MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU QUA
ĐƯỜNG BƯU CHÍNH TẠI CHI CỤC HẢI QUAN BƯU ĐIỆN
HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Định hướng và chính sách của ngành Hải quan về cơng tác phịng chống
bn lậu và gian lận thương mại:
Theo con số thống kê của Tổng cục Hải quan, chỉ riêng trong năm
2009 đã phát hiện, kiểm tra và xử lý 13.108 vụ buôn lậu, gian lận
thương mại có trị giá 481 tỉ đồng, tăng 1,7 lần so với năm 2008.
Từ thực tế, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại
được giao cho nhiều ngành gồm: Quản lý thị trường, Biên phòng, Cảnh
sát kinh tế…và Hải quan, nên con số thống kê nêu trên chỉ phản ánh
được một phần những thiệt hại mà tình trạng bn lậu và gian lận
thương mại gây ra đối với nền kinh tế đất nước.
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan là sự gia tăng ngày càng
nhiều thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt của các đối tượng bn lậu, cịn có
những ngun nhân chủ quan, đó là khả năng đấu tranh của các lực
lượng chức năng với các đường dây tổ chức buôn lậu, gian lận quy mơ
lớn, xun quốc gia cịn hạn chế. Sự phối hợp giữa các ngành chức
năng, giữa Trung ương với địa phương, giữa các địa phương với nhau
theo tuyến, cụm vẫn còn thiếu đồng bộ.
Đặc biệt phải kể tới tình trạng một số văn bản quy phạm pháp luật
làm công cụ hỗ trợ cho cơng tác chống bn lậu và gian lận thương mại
cịn thiếu chặt chẽ, dễ bị các đối tượng lợi dụng. Ví dụ như trên tuyến
biên giới, cư dân được phép mua hàng hóa mỗi lần dưới 2 triệu đồng
mà khơng phải nộp thuế, hậu quả là nhiều người dân vùng biên đã sang
Trung Quốc mua hàng về bán lại cho các đối tượng buôn lậu để đưa
hàng về xuôi. Hay trên tuyến bưu điện là quy định miễn thuế cho hàng
dược phẩm-thuốc chữa bệnh cho người có trị giá ko quá 30 USD/lần và
3 lần 1 năm/1 cá nhân… bị bọn buôn lậu lợi dụng bằng cách chia nhỏ
hàng, gửi cho nhiều người rồi mới gom lại để bán…
Như vậy có thể kết luận Ngành Hải quan đang đứng trước mn
vàn khó khăn. Một mặt là sức ép cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu
thời gian thơng quan, áp dụng cơng nghệ thơng tin…Mặt khác lại phải
ngăn chặn có hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại ngày
một tinh vi trong khi chính sách pháp luật hẵn còn tồn tại nhiều điểm bất
cập; sự liên kết giữa các lực lượng chun trách cịn yếu.
Đứng trước tình hình đó Tổng Cục Hải quan đã họp bàn và đưa ra
những định hướng sơ bộ cho công tác đấu tranh phịng chống bn lậu,
gian lận thương mại cho giai đoạn 2009-2011 như sau:
Thứ nhất, tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin nghiệp
vụ Hải quan, quản lý rủi ro; xây dựng cơ sở bí mật, điều tra nghiên cứu
nắm tình hình, sưu tra, xác lập các chuyên đề-chuyên án đấu tranh
nhằm phát hiện các vụ việc vi phạm lợi dụng bất cập về cơ chế chính
sách, quy trình thủ tục Hải quan; các vụ ma túy; các mặt hàng cấm,
hàng nhập khẩu có điều kiện, đối tượng bn lậu có đường dây, tổ
chức; tăng cường cơng tác tham mưu cho lãnh đạo Hải quan các cấp;
chủ động áp dụng các biện pháp phịng ngừa và đấu tranh phịng,
chống bn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong q trình
thơng quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trong kiểm tra sau thông
quan.
Thứ ba, tiếp tục củng cố tổ chức thu thập thông tin nghiệp vụ Hải
quan; tổ chức Kiểm soát Hải quan chuyên trách phịng, chống bn lậu;
bồi dưỡng và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm cơng tác
phịng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Thứ tư, tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ theo
Quyết định 65/2004/QĐ-TTg ban hành Quy chế của lực lượng Hải quan
chuyên trách phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới; Quyết định số 1312/QĐ-TCHQ ngày 9/6/2008 của Tổng
cục Hải quan về Đề án Nâng cao năng lực kiểm soát Hải quan giai đoạn
2008-2010; Quyết định số 1948/QĐ-TCHQ ngày 30/9/2008 của Tổng
cục Hải quan về việc ban hành Quy định về hoạt động nghiệp vụ kiểm
soát Hải quan Tổ chức công tác thu thập và xử lý thông tin nghiệp vụ
Hải quan trước hết là khai thác tốt các nguồn thơng tin sẵn có qua hệ
thống mạng vi tính và mạng lưới trinh sát.
Thứ năm, tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt Hải quan đối với
các loại hàng hóa có nhiều nguy cơ gian lận về xuất xứ, trị giá, số
lượng, chất lượng, chủng loại, các mặt hàng có thuế suất xuất khẩu,
nhập khẩu cao, những mặt hàng là nguyên liệu nhập khẩu sản xuất
hàng gia công, hàng sản xuất xuất khẩu, các loại hàng hóa cấm xuất
khẩu, nhập khẩu.
Thứ sáu, tiếp tục thực hiện kế hoạch phối hợp đã được kí kết với
công an các tỉnh, thành phố liên quan. Phối hợp với chi cục Quản lý thị
trường để nắm tình hình, trao đổi thơng tin diễn biến thị trường đặc biệt
là hàng hóa khơng rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu khơng có
hóa đơn chứng từ hợp pháp.
2. Một số biện pháp phịng chống bn lậu qua đường bưu chính đã được
áp dụng tại Chi cục Hải quan bưu điện Hà Nội:
2.1 Biện pháp công khai:
Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội tổ chức phổ biến, quán triệt cho
cán bộ, công chức các văn bản quy định của Ngành, các kế hoạch liên
quan đến triển khai thực hiện các biện pháp cơng tác phịng chống bn
lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên
giới; thu thập và xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan, quản lý rủi ro; xây
dựng và củng cố hệ thống tổ chức để thực hiện chức năng nhiệm vụ
được giao.
Triển khai thực hiện các quy định về thu thập xủ lý thông tin nghiệp
vụ Hải quan, quản lý rủi ro; quy định chế độ sử dụng các loại phương
tiện kĩ thuật nghiệp vụ đã được trang bị bao gồm: máy soi, máy phát
hiện ma túy, camera, hệ thống máy tính được nối mạng.
Công chức Hải quan tại các điểm thông quan luôn được luân
chuyển, tổ chức tập huấn đào tạo, bổ xung kiến thức nghiệp vụ, nâng
cao trách nhiệm trong công tác kiểm tra hàng hóa, bưu phẩm bưu kiện
xuất khẩu, nhập khẩu. Khi phát hiện sai phạm, báo cáo kịp thời với lãnh
đạo để có biện pháp giải quyết.
2.2 Biện pháp bí mật:
Từ việc tổng hợp tình hình chung, đặc biệt là q trình theo dõi của
trinh sát. Tổ Kiểm sốt phịng chống Bn lậu Ma túy tiến hành phân
tích, xủ lý, xác định đối tượng trọng điểm cần tiến hành các biện pháp
nghiệp vụ điều tra cần thiết như: nghiên cứu hồ sơ ban đầu, thu thập
thêm thông tin, sử dụng cơ sở bí mật và báo cáo lãnh đạo Chi cục, Đội
Kiểm soát Hải quan thuộc cục Hải quan thành phố Hà Nội về các biện
pháp để kiểm tra, lập biên bản vi phạm và tạm giữ tang vật.
Trong toàn bộ các khâu hoạt động nghiệp vụ từ theo dõi đối tượng,
thu thập thông tin, xây dựng mạng lưới cơ sở, nắm chắc phương thức
thủ đoạn của các đối tượng trọng điểm được tiến hành theo nguyên tắc
bí mật, khi đã phát hiện có hoạt động tàng trữ, bn bán vận chuyển ma
túy, buôn bán hàng cấm, buôn lậu, gian lân thương mại thì tiến hành xác
lập những chuyên án và tổ chức đấu tranh phá án kịp thời.
Chi cục Hải quan Bưu điện bố trí lực lượng để phối hợp và tiếp
nhận các vụ việc do phòng nghiệp vụ, Đội Kiểm sốt Phịng chống Ma
túy thuộc Cục Hải quan Hà Nội và các đơn vị Hải quan cấp trên chuyển
đến để thực hiện công tác điều tra xác minh, kết luận và đề xuất hướng
giải quyết.
Phối hợp với các lực lượng chống buôn lậu để thu thập thông tin,
nắm tình hình, quản lý, theo dõi đối tượng và phục vụ cho công tác đấu
tranh phá án.
Phối kết hợp với Đội kiểm soát Hải quan trực thuộc cục Hải quan
Hà Nội và Cục Điều tra chống bn lậu Tổng cục Hải quan để nắm tình
hình hoạt động của các đối tượng bn lậu trên tồn quốc và các nước
trong khu vực, đồng thời hỗ trợ, tác động trong quá trình theo dõi quản
lý đối tượng và điều tra khám phá.
3. Một số giải pháp phòng chống buôn lậu (do tác giả đề xuất):
Việc lựa chọn cán bộ cơng chức chun trách làm cơng tác Kiểm sốt là
rất cần thiết cần được lãnh đạo Chi cục quan tâm, để có được những người vừa
có tâm huyết với nghề, vừa có năng lực, trình độ. Những cán bộ có trình độ
nghiệp vụ trong phân tích thu thập, xử lý thơng tin cần được bổ nhiệm vào vị trí
hợp lý để phục vụ công tác điều tra chống buôn lậu tốt hơn. Ngoài ra, việc cần
phải ổn định đội ngũ cán bộ công chức chuyên trách làm công tác kiểm soát
trong một thời gian nhất định là rất cần thiết, tuy nhiên cũng tránh để thời gian
kéo dài quá lâu sẽ dẫn đến sự làm việc theo “lối mòn kinh nghiệm”, thiếu tính
năng động, sang tạo. Nguyên nhân là do thiếu thực tiễn đối với nghiệp vụ Hải
quan nói chung, nhất là trong thời điểm Hải quan nước nhà đang thực hiện cải
cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa ngành Hải quan. Như vậy, việc luân
chuyển vị trí cơng tác theo định kì cho các cán bộ làm cơng tác kiểm sốt Hải
quan để tiếp xúc nhiều hơn với thực tế là rất quan trọng.
Về công tác tập huấn đào tạo kiến thức chuyên ngành kiểm sốt,
phịng chống bn lậu khơng thể phó mặc hoàn toàn trách nhiệm cho
Cục Hải quan Hà Nội, Chi cục cần chủ động đẩy mạnh hơn nữa công
tác tự đào tạo, bồi dưỡng. Đội ngũ công chức trẻ làm nhiệm vụ kiểm
soát cũng cần được nâng cao nghiệp vụ bằng cách gửi đi đào tạo tại
các trường có chuyên ngành phù hợp với cơng tác kiểm sốt Hải quan.
Ngồi việc được tham gia tập huấn chuyên ngành về nghiệp vụ Kiểm
sốt, đội ngũ cán bộ cơng chức chun trách kiểm soát Hải quan tại Chi
cục cũng cần phải được tham gia tập huấn các chuyên ngành khác như
thuế, giá…của ngành Hải quan và các cơ quan khác như: Sở hữu trí
tuệ, cổ vật, mơi trường, tiền tệ…Nhằm đáp ứng với yêu cầu mới trong
thời đại hội nhập kinh tế.
Về hoạt động làm thủ tục Hải quan cho bưu phẩm bưu kiện xuất
nhập khẩu, lãnh đạo Chi cục cần chấn chỉnh lại ý thức, trách nhiệm của
các công chức cán bộ tiếp nhận tờ khai để việc cập nhật thông tin vào
hệ thống dữ liệu Hải quan được đầy đủ hơn, phục vụ tích cực hơn cho
cơng tác điều tra chống buôn lậu sau này.
Trao đổi thông tin về hoạt động buôn lậu với lực lượng Công an là
cần thiết nhưng phải có qua, có lại (2 chiều) mới phát huy được hiệu
quả tối đa. Trong thời gian tới Chi cục nên đẩy mạnh hơn nữa các cuộc
họp bàn theo định kì với Cơng an Kinh tế, Cơng an thành phố Hà Nội
đồng thời xóa bỏ việc chỉ cung cấp thông tin một chiều cho lực lượng
Công an, thay vào đó phải vừa cung cấp vừa khai thác để thu thập thêm
dữ liệu cho ngành.
Về nghiệp vụ phịng chống bn lậu, Chi cục Hải quan Bưu điện Hà
Nội cần tăng cường công tác kiểm tra các bưu phẩm, bưu kiện để phát
hiện các vụ vận chuyển trái phép chất ma túy, thuốc tân dược, mỹ
phẩm, các mặt hàng có giá trị thuế suất cao; chú ý lựa chọn những lô
hàng trọng điểm gửi qua đường chuyển phát nhanh. Ngoài ra, Chi cục
phải mở rộng các hoạt động điều tra bí mật như: tăng cường thêm các
trinh sát bí mật đóng trên mỗi địa bàn; thuyết phục một số nhân viên
Bưu điện đóng vai trị là tai mắt cho lực lượng Hải quan; phối hợp nhiều
hơn nữa với lực lượng Quản lý thị trường, phát hiện hàng tân dược
khơng có tem của Bộ y tế (dấu hiệu hàng phi mậu dịch bị tuồn ra bán
ngoài thị trường) từ đó phối kết hợp với lực lượng Công an kinh tế, công
an thành phố Hà Nội, xác lập chuyên án điều tra chống buôn lậu.
4. Một số kiến nghị:
Thứ nhất: Từ yêu cầu liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa Hải quan và
Công an trên mặt trận chống buôn lậu đề nghị: Tăng cường hoạt động
trao đổi thông tin giữa hai lực lượng: Công an và Hải quan. Có thể thúc
đẩy hoạt động này bằng biện pháp tổ chức họp bàn, trao đổi thơng tin
định kì hàng tháng hoặc hàng quý giữa hai lực lượng và có thể mở rộng
hơn nữa là có sự tham gia của Cục quản lý thị trường…
Thứ hai: Do các đối tượng buôn lậu ma túy đường Bưu điện dễ
dàng trốn tránh trách nhiệm hình sự khi bị phát hiện đã gây ảnh hưởng
không nhỏ tới việc răn đe trừng trị làm gương cho xã hội. Kiến nghị: cần
có những quy định cụ thể hoặc đề nghị lãnh đạo thuộc Bộ công an và
Tổng cục Hải quan xem xét đưa việc “giao hàng có kiểm sốt” (như đã
từng thực hiện trong chuyên án bắt 100g Cần Sa nhập từ Nauy ngày
5/11/2007 tại Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội) trở thành một trong
các biện pháp nghiệp vụ Kiểm soát Hải quan trong các trường hợp cần
thiết. Có như vậy mới đưa được các đối tượng buôn lậu ma túy ra trước
pháp luật, để bưu điện khơng cịn là tuyến đường dễ dàng bị lợi dụng
bn lậu ma túy.
Thứ ba: Hoạt động xuất nhập khẩu thuốc tân dược qua đường quà
biếu, phi mậu dịch cần phải được giám sát chặt chẽ hơn nữa. Đề nghị
Bộ y tế xem xét hủy bỏ ưu đãi nhập thuốc làm quà biếu, chữa bệnh cho
người thân. Hoặc nếu như không thể bỏ được thì cũng có biện pháp
phối hợp với Hải quan nhằm tăng cường công tác quản lý như: yêu cầu
người nhập thuốc phải có đơn thuốc của Bác sĩ được Sở y tế thành phố
chứng nhận; thứ nữa phải có biện pháp xác minh lại danh tính Bác sĩ đã
kê đơn và yêu cầu phải chịu trách nhiệm hình sự nếu như có dấu hiệu
giả mạo giấy tờ.
Thứ tư: Kiến nghị Cục Hải quan Hà Nội liên hệ với Viện Khoa học
Hình sự đặt mua thêm các va-li thuốc thử ma túy và thuốc “mồi” cho
máy phát hiện ma túy để thay thế cho lượng thuốc đã quá hạn sử dụng
ở Chi cục.
Thứ năm: Tình trạng máy chủ tin học tại Chi cục thường xuyên bị
lỗi vẫn chưa được khắc phục. Đề nghị Cục Hải quan Hà Nội có hướng
giúp đỡ trang bị cho Chi cục một máy chủ có cơng suất lớn hơn, hệ
thống mạng đồng bộ hơn đồng thời thông qua mạng máy tính cập nhật
liên tục tình hình cơng tác chống buôn lậu trong cả nước.
Thứ sáu: Cục Hải quan Hà Nội cần phê duyệt cho Chi cục bổ xung
biên chế thêm 3 cán bộ cho Tổ kiểm soát Phòng chống Ma túy để tăng
cường thêm năng lực quản lý.
Thứ bẩy: Hình thức chuyển phát nhanh hàng hóa đang lớn mạnh.
Thế nhưng hiện nay, sự quản lý về Hải quan đối với lĩnh vực này trên
địa bàn Hà Nội lại thiếu tập trung. Có thể ví dụ: Hãng chuyển phát
nhanh FEDEX chịu sự quản lý của Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội
còn DHL lại chịu sự quản lý của Chi cục Hải quan Nội Bài. Sự thiếu
thống nhất này có thể dẫn tới sự khơng đồng bộ trong công tác đấu
tranh chống buôn lậu. Kiến nghị: Cục Hải quan Hà Nội có phương
hướng thống nhất quản lý hàng chuyển phát nhanh trong tương lai gần.
Nếu xét thấy Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội phù hợp để quản lý lĩnh
vực này hơn thì Cục Hải quan Hà Nội nên giao toàn quyền quản lý. Hơn
nữa, cần xây dựng một trung tâm làm thủ tục Hải quan chung cho tất cả
các hãng chuyển phát nhanh, tránh việc dàn trải địa bàn tác nghiệp tại
nhiều nơi như hiện nay rất bất tiện.
KẾT LUẬN
Tình hình chống bn lậu, gian lận thương mại ở nước ta diễn biến
phức tạp như hiện nay là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ
quan. Trong tiến trình đổi mới đất nước, tệ nạn trên là sức cản rất lớn,
gây nhiều hậu quả tiêu cực, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội,
phòng chống tệ nạn buôn lậu, gian lận thương mại luôn là mối quan tâm
hàng đầu của Đảng, Nhà nước và của mỗi người dân lương thiện.
Trong những năm qua, Chính phủ đã đề ra nhiều chủ trương, biện
pháp phòng chống, nhưng hiệu quả chưa cao. Buôn lậu không những
chưa bị đẩy lùi mà cịn đang diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia
tăng, hành vi, thủ đoạn ngày càng thâm độc; đường dây bn lậu, tham
nhũng đã hình thành các tổ chức, ổ nhóm được che đậy và “bảo kê” hết
sức nguy hiểm.
Hải quan là công cụ sắc bén của nhà nước chun chính, là lực
lượng biên phịng trên mặt trận kinh tế phải chứng tỏ mình là cánh tay
đắc lực của Đảng, nhà nước trên mặt trận chống buôn lậu, gian lận
thương mại.
Chỉ có như thế mới chống được thất thu thuế, bảo đảm thu đúng,
thu đủ, góp phần cân bằng cán cân thanh toán thu-chi ngân sách. Mặt
khác, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà sản xuất kinh doanh chân chính
trong nước và ngồi nước có thể tích cực tham gia vào hoạt động đầu
tư phát triển thương mại quốc tế, bảo vệ lợi ích chính đáng của các
doanh nghiệp và người tiêu dùng. Thêm nữa chống buôn lậu, gian lận
thương mại có kết quả sẽ đóng góp vào cuộc đấu tranh chống lại các
âm mưu thù địch của các thế lực phản động quốc tế, hòng thực hiện:
“Diễn biến hịa bình”, hịng xóa bỏ chế độ Xã hội Chủ nghĩa và Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Là một phần trong bộ máy Hải quan, Chi cục Hải quan Bưu điện Hà
Nội (trực thuộc cục Hải quan Hà Nội) nhận thức được trách nhiệm của
mình. Trong những năm đổi mới, Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội
ln hồn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được Cục Hải quan thành
phố Hà Nội, Tổng cục Hải quan giao phó, trong đó nổi bật là những
thành tích trong công tác đấu tranh chống buôn lậu. Trong thời gian tới,
với trách nhiệm thay mặt Cục Hải quan Hà Nội quản lý Hải quan trên
tuyến bưu chính, Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội phải quyết tâm hơn
nữa, khắc phục khó khăn, thiếu sót cịn tồn tại để tiếp tục vươn lên,
khẳng định vị trí, góp phần xây dựng đất nước ngày một giầu đẹp.
Từ những phân tích tình hình hoạt động trong mấy năm vừa qua ở
Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội về thực trạng hoạt động buôn lậu
(thông qua việc thực tập tại Tổ Kiểm Sốt, phịng chống mà túy), em đã
hồn thành chun đề: “Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội với công tác
đấu tranh phịng chống bn lậu qua đường bưu chính”.
Do kiến thức còn hạn chế và thời gian thực tập có hạn nên chun
đề khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự quan tâm
góp ý của quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo
Khoa Thương mại & Kinh tế quốc tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân
và đặc biệt cám ơn cô giáo-thạc sĩ Nguyễn Thị Liên Hương đã hướng
dẫn em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu chuyên đề này.