, các nhà máy thường được xây gần nhau tạo thành
một hệ thống liên hợp, sản phẩm của ngành này lại là nguyên liệu cho ngành
khác. Nếu ta sản xuất gang từ quặng pirit thì sẽ sinh ra một lượng lớn SO 2, có
25



×