Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất biện pháp phòng trừ mối hại rừng trồng Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana) tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LỤC TIẾN DŨNG

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC, ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ MỐI HẠI RỪNG TRỒNG
THÔNG ĐUÔI NGỰA (Pinus massoniana)
TẠI HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LỤC TIẾN DŨNG

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC, ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ MỐI HẠI RỪNG TRỒNG
THÔNG ĐUÔI NGỰA (Pinus massoniana)
TẠI HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: Khoa học Lâm học
Mã số ngành: 62.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Kim Tuyến

THÁI NGUYÊN - 2016




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các kết quả
trình bày trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào hoặc để bảo vệ luận văn tốt nghiệp đại học và luận án
Thạc sĩ hay Tiến sĩ nào.

Thái Nguyên, ngày 28 tháng 8 năm 2016
Tác giả

Lục Tiến Dũng


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tại Trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên, Tôi luôn nhận được sự dạy dỗ, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình, sự
giúp đỡ, góp ý hết sức quý báu từ các thầy cô, cơ quan và các bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Đặng Kim Tuyến đã dành nhiều thời gian, công sức tận tình chỉ dẫn, bồi
dưỡng tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, Ban đào tạo sau đại học và các thầy, cô trong Khoa Lâm nghiệp đã giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo hạt kiểm lâm huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc
Kạn, ủy ban nhân dân các xã: Vân Tùng, Đức Vân, Bằng Vân của huyện Ngân Sơn,
các đơn vị chuyên môn có liên quan của tỉnh Bắc Kạn và huyện Ngân Sơn, cùng
bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện, sẻ chia, hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn Lâm trường huyện Ngân Sơn và cán bộ cùng các hộ
gia đình trực tiếp trồng rừng trên địa bàn đã tích cực phối hợp, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình điều tra và thực hiện các nội dung nghiên cứu của luận văn.
Cuối cùng tôi dành tình cảm biết ơn tới gia đình, bạn bè thân thiết, những người
đã động viên và chia sẻ với tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện luận văn.

Thái Nguyên, ngày 28 tháng 08 năm 2016
Tác giả

Lục Tiến Dũng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Mục tiêu...................................................................................................................3
2.1. Mục tiêu tổng quát ...............................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................3
5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................3

5.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................3
Chương 1: TỒNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4
1.2. Những nghiên cứu về mối hại rừng trồng ............................................................5
1.2.1. Những nghiên cứu về mối hại rừng trồng trên thế giới ....................................5
1.2.1.1. Sơ lược về mối và tiến trình nghiên cứu ........................................................5
1.2.1.2. Thành phần, đặc điểm gây hại của các loài mối thuộc giống Macrotermes và
Microtermes hại cây trồng lâm nghiệp .......................................................................6
1.2.1.3. Tình hình nghiên cứu sinh học, sinh thái học mối hại cây trồng lâm nghiệp 7
1.2.1.4. Tình hình nghiên cứu biện pháp phòng chống mối hại cây trồng
lâm nghiệp ...................................................................................................................8
1.2.2. Những nghiên cứu về mối hại rừng trồng tại Việt Nam ...................................8


iv
1.2.2.1. Thành phần loài mối hại cây trồng, đặc điểm gây hại và đặc điểm sinh học
sinh thái học loài Macrotermes annandalei, Macrotermes barneyi và Microtermes
pakistanicus .................................................................................................................8
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu sinh học, sinh thái học loài mối Macrotermes
annandalei, Macrotermes barneyi và Microtermes pakistanicus ..............................11
1.2.2.3. Tình hình nghiên cứu biện pháp phòng chống mối hại cây trồng ...............13
1.2.2.4. Những nghiên cứu về mối hại rừng trồng tại huyện Ngân Sơn và tỉnh Bắc Kạn 16
1.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ...........17
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................17
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................19
1.3.3. Hiện trạng tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu.............................................20
1.3.3.1. Hiện trạng rừng sản xuất ..............................................................................20
1.3.3.2. Hiện trạng rừng phòng hộ ............................................................................20
1.3.3.3. Tình hình sản xuất, kinh doanh rừng trồng ở huyện Ngân Sơn,
tỉnh Bắc Kạn ..............................................................................................................20

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................22
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ..........................................................................22
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................22
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................23
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................23
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................23
2.3.1. Phương pháp kế thừa số liệu có chọn lọc........................................................23
2.3.2. Phương pháp PRA ...........................................................................................23
2.3.3. Phương pháp điều tra quan sát đánh giá trực tiếp ngoài thực địa ...................24
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ...........................................................25
2.3.4.1. Áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh kết hợp cơ giới vật lý (Công thức 1) 26
2.3.4.2. Áp dụng biện pháp hóa sinh học (Công thức 2) ..........................................27
2.3.4.3. Áp dụng Biện pháp hóa học .........................................................................28
2.3.4.4. Áp dụng biện pháp kỹ thuật phòng trừ mối tổng hợp (Công thức 5)...........31
2.3.4.5. Không áp dụng biện pháp phòng trừ mối (Công thức 6: đối chứng) ...........32


v

2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .............................................................32
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................35
3.1. Kết quả điều tra sơ bộ đối với rừng trồng Thông đuôi ngựa trên địa bàn nghiên
cứu .............................................................................................................................35
3.1.1. Tình hình quản lý rừng trồng và sinh trưởng phát triển của rừng trồng Thông
đuôi ngựa trên địa bàn nghiên cứu ............................................................................35
3.1.1.1. Diện tích, năng suất rừng trồng Thông đuôi ngựa trên địa bàn nghiên cứu 35
3.1.1.2. Thực trạng phát triển hiện tại và phương hướng phát triển rừng trồng Thông
đuôi ngựa trong những năm tiếp theo trên địa bàn nghiên cứu. ...............................36
3.1.1.3. Sự áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và đầu tư
cho rừng trồng Thông đuôi ngựa trên địa bàn nghiên cứu ........................................36

3.1.2. Tổng hợp mẫu phiếu điều tra phỏng vấn ........................................................38
3.1.3. Kết quả điều tra gây hại của Mối đối với rừng trồng Thông đuôi ngựa tại
huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn .................................................................................38
3.1.3.1. Đặc điểm gây hại của Mối đối với rừng trồng Thông đuôi ngựa tại Ngân
Sơn, Bắc Kạn.............................................................................................................38
3.1.3.2. Tỷ lệ và mức độ gây hại của Mối đối với rừng trồng Thông đuôi ngựa tại
huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn .................................................................................42
3.2. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của Mối hại rừng trồng Thông đuôi ngựa .....43
3.2.1. Tổ mối .............................................................................................................44
3.2.2. Thức ăn của mối ..............................................................................................47
3.2.3. Thành phần trong tổ mối .................................................................................47
3.2.3.1. Vòng đời của mối .........................................................................................47
3.2.3.2. Mối chúa, mối vua........................................................................................48
3.2.3.3. Mối giống .....................................................................................................50
3.2.3.4. Mối lính, mối thợ .........................................................................................50
3.2.4. Sự chia đàn và hình thành tổ mối ....................................................................51
3.3. Kết quả điều tra đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng trừ mối hại
rừng trồng ..................................................................................................................51


vi

3.3.1. Kết quả thử nghiệm biện pháp kỹ thuật lâm sinh kết hợp cơ giới vật lý
(Công thức 1) ............................................................................................................51
3.3.2. Kết quả thử nghiệm Biện pháp sinh - hóa học (Công thức 2) ........................52
3.3.3. Kết quả thử nghiệm biện pháp hóa học...........................................................54
3.3.3.1. Kết quả thử nghiệm biện pháp dùng PMC 90 (Công thức 3) ......................54
3.3.3.2. Kết quả thử nghiệm biện pháp hóa học - Lenfos 50 EC (công thức 4) .......55
3.3.4. Kết quả thử nghiệm biện pháp tổng hợp (Công thức 5) .................................57
3.4. Đề xuất một số giải pháp phòng trừ mối hại rừng trồng Thông đuôi ngựa .......62

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................65
1. Kết luận .................................................................................................................65
2. Kiến nghị ...............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67
I. Tiếng Việt ..............................................................................................................67
II. Tiếng nước ngoài ..................................................................................................69
III. Trang Web ...........................................................................................................69
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CT

: Công thức

ĐC

: Đối chứng

ODB

: Ô dạng bản

OĐC

: Ô đối chứng


OTC

: Ô tiêu chuẩn

OTN

: Ô thí nghiệm

STT

: Số thứ tự

TB

: Trung bình

VS

: Vệ sinh


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1: Thành phần loài mối và đặc điểm gây hại của mối đối với cây Bạch đàn
uro, Keo lai và Keo tai tưọng tại 4 tỉnh Miền Bắc Việt Nam [15] .......... 10
Bảng 3.1: Tổng hợp số lượng, tỷ lệ và mức độ bị mối hại theo tuổi cây ................. 42
Bảng 3.2: Kết quả thử nghiệm của Công thức 1 đối với rừng Thông đuôi ngựa trên
7 năm tuổi sau 6 tháng thí nghiệm........................................................... 51

Bảng 3.3: Kết quả thử nghiệm của công thức 2 đối với rừng Thông đuôi ngựa trên
7 năm tuổi sau 6 tháng thí nghiệm........................................................... 53
Bảng 3.4: Kết quả thử nghiệm của Công thức 3 đối với rừng Thông đuôi ngựa .... 54
Bảng 3.5: Kết quả thử nghiệm của Công thức 4 đối với rừng Thông đuôi ngựa trên
7 năm tuổi sau 6 tháng thí nghiệm........................................................... 56
Bảng 3.6: Kết quả thử nghiệm của Công thức 5 đối với rừng Thông đuôi ngựa trên
7 năm tuổi sau 6 tháng thí nghiệm........................................................... 57
Bảng 3.7: Tổng hợp hiệu quả phòng chống mối hại rừng trồng Thông đuôi ngựa
trên 7 năm tuổi sau 6 tháng thí nghiệm ................................................... 60
Bảng 3.8: Tổng hợp tỷ lệ gây hại của mối ở rừng trồng Thông đuôi ngựa trên 7
năm tuổi trong 6 tháng thí nghiệm .......................................................... 61
Bảng 3.9: Tổng hợp mức độ bị hại của mối ở rừng trồng Thông đuôi ngựa trên 7
năm tuổi trong 6 tháng thí nghiệm .......................................................... 62


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ khu vực điều tra, nghiên cứu ........................................................22
Hình 2.2: Áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh kết hợp cơ giới vật lý ....................27
Hình 2.3: Áp dụng biện pháp hóa sinh học ...............................................................28
Hình 2.4: Áp dụng biện pháp hóa học, sử dụng Thuốc diệt mối PMC 90 ................30
Hình 2.5: Áp dụng biện pháp hóa học, sử dụng Thuốc Lenfos 50 EC .....................31
Hình 3.1: Mối gặm phần rễ dưới đất gây chết cây ....................................................39
Hình 3.2: Mối đục các mắt trong tầng sinh trưởng hàng năm và thân cây làm
chết cây .....................................................................................................40
Hình 3.3: Mối đắp đất dưới gốc cây,hại rễ, thân.......................................................41
Hình 3.4: Mối đắp đường mui lên thân cây, ăn vỏ cây .............................................41
Hình 3.5: Khoang trung tâm tổ mối ..........................................................................45
Hình 3.6: Hoàng cung tổ mối ....................................................................................46

Hình 3.7: Nơi mối Vua, mối Chúa ở .........................................................................46
Hình 3.8: Vườn nấm của tổ mối ................................................................................47
Hình 3.9: Vòng đời loài mối hình minh họa .............................................................48
Hình 3.10: Mối Vua và mối Chúa .............................................................................49
Hình 3.11: Mối Chúa.................................................................................................49
Hình 3.12: Mối Vua ..................................................................................................49
Hình 3.13: Hiệu quả phòng trừ mối hại Thông đuôi ngựa trên 7 năm tuổi của công
thức 1 trong 6 tháng ..................................................................................52
Hình 3.14: Hiệu quả phòng trừ mối hại Thông đuôi ngựa trên 7 năm tuổi của công
thức 2 trong 6 tháng thí nghiệm ...............................................................53
Hình 3.15: Hiệu quả phòng trừ mối hại Thông đuôi ngựa trên 7 năm tuổi của công
thức 3 trong 6 tháng thí nghiệm ...............................................................55
Hình 3.16: Hiệu quả phòng trừ mối hại Thông đuôi ngựa trên 7 năm tuổi của Công
thức 4 trong 6 tháng thí nghiệm ...............................................................56
Hình 3.17: Hiệu quả phòng trừ mối hại Thông đuôi ngựa trên 7 năm tuổi của Công
thức 5 trong 6 tháng thí nghiệm ...............................................................58


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hiện nay nhu cầu sử dụng nguyên liệu gỗ ngày càng tăng cao nhất là đối với
gỗ rừng trồng. Việc sử dụng gỗ vào rất mục đích khác nhau như: Gỗ xây dựng, gỗ
củi phục vụ đời sống nhân dân, chế biến đồ gỗ, làm bột giấy, ván dăm, ván ép, ...
Nói chung mục đích sử dụng là góp phần phát triển kinh tế xã hội, giải quyết nhu
cầu cuộc sống của người dân. Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên 33,12 triệu ha,
diện tích đất có rừng tại thời điểm 28/07/2014 là 13.954.454 ha, trong đó rừng trồng
là 3.556.294 ha (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2014) [5]. Diện tích rừng trồng sản xuất
là 2.650.530 ha, trong đó cây Thông đuôi (Pinus massoniana) ngựa chiếm một phần
diện tích nhất định trong hệ thống rừng sản xuất của cả nước.

Thông đuôi ngựa là các loài cây trồng rừng chủ lực của nhiều nước trên thế
giới, ở Việt Nam cũng được trồng nhiều nhưng không phải khu vực nào cũng trồng
được mà chủ yếu là trồng ở các tỉnh miền Trung và vùng núi phía Bắc. Trong quá
trình gây trồng Thông đuôi ngựa thường bị rất nhiều loài côn trùng gây hại, trong
đó có cả Mối là đối tượng côn trùng có thể gây chết đối với cây con, thậm chí gây
chết đối với cây trưởng thành khoẻ mạnh của rừng trồng Thông đuôi ngựa.
Do mối hết sức đa dạng về thành phần loài, nên tại mỗi vùng địa lý, chủng
loại mối gây hại Thông đuôi ngựa rất khác nhau dẫn đến các đặc điểm gây hại của
chúng đối với cây có sự khác nhau. Ở Nam Mỹ, các loài mối gây hại chủ yếu thuộc
các giống Syntermes, Procormitermes, Cornitermes và Heterotermes. Loài mối gây
hại mạnh nhất là Syntermes nanus, với khả năng gây chết tới 70% cây bạch đàn non
tại một số vùng. Ở Australia, hầu hết các diện tích rừng trồng Thông đuôi ngựa phải
áp dụng các giải pháp kỹ thuật để phòng các loài mối thuộc giống Mastotermes tấn
công. Tại khu vực Đông Nam Á, loài mối Coptotermes curvignathus gây hại nặng
là bạch đàn, thông đuôi ngựa và cao su [20].
Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nên thành phần loài mối rất
phong phú. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về phòng trừ mối đã thực hiện tập
trung chủ yếu vào các đối tượng bị hại là công trình xây dựng và đê đập. Đối với
cây trồng, chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về mối gây hại và biện
pháp phòng trừ.


2
Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana): Là cây thân gỗ cao từ 20 đến 35 m, có
chứa nhựa thơm, các nón đơn tính cùng gốc, với các cành mọc đối hay theo vòng
xoắn và các lá hình kim hay hình dải hoặc hình vẩy sắp xếp theo đường xoắn ốc hay
mọc cụm trên đầu cành ngắn.
Cây Thông đuôi ngựa được trồng nhiều ở khắp các vùng trong cả nước, đặc
biệt là miền Trung và miền núi phía bắc như: Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng
Trị, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Giang Quảng Ninh, Sóc Sơn (Hà Nội)…

Thông đuôi ngựa là loài cây rất dễ bị nhiễm sâu bệnh hại, trong đó có họ Mối
đất. Mối là một loài côn trùng phá hoại gỗ rất mạnh, đối với cây rừng nó có ảnh
hưởng rất lớn. Theo thống kê chưa đầy đủ của Mỹ hàng năm thiệt hại của mối gây
ra vào khoảng 150 triệu USD (Đặng Kim Tuyến và Cs, 2008) [24]; còn tại Việt
Nam mối làm thiệt hại trên 30% giá trị sản xuất gỗ rừng trồng. Mặt khác do cây
Thông đuôi ngựa là một trong các loài cây thức ăn thích hợp của mối, vì vng nhiều

97,03


61
- Kết quả theo dõi tỉ lệ mối gây hại Thông đuôi ngựa trên 7 năm tuổi ở 5
công thức thí nghiệm được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.8: Tổng hợp tỷ lệ gây hại của mối ở rừng trồng Thông đuôi ngựa trên 7
năm tuổi trong 6 tháng thí nghiệm
Tỉ lệ bị hại
Công

Tháng

Tháng

thức

3/2016

4/2016

TN


(sau 1

(sau 2

tháng)

tháng)

Tháng
5/2016 (sau
3 tháng)

Tháng

Tháng

Tháng

6/2016

7/2016

8/2016

(sau 4

(sau 5

(sau 6


tháng)

tháng)

tháng)

1

22,3

25,1

26,95

27,91

28,99

29,76

2

21,40

20,30

21,84

22,67


21,77

23,09

3

16,23

18,22

19,12

19,17

20,07

19,26

4

9,53

5,88

4,84

3,94

2,89


2,89

5

7,64

3,85

3,80

2,89

2,89

2,89

6

30,84

35,78

42,33

46,22

48,21

51,11


P

<0,05

<0,05

<0,05

<0,05

<0,05

<0,05

CV %

10,7

8,1

6,3

4,5

2,9

2,1

LSD 05


2,29

1,74

1,48

1,09

0,729

0,531

Nhận xét: Qua bảng 3.8. chúng tôi nhận thấy tỉ lệ mối gây hại ở các công
thức thí nghiệm có sự chênh lệch lớn giữa các công thức và giữa các công thức thí
nghiệm với công thức đối chứng ở mức tin cậy 99% (P<0,01). Tỉ lệ mối gây hại ở
các công thức trong thí nghiệm ở các tháng cũng có sự khác biệt với độ tin cậy 99%
(P<0,01). Ở tháng thứ 6 tỉ lệ mối gây hại dao động từ 2,89 % đến 51,11% ở công
thức đối chứng (do không tác động các biện pháp phòng trừ mối). Công thức 5 có tỉ
lệ mối gây hại thấp nhất 2,89% và cao nhất là công thức đối chứng có tỉ lệ mối gây
hại là 51,11%. Các công thức còn lại đều có tỉ lệ gây hại thấp hơn đối chứng ở mức
tin cậy 99%.
- Để đánh giá chính xác hơn ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm đến sự
phát sinh, phát triển của mối gây hại Thông đuôi ngựa, chúng tôi theo dõi mức độ


62
gây hại của mối trên Thông đuôi ngựa trên 7 năm tuổi ở các công thức, kết quả theo
dõi được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.9: Tổng hợp mức độ bị hại của mối ở rừng trồng Thông đuôi ngựa trên
7 năm tuổi trong 6 tháng thí nghiệm

Mức độ bị hại
Công
thức TN

Tháng

Tháng

Tháng

Tháng

Tháng

Tháng

3/2016

4/2016

5/2016

6/2016

7/2016

8/2016

(sau 1


(sau 2

(sau 3

(sau 4

(sau 5

(sau 6

tháng)

tháng)

tháng)

tháng)

tháng)

tháng)

1
2
3
4
5
6
P
CV %


13,18
12,17
8,60
6,06
4,48
20,97
<0,05
7,25

18,66
12,63
8,71
3,32
1,93
26,16
<0,05
6,23

19,91
13,66
9,01
3,27
1,61
31,13
<0,05
3,2

20,56
15,76

9,63
2,97
1,31
33,39
<0,05
5,09

20,82
16,36
9,93
2,55
0,96
34,43
<0,05
4,9

21,15
18,29
10,34
2,23
0,96
37,36
<0,05
2,8

LSD 05

2.0

3,39


2,50

0,615

0,819

0,49

Nhận xét: quả bảng 3.9. chúng tôi nhận thấy mức độ bị hại của mối trên
Thông đuôi ngựa trên 7 năm tuổi ở các công thức thí nghiệm và ở các tháng theo
dõi khác nhau; sự sai khác so với công thức đối chứng ở mức tin cậy 99% (P<0,01).
Ở tháng thứ 6 công thức 5 có mức độ bị hại là thấp nhất (0,96%), công thức 6 (đối
chứng) có mức độ bị hại cao nhất 37,36%; các công thức khác đều có mức độ bị hại
thấp hơn đối chứng ở mức ý nghĩa 0,01.
3.4. Đề xuất một số giải pháp phòng trừ mối hại rừng trồng Thông đuôi ngựa
Đối với hệ sinh thái rừng trồng tính bền vững và ổn định kém. Vì vậy, rất dễ
bị tổn thương khi bị các tác động bất lợi, do đó việc phòng trừ sâu bệnh hại rừng
trồng là cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển và
là nhân tố quan trọng quyết định năng xuất, chất lượng rừng trồng.
Mối hại cây từ lúc mới trồng đến khi trưởng thành, đặc biệt hại mạnh đối với
cây trồng trên 7 năm tuổi. Diện tích gây hại chủ yếu xa khu vực dân cư ít được con


63
người quan tâm và chăm sóc nên mối gây hại với tỉ lệ cao, tại mỗi khu vực có điều
kiện đất đai và mật độ trồng khác nhau nên việc gây hại với từng diện tích cụ thể
cũng không giống nhau. Do vậy, các địa phương khác nhau cần có các phương pháp
áp dụng để phòng trừ mối khác nhau như: Bây xu quanh mối giống có cánh, đào tổ
mối, phun thuốc hóa học để diệt mối…

Tuy nhiên, vai trò của mối đối với môi trường rừng rất quan trọng bởi chúng
là một mắt xích chuyển hoá tàn dư thực vật trả lại độ mùn cho đất. Chúng ta không
nên và cũng không thể tiêu diệt được hết mối, nhất là Mối đất (Isoptera) do chúng
sống và làm tổ trong đất, chúng phá hoại ngầm trong thân cây và bên dưới của rễ
cây, với số lượng quần thể rất lớn.
Quan điểm và phương pháp tiếp cận của chúng tôi là nghiên cứu phòng trừ
mối trên cơ sở duy trì, bảo đảm sự phát triển bình thường, tự nhiên của cây trồng.
Phòng là chính, chỉ can thiệp, sử dụng các biện pháp trừ mối khi mức độ hại cao,
có nguy cơ ảnh hưởng đủ lớn đến cây trồng. Từ kết quả nghiên cứu, thử nghiệm
một số biện pháp phòng chống mối, chúng tôi nhận thấy cần quan tâm phòng
chống mối cho rừng trồng Thông đuôi ngựa, nhất là rừng trồng Thông đuôi ngựa
trên 7 năm tuổi.
Đối với rừng trồng Thông đuôi ngựa đang bị hại cần tiến hành ngay các biện
pháp phòng chống mối. Các bước thực hiện gồm:
- Đào hố nhử mối (tốt nhất là kết hợp khi chuẩn bị đất trồng rừng), kích
thước hố 0,5 m x 0,5m x 0,4 m. Thu dọn thực bì, cành lá xung quanh gốc cây xếp
chặt vào hố nhử rồi phủ một ít đất lên bề mặt để lôi cuốn mối, tránh mối tấn công
vào cây.
Thường xuyên kiểm tra hố nhử để kiểm tra lượng mối, nếu mối đến nhiều và
xâm hại vào cây thì dùng thuốc diệt mối tận gốc PMC 90 rắc vào mối để tiêu diệt
bớt mối nhằm duy trì mức độ ảnh hưởng của mối đối với cây trồng.
- Xử lý thuốc: tưới thuốc Lenfos 50 EC nồng độ 0,2% với đường kính 30 35 cm xung quanh gốc cây đã trồng và cây trồng dặm với liều lượng 1 lít dung dịch
thuốc đã pha/gốc. Đối với diện tích bị hại nặng có thể sử lý kép sau 2 tuần (tưới bổ
sung như lần đầu).


64
- Chăm sóc rừng trồng đảm bảo kỹ thuật; khi tỉa cành tránh làm tổn
thương cơ giới phần thân cây để hạn chế mối tấn công. Khi phát hiện tổ mối trên
hiện trường trồng rừng thì thực hiện biện pháp kỹ thuật đào tổ để tiêu diệt mối

vua, mối chúa.
- Thực hiện biện pháp phòng chống mối tổng hợp: kết hợp giải pháp kỹ thuật
lâm sinh; đào diệt tổ mối (nếu có); vệ sinh thực bì, thu dọn cành lá xung quanh gốc
cây xếp chặt vào hố nhử rồi phủ một ít đất lên bề mặt để lôi cuốn mối, tránh mối tấn
công vào cây; thường xuyên thăm khám rừng cây, đặc biệt là hố nhử để kiểm soát
mối; khi mối hại cây nhiều thì xử lý bằng biện pháp tưới Lenfos 50 EC nồng độ
0,2% với liều lượng 1 lít/cây; khi mối ở hố nhử xuất hiện nhiều thì dùng thuốc PMC
90 rắc lên mình mối để tiêu diệt cả tổ mối.


65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu được trình bày trong chương 3, một số kết luận được
rút ra như sau:
1. Tỷ lệ cây bị hại và mức độ bị hại đối với cây Thông đuôi ngựa cao nhất ở trên
7 năm, tương ứng là: 30,19% và 21,36%. Sang tuổi 6, tuổi 5 tỷ lệ bị hại và mức độ bị
hại giảm hẳn, chỉ bằng ½ đến ¼ so với Thông đuôi ngựa tuổi trên 7 năm tuổi. Tỷ lệ bị
hại và mức độ bị hại của cây Thông đuôi ngựa từ 4 tuổi trở đi rất thấp, mức độ ảnh
hưởng không nhiều (tỷ lệ bị hại từ 3,75 - 2,87% và mức độ bị hại từ 2,22 - 1,48%).
Sử dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh kết hợp cơ giới vật lý đơn thuần cho hiệu
quả phòng chống mối thấp; sử dụng thuốc diệt mối tận gốc PMC 90 cho hiệu quả
phòng chống mối tương đối tốt (đạt từ 53,65% - 65,99%); tưới dung dịch thuốc Lenfos
50 EC nồng độ 0,2% với liều lượng 1 lít/cây cho hiệu quả phòng chống mối tốt;
2. Biện pháp khả thi trong phòng chống mối là biện pháp tổng hợp: kết hợp
giải pháp kỹ thuật lâm sinh; đào diệt tổ mối (nếu có); vệ sinh thực bì, thu dọn cành
lá xung quanh gốc cây xếp chặt vào hố nhử rồi phủ một ít đất lên bề mặt để lôi cuốn
mối, tránh mối tấn công vào cây; thường xuyên thăm khám rừng cây, đặc biệt là hố
nhử để kiểm soát mối; khi mối hại cây nhiều thì xử lý bằng biện pháp tưới Lenfos

50 EC nồng độ 0,2% với liều lượng 1 lít/cây; khi mối ở hố nhử xuất hiện nhiều thì
dùng thuốc PMC 90 rắc lên mình mối để tiêu diệt cả tổ mối.
3. Việc xử lý phòng chống mối cho cây Thông đuôi ngựa từ khi trồng mang
lại hiệu quả cao hơn xử lý khi cây đã bị hại.
2. Kiến nghị
Việc nghiên cứu, thử nghiệm các biện pháp phòng chống mối đối với cây
lâm nghiệp nói chung và cây Thông đuôi ngựa nói riêng còn nhiều hạn chế, vì vậy
cần tiếp tục nghiên cứu đầy đủ các vấn đề, yếu tố ảnh hưởng đến mối hại cây trồng
lâm nghiệp nhất là cây Thông đuôi ngựa.


66
Nghiên cứu bổ sung các biện pháp kỹ thuật phòng chống mối từ chuẩn bị cây
giống và trồng rừng. Đồng thời mở rộng phạm vi nghiên cứu, thử nghiệm để tổng
kết, xây dựng quy trình kỹ thuật phòng chống mối đối với rừng trồng Thông đuôi
ngựa. Bản thân tôi thấy việc trồng cây Thông đuôi ngựa kết hợp với cây Xoan mối
sẽ ít gây hại hơn. Tuy vậy, thời gian nghiên cứu có hạn tôi hy vọng sẽ có các đề tài
tiếp theo nghiên cứu vấn đề này trong thời gian tới./.


67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Phạm Ngọc Anh (1967), Côn trùng lâm nghiệp, Đại học lâm nghiệp,
NxbNông Nghiệp.
2. Nguyễn Văn Bích (1996), “Điều tra tình hình sâu bệnh hại rừng trồng ở Việt
Nam”, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp 1991 - 1995,
Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 300 - 303.
3. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2014), Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2013,
Quyết định 3322/QĐ-BNN-TCLN ngày 28/7/2014 .

4. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2015), Công bố danh mục thuốc bảo vệ thực vật được
phép sử dụng ở Việt Nam, Thông tư số 03/2015/TT-BNNPTNT ngày
29/1/2015.
5. Trịnh Văn Hạnh (2008), Nghiên cứu phòng trừ mối hại cây công nghiệp (cà phê,
su) và công trình thủy lợi ở các tỉnh Tây Nguyên, Báo cáo đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ.
6. Hà Văn Hoạch (1996), “Sâu bệnh hại rừng trồng vùng Đông Bắc”, Kết quả
nghiền cứu khoa học công nghệ Lâm nghiệp 1991 - 1995, Nhà xuất bản
Nông nghiệp, tr. 303-306.
7. Nguyễn Quốc Huy (2011), Nghiên cứu mối vùng Tây Nguyên và đề xuất biện
pháp phòng trừ loài hại chính, Luận án tiến sỹ sinh học, Đại học Khoa học
tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn Đức Khảm, Vũ Văn Tuyển (1985), Mối và kỹ thuật phòng chống mối,
Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 174 - 196.
9. Nguyễn Đức Khảm, Nguyễn Tân Vương, Trịnh Văn Hạnh, Nguyễn Văn Quảng,
Lê Văn Triển, Nguyễn Thúy Hiền, Vũ Văn Nghiên, Ngô Trường Sơn, Võ
Thu Hiền Hiền (2007), Động vật chí Việt Nam - Bộ cánh đều - Isoptera, Nhà
xuất bản Khoa học và kỹ thuật, tr 303.
10. Trần Công Loanh, Nguyễn Thế Nhã (1997), Giáo trình côn trùng rừng, Đại học
lâm nghiệp, Nxb Nông Nghiệp.


68
11. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Dương Khuê, Bùi Thị Thủy (2011), Thành
phần loài mối (Isoptera) và đặc điểm gây hại đối với rừng trồng bạch đàn và
Thông đuôi ngựa, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
12. Nguyễn Thị Bích Ngọc và Bùi Thị Thủy (2013), nghiên cứu các biện pháp
phòng trừ mối hại rừng trồng bạch đàn và Thông đuôi ngựa, Viện Khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam.
13. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, Trần Văn Mão (2001), Điều tra dự tính dự

báo sâu bệnh trong lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 26.
14. Lê Văn Nông (1999), Côn trùng hại gỗ và biện pháp phòng trừ, Nxb Nông Nghiệp.
15. Nguyễn Văn Quảng (2003), Nghiên cứu thành phần, phân bố của mối
Macrotermes (Isoptera: Termitidae) và đặc điểm sinh học, sinh thái học của
loài Maacrotermes annandalei (Silvestri) ở miền Bắc Việt Nam, Luận án tiến
sỹ Sinh học. Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8927: 2013, Phòng trừ sâu hại cây rừng - Hướng
dẫn chung.
17. Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Hà Thị Thạo (1995), “Phòng chống
mối cho cây chè mới trồng”, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Lâm
nghiệp giai đoạn 1996 - 2000, tr. 90-92.
18. Phạm Quang Thu (2009), Bệnh cây học, Nhà xuất bản nông nghiệp.
19. Bùi Thị Thủy (2007), Bước đầu nghiên cứu sử dụng 3 chủng vi nấm
Metarhizium để diệt mối hại cây con lâm nghiệp, Luận văn thạc sỹ sinh học,
Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
20. Bùi Thị Thủy (2015), Nghiên cứu thành phần, đặc điểm sinh học và biện pháp
phòng trừ loài mối gây hại chính rừng trồng Bạch đàn, Thông đuôi ngựa ở
một số tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Chuyên ngành
quản lý tài nguyên rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
21. Đào Xuân Trường (1992), “Chống mối bạch đàn trong vườn ươm”, Tạp chí lâm
nghiệp (3), tr. 28.
22. Đặng Kim Tuyến (2008), Kết quả nghiên cứu biện pháp quản lý dịch hại tổng
hợp (IPM) và ứng dụng trong phòng trừ sâu hại rừng, Báo cáo chuyên đề
nghiên cứu sinh Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam.


69
23. Vũ Văn Tuyển (1999), Kết quả bước đầu nghiên cứu xử lý mối hại cây cà phê
Báo cáo đề tài 48-09-08-04 cấp Viện.
II. Tiếng nước ngoài

24. Black H.I.J., Okwakol M.J.N. (1997), “Agricultural intensification, soil
biodiversity and agroecosystem function in the tropics: the role of termites”,
Appl Soil tol 6, pp.37-53.
25. Novaretti W. R. T., Fontes L. R. (2000), ABSTRACT BOOK II-XXI International Congress of Entomology, Braxin, pp.859.
26. Peppuy A., Robert A., Bordereau C. (2004), “Species-specific sex pheromones
secreted from new sexual glands in two sympatric fungus-growing termites
from northern Vietnam. Macrotermes annandalei and M. barneyi” Insect.
Soc. 51, pp. 91-98
27. Roonwal M. L. (1970), “Termites in the Oriental region”. Biology of Termites
(Ed. By K. Krishna and F. M. Weesner), Aca. press New York and London,
vol. II, pp. 315-359.
28. Weiser J (1966), Microbiologi cheskie Metthody bordy & Vredmymi
nasecomymi Praha.
III. Trang Web
29. />30. />31. />=detail&page=5
32.


1
PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Phiếu phỏng vấn cá nhân thuộc tổ chức
Họ và tên: ………………………… Tuổi: …….. Giới tính: ....................................
Chức vụ: ……………………………………………………………………………..
Đơn vị: ………………………………………………………………........................
Nhiệm vụ được giao: …………………………………………………......................
1. Anh/chị cho biết rừng Thông ở địa phương được trồng từ năm nào?Tình hình
sinh trưởng phát triển của cây trồng?.........................................................................
………………………………………………………………………………………..
2. Mối phá hoại rừng Thông đuôi ngựa không?; Tỷ lệ hại đối với từng loại rừng là
bao nhiêu (% diện tích); Thời gian nào mối hại nhiều nhất trong năm ……………..

………………………………………………………………………………………..
3. Trong năm 2015 có phát dịch không? Diện tích bị hại là bao nhiêu? ……………
………………………………………………………………………………………...
4. Chu kỳ phát dịch mấy năm một lần? Diện tích bị hại trong những lần đó là bao
nhiêu (ha/lần dịch)?..................................................................................................
5. Chi phí diệt mối cho 1 ha/chu kỳ cây?
- Chi phí cho vật tư:.....................................................................................
- Chi phí cho nhân công:..............................................................................
6. Các biện pháp phòng trừ địa phương, đơn vị đã áp dụng?
- Phương pháp lâm sinh:............................................................................................
- Phương pháp cơ giới, vật lý:....................................................................................
- Phương pháp hóa học:.............................................................................................
- Phương pháp tổng hợp (IPM):.................................................................................
7. Theo anh/chị để hạn chế Mối hại rừng trồng Thông đuôi ngựa tại địa phương cần
có những giải pháp hay biện pháp phòng trừ như thế nào?........................................
………………………………………………………………………………………...
Xin chân thành cảm ơn!
Ngân Sơn, ngày tháng năm 2016
Người điều tra

Người được điều tra


2
Phụ lục 02: Phiếu điều tra, phỏng vấn đối với tổ chức

Tên cơ quan,đơn vị: .....................................................................................................
Người đại diện: .............................................. Tuổi: ......... Giới tính: .........................
Chức vụ: .......................................................................................................................
1. Diện tích rừng trồng của đơn vị: ……..ha, trong đó: Thông đuôi ngựa:…..…. Ha.

2. Diện tích rừng trồng Thông đuôi ngựa chia theo tuổi cây (năm)? Diện tích bị mối
hại?
Loài cây

Cộng

1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi

7 tuổi

>7 tuổi

1. DT Thông
đuôi ngựa

2. DT bị hại

3. Mối hại rừng vào năm nào? Thời điểm gây hại chính trong năm? Đánh giá thiệt
hại về kinh tế do mối gây ra?.......................................................................................
…………………………………………………………………………………….......
4. Cán bộ xã, cán bộ khuyến nông khuyến lâm có hướng dẫn người dân phòng trừ
mối không? Hướng dẫn như thế nào?...........................................................................
…………………………………………………………………………………….......
5. Các biện pháp phòng trừ đã áp dụng và hiệu quả của các biện pháp đó như thế
nào?...............................................................................................................................
......................................................................................................................................
6. Xin cho biết chi phí đầu tư trồng rừng sản xuất bằng cây Thông đuôi ngựa như
thế nào?, trong đó chi phí phòng trừ sâu bệnh là bao nhiêu và cụ thể chi phí sử lý
mối là bao nhiêu (đồng ha/chu kỳ cây)……………………………………………….
………………………………………………………………………………………...

7. Theo anh/chị để hạn chế mối gây hại tại địa phương cần có những giải pháp hay
biện pháp phòng trừ như thế nào?...............................................................................
………………………………………………………………………………………...
Xin chân thành cảm ơn!
Ngân Sơn, ngày tháng năm 2016
Người điều tra

Đại diện đơn vị được điều tra


3
Phụ lục 03: Phiếu phỏng vấn người dân

Họ và tên: ....................................... Tuổi: .......... Giới tính: ......................................
Dân tộc: ............................................. Trình độ: ........................................................
Số khẩu: ............................................ Lao động chính: .............................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
1. Xin bác cho biết gia đình mình có trồng Thông đuôi ngựa không? Trồng với diện
tích bao nhiêu?..............................................................................................................
2. Theo bác thấy rừng trồng Thông đuôi ngựa có bị mối phá hoại không? Hại rừng
nào nhiều nhất (về loài cây?, tuổi cây)?......................................................................
3. Bác cho biết địa phương mình Mối thường gây hại vào thời gian nào (mùa nào)?
Có phát triển thành dịch không?.................................................................................
………………………………………………………………………………………..
4. Khi xảy ra dịch có gây thiệt hại nhiều không? Về diện tích (% bị hại)?; về kinh tế
(đồng/ha/chu kỳ)?........................................................................................................
………………………………………………………………………………………...
5. Mối hại cây trong khoảng thời gian là bao lâu? Mùa nào mối hại cây nhiều nhất?
.......................................................................................................................................
6. Hình thức, mức độ hại của mối đối với cây ? Theo bác thấy mối thường gây hại ở

phần nào của cây Thông đuôi ngựa (hại rễ, vỏ, thân và % thiệt hại)?..........................
.......................................................................................................................................
7. Khi mối hại thành dịch có dịch cơ quan nào chịu trách nhiệm dập dịch?...............
………………………………………………………………………………………...
8. Diện tích rừng trồng của Gia đình có rừng trồng Thông đuôi ngựa bị dịch mối
không? Khi xảy ra thường áp dụng các biện pháp nào để phòng trừ?........................
………………………………………………………………………………………...
9. Khi áp dụng những biện pháp đó cho hiệu quả như thế nào? …………………….
………………………………………………………………………………………..
10. Theo bác để hạn chế thiệt hại do mối gây ra đối với rừng trồng, địa phương cần
có những giải pháp hay biện pháp phòng trừ như thế nào?.........................................
……………………………………………………………………………………......
11. Theo bác Chi phí đầu tư trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng là bao nhiêu và chi phí
cho phòng trừ mối là bao nhiêu (đồng/ ha/ chu kỳ cây)? …………………………….
………………………………………………………………………………………...
Xin chân thành cảm ơn!
Ngân Sơn, ngày tháng năm 2016
Người điều tra

Người được điều tra


×