Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Công ty cổ phần dầu khí Sông Lam và thực trạng tình hình nhập khẩu và kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.38 KB, 10 trang )

Công ty cổ phần dầu khí Sông Lam và thực trạng tình hình nhập
khẩu và kinh doanh
1.1. Khái quát về công ty cổ phần dầu khí Sông Lam
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần dầu khí Sông
Lam
1.1.1.1. Quá trình hình thành của công ty
Công ty cổ phần dầu khí Sông Lam được thành lập vào đầu năm 2005 với
mục tiêu trở thành một trong những nhà cung cấp thiết bị công nghiệp và kim
loại có uy tín tại Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và chuyên
môn cao, công ty cổ phần dầu khí Sông Lam sẽ trở thành một đối tác tin cậy
trong các lĩnh vực sau:
- Thiết bị công nghiệp thuộc các ngành: Dầu khí, công nghiệp sản
xuất, hàng hải - cảng biển, hệ thống điện và truyền tải điện.
- Công nghệ LPG (Liquefied Petroleum Gas) – khí gas hóa lỏng còn
có thể được gọi là GPL, LP Gas hoặc AutoGas…Đó là tên gọi chung
cho hỗn hợp Hydrocarbons (bao gồm Propan C
3
H
8
và Butan C
4
H
10
)
- Thép silic (thép điện) bao gồm thép điện không định hướng
(CRNGO) và thép định hướng (CRGO)
- Nhôm thỏi nguyên chất, nhôm thỏi billet, nhôm tấm chất lượng quốc
tế
Công ty hình thành và phát triển dựa trên quan điểm kinh doanh yêu cầu
những mối quan hệ, niềm tin và thời gian để vun đắp. Công ty cổ phần dầu khí
Sông Lam (Song Lam Petroleum SJC) – SLP tự hào đã thiết lập được mối quan


hệ bền vững, hiệu quả và chữ tín đối với khách hàng. Hoạt động thương mại của
SLP mang lại hiệu quả , sự thuận lợi cũng như tiết kiệm chi phí khi công ty có
thể thỏa mãn những yêu cầu đa dạng từ phía khách hàng thông qua những nhà
cung cấp có uy tín.
SLP có một thuận lợi và độc đáo là đã liên kết được với nhiều nhà phân
phối lớn từ Mỹ và Châu Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản). Nhờ đó công ty có
thể cung cấp các sản phẩm với giá thành cạnh tranh và ưu đãi.
1.1.1.2 Quá trình phát triển của công ty
Được thành lập vào đầu năm 2005, công ty cổ phần dầu khí Sông Lam đã
trải qua rất nhiều khó khăn, với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong công
ty, ban giám đốc cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các ban ngành thì trong
những năm tiếp theo công ty dần đi vào ổn định, đào tạo và tuyển dụng thêm
nhiều lao động để tăng cường phát triển hoạt động kinh doanh của công ty. Ban
đầu hoạt động kinh doanh chính của công ty mới chỉ là nhập khẩu và phân phối
các thiết bị công nghiệp phục vụ cho ngành dầu khí như:
- Thiết bị khoan và dụng cụ trong ngành khoan
- Thiết bị và hệ thống thủy lực
- Bơm và các hệ thống bơm
- Thiết bị dò gas
- Thiết bị đo lường thí nghiệm và các loại van
- Cáp các loại: cáp điện, cáp quang, cáp truyền tín hiệu
Từ năm 2005-2008 là thời kỳ phát triển cao của công ty. Trong giai đoạn
này để giải quyết khó khăn về thị trường tiêu thụ cũng như khó khăn về khủng
hoảng kinh tế bắt đầu từ năm 2007 và đỉnh điểm là năm 2008 làm cho thâm hụt
thương mại gia tăng. Điều này dẫn tới hệ lụy là khả năng xuất nhập khẩu giảm
mạnh, làm cho thâm hụt ngoại thương của Việt Nam tăng nhất là trong điều kiện
nền Việt Nam đã rất mở với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã vượt quá
160%GDP. Tình hình chung ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của công ty
trong những năm này, kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn và phải thu hẹp thị
trường tiêu thụ của mình.

Từ năm 2008 đến nay, công ty đã có nhiều bước nhảy vọt, khắc phục được
tình trạng khó khăn chung và ngày càng khẳng định vị trí của mình trở thành
một trong những doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh hàng nhập khẩu có
hiệu quả trong tiến trình đi lên của đất nước. Điều đáng ghi nhận là công ty đã
mở rộng thị trường đối tác nhập khẩu sang rất nhiều nước như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan, Trung Quốc… các mặt hàng nhập khẩu cũng ra tăng như nhập
khẩu và phân phối thêm các sản phẩm như thép kỹ thuật điện, nhôm Billet, thỏi,
tấm…
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần dầu
khí Sông Lam
1.1.2.1. Chức năng
Công ty cổ phần dầu khí Sông Lam có chức năng:
Thứ nhất: Chức năng chung
- Nhập khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm nhập khẩu của doanh nghiệp. Nhờ có nhập khẩu mà
tên tuổi của doanh nghiệp không chỉ được khách hàng tiêu thụ trong
nước biết đến mà còn được các công ty, đối tác nước ngoài chú ý từ
đó tạo tầm ảnh hưởng và giúp công ty tiếp cận với thị trường nước
ngoài.
- Nhập khẩu và phân phối tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng dự trữ
qua đó nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế bổ sung, nâng cấp
máy móc và thiết bị của công ty phục vụ cho quá trình phát triển.
- Nhập khẩu phát huy tính năng động sáng tạo cho cán bộ xuất nhập
khẩu của công ty cũng như các đơn vị tham gia, tích cực tìm tòi và
phát triển các mặt hàng trong khả năng nhập khẩu vào các thị trường
có khả năng tiêu thụ.
- Nhập khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện
công tác quản trị kinh doanh.
- Luôn có sự cạnh tranh do đó buộc công ty phải nâng cao chất lượng
hàng nhập khẩu, phát triển dịch vụ, hạ giá thành từ đó tạo khả năng

cạnh tranh cao để thích ứng với thị trường.
- Nhập khẩu giúp công ty thu hút được nhiều lao động và tăng thêm
thu nhập, ổn định đời sống cán bộ công nhân viên và tăng lợi nhuận
cho công ty.
- Công ty có cơ hội mở rộng kinh doanh buôn bán với nhiều đối tác
nước ngoài trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
Thứ 2: Chức năng đặc biệt gắn với các mặt hàng nhập khẩu của công ty:
- Là một trong những nhà cung cấp thiết bị công nghiệp và kim loại có uy
tín hàng đầu Việt Nam, công ty tổ chức lắp ráp và gia công, liên doanh, liên kết
hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để tiêu thụ các mặt
hàng như thiết bị công nghiệp và kim loại.
- Trực tiếp nhập khẩu và phân phối các mặt hàng thiết bị công nghiệp và
kim loại như công nghệ LPG, đặc biệt là các bộ chuyển đổi LPG, trạm nạp gas
cho xe ô tô; thép silic (thép điện) bao gồm thép không định hướng (CRNGO)
và thép điện định hướng (CRGO); nhôm thỏi nguyên chất, nhôm thỏi billet,
nhôm tấm với chất lượng quốc tế…
1.1.2.2 Nhiệm vụ
- Xây dựng các phương án kinh doanh nhập khẩu và các dịch vụ đi kèm
theo kế hoạch và mục tiêu của công ty đã đề ra.
- Lập các chiến lược kinh doanh để có một chiến lược kinh doanh hoàn
hảo, có khả năng đối phó với các đối thủ cạnh tranh
- Xây dựng các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho
công ty.
- Kinh doanh theo đúng pháp luật nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, thực hiện đúng nghĩa vụ đối với nhà nước như nộp các loại thuế nhập
khẩu cho nhà nước…
- Thực hiện đúng mọi quy định đã ký kết trong hợp đồng kinh tế đã ký với
các tổ chức trong và ngoài nước đúng thời gian, đúng tiến độ và hợp lý.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của công ty cổ phần dầu khí Sông
Lam

Công ty cổ phần dầu khí Sông Lam được hình thành trên cơ sở là vốn tự
có, dưới sự góp vốn của các cổ đông. Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần dầu
khí Sông Lam gồm có hội đồng quản trị, ban giám đốc và ban điều hành.
1.1.3.1. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty, giám sát tổng giám đốc
và các bộ phận quản lý khác. Hội đồng quản trị của công ty gồm 7 người, chịu
trách nhiệm về sự phát triển của công ty theo các nhiệm vụ được giao, đứng đầu
là chủ tịch hội đồng quản trị và các thành viên. Quyền hạn và nhiệm vụ của hội
đồng quản trị do pháp luật, điều lệ, nghị quyết của đại hội cổ đông và các quy
chế nội bộ của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam quy định cụ thể.
1.1.3.2. Ban giám đốc

×